You are on page 1of 16

A.ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………….

1
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ………………………………...……………………… 2
I. KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM VÔ HẠN CỦA CHỦ DOANH NGHIỆP.......2
1. Khái niệm. ...........................................................................................................................2
2. Đặc điểm chế độ trách nhiệm vô hạn...................................................................................3
2.1. Việc xác định chế độ trách nhiệm vô hạn luôn gắn với chủ doanh nghiệp.................3
2.2. Loại chế độ trách nhiệm vô hạn chỉ gắn với cá nhân chủ doanh nghiệp.....................3
II. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN................................................................................................4
1. Khái niệm:............................................................................................................................4
2. Đặc điểm:.............................................................................................................................4
2.1. Chế độ trách nhiệm: Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn
bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp....................................................4
2.2. Thành viên: Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ.......................................4
2.3. Tư cách pháp lý: Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.........................4
III. CÔNG TY HỢP DANH........................................................................................................5
1. Khái niệm:............................................................................................................................5
2. Đặc điểm:.............................................................................................................................5
2.1. Chế độ trách nhiệm:......................................................................................................5
2.2. Thành viên: ..................................................................................................................6
2.3. Tư cách pháp lý:............................................................................................................6
IV. ĐÁNH GIÁ ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG TY HỢP DANH VÀ DOANH NGHIỆP
TƯ NHÂN...................................................................................................................................6
1. Những điểm giống nhau.......................................................................................................6
1.1. Ưu điểm........................................................................................................................7
1.2. Hạn chế:........................................................................................................................7
2. Những điểm khác nhau........................................................................................................8
2.1. Trách nhiệm pháp lý và tính an toàn pháp lý................................................................8
2.2. Thành viên....................................................................................................................9
2.3. Vốn: ............................................................................................................................11
2.4. Tư cách pháp lý...........................................................................................................12
2.5. Tổ chức và hoạt động..................................................................................................12
2.6. Thủ tục thành lập........................................................................................................12
2.7. Bản chất pháp lý:........................................................................................................12
V. THỰC TIẾN THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ
CÔNG TY HỢP DANH............................................................................................................13
1. Thực tiến:...........................................................................................................................13
1.1. Doanh nghiệp tư nhân:................................................................................................13
1.2. Công ty hợp danh........................................................................................................14
2. Giải pháp:...........................................................................................................................14
C. KẾT LUẬN.......................................................................................................................14
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xét về tính lịch sử, Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân là những loại
hình doanh nghiệp xuất hiện sớm nhất. Cùng với sự xuất hiện thêm các loại hình
công ty mới với nhiều ưu thế về vốn, thành viên như Công ty cổ phần, Công ty

1
trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân vẫn tồn tại độc
lập và được nhiều nhà đầu tư lựa chọn trong quá trình kinh doanh.
Sự ưa chuộng này xuất phát từ chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ đầu tư Doanh
nghiệp tư nhân và Công ty hợp danh. Từ đó, tạo ra sự tin tưởng cho các đối tác
cũng như các nhà tín dụng khi hợp tác kinh doanh với công ty, cũng như những
đặc quyền của chủ sở hữu doanh nghiệp so với loại hình doanh nghiệp khác.
Vậy, trách nhiệm vô hạn là gì? Tại sao chế độ trách nhiệm vô hạn lại tạo ra
được nhiều ưu thế của Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân? Để làm rõ
được vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu đề tài “Bình luận, đánh giá ưu
điểm, hạn chế của công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân (với tư cách là
những doanh nghiệp có chủ đầu tư chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản)”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM VÔ HẠN CỦA CHỦ
DOANH NGHIỆP.
1. Khái niệm.
Trong lĩnh vực pháp lý thuật ngữ “trách nhiệm” được hiểu theo hai nghĩa.
Thứ nhất, trách nhiệm được hiểu là nghĩa vụ. Thứ hai, trách nhiệm được hiểu là
phải gánh chịu những hậu quả bất lợi vì đã vi phạm pháp luật. (Giáo trình lý luận
Nhà nước và pháp luật - Trường Đại học Luật Hà Nội).
Như vậy, trách nhiệm của chủ doanh nghiệp phải được hiểu theo nghĩa thứ
hai, tức là chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ với các đối tác của doanh nghiệp về
những khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của Doanh nghiệp.
Trách nhiệm của chủ sở hữu doanh nghiệp được phân ra làm hai loại là: chế độ
trách nhiệm vô hạn và chế độ trách nhiệm hữu hạn. Trách nhiệm vô hạn là nghĩa
vụ của chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về
các nghĩa vụ của doanh nghiệp.
Trách nhiệm hữu hạn là nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp phải chịu trách
nhiệm trong phạm vi phần vốn đã góp về các khoản nợ và các nghĩa vụ của
doanh nghiệp.
Như vậy, khi nói đến vấn đề trách nhiệm của chủ doanh nghiệp ta có thê
ngầm hiểu rằng có sự tồn tại một ranh giới giữa tài sản dân sự và tài sản thương
mại (phần tài sản đã góp vốn vào doanh nghiệp) của chủ doanh nghiệp. Nếu là
trách nhiệm hữu hạn, thì chủ doanh nghiệp chỉ phải chịu trách nhiệm về các
khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi tài sản thương mại; còn nếu là trách
nhiệm vô hạn thì chủ daonh nghiệp phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ
và nghĩa vụ của doanh nghiệp bằng toàn bộ khối tài sản của mình, bao gồm cả tài
sản dân sự và tài sản thương mại cho đến khi thanh toán hết.
Trọng phạm vi bài viết này, với những yêu cầu mà đề tài nêu ra nên việc nghiên
cứu chủ yếu tập chung vào chế độ trách nhiệm vô hạn, những ưu điểm và hạn

2
chế của nó, cũng như việc chi phi phối của nó đối với tổ chức và hoạt động của
Doanh nghiệp tư nhân và Công ty hợp danh.
2. Đặc điểm chế độ trách nhiệm vô hạn.
2.1. Việc xác định chế độ trách nhiệm vô hạn luôn gắn với chủ doanh nghiệp.
Khẳng định chế độ trách nhiệm vô hạn gắn với chủ doanh nghiệp mà không
phải là doanh nghiệp bởi lẽ, như đã phân tích ở trên, chỉ có chủ doanh nghiệp
mới xác định được rõ hai phần tài sản, tài sản dân sự thuộc sở hữu riêng của chủ
doanh nghiệp, không liên quan đến doanh nghiệp và tài sản thương mại, đã được
chủ doanh nghiệp đầu tư vào doanh nghiệp để thực hiện hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Còn đối với bản thân doanh nghiệp, nguồn vốn hình thành chủ yếu là do các
thành viên trong doanh nghiệp đầu tư vào hay vay nợ từ các tổ chức, cá nhân
khác. Và dù được hình thành theo hình thức nào, thì nguồn vốn của doanh
nghiệp cũng là một khối thống nhất, được quản lý và sử dụng vào hoạt động của
doanh nghiệp, không hề tồn tại khái niệm tài sản dân sự hay tài sản thương mại
của doanh nghiệp.
Chính bởi lẽ đó, việc xác định chế độ trách nhiệm vô hạn chỉ gắn với chủ
doanh nghiệp mà không phải doanh nghiệp.
2.2. Loại chế độ trách nhiệm vô hạn chỉ gắn với cá nhân chủ doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp có thể là cá nhân hoặc tổ chức, tuỳ từng loại hình doanh
nghiệp mà pháp luật quy định những đối tượng nào có thể trở thành chủ doanh
nghiệp.
Tuy nhiên, vấn đề trách nhiệm vô hạn chỉ được đặt ra đối với cá nhân chủ
doanh nghiệp mà không đặt ra đối với tổ chức. Lý giải cho khẳng định này cũng
giống như những phân tích ở trên.
Một tổ chức có thể tồn tại dưới nhiều tên gọi và hình thức khác nhau, có tổ
chức có tài sản riêng, độc lập với các thành viên (các pháp nhân), cũng có những
tổ chức mà tài sản không hoàn toàn độc lập mà phụ thuộc vào các tổ chức, cá
nhân khác (các tổ chức sử dụng vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước). Do
đó, không dễ dàng để xác định tài sản riêng của tổ chức và tài sản của tổ chức đã
đầu tư vào doanh nghiệp.
Thêm nữa, giả sử một tổ chức phải chịu trách nhiệm vô hạn trong một doanh
nghiệp nào đó, theo nguyên tắc khi doanh nghiệp bị phá sản, tổ chức phải thanh
toán các nghĩa vụ của công ty bằng toàn bộ tài sản của tổ chức, nếu tài sản đã
góp vào doanh nghiệp đã hết, thì phải dùng tài sản riêng của tổ chức, nhưng nếu
đúng thời điểm đó tổ chức giải thể và chấm dứt hoạt động thì vấn đề trách nhiệm
ở đây được giải quyết như thế nào? Các thành viên của tổ chức phải tiếp tục
gánh chịu nghĩa vụ này hay không?
Do đó, vấn đề xác định trách nhiệm vô hạn đối với tổ chức là rất khó khăn và
thực sự không có tính khả thi.

3
Quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, có hai loại hình doanh nghiệp có
chủ sở hữu chịu chế độ trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của doanh nghiệp, đó
là Doanh nghiệp tư nhân và Công ty hợp danh. Việc phân tích, đánh giá những
ưu điểm hạn chế của chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tới hai
loại hình doanh nghiệp này sẽ được trình bày cụ thể ở phần dưới đây.
II. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN.
1. Khái niệm:
Điều 141 Luật Doanh nghiệp năm 2005 định nghĩa: “Doanh nghiệp tư nhân
(DNTN) là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp; doanh nghiệp tư
nhân không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào; mỗi cá nhân chỉ
được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân”.
2. Đặc điểm:
2.1. Chế độ trách nhiệm: Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn
bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Hầu như không có giới hạn nào giữa phần vốn và tài sản đưa vào kinh doanh
của DNTN và phần tài sản còn lại thuộc sở hữu của chủ DNTN. Bởi lẽ, mặc dù
chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ khai báo phần vốn của công ty với cơ
quan đăng ký dinh doanh nhưng trong quá trình hoạt động, chủ DNTN vẫn có
quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư.Vì vậy, gần như không có tính độc lập, tách
biệt giữa tài sản của doanh nghiệp tư nhân với tài sản của chủ DNTN.
Do đó chủ DNTN - người chịu trách nhiệm duy nhất trước mọi rủi ro của
DNTN không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp trong phạm vi
phần vốn đầu tư đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh mà phải chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình trong trường hợp phần vốn đầu tư đã đăng
ký không đủ để trang trải các khoản nợ của doanh nghiệp.
Chính chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ DNTN quy định các đặc điểm pháp lý
khác của DNTN.
2.2. Thành viên: Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ.
Xuất phát từ chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ DNTN tư nhân nên doanh
nghiệp tư nhân nằm trong số các doanh nghiệp do cá nhân làm chủ. Đồng thời,
để phân biệt DNTN với các loại hình doanh nghiệp khác mà chủ sở hữu chịu
trách nhiệm vô hạn như công ty hợp danh hay các loại hình doanh nghiệp một
chủ khác nên pháp luật quy định DNTN chỉ do một cá nhân làm chủ.
Tính chất một cá nhân làm chủ được thể hiện rõ thông qua chế độ sở hữu về
vốn, chế độ tổ chức, quản lý và phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp. Theo
đó, về cơ bản, việc tổ chức, quản lý, phân phối lợi nhuận cũng như góp vốn, sử
dụng nguồn vốn của doanh nghiệp đều do chủ DNTN tự quyết định.
2.3. Tư cách pháp lý: Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

4
Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005, DNTN là doanh nghiệp
duy nhất không có tư cách pháp nhân. Lý giải cho quy định này bởi, một trong
các tiêu chuẩn để một tổ chức được công nhận tư cách pháp nhân theo quy định
tại Điều 84 Bộ luật dân sự năm 2005 là tổ chức đó phải có tài sản độc lập với cá
nhân, tổ chức khác và chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. Trong khi đó, như đã
phân tích ở trên, tài sản của doanh nghiệp tư nhân không có sự độc lập hoàn toàn
với tài sản riêng của doanh nghiệp tư nhân.
III. CÔNG TY HỢP DANH.
1. Khái niệm:
Công ty hợp danh (CTHD) là loại hình công ty trong đó các thành viên cùng
nhau tiến hành hoạt động thương mại dưới một hang chung và cùng liên đới chịu
trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty. (Giáo trình Luật Thương mai -
Tập 1 - Trường Đại học Luật Hà Nội).
Khoản 1 Điều 130 Luật Doanh nghiệp năm 2005 lại đưa ra khái niệm CTHD
thông qua việc liệt kê các đặc điểm, dấu hiệu khác biệt của công ty so với các
loại hình doanh nghiệp khác.
Công ty hợp danh là Doanh nghiệp trong đó:
a) Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh
doanh dưới một tên chung; ngoài các thành viên hợp dnah có thể có thành viên
góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong
phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Như vậy, khái niệm Công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp Việt Nam có nội
hàm giống như pháp luật các nước. Song ngoại diên khái niệm công ty hợp danh
có rộng hơn. Bởi lẽ, theo Điều 130 LDN thì công ty hợp danh bao gồm hai loại:
- Thứ nhất, CTHD chỉ bao gồm các thành viên hợp danh (cùng liên đới chịu
trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty);
- Thứ hai, công ty hợp danh có cả thành viên hợp danh và thành viên góp vồn,
trong đó thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã
góp vào công ty
2. Đặc điểm:
Theo quy định của LDN 2005 thì CTHD có các đặc điểm sau:
2.1. Chế độ trách nhiệm:
Trong CTHD có thể tồn tại hai loại chế độ trách nhiệm khác nhau:
- Trách nhiệm vô hạn đối với các thành viên hợp danh;
Trách nhiệm hữu hạn trong CTHD là “liên đới chịu trách nhiệm vô hạn”. Việc
liên đới chịu trách nhiệm có nghĩa, các chủ nợ có thể yêu cầu một trong các
thành viên hợp danh phải thanh toán tất cả các khoản nợ cho các thành viên hợp

5
danh còn lại và thành viên này sẽ được hoàn trả lại từ thành viên khác; hoặc
trong trường hợp một thành viên hợp danh mặc dù đã thanh toán hết khoản nợ
của mình (theo tỷ lệ giá trị phần vốn góp) nhưng vẫn có trách nhiệm đối với
khoản nợ của các thành viên hợp danh khác.
- Trách nhiệm hữu hạn đối với các thành viên góp vốn.
Chế độ trách nhiệm hữu hạn của thành viên góp vốn giới hạn trách nhiệm của
các thành viên này đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty trong
phạm vi số vốn đã góp.
Mặc dù có thể có sự tồn tại hai chế độ trách nhiệm như trên, song chế độ trách
nhiệm chính, chủ đạo, chi phối hoạt động của công ty vẫn là chế độ trách nhiệm
vô hạn. Bởi lẽ, Pháp luật quy định, CTHD phải có ít nhất từ hai thành viên hợp
danh trở lên, có thể có hoặc không có thành viên góp vốn. Do đó, về mặt bản
chất, CTHD là một loại hình công ty đối nhân.
Cũng chính từ hai chế độ trách nhiệm cho hai loại thành viên như trên đã làm
phát sinh những hệ quả pháp lý khác quy định đặc trưng của CTHD so với các
loại hình doanh nghiệp khác, mà đặc biệt là sự khác biệt về quyền và nghĩa vụ
của thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.
2.2. Thành viên:
- Công ty hợp danh phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; thành viên hợp
danh phải là cá nhân.
Việc quy định số lượng thành viên hợp danh tối thiểu nhằm phân biệt chế độ
trách nhiệm của CTHD và DNTN. Chế độ trách nhiệm trong công ty hợp danh là
“liên đới chịu trách nhiệm vô hạn”, tức là phải có sự liên đới chịu trách nhiệm
của nhiều thành viên, mà tối thiểu là từ hai thành viên trở lên.
Còn việc quy định thành viên hợp danh chỉ có thể là cá nhân nhằm đảm bảo phù
hợp với đặc điểm của chế độ trách nhiệm vô hạn của các thành viên này như đã
trình bày ở phần một.
- Công ty hợp danh có thể có thêm thành viên góp vốn, thành viên góp vốn
chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Việc mở rộng loại thành viên của CTHD nhằm tạo ra nhiều ưu thế về thành viên,
về vốn hơn cho công ty, thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư không muốn chịu
trách nhiệm vô hạn.
2.3. Tư cách pháp lý:
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh.
IV. ĐÁNH GIÁ ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG TY HỢP DANH VÀ
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN.
1. Những điểm giống nhau.
Do có đặc điểm chung là có chủ sở hữu doanh nghiệp chịu chế độ trách
nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của doanh nghiệp nên DNTN và CTHD đều có

6
những ưu điểm và hạn chế của loại hình doanh nghiệp có chủ sở hữu chịu chế độ
trách nhiệm, cụ thể là:
1.1. Ưu điểm.
a) Doanh nghiệp tạo được sự tin cậy, uy tín đối với các đối tác và đặc biệt là các
chủ nợ.
Nhờ vào chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ DNTN và các thành viên hợp
danh của CTHD nên hai loại hình doanh nghiệp này có tính an toàn pháp lý cao
tạo được uy tín lớn đối với chủ nợ và đối tác. Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ
DNTN và thành viên hợp danh của CTHD được thể hiện ở chỗ, trong trường hợp
doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì pháp luật quy định, tài sản của
doanh nghiệp khi lâm vào tình trạng phá sản bao gồm tài sản thuộc sở hữu của
DNTN và tài sản của chủ DNTN, thành viên hợp danh (khối tài sản dân sự) mà
không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh của DNTN và CTHD. Còn đối
với những loại hình doanh nghiệp khác có chủ sở hữu chịu chế độ trách nhiệm
hữu hạn về những nghĩa vụ của doanh nghiệp như Công ty trách nhiệm hữu hạn
hay Công ty cổ phần thì phần tài sản của công ty khi lâm vào tình trạng phá sản
chỉ gồm những tài sản thuộc sở hữu của công ty.
Chính vì lẽ đó, các khoản nợ của DNTN và CTHD được đảm bào thanh toán
bằng cả tài sản của doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp, làm giảm tỷ lệ phải gánh
chịu rủi ro của chủ nợ và các đối tác của doanh nghiệp.
b) Doanh nghiệp ít chí sự ràng buộc của các quy định pháp luật.
Xuất phát từ chế độ trách nhiệm vô hạn của các chủ đầu tư nên tính an toàn
pháp lý của hai loại hình doanh nghiệp này là rất lớn. Cùng với nó là sự đơn giản
về tổ chức và tham gia của các thành viên trong doanh nghiệp nên pháp luật đã
nới lỏng sự quản lý và trao quyền tự quyết định các vấn đề của doanh nghiệp cho
các chủ đầu tư. Do vậy, so với Công ty TNHH và Công ty cổ phần thì tổ chức và
hoạt động của DNTN và CTHD rất đơn giản, gọn nhẹ và khá tự do.
1.2. Hạn chế:
a) Hạn chế đối với chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công
ty hợp danh:
* Chủ DNTN và CTHD có nghĩa vụ gánh chịu mọi rủi ro trong kinh doanh
của doanh nghiệp bằng cả khối tài sản đã đầu tư vào doanh nghiệp (tài sản
thương mại) và tài sản thuộc sở hữu cá nhân mình (tài sản dân sự). Chính vì lẽ
đó, nếu doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản, mà tổng khoản nợ lớn hơn
tổng số tài sản hiện có của công ty thì rất có khả năng, chủ doanh nghiệp sẽ trắng
tay vì phải dung tất cả số tài sản cá nhân của mình để thanh toán các nghĩa vụ
của doanh nghiệp.
* Hạn chế về thành lập và tham gia doanh nghiệp: Khoản 2 Điều 12 Nghị
định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010 quy định mỗi cá nhân chỉ
được quyền đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc làm thành viên

7
hợp danh của một công ty hợp danh, trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn
lại thỏa thuận khác. Trong khi các thành viên của công ty cổ phần hay công ty
trách nhiệm hữu hạn không bị hạn chế về việc tham gia và thành lập các doanh
nghiệp.
Hạn chế này xuất phát từ chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp. Một
cá nhân không thể đồng thời chịu hai chế độ trách nhiệm vô hạn của hai doanh
nghiệp, bởi lẽ, giả sử cả hai DN cùng phá sản thì tài sản cá nhân của chủ doanh
nghiệp được xử lý như thế nào, không thể chia đôi cho cả hai doanh nghiệp
được, vì như vậy là làm sai lệch bản chất của chế độ trách nhiệm vô hạn.
b) Hạn chế về huy động vốn và khả năng tham gia của các thành viên:
* DNTN và CTHD không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để
huy động vốn.
* Khả năng tham gia của các thành viên khác vào doanh nghiệp là hạn chế.
Chế độ trách nhiệm vô hạn tạo ra khả năng phải chịu rủi ro rất lớn của chủ doanh
nghiệp, nhất là khi doanh nghiệp có khả năng lâm vào tình trạng phá sản thì chủ
doanh nghiệp phải nhập tất cả số tài sản hiện có của cá nhân mình vào khối tài
sản của doanh nghiệp phá sản. Chính vì lẽ đó, mặc dù có được nhiều đặc quyền,
song khi đầu tư vào các doanh nghiệp này, các nhà đầu tư cũng ngần ngại trước
trách nhiệm vô hạn phải gánh chịu.
c) Quy mô của doanh nghiệp thường ở dạng vừa và nhỏ.
DNTN chỉ do duy nhất một cá nhân làm chủ nên vấn đề tham gia của các
thành viên khác với quy mô lớn hay nhỏ không thể đề cập đến ở đây.
Đối với CTHD mặc dù pháp luật không hạn chế cố lượng thành viên tham gia
song có thể dễ dàng nhận thấy rằng việc thành lập một CTHD với số lượng thành
viên lơn là khó có thể xảy ra. Điều này xuất phát từ chính chế độ trách nhiệm
của các thành viên công ty. Một là không có nhiều cá nhân muốn gánh chịu chế
độ trách nhiệm vô hạn liên đới nên việc có số lượng lớn thành viên hợp danh
tham gia công ty là khó. Còn đối với thành viên góp vốn, mặc dù có thể có nhiều
cá nhân muốn tham gia CTHD song việc tham gia này phải có sự đồng ý của Hội
đồng thành viên trong đó có các thành viên hợp danh, mà chắc chắn một điều
rằng các thành viên này không muốn quá nhiều thành viên góp vốn tham gia vì
đồng nghĩa với nó là trách nhiệm vô hạn liên đới mà họ phải gánh chịu cũng tăng
lên.
Chính vì thế một CTHD hay DNTN có quy mô lớn như một công ty cổ phần
là điều khó xảy ra.
2. Những điểm khác nhau.
2.1. Trách nhiệm pháp lý và tính an toàn pháp lý.
* Thứ nhất, mặc dù cùng chịu chế độ trách nhiệm vô hạn về mọi nghĩa vụ
của doanh nghiệp song, cũng có sự khác nhau giữa chế độ trách nhiệm của chủ
DNTN và thành viên hợp danh của CTHD.

8
Theo Điều 141LDN thì chủ DNTN là cá nhân duy nhất làm chủ doanh nghiệp và
đồng thời gánh chịu những rủi ro từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đó
là trách nhiệm vô hạn đối với một cá nhân duy nhất.
Căn cứ Khoản 1 Điều 137 LDN thì tất cả các thành viên hợp danh của CTHD
(mà tối thiểu là hai thành viên) là người đại diện theo pháp luật và tổ chức điều
hành hoạt động hàng ngày của công ty. Tức là các thành viên hợp danh là chủ sở
hữu chung của công ty có đầy đủ các quyền điều hành và quản lý công ty (khác
thành viên góp vốn). Đồng thời với những quyền chung như vậy thì Điểm đ
Khoản 2 Điều 134 LDN cũng quy định nghĩa vụ của thành viên hợp danh phải
“liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản
của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty”. Như vậy, khác với chủ
DNTN, thành viên hợp danh của CTHD chịu chế độ trách nhiệm vô hạn với tính
chất liên đới.
Tính chất liên đới của trách nhiệm vô hạn đem lại nhiều ưu thế hơn cho chế
độ trách nhiệm này. Bởi lẽ, chế độ trách nhiệm vô hạn liên đới đảm bảo quyền
của chủ nợ có thể yêu cầu một trong số các thành viên hợp danh phải thanh toán
tất cả khoản nợ của các thành viên khác hay một thành viên hợp danh không chỉ
có trách nhiệm đối với phần nợ của mình, mà còn có trách nhiệm đối với khoản
nợ của các thành viên khác. Do đó, trong quá trình kinh doanh các thành viên
hợp danh phải tự giám sát lẫn nhau và việc liên kết giữa các thành viên này phải
dựa vào sự tin tưởng nhau là chủ yếu (đây cũng có thể voi là một trong những
nguyên nhân lý giải cho việc xếp CTHD vào loại hình công ty đối nhân), bởi nếu
một thành viên không trung thực và tẩu tán tài sản khi công ty có khả năng lâm
vào tình trạng phá sản, thì hậu quả là việc các thành viên hợp danh khác phải
gánh chịu thay.
Như vậy, có thể nói rằng, nhờ chế độ trách nhiệm vô hạn liên đới nên khả năng
trả nợ của CTHD là cao hơn DNTN, do đó, tính an toàn pháp lý của CTHD là
cao hơn hẳn DNTN. Tuy nhiên, gắn liền với những ưu điểm đó thì trách nhiệm
của thành viên hợp danh cũng nặng nề hơn, chịu rủi ro cao hơn so với chủ
DNTN vì ngoài trách nhiệm với khoản nợ của mình họ còn phải có trách nhiệm
với khoản nợ của các thành viên khác.
* Thứ hai, ở CTHD tồn tại hai loại chế độ trách nhiệm với hai loại thành viên
khác nhau. Như đã trình bày và phân tích ở phần đặc điểm của CTHD, thành
viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn, còn thành viên góp vốn chỉ
chịu chế độ trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn góp vào công ty. Còn
DNTN chỉ có duy nhất chế độ trách nhiệm vô hạn với duy nhất cá nhân chủ
DNTN. Điều này cũng dẫn tới nhiều sự khác biệt dưới đây về tổ chức và hoạt
động của hai loại hình doanh nghiệp này.
2.2. Thành viên.
a) Số lượng thành viên:

9
Khoản 1Điều 141 LDN quy định DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm
chủ, vì thế chủ sở hữu doanh ngiệp tư nhân là một cá nhân duy nhất. Đây là đặc
điểm rõ nét nhất để phân biệt DNTN với CTHD và các loại hình doanh nghiệp
khác. Đồng thời, chủ DNTN chỉ có thể là cá nhân chứ không thể là tổ chức như
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, bởi lẽ chủ DNTN chịu chế độ trách
nhiệm vô hạn, và như đã phân tích ở trên, chế độ trách nhiệm này chỉ gắn liền
với cá nhân.
Điểm a Khoản 1 Điều 130 LDN quy định CTHD phải có ít nhất hai thành viên
hợp danh, như vậy, số thành viên tối thiểu của CTHD phải là hai và pháp luật
không giới hạn số lượng thành viên tối đa, điều này do các thành viên hợp danh
trong công ty thỏa thuận quyết định.
b) Loại thành viên:
DNTN chỉ có một chủ sở hữu duy nhất, nên vấn đề phân loại thành viên
không đặt ra đối với chủ DNTN.
Điều 130 LDN quy định CTHD có hai loại thành viên là thành viên hợp danh và
thành viên góp vốn. Chế độ pháp lý, quyền và nghĩa vụ của hai loại thành viên
này là khác nhau.
Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình về các nghĩa vụ của công ty. Một CT HD được thành lập phải có tối thiểu
hai thành viên hợp danh.
CTHD có thê có hoặc không có thành viên góp vốn, thành viên góp vốn chịu
trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công
ty.
c) Quyền của các thành viên:
Do là cá nhân duy nhất làm chủ doanh nghiệp, tự đầu tư vốn và gánh chịu
mọi rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nên chủ DNTN có toàn quyền quản
lý, điều hành hoạt động và phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp mà không bị
giới hạn bởi bất kỳ chủ thể nào khác.
Trong khi đó, thành viên hợp danh của CTHD cũng có các quyền quản lý và
quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty, song quyền này
không hoàn toàn tuyệt đối và riêng biệt, vì nó còn phụ thuộc vào các thành viên
hợp danh khác và Hội đồng thành viên. Không những thế, thành viên hợp danh
còn bị hạn chế một số quyền như: không được kinh doanh cùng ngành nghề kinh
doanh của công ty nhân danh cá nhân hoặc người khác; không được chuyển một
phần hay toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không
được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại…(Điều 133 LDN).
Ngoài ra, chủ DNTN có thêm những đặc quyền khác mà thành viên hợp
danh không có là quyền cho thuê doanh nghiệp (Điều 144 LDN) và quyền bán
doanh nghiệp (Điều 145 LDN).

10
Nguyên nhân lý giải cho sự khác nhau về quyền của chủ DNTN và thành
viên hợp danh của CTHD xuất phát từ sự khác nhau về số lượng thành viên và
chế độ pháp lý của các thành viên này của hai loại hình doanh nghiệp.
2.3. Vốn:
a) Khả năng huy động vốn.
Có thể dễ dàng nhận thấy khả năng huy độnh vốn của CTHD là lớn hơn rất
nhiều DNTN. Vì DNTN chỉ thực hiện việc huy động vốn chủ yếu qua việc vay
các tổ chức và cá nhân khác ngoài doanh nghiệp, hoặc sự tăng sự đâud tư từ phía
chủ DNTN.
CTHD bên cạnh hình thức tăng vốn như trên, công ty có thể huy động vốn thông
qua việc tiếp nhận thêm thành viên mới (theo Điều 139 LDN), thành viên mới có
thể là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Đối với những nhà đầu tư nhỏ
lẻ không muốn chế độ trách nhiệm vô hạn với nhiều rủi ro, cũng không có nhu
cầu tham gia quản lý và điều hành công ty có thể tham gia công ty với tư cách là
thành viên góp vốn. Điều này vừa đem lại ưu thế cho công ty, vừa thỏa mãn nhu
cầu tham gia của các nhà đầu tư.
Đồng thời, CTHD không có sự giới hạn về số lượng thành viên nên việc quyết
định số lượng, tiêu chuẩn thành viên tham gia hoàn toàn do các thành viên công
ty, đặc biệt là các thành viên hợp danh thỏa thuận quyết định.
DNTN không thể thực hiện được việc tiếp nhận them thành viên mới vì bản chất
của DNTN là doanh nghiệp do duy nhất một cá nhân làm chủ.
b) Sự độc lập giữa tài sản doanh nghiệp và tài sản chủ doanh nghiệp.
Ở DNTN, hầu như không có sự độc lập giữa tài sản của chủ DNTN và tài sản
của doanh nghiệp. Bởi lẽ theo quy định tại Điều 142 LDN, vốn đầu tư của chủ
DNTN do chủ doanh nghiệp tự đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. Song
trong quá trình hoạt động, chủ DNTN có quyền tăng hoặc giảm vốn điều lệ tùy ý
mà không phải đăng ký, chỉ trong trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn
vốn đầu tư đã đăng ký thì phải đăng ký lại với cơ quan đăng ký kinh doanh trước
khi giảm vốn. Đồng thời, pháp luật chỉ quy định nghĩa vụ kê khai các loại tài sản
góp vốn chứ không bắt buộc phải chuyển quyền sở hữu sang cho doanh nghiệp.
Còn đối với CTHD, việc tăng hay giảm vốn điều lệ của công ty phải được Hội
đồng thành viên quyết định (điểm b, c, d, e khoản 3 Điều 135 LDN), sửa đổi nội
dung Điều lệ công ty (khoản 2 Điều 22 LDN) và tiến hành đăng ký lại với cơ
quan đăng ký kinh doanh (khoản 1 Điều 26 LDN). Bên cạnh đó, theo quy định
tại khoản 1 Điều 132 LDN thì khi góp vốn vào CTHD các thành viên góp vốn
phải thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty. Do vậy, so
với DNTN thì tài sản của CTHD có sự độc lập và tách biệt hẳn với khối tài sản
của thành viên công ty, đây cũng là một trong những ưu điểm lớn của CTHD.
Khác biệt này là do sự tồn tại hai chế độ trách nhiệm trong CTHD. Ở DNTN chủ
DNTN chịu chế độ trách nhiệm vô hạn về mọi nghĩa vụ của công ty, do vậy pháp

11
luật không hạn chế quyền quản lý phần góp của chủ DN trong DNTN. Còn ở
CTHD, ngoài thành viện hợp danh chịu chế độ trách nhiệm vô hạn thì còn tồn tại
thành viên góp vốn với chế độ trách nhiệm hữu hạn. Do vậy pháp luật phải quy
đỉnh việc quản lý cũng như phân định rạch ròi phần tài sản mà mỗi thành viên
góp vào công ty để làm căn cứ xác định trách nhiệm của các thành viên góp vốn
đối với các nghĩa vụ của công ty.
2.4. Tư cách pháp lý.
Khoản 2 Điều 130 LDN quy định CTHd có tư cách pháp nhân kể tử ngày
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Trong khi đó, Luật doanh nghiệp lại không công nhận tư cách pháp nhân cho
DNTN.
Đây là một trong những hạn chế của DNTN so với CTHD, bởi lẽ, tư cách
pháp nhân mặc dù không ảnh hưởng lớn đến hoạt động hợp pháp của doanh
nghiệp song trong một số trường hợp, tư cách pháp nhân lại đem đến cho doanh
nghiệp sự tin cậy hơn với các đối tác khó tính.
2.5. Tổ chức và hoạt động.
Do chỉ có một chủ sở hữu duy nhất nên việc tổ chức và hoạt động của DNTN
rất đơn giản, gọn nhẹ và do chủ DNTN quyết định, pháp luật không hề quy định
bắt buộc nào về tổ chức của DNTN.
Đối với CTHD, do tính phức tạp hơn về số lượng thành viên và chế độ trách
nhiệm nên LDN có một số quy định về tổ chức và hoạt động của công ty như
Điều 135, 136, 137 LDN. Tại đó, quy định về Hội đồng thành viên của CTHD,
tổ chức và hoạt động cũng như những vấn đề bắt buộc phải được Hội đồng thành
viên thông qua.
2.6. Thủ tục thành lập.
Thủ tục thành lập DNTN đơn giản hơn so với việc thành lập CTHD.
Điều 16 LDN quy định Hồ sơ đăng ký DNTN gồm: Giấy đề nghị đăng ký kinh
doanh; Bản sao Giấy chứng minh nhân dân (Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân
khác); Văn bản xác nhận vốn pháp địng (nếu PL yêu cầu); Chứng chỉ hành nghề
của Giám đốc hoặc cá nhân khác (nếu PL quy định).
Đối với CTHD, ngoài những giấy tờ trên thì Hồ sơ đăng ký kinh doanh công ty
cần có thêm Dự thảo Điều lệ công ty; Danh sách thành viên.
Như vậy, có thể thấy ngày từ bước lập hồ sơ để thành lập công ty cũng đã phức
tạp hơn. Bên cạnh đó, liên quan tới vấn đề thay đổi Điều lệ công ty cũng cần có
sự đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.
2.7. Bản chất pháp lý:
CTHD là một loại hình công ty nằm trong các loại hình doanh nghiệp, còn
DNTN với tư cách là một doanh nghiệp chứ không phải là công ty.
Sự khác biệt này xuất phát từ bản chất của công ty theo pháp luật Việt Nam và
Pháp luật thế giới. Theo đó, “Khái niệm công ty được hiểu là sự liên kết của hai

12
hay nhiều cá nhân hoặc pháp nhân bằng một sự kiện pháp lí nhằm tiến hành các
hoạt động để đạt một mục tiêu chung nào đó” – Giáo trình Luật Thương mại -
Tập 1 - Đại học Luật Hà Nội.
Điều 2 Luật công ty năm 1990 quy định “Công ty là doanh nghiệp trong đó các
thành viên cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với
phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi
phần vốn của mình góp vào công ty”.
Như vậy, DNTN chỉ do duy nhất một cá nhân đầu tư, làm chủ, quản lý và
điều hành nên không thể là sự liên kết, góp vốn của nhiều cá nhân hoặc của một
tổ chức được. Nên, DNTN là một loại hình doanh nghiệp nhưng không phải là
công ty.
CTHD với tính chất là sự liên kết của cá nhân các thành viên hợp danh với nhau,
nên nó thể hiện đặc điểm của một loại hình công ty. Tuy nhiên, phải đến Luật
Doanh nghiệp năm 1999, tư cách pháp lý của CTHD mới chính thức được luật
hóa.
Trước đây, có sự phân biệt giữa công ty và doanh nghiệp không phải công ty,
bởi vào những năm 90, các công ty chịu sự điều chỉnh của Luật Công ty năm
1990, còn Doanh nghiệp tư nhân chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp tư
nhân năm 1990. Tuy nhiên, bước vào năm 2000 tất cả các loại hình doanh
nghiệp bao gồm cả Công ty và DN không phải công ty đều chịu sự điều chỉnh
chung của Luật Doanh nghiệp năm 1999 và hiện nay là Luật Doanh nghiệp năm
2005. Do đó, sự phân biệt giữa công ty và doanh nghiệp không phải công ty
cũng chỉ có ý nghĩa tên gọi hình thức.
V. THỰC TIẾN THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
TƯ NHÂN VÀ CÔNG TY HỢP DANH.
1. Thực tiến:
1.1. Doanh nghiệp tư nhân:
Hiện tại, các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam tồn tài chủ yếu ở quy mô nhỏ
và vừa. Sự phát triển của DNTN chưa xứng tầm với những thuận lợi của nên
kinh tế. Năm 2004, các doanh nghiệp tư nhân qui mô lớn trong nước chiếm chỉ
0,3 % GDP trên tỷ phần 23.6% GDP của các doanh nghiệp qui mô lớn trong
nước. Theo cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2006, nếu lấy tiêu chí doanh nghiệp
nhỏ và vừa là dưới 300 lao động và vốn dưới 625 ngàn USD, thì có tới 96,81%
doanh nghiệp thuộc nhóm nhỏ và vừa (www.vnep.org.vn).
Một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc phát triển quy
mô DNTN là do những rào cản cũng như những ưu tiên cho loại hình DN nhà
nước từ phía Nhà nước. Ví dụ như trong các quy định của Luật Doanh nghiệp,
không công nhận tư cách pháp nhân cho DNTN và không cho phép DNTN phát
hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Trong khi, theo nghiên cứu, không có bất kỳ
cản trở nào trong việc cho phép DNTN phát hành trái phiếu, mặc dù khả năng

13
thanh toán nợ của loại hình doanh nghiệp này còn lớn hơn cả Công ty TNHH và
Công ty cổ phần.
Bên cạnh đó là các ưu đãi đối với các loại hình doanh nghiệp khác không phải là
DNTN mà đặc biệt là những ưu đãi đối với các Công ty Nhà nước tạo ra sự bất
bình đẳng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, cản trở cơ chế tự động đào
thải của nền kinh tế thị trường. Theo cuộc điều tra của Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đất đai là trở ngại lớn nhất đối các doanh nghiệp
tư nhân. Cuộc điều tra trên mẫu 6.700 doanh nghiệp thực hiện năm 2007 cho
thấy: “Hơn 65% doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa) cho biết rằng
sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh của mình nếu dễ dàng tiếp cận đất đai hơn.”
Cuộc điều tra của Báo cáo kinh tế năm 2006 của WB về thị trường đất đai đã cho
thấy trong khi các doanh nghiệp tư nhân gặp rất nhiều khó khăn về mặt bằng sản
xuất thì những các doanh nghiệp nhà nước không những được ưu đãi về đất đai
sản xuất mà còn chiếm hữu đất ngoài sản xuất, thường được gọi là đất nhàn rỗi.
(Khu vực kinh tế tư nhân - Nguồn huyết mạch chưa khai thông - Trần Bình).
Bên cạnh đó khả năng tiếp cận tín dụng của DNTN còn yếu và rất hạn chế.
Nguyên nhân của tình trạng này là do việc các doanh nghiệp này có tài sản thế
chấp nhỏ, quy mô doanh nghiệp và pháp luật không cho phép phát hành chứng
khoán.
1.2. Công ty hợp danh.
So với DNTN , CT HD có nhiều ưu đãi hơn từ phía các quy định pháp luật
tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động của công ty. Đặc biệt, khác với
pháp luật của nhiều quốc gia, Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 có một số
quy định khác về CTHD. Cụ thể là việc ghi nhận tư cách pháp nhân cho CTHD
kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (khoản 2 Điều
130 LDN) hoặc quy định thêm loại thành viên góp vốn với chế độ trách nhiệm
hữu hạn về tài sản (điểm c khoản 1 Điều 130 LDN).
2. Giải pháp:
Để góp phần tạo ra sự bình đẳng trong hoạt động kinh doanh cũng như tạo ra
cơ hội cho sự phát triển của loại hình DNTN nói riêng và khu vực kinh tế tư
nhân nói chung, Nhà nước cần tạo ra một hành lang pháp lý công bằng, bền
vững, thực sự có hiệu quả và được thi hành trên thực tế. Để thực hiện được mục
tiêu đó, việc đầu tiên cần làm là việc thay đổi về nhận thức đối với loại hình
DNTN, sở hữu tư nhân; thống nhất sự điều chỉnh công bằng giữa các loại hình
doanh nghiệp của các văn bản pháp luật, bên cạnh Luật Doanh nghiệp; tổ chức
kiểm tra và có biện pháp để đảm bảo thực hiện những quy định này trên thực tế.
Có như vậy, mới tạo ra một môi trường pháp lý bình đẳng, tự do và bền vững
cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập toàn cầu.
C. KẾT LUẬN

14
Qua những phân tích, đánh giá về DNTN và CTHD như trên, ta có thể thấy
rằng, mặc dù cùng có chủ đầu tư chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản song hai loại
hình doanh nghiệp này có rất nhiều điểm khác biệt, khác biệt ngay cả trong chế
độ trách nhiệm vô hạn. Đứng ở những phương diện khác nhau thì tính ưu việt
của hai loại hình doanh nghiệp này là khác nhau. Nếu đứng ở phương diện nhà
đầu tư thì tất nhiên việc thành lập DNTN là thuận tiên, đơn giản và có nhiều ưu
thế hơn. Song, nếu đứng ở phương diện đối tác của doanh nghiệp thì việc hợp tác
với một CTHD là an toàn hơn rất nhiều.

15
Tài liệu tham khảo :
1) www.vnep.org.vn

2) www.wikipedia.org

3) Giáo trình Luật Thương mại ( Trường Đại học Luật Hà Nội )

4) Luật doanh nghiệp năm 2005


5) Phát luật về tổ chức các hình thức kinh doanh ( NXB Tư pháp, Hà Nội,

2007 )
6) Nghị định 102 NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật

Doanh nghiệp
7) Giáo trình lí luận chung nhà nước và pháp luật ( Trường Đại học Luật Hà

Nội )

16

You might also like