You are on page 1of 23

Bài tiểu luận : Thị trường muối

MỤC LỤC :

Trang
A. Đặt vấn đề …………………………………………………………………3
B. Thực trạng vấn đề ………………………………………………………….
C. Phản ứng của diêm dân …………………………………………………….
D. Phản ứng của các doanh nghiệp ……………………………………………
E. Phản ứng của chính phủ nhà nước …………………………………………
F. Giải pháp ……………………………………………………………………
G. Nhận định cá nhân …………………………………………………………..

SVTH : ĐẬU THỊ TÚ VÂN


Trang 1
Bài tiểu luận : Thị trường muối

A. ĐẶT VẤN ĐỀ :


Khi những năm gần đây, giá muối luôn tuột dốc, cái nghề quanh năm bán
mặt cho nước biển bán lưng cho trời ấy lại càng cơ cực. Chưa bao giờ , cuộc sống
của hàng ngàn diêm dân lại rơi vào cảnh khốn khó như hiện nay bởi giá muối rẻ
mạt, thậm chí bán không có người mua.
- Hai vợ chồng ông Đinh – diêm dân xã Tri Hải ( Ninh Thuận ) đã có thâm
niên hơn 40 năm làm muối khắc khổ cho biết :
“ Với nghề này, trung bình mỗi hộ làm muối thu nhập mấp mé chỉ 300 ngàn
đồng / người / tháng nhưng công việc thì quần quật không kể ngày đêm, những
năm trước, muối cũng được giá nên cũng đủ tiền trang trải cuộc sống gia đình.
Tuy nhiên mấy năm nay tình hình đã trở nên bi đát khi giá muối giảm liên tục. Vụ
này thu được khoảng 40 tấn muối với giá bán hiện chỉ còn 300 đồng / kg thì chỉ
thu được 12 triệu đồng, số tiền này sau khi trừ chi phí đầu tư và ruộng muối sẽ
chẳng còn là bao để lo cho cuộc sống của 4 người trong cả năm”.
Ông Đinh cũng tâm sự : “ Khi nghề muối lao đao, con tôm sú lên ngôi,
diêm dân nóng ruột chuyển sang làm đìa, nhưng thua lỗ con tôm nhiều năm hết
vốn, thấy làm muối được giá lại chạy vạy phá đìa quay về làm muối. Ở cái xã này,
nhiều cảnh gia đình làm muối nghèo lắm, họ phải bán “muối non” chịu cảnh ăn
trước trả sau, đời sống hết sức khó khăn và cực khổ”.
Chỉ một trận mưa lũ đột ngột sẽ khiến cho toàn bộ ruộng muối của diêm
dân gần như mất trắng; lực bất tòng tâm không kịp trở tay nên bao nhiêu công sức
lao động ngày đêm cật lực lại thành tay trắng. Nhiều hộ còn lâm vào cảnh nợ nần
ngay trên ruộng muối của mình(Do nhiều gia đình kẹt vốn, họ đã bán muối lấy
tiền trước cho thương lái, chỉ chờ thu hoạch là thương lái đến lấy đi nhưng muối
đã mất trắng thì họ phải trả số nợ này).
Hơn phân nửa số diêm dân trong xã là con nợ của các ông chủ nhà giàu,
chủ hiệu kinh doanh, buôn bán ở chợ xã chợ huyện và chính phủ thương buôn
muối của họ cả năm. Nghề muối rủi ro thất bát cao hơn nhiều so với nuôi cá trồng
SVTH : ĐẬU THỊ TÚ VÂN
Trang 2
Bài tiểu luận : Thị trường muối

lúa và các nghề nông khác, thế nên không ít hộ đang làm ngon trớn, tự dưng một
trận mưa trái mùa hay giá tuột một vụ là vỡ nợ, bán đất đai bỏ nhà đi biệt xứ, con
cái thì chịu cảnh học hành dở dang thì thiếu tiền.
“ Hầu hết bà con diêm dân là học hành chẳng tới đâu nên muối mất mùa, thất
nghiệp, không vốn liếng … họ chỉ biết xin vào làm công , làm thuê chủ có ruộng
muối lớn để kiếm cái ăn qua ngày”. Thời tiết thất thường đã đẩy số phận nhiều
người sản xuất vào chân tường, số tiền thu lại chỉ mới được 1/10 số tiền bỏ ra.
Tại những cánh đồng muối, người dân vẫn khom lưng gom muối, vẫn nỗi lo giá
muối xuống thấp, nợ cũ chưa trả dứt, vụ mới thiếu đầu tư.
Gia đình ông Đinh càng bức xúc khi được tin nhiều doanh nghiệp trong
nước vẫn đề nghị nhập khẩu thêm hàng trăm tấn muối khiến muối sản xuất trong
nước ế ẩm và rớt giá thê thảm, diêm dân điêu đứng.
Giá muối trượt dốc, người dân còn chịu áp lực, khác chi những diêm
thương - thay vì cứ chiều chiều về tận chân ruộng cân muối như các năm trước thì
giờ lại “bữa đực bữa cái” , có khi đến 4-5 ngày không về khiến muối làm ra ứ
đọng hết ngày này sang ngày khác, ế ẩm chất đầy đồng.
Tiêu thụ bấp bênh, diêm dân ai cũng ngao ngán và bí lối ra cho nghề muối, cái
nghề vốn chịu nhiều nhọc nhằn , luôn phải sống trong hoang mang lo sợ, trong
cảnh “được mùa rớt giá”.
Bà Út – vợ ông Đinh than thở :“ Chúng tôi làm muối cũng chỉ mong có bữa
cơm đạm bạc,chứ làm giàu từ muối quả không ai nghĩ tới, cái nghề phụ thuộc quá
nhiều vào trời, vào giá muối của thương lái.Cực nhọc trăm bề mới làm ra được hạt
muối nhưng giá lại rẻ như bèo, bán cả tạ muối mới mua được 2 cân gạo; cái đói thì
chực chờ trước mặt .
Giá muối đã thấp lại bị tư thương o ép, không chịu mua nên gia đình không còn
cách nào khác là nai lưng cõng muối đi bán dạo hoặc đổi lúa ở các địa bàn trong
tỉnh, gánh gãy cả lưng, đi dạo cả ngày khắp nơi mà mới bán được có 10.000 đồng
chẳng có gì khổ hơn!”.
SVTH : ĐẬU THỊ TÚ VÂN
Trang 3
Bài tiểu luận : Thị trường muối

Bà Út thở dài : “ Bà con diêm dân chúng tôi chỉ biết làm ra muối rồi bán
cho tư thương chứ đâu biết làm gì cạnh tranh với muối ngoại.”
Trong hoàn cảnh muối ế đầy đồng nhưng các DN trong nước vẫn cứ chăm chăm
nhập khẩu, còn đối tác nước ngoài lại tìm cách nhập khẩu muối thô của Việt Nam
rồi mang về chế biến lại.
Hai vợ chồng bày tỏ : “ Bây giờ chúng tôi chỉ mong Nhà nước mua 700.000
đồng/tấn là cũng được rồi”.
Diêm dân ở đây đang “đỏ mắt” mong mỏi có được sổ đỏ ruộng muối đang
sản xuất của mình để chuyển đổi từ phương thức sản xuất muối truyền thống sang
sản xuất muối kết tinh trên nền xi măng nhằm nâng cao năng suất ,chất lượng
muối .,tuy nhiên dân ở đây đều nghèo, do vậy nếu không được vay vốn ưu đãi thì
khó lòng xoay xở ra hàng chục triệu đồng để đầu tư sản xuất muối kết tinh trên
nền xi măng. Những đống muối trắng tinh cao ngất thẫm đẫm bao mồ hôi công
sức vẫn nằm chờ trong điệp khúc “được mùa mất giá” thì hi vọng thoát nghèo của
diêm dân cũng chỉ là ao ước…

SVTH : ĐẬU THỊ TÚ VÂN


Trang 4
Bài tiểu luận : Thị trường muối

B. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ :

Năm 2010 VN tiếp tục chịu ảnh hưởng giá muối thế giới, nếu giá muối
trong nước không giảm theo mặt bằng chung thì rất khó tiêu thụ. Nghề muối và
diêm dân đang đứng trước một "lựa chọn" khó khăn là: Cứ tiếp tục làm ra muối
với chất lượng không cao trong khi giá bán muối lại cao thì không tiêu thụ được.
Nhưng không SX muối nữa thì cả triệu diêm dân biết làm gì. Hơn nữa đất nước có
cả ngàn km bờ biển chẳng lẽ cứ quanh năm đi NK muối về ăn. Và điều xót xa là
dù nước ta có khả năng sản xuất muối và đời sống diêm dân luôn khó khăn, nhưng
hằng năm VN vẫn phải nhập muối để sử dụng. Năm 2009, VN đã phải nhập khẩu
tổng cộng trên 400.000 tấn muối. Đây không phải là năm đầu tiên VN nhập khẩu
muối.

Năm 2001, muối được nhập về nhiều nhất với 500.000 tấn, năm 2007 nhập
137.000 tấn, năm 2008 nhập trên 230.000 tấn. Dự kiến năm 2010 sẽ phải nhập
khoảng 260.000 tấn. Có trên 3.200 km đường biển, số giờ nắng trong năm luôn
cao nhưng VN lại luôn phải nhập khẩu muối là một nghịch lý đáng buồn.

Trên thực tế, nhu cầu tiêu thụ muối mỗi năm tăng khoảng 10% nhưng năng
lực sản xuất tăng không tương xứng, đơn cử như năm 2009 sản xuất chỉ tăng có
5,4%. Năng suất muối trung bình của nước ta không cao, chỉ ở khoảng 100 - 120
tấn/ha/năm, trong khi đó, tổng nhu cầu của cả nước từ 1,2 – 1,4 triệu tấn/năm thì
mỗi năm chúng ta phải nhập vài trăm tấn muối mới đáp ứng đủ”.

Nhập khẩu muối thì giá muối trong nước giảm, diêm dân cực khổ, nhưng
nếu không nhập thì lại không đủ muối cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất. Đáng lo
ngại là giá muối thế giới sẽ còn tiếp tục giảm mạnh, giá muối tại Ấn Độ chỉ có 20 -

SVTH : ĐẬU THỊ TÚ VÂN


Trang 5
Bài tiểu luận : Thị trường muối

25 USD/tấn, tức là bằng 25% giá muối tại Việt Nam, nếu cộng cả thuế nhập khẩu,
chi phí vận chuyển thì giá muối về đến cảng VN cũng không quá 800 đồng/kg.

Thiếu muối vì chưa có đủ diện tích làm muối, trong khi sản lượng lại phụ
thuộc quá nhiều vào thời tiết. Việc mở rộng diện tích sản xuất muối đang gặp khó
khăn về vốn khi mà đầu tư sản xuất muối rất tốn kém, trên dưới 100 triệu đồng/ha.
Trong khi đó, giá muối không ổn định khiến người dân lúc thì tập trung sản xuất
muối, khi lại bỏ muối nuôi tôm. Việc xây dựng các nhà máy, khu đô thị cũng đã
xóa sổ một số đồng muối.

Hiện nay, cả nước có 120 xã ven biển sản xuất muối với gần 70 nghìn lao
động nghề muối, liên quan cuộc sống của 250 nghìn người dân. Đặc thù của nghề
muối là phụ thuộc lớn vào thời tiết, mức độ rủi ro cao.,nhưng thu nhập của người
làm muối rất thấp. Do thu nhập thấp, người dân ven biển, nhất là các lao động
chính không còn mặn mà với nghề. Tại các tỉnh phía bắc, 75-80% số lao động
nghề muối là người già, phụ nữ và trẻ em.

Hiện giá muối hiện vẫn tiếp tục có xu hướng giảm (tại các tỉnh miền Bắc
giá muối 1.000- 1.200 đồng/kg; Đông Nam bộ và duyên hải miền Trung 350-
1.000 đồng/kg, giá muối công nghiệp 600- 750 đồng/kg; đồng bằng sông Cửu
Long có giá 600- 800 đồng/kg), gây khó khăn cho sản xuất và đời sống của diêm
dân.

Do thu nhập thấp, người dân không có điều kiện tái đầu tư sản xuất làm cho
hệ thống cơ sở hạ tầng và trang thiết bị sản xuất muối của nước ta xuống cấp trầm
trọng, năng suất muối ngày càng giảm. Trong thời gian qua, nhiều địa phương vốn
là vùng sản xuát muối vẫn tiếp tục lo tập trung phát triển công nghiệp, phá vỡ quy
hoạch ngành, khiến diện tích sản xuất muối sụt giảm. Việc đồng muối Cà Ná bị
xoá xổ là nguy cơ khó tránh khỏi. Còn tại Khánh Hoà, một đồng muối 22 ha cũng

SVTH : ĐẬU THỊ TÚ VÂN


Trang 6
Bài tiểu luận : Thị trường muối

vừa được quy hoạch phát triển khu công nghiệp. Tại Bạc Liêu, diện tích muối từ
5.000 ha đã giảm còn 2.100 ha...

Tuy nhiên có nhiều khó khăn mà hiện nay ngành muối đang phải đối mặt
như: việc thu mua muối cho diêm dân ở 20 tỉnh, thành có sản xuất muối vẫn còn
gặp nhiều khó khăn; việc đầu tư xây dựng kho chứa muối nguyên liệu, kho chứa
sản phẩm muối, bến bãi, nâng cao chất lượng muối trong quá trình sản xuất cũng
như vấn đề đào tạo cán bộ ngành muối vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ cũng như sự
quan tâm của Trung ương và địa phương...

Điều nghịch lý nữa là trong khi giá muối giảm mạnh thì người tiêu dùng
trong nước vẫn phải mua giá cao do hệ thống bán lẻ ăn quá dầy. Cụ thể muối tinh
thành phẩm các Cty xuất tại xưởng chỉ 2 triệu đồng/tấn, song DN mua về đóng gói
bán ra đắt gấp đôi, người tiêu dùng phải mua 4.500 – 5.000đ/kg muối; giá muối
gia vị cũng khoảng 4.000đ/gói 250g…Từ khi xuất hàng tại đồng muối đến “bàn
ăn”, giá đội lên gấp từ 5 - 6 lần.

Có thể thấy tình hình sản xuất muối tại huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh
làm minh chứng :

I/ Về Tình hình sản xuất muối:

1/ Về diện tích sàn xuất muối: trong niên vụ muối 2009-2010, diện tích muối của
TP.HCM ( H.Cần Giờ) là 1.608.9 ha ( trong đó: sản xuất muối trên nền đất là
1.546,9 ha, trên nền ruộng trải bạt là 62 ha) tăng 5,8% so với niên vụ muối 2008 –
2009. Diện tích sản xuất muối chủ yếu tập trung tại 03 xã và 01 thị trấn của huyện
Cần Giờ: xã Lý Nhơn: 917,7 ha, xã Thạnh An: 400 ha, xã Long Hoà: 202,2 ha, Thị
trấn Cần Thạnh: 89 ha.

SVTH : ĐẬU THỊ TÚ VÂN


Trang 7
Bài tiểu luận : Thị trường muối

2/ Sản lượng muối đuợc sản xuất: do điều kiện thời tiết thuận lợi ( 2010 thời tiết
nắng nóng, mùa mưa đến chậm ) nên sản xuất muối của TPHCM được bội thu, sản
lượng muối của toàn thành phố trong niên vụ muối 2009-2010 đạt 103,688 tấn,
tăng 59%-38.432 tấn so với niên vụ muối 2008 -2009

3/ Về số hộ, lao động tham gia sản xuất muối: bà con diêm dân thành phố hiện
đang sản xuất muối theo 02 phương pháp:

- Phương pháp sản xuất muối theo truyền thống: là lấy nước biển phơi kết tinh vào
mùa nắng trên nền đất nên sản phẩm chính là muối thô, năng suất và chất lượng
còn thấp ( bình quân đạt 58,72 tấn/ ha)

- Phương pháp sản xuất muối trên nền ruộng trải bạt (PE hoặc PVC): ở phương
pháp này tuy chi phí sản xuất có cao hơn ( do thêm chi phí bạt nhựa - sử dụng gần
4 năm) nhưng chất lượng muối vượt trội hơn; muối có độ trắng cao, sạch hơn và
có độ mặn nhiều hơn. Năng suất tănghơn từ 1,2 lần đến 1,5 lần- tuỳ điều kiện thời
tiết. Giá bán cao hơn từ 10% đến 20% so với muối đất. Niên vu muối 2009-2010,
trên địa bàn toàn huyện Cần Giờ đã có 62 ha/1.608.9 ha được áp dụng phương
pháp trải bạt ô kết tinh trong sản xuất muối ( tập trung tại địa bàn xã Lý Nhơn),
với năng suất trung bình đạt được là 70 tấn/ ha.

II/ Về tình hình tiêu thụ muối ( tính đến ngày


08/9/2010)

1/ Sản lượng muối tiêu thụ:

- Sản lượng muối được sản xuất trong niên vụ 2009-2010 đạt 103.688 tấn

- Sản lượng muối tiêu thụ: 54.432 tấn , trong đó:

+ Muối trắng ( muối loại 1): 7.391 tấn

+ Muối vàng ( muối loại 2): 43.448 tấn

+ Muối trải bạt: 3.593 tấn

SVTH : ĐẬU THỊ TÚ VÂN


Trang 8
Bài tiểu luận : Thị trường muối

- Sản lượng tồn: 49.256 tấn, trong đó:

+ Muối trắng ( muối loại 1): 11.609 tấn

+ Muối vàng ( muối loại 2): 36.900 tấn

+ Muối trải bạt: 747 tấn

2/ Giá thu mua muối ( giá bán):

- Giá thu mua muối tạm trữ ( theo văn bản số 1021/TTg-KTN của Thủ tướng
Chính phủ)

+ Muối trắng ( muối loại 1): 750 đồng/ kg

+ Muối trải bạt: 800đồng/kg

- Giá muối trên thị trường tự do

+ Muối trắng ( muối loại 1): 670 đồng/ kg

+ Muối vàng ( muối loại 2): 580 đồng/ kg

3/ Các đơn vị thu mua:

- HTX muối Tiến Thành: thu mua muối tạm trữ theo tinh thần Công văn số
1021/TTg-KNT, ngày 15/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

- Tư thương : thu mua muối theo giá thị trường tự do

Tính đến ngày 8/9/2010, tổng sản lượng muối được HTX Tiến Thành thu mua của
diêm dân huyện Cần Giờ là 6.600 tấn, chỉ đạt 33% so với kế hoạch. Tiến độ thu
mua này là chậm và dự báo khả năng sẽ không thu mua đủ số lượng 20.000 tấn
đến hết ngày 30/9/2010, Nguyên nhân :

- Do giá mua thị trường có tăng nhẹ nên diêm dân có tâm lý chần chừ, chờ đợi
xem giá muối có tăng thêm không, nên tiến độ bán muối hơi chậm

SVTH : ĐẬU THỊ TÚ VÂN


Trang 9
Bài tiểu luận : Thị trường muối

- Ngoài yếu tố cung – cầu, việc không có kho chứa muối ảnh hưởng không nhỏ
đến giá bán. Kho chứa muối của diêm dân tại các xã còn tạm bợ, không đủ chứa
nên bà con nhiều nơi để muối ngoài ruộng và che bằng bạt nhựa.

- Chậm thanh toán chi trả cho diêm dân bán muối ( sau khi HTX hoàn thành các
hồ sơ, thủ tục thu mua gửi cho Tổng công ty, thì 9-10 ngày sau diêm dân mới nhận
được tiền bán muối), gây khó khăn cho diêm dân, trong khi nếu bán cho tư thương
giá thấp hơn (670 đồng/kg) nhưng người dân lại được nhận tiền ngay,

- Trong thời đầu triển khai thu mua, người dân có tâm lý chần chừ, chưa bán mãi
khi gần đến thời điểm kết thúc thu mua đợt 01 ( ngày 30/8/2010) người dân mới
tiến hành bán muối dồn dập cho HTX, nhưng do điều kiện thời tiết không thuận
lợi ( mưa nhiều) gây khó khăn cho việc bốc xếp, vận chuyển, dẫn đến làm chậm
tiến độ thu mua muối.

- HTX thiếu vốn để thu mua muối, nhất là vốn để thanh toán tạm ứng trước một
phần cho người dân, nhằm động viên khích lệ người dân đăng ký bán muối cho
HTX.

- Việc bộ Công Thương cấp hạn ngạch nhập khẩu 170.000 tấn muối ngay từ đầu
vụ sản xuất góp phần tạo tâm lý hoang mang cho diêm dân và các doanh nghiệp
chế biến muối, nên khi vừa thu hoạch thấy sản lượng cao, diêm dân đã tranh nhau
mạnh ai nấy bán, các đầu nậu được dịp ép giá bán muối của diêm dân. Trong khi
đó, bên cạnh muối nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan vào thị trường Việt Nam,
nhất là muối chế biến nhập khẩu đang gây khó khăn cả cho đơn vị chế biến muối,
còn có một lượng nhập khẩu muối ngoài hạn ngạch thuế quan từ cuối năm 2009
đến nay vẫn tiếp tục về nhiều, mặc dù thuế nhập khẩu cao gấp 2 - 3,5 lần mức thuế
trong hạn ngạch

SVTH : ĐẬU THỊ TÚ VÂN


Trang 10
Bài tiểu luận : Thị trường muối

C. VỀ PHÍA CÁC DIÊM DÂN :

Diêm dân và các địa phương đều cho rằng giá nuối trong nước tụt thê thảm là
tại Bộ công thương điều hành nhập khẩu muối bất hợp lý.
Điều buồn hơn là chưa thấy có một động thái tích cực nào từ chính quyền và
các cơ quan chức năng liên quan tác động có hiệu quả vào đồng muối, với mong
muốn cải tiến công nghệ làm muối trắng thay cho làm muối đen truyền thống như
lâu nay. Việc này chưa khắc phục thì muối sản xuất vụ tới của diêm dân sẽ tiếp tục
ế.
Thực tế sản xuất muối ở Bạc Liêu đang bộc lộ nhiều cái khó cần giải quyết
ngay khi mùa vụ làm muối đã khởi động : Diêm dân không vốn liếng muốn vay
cũng không thể vì sổ đỏ đã gửi nhiều năm nay ở ngân hàng.
Cũng ở Bình Thuận, đã bước vào cuối vụ muối 2010 nhưng diêm dân vẫn phải
đối mặt với muôn vàn khốn khó vì giá muối trên thị trường chưa có dấu hiệu sáng
sủa hơn, muối vẫn không bán được mà gom thành nhiều đống lớn phủ bạt chờ tiêu
thụ.
Diêm dân không buồn cào muối, thu nhập thấp, những người dân ven biển,
nhất là các lao động chính không còn mặn mà với nghề.

SVTH : ĐẬU THỊ TÚ VÂN


Trang 11
Bài tiểu luận : Thị trường muối

Nhiều địa phương vốn là vùng sản xuất muối vẫn tiếp tục lo tập trung phát
triển công nghiệp, phá vỡ quy hoạch ngành, khiến diện tích sản xuất muối sụt
giảm, việc đồng muối Cà Ná bị xóa sổ là nguy cơ khó tránh khỏi.
Giá muối thê thảm, nhiều diêm dân không bán cho thương lái mà thồ, gánh
muối đến các địa phương khác bán. Tuy số lượng không nhiều nhưng giá bán lẻ
luôn cao gấp 3 - 4 lần giá bán buôn. Tại TP. Nam Định, giá muối bán lẻ hiện ở
mức 3.000 - 4.000 đồng/kg.

Cũng một thực tế đang diễn ra ở các vùng sản xuất muối, đó là doanh nghiệp
đầu tư công nghệ sản xuất muối sạch cho diêm dân nhưng nhiều người vẫn lén lút
bán ra ngoài.Khi giá muối giảm mạnh, nhiều người đổ lỗi cho Bộ Công Thương đã
cấp hạn ngạch nhập khẩu muối năm 2010 cho doanh nghiệp, ảnh hưởng không
nhỏ đến sản xuất và tiêu thụ muối của bà con.

Nhiều người cho rằng từ khi Tổng công ty Muối gặp khó khăn, không giữ được
vai trò điều tiết, buộc phải sáp nhập với Tổng công ty Lương thực miền Bắc (tháng
11/2009), ngành muối như “rắn mất đầu”.

Do mức thu nhập bình quân của các hộ làm muối đều trên mức “chuẩn nghèo”
trong khi chuẩn ấy không phản ánh công sức và thời gian lao động của diêm dân ,
nên hầu hết diêm dân rất nghèo nhưng không được cấp sổ hộ nghèo vì vậy con em
của họ hầu như không nhận được chính sách ưu đãi nào, dẫn đến nghỉ học, thất
học vì nghèo.

Trong khi hằng nay, mỗi tỉnh có thể chi đầu tư hàng chục tỷ cho vùng nuôi
tôm, vùng lúa … thì đồng múa hầu như bị bỏ quên.

Diêm dân thiếu vốn, không có hỗ trợ, rủi ro nhiều mà phải tự gánh chịu hậu
quả… Người ta có thể ăn bánh mỳ thay cơm, dùng đậu hủ thay thịt cá… nhưng
muối thì không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Dù mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng
SVTH : ĐẬU THỊ TÚ VÂN
Trang 12
Bài tiểu luận : Thị trường muối

như vậy thế nhưng hạt muối chưa được “đối xử” công bằng. “Muối quý hơn vàng
” và thực tế phơi bày: chủ nhân của những kho vàng ấy đang sống trong cảnh bần
cùng, dưới đáy xã hội.Còn các ngân hàng,họ chỉ cho doanh nghiệp và nông gia
làm ăn lớn vay vốn…Đất làm muối giá trị thấp, khó chuyển đổi, thế chấp vay cũng
không được…. Khó khăn như vậy làm sao xoay sở và tiếp cận nổi. Trong khi kho
dự trữ muối của nhà nước hiện không có, diêm dân càng không đủ tiền để tự xây
kho chứa cho mình. Mỗi khi thị trường muối biến động, việc điều tiết cung cầu để
bình ổn giá muối gần như không thể và cũng không ai san sẻ trách nhiệm và thiệt
hại với dân. Diêm dân quả là chưa được gì từ chính sách của chính phủ đối với
nghề muối dù có cũng chỉ là hình thức hỗ trợ gián tiếp chứ diêm dân vẫn chưa
được hỗ trợ trực tiếp.

D. PHẢN ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP :

-Trong khi thị trường muối đang ế ẩm, rớt giá khiến Chính phủ phải có chủ trương
mua tạm trữ thì vẫn có doanh nghiệp đề nghị nhập khẩu muối. Thậm chí có doanh
nghiệp còn xin nhập lượng muối ngoài hạn ngạch đã cấp.
Các doanh nghiệp giải thích loại muối họ xin nhập khẩu hiện trong nước chưa sản
xuất được :

+Công ty Cổ phần Công nghệ năng lượng xanh(Hà Nội) cho hay công ty xin
nhập 50 tấn muối,đây là loại muối dạng viên nén tinh khiết phục vụ trong công
nghiệp và sản xuất đồ uống. Hiện nay trong nước chưa thể sản xuất được muối
dạng này và giá của nó lên tới 4.000 đồng/kg.

SVTH : ĐẬU THỊ TÚ VÂN


Trang 13
Bài tiểu luận : Thị trường muối

+Một số doanh nghiệp muối khác thì tỏ ra bất bình vì hiện giá muối “rẻ như
cho” mà lượng muối nhập khẩu về từ đầu năm đến nay lên tới 170.000 tấn.
Giám đốc một công ty muối cho hay:

… “Theo tôi được biết thì có doanh nghiệp chỉ dùng khoảng 10 tấn muối/năm
nhưng lại xin nhập tới hàng chục ngàn tấn. Chắc chắn lượng muối nhập dư
thừa đó phải phục vụ mục đích kinh doanh khác”

+Cũng bức xúc đó,Giám đốc một doanh nghiệp ngành muối cho biết : ngay cả
doanh nghiệp sản xuất sành, sứ thiết bị điện cũng xin nhập muối về làm
nguyên liệu. Với công suất của những nhà máy đó, thì mỗi năm chỉ tiêu thụ
chưa hết 10 tấn muối tinh khiết. Thế nhưng họ lại xin nhập tới hàng chục nghìn
tấn.

-Về vấn đề thu mua tạm trữ muối ,nhiều DN cho rằng về lâu dài chính sách ấy
không phải là một giải pháp tối ưu. Hơn nữa, việc vận động các DN mua “muối
đen” chẳng khác nào đi làm khó doanh nghiệp.Một giám đốc phản ứng : “Chúng
tôi là DNSX thực phẩm, tuy sử dụng không nhiều muối trong các dây chuyền sản
xuất nhưng lại rất cần muối có chất lượng đồng đều và nguồn cung ổn định. Vì thế
không thể vận động mua muối cho diêm dân, trong khi DN mua về thì không thể
đưa vào SX được!” .

Theo Giám đốc Công ty TNHH Việt Hương, công ty chọn sản phẩm muối
khô NK từ Trung Quốc vì 2 lý do, đó là chất lượng ổn định và NK với giá chấp
nhận được, 400 đồng/kg. Muối SX trong nước khó tồn tại lâu dài nếu như chúng ta
cứ hài lòng với công nghệ SX và chế biến muối như hiện nay mà phải thay đổi qui
trình chế biến công nghệ.

Ở huyện Cần giờ,đại diện Công ty Masan Food lại băn khoăn đối với đơn
vị thu mua HTX Tiến Thành,liệu HTX có đủ cung cấp một số lượng muối đảm

SVTH : ĐẬU THỊ TÚ VÂN


Trang 14
Bài tiểu luận : Thị trường muối

bảo chất lượng lớn với thời gian kéo dài hay không. Do đó, nếu không đảm bảo
nguồn cung đủ lớn thì ngay cả Cty Masan Food cũng không thể ký hợp đồng thu
mua muối của Cần Giờ nói chung và HTX Tiến Thành nói riêng được.

Với những gì đang diễn ra, giới DN, các DN thu mua, DN chế biến công
nghiệp đều đang thăm dò xem tình hình thế nào, ngay cả các DN đã được cấp
quota (hạn nghạch) rồi cũng không dám NK. Nếu giá muối trong nước tiếp tục
giảm thì dù có quota NK vào thời điểm này cũng sẽ thua thiệt hơn so với mua
muối trong nước

Giá muối diêm dân bán ra giảm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập
của diêm dân mà còn ảnh hưởng hưởng đến SXKD của các DN. “Hiện nay tư
thương, hoặc DN chỉ thu mua muối của diêm dân có 400đ/kg, nhưng do xăng dầu
tăng giá, chi phí vận chuyển tăng, vận chuyển được muối từ Nam ra Bắc đội tổng
chi phí lên rất lớn. Các DN tiêu thụ sản phẩm chế biến cứ hỏi, giá muối thu mua
của dân thấp thế, sao sản phẩm bán ra vẫn không xuống, DN biết giải thích thế
nào? Như thế có phải là thiệt thòi cả người sản xuất muối cả DN chế biến, tiêu thụ
muối sao.

E. VỀ PHÍA CHÍNH PHỦ NHÀ NƯỚC :

• Theo Cục trưởng Chế biến Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối,
cho biết, Cục nhận được đề nghị xin nhập khẩu muối trong chế biến lương
thực, thực phẩm, muối tinh khiết dùng trong công nghiệp thực phẩm (thuộc
nhóm 2501) hiện trong nước chưa đáp ứng đủ, nên doanh nghiệp xin nhập
để phục vụ sản xuất là chuyện bình thường.Tuy nhiên, từ tháng 6, khi muối
sản xuất trong nước có hiện tượng tồn đọng và rớt giá, Thủ tướng Chính
phủ, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn không đồng ý cho nhập muối
thông dụng mà trong nước sản xuất được.

SVTH : ĐẬU THỊ TÚ VÂN


Trang 15
Bài tiểu luận : Thị trường muối

• Giải thích về nhu cầu nhập muối của các doanh nghiệp, Tổng Giám đốc
Công ty muối Việt Nam cũng cho rằng, bất cứ doanh nghiệp nào khi kiến
nghị nhập khẩu cũng sẽ đưa ra lý do khiến cơ quan chức năng phải “gật
đầu”.Thừa nhận rằng hiện các nhà máy trong nước chưa sản xuất được
muối chân không (NaCL trên 99,9%), mà chỉ sản xuất được loại muối có
NaCL khoảng trên 98%.....Tuy nhiên, đang có tình trạng “ngược”, là các
doanh nghiệp trong nước muốn nhập muối về thì các nhà nhập khẩu từ
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Mỹ lại tìm cách nhập khẩu muối thô từ
Việt Nam vì cho rằng, muối sản xuất tại các đồng muối của Việt Nam được
làm theo cách thủ công, giữ được rất nhiều vi chất từ nước biển. Nếu sử
dụng trong công nghiệp thực phẩm hay tiêu dùng đều rất tốt.

• Theo Bộ Công thương, do tình hình sản xuất muối trên thế giới có nhiều
thuận lợi, cho năng suất và sản lượng cao, nên giá muối thị trường thế giới
giảm kéo giá muối trong nước giảm theo, gây khó khăn cho diêm dân,đây
là nguyên nhân khách quan, không phải là do tác động từ việc cho phép
nhập khẩu muối . Bộ Công thương khẳng định không cho phép các doanh
nghiệp nhập khẩu nhằm mục đích thương mại thuần túy.

• Trước tình hình đó,nhà nước cũng đưa ra nhiều giải pháp để hỗ trợ hàng
ngàn diêm dân trong nước thoát khỏi cảnh khó khăn.

F. GIẢI PHÁP CHUNG :

1. Trước mắt, cố gắng giữ nguyên diện tích đồng muối hiện có, rồi sẽ tăng
cường thâm canh, cải tạo cơ sở hạ tầng đồng muối để tăng năng suất, chất
lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm muối Việt Nam, hạn chế nhập
khẩu và tiến tới phát triển xuất khẩu muối.

SVTH : ĐẬU THỊ TÚ VÂN


Trang 16
Bài tiểu luận : Thị trường muối

2. Đẩy nhanh việc thu mua muối cho diêm dân, ưu tiên thu mua muối cho các
tỉnh có diện tích, trữ lượng muối cao như: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bạc
Liêu, Khánh Hòa.. Khuyến khích các DN nhanh chóng tiến hành thu mua
toàn bộ trữ lượng muối còn tồn đọng để làm sao giữ giá muối không giảm
quá sâu và nhằm tạo điều kiện cho diêm dân có lãi khoảng 30%.
3. Chỉ đạo các Ngân hàng Thương mại trong cả nước đẩy mạnh cho vay nông
nghiệp, nông thôn và cho vay các ngành, nghề sản xuất muối theo hướng
tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về tín dụng ngân hàng đối với nông
nghiệp, nông thôn và ngành, nghề sản xuất muối.
4. Đảm bảo cung ứng đủ nguồn vốn và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân
và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh muối tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi
của Chính phủ
5. Rà soát quy hoạch phát triển muối theo hướng giảm những vùng sản xuất
phân tán, năng suất thấp, hiệu quả kém, khuyến cáo diêm dân chuyển đổi
sang các ngành nghề khác có hiệu quả hơn(thông qua việc tổ chức đào tạo,
chuyển nghề cho diêm dân đồng thời hỗ trợ vốn ) bên cạnh đó,bổ sung quy
hoạch muối theo hướng tập trung vào những vùng trọng điểm có điều kiện
phát triển, có năng suất như các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh
Hòa,Bạc Liêu… đầu tư cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng muối và tạo
mọi điều kiện cho diêm dân ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
muối như: áp dụng trải bạt ô kết tinh muối hoặc chuyển vị trí chạt lọc để
giảm thiểu cường độ lao động, nâng cao năng suất, chất lượng muối và
nâng cao thu nhập cho người làm muối.
6. Đưa nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, giúp dân chuyển đổi
từ phương thức thủ công sang sản xuất công nghiệp, đầu tư tập trung gắn
với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

SVTH : ĐẬU THỊ TÚ VÂN


Trang 17
Bài tiểu luận : Thị trường muối

7. Khuyến khích tiêu thụ hàng hoá thông qua hợpđồng, các đơn vị kinh doanh
muối trên địa bàn cần ký hợp đồng tiêu thụ và công bố giá mua muối cho
diêm dân ngay từ đầu vụ sản xuất để diêm dân yên tâm đầu tư sản xuất
8. Sớm tổ chức Hiệp hội ngành hàng muối theo kiến nghị của các địa phương
để hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ, giúp doanh nghiệp, diêm dân có thêm thông tin
về giá, về cung cầu, về thị trường tiêu thụ sản phẩm, điều hoà các doanh
nghiệp, các hộ dân trong quá trình sản xuất muối, giúp ngành muối đi lên
theo đúng với quỹ đạo phát triển trong tương lai.
9. Tăng cường công tác điều hành cung cầu xuất, nhập khẩu, Chấn chỉnh lại
khâu lưu thông muối, quản lý thị trường lưu thông muối, tăng cường vốn
lưu thông cho ngành muối, xác định nhu cầu sử dụng muối, dự kiến khả
năng sản xuất muối trong nước, để có kế hoạch điều tiết lượng muối nhập
khẩu. Theo dõi tình hình sản xuất và cung ứng từng thời điểm để cấp hạn
ngạch nhập khẩu kịp thời, tránh tình trạng nhập khẩu ồ ạt, mất cân đối cung
cầu, làm giá muối trong nước lên xuống thất thường. Để bình ổn thị trường
các cơ quan chức năng cần phải can thiệp để hệ thống bán lẻ không “tát
nước theo mưa”.
10. Tạm dừng cấp hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối, tránh lợi dụng nhập
khẩu để buôn bán ảnh hưởng đến muối sản xuất trong nước.
11. Thông qua chính sách khuyến khích diêm dân và các thành phần kinh tế
đầu tư mở rộng sản xuất và chế biến sản phẩm sạch, sử dụng hiệu quả tài
nguyên nước, đất ven biển. Về lâu dài ,xây dựng chiến lược phát triển
ngành muối như cho dự trữ lưu thông đối với mặt hàng muối như đối với
mặt hàng gạo nhằm bình ổn giá khi được mùa như hiện nay; có chính sách
hỗ trợ các đơn vị chế biến xuất khẩu muối…

G. NHẬN ĐỊNH CÁ NHÂN :

SVTH : ĐẬU THỊ TÚ VÂN


Trang 18
Bài tiểu luận : Thị trường muối

Ngành sản xuất muối có vị trí rất quan trọng vì muối là món ăn không thể thiếu
được của nhân dân và rất cần thiết cho sản xuất của ngành chế biến thực phẩm và
nhiều ngành công nghiệp khác, nó là nguồn sinh sống của hàng chục vạn người
làm muối. Ngành muối phát triển còn có thể tăng thêm nguồn vật tư xuất khẩu.
Nhưng hiện nay, tình hình tiêu thụ muối của diêm dân đang gặp nhiều khó khăn,
giá muối trong nước giảm mạnh.

Thứ nhất, nguyên nhân chính do năm nay thời tiết thuận lợi, sản xuất muối
của Việt Nam được mùa bội thu. Trong khi đó, giá muối thế giới hiện nay giảm
mạnh (còn 35-40 USD/tấn) nên lượng nhập khẩu muối ngoài hạn ngạch thuế quan
từ cuối năm 2009 đến nay vẫn tiếp tục về nhiều, mặc dù thuế nhập khẩu đã ở mức
cao (muối tinh khiết là 50%, muối công nghiệp là 60%, cao gấp 2-3,5 lần mức
thuế trong hạn nghạch thuế quan. Theo tôi,đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc
tiêu thụ muối của diêm dân hiện nay gặp khó khăn, giá muối trong nước giảm
mạnh, nhất là khu vực phía Nam, giá muối mua tại ruộng giảm còn 300-800
đồng/kg.

Các giải pháp vừa qua của Nhà nước đã góp phần kìm chế sự sụt giảm giá muối ở
thời điểm mùa vụ, nhưng chưa đủ mạnh vì số lượng mua quá ít (hơn 10 lượng
muối sản xuất ra) và nhất là trong thời điểm thu hoạch rộ, nguồn cung lớn hơn
nguồn cầu, tổ chức quản lý thị trường lại thiếu chặt chẽ, tình trạng cạnh tranh
trong việc mua muối cho diêm dân thiếu lành mạnh, người mua có cơ hội ép giá
người sản xuất nên giá thị trường còn xuống thấp và diêm dân vẫn phải bán, vì vậy
người chịu thua thiệt lớn nhất vẫn là diêm dân

Thứ hai, có thể thấy chính sách giá sàn mua muối là phù hợp, bảo vệ được
lợi ích của diêm dân, nhưng muốn chính sách này phát huy được hiệu quả cần có
cơ chế tài chính thật rõ ràng để hỗ trợ khi doanh nghiệp mua muối theo giá
sàn đưa vào dự trữ, đến thời điểm bán ra giá thị trường xuống thấp hơn giá mua

SVTH : ĐẬU THỊ TÚ VÂN


Trang 19
Bài tiểu luận : Thị trường muối

vào, doanh nghiệp bị lỗ. Nếu không có cơ chế hỗ trợ kịp thời, các doanh
nghiệp được giao nhiệm vụ sẽ mua cầm chừng, diêm dân vẫn phải bán muối với
giá thấp hơn giá sàn.

Bộ Công Thương cũng không nên cấp hạn ngạch cho quá nhiều đơn vị, mà cần
chọn một số doanh nghiệp lớn có năng lực sản xuất, thu mua chế biến, xuất nhập
khẩu ở nhiều nơi để dễ điều tiết cung cầu trong tiêu dùng và sản xuất, ổn định giá
cả. Các bộ cần tiến tới xóa bỏ hạn ngạch và điều tiết, kiểm soát mặt hàng này bằng
các chính sách thuế để tăng thu ngân sách và hạn chế phát sinh mất ổn định giá
muối .

Thứ ba, yêu cầu đối với ngành muối là nhất định phải bảo đảm nhu cầu
muối ăn cho nhân dân, nhu cầu muối cho công nghiệp, và bảo đảm dự trữ vật tư
cho Nhà nước. Đối với các tỉnh có bờ biển mà hiện nay sản xuất muối còn ít thì
phải cố gắng đẩy mạnh phát triển sản xuất muối để nhanh chóng tự túc và tiến lên
cung cấp thêm muối cho Nhà nước

Phần lớn sản lượng muối hiện nay là do các hợp tác xã làm muối đảm nhiệm. Đối
với các hợp tác xã liên hợp vừa làm muối vừa làm nông nghiệp và nghề khác, phải
coi trọng bảo đảm sản xuất muối, đồng thời vẫn coi trọng sản xuất nông nghiệp và
nghề khác. Các hợp tác xã này nói chung không nên vội tách ra thành những hợp
tác xã chuyên làm muối (trừ những nơi có điều kiện) để khỏi ảnh hưởng đến việc
cung cấp lương thực, tuy vậy cần tổ chức các đội sản xuất muối chuyên nghiệp
trong các hợp tác xã đó và giải quyết tốt vấn đề lao động và lương thực cho các hộ
trong các đội chuyên nghiệp này để đảm bảo đẩy mạnh phát triển sản xuất
muối.Trong việc củng cố và phát triển hợp tác xã, cần kết hợp chặt chẽ công tác tư
tưởng, công tác tổ chức, và chú trọng tăng cường cơ sở vật chất và kỹ thuật của
hợp tác xã.

SVTH : ĐẬU THỊ TÚ VÂN


Trang 20
Bài tiểu luận : Thị trường muối

Ra sức đấu tranh khắc phục mọi biểu hiện xấu như: không chấp hành nghiêm
chỉnh chính sách thu mua, thu thuế, giá cả và quản lý thị trường của Nhà nước, tư
tưởng tự tư tự lợi, kém tinh thần trách nhiệm, không tôn trọng lợi ích tập thể và lợi
ích của Nhà nước, tư tưởng ỷ lại trông chờ sự giúp đỡ của Nhà nước.

Đối với việc khai hoang đồng muối cần phải giúp đỡ, khuyến khích người đi khai
hoang muối một cách đúng mức như đối với nông dân đi khai hoang nông nghiệp.

Nhiều trường hợp các doanh nghiệp đầu tư công nghệ sản xuất muối sạch cho
diêm dân nhưng nhiều người vẫn lén lút bán ra ngoài. Việc này không những làm
tổn thất kinh tế cho doanh nghiệp mà diêm dân còn tự đẩy mình vào tình trạng bất
ổn trong khâu tiêu thụ.

Phải chăng ngành muối đang thiếu một “nhạc trưởng” để điều tiết giá và thị trường
tiêu thụ dẫn đến việc diêm dân sản xuất muối xong là bán ồ ạt (vì không có vốn,
không có kho giữ) nên lợi nhuận không cao, thường xuyên bị ép giá; đến khi thiếu
muối, dù giá có cao nhưng cũng không còn để bán. Chất lượng muối ngoại chưa
chắc đã hơn muối nội, có khi còn thấp hơn nhưng do yêu cầu sản xuất nên buộc
phải nhập.

Thứ tư, thời tiết nước ta phức tạp, mưa nắng xen kẽ thường ảnh hưởng
không tốt đến nghề sản xuất muối phơi cho nên phải coi nghề muối nấu là biện
pháp cần thiết có tính chất lâu dài bên cạnh nghề muối phơi. Có như vậy mới tận
dụng được khả năng sản xuất, bảo đảm được sản xuất cả trong thời gian thời tiết
xấu. Để khuyến khích nghề nấu muối, cần phải tăng giá muối nấu hoặc hạ giá than
và vận tải than một cách thích đáng làm cho người làm muối yên tâm và phấn khởi
sản xuất

Và quan trọng là, tuy năm nay năng suất muối trên cả nước tăng cao nhưng
công nghệ SX của các nước tiên tiến hơn ta nên giá muối NK lại rẻ hơn giá bán
SVTH : ĐẬU THỊ TÚ VÂN
Trang 21
Bài tiểu luận : Thị trường muối

muối trong nước, do vậy đã có nhiều DN nhập muối thay vì mua của diêm dân
trong nước, muốn làm muối trắng phải đầu tư, phải có thời gian chuẩn bị, đằng
này không đầu tư lấy đâu có sản phẩm muối trắng….”.
Nhiều hộ diêm dân cũng không vốn, muốn vay cũng không thể, vì sổ đỏ đã gửi
nhiều năm nay ở ngân hàng; thời gian ứng dụng công nghệ mới không còn kịp; kỹ
thuật mới chưa được trang bị... Rõ ràng duy trì sản xuất muối truyền thống sẽ tồn
tại ít nhất là thêm 1 niên vụ nữa, điều này đồng nghĩa với việc chấp nhận thách
thức, mà người gánh chịu không ai khác - chính là diêm dân

Không phải vì Bộ Công thương cấp hạn ngạch cho NK muối làm giá muối
trong nước giảm.

Theo tôi, việc cấp hạn ngạch không có ảnh hưởng gì đến việc SX muối
trong nước. Các Ngành muối công nghiệp không dùng muối trong nước SX mà chỉ
dùng muối NK. Các DN này không phụ thuộc vào việc được mùa muối hay mất
mùa muối. Được hay không được mùa, như mọi năm thì DN vẫn NK. Cái chính là
thời điểm cho nhập khẩu muối là không phù hợp.

NK bao nhiêu, thời điểm nào thì phải đặt lên bàn cân đắn đo, suy tính chứ
không thể làm tuỳ tiện. Hơn nữa dẫu biết rằng do công nghệ SX lạc hậu nên giá
muối trong nước còn cao nhưng cũng không thể cứ nhập ồ ạt muối ngoại với suy
nghĩ cứ rẻ là nhập. Bởi ngay cả các nước phát triển thì nông dân, diêm dân của họ
cũng vẫn được bảo hộ ở một mức độ nào đó. Vả lại không phải nhập muối rẻ về là
người tiêu dùng trong nước được mua muối hạ. Thực tế với nhiều mặt hàng nông
sản giá rẻ NK về, DN "mông má" thêm hàng tá các loại chi phí vào làm đội giá lên
cũng đâu có thua kém giá hàng hoá cùng loại SX trong nước.

Còn về góc độ thị trường mà nói, chỉ cần động thái cho phép NK thôi là DN, tư
thương đã ép giá diêm dân rồi hoặc tư thương và các DN tiêu thụ muối sẽ chần
SVTH : ĐẬU THỊ TÚ VÂN
Trang 22
Bài tiểu luận : Thị trường muối

chừ không mua của dân, chờ xem các DNNK thế nào. Đây là những nguyên nhân
đẩy giá muối trong nước xuống thấp hơn nữa.

Mặt khác, ở thời điểm Bộ Công thương cho NK muối thì giá muối trong
nước đã giảm khá mạnh, các DN sẽ chẳng dại gì mà NK thêm muối vì NK nhiều
mà tới đây giá muối trong nước tiếp tục giảm sâu thì các DN dễ rơi vào lỗ nặng.
Nếu chủ trương cho NK muối vào thời điểm vừa rồi là đúng đắn thì các DN phải
NK ồ ạt rồi chứ, sao chỉ có 20 ngàn tấn được NK. Vả lại, muối nhập khẩu là loại
muối có hàm lượng hóa chất mà trong nước chưa sản xuất được,nhập về không
phải bán ra thị trường mà chỉ cấp cho sản xuất công nghiệp ….Và có phải chăng,
giá muối giảm như thế một phần nào đó là do năng suất muối năm nay tăng gấp
hai lần so với mọi năm?

Hiện nay, lượng muối mà các DN đang trữ từ trong và sau Tết không phải
là nhỏ. Trong khi đó, diêm dân sản xuất muối ra thì phải bán. Việc cho phép các
DNNK muối công nghiệp, NK về đến cảng thì kiểm soát được nhưng sau đó họ
bán ra ngoài thì ai quản lí? Hoặc họ chỉ đưa vào chế biến, làm một vài động tác mà
không tốn kém lắm sau đó bán ra thị trường thì có “ma” mới biết.

Vì vậy, Nhà nước cần tổ chức lại sản xuất muối vì chúng ta không thiếu
tiềm năng. Cái gì thiếu chứ muối thì không thể thiếu được, nếu có sự đầu tư vốn
và chính sách phù hợp .

SVTH : ĐẬU THỊ TÚ VÂN


Trang 23

You might also like