You are on page 1of 4

Thảo luận về vấn đề chiến tranh tiền tệ và tác động của

nó tới nền kinh tế TG và Việt Nam

Vấn đề: Chiến tranh tiền tệ nên hiểu như thế nào? Tác động của
nó tới nền kinh tế Thế giới và Việt Nam?
1. Chiến tranh tiền tệ là gì?

Hiện nay có hai cách hiểu:

 Cách hiểu thứ nhất là: chiến tranh tiền tệ là một dạng của chiến tranh kinh tế
và luôn có yếu tố lũng loạn thị trường tiền tệ của một quốc gia, gây nên bất
ổn tiền tệ làm nền kinh tế của quốc gia đó khủng hoảng.

 Cách hiểu thứ 2 là: chiến tranh tiền tệ là một quốc gia thực thi chính sách tỷ
giá hối đoái riêng bất chấp tác động của nó tới các quốc gia còn lại (đối tác
bên ngoài) nhằm thu lợi cho nền kinh tế của quốc gia và không quan tâm tới
sự thiệt hại của các đối tác.

 Tựu chung lại chiến tranh tiền tệ nên được hiểu theo nghĩa đầy đủ là một tổ
chức kinh tế hay chính phủ của một quốc gia sử dụng cồng cụ tiền tệ để thu
lợi cho quốc gia hay một thế lực kinh tế của quốc gia đó, và làm suy yếu nền
kinh tế-tài chính của các đối tác bên ngoài (các quốc gia khác) ; dùng đồng
tiền để chi phối nền tài chính của các đối tác bên ngoài, và có thể nghiêm
trọng hơn khi chính trị cảu các quốc gia là nạn nhân cũng bị chi phối bởi
cuộc chiến tiền tệ này.

2. Nguyên nhân của chiến tranh tiền tệ là do đâu?

• Nguyên nhân của chiến tranh tiền tệ trực tiếp xuất phát từ lợi ích kinh tế của
các quốc gia, không một quốc gia nào muốn lợi của mình giảm đi trong “
khẩu phần”. Nên một khi quốc gia nào đó có động thái nhằm tăng lợi ích
kinh tế của mình tức là sẽ có một phần lợi ích kinh tế của quốc gia khác
đàng bị giảm đi. Và tất nhiên để bảo vệ lợi ích của mình các quốc gia khác
sẽ có nhừng động thái phản lại và nếu điều đó xảy ra thì một cuộc chiến
tranht iền tệ đã bùng nổ.

• Nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến này có thể chính là lợi ích kinh tế và
tham vọng của các ông trùm tài chính, muốn dùng tiềm lực tài chính của
1
Thảo luận về vấn đề chiến tranh tiền tệ và tác động của
nó tới nền kinh tế TG và Việt Nam

mình và uy thế chính trị của quốc gia trên trường quốc tế can thiệp vào nền
kinh tế của các quốc gia khác nhằm làm suy yếu nền kinh tế- chính trị của
các nước đo và bắt đầu chi phối về mọi mặt thông qua các quan hệ kinh tế
tài chính quốc tê.

- Từ quá khứ cho tới hiện tại có thể thấy chiến tranh tiền tệ đã xảy ra và
đang có nguy cơ xảy ra. Trong quá khứ, gần Việt Nam có cuộc khủng
hoảng tiền tệ Châu Á 1997, và tiêu biểu là sự phá giá đồng Bath Thái do
chính sự đầu cơ tiền tệ của các tổ chức tài chính gây ra. Tại thời điểm
hiện tại thì nguy cơ chiến tranh tiền tệ có thể sảy ra do cuộc chiến tỷ giá
giữa Mỹ và Trung Quốc. Tất cả đều vì lợi ích kinh tế của các bên tham
gia cuộc chiến này.

Chiến tranh tiền tệ có thể được tiến hành theo hai hướng như sau:

- Thứ nhất là thông qua tỷ giá của đồng tiền so với đồng tiền của các đối thủ.
Thông qua việc điều các biện pháp điều chỉnh tỷ giá của ngân hàng TƯ, các
nước tham gia chiến tranh tiền tệ cố tình hạ thấp giá trị thực của đồng tiền
quốc gia, đánh giá thấp đồng nội tệ nhằm khuyến khích hoạt động xuất khẩu
và sản xuát trong nước hay can thiệp vào tỷ giá để làm giảm(hoặc tăng) giá
trị của các khoản nợ (hoặc khoản cho nước ngoài vay)

- Thứ 2 thông qua hoạt động đầu tư quốc tế các quốc gia có tiềm lưc kinh tế
tài chính mạnh sẵn sàng rót một lượng lớn vốn ngoại tệ vào một quốc gia
khác tạo nên bong bóng kinh tế và rồi chính các nhà đầu tư này sau một
thời gian lại rút sạch tiền của mình về nước, sự tháo chạy cưa dòng ngoại tệ
này gây ra một cú sock lên đông nội tệ làm cho NH TƯ không thể kiểm soát
chính sách tiền tệ. Và một lượng lớn tài sản quốc gia chảy ra ngoài vào túi
các nhà đầu cơ ngoại quốc.

Tác động của chiến tranh tiền tệ tới nền kinh tế thế giới:

- Xung quanh vấn đề các quốc gia thao túng đồng nội tệ: một khi có quốc gia
nào đó thao túng đồng nội tệ vì lợi ích của mình mà phớt lờ đi áp lực chính
trị từ các nước là đối tác thương mại thì ắt các nước khác cũng chạy đua theo

2
Thảo luận về vấn đề chiến tranh tiền tệ và tác động của
nó tới nền kinh tế TG và Việt Nam

nước đã khơi mào cho cuộc chiến. Sự bất phân thắng bại này sẽ làm cho các
bên liên tiếp đưa ra các biện pháp đối phó nhằm bảo hộ cho sản xuất trong
nước-các hàng dào thương mại, thuế quan sẽ được hình thành. Và từ đó
thương mại toàn cầu sẽ suy yếu , kinh tế toàn cầu sẽ không thể phát triển
nổi.

+ Về lâu dài thì chính sách nọi tệ yếu sẽ tao cho các nước đua nhau sản
xuất để xuất khẩu trong khi cầu thế giới lại không tăng kịp so với cung, từ
đó có thể xảy ra khủng hoảng thừa. (giống năm 1939 dẫn tới chiến tranh
TG2)

+ Các nước lớn lao vào cuộc chiến này sẽ làm các hàng hóa của nước có
đồng tiền yếu ( như châu Á, châu Phi..) càng ít cạnh tranh hơn khi xuất sang
các nước khác, xuất khẩu giảm. thêm vào đó là sự rẻ đi tương đối của hàng
hóa ngoại càng làm cho tình hình bi đát hơn. Và có thể khiến các nước kém
phát triển đang phát triển bị suy yếu về kinh tế, và một khi các nước này
cũng áp dụng chính sách bảo hộ thường mại thì kinh tế thế giới càng tồi tệ
hơn.

+ Khi một đồng tiền xuống giá sẽ sảy ra hiệu ứng domino, làm cho những
đồng tiền khác tăng giá một cách không mong muốn và theo sau nó là một
loạt các hệ lụy theo sao nó.

Hiện nay nguy cơ bùng nổ chiến tranh tiền tệ đang được chú ý là cuộc
chiến chưa có hồi kết giữa TQ và Mỹ quanh vấn đề tỷ giá NDT/USD.

- Xung quanh vấn đề đầu tư quốc tế, khi các luồng vốn đầu tư vào một quốc
gia bị rút đi đột ngột sẽ tao ra một cú sock nặng với nền kinh tế và ảnh
hưởng của nó lan tỏa tới các quốc gia lân cận có điều kiện tương đương; và
sẽ làm cho chính việc kiểm soát tiền tệ của NH TƯ không có tác dụng kịp
thời. Đồng nội tệ sẽ mất giá chầm trọng và khoản nợ nước ngoài của các
quốc gia này sẽ tăng cao chóng mặt gây ra nguy cơ vỡ nợ của các quốc gia.
Đồng thời cú sock này sẽ làm cho các nước bị tác động bị khủng hoảng kinh
tế lâu dài.

3
Thảo luận về vấn đề chiến tranh tiền tệ và tác động của
nó tới nền kinh tế TG và Việt Nam

- Những nền kinh tế mới nổi sẽ phải tiếp nhận một lượng tiền khổng lồ từ các
dòng vốn đầu tư nước ngoài vào từ chính sách nới lỏng định lượng(in thêm
tiền vào lưu thông) của các quốc gia đó. Và có thể tạo nên tình trạng bong
bóng tài sản, và gây áp lực tăng giá đông nội tệ của các nước có lường tiền
đầu tư vào.

Với nền kinh tế Việt Nam:

- Khi các nước thực hiện phá giá đồng tiền của mình thì hàng hóa sản xuất từ
các nước đó sẽ trở nên rẻ hơn gần như tương ứng với mức phá giá của cá
đồng tiền các nước. Do đó hàng nhập khẩu sẽ lấn áp hàng sản xuất trong
nước ngay tại thị trường nội đia ( nguy hiểm hỏn là tâm lý của người Việt là
sính đồ ngoại). Đồng thời với sức ép phá giá của các đồng tiền hàng VN sẽ
khó mà có chỗ đứng trên thị trường ngoại, gây sức ép phá sản cho các doanh
nghiệp xuất khẩu VN.

- Hiện nay với việc Mỹ đang dùng các biện phá để hạ giá đồng tiền USD
thông qua việc nới lỏng định lượng sẽ làm cho giá xăng dầu và giá vàng
tăng lên. Từ đó làm cho nhiều mặt hàng tăng giá theo, gây thêm tâm lys bất
ổn cho người dân. Kết cục là lạm phát tăng cao, chính phủ buộc phải thắt
chặt chính sách tiền tệ, cung tiền cho các doanh nghiệp sẽ bị hạn chế và gây
ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Hơn nữa tiền đồng của VN chưa xó giá trị chuyển đồi trên trương quốc tế
nên khi có sự biến động về tỷ giá không ai muốn nắm giữ đồng VN. Với
việc tháo chạy khỏi VNĐ sẽ gây khó khăn hơn trong việc điều hành nền
kinh tế vĩ mô của chính phủ.

You might also like