You are on page 1of 7

DỰA VÀO ĐIỂM ĐẶC BIỆT CỦA NGUYÊN TỬ KHỐI VÀ PHÂN

TỬ KHỐI ĐỂ NHANH BÀI TOÁN HÓA HỌC

Dựa vào điểm đặc biệt về nguyên tử khối như: MS = 2 MO ( S = 32, O = 16) ta dễ dàng so sánh
hàm lượng của kim loại trong các hợp chất chỉ chứa các nguyên tố kim loại, oxi, lưu huỳnh.

Ví dụ 1: Cho các chất: FeS, FeS2, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Chất có hàm lượng sắt lớn nhất là:
A. FeS B. FeS2 C. FeO D. Fe2O3 E. Fe3O4

Nếu giải theo cách thông thường thì tính thành phần %
của Fe trong các hợp chất ta sẽ có được chất có hàm
lượng Fe lớn nhất.
Nhẩm xem ở mỗi chất, trung bình 1 nguyên tử Fe kết
hợp với bao nhiêu nguyên tử O ( 1 nguyên tử S tính bằng 2 nguyên tử O) ta thấy FeO là
chất giàu Fe nhất vì 1 nguyên tử Fe chỉ kết hợp với 1O.
FeS FeS2 FeO Fe2O3 Fe3O4
1Fe : 2O 1Fe : 4O 1Fe : 1O 1Fe : 1,5O 1Fe : 4/3O

Ví dụ 2: Các chất sau được sắp xếp theo chiều giảm dần hàm lượng sắt là:
A. FeS, FeS2, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeO, Fe2O3, Fe3O4
B. FeO, Fe3O4, Fe2O3, FeS, FeS2, FeSO4, Fe2(SO4)3
C. FeS, FeS2, Fe2O3, Fe3O4, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeO
D. Fe3O4, FeS, FeS2, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeO, Fe2O3

1 Thoải mái sáng tạo Copyright © Võ Ngọc Bình, Dạy và học Hóa học
Tương tự như vậy, dựa vào điểm đặc biệt nguyên tử khối của đồng (Cu = 64) gấp đôi nguyên tử
khối của S (S = 32) và gấp 4 lần nguyên tử khối của O ( o =16), ta dễ dàng so sánh hàm lượng
của một nguyên tố trong các hợp chất chỉ chứa các nguyên tố Cu, S và O.

Ví dụ 3: Cho các chất Cu2S, CuS, CuO, Cu2O. Hai chất có thành phần phần trăm khối
lượng của Cu bằng nhau là:
A. Cu2S và Cu2O B. CuS và CuO
C. Cu2S và CuO D. không có cặp nào
Quy khối lượng của S sang O rồi tìm xem cặp chất nào có
tỉ lệ số nguyên tử Cu và số nguyên tử O như nhau. Đó là:
Cu2S và CuO vì quy sang O thì Cu2S sẽ là Cu2O2 hay giản
ước đi là CuO.
Cu2S Cu2O CuS CuO
2Cu : 2O 2Cu : 1O 1Cu : 2O 1Cu : 1O

Ví dụ 4: Cho các chất SO2, SO3, Cu2S, CuS. Chất có khối lượng mol lớn nhất là:
A. SO2 B. SO3 C. Cu2S D. CuS
Gợi ý: Ta quy tất cả về nguyên tử khối của O.

Ví dụ 5: Cho các chất: CO2, CO, MgO, MgCO3. Hai chất có phần trăm khối lượng oxi
bằng nhau là:
A. MgO và CO B. CO2 và MgCO3
C. MgCO3 và CO D. không có cặp chất nào
Dựa vào đặc điểm nguyên tử khối Mg = 24 gấp 2 lần
nguyên tử khối của C = 12. Ta quy đổi khối lượng Mg
bằng 2 lần khối lượng C.
Cặp có % khối lượng oxi bằng nhau là MgCO3 và CO
 Đáp án C.

2 Thoải mái sáng tạo Copyright © Võ Ngọc Bình, Dạy và học Hóa học
Chúng ta có thể dựa vào sự bằng nhau về phân tử khối của các hợp chất để xây dựng bài toán.
Ví dụ: (CaO, KOH, Fe) có M = 56, (MgO, NaOH, Ca) có M = 40, (KHCO3, CaCO3) có M = 100,
(NaHCO3, MgCO3) có M = 84, (CaS, FeO) có M = 72,…

Ví dụ 6: Cho a gam hỗn hợp gồm KHCO3 và CaCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl, khí
thoát ra được dẫn vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy tạo ra 1,97 gam kết tủa. Giá trị của a là:
A. 1 B. 1,2 C. 1,4 D. 1,6
Dự
a vào đặc điểm khối lượng phân tử KHCO3 = CaCO3 =
100. Không cần viết phương trình. Theo bảo toàn
nguyên tố C:
1,97
n hh = n CO 2 = n BaCO3 = = 0, 01 mol
197
=> a = 100.0,01 = 1 gam => Đáp án A.

Ví dụ 7: Cho 2,1 gam hỗn hợp gồm NaHCO3 và MgCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl, khí thoát
ra được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo ra a gam kết tủa. Giá trị a là:
A. 2,1 B. 2,2 C. 2,4 D. 2,5
Ví dụ 8: Cho 0,1 mol hỗn hợp KHCO3 và CaCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl. Khí thoát ra được
dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư, kết tủa thu được đem nung ở nhiệt độ cao. Thể tích (lít) CO2 (đktc)
thu được là:
A. 2,24 B. 11,2 C. 4,48 D. 5,6
Ví dụ 9: Cho 0,1 mol hỗn hợp NaHCO và MgCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl. Khí thoát ra
được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư, kết tủa thu được đem nung ở nhiệt độ cao. Khối lượng (gam)
CaO và thể tích (lít) CO2 (đktc) thu được là:
A. 5,6 và 2,24 B. 11,2 và 4,48
C. 2,8 và 1,12 D. 5,6 và 4,48

3 Thoải mái sáng tạo Copyright © Võ Ngọc Bình, Dạy và học Hóa học
Ví dụ 10: Khối lượng gam H2SO4 cần phải lấy để tác dụng vừa đủ với 3,173 gam Cu(OH)2 là:
A. 1,173g B. 2,173g C. 3,173g D. 4,173g

Cu(OH)2 + H2SO4  CuSO4 + 2H2O


Ta thấy CuSO4 tác dụng với H2SO4 theo tỉ lệ mol 1 : 1
và khối lượng mol của chúng bằng nhau nên khối lượng
H2SO4 cần dùng đúng bằng khối lượng của Cu(OH)2
=> Đáp án C.
Ví dụ 11: Cho 4,48 lít hỗn hợp khí N2O và CO2 đi từ từ qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có
1,12 lít khí đi ra. Các khí đều đo ở đktc. Thành phần phần trăm theo khối lượng của N 2O
trong hỗn hợp là:
A. 25 B. 75 C. 45 D. 50

Khí thoát ra là N2O có thể tích 1,12 lít. Hai khí N2O và
CO2 có khối lượng phân tử bằng nhau = 44. Khi 2 chất
có PTK bằng nhau thì %V = % n = % m. Vậy phần trăm
thể tích N2O = (1,12 : 4,48).100% = 25%
=> Đáp án A.
Ví dụ 12: Cho hỗn hợp hai chất MgO và NaOH tác dụng hết với dung dịch HCl thu được
hai muối clorua có tỉ lệ mol 1 : 1. Thành phần phần trăm về khối lượng của MgO trong hỗn
hợp là:
A. 20% B. 30% C. 25% D. 50%

MMgO = MNaOH = 40
MgO  MgCl2 ; NaOH  NaCl, tỷ lệ mol 2 muối là
1 : 1 => Tỉ lệ mol 2 MgO và NaOH cũng là 1 : 1 mà 2
muối có khối lượng mol phân tử bằng nhau
=> % khối lượng bằng nhau = 50%  Đáp án D.
Ví dụ 13: Cho một lượng hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được hai
muối có tỉ lệ mol 1 : 1. Phần trăm khối lượng của CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 20% và 80% B. 30% và 70%
C. 40% và 60% D. 50% và 50%

4 Thoải mái sáng tạo Copyright © Võ Ngọc Bình, Dạy và học Hóa học
Ta thấy CuO ( M = 80); Fe2O3 (M = 160)
CuO  CuCl2 (1)
1mol 1mol
Fe2O3  2FeCl3 (2)
0,5 mol 1 mol
Theo (1): 1 mol CuCl2 cần 1 mol CuO (hay 80 gam CuO)
Theo (2): 1 mol FeCl3 cần 0,5 mol Fe2O3 (hay 0,5.160 = 80 gam Fe2O3)
Vậy khối lượng 2 oxit bằng nhay hay mỗi chất chiếm 50% về khối lượng.
 Đáp án D.
Ví dụ 14: Cho 3,2 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu đưc[j 2
muối có tỉ lệ mol 1 : 1. Khối lượng của CuO và Fe2O3 lần lượt là:
A. 1,1g và 2,1 g B. 1,4g và 1,8g
C. 1,6 g và 1,6g D. 2g và 1,2g
Tương tự, từ tỉ lệ mol 2 muối là 1 : 1 suy ra tỉ lệ mol 2 oxit là 1 : 0,5. Vậy khối lượng 2 oxit
bằng nhau và bằng 3,2 : 2 = 1,6 gam.  Đáp án C.

Ví dụ 15: Cho 3,2 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ
lệ mol 1 : 1. Số mol HCl tham gia phản ứng là:
A. 0,1 mol B. 0,15 mol C. 0,2 mol D. 0,2 mol
Ví dụ 16: Cho hỗn hợp CuO và Fe2O3 (mỗi chất chiếm 50% khối lượng) tác dụng hết với dung dịch
HCl. Tỉ lệ mol 2 muối thu được là:
A. 1 : 1 B. 1 : 2 C. 2 : 1 D. 1 : 3
Ví dụ 17: Cho 3,2 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ
lệ mol 1 : 1. Khối lượng muối CuCl2 và FeCl3 lần lượt là:
A. 2,7g và 3,25g B. 3,25g và 2,7g
C. 0,27g và 0,325g D. 0,325g và 0,27g

5 Thoải mái sáng tạo Copyright © Võ Ngọc Bình, Dạy và học Hóa học
Ví dụ 18: Xà phòng hóa 22,2 gam hỗn hợp 2 este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng
NaOH nguyên chất. Khối lượng NaOH phản ứng là:
A. 8 gam B. 12 gam C. 16 gam D. 20 gam

HCOOC2H5 và CH3COOCH3 là 2 este đơn chức, đồng


phân của nhau có cùng M = 74 (g/mol). Phản ứng với
NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 1 nên nNaOH = neste = 2,22 : 74 =
0,3 mol => mNaỌH = 40.0,3 = 12gam.  Đáp án B.

Ví dụ 19: : Xà phòng hóa 22,2 gam hỗn hợp 2 este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng NaOH 1M.
Thể tích dung dịch NaOH cần dùng là:
A. 200ml B. 300ml C. 400ml D. 500ml
Ví dụ 20: Xà phòng hóa a gam hỗn hợp 2 este là HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch
NaOH vừa đủ, cần 300 ml dung dịch NaOH nồng độ 0,1M. Giá trị của a là:
A. 14,8g B. 18,5g C. 22,2g D. 29,6g

Khi đốt cháy hỗn hợp chất hữu cơ có cùng số nguyên tử H nhưng khác số nguyên tử C hoặc
ngược lại. Ta đặt 1 công thức chung cho cả hỗn hợp, trong đó giá trị trung bình là số nguyên tử
của nguyên tố khác nhau giữa các chất trong hỗn hợp (quy bài toán về một chất). Ví dụ:
CH2COOCH=CH2, CH3COOCH3, CH2=CHCOOCH=CH2
=> Công thức chung: C x H 6 O2

Ví dụ 21: Hỗn hợp X gồm: CH3COOC2H5, HCOOC3H5, HCOOC3H3 ( khối lượng nguyên
tử trung bình của X là 86,4 g/mol). Đốt cháy hoàn toàn 0,015 mol X. tổng khối lượng CO 2
và H2O thu được là:
A. 3,450 gam B. 3,720 gam C. 3,180 gam D. 3,504 gam

6 Thoải mái sáng tạo Copyright © Võ Ngọc Bình, Dạy và học Hóa học
CT chung của X là: C 4 H y O2 , M x = 4.12 + y + 32

=> y = 6,4

C4 H y O2  4CO2 + 3,2H2O

0,015 mol 0,06 mol 0,024 mol


=> Khối lượng (CO2, H2O) = 0,06.44 + 0,024.18 = 3,504 gam  Đáp án D.

Ví dụ 22: Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn
toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là:
A. 20,40 B. 18,60 C. 18,96 D. 16,80
(Trích ĐTTS vào các trường Đại học, cao đẳng khối A, 2008)

7 Thoải mái sáng tạo Copyright © Võ Ngọc Bình, Dạy và học Hóa học

You might also like