You are on page 1of 11

Đại cương bầu trời Hành tinh Mercury

BÀI BÁO CÁO

CHỦ ĐỀ : HÀNH TINH THUỶ TINH ( MERCURY)

Sinh viên thực hiện:

1. Đặng Thị Quyền Trang 1070176


2. Phạm Thị Phương Thảo 1070167
3. Nguyễn Trung Dũng 1070113
4. Tôn Thất Long 10701
5. Nguyễn Văn Ngoan 1070146

Nội dung

Thuỷ tinh – Mercury

Cách mặt trời 58 triệu km, có khối lượng bằng 1/20 khối lượng Trái đất. Sao Thuỷ
quay quanh mặt trời hết 88 ngày và quay quanh trục hết 58 ngày đêm trái đất.

Sao Thuỷ là hành tinh đất nhỏ nhất trong hệ mặt trời và được đặt theo tên của vị thần
đưa tin đi nhanh như bay Hecmet theo tiếng Hy Lạp , hay còn gọi là thần Mercury theo
tiếng La mã vì nó thay đổi vị trí trên bầu trời nhanh hơn tất cả những hành tinh khác, lúc ẩn
lúc hiện . Thủy tinh không có một vệ tinh tự nhiên nào. Độ sáng biểu kiến của nó thay đổi
từ −2.0 đến 5.5, nhưng vì qu`á gần Mặt Trời nên sự quan sát hành tinh này qua viễn vọng
kính hay qua các kỹ thuật khác rất khó khăn và ít khi thực hiện được.

Cũng như sao Diêm vương, mặt phẳng quỹ đạo của sao Thuỷ nghiêng một góc 7 độ so
với mặt phẳng hoàng đạo và lệch tâm nhiều nhất trong số các hành tinh của hệ Mặt trời. Sự
chênh lệch này có thể đến 24 triệu km. Chỉ có sao chổi và một số tiểu hành tinh vượt qua
Sao Thuỷ và Sao Diêm Vương trong hai đặc tính này.

Page 1
Đại cương bầu trời Hành tinh Mercury

Thuỷ tinh

Cấu tạo
Sao thuỷ giống mặt trăng của chúng ta về cả bề mặt bên ngoài và cả kích thước,
bán kính bằng 1/3 và chỉ bằng 1/20 khối lượng của Trái đất. Tàu thăm dò Mariner 10 được
phóng về phía Sao Thuỷ Tháng 11/1973 đã ba lần tiến hành chụp ảnh Sao Thuỷ gửi về Trái
Đất những bức ảnh cho thấy bề mặt Sao Thuỷ rất giống Mặt Trăng với 60 % diện tích là
các miệng hố thiên thạch và 40 % diện tích còn lại thì gồ ghề lồi lõm. Một số hố thiên
thạch mới hình thành có bờ miệng còn rõ nét phần còn lại là miệng hố đã bị bào mòn . Một
vài miệng hố có dung nham bao phủ có thể là do đây vốn là miệng núi lửa cổ cũng có thể
là do dấu vết va chạm với các mảnh thiên thạch . Miệng hố lớn nhất là Caloris Basin có
đường kính 1.300 Km.
Đường kính sao Thủy nhỏ hơn 40% so với Trái đất nhưng lại lớn hơn 40% so với
mặt trăng. Thủy tinh vẫn còn nhiều bí ẩn thách thức sự tò mò của con người, đặc biệt là các
nhà khoa học. Thật vậy, ngoài trái đất ra Thủy tinh là hành tinh duy nhất thuộc Thái dương
hệ có từ trường toàn cầu. Từ trường này được hình thành như thế nào vẫn là một câu hỏi

Page 2
Đại cương bầu trời Hành tinh Mercury

chưa có lời đáp; nhưng đến nay không ai biết tại sao thành phần Thủy tinh lại chứa nhiều
kim loại hơn so với những hành tinh khác trong Thái dương hệ.
Là hành tinh đặc nhất và nhiều tuổi nhất trong Thái dương hệ Thủy tinh có một cấu
tạo gồm 70% kim loại và 30% chất silicat. Sắt chiếm một tỉ lệ rất lớn trong cấu tạo kim
loại của Thủy tinh – tỉ lệ cao nhất trong các hành tinh của Thái Dương Hệ. Ở giữa tâm của
Thủy tinh là một lõi hình cầu bằng sắt chiếm 42% thể tích của hành tinh và tạo ra từ
trường cho hành tinh này, bằng khoảng 1% của Trái Đất. Phần đất và đá ở phía trên của lõi
dầy vào khoảng 600 km.
Từ những hình ảnh mà tàu Mariner 10 chụp được, các nhà khoa học chỉ thấy những
miệng núi lửa, có đáy lòng chảo như cái bát, chiều rộng khoảng dưới 10km, được tạo ra do
sức va chạm của những khối thiên thạch khổng lồ, nặng từ 10.000 - 100.000 tấn. Bên cạnh
đó là những miệng núi lửa rộng từ 10 - 20km, có đáy bằng phẳng. Đối với những miệng
núi lửa rộng hơn 20km, dưới đáy mở ra cả một bình nguyên; nhưng ở chính giữa lại vút
cao một khối núi đá. Cho đến nay chỉ có Mariner 10, do NASA phóng lên vào tháng 11
năm 1973 và đến phạm vi của Thủy tinh vào tháng 3 năm 1974, là tàu vũ trụ độc nhất thám
hiểm hành tinh này. Do đó, chỉ vào khoảng 45% bề mặt của Thủy tinh được khám phá.

Một vấn đề bí ẩn nữa hiện rõ trên bề mặt sao Thủy: có dấu vết của băng đá trên bề
mặt hành tinh này trong khi nhiệt độ trong khu vực đường xích đạo trên sao Thủy có thể
lên đến 450 độ C (khoảng 840 độ F), vì vậy băng đá chỉ có thể đóng trên đầu hai cực của
hành tinh này.

Page 3
Đại cương bầu trời Hành tinh Mercury

Trong nhiều năm qua, mỗi khi quan sát qua kính thiên văn trên trái đất, giới nghiên
cứu lại nhìn thấy rõ lớp băng đá trên miệng các lòng chảo ở một số khu vực trên hai đầu
cực của Thủy tinh. Tại những nơi đó nhiệt độ xuống tới âm 184 độ C. Điều này khiến các
nhà khoa học không khỏi đặt nghi vấn rằng phải chăng lớp băng đá có thể do silica đóng
băng hay chất liệu nào khác.

Đứng trước những giải đáp chưa ổn thỏa vừa nêu, cơ quan NASA đã quyết định
cho phóng tàu Messenger với chi phí 427 triệu USD, được xem như một sứ mạng gay go
nhất từ trước tới nay, nhằm làm sáng tỏ những bí ẩn về Thủy tinh.

Thủy tinh thực sự có một bầu khí quyển rất mỏng gồm các nguyên tử ra khỏi bề
mặt của nó nổ tung bởi gió mặt trời . Vì sao Thủy là quá nóng, các nguyên tử một cách
nhanh chóng trốn thoát vào không gian. Vì vậy, trái ngược với Trái đất và sao Kim có bầu
khí quyển ổn định, bầu không khí của Mercury là liên tục được bổ sung.

Nhiệt độ

Vì ở gần Mặt trời nhất, sao Thuỷ chịu ảnh hưởng của Mặt trời nhiều nhất. 1 m
vuông trên bề mặt sao Thuỷ phải hứng chịu một lượng bức xạ Mặt trời nhiều gấp 7 lần 1 m
vuông trên Trái Đất và gấp 10 lần trên Mặt trăng. Sao thuỷ là hành tinh có sự chênh lệch
nhiệt đô lớn nhất trong hệ mặt trời, nhiệt độ vào giữa trưa xấp xỉ 700 K (khoảng 800oF)
nhưng ở mặt ban đêm, nhiệt độ có thể giảm xuống xấp xỉ 100 K (khoảng -280oF) , nhiệt độ
trung bình của nó là 440°K . Sở dĩ có hiện tượng chênh lệch nhiệt độ lớn như vậy là do
hiện tượng quay quanh trục và quanh Mặt trời của Sao Thuỷ ; chu kỳ quay quanh trục của
hành tinh này rất dài – hơn 58 ngày của Trái Đất – và một bầu khí quyển rất mỏng.

Nhiệt độ trung bình tại bề mặt của Sao Thủy là 440°K, thay đổi từ 90°K đến 700°K.
Đây là một sự khác biệt hơn 600°K, trong khi sự khác biệt tại Trái Đất chỉ khoảng 50°K.
Sự khác biệt về nhiệt độ trên Sao Thủy rất lớn vì chu kỳ quay quanh trục của hành tinh này
rất dài – hơn 58 ngày của Trái Đất – và một bầu khí quyển rất mỏng.

Trung bình một mét vuông trên Sao Thủy nhận 9 lần ánh sáng Mặt Trời nhiều hơn một
mét vuông trên Trái Đất.

Page 4
Đại cương bầu trời Hành tinh Mercury

Quỹ đạo và vận tốc quay

Quỹ đạo của Sao Thủy là một hình elip rất hẹp, bán kính của trục chính là 70 triệu
km trong khi bán kính của trục phụ chỉ có 46 triệu km. Vận tốc quỹ đạo của Sao Thủy rất
cao vì ảnh hưởng trọng lực của Mặt Trời. Sao Thủy quay một vòng chung quanh Mặt Trời
vào khoảng 88 ngày – một năm Sao Thủy. Do đó, dài bằng 88 ngày của Trái Đất. Vận tốc
quỹ đạo của Sao Thủy thay đổi từ 39 km/s đến 59 km/s. Chỗ nhanh nhất là đỉnh gần Mặt
Trời của quỹ đạo – còn gọi là cận điểm – và chỗ chậm nhất là đỉnh xa Mặt Trời của quỹ
đạo – còn gọi là viễn điểm.

Với một ngày dài như vậy, một quan sát viên đứng trên Sao Thủy, nếu chọn đúng
chỗ, có thể nhìn thấy sự thay đổi của vận tốc quỹ đạo. Khi Sao Thủy tiến đến gần cận điểm
thì vận tốc quỹ đạo nhanh hẳn lên và làm cho Mặt Trời có vẻ mọc chậm hẳn lại; lúc vận
tốc quỹ đạo nhanh bằng đúng vận tốc quay, Mặt Trời có vẻ đứng tại một chỗ; lúc vận tốc
quỹ đạo cao hơn vận tốc quay, Mặt Trời có vẻ chạy ngược trở lại rồi lặn xuống hướng
đông. Khi sao Thủy qua khỏi cận điểm thì vận tốc quỹ đạo từ từ chậm lại, Mặt Trời, do đó,
mọc trở lại và tiếp tục đi qua hướng tây.

Sao Thuỷ quay rất chậm, thời gian quay quanh trục là 58,646 ngày trên Trái Đất bằng
chính xác 2/3 thời gian nó quay quanh Mặt trời là 87,969 ngày Trái Đất. Điều này có nghĩa
là nó quay được 3 vòng thì trong khoảng thời gian đó nó đã thực hiện được hai vòng quanh
Mặt trời.

Vì sao có sự trùng hợp như vậy?

Tuy tốc độ tự quay rất chậm nhưng vì Sao Thuỷ có quỹ đạo gần Mặt trời nên có có tốc
độ chóng mặt : 180.000 Km/h , quay hết một vòng tương đương với 88 ngày đêm trên Trái
Đất . Vì vậy, bán cầu "ngày" sẽ có nhiệt độ rất cao còn trong khi bán cầu kia là "ban đêm"
nhiệt độ sẽ hạ xuống rất thấp vì không nhận được lượng nhiệt Mặt trời chiếu đến trong một
thời gian khá dài.
Với tốc độ tự quay chậm nhưng quay quanh Mặt trời nhanh như vậy nếu con người sống
trên sao Thuỷ thì chúng ta sẽ thấy " Tết " nhiều hơn là thấy Mặt trời mọc vào lúc sáng
sớm .

Trước đây các nhà thiên văn cho rằng lực hấp dẫn của Mặt trời tác dụng lên sao Thuỷ

Page 5
Đại cương bầu trời Hành tinh Mercury

chính là nguyên nhân khiến nó quay quanh trục trong 88 ngày đúng bằng với chu kì
chuyển động của nó trên quỹ đạo quanh Mặt trời. Và họ cho rằng sao Thủy có một "bán
cầu ban ngày" luôn hướng về phía Mặt trời và một "bán cầu ban đêm" mà trên đó Mặt trời
không bao giờ mọc. Mặt ban ngày nhận tất cả bức xạ Mặt trời làm cho nhiệt độ bề mặt sao
Thuỷ lên đến 430oC nhưng ở bán cầu đêm nhiệt độ hạ xuống chỉ còn -170oC.
Nhà thiên văn người Ý Giovanni Schiaparelly (1835-1910) kiểm tra giả thuyết này qua
quan sát một số mục tiêu trên sao Thuỷ qua kính thiên văn có đường kính 460 mm và đi
đến kết luận sao Thuỷ chỉ hướng một mặt về phía Mặt trời.

Ba phần tư thế kỉ trôi qua, các nhà quan sát qua kính thiên văn đều tán đồng với kết
luận của Schiaparelly. Nhưng tất cả các nhà thiên văn trước đây đã sai lầm nghiêm trọng.
Năm 1965, lần đầu tiên chu kì quay quanh trục của sao Thuỷ được đo chính xác bằng sóng
rađa phát đi từ Trái Đất. Kết quả đã mang lại một ngạc nhiên thú vị cho cộng đồng các nhà
thiên văn. Chu kì quay quanh trục của sao Thuỷ chỉ là 58,6 ngày đúng bằng 2/3 chu kì
quay quanh Mặt trời. Căn cứ trên các vì sao cố định ở phía sau, sao Thuỷ quay quanh trục
của nó được 3 lần trong khi di chuyển trọn 2 vòng quanh Mặt trờI (tương quan này là 3:2)

Dưới đây là hình minh hoạ cho chuyển động tự quay của sao Thuỷ trong khi quay
quanh Mặt trời:

Mối liên hệ giữa chuyển động quay quanh Mặt trời và chuyển động tự quay quanh
trục của sao Thuỷ dẫn đến hiện tượng một ngày trên sao Thuỷ dài bằng 2 năm (1 năm =
thời gian sao Thuỷ quay hết một vòng xung quanh Mặt trời). Mũi tên trong hình thể hiện vị
trí quan sát trên bề mặt sao Thuỷ. Ở ngày đầu tiên (day 0), ở vị trí quan sát là lúc giữa trưa
và Mặt trời nằm chính xác trên thiên đỉnh. Thời gian sao Thuỷ hoàn tất một vòng quanh
Mặt trời là từ ngày 0 đến ngày 88, bằng đúng 1,5 lần thời gian nó quay quanh trục. Tại thời
điểm này, ở vị trí quan sát sẽ là lúc nửa đêm. Và sau một chu kì quay nữa, tại điểm quan
sát sẽ là buổi trưa trở lại. Một ngày ở đây được tính là thời gian Mặt trời đi qua thiên đỉnh

Page 6
Đại cương bầu trời Hành tinh Mercury

ở điểm quan sát 2 lần liên tiếp (giữa trưa hôm nay đến giữa trưa hôm sau). Độ lệch tâm của
quỹ đạo sao Thuỷ không thể hiện trong hình vẽ để dễ minh hoạ.

Khí quyển
Sao Thuỷ hầu như không có khí quyển dù là ban ngày hay ban đêm thì bầu trời vẫn có
một màu đen . Thật ra khí quyển của Sao Thuỷ rất mỏng chỉ bằng 1/3 so với Trái Đất và
rất loãng gồm Oxi 56 % , Natri 35 % , Heli 8 % , Kali và Hidro 1 % trong đó Natri va Kali
chỉ tồn tại vào " ban ngày " còn " ban đêm " thì bị mặt đất hấp thụ nên bầu khí quyển lại
càng loãng. Do không có bầu khí quyển mà lại ở gần Mặt trời nên sao Thuỷ là hành tinh có
sự chênh lệch nhệt độ cao nhất trong hệ Mặt trời . Các nhà khoa học đã khẳng định khó có
thể có sự sống ở một hành tinh mà nhiệt độ của nó có thể làm nóng chảy cả thiếc và đồng.

Bề mặt

Bề mặt của Sao Thủy có rất nhiều hố to nhỏ và lởm chởm như bề mặt của Mặt
Trăng. Hố được chụp hình rõ nhất là Caloris Basin, được tạo ra khi một thiên thạch từ
ngoài không gian đập vào Sao Thủy, với đường kính khoảng 1350 km và một rặng núi cao
gần 2 km ở chung quanh. Sao Thủy còn có những rãnh sâu, nhìn từ xa giống như những
vết cào, hình thành hàng triệu năm trước đây khi lõi của hành tinh nguội, co lại và tạo nên
những nếp nhăn ở lớp đất phía trên.

Bề mặt của Sao Thủy có thể chia ra làm 7 vùng địa lý chính sau đây:

• Những vùng có nhiều hố


• Những vùng có độ phản chiếu ánh sáng khác nhau
• Những rặng núi
• Những gò núi đứng một mình
• Những bình nguyên phẳng
• Những rãnh sâu
• Những thung lũng

Vài số liệu về Thủy Tinh

- Khoảng cách từ Mặt Trời : 0,39 AU (57,9 triệu km)

- Chu kì quay quanh Mặt Trời: 87,96 ngày (ngày Trái Đất)

Page 7
Đại cương bầu trời Hành tinh Mercury

- Chu kì tự quay : 58,7 ngày

- Khối lượng : 3,3 x 1023 kg

- Đường kính: 4.878km

- Nhiệt độ bề mặt: đêm khoảng 100K còn ngày là khoảng 700K

- Số vệ tinh: không

Sứ mạng đặc biệt

Theo dự định thì Messenger sẽ đến phạm vi của sao Thủy vào đầu năm 2011.
Trong một năm bay quanh hành tinh cấu tạo từ kim loại nặng này, Messenger có nhiệm vụ
lập bản đồ bề mặt của sao Thủy và tìm kiếm dấu hiệu của nước trong các miệng hố nằm ở
đầu cực bị khuất trong bóng tối, nghiên cứu bề mặt đá rắn, tầng khí quyển loãng và tầng
nhân nóng chảy của sao Thủy. Messenger được trang bị camera, quang phổ kế để xác định
thành phần hoá chất, máy đo từ trường để thám sát trường từ và thiết bị đo độ cao để vẽ lại
địa hình sao Thủy.

Page 8
Đại cương bầu trời Hành tinh Mercury

Messenger có nghĩa là sứ giả, người đưa tin; thế nhưng trong trường hợp này, điều
trùng hợp là tên của tàu vũ trụ được ghép từ các từ mang ý nghĩa khoa học. Đó là
MESSENGER từ Mercury Surface (bề mặt sao Thủy), Space ENvironment (môi trường
không gian), GEochemistry and Ranging (địa hóa học và xác định tầm xa). Với trọng
lượng 1,2 tấn, phi thuyền Messenger mang theo 7 thiết bị nghiên cứu khoa học và con tàu
được trang bị hệ thống bức xạ nhiệt. Vì lý do kỹ thuật, tàu Messenger không thể bay thẳng
lên Thủy tinh trong vài tháng mà phải thực hiện hành trình lâu hơn trong 7 năm. Trước hết,
Messenger sẽ bay qua trái đất một lần, kế đó là sao Kim 2 lần và ba lần qua sao Thủy, rồi
mới có thể vào hẳn quỹ đạo hành tinh này như dự trù vào tháng 3/2011. Trong hành trình
chuyến bay, tàu sẽ chỉ bay qua vùng nóng nhất của sao Thủy trong thời gian ngắn để hạn
chế tối đa thời lượng phải tiếp xúc với sức nóng phản xạ từ bề mặt nóng bỏng của hành
tinh này.

Messenger sẽ ghi nhận thông tin về cấu tạo bề mặt sao Thủy, thành phần địa chất,
tìm hiểu hai đầu cực, bầu khí quyển, môi trường từ tính và thành phần trong lòng sao
Thủy. Tính đến nay, Cơ quan Hàng không và không gian Mỹ (NASA) chỉ mới đưa được
một phi thuyền không người lái Mariner 10 lần đầu tiên lên viếng sao Thủy vào cuối năm
1974. Với ba lần bay qua hành tinh này, con tàu chụp được nhiều hình ảnh trên 45% bề
mặt sao Thủy. Tuy chuyến đi cách đây 30 năm của Mariner 10 có thể giải đáp được một số
thắc mắc về sao Thủy, nhưng lại mở ra vô số những câu hỏi nan giải khác. Do đó, chưa
bao giờ sự hiện diện của một phi thuyền không người lái trên quỹ đạo sao Thủy lại trở nên
cần thiết như lúc này.

Là một hành tinh ở khá gần Mặt Trời, sao Thủy thường được cho là một hành tinh hầu
như toàn là đá và có nhân nóng chảy nhưng suốt ba thập kỷ qua, các nhà vật lý vẫn không
tin chắc vào những hiểu biết của mình về sao Thủy. Tuy nhiên, các đo đạc mới đây trên tín
hiệu rada bằng cách sử dụng kính thiên văn vô tuyến mặt đất, các nhà vật lý Mỹ và Nga đã
khẳng định rằng sự thay đổi của tốc độ tự quay của sao Thủy thực chất là đặc điểm của
một nhân nóng chảy.Kết quả này vừa được công bố trên tạp chí Science, và càng giúp cho
việc khẳng định rằng sao Thủy thực chất cũng gần giống Trái đất, tạo ra từ trường từ
nhân nóng chảy thông qua cơ chế "dynamo".

Nhóm của Jean-Luc Margot của Đại học Cornell cùng các nhà vật lý khác của Mỹ và Nga
đã sử dụng hai kỹ thuật chưa từng sử dụng trước đây để tìm cách làm sáng tỏ những tranh
luận này. Kỹ thuật đầu tiên đòi hỏi việc đo đạc những dao động nhỏ của tốc độ tự quay

Page 9
Đại cương bầu trời Hành tinh Mercury

quanh mình của sao Thủy, trung bình là khoảng ba lần chu kỳ quanh quanh quỹ đạo xung
quanh Mặt Trời (88 ngày). Kỹ thuật thứ hai là dò tìm những "vết đốm" trong các bức ảnh
rada từ chuyển động quay quanh trục của hành tinh. Tổ hợp các số liệu này, nhóm xác định
được chu kỳ biến thiên của tốc độ quay quanh trục của sao Thủy. Tiếp đến, vì trường hấp
dẫn của Mặt Trời có ảnh hưởng lên tốc độ tự quay của hành tinh (tốc độ này còn phụ thuộc
Cấu trúc lõi của sao Thủy cũng tương tự như của Trái đất, là nguyên nhân tạo ra từ
trường (Hình trên Science 316, 710 2007).
Các phép đo đạc của nhóm đã được tiến hành trong hơn 5 năm từ ba kính thiên văn
(một là kính thiên văn Grean Bank ở Quỹ Khoa học Robert C Byrd - Tây Virginia;
một ở Đài quan sát Arecibo - Puerto Rico, và một là ở PTN NASA/Jet Propulsion
California). Các đo đạc này cùng với các thu thập về độ nghiêng của trục quay và
các thành phần của trường hấp dẫn thu thập từ tàu Mariner 10 cho phép họ tính toán
chu kỳ thay đổi của tốc độ tự quay với độ chính xác 1/100000. Họ phát hiện ra rằng
sự biến đổi là khá lớn - giống với đặc trưng của các hành tinh có nhân nóng chảy.
Điều đó có nghĩa là các nguyên tố nhẹ hơn (ví dụ lưu huỳnh..) sẽ bị hợp kim hóa
với sắt trong nhân để đạt nhiệt độ nóng chảy thấp hơn và do đó hạn chế quá trình
hóa rắn.
vào thành phần hành tinh), nên sự biến thiên này có thể cho ta biết sao Thủy là hoàn rắn,
hay là cấu trúc nhân kiểu nhiều phần nóng chảy.

Phát hiện này cũng đồng nghĩa với việc từ trường của sao Thủy sinh ra do cơ chế dynamo.
Tuy nhiên, vì từ trường chỉ nhỏ bằng 1% từ trường Trái Đất nên những ghi nhận của

Page 10
Đại cương bầu trời Hành tinh Mercury

Mariner quá nhỏ để có thể khẳng định rằng nó được sinh ra hoàn toàn từ nhân nóng chảy.
Do đó, câu hỏi vẫn còn treo lơ lửng là sắt nóng chảy có thể đi vào nhân sâu tới đây, dường
như chỉ có thể trả lời một cách chính xác khi tàu NASA MESSENGER đi tới gần hành tinh
tới 200 km vào tháng giêng năm tới.

Page 11

You might also like