You are on page 1of 6

Phạm Thị Hòa

MSSV 09040233
Lớp: ĐL 10.10

ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG


SẢN VIỆT NAM

Bài tập tiểu luận

Quá trình hoàn thiện đường lối của đấu tranh của
Đảng giai đoạn 1939-1941 qua 3 Hội nghị Trung ương
VI, VII và VIII của Đảng

Bài làm

Hội nghị Trung ương VI (11/1939) :

- Hội nghị đã phân tích nguyên nhân và chiều hướng phát triển
của chiến tranh thế giới lần II. Hội nghị nhận định " cuộc khủng
hoảng kinh tế-chính trị gây nên bởi đế quốc". Chiến tranh sẽ gây
ra nhiều tai họa cho nhân loại nhưng cuối cùng chủ nghĩa phát xít
sẽ thất bại. Nhận định đúng đắn này của Đảng ta có tác động rất
lớn đến việc hoạch định đường lối cách mạng Đông Dương.

-Hội nghị nhân định tình hình Đông Dương: Đông Dương sẽ bị
cuốn vào guồng máy chiến tranh.Nhật sẽ xâm lược Đông Dương
và Pháp sẽ đầu hàng Nhật.Bộ máy cai trị ở Đông Dương đang
từng bước phát xít hoá, một thứ phát xít thuộc địa tàn bạo và
những kẻ đứng đầu bộ máy đó đang mưu toan thoả hiệp, đầu
hàng phát xít Nhật.

-Hội nghị xác định mâu thuẫn cơ bản của xã hội Đông Dương:
chiến tranh thúc đẩy các mâu thuẫn vốn có của xã hội thuộc địa
nửa phong kiến lên đỉnh tột cùng đòi hỏi phải được giải quyết.
Mâu thuẫn cơ bản và gay gắt nhất lúc này là: mâu thuẫn giữa đế
quốc và các dân tộc Đông Dương. Kẻ thù cụ thể, nguy hiểm nhất
của cách mạng Đông Dương lúc này là Đế quốc Pháp và bọn tay
sai phản bội dân tộc

-Hội nghị khẳng định hai nhiệm vụ cơ bản của cuộc cách mạng tư
sản dân quyền là đánh đổ đế quốc và giai cấp địa chủ phong kiến
không thay đổi, nhưng phải được áp dụng cho phù hợp với tình
hình mới. Trong điều kiện lịch sử mới , giải phóng dân tộc là
nhiệm vụ hàng đầu và cấp bách nhất. Tất cả mọi vấn đề của cuộc
cách mạng, kể cả vấn đề ruộng dất cũng phải nhằm vào vấn đề
dân tộc giải phóng mà giải quyết.

Để tập trung đông đảo lực lượng dân tộc, Hội nghị quyết định
thay đổi một số khẩu hiệu, chuyển hướng hình thức tổ chức và
hình thức đấu tranh:

- Tạm gác khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của giai cấp địa chủ; chỉ
chủ trương tịch thu ruộng đất của đế quốc và tay sai.

- Không nêu khẩu hiệu lập Chính phủ Xô viết công nông mà đề ra
khẩu hiệu thành lập Chính phủ Liên bang Cộng hoà dân chủ Đông
Dương.

- Quyết định thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông
Dương thay cho Mặt trận dân chủ Đông Dương, nhằm liên hiệp
các lực lượng dân chủ và tiến bộ, kể cả các tổ chức cải lương, đấu
tranh đòi dân sinh, dân chủ.

-Hội nghị nhấn mạnh nhiệm vụ chính trị công tác quần chúng lúc
này là lập công hội, nông hội, thanh niên phản đế, phụ nữ phản
đế hoạt động bí mật, bất hợp pháp nhằm tạo điều kiện tiến tới
làm bạo động để giải phóng dân tộc.

- Về Đảng,: Hội nghị đã có nhiều chủ trương củng cố Đảng, làm


cho Đảng phải thống nhất ý chí và hành động, phải mật thiết liên
lạc với quần chúng, phải có vũ trang lý luận cách mệnh, phải biết
lựa chọn cán bộ mới, phải củng cố hệ thống tổ chức khắp các
vùng và miền trong cả nước, phải chú ý chống nạn khiêu khích
mật thám, tự chỉ trích và đấu tranh nhằm chống cả biểu hiện hữu
khuynh và "tả" khuynh,... để bảo đảm Đảng vững mạnh làm tròn
sứ mệnh lịch sử khi cao trào giải phóng dân tộc được đẩy mạnh.

Hội nghị Trung ương VII (11/1940):


- Về Chiến tranh thế giới lần thứ hai,Hội nghị đã đánh giá từng đế
quốc, chỉ rõ thủ phạm gây ra chiến tranh và nhận định cả hai phe
đế quốc đều rắp tâm tiến công Liên Xô nhằm xoá bỏ Nhà nước xã
hội chủ nghĩa đầu tiên.

-Về phong trào cách mạng thế giới và cuộc chiến tranh đế quốc,
Hội nghị cho rằng, chính sách thống trị tàn bạo của chủ nghĩa tư
bản trong điều kiện lao vào chiến tranh, càng làm cho mâu thuẫn
giai cấp càng sâu sắc, xô đẩy các tầng lớp nhân dân đi theo giai
cấp vô sản. Tại các nước thuộc địa và phụ thuộc, phong trào
chống chiến tranh, đòi độc lập dân tộc đã nổ ra ngày càng lan
rộng.

-Về tình hình Đông Dương, Hội nghị cũng phân tích, đánh giá sâu
sắc tình trạng sưu cao thuế nặng, chính sách vơ vét của Pháp -
Nhật và sự khủng bố đàn áp của chúng,... đã đẩy nhân dân vào
tình thế phải đấu tranh quyết liệt.

-Căn cứ vào sự phân tích tình hình thế giới và ảnh hưởng của
Chiến tranh thế giới lần thứ hai tới Đông Dương, Hội nghị dự
đoán: "Một cao trào cách mạng nhất định sẽ nổi dậy”:

+Đảng phải chuẩn bị để gánh lấy cái sứ mệnh thiêng liêng: lĩnh
đạo (tức lãnh đạo - TG) cho các dân tộc bị áp bức Đông Dương võ
trang bạo động giành lấy quyền tự do độc lập"

+Hội nghị chủ trương: đi đôi với việc mở rộng Mặt trận phản đế,
phải lựa chọn những người hăng hái nhất trong các đoàn thể của
Mặt trận, tổ chức các đội tự vệ, trực tiếp vũ trang cho dân chúng,
tổ chức nhân dân cách mạng quân, tiến lên vũ trang bạo động.
-Hội nghị vạch rõ kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lúc
này là phát xít Pháp - Nhật. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế
lúc này thực chất là Mặt trận dân tộc thống nhất chống phát xít
Pháp - Nhật ở Đông Dương.
-Hội nghị đã phân tích, đánh giá khởi nghĩa Bắc Sơn và quyết định
duy trì đội du kích Bắc Sơn làm cơ sở cho xây dựng lực lượng vũ
trang cách mạng, vừa chiến đấu chống địch, bảo vệ nhân dân,
vừa phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới thành lập khu căn cứ,
lấy vùng Bắc Sơn - Võ Nhai làm trung tâm.

-Về xem xét đề nghị khởi nghĩa của Xứ uỷ Nam Kỳ, Hội nghị nhận
định điều kiện khởi nghĩa chưa chín muồi, nên không cho phép
phát động khởi nghĩa. Đồng chí Phan Đăng Lưu được Hội nghị
giao trách nhiệm truyền đạt quyết định của Trung ương Đảng cho
Xứ uỷNam Kỳ.

Đây là một chủ trương sáng suốt của Hội nghị Trung ương
tháng 11-1940, thể hiện việc nắm vững lý luận về khởi nghĩa vũ
trang cách mạng

Hội nghị Trung ương VIII (5/1941) :

-Nhận định về tình hình thế giới: phe phát xít sẽ thất bại,phe
dồng minh sẽ chiến thắng.Với chiến tranh TG I dẫn đến sự ra đời
của Liên Xô-một nước XHCN thì Chiến tranh thế giới lần II sẽ dẫn
đến sự ra đời của nhiều nước XHCN

-Nhận định về tình hình Đông Dương: từ khi chiến tranh bùng
nổ,quyền lợi của các tầng lớp đều bị cướp giật.Vì vậy, nhiệm vụ
đánh Pháp, đuổi Nhật không phải của riêng giai cấp công nông
mà là nhiệm vụ chung của toàn thể nhân dân Đông Dương.

-Trên cơ sở bổ sung và phát triển những quyết định của hội nghị
TW VI và hội nghị TW VII, hội nghị TW VIII đã có những chủ trương
sau:

+Một là xác định nhiệm vụ cách mạng: chống đế quốc, giải


phóng dân tộc là nhiệm vụ duy nhất của cách mạng Việt Nam lúc
này. Vì vậy tích chất của cách mạng Đông Dương lúc này là cách
mạng dân tộc giải phóng.

+Hai là vấn đề hình thức mặt trận: hội nghị quyết định thành lập
ở mỗi nước một mặt trận riêng: Việt Nam độc lập đồng minh (Việt
Minh), Ai Lao độc lập đồng minh, Cao Miên độc lập đồng minh

+Ba là vấn đề thể chế chính trị trong tương lai: sau khi đánh đuổi
Nhật-Pháp, thì các dân tộc ở Đông Dương có thể thành Liên bang
cộng hòa dân chủ Đông Dương, hay thành quốc gia riêng tùy ý.
Với Việt Nam, hội nghị chủ trương thành lập nước Việt Nam dân
5chủ cộng hòa theo tinh thần tân dân chủ chứ không đứng trong
cơ cấu liên bang Đông Dương

+Bốn là về vấn đề khởi nghĩa vũ trang: Đảng ta coi xúc tiến công
tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm trong giai
đoạn hiện tại. Hội nghị TW8 đã đề ra hình thái khởi nghĩa ở nước
ta sẽ là: đi từ khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa trong cả
nước.

+Năm là về công tác xây dựng Đảng: Coi trọng công tác đào tạo
cán bộ và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, gấp rút đào tạo
cán bộ , tăng thành phần trong Đảng.

Đặc biệt, Hội nghị Trung ương Đảng khóa VIII còn :

+Hội nghị có ý nghĩa quyết định đối với thành công của CM tháng
8 ở VN và ghi nhận công lao đóng góp của Nguyễn Ái Quốc trong
buổi đầu về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng.

+Nghị quyết tháng 5/1941 đã chuẩn bị mọi mặt cho sự chớp thời
cơ giành chính quyền. Nếu Hội nghị tháng 11/1939 mở đầu và
nêu những vấn đề cơ bản nhất của thay đổi đường lối; Hội nghị
tháng 11/1940 là sự tiếp tục, khẳng định Hội nghị tháng 11/1939;
thì Hội nghị Trung ương lần VIII là sự khẳng định đường lối của
Đảng giai đoạn 1939 - 1945. Đến đây, lần đầu tiên lí luận về chủ
trương chiến lược về một cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính
quyền đã được đề ra và hoàn chỉnh. Điều này đã tác động trực
tiếp tới thành quả của cách mạng tháng Tám năm 1945.

=>> Nội dung cơ bản về đường lối đấu tranh giành chính
quyền giai đoạn 1939-1941:

-Xác định tính chất của cách mạng Đông Dương lúc này là dân tộc
giải phóng

-Tập trung giải quyết nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng là đánh
đổ đếquốc và tay sai, giành độc lập dân tộc, tạm gác lại nhiệm vụ
dân chủ-ruộng đất.

-Thống nhất lực lượng cách mạng, không phân biệt tầng lớp, ai có
lòng yêu nước thương nòi đều tổ chức vào mặt trận dân tộc thống
nhất rộng rãi nhằm giải phóng dân tộc, cứu Tổ quốc.

-Chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước
Đông Dương. Mỗi dân tộc ở Đông Dương sẽ phải tự giành lấy độc
lập, tự do và trên cơ sở độc lập, tự do mà tự quyết vấn đề ở lại
hay tách ra khỏi liên bang Đông Dương.
- Coi trọng công tác đào tạo cán bộ và nâng cao năng lực lãnh
đạo của Đảng, gấp rút đào tạo cán bộ, tăng thành phần trong
Đảng.

You might also like