You are on page 1of 1

Bảo tàng chứng tích chiến tranh (28 Võ Văn Tần, TPHCM) được thành lập từ 9/1975,

tiền thân là nhà trưng bày tội ác chiến tranh Mỹ - Nguỵ, là một điểm phải đến của thế
hệ trẻ Việt Nam, những người chưa từng sống qua thời chiến; đồng thời là nơi thu hút
du khách, hàng đầu ở TPHCM.
Tại bảo tàng, ta có thể thấy vô số những hiện vật, tư liệu, hình ảnh phản ánh cuộc
sống của nhân dân Việt Nam trong thời chiến, trong chốn lao tù, bị tra tấn một cách
dã man, không tính người dưới chế độ phản động Mỹ - Nguỵ. Các dụng cụ tra tấn,
hành quyết của Mỹ - Nguỵ như chiếc máy chém thời Ngô Đình Diệm thực thi luật
10/59, 2 ngăn chuồng cọp ở nhà tù Côn Đảo,… đã khiến mọi người không khỏi bàng
hoàng trước sự độc ác của chế độ Nguỵ quyền. Thật rợn người khi những dụng cụ tra
tấn dã man tưởng chỉ có ở thời Trung cổ ấy lại được phát minh và sử dụng bởi những
con người đến từ đất nước văn minh bậc nhất!
Nhưng tội ác vẫn chưa dừng lại ở đó. Nếu chấp nhận sự tra tấn trong lao tù là một
phần buộc phải có của chiến tranh, thì làm sao có thể chấp nhận những vụ thảm sát
dân thường của Mỹ - Nguỵ ở Mỹ Lai và Thạnh Phong, khi tất cả những gì lính Mỹ
gán là Việt Cộng lại chỉ là những phụ nữ và trẻ em tay không tấc sắt? Quân Mỹ -
Nguỵ nghĩ gì khi tàn sát hàng loạt một cách dã man những dân thường vô tội?... Và
quân Mỹ sẽ biện hộ như thế nào khi đích thân rải một lượng cực lớn chất độc da cam
xuống Việt Nam, để lại những hậu quả vô cùng nặng nề cho cả lính Mỹ, lính đánh
thuê, và đặc biệt là nhân dân Việt Nam cho tới tận ngày nay?
Ai là người phải gánh chịu mọi trách nhiệm cho những năm tháng đau thương, tối tăm
của nhân dân Việt Nam và của cả lính Mỹ? Không phải nhân dân Việt Nam, không
phải những người lính Mỹ - Nguỵ cầm súng ra chiến trường, mà là những kẻ đứng
đầu nước Mỹ và Việt Nam Cộng Hoà, những kẻ vì lợi ích riêng tư mà nhấn nút bắt
đầu cuộc chiến. Liệu những kẻ ấy có dừng lại suy nghĩ một phút khi chính nhân dân
Mỹ cũng cùng nhân dân thế giới hoà vào làn sóng phản chiến? Liệu những kẻ ấy có
cảm thấy kinh tởm chính mình chỉ trong một khoảnh khắc thôi chăng? Có lẽ họ chỉ
ghê sợ chiến tranh khi chính họ là người chịu tra tấn, chịu mất đi người thân và cuộc
sống yên bình. Đối với họ, chiến tranh chỉ là một ván cờ không hơn không kém.
Nhưng đáng buồn thay, mỗi quân cờ của họ ngã xuống trên bàn cờ tương đương với
không biết bao nhiêu mạng người…
Ai là người chiến thắng trong các cuộc chiến tranh? Ai là người chiến thắng trong
cuộc chiến này? Quân ta hay quân Mỹ - Nguỵ? Không ai cả. Con người đã tự đánh
bại chính mình khi tàn sát lẫn nhau. Những kết cục tang thương lẽ ra đã không xảy ra.
Những con người ấy lẽ ra đã không phải chịu những đau đớn về thể xác và tinh thần.
Những đứa bé ấy lẽ ra đã không phải chết. Những cuộc chiến giữa con người với con
người đã quay ngược sự phát triển hàng thế kỉ. Mục đích của nhân loại là xây dựng
một cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người, chứ không phải đổ đau thương lên kẻ
khác để chỉ mình trở thành người sống tốt nhất. Kẻ đứng đầu trong một thế giới hoang
tàn vẫn là kẻ thua cuộc.
Những kẻ có mưu đồ bá chủ thế giới phải đến bảo tàng một lần để thấy cái giá mà cả
thế giới phải trả cho tham vọng của một người.
Đến bao giờ con người mới hiểu ra rằng chiến tranh xâm lược thực sự vô nghĩa???

You might also like