You are on page 1of 3

Mô hình kim cương

Tốc độ tăng trưởng cao:


Xuất khẩu thuỷ sản có thể coi là thành quả lớn nhất của ngành thuỷ sản Việt Nam, xuất
khẩu thuỷ sản đã góp phần xác định vị trí quan trọng của ngành thuỷ sản đối với nền kinh
tế đất nước và trên thị trường quốc tế, từng bước đưa thuỷ sản trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn của Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu có những bước tiến rõ rệt trong những năm qua, năm 1986 giá trị
xuât khẩu là 0,102 tỷ USD, năm 1992 là 0,37 tỷ USD và tăng lên 1,479 tỷ USD vào năm
2000, 2,397 tỷ USD năm 2004; 4,2 tỷ USD năm 2009 và 9 tháng đầu năm 2010 đạt 3,47
tỷ USD, dự kiến có thể đạt 4,5 tỷ USD trong cả năm 2010.
Cơ cấu sản phẩm phong phú và đa dạng
Việc đổi mới công nghệ đã giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện đa dạng hoá các mặt
hàng xuất khẩu, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu ngày càng phong phú và đa dạng.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của thủy sản Việt Nam: tôm, cá tra, cá basa, cá ngừ, các
loại mực và bạch tuộc, thủy sản khô,cua, ghẹ,…
Thủy sản Việt nam được ưa chuộng và chấp nhận ở khắp nơi trên thế giới, kể cả các thị
trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản… trong đó EU chiếm 25,7%, Nhật 19%, Mỹ
16%.
Tình hình nhập khẩu thủy sản của Mỹ:
Mỹ là thị trường nhập khẩu thủy sản rất lớn, kim ngạch nhập khẩu thủy sản của nước này
lên đến 12 tỷ USD/năm. Hàng năm thị trường Mỹ chiếm 15% tổng kim ngạch nhập khẩu
thủy sản của thế giới. Lượng nhập khẩu chiếm 89% nguồn cung thủy sản của Mỹ, tăng so
với 74% năm 1999. Năm 2009, Mỹ nhập khẩu 2,4 triệu tấn thủy sản làm thực phẩm, trị
giá 13,1 tỉ USD. Trong các loại thủy sản nhập khẩu thì cá tra của Việt Nam rất được ưa
chuộng.
LỢI THẾ VÀ BẤT LỢI CỦA NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM QUA MÔ HÌNH
KIM CƯƠNG CỦA MICHAEL PORTER
1/ YẾU TỐ THÂM DỤNG:
a/ yếu tố cơ bản:
Trong vùng biển đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2, tổng trữ lượng thuỷ sản biển
được đánh giá khoảng 4 triệu tấn, trong đó lượng thuỷ sản ở tầng nổi chiếm 62,7% và
tầng đáy chiếm 37,3% đảm bảo cho khả năng khai thác 1.4 đến 1.6 triệu tấn thuỷ sản các
loại hàng năm trong đó có nhiều loại hải sản quý có giá trị kinh tế cao như : tôm hùm, cá
ngừ, sò huyết…Với 1,4 triệu ha mặt nước nội địa, tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản Việt
Nam rất dồi dào, khoảng 1,5 triệu tấn mỗi năm. Tuy nhiên nguồn tài nguyên là có giới
hạn, do đó các vùng này cần được đầu tư, phát triển hợp lý đội tàu khai thác xa bờ đồng
thời củng cố và nâng cấp các nhà máy chế biến hiện có, hình thành các trung tâm hậu cần
dịch vụ nghề cá ven biển để đảm bảo cho sự phát triển. Bên cạnh đó với dân số 87 triệu
người trong đó khoảng 42 triệu người đang trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng 48,3%
dân số cả nước, nguồn lao động trẻ nước ta là rất dồi dào. Trong đó ngành thủy sản chiếm
khoảng 4 triệu lao động.→ thuận lợi ban đầu.
b/ yếu tố tăng cường:
Việc đưa thành công kỹ thuật nuôi hải sản trên các vùng cát ven biển đã mở ra một tiềm
năng và triển vọng mới cho việc phát triển vùng nuôi tôm và các hải sản khác theo
phương thức nuôi công nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của các cảng cá trong
việc phát triển ngành thủy sản, Chính phủ nước ta đã đưa ra các chính sách quy mô lại
các cảng cá, bố trí quy mô chợ cá ,đáp ứng các điều kiện về số lượng tàu thuyền …để các
cảng cá này có tính chất khu vực, phục vụ đội tàu đánh bắt của nhiều địa phương. Quá
trình này cần thực hiện một cách đồng bộ để tăng cơ sở hạ tầng đáp ứng năng lực khai
thác thực tế. Nhận thức được vai trò quan trọng của hệ thống thông tin Bộ Thuỷ sản đã
nâng cấp 18/32 đài duyên hải, lắp đặt thiết bị thông tin kiểm soát tàu thuyền ra vào các
cảng, bến cá...nguồn tài chình để thực hiện các dự án này là 93 tỷ đồng.→lợi thế cạnh
tranh.
Hiện nay có một số công ty đang đầu tư và áp dụng giải pháp công nghệ của IBM. Giải
pháp này giúp các cơ sở hạ tầng của chuỗi cung ứng được kết nối chặt chẽ với nhau hơn,
nhờ có sự trao đổi thông tin thông suốt giữa những người cung cấp dịch vụ và người yêu
cầu dịch vụ. Đồng thời, khung giải pháp này cũng mang lại một hệ thống quản lý thông
minh, với các dịch vụ bảng điều khiển trung tâm và các công cụ báo cáo hiệu quả nhằm
sử dụng một cách chính xác các dữ liệu phân tích theo thời gian thực từ các bộ cảm ứng.
Tuy là hiện tại có những lĩnh vực chúng ta chưa bằng Thái Lan như là công nghệ, trình
độ lao động, cơ sở hạ tầng nhưng từng bước chúng ta đang đưa ra các biện pháp cải
tiến, nâng cao lợi thế cạnh tranh của ngành thủy sản nước ta trên trường quốc tế.
2/ Nhu Cầu thủy sản cảu Mỹ:
Nước Mỹ có thành phần xã hội đa dạng, gồm nhiều cộng đồng riêng biệt. Hầu hết ngừơi
Mỹ có nguồn gốc từ Châu Âu, các dân tộc thiểu số gồm người Mỹ bản xứ, Mỹ La tinh,
Châu á và người từ các đảo Thái Bình Dương. Các dân tộc này đã đưa vào nước Mỹ các
phong tục tập quán, ngôn ngữ, đức tin riêng của họ. Điều này tạo một môi trường văn hóa
phong phú và đa dạng, một quốc gia đa sắc tộc. Đặc điểm này đã đem lại cho Mỹ tính đa
dạng trong tiêu dùng rất cao. Với những mức thu nhập khác nhau, người tiêu dùng Mỹ có
sở thích mua tất cả các loại sản phẩm từ đắt tiền đến rẻ tiền từ khắp nơi trên thế giới.
Một đặc điểm đáng lưu ý nữa là số lượng Việt kiều tại Mỹ là rất đông, đây có thể sẽ là
một gợi ý rất quan trọng cho các doanh nghiệp Việt Nam, thâm nhập thị trừơng Mỹ.
Những năm qua, ngừơi tiêu dùng Hoa Kỳ ngày càng ưa chuộng sản phẩm tôm chế biến
và tôm đông lạnh. Trong thực đơn của nhiều nhà hàng , các món ăn chế biến từ tôm ngày
càng phổ biến. Theo hãng nghiên cứu thị trường Informa Economics, năm 2000 Mỹ chỉ
nhập khẩu 10,7 triệu USD cá tra, basa từ Việt Nam. Đến năm 2008 đã tăng lên đến 77
triệu USD. Năm 2008 đã tăng lên 77 triệu USD.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ:
Công nghiệp chế biến:
Thiết bị công nghệ dần được đổi mới và cải tạo theo hướng hiện đại và tiên tiến.
Các doanh nghiệp đã tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng nhà xưởng, đổi mới thiết bị, dây
chuyền sản xuất với công nghệ hiện đại, như dây chuyền cấp đông nhanh, chế biến tôm
đông rời nguyên con IQF, phi lê cá…
Công nghiệp sản xuất giống:
Ngành thủy sản đã áp dụng có hiệu quả công nghệ nhân giống nhân tạo một số loại thủy
sản có giá trị kinh tế cao (tôm sú, tôm he, cá tra, ba sa, cua, nhuyễn thể 2 vỏ…). Giá trị
tổng thu/ha/năm đối với mô hình 1 vụ lúa 1 vụ tôm đạt 45-50 triệu đồng, chuyên nuôi cá
đạt 300-500 triệu đồng…Cụ thể, tỷ lệ giống nuôi trồng sạch bệnh, có chất lượng cao
được sản xuất trong nước dành cho thủy sản là 75%. Theo đó, năng suất nuôi trồng các
loại thủy sản tăng trên 50%.Giống tốt thì nguồn nguyên liệu tốt dẫn đến sản phẩm cuối
cùng có chất lượng cao.
Dịch vụ xuất khẩu:
Dịch vụ logistics được coi là tâm điểm của sự phát triển kinh tế, thương mại tại nhiều
nước. Đây là lĩnh vực "hái ra tiền", nhiều doanh nghiệp, tập đoàn nhắm tới song ở Việt
Nam hiện chưa có cơ sở nào đủ tầm cỡ kinh doanh logistics theo đúng nghĩa, mà chỉ mới
tham gia được một vài công đoạn của chuỗi dịch vụ này.
Chiến lược, cớ cấu, sự cạnh tranh của công ty
Quan điểm quản trị:
Mở rộng qui mô, xây dựng các trang trại nuôi thủy sản với qui mô lớn, đảm bảo nguồn
cung mạnh cho doanh nghiệp. đổi mới dần phương pháp đánh bắt thủy hải sản. áp dụng
khoa học công nghệ cải tiến chất lượng sản phẩm.
Chiến Lược Đầu Tư:
Chiến lược phát triển ngành Thủy sản Việt Nam đến năm 2020 bao gồm các nội dung cụ
thể sau: Năm 2010, sản lượng tăng bình quân 2,15%, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 4,8
- 5,0 tỷ USD; Năm 2015, sản lượng tăng 2,76%/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 6,0 tỷ
USD; Đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 7,0 tỷ USD.
Tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, cơ giới hoá và tự động hoá dây
chuyền chế biến. Thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành chế biến để tiếp cận nền công
nghiệp chế biến hiện đại của thế giới. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phát triển và đổi
mới sản phẩm tại các doanh nghiệp. Mở rộng chủng loại và khối lượng các mặt hàng thuỷ
sản chế biến có giá trị gia tăng, hàng phối chế, hàng ăn liền, đạt tỷ trọng 60 - 65% sản
phẩm giá trị gia tăng trong cơ cấu giá trị xuất khẩu thuỷ sản.
Nhà nước có chính sách khuyến khích và huy động các thành phần kinh tế trong nước và
nhà đầu tư nước ngoài, nhằm tập trung vốn đầu tư xây dựng hình thành các trung tâm
nghề cá lớn, trong đó có các trung tâm chế biến thuỷ sản ở các tỉnh trọng điểm; đầu tư hệ
thống chợ thuỷ sản tại các vùng và địa phương trọng điểm nghề cá, các chợ biên giới Việt
- Trung, hiện đại hóa hệ thống thông tin nghề cá.
Sự Cạnh Tranh Nội Địa:
Sản phẩm thủy sản Việt Nam đang dần được thị trường chấp nhận, song một số sản phẩm
của ta đang được nuôi trồng với số lượng và quy mô lớn nhưng chưa có kế hoạch và
phương hướng bao tiêu hợp lý nên dẫn đến việc các nhà xuất khẩu Việt Nam tự cạnh
tranh với nhau ngay trên “sân nhà”. Tuy có nhiều tiêu cực trong việc cạnh tranh nội bộ
ngành nhưng cũng không thể phủ nhận rằng chính những áp lực canh tranh từ bên trong
này đang thúc đẩy các doanh nghiệp thủy sản không ngừng nâng cao chất lượng, tự tìm
kiếm các giải pháp chiến lược, chứ không phải thụ động chờ phản ứng của đối tác nước
ngoài như vừa qua.→ Thái Lan.
Nhận định:
Muốn hàng Việt Nam thâm nhập sâu vào thị trường Mỹ, trước tiên doanh nghiệp
Việt Nam phải hiểu rõ về những đối thủ cạnh tranh quan trọng của mình. Doanh nghiệp
trong nước khi xuất khẩu hải sản vào thị trường này, trước tiên phải tuân theo những quy
định nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm của cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc
FDA thuộc Bộ Y tế Mỹ.
- Các doanh nghiệp cần tích cực tiếp cận các hội chợ thương mại sắp tới tại EU, Nhật
Bản, Hàn Quốc và Nga nhằm quảng bá sản phẩm để tăng tốc xuất khẩu trong giai đoạn
cuối năm 2009.

- Tăng cường liên hệ với các đối tác tại các thị trường lớn trước những ngày lễ lớn
trong nửa cuối năm nay khoảng 1 đến 3 tháng để có được sự chuẩn bị tốt hơn về nguồn
cung và thương thảo.

- Đẩy mạnh xuất khẩu cá da trơn Pangasius fillet đông lạnh (cá tra, basa), nhóm
hàng là lợi thế của Việt Nam trong bối cảnh nhu cầu tại Hoa Kỳ tăng mạnh và sản lượng
của Trung Quốc sụt giảm.

- Đối với mặt hàng cá ngừ, áp lực cạnh tranh từ phía Mêhicô đòi hỏi các doanh
nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần chú trọng hơn đến việc thiết lập và củng cố quan hệ
đối tác; đồng thời cải tiến để đáp ứng các qui định mới của Hoa Kỳ về an toàn vệ sinh đối
với mặt hàng thủy sản.

You might also like