You are on page 1of 27

Đề tài:

KHÔNG GIAN SOBOLEV VÀ


NGHIỆM SUY RỘNG CỦA
PHƯƠNG TRÌNH LOẠI ELLIPTIC

1
MỤC LỤC
1 Kiến thức chuẩn bị 2
1.1 Một số khái niệm trong lý thuyết độ đo và tích phân
Lebesque . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
1.2 Không gian C k (Ω) . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.3 Không gian Lp(Ω). . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
1.4 Không gian L∞(Ω) . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12

2 Không gian Sobolev 13


2.1 Đạo hàm suy rộng . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
2.2 Không gian Sobolev . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
2.3 Không gian H0k (Ω) . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19

3 Nghiệm suy rộng của phương trình loại elliptic 20


3.1 Các bài toán biên . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
3.2 Nghiệm suy rộng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
3.3 Sự tồn tại và duy nhất nghiệm của các bài toán biên
khi a(x) ≥ 0 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
3.4 Tính giải được của các bài toán biên trong trường
hợp tổng quát của a(x) . . . . . . . . . . . . . . . 23

1
1 Kiến thức chuẩn bị
1.1 Một số khái niệm trong lý thuyết độ đo và tích phân Lebesque

Ta nhắc lại một số khái niệm quan trọng trong lý thuyết độ đo và tích
phân Lebsque:
Cho (Ω, O) là không gian đo được, A ⊂ Ω.

χA : Ω −→ R
(
1, nếu x ∈ A
x 7−→ χA (x) =
0, nếu x ∈
/A

χA được gọi là hàm đặc trưng của A.


Một hàm số f xác định trên A ∈ O được gọi là hàm đơn giản nếu f đo
được và chỉ nhận một số hữu hạn những giá trị hữu hạn.
Giả sử f (A) = {α1 , α2 , . . . , αn } ⊂ R.
Đặt Ai = {x ∈ A | f (x) = αi }, i = 1, 2, . . . , n, thì các tập Ai đo được,
Sn
đôi một rời nhau và A = Ai . Lúc đó
i=1

n
X
f= α i χAi
i=1

n
S
Ngược lại, nếu f có dạng này với các tập Ai đo được, rời nhau, Ai = A
i=1
thì f sẽ là một hàm đơn giản trên A.

Định lý 1 (Cấu trúc hàm đo được). Mỗi hàm số f đo được trên một tập
Ω ∈ O đều là giới hạn của một dãy (fn )n∈N những hàm đơn giản trên A:
f = lim fn .
n→∞
Nếu f ≥ 0 trên Ω thì ta có thể chọn các fn để cho 0 ≤ fn ≤ fn+1 với
mọi n ∈ N.

Xét một không gian với độ đo (Ω, O, µ).

2
Định nghĩa 1. Giả sử f là một hàm đơn giản không âm xác định trên tập
Pn
hợp A ∈ O. Lúc đó f có dạng: f = α1 χAi , với các tập Ai đo được, rời
i=1
n
S
nhau và Ai = A, αi ≥ 0, ∀i = 1, . . . , n.
i=1
Ta định nghĩa tích phân của hàm f đối với độ đo µ trên tập A là tổng
n
P
αi µAi , và viết
i=1
Z n
X
f dµ = αi µAi
A i=1

Giá trị này không phụ thuộc vào cách biểu diễn hàm f thành tổ hợp tuyến
tính những hàm đặc trưng.
Định nghĩa 2. Xét f là hàm đo được không âm xác định trên A. Theo
định lí cấu trúc hàm đo được thì tồn tại một dãy hàm đơn giản, không âm
(fn )n , đơn điệu tăng sao cho lim fn = f .
n→∞
Tích phân của hàm f trên A được định nghĩa
Z Z
f dµ = lim fn .
n→∞
A a
R
lim fn tồn tại và được xác định một cách duy nhất không phụ thuộc vào
n→∞ a
cách chọn dãy hàm (fn )n .
Định nghĩa 3. Giả sử f : A −→ R = R ∪ {±∞} là hàm đo được bất kì.
Lúc đó f + = max(f, 0),R f − = − min(f,
R −0)là hai hàm đo được không
+ − +
âm. Đặt f = f − f , nếu f (x)dµ − f (x)dµ không có dạng vô định
A A
(∞ − ∞) thì ta định nghĩa
Z Z Z
f (x)dµ = f (x)dµ − f − (x)dµ
+

A A A

1.2 Không gian C k (Ω)


Giả sử Ω là một miền bị chặn trong không gian Euclid n chiều Rn và Ω
là bao đóng của Ω. Ta ký hiệu C k (Ω) (k = 0, 1, 2 . . .) là tập các hàm có đạo
hàm đến cấp k trong Ω và chúng có thể thác triển liên tục lên Ω.
C0k (Ω) là tập các hàm trên C k (Ω) có giá compact trên Ω.

3
Ta đưa vào C k (Ω) chuẩn
X
kf kC k (Ω) = max |Dα f (x)|, (1)
x∈Ω
|α|≤k

trong đó α = (α1 , . . . , αn ) được gọi là đa chỉ số là vector với các tọa độ


α ∂ α1 +···+αn f
nguyên không âm, |α| = α1 + · · · + αn , D f = α1 .
∂x1 . . . ∂xαnn
Sự hội tụ theo chuẩn này là sự hội tụ đều trong Ω của các hàm và tất
cả đạo hàm của chúng đến cấp k.
Tập C k (Ω) với chuẩn (1) là một không gian Banach.
Giả sử ω(x) là một hàm khả vi vô hạn trong Rn , không âm, bằng 0 với
|x| ≥ 1 và thỏa mãn
Z Z
ω(x)dx = ω(x)dx = 1 (2)
Rn |x|≤1
p
trong đó |x| = (x21 + · · · + x2n ). Chẳng hạn ta có thể lấy
− 1
(
Ce 1−|x|2 , 0 ≤ |x| < 1
ω(x) =
0, |x| ≥ 1

trong đó hằng số C > 0 được chọn sao cho (2) được thực hiện.
Giả sử h là một số dương tùy ý. Hàm
1
ωh (x) = ω(x/h)
hn
được gọi là nhân trung bình hóa (có bán kính h). Nhân này có các tính
chất:
i) ωh (x) ∈ C ∞ (Rn ), ωh (x) ≥ 0 trong Rn ;
ii) ωh (x) ≡ 0 với |x| ≥ h;
Z
iii) ωh (x)dx = 1;
Rn

iv) Với đa chỉ số α tùy ý, |α| ≥ 0, và với tất cả x ∈ Rn



|Dα ωh (|x|)| ≤ n+|α|
,
h
trong đó Cα là một hằng số dương không phụ thuộc h.

4
Một tập E ⊂ Ω được gọi là trong nghiêm ngặt đối với Ω, và được kí hiệu
E ⊂⊂ Ω, nếu E ⊂ Ω.
Bây giờ với h > 0 ta xét hàm
Z
fh (x) = f (y)ωh (|x − y|)dy, x ∈ Rn

 
|x − y|
Z
1
= n f (y)ω dy
h h

Hàm fh (x), h > 0, được gọi là hàm trung bình (hay hàm trung bình hóa
hay hàm điều chỉnh) đối với f (x). Từ tính chất i) của nhân trung bình hóa,
với h > 0 và f ∈ C 0 (Ω) = C(Ω) ta thấy fh (x) ∈ C ∞ (Rn ).
đo được
Ta kí hiệu Lploc (Ω) = {u : Ω −−−−→ C | u ∈ Lp (U ), với mọi tập con đo
Lebsque
được U ⊂⊂ Ω}

Định lý 2. Nếu f ∈ C k (Ω) thì với Ω0 ⊂⊂ Ω ta có:

kfh − f kC k (Ω0 ) → 0, khi h → 0

Chứng minh. Với h đủ bé (nhỏ hơn khoảng cách giữa các biên ∂Ω0 và ∂Ω
của Ω0 , Ω) nhờ các tính chất i), ii), iii) của nhân trung bình hóa, với x ∈ Ω0 ,
ta được

Z Z

|fh (x) − f (x)| = f (y)ωh (|x − y|)dy − f (x) ωh (|x − y|)dy


|x−y|<h |x−y|<h
Z
≤ max |f (x) − f (y)| ωh (|x − y|)dy
|x−y|≤h
|x−y|<h

= max |f (y) − f (x)|.


|x−y|≤h

Vì f (x) liên tục đều trên Ω nên

kfh − f kC 0 (Ω) → 0, khi h → 0 (3)

5
Với x ∈ Ω0 , với h đủ bé ta có:
Z
Dx fh (x) = f (y)Dxα ωh (|x − y|)dy
α


Z
|α|
= (−1) f (y)Dyα ωh (|x − y|)dy

Z
= Dyα f (y).ωh (|x − y|)dy, |α| ≤ k.

Từ đây và (3) ta thu được điều phải chứng minh.


Định nghĩa 4. Giá của một hàm là bao đóng của tập hợp tất cả các điểm
mà hàm đó khác không. Ký hiệu là supp.

1.3 Không gian Lp (Ω).


Định nghĩa 5. Cho một tập Ω khác trống và không gian độ đo (Ω, O, µ)
trong đó µ là độ đo xác định trên σ-đại số O các tập con của Ω. Với p ≥ 1
p p
Z L (Ω, µ) là tập hợp các hàm đo được trên Ω sao cho |f | khả tích
ta kí hiệu
(tức là |f |p dµ < +∞). Nếu Ω là một tập đo được (theo nghĩa Lebesque)

trong R , và µ là độ đo Lebesque thì ta ký hiệu gọn là Lp (Ω).
n

Hai hàm f và g thuộc Lp (Ω) được gọi là tương đương nhau nếu chúng
bằng nhau hầu khắp nơi trên Ω.
Trong Lp (Ω), ta quy ước hai hàm bằng nhau khi chúng tương đương
nhau.
Với quy ước trên, không gian Lp (Ω) với chuẩn
 1/p
Z
kf kLp (Ω) =  |f (x)|p dx

là một không gian Banach.


Định lý 3. Nếu f ∈ L1 (Ω), thì với mọi ε > 0 tồn tại một hàm liên tục
ϕ(x) ∈ C(Ω) với giá compact sao cho
Z
|f (x) − ϕ(x)|dx < ε

6
Chứng minh. Giả sử ban đầu Ω là miền bị chặn. Từ định nghĩa tích phân
Lebsque suy ra f là giới hạn trong L1 (Ω) của một dãy các hàm đơn giản
khả tổng1 Mỗi hàm đơn giản khả tổng trong Ω lại là giới hạn trong L1 (Ω)
của một dãy các hàm đơn giản nhận một số hữu hạn giá trị. Thật vậy, nếu
ϕ(x) = aj trên tập hợp Aj thì
Z ∞
X
ϕ(x)dx = aj µ(Aj ).
Ω j=1

Do đó: Z
lim |ϕ(x) − ϕN (x)|dx = 0
n→∞

ở đó ϕN (x) = aj trên Aj đối với j ≤ N và ϕN (x) = 0 trên Aj nếu j > N .


Như vậy, tập hợp các hàm có giá compact nhận một số hữu hạn giá trị
là trù mật trong không gian L1 (Ω). Bởi vì mỗi hàm đơn giản là một tổ hợp
tuyến tính của các hàm chỉ nhận hai giá trị 0 và 1, nên ta có thể coi mỗi
hàm ϕN (x) cũng chỉ nhận hai giá trị này.
Bây giờ giả sử ϕ(x) = 1 đối với x ∈ M và ϕ(x) = 0, x ∈ / M , ở đó
M là một tập đo được bị chặn. Do định nghĩa độ đo Lebesque với mỗi
ε > 0 ồn tại một tập đóng F và một tập mở G sao cho F ⊂ M ⊂ G và
|µ(F ) − µ(G)| < ε.
Cố định ε > 0 và các tập hợp F, G. Đặt
ρ(x, Rn \G)
ϕε (x) =
ρ(x, Rn \G) + ρ(x, F )

ở đó ρ(x, A) là khoảng cách từ x đến tập hợp A.


Như vậy ϕε (x) = 0 nếu x ∈ Rn \G và ϕε (x) = 1 nếu x ∈ F . Hàm
ϕε (x) liên tục do hàm khoảng cách ρ(x, A) liên tục khi A đóng. Hơn nữa
0 ≤ ϕε (x) ≤ 1. Do đó
Z Z
|ϕε (x) − ϕ(x)|dx = |ϕε (x) − ϕ(x)|dx ≤ µ(G\F ) < ε.
Ω G\F

Như vậy, một hàm khả tổng lấy hai giá trị có thể xấp xỉ được trong
1
L (Ω) bởi một hàm liên tục với giá compact.

1
Hàm đo được f (x) được gọi là khả tổng trên Ω hay f (x) ∈ L1 (Ω), nếuR có một dãy
R {fk (x)}1 các hàm
đơn giản xác định trên Ω hội tụ đều tới f , sao cho tồn tại giới hạn lim fk dµ = f dµ.
k→∞ Ω Ω

7
Từ các lí luận trên ta rút ra kết luận của định lí cho trường hợp miền
Ω bị chặn. Trong trường hợp miền Ω không bị chặn, đặt f (x) = 0 ngoài Ω
và coi rằng f ∈ L1 (Rn ). Bây giờ giả sử fR (x) = f (x) đối với |x| < R và
fR (x) = 0 với |x| ≥ R. Khi đó
Z Z
|f (x) − fR (x)|dx = |f (x)|dx → 0, khi R → ∞.
Rn |x|>R

Hàm fR (x) thuộc L1 ({x : |x| < R}) và triệt tiêu khi |x| > R. Theo chứng
minh trên, với mỗi ε > 0 tồn tại một hàm liên tục ϕR (x) sao cho ϕR (x) = 0
với |x| > R + 1 và
kfR (x) − ϕR (x)kL1 (Rn ) < ε.
Do đó, với R đủ lớn ta có kf (x) − ϕR (x)kL1 (Rn ) < 2ε. Định lí được chứng
minh.

Định lý 4. Giả sử Ω là một miền trong Rn . Tập tất cả các hàm liên tục
trong Ω với giá compact trù mật trong không gian Lp (Ω).

Chứng minh. Ta chứng minh định lí cho trường hợp miền Ω bị chặn. Trường
hợp miền Ω không bị chặn được suy ra từ trường hợp Ω bị chặn và các lập
luận như trong phần cuối chứng minh định lí (3).
Giả sử f ∈ Lp (Ω). Đặt
(
f (x), nếu |f (x)| < k
fk (x) =
0, nếu |f (x)| ≥ k

Khi đó Z
|fk (x) − f (x)|p dx → 0 khi k → ∞. (4)

Thật vậy, ta có:


Z ∞ Z
X
p
|f (x)| dx = |f (x)|p dx,
Ω j=0 Ω
j

Ωj = {x ∈ Ω, j < |f (x)| < j + 1}


Bởi vậy, với mọi ε > 0, tồn tại một số k, sao cho
Z
|fk (x) − f (x)|p dx < εp

8
từ đó nhận được (4).
Vì hàm fk bị chặn nên nó khả tổng. Do vậy, từ định lí (4) suyRra tồn tại
một hàm liên tục trong miền Ω với giá compact gk (x), sao cho |fk (x) −

p 1−p 1−p
gk (x)|dx < ε 2 k . Bởi vì |fk (x)| < k, nên ta luôn coi |gk (x)| ≤ k. Với
những x mà |gk (x)| > k, ta thay g(x) bởi k.signgk (x). Do đó ta có
Z Z
|fk (x) − gk (x)| dx ≤ |fk (x) − gk (x)||fk (x) − gk (x)|p−1 dx
p

Ω Ω
Z
p−1 p−1
≤2 k |fk (x) − gk (x)|dx < εp .

Từ đó ta rút ra bất đẳng thức


 1/p  1/p
Z Z
 |f (x) − gk (x)|p dx ≤  |fk (x) − gk (x)|p dx
Ω Ω
 1/p
Z
+ |f (x) − fk (x)|p dx .

 1/p
Z
Do đó  |f (x) − gk (x)|p dx ≤ 2ε. Định lí được chứng minh.

Định lý 5 (Tính khả li). Giả sử p ≥ 1 và Ω là một miền thuộc Rn . Tồn


tại một tập con đếm được các phần tử của không gian Lp (Ω), sao cho bao
tuyến tính của nó trù mật trong Lp (Ω).

Chứng minh. Giả sử R là một số hữu tỉ nào đó, x ∈ Rn . Kí hiệu Q(x, R)


là hình hộp:

Q(x, R) = {y ∈ Rn : |yi − xi | < R, i = 1, . . . , n}

Giả sử f ∈ Lp (Ω) và ε > 0. Đặt f (x) = 0 với x ∈/ Ω và xét f như một


p n
hàm thuộc L (R ). Chọn R đủ lớn, sao cho
Z
|f (x)|p dx < εp .
Rn \Q(0,R)

9
Theo các định lí (3) và (4), tồn tại một hàm gR liên tục trong Q(0, R) sao
cho Z
|f (x) − gR (x)|p dx < εp .
Q(0,R+1)

Bởi vì hàm gR liên tục trên Q(0, R + 1), nên nó liên tục đều trên Q(0, R).
Do vậy, tồn tại một số δ sao cho
|gR (x) − gR (y)| < εR−n/p , x ∈ Q(0, R), y ∈ Q(0, R), |x − y| < δ.

Lấy δ = R n2−N với N là một số nguyên nào đó để δ đủ nhỏ. Chia
hình hộp Q(0, R) thành các hình hộp nhỏ không giao nhau có độ dài cạnh
là R2−N và xét tập hợp S bao gồm Pcác hàm đặc trưng χj (x) của các hình
hộp này với mọi N . Đặt h(x) = gR (xj )χj (x), ở đó xj là tâm các hình
j
hộp nhỏ. Khi đó
|gR (x) − h(x)| = |gR (x) − gR (xj )| < εR−n/p
nếu x thuộc vào hình hộp với tâm là xj . Ta có
Z
|gR − h|p dx ≤ εp .
Q(0,R)

Đặt gR (x) = 0, h(x) = 0 đối với x ∈ Rn \Q(0, R), ta nhận được


 1/p  1/p  1/p
Z Z Z
|f (x) − h(x)|p dx ≤ |f (x) − h(x)|p dx + |f (x)|p dx
    

Rn Q(0,R) Rn \Q(0,R)
 1/p  1/p
Z Z
≤ |f (x) − gR (x)|p dx + |gR (x) − h(x)|p dx
   

Q(0,R) Q(0,R)
 1/p
Z
+ |f (x)|p dx
 

Rn \Q(0,R)
 1/p  1/p
Z Z
≤ |f (x) − gR (x)|p  + |gR (x) − h(x)|p dx
   

Q(0,R+1) Q(0,R)
 1/p
Z
+ |f (x)|p dx
 

Rn \Q(0,R)

≤ 3ε.

10
Do vậy, tập hợp các tổ hợp tuyến tính của các hàm χj trù mật trong Lp (Ω).
Định lí được chứng minh.

Định lý 6. Giả sử f là một hàm xác định trên Rn và bằng 0 bên ngoài
miền Ω. Khi đó, nếu f ∈ Lp (Ω), 1 ≤ p < ∞ thì fh ∈ Lp (Ω), kfh kp ≤ kf kp
và lim+ kfh − f kp = 0.
h→0

p
Chứng minh. Giả sử f ∈ Lp (Ω), 1 < p < ∞. Với p0 = , do bất đẳng
p−1
thức H öder ta có:

Z

|fh (x)| = f (y)ωh (|x − y|)dy
n
R
 1/p  1/p
Z  Z 
p
≤ ωh (|x − y|)dy ωh (|x − y|)|f (y)| dy
   
R n R n
 1/p
Z 
p
= ωh (|x − y|)|f (y)| dy
 
Rn

η
Giả sử η > 0. Do định lí (4), tồn tại hàm φ ∈ C0 (Ω) sao cho kf −φkp < .
3
Sử dụng định lý Fubini, ta có:

Z Z Z
p
|φh (x)| dx ≤ ωh (|x − y|)|f (y)|p dydx
Ω Rn Rn
Z Z
= |f (y)|p dy ωh (|x − y|)dx = kf kpp (5)
Rn Rn

η
Suy ra kfh − φh kp < .
3


Z

|φh (x) − φ(x)| = ωh (|x − y|)(φ(y) − φ(x))dy
n
R
≤ sup |φ(y) − φ(x)| (6)
|x−y|<ε

11
Vì φ liên tục đều trên Ω nên vế phải của (6) dần đến 0 khi ε → 0+ . Mà
η
suppφ compact nên bằng cách chọn ε đủ bé ta có thể có kφh − φk < . Với
3
ε ấy ta được kfh − f k < η, từ đó ta có điều phải chứng minh.

1.4 Không gian L∞ (Ω)


Giả sử Ω là một miền trong không gian Rn . Giả sử f (x) là một hàm đo
được trên Ω và bị chặn hầu khắp nơi trong Ω. Khi đó tồn tại một hằng số
C sao cho
|f (x)| ≤ C (7)
với hầu khắp x ∈ Ω. Kí hiệu cận dưới đúng của tập các số C thỏa mãn (7)
là ess sup f (x).
x∈Ω
Ký hiệu L∞ (Ω) là tập hợp các hàm f (x) đo được trên Ω và bị chặn hầu
khắp trong Ω.
Ta trang bị cho L∞ (Ω) chuẩn kf kL∞ (Ω) = ess sup f (x). Lúc đó ta có
x∈Ω

L (Ω) với chuẩn này là một không gian tuyến tính định chuẩn.
Định lý 7. L∞ (Ω) là một không gian đầy đủ.
Chứng minh. Giả sử {fj (x)}∞ ∞
j=1 là một dãy Cauchy trong L (Ω). Khi đó
với mỗi ε > 0 tồn tại một số nguyên N (ε) sao cho
kfk − fl kL∞ (Ω) ≤ ε, k ≥ N (ε), l ≥ N (ε).

S
Kí hiệu Ek,l = {x ∈ Ω : |fk (x) − fl (x)| > kfk − fl kL∞ (Ω) , E = Ek,l .
k,l=1
Do mỗi Ek,l có độ đo không, nên E có độ đo không. Từ đó
|fk (x) − fl (x)| ≤ kfk − fl kL∞ (Ω)
với mọi x ∈ Ω\E và mọi k, l ≥ N (ε). Vậy với mỗi x ∈ Ω\E, {fj (x)}∞
j=1 là
một dãy số Cauchy, nên nó hội tụ tới một số thực f (x). Với mỗi x ∈ E,
đặt f (x) = 0. Cho l → ∞ trong công thức trên ta nhận được
|fk (x) − f (x)| ≤ ε (8)
với mọi x ∈ Ω\E và mọi k ≥ N (ε). Do đó fk − f ∈ L∞ (Ω).
Mặt khác fk ∈ L∞ (Ω), nên f = fk − (fk − f ) thuộc L∞ (Ω).
Từ (8) ta có:
kfk − f kL∞ (Ω) ≤ ε
với mọi k ≥ N (ε). Từ đây ta nhận được {fk }∞
k=1 hội tụ đến hàm f trong

không gian L (Ω). Định lí được chứng minh.

12
2 Không gian Sobolev
2.1 Đạo hàm suy rộng
Cho Ω là một miền không nhất thiết bị chặn trong Rn .
Giả sử α = (α1 , . . . , αn ) là một vector với các thành phần nguyên không
âm. Hàm f α (x) ∈ L2loc (Ω) được gọi là đạo hàm suy rộng cấp α trong miền
|α|
Ω của hàm f (x) ∈ L2loc (Ω) nếu đối với hàm tùy ý g(x) ∈ C0 (Ω) ta có đẳng
thức: Z Z
f (x)Dα g(x)dx = (−1)|α| f α (x)g(x)dx (9)
Ω Ω

Nhận xét:
a) Đạo hàm riêng suy rộng (nếu có) của một hàm là duy nhất. Thật vậy,
giả sử f1α và f2α là hai đạo hàm suy rộng của f (x). Khi đó:
Z
(f1α − f2α )g(x)dx = 0

Nhưng f1α − f2α ∈ L2loc (Ω), suy ra f1α − f2α = 0 hầu khắp nơi trên Ω, hay
f1α = f2α hầu khắp nơi trên Ω.
b) Nếu f (x) ∈ C |α| (Ω) thì theo công thức Ostogradski ta có:
Z Z
|α|
f (x)Dα g(x)dx = (−1) f α (x)g(x)dx
Ω Ω

|α|
với hàm tùy ý g(x) ∈ C0 (Ω). Có nghĩa là hàm f (x) có đạo hàm suy
rộng f α (x) bằng Dα f (x). Đặc biệt, nếu f là hàm hằng (hầu khắp nơi)
trên Ω thì có đạo hàm suy rộng tùy ý f α (x) = 0, |α| > 0.
∂ |α| g
c) Nếu g(x) là hàm trơn thì đạo hàm không phụ thuộc vào
∂xα1 1 . . . ∂xαnn
thứ tự lấy vi phân, cho nên với công thức (9) và sự duy nhất của đạo
hàm suy rộng, ta có thể khẳng định đạo hàm suy rộng cũng không phụ
thuộc vào thứ tự lấy vi phân.
d) Nếu các hàm fi (x), i = 1, 2 có đạo hàm suy rộng Dα fi thì hàm c1 f1 +c2 f2
với ci là các hằng số, cũng có đạo hàm suy rộng:
Dα (c1 f1 + c2 f2 ) = c1 Dα f1 + c2 Dα f2 .

13
Ví dụ 1. Hàm f (x) = |x1 | trên Ω = {|x| < 1} có các đạo hàm suy rộng
∂f ∂f
cấp một = signx1 , = 0, i = 2, . . . , n. Thật vậy, với hàm tùy ý
∂x1 ∂xi
g(x) ∈ C01 (Ω) ta có:
Z Z Z
∂g ∂g ∂g
|x1 | dx = x1 dx − x1 dx,
∂x1 ∂x1 ∂x1
Ω Ω+ Ω−

trong đó Ω+ = Ω ∩ {x1 > 0}, Ω− = Ω ∩ {x1 < 0}. Theo công thức
Ostrogradski (x1 g = 0 trên ∂Ω và với x1 = 0):
Z Z Z Z
∂g
|x1 | dx = − gdx + gdx = − signx1 .gdx
∂x1
Ω Ω+ Ω− Ω

Do đó đạo hàm suy rộng theo x1 của hàm |x1 | tồn tại và bằng hàm
signx1 .
Với i ≥ 2 ta có:
Z Z Z Z
∂g ∂g ∂g
|x1 | dx = x1 − x1 = 0 = − 0.gdx
∂xi ∂xi ∂xi
Ω Ω+ Ω−
Z Ω Z
∂ ∂
= |x1 | (g) − |x1 | (g)
∂xi ∂xi
Ω+ Ω−

nên hàm |x1 | có đạo hàm suy rộng theo xi , i = 2, . . . , n, bằng 0.


Ví dụ 2. Hàm f (x) = signx trong {|x| < 1} có đạo hàm suy rộng cấp
∂f ∂f
một = 0, i = 2, . . . , n, nhưng không có đạo hàm suy rộng .
∂xi ∂x1
∂f
Chứng minh. Sự tồn tại , i = 2, . . . , n được chứng minh hoàn toàn
∂xi
tương tự như chứng minh ở ví dụ 1. Ta sẽ chứng minh không có đạo
∂f
hàm suy rộng . Thật vậy, nếu tồn tại hàm h ∈ L2loc (Ω) là đạo hàm
∂x1
suy rộng của f theo x1 thì với g(x) tùy ý thuộc C01 (Ω) ta có:
Z Z Z Z
∂g ∂g ∂g
hgdx = − (signx1 ) dx = − dx + dx
∂x1 ∂x1 ∂x1
Ω Ω Ω+ Ω−
Z (10)
=2 gdx2 . . . dxn .
Ω∩{x1 =0}

14
Do (10) h = 0 (hầu khắp nơi) trên Ω. Thật vậy,
R đặt vào (10) một hàm
1 −
tùy ý g(x) ∈ C0 (Ω) bằng 0 trên Ω ta được hgdx = 0, tức là h = 0
Ω+
+
(hầu khắp nơi) trên Ω . Một cách tương tự ta được h = 0R (hầu khắp
nơi) trên Ω− . Như vậy với hàm tùy ý g(x) ∈ C01 (Ω) ta có hgdx = 0,
R Ω
tức là g(x)dx2 . . . dxn = 0, điều này không thể xảy ra với hàm
Ω∩{x1 =0}
tùy ý g(x) ∈ C01 (Ω).
∂f
Vậy không tồn tại đạo hàm suy rộng .
∂x1

e) Nếu hàm f (x) ∈ L2loc (Ω) có đạo hàm suy rộng Dα f = F còn hàm F (x) có
đạo hàm suy rộng Dβ F = G thì tồn tại đạo hàm suy rộng Dα+β f = G.
|α+β| |α|
Chứng minh. Thật vậy, giả sử g(x) ∈ C0 (Ω). Vì Dβ g ∈ C0 (Ω) nên
Z Z
f Dα+β gdx = (−1)|α| Dα f Dβ gdx
Ω Ω
Z
= (−1)|α| F Dβ gdx

Z
|α|+|β|
= (−1) Dβ F gdx
ZΩ
= (−1)|α+β| Ggdx.

f) Nếu hàm f (x) có đạo hàm suy rộng Dα f trên Ω và f (x) = c (hầu khắp
nơi) trên Ω0 ⊂ Ω thì Dα f = 0 (hầu khắp nơi) trên Ω.

g) Khác với đạo hàm cổ điển, đạo hàm suy rộng Dα f được xác định ngay
đối với cấp |α| không cần giả thiết các đạo hàm cấp thấp hơn tương ứng
tồn tại. Các đạo hàm cấp thấp có thể không tồn tại.
Ví dụ 3. Xét hàm f (x) = ϕ1 (x) + ϕ2 (x) trên Ω = {|x| < 1}, trong đó
ϕi (x) = signxi , i = 1, 2. Với ví dụ 2 ta thấy f (x) không có đạo hàm suy
∂f ∂f ∂ 2f
rộng và . Song tồn tại đạo hàm suy rộng .
∂x1 ∂x2 ∂x1 ∂x2
15
Chứng minh. Thật vậy giả sử g(x) ∈ C02 (Ω) là một hàm tùy ý. Ta có
∂ 2g ∂ 2g ∂ 2g
Z Z Z
f dx = ϕ1 (x) dx + ϕ2 (x) dx
∂x1 ∂x2 ∂x1 ∂x2 ∂x1 ∂x2
Ω Ω Ω

Ngoài ra
∂ 2g ∂ 2g ∂ 2g
Z Z Z
ϕ1 (x) · dx = − dx + dx = 0
∂x1 ∂x2 ∂x1 ∂x2 ∂x1 ∂x2
Ω Ω∩{x1 <0} Ω∩{x1 >0}

Tương tự ta có:
∂ 2g
Z
ϕ(x2 ) · dx = 0
∂x1 ∂x2

Nên
∂ 2g
Z Z
f dx = 0 = 0.gdx,
∂x1 ∂x2
Ω Ω

∂ 2f
tức là đạo hàm suy rộng tồn tại và bằng 0.
∂x1 ∂x2

2.2 Không gian Sobolev


Định nghĩa 6. Giả sử k là một số nguyên không âm. Không gian Sobolev
H k (Ω) gồm những hàm f ∈ L2 (Ω) sao cho Dα f ∈ L2 (Ω) với đa chỉ số tùy
ý α, |α| ≤ k.
Nếu thay L2 (Ω) bằng L2loc (Ω) thì ta có không gian Hlock
(Ω). Với k = 0 ta
quy ước:
H 0 (Ω) = L2 (Ω), Hloc
0
(Ω) = L2loc (Ω)
Rõ ràng H k (Ω) và Hloc
k
(Ω) là các không gian tuyến tính. Ta đưa vào H k (Ω)
tích vô hướng
XZ
hf, giH k (Ω) = Dα f Dα gdx (11)
|α|≤k Ω

và chuẩn tương ứng là


 1/2
XZ
kf kH k (Ω =  |Dα f |2 dx (12)
|α|≤k Ω

16
Nhận xét: Từ định nghĩa của không gian H k (Ω) cùng với các tính chất của
đạo hàm suy rộng, ta rút ra một số nhận xét sau:
a) Nếu Ω0 ⊂ Ω và f ∈ H k (Ω) thì f ∈ H k (Ω0 ).
b) Nếu f ∈ H k (Ω), α(x) ∈ C k (Ω) thì af ∈ H k (Ω). Ta có thể tính Dα (af ), |α| ≤
k theo quy tắc lấy vi phân thông thường đối với tích hai hàm.
Định lý 8. H k (Ω) là không gian Hilbert.
Chứng minh. Ta sẽ chứng minh H k (Ω) với chuẩn (12) là đầy đủ.
Giả sử fm , m = 1, 2, . . . là dãy cơ bảnPtùy
R ý các phần tử của H k (Ω)
theo chuẩn (12), tức là kfs − fm k2H k (Ω) = |Dα fs − Dα fm |2 dx → 0 khi
|α|≤k Ω
m, s → ∞.
Suy ra với α thỏa mãn |α| ≤ k ta có:
Z
|Dα fs − Dα fm |2 dx → 0, khi m, s → ∞ (13)

Với α = 0 ta được
Z
|fs − fm |2 dx → 0, khi m, s → ∞ (14)

Mà L2 (Ω) đầy đủ nên từ (14) ta khẳng định tồn tại một hàm f ∈ L2 (Ω)
sao cho dãy fm , m = 1, 2, . . . hội tụ trong L2 (Ω) đến f , và từ (13) với α
tùy ý, |α| ≤ k tồn tại các hàm f α ∈ L2 (Ω) sao cho dãy Dα fm , m = 1, 2, . . .
hội tụ đến f α trong L2 (Ω).
Vì mỗi hàm fm (x) có các đạo hàm suy rộng Dα fm , |α| ≤ k nên
hfm , Dα giL2 (Ω) = (−1)|α| hDα fm , giL2 (Ω) , |α| ≤ k,
với hàm tùy ý g ∈ C0k (Ω). Cho m → ∞, ta được
hf, Dα giL2 (Ω) = (−1)|α| hf α , gi
ta suy ra f α = Dα f . Như vậy, f ∈ H k (Ω). Mặt khác:
XZ
kfm − f k2H k (Ω) = |Dα fm − Dα f |2
|α|≤k Ω
X
= hDα fm − Dα f, Dα fm − Dα f iL2 (Ω)
|α|≤k
X
= (hDα fm , Dα fm i − hDα fm , Dα f i − hDα f, Dα fm i
|α|≤k

+ hDα f, Dα f i)

17
Suy ra kfm − f k2H k (Ω) → 0 khi m → ∞. Ta có điều phải chứng minh.

Định lý 9 (Sự liên hệ giữa đạo hàm suy rộng và trung bình hóa). Giả sử
Ω là một miền trong không gian Rn , Ω0 là miền con của Ω sao cho khoảng
cách giữa Ω0 và ∂Ω bằng d > 0. Khi đó, đối với 0 < h < d và x ∈ Ω0 , ta có:
(Dα f )h (x) = Dα fh (x).
trong đó f ∈ Lp (Ω), fh là trung bình hóa.
x−y
Chứng minh. Do 0 < h < d và x ∈ Ω0 , và hàm f ( ) ∈ C0∞ (Ω) đối với
h
x ∈ Ω0 , nên khi sử dụng định nghĩa đạo hàm suy rộng, ta nhận được
x−y
Z
α α 1
D fh (x) = Dx n ω( )f (y)dy
h h
n
Z R
1 x−y
= n (−1)|α| Dyα ω( )f (y)dy
h h

x−y α
Z
1
= n ω( )Dy f (y)dy = (Dα f )h (x)
h h

Định lí được chứng minh.


Định lý 10. Cho f ∈ H k (Ω), fh (x) là hàm trung bình đối với f thì đối với
miền con tùy ý Ω0 , Ω0 ⊂⊂ Ω thì ta có:
lim kfh − f kH k (Ω) = 0
h→0

Chứng minh. Từ định lí (9), ta có:


 1/p
X Z
kfh − f kH k (Ω0 ) =  |Dα (fh − f )|p dx
|α|≤m Ω0
 1/p (15)
X Z
= |(Dα f )h − Dα f |p dx
|α|≤m Ω0

Đặt vα = Dα f . Từ định lí (6) suy ra


Z
|(vα )h − vα |p dx → 0, khi h → 0
Ω0

18
Từ đây và (15) ta nhận được

kfh − f kH k (Ω0 → 0, khi h → 0

Định lí được chứng minh.


Định lý 11. Giả sử dãy (un )n các phần tử của không gian H k (Ω) bị chặn:
kun kH k (Ω) ≤ C, C = const. Ngoài ra, giả sử dãy này hội tụ yếu trong không
gian Lp (Ω) tới một hàm u(x) khi n → ∞. Khi đó (un )n hội tụ yếu trong
không gian Lp (Ω) tới hàm u(x) ∈ H k (Ω) và kukH k (Ω) ≤ C.
Chứng minh. Ta có:
Z Z
α |α|
ϕ(x)D uj (x)dx = (−1) uj (x)Dα ϕ(x)dx
Ω Ω

ở đó ϕ(x) ∈ C0∞ (Ω). Điều này kéo theo dãy {Dα uj (x)}∞
j=1 hội tụ yếu trong
p
L (Ω) tới hàm vα (x). Ta có:
Z Z
ϕ(x)vα (x)dx = (−1)|α| u(x)Dα ϕ(x)dx, ∀ϕ(x) ∈ C ∞ (Ω).
Ω Ω

Do đó đạo hàm suy rộng Dα u(x) tồn tại và bằng vα (x). Hơn nữa,
Z
kDα u(x)kpLp (Ω) ≤ lim |Dα u(x)|p−2 Dα u(x)Dα uj (x)dx
j→∞

≤ kD u(x)kp−1
α α
Lp (Ω) lim sup kD uj (x)kL (Ω)
p
j→∞ j

k
Từ đó nhận được u ∈ H(Ω) , kukH k (Ω) ≤ C. Định lí được chứng minh.

Định lý 12 (Tính trù mật). Cho Ω là một miền trong Rn . Giả sử biên
∂Ω ∈ C k . Khi đó tập hàm C ∞ (Ω) trù mật khắp nơi trong H k (Ω).
Định lý 13 (Tính tách được). Giả sử Ω là một miền với ∂Ω ∈ C k . Khi
đó, không gian H k (Ω) tách được.

2.3 Không gian H0k (Ω)


Định nghĩa 7. Không gian H0k (Ω) là bao đóng của C0∞ (Ω) trong chuẩn
của không gian H k (Ω). Với C0∞ (Ω) là tập hợp tất cả các hàm khả vi vô hạn
và có giá compact trên Ω.

19
Định lý 14. Giả sử u(x) ∈ H k (Ω) và suppu(x) = cl{x ∈ Ω | u(x) 6=
0} ⊂⊂ Ω. Khi đó u(x) ∈ H0k (Ω).
Chứng minh. Giả sử fh (x) là trung bình hóa của hàm f (x). Bởi vì fh (x)
khả vi vô hạn và có giá compact, hơn nữa fh (x) → f (x) trong không gian
H k (Ω) khi h → 0. Từ đó nhận được điều khẳng định của định lí. Định lí
được chứng minh.

3 Nghiệm suy rộng của phương trình loại elliptic


3.1 Các bài toán biên
Trong một miền bị chặn Ω ⊂ Rn cho phương trình elliptic cấp hai:
n
X ∂k ∂u
L(u) = k(x)∆u + − a(x)u = f (x) (16)
i=1
∂x i ∂x i

trong đó các hệ số k(x), a(x) thực và thỏa mãn điều kiện a(x) ∈ C(Ω),
n ∂ 2 (u)
k(x) ∈ C 1 (Ω), k(x) ≥ k0 > 0 ∀x ∈ Ω; ∆u =
P
∂x 2 . Số hạng tự do f (x)
i=1 i
và hàm u(x) có thể coi là hàm số phức.
(16) có thể được viết gọn lại như sau:
L(u) = div(k(x)∇u) − a(x)u = f (x)
với
∂u ∂u
∇u = ( ,..., ).
∂x1 ∂xn
Định nghĩa 8. Bài toán biên thứ nhất (hay bài toán Dirichlet) đối với
phương trình (16) là bài toán tìm hàm u(x) thỏa mãn phương trình (16) và
điều kiện biên:
u|∂Ω = ϕ(x) (17)
Định nghĩa 9. Bài toán biên thứ ba đối với phương trình (16) là bài toán
tìm hàm u(x) thỏa mãn phương trình (16) và thỏa mãn điều kiện
 
∂u
+ σ(x)u = ϕ(x) (18)
∂n ∂Ω

với σ(x) ∈ C(∂Ω) và ϕ(x) là những hàm đã cho.


Ta coi σ(x) ≥ 0. Nếu σ(x) ≡ 0 thì bài toán biên thứ ba được gọi là bài
toán biên thứ hai (hay là bài toán Neuman).

20
3.2 Nghiệm suy rộng
Định nghĩa 10. Hàm u(x) ∈ H 1 (Ω) được gọi là nghiệm suy rộng của bài
toán Dirichlet đối với phương trình (16) và f ∈ L2 (Ω) nếu u(x) thỏa mãn
thỏa mãn đồng nhất thức tích phân
Z Z
(k(x)∇u∇v + auv)dx = − f vdx (19)
Ω Ω

đối với mọi hàm v ∈ H01 (Ω) và thỏa mãn điều kiện
u|∂Ω = ϕ(x) (20)
 
∂u ∂u
Ký hiệu ∇u = ,..., .
∂x1 ∂xn
Đẳng thức (20) được hiểu là sự bằng nhau trong L2 (Ω).
Định nghĩa 11. Hàm u(x) ∈ H 1 (Ω) được gọi là nghiệm suy rộng của bài
toán biên thứ ba đối với phương trình (16) khi f ∈ L2 (Ω), ϕ ∈ L2 (∂Ω) nếu
u(x) thỏa mãn đồng nhất thức tích phân
Z Z Z Z
(k(x)∇u∇v + auv)dx + k(x)σ(x)uvds = − f vdx + k(x)ϕ(x)vds
Ω ∂Ω Ω ∂Ω
(21)
1
trong đó v ∈ H (Ω) bất kỳ.
Nhận xét: Khi định nghĩa nghiệm suy rộng, hàm v trong các đồng
nhất thức (19) va (21) đã được giả thiết là phức. Tuy nhiên cũng có thể coi
là các hàm thực. Thật vậy, xét trong (19) nếu hàm u ∈ H 1 (Ω) thỏa mãn
với mọi v ∈ H01 (Ω) phức thì nó thỏa mãn với mọi hàm thực v ∈ H01 (Ω).
Ngược lại nếu u ∈ H 1 (Ω) thỏa mãn (19) với mọi hàm thực v ∈ H01 (Ω). Khi
đó đẳng thức xảy ra với mọi hàm phức v = Rev + iImv thuộc H01 (Ω) vì nó
đã đúng với Rev và Imv.

3.3 Sự tồn tại và duy nhất nghiệm của các bài toán biên khi
a(x) ≥ 0
Ta chỉ xét bài toán biên trong trường hợp các điều kiện thuần nhất (tức
hàm ϕ đồng nhất bằng 0). Khi đó, các đồng nhất thức tích phân (19) và
(21) chuyển thành
Z Z
(k(x)∇u∇v + auv = − f vdx (19’)
Ω Ω

21
và Z Z Z
(k∇u∇v + auv)dx + kσuvds = − f vdx (21’)
Ω Ω Ω

Định lý 15. Nếu a(x) ≥ 0 trong Ω thì với mọi f ∈ L2 (Ω) bài toán biên
thứ nhất (khi ϕ ≡ 0) có nghiệm suy rộng duy nhất u. Hơn nữa

kukH01 (Ω) ≤ Ckf kL2 (Ω) (22)

trong đó C > 0 là hằng số, không phụ thuộc vào f .


Chứng minh. Vì a(x) ≥ 0 trong Ω nên trong không gian H01 (Ω) ta có thể
đưa vào một tích
R vô hướng mới (tương đương với tích vô hướng thông
thường hu, vi = (∇u∇v + uv)dx) như sau:

Z
hu, viH01 (Ω) = (k∇u∇v + auv)dx (23)

Với tích vô hướng này thì đồng nhất thức (19’) trở thành

hu, viH01 (Ω) = −hf, viL2 (Ω) (24)

Ta có

hf, viL2 (Ω) ≤ kf kL2 (Ω) kvkL2 (Ω)
≤ Ckf kL2 (Ω) kvkH01 (Ω)

với C > 0 là hằng số, không phụ thuộc vào f và v.


Như vậy, với f ∈ L2 (Ω) cố định thì hf, viL2 (Ω) là phiếm hàm tuyến tính
bị chặn và có chuẩn không vượt quá Ckf kL2 (Ω) đã được cho trên H01 (Ω),
v ∈ H01 (Ω).
Nhờ định lí Rietz ta nhận được sự tồn tại duy nhất hàm F1 ∈ H01 (Ω) sao
cho −hf, viL2 (Ω) = hF1 , viH01 (Ω) và kF1 kH01 (Ω) ≤ Ckf kL2 (Ω) , nghĩa là F1 = u
thỏa mãn (24).
Định lý 16. Nếu a(x) ≥ 0 trên Ω và một trong hai hàm a(x) hay σ(x)
không đồng nhất bằng không thì với f ∈ L2 (Ω) bất kì, bài toán biên (16),
(18) có nghiệm suy rộng duy nhất u. Hơn nữa

kukH 1 (Ω) ≤ Ckf kL2 (Ω)

trong đó C > 0 là hằng số, không phụ thuộc f .

22
Chứng minh. Giả sử a(x) ≥ 0 trong Ω và hoặc a(x) ≡ 0 hoặc σ(x) ≡ 0.
Khi đó, trong H 1 (Ω), ta xét chuẩn tương đương với chuẩn thông thường
sau đây: Z Z
hu, viH 1 (Ω) = (k∇u∇v + auv)dx + kσuvds
Ω ∂Ω

và đồng nhất thức (21’) được biểu diễn lại dưới dạng:

hu, viH 1 (Ω) = −hf, viL2 (Ω) (25)

Vì f ∈ L2 (Ω) cho trước nên phiếm hàm −hf, viL2 (Ω) được cho trên H 1 (Ω)
là bị chặn:

hf, viL2 (Ω) ≤ kf kL2 (Ω) kvkL2 (Ω) ≤ Ckf kL2 (Ω) kvkH 1 (Ω)

với C > 0 là hằng số, không phụ thuộc vào f và v. Theo định lí Rietz, tồn
tại hàm F2 ∈ H 1 (Ω) và

hf, viL2 (Ω) = −hF2 , viH 1 (Ω) .

Ngoài ra, F2 là duy nhất, kF2 kH 1 (Ω) ≤ Ckf kL2 (Ω) .


Do đó, trong H 1 (Ω) tồn tại duy nhất hàm u = F2 thỏa mãn đồng nhất
thức (25).

3.4 Tính giải được của các bài toán biên trong trường hợp tổng
quát của a(x)
Trong trường hợp tổng quát của a(x) , cũng đã có một số kết quả về
tính giải được của các bài toán biên. Song các chứng minh lại khá dài và
phức tạp. Tôi chỉ nêu các kết quả chính. Để nắm được các kết quả này thì
cần có một số khái niệm cơ bản sau:

Định nghĩa 12. Hàm u(x) 6= 0 được gọi là hàm riêng của bài toán biên
thứ nhất đối với toán tử L = div(k(x)∇) − a(x) nếu tồn tại số λ sao cho
hàm u(x) ∈ C 2 (Ω) ∩ C(Ω) thỏa mãn bài toán:
(
Lu = λu, x ∈ Ω
u|∂Ω = 0

Số λ được gọi là giá trị riêng (tương ứng với hàm riêng u(x)).

23
Tương tự, hàm u(x) 6= 0 được gọi là hàm riêng của bài toán biên thứ ba
(thứ hai) đối với toán tử L nếu tồn tại số η sao cho u(x) ∈ C 2 (Ω) ∩ C(Ω)
thỏa mãn: 
L(u)

 = ηu, x  ∈ Ω
∂u

 ∂n + σ(x)u
=0
∂(Ω)

Rõ ràng, ứng với mỗi hàm riêng là một giá trị riêng duy nhất. Điều ngược
lại không đúng. Mặt khác, vì nếu u(x) là hàm riêng thì Cu(x) (C là hằng
số khác không) cũng là hàm riêng tương ứng với giá trị riêng đó nên ta có
thể coi kukL2 (Ω) = 1.

Định nghĩa 13. Hàm u(x) ∈ H01 (Ω), u(x) 6= 0 được gọi là hàm riêng suy
rộng của bài toán biên thứ nhất đối với toán tử L nếu tồn tại số λ sao cho
hàm u thỏa mãn với mọi v ∈ H01 (Ω):
Z Z
(k∇u∇v + auv)dx = − uvdx
Ω Ω

Số λ được gọi là giá trị riêng suy rộng (tương ứng với hàm riêng suy rộng
u(x)).
Ta có thể coi kukL2 (Ω) = 1.

Định nghĩa 14. Hàm u(x) 6= 0, u(x) ∈ H 1 (Ω), được gọi là hàm riêng suy
rộng của bài toán biên thứ ba (hoặc thứ hai) đối với toán tử L nếu tồn tại
số λ (giá trị riêng tương ứng với u(x)) sao cho hàm u(x) thỏa mãn với mọi
v ∈ H 1 (Ω) đồng nhất thức sau đây:
Z Z Z
(k∇u∇v + auv)dx + kσuvds = −λ uvdx
Ω ∂(Ω) Ω

Ta cũng coi kukL2 (Ω) = 1.

Nhận xét: Nếu u(x) là hàm riêng suy rộng của các bài toán biên và λ
là giá trị riêng suy rộng tương ứng thì đối với bài toán biên thứ nhất thêm
giả thiết u(x) ∈ H 1 (Ω), và bài toán biên thứ ba (thứ hai) thêm giả thiết
u(x) ∈ H 1 (Ω), khi đó u(x) sẽ là hàm riêng suy rộng của các bài toán biên
tương ứng.
Một số kết quả chính của sự tồn tại nghiệm suy rộng của các bài toán
biên được thể hiện trong những định lí sau:

24
Định lý 17. Nếu số 0 không là giá trị riêng của các bài toán biên (16)-(17)
và (16)-(18) thì với mọi f ∈ L2 (Ω) các bài toán biên tương ứng có một và
chỉ một nghiệm suy rộng u(x). Hơn nữa

kukH 1 (Ω) ≤ Ckf kL2 (Ω) ,

trong đó C là hằng số dương, không phụ thuộc vào f .


Định lý 18. Giả sử số 0 là giá trị riêng của bài toán biên thứ nhất hoặc
thứ ba (thứ hai) đối với toán tử L. Khi đó, điều kiện cần và đủ để bài toán
(16)-(17) và (16)-(18) tồn tại nghiệm suy rộng khi các điều kiện biên thuần
nhất (ϕ = 0) là hf, up iL2 (Ω) = 0 với mọi up là các hàm riêng suy rộng của
bài toán tương ứng ứng với giá trị riêng bằng 0. Tồn tại duy nhất nghiệm
u của bài toán (16)-(17) và (16)-(18) (khi ϕ = 0) trực giao với tất cả các
hàm riêng này:

hu, up iL2 (Ω) = 0 và kukH 1 (Ω) ≤ Ckf kL2 (Ω)

trong đó C là hằng số, không phụ thuộc f . Hơn nữa, một nghiệm bất kì biểu
diễn được dưới dạng tổng của nghiệm này với tổ hợp tuyến tính nào đó của
up .
Định lý 19. Điều kiện cần và đủ để bài toán

div(k(x)∇u)
=f
∂u
 =0
∂n ∂Ω

có nghiệm suy rộng là Z


f dx = 0

R kiện này bài toán có nghiệm suy rộng duy nhất u thỏa mãn
Với điều
điều kiện udx = 0 và có đánh giá

kukH 1 (Ω) ≤ Ckf kL2 (Ω) ,

trong đó C > 0 là hằng số không phụ thuộc f . Hơn nữa, nghiệm suy rộng
bất kì ũ của bài toán này đều biểu diễn được dưới dạng

ũ = u + C1 , C1 là hằng số.

25
Tài liệu
[1] Phạm Ngọc Thao (CB), Giáo trình Toán đại cương, phần II: Giải tích,
NXB Đại học quốc gia Hà Nội 1998.
[2] Lương Hà, Giáo trình lý thuyết độ đo và tích phân, Huế 1997.
[3] Nguyễn Hoàng - Lê Văn Hạp, Giáo trình Giải tích hàm, Huế, 2002.
[4] Nguyễn Mạnh Hùng, Phương trình đạo hàm riêng, phần II, NXB
ĐHSP, 2006.
[5] Nguyễn Minh Chương (CB), Phương trình đạo hàm riêng, NXBGD
2000.
[6] Adams A.R.R, Sobolev space, Academic Press New-York San Fracisco
London,1975.
[7] Lawrence C. Avans, Partial Differential Equations,volume 19, Ameri-
can Mathematiclal Society.

26

You might also like