You are on page 1of 4

Trường THPT Tiên Hưng Đề thi học kì I – Khối 11

Môn : Hóa học


Thời gian làm bài: 60 phút
....................................

Câu 1 Phương trình ion thu gọn của phản ứng giữa dung dịch axit và dung dịch bazơ là:
A. H3O+ + OH- → 2H2O B. Mg(OH)2 + 2H3O+ → Mg2+ + 4H2O
C. CuO + 2H3O+ → Cu2+ + 3H2O D. Kết quả khác
Câu 2 Độ điện li của chất điện li yếu có giá trị:
A. α = 1 B. 0 < α < 1 C. α > 1 D. α = 0
Câu 3 pH của dung dịch Na2CO3 ( dung môi nước ) có giá trị nào sau đây:
A. pH = 7 B. pH < 7 C. pH > 7 D. 1 < pH < 7
Câu 4 Khi cho mẩu quì tím vào dung dịch NH4Cl thì:
A. Quì tím không đổi màu B. Quì tím hóa hồng
C. Quì tím hóa xanh D. Quì mất màu tím thành không màu
Câu 5 Để tạo được dung dịch CuCl2 ( dung môi nước) thì cần duy trì pH của dung dịch này
là:
A. pH = 7 B. pH < 7 C.pH > 7 D. B và C đều được.
Câu 6 Trong dung dịch HCl 0,010M, nồng độ mol/lít của ion OH- là:
A. 10-12M B. 10-7M C. 10-14M D. 1M
Câu 7 Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 thì xảy ra hiện tượng nào
sau đây:
A. Có ngay kết tủa và kết tủa tăng dần, sau đó kết tủa tan hết tạo thành dung dịch xanh
thẫm
B. Có kết tủa và kết tủa bền
C. Không có kết tủa, dung dịch sau phản ứng màu xanh cỏ.
D. Có kết tủa và kết tủa chỉ tan một phần
Câu 8 Dãy chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, đun nóng đều tạo ra khí màu
nâu:
A. Al; Cu; Fe; Fe2O3 B. Al; Fe; FeO; Fe(OH)2; FeCO3
C. Cu; Fe; Fe(OH)3; FeO. D. B và C đều được.
Câu 9 Để nhận biết dung dịch KNO3 người ta dùng cách nào sau đây:
A. Nhúng đũa thủy tinh vào dung dịch rồi hơ lên ngọn lửa đèn cồn( TN1).
Cho một mẩu Cu vào dd và nhỏ thêm vài giọt H2SO4 đặc vào dd trên( TN2).
B. Chỉ cần làm TN2.
C. Chỉ cần làm TN1.
D. Cách làm khác.
Câu 10 Dung dịch muối nitrat trong môi trường kiềm bị nhôm hoặc kẽm khử thành sản phẩm
khử nào sau đây:
A. NO B. NH3 C. N2O D. N2
Câu 11 Trong phản ứng
Mg + HNO3( loãng) → Mg(NO3)2 + N2 + H2O

1
Thì N2 là:
A. Sản phẩm oxi hóa B. Sản phẩm khử
C. Chất bị khử D. Chất oxi hóa
Câu 12 Trong phản ứng
Fe(OH)2 + HNO3(loãng) → Fe(NO3)2 + NxOy + H2O
Tổng hệ số tối giản của các chất tham gia và tạo thành sau phản ứng là:
A. 39x – 15y B. 39x – 15y + 1 C. 30x – 18y D. 30x – 16y
Câu 13 Trong dd axit photphoric có chất tan là những tiểu phân nào sau đây:
A. H+; PO43- B. H+; PO43-; ; H3PO4
C. H+ ; H2PO4-; HPO42-; PO43-; H3PO4 D. H+ ; H2PO4-; H3PO4
Câu 14 Khi cho dd H3PO4 tác dụng với dd NaOH dư thì dd sau phản ứng chứa:
A. Na+; PO43-; OH- B. Na+; HPO42-; H2PO4-
C. Na+; HPO42- D. Na+; H2PO4-
Câu 15 Khi thổi CO2 vào dd NaOH đến dư thì dd sau phản ứng chứa chất nào sau đây:
A. NaHCO3 B. Na2CO3
C. NaHCO3 và Na2CO3 D. Na2CO3 và NaOH
Câu 16 Không dùng bình bọt CO2 để dập tắt đám cháy than và đám cháy kim loại vì:
A. Dùng CO2 đắt hơn dùng nước.
B. CO2 không duy trì sự cháy.
C. Khí CO2 nặng hơn không khí và
D. Đám cháy to hơn và tạo CO độc.
Câu 17 Nhận định nào sau đây đúng:
A. Cacbon chỉ thể hiện tính khử
B. Cacbon chỉ thể hiện tính oxi hóa
C. Cacbon không có tính khử, không có tính oxi hóa
D. Cacbon vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa
Câu 18 Trong công nghiệp Si thường được điều chế bằng cách tnào 0 sau đây:
A. SiO2 + 2Mg → Si + 2MgO B. SiO2 + 2C → Si + 2CO
C. 4Al + 3SiO2 → 2Al2O3 + 3Si D. A; B; C đều đúng
Câu 19 pH của dd axit H2SO4 0,05M có giá trị:
A. pH = 1 B. pH = 5 C. pH = 8 D. pH > 12
Câu 20 Cho 500 ml dd NaOH 2M tác dụng với 500ml dung dịch HCl 1M tạo thành dd C.
Nồng độ [H+] trong dd C là:
A.10-14 B. 2.10-14 C. 4.10-14 D. 10-11
Câu 21 Một dd A chứa 0,01 mol Ca2+; b mol Mg2+; 0,01 mol Cl- và 0,03 mol NO3-. Vậy b có
giá trị là:
A. 0,02 B. 0,01 C. 0,03 D. 0,04
Câu 22 Cần thêm bao nhiêu lít nước vào V lít dd HCl có pH = 3 để được dd có pH = 4
A. 3V B. 9V C. 4V D.10V
Câu 23 Hòa tan hoàn toàn 1,2 g kim loại vào dd HNO3 dư thu được 0,224 lít N2 ở đktc là sản
phẩm khử duy nhất. Vậy X là:
A. Zn B. Cu C. Mg D. Al

2
Câu 24 13,5 g Al tác dụng vừa đủ với 2,2 lít dung dịch HNO3 tạo sản phẩm khử chỉ là 1 hỗn
hợp khí B gồm NO và N2O. Biết d B/ H2 = 19,2. Tìm nồng độ mol/lít của dung dịch HNO3 đã
dùng:
A.1,9M B. 0.86M C. 0,48M D. 0,72M
Câu 25 Nung nóng m gam Cu(NO3)2 một thời gian rồi dừng lại làm nguội và đem cân thấy
khối lượng chất rắn giảm 0,54 gam so với ban đầu. Vậy lượng Cu(NO3)2 đã bị nhiệt phân là:
A.1,88 B. 0,47 C.9,4 D. 0,94
Câu 26 Cho V1 ml dd NaOH 1M tác dụng với V2 ml dd H3PO4 2M thu được dung dịch C. Để
dung dịch C chứa 2 muối NaH2PO4 và Na2HPO4 thì mối quan hệ giữa V1 và V2 là:
A.V1 = 2V2 B. V2 = 2V1 C. 2V2 < V1 < 4V2 D. V1 = 1,5 V2
Câu 27 Lấy V ml dd HNO3 67% ( D= 1,4 g/ml) pha loãng bằng nước được dd mới hòa tan đủ
4,5 g Al và giải phóng hỗn hợp khí B ( gồm NO và N2O) có dB/H2=16,75. Giá trị của V bằng:
A. 54,34 ml B. 45,43 ml C. 54,43 ml D. 43,45 ml
Câu 28 Sục 3,36 l CO2(đktc) vào 250ml dd NaOH 1M thu được dd C. Cô cạn dd C được m
gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A.15,90 g B. 16,80 g C.18,00 g D. 20,22 g
Câu 29 Một loại thủy tinh chứa 13,0% Na2O; 11,7% CaO; 75,3% SiO2 về khối lượng. Thành
phần của loại thủy tinh này biểu diễn dưới dạng các oxit là:
A. 2Na2O. CaO. 6SiO2 B. 2Na2O. 6CaO. SiO2
C. Na2O. CaO. 6SiO2 D. Na2O. 6CaO. SiO2
Câu 30 Đốt cháy hoàn toàn m gam C trong V lít O2 ở đktc thu được hỗn hợp khí A có tỉ khối
đối với O2 là 1,25. Dẫn hỗn hợp A vào bình dd Ca(OH)2 dư thu được kết tủa trắng. m và V có
giá trị lần lượt là:
A. 0,72 g và 2,016 lít B. 0,98 g và 2,24 lít
C. 0,56 g và 3,472 lít D. 0,98 g và 1,344 lít
Câu 31 Nhận định nào sau đây đúng:
A. Phản ứng giữa các chất hữu cơ thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo
một hướng, đa số phản ứng phải có xúc tác, nhiệt độ
B. Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon( trừ CO; CO2, muối HCO3-; muối CO32-; muối
CN-; muối cacbua;...)
C. Chất hữu co là hợp chất chỉ có trong cơ thể sinh vật
D. A và B đúng
Câu 32 Cho hợp chất: CH3 – CH = CH – CH – CH3

C2H5
Tên thay thế của hợp chất đó là:
A. 4 – metyl hex –2-en B. 3 – metyl hex –4-en
C. 4 – etyl hex –2-en D. 2 – etyl hex –3-en
Câu 33 Có 4 chất: CH2Cl – CH3(1); CH3-CH3(2); CH2Cl-CH2-CH3(3);
CH3-CHCl-CH3(4); CH3-CH2-CH3(5)
Những chất đồng đẳng của nhau là:
A. 1 và 2; 4 và 5 B. 2 và 3; 2 và 5

3
C. 4 và 5 D. 1 và 5
Câu 34 Số lượng đồng phân mạch hở của C5H12 là:
A. 4 B. 5 C. 3 D. 2
Câu 35 Để xác định định tính C và H tronh hợp chất hữu cơ A người ta làm cách nào sau
đây:
A. Đốt cháy hoàn toàn A, dẫn một phần sản phẩm cháy qua dung dịch Ca(OH)2 dư và một
phần sản phẩm cháy qua CuSO4 khan
B. Sau khi đốt, chỉ dẫn sản phẩm cháy vào dd Ca(OH)2 dư
C. Sau khi đốt, chỉ dẫn sản phẩm cháy vào dd Ca(OH)2
D. Chỉ cần dẫn sản phẩm cháy vào dd H2SO4 đặc
Câu 36 Các chất:
2,2- đimetyl propan và 2-metyl butan là:
A. Đồng phân của nhau
B. Đồng đẳng của nhau
C. Vừa là đồng đẳng, vừa là đồng phân
D. Không phải đồng đẳng, không phải đồng phân của nhau
Câu 37 Trong hợp chất hữu cơ thì :
A. Cacbon luôn có hóa tri IV
B. Số oxi hóa trung bình của cacbon trong hợp chất hữu cơ có thể bằng 0
C. Số oxi hóa trung bình của cacbon trong hợp chất hữu cơ luôn khác 0
D. A và B đúng
Câu 38 Phân tích 1,7 g hợp chất hữu cơ A chỉ thu được 5,5 g CO2 và 1,8 g H2O. Công thức
đơn giản nhất của M là:
A. C5H10 B. C5H8 C. C4H8 D. Kết quả khác
Câu 39 Chất hữu cơ A chứa 7,86% H ; 15,73% N về khối lượng. Đốt cháy hoàn toàn 2,225g
A thu được 1,68 lít CO2( đktc). Biết MA < 100. Công thức phân tử của A là :
A. C3H7O2N B. C6H12O6 C. C2H5NO2 D. C4H7O2N
Câu 40 Đốt cháy hoàn toàn 0,3 g chất hữu cơ A ( thành phần chứa C, H, O) thu được 0,44 g
CO2 và 0,18 g H2O. Thể tích hơi của 0,3 g A bằng thể tích của 0,16 g khí oxi ở cùng điều kiện
nhiệt độ, áp suất. Công thức phân tử của A là :
A. C2H6O B. C2H4O2 C. C3H8O D. CH2O2

...............................................................HẾT......................................................................
ABCBBAABAB
BBCAADDBAB
BBCBDCDBCA
AABCAADBAB

You might also like