You are on page 1of 2

- Thời kỳ hoàng kim của chế độ bản vị vàng (1880-1914): hệ thống tiền tệ quốc tế hoạt động một cách

ổn định và hợp tác giữa các nước trong các khu vực và trên thế giới
- Đặc trưng và các nguyên tắc cơ bản của chế độ bản vị vàng
1. Gắn giá trị của đồng tiền với vàng
2. Tự do xuất nhập khẩu vàng
3. Dự trữ vàng với quy mô đủ lớn là yêu cầu để bảo đảm sức mua đồng tiền – money
backs to gold.
- Ưu thế và những hạn chế của chế độ bản vị vàng
1. Ưu thế
2. Những hạn chế
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ
TUESDAY, 29. JANUARY 2008, 09:50
KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
I.Chế độ bản vị vàng :
1.1 Nguyên tắc cơ bản :
- Tỷ giá của các đồng tiền đc xác định bởi một khối lượng vàng nhất định.Hay nói một cách khác mỗi quốc
gia ấn định giá vàng theo đồng tiền của mình.
-Tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền được xác định dựa trên nguyên tắc ngang giá vàng.tức là thông qua giá
vàng đc ấn định tính bằng các đồng tiề này.
-Sự chuyển đổi không hạn chế một số đồng tiền ra vàng hay ngược lại từ vàng ra tiền theo giá vàng đc mỗi
quốc gia ấn định .Sự chuyển đổi này áp dụng cho người nước ngoài.Để đảm bảo chuyển đổi ra vàng của tiền
tệ các Ngân hàng trung ương đã duy trì một khối lượng dự trữ vàng tương đương với số lượng tiền phát
hành.Số lượng tiền phát hành phải đảm bảo bằng vàng 100%.
-Vàng có thể được xuất khẩu hay nhập khẩu không hạn chế,đc tự do mua bán trên thị trường thế giới .
1.2 Đặc điểm :
-Tỷ giá trên thị trường ngoại hối dao động không đáng kể xung quanh mức tỷ giá trên cơ sở bản vị vàng.Biên
độ dao động của tỷ giá vào khoảng 1% xung quanh mức tỷ giá trên cơ sở bản vị vàng tương đương với chi phí
chuyên chở và bảo hiểm khi chuyên chở vàng giữa các quốc gia.Hành động kinh doanh chênh lệch tỷ giá làm
tăng cung bảng Anh trên thị trường ngoại hối ,dẫn đến bảng Anh giảm xuống ,có xu hướng trở về mức tỷ giá
trên cơ sở bản vị vàng .Do Bảng Anh định giá cao nên các nhà nhập khẩu Mỹ sẽ thanh toán nhập khẩu từ Anh
bằng cách vận chuyển vàng sang Anh ,và các nhà nhập khẩu Anh sẽ thanh toán nhập khẩu từ Mỹ bằng cách
chuyển bảng Anh ra đô la Mỹ.Điều này làm tăng cung bảng Anh trên thị trường ,làm cho bảng Anh giảm giá.
-Hệ thống bản vị vàng về nguyên tắc ,duy trì sự ổn định cán cân thanh toán trong dài hạn.Đối với quốc gia
thâm hụt cán cân thanh toán,xuất hiện dòng vàng chảy ra ,lượng tiền lưu thông giảm ->Tác động làm giá và
tiền lương trong nước giảm.(thiếu một lượng tiền mặt để mua hàng hoá ,làm cho hàng hoá bị giảm giá ).Tiền
lương giảm khi hàng hoá tiêu dùng giảm ,tác động làm cho lãi suất lại tăng (do thiếu tiền mua hàng và họ phải
đến ngân hàng để vay ,cho nên lãi suất lúc này sẽ tăng lên).Giá và lương trong nước giảm có tác động làm cho
hàng hóa rẻ hơn,nhập khẩu giảm ,xuất khẩu tăng.Lãi suất tăng có thể thu hút vốn chảy vào,cán cân thanh toán
được cải thiện và trở về trạng thái cân bằng .Đối với các quốc gia thặng dư cán cân thanh toán,xuất hiện dòng
vàng chảy vào làm lượng tiền lưu thông tăng ->Tác động làm giá và tiền lương tăng .Giá và tiền lương tăng
tác động làm cho hàng hoá đắt hơn,xuất khẩu giảm và nhập khẩu tăng.Lãi suất giảm kích thích luồng vốn
chảy ra ,giảm thặng dư cán cân thanh toán ,cán cân thanh toán có xu hướng trở về trạng thái cân bằng.
II.Hệ thống Bretton Woods :
1.1Hệ thống tỷ giá cố định có thể điều chỉnh :
Bản chất của hệ thống tỷ giá cố định là tỷ giá của các đồng tiền được cố định giá với đô la Mỹ .trong đó đô la
Mỹ ,được cố định giá với vàng và được tự do chuyển đổi ra vàng .Vàng và đô la Mỹ là phương tiện dự trữ chủ
yếu ,ngoài ra các đồng tiền khác cũng có thể được dùng dự trữ nhưng rất hạn chế.
1.2 Sự hoạt động của hệ thống Bretton Woods :
Giai đoạn những năm 1950: Đây là thời kỳ thống trị tuyệt đối của đô la Mỹ.Trong thời kỳ này ,hệ thống tỷ giá
hoạt động ổn định sau những biến động (phá giá) của đồng tiền các quốc gia Châu Âu vào năm 1940.Thời kỳ
này đồng đô la Mỹ chiếm vị trí thống trị do Mỹ có nền kinh tế mạnh và đô la Mỹ có thể tự do chuyển đổi ra
vàng.Mặt khác ,các quốc gia Châu Âu và Nhật Bản bị chiến tranh tàn phá nặng nề nên có nhu cầu lớn về máy
móc,thiết bị và hàng hoá để phục hồi nền kinh tế.Đặc trưng của giai đoạn này là sự thiếu hụt đô la Mỹ .Lúc
đầu đô la Mỹ được đáp ứng chủ yếu thông qua chu chuyển vốn hình thức .Sau đó,gia tăng chu chuyển vốn tư
nhân dưới dạng đầu tư trực tiếp .
Sự thâm hụt cán cân thanh toán chính thức tạo điều kiện cho các quốc gia Châu Âu và Nhật Bản tái tạo dự trữ
ngoại tệ bằng đô la Mỹ .Đồng thời ,nền kinh tế của các quốc gia Châu A^u phục hồi ,thặng dư cán cân thanh
toán và dự trữ ngoại hối tăng lên cho phép các quốc gia Châu Âu áp dụng chính sách tự do chuyển đổi đồng
tiền của mình.
Như vậy ,hệ thống Bretton Woods đã bắt đầu đi vào hoạt động theo đúng dự định đã vạch ra khi thành lập
năm 1944.
Giai đoạn những năm 1960:Giai đoạn này lòng tin vào đô la Mỹ đã bắt đầu lung lay khi cán cân thanh toán
của Mỹ năm 1960-1970 thường xuyên thâm hụt ,trung bình 3.5 tỷ USD ,1970 dự trữ vàng của Mỹ giảm xuống
còn 11 tỷ USD ,tài sản tính bằng USD Mỹ do người nước ngoài nắm giữ tăng lên nhanh chóng.Giá vàng trên
thị trường tự do chịu áp lực tăng giá.Làn sóng đầu cơ đối với vàng không ngừng gia tăng và mang màu sắc
chính trị ,như đối với các quốc gia ,ví dụ như Pháp không đồng tình với hệ thống cho phép Mỹ mua tiềm năng
sản xuất của các quốc gia khác bằng đô la Mỹ ,không đảm bảo đầy đủ bằng vàng.Pháp đòi chuyển một lượng
dự trữ USD Mỹ của mình ra vàng .Mặt khác ,sự hoài nghi về độ tin cậy đồng USD Mỹ càng tăng cao khi xuất
hiện một số đồng tiền mạnh như Mác Đức ,Gulden Hà Lan.và Yên Nhật.
1.3 Một số biện pháp củng cố đô la Mỹ
Các quốc gia cam kết không chuyển dự trữ đô la Mỹ ra vàng đồng thời cam kết các quốc gia cùng tham gia
can thiệp trên thị trường vàng để giữ giá vàng ở mức ổn định là 35USD/ounce .Sự cam kết này được thực hiện
bắt đầu năm 1962 và buộc phải kết thúc vào năm 1968 vì không đạt kết quả gì và phải tiêu tốn mất khối lượng
vàng là 3 tỷ USD.
Các quốc gia phát triển cũng ký kết "Thỏa thuận chung về vay mượn" theo đó các Quốc gia cam kết sẽ dành
cho IMF một nguồn tài chính bổ sung cho mục đích các quốc gia thành viên vay tài trợ thâm hụt cán cân
thanh toán .
1.4 Sự thâm hụt hệ thống Bretton Woods :
Cuối 1960,cùng với sự suy giảm lòng tin vào USD Mỹ ,sự mất ổn định tỷ giá của một số đồng tiền là dầu hiệu
khủng hoảng của hệ thống Bretton Woods .Năm 1971,cuộc khủng hoảng mới thực sự bắt đầu khi Mỹ thường
xuyên thâm hụt cán cân thanh toán ,và lên đến con số tỷ lục là 30 tỷ USD.
15/8/1971 Tổng thống Mỹ Nixon đã tuyên bố dừng chuyển đổi dự trữ đô la Mỹ ra vàng đồng nghĩa với thả
nổi đồng đô la Mỹ và trên thực tế hệ thống Bretton đã sụp đổ.Mỹ áp dụng mức thuế quan 10% đối với hàng
hoá nhập khẩu nhằm buộc các quốc gia khác phải nâng giá đồng tiền.
1.5Để cứu vãn sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods 10 quốc gia đã đưa ra một số giải pháp :
+Điều chỉnh lại tỷ giá của các đồng tiền ,quan trọng nhất là phá giá đồng đô la Mỹ .Giá vàng chính thức tăng
35USD-38USD/ounce.
+Mở rộng biên độ dao động từ 1%-2.25%
+Mỹ bãi bỏ thuế quan 10% đối với hàng nhập khẩu
Những biện pháp này chỉ mang tính tạm thời nhằm giúp Mỹ lành mạnh hoá nền kinh tế ,đặc biệt là lĩnh vực
tài chính.
Mỹ đã không tận dụng cơ hội này.Thâm hụt Ngân sách vẫn tăng và thâm hụt cán cân thanh toán vẫn không
giảm .Do đó,các quốc gia châu âu đã phải đối mặt với một lượng cung lớn trên thị trường ngoại hối và buộc
các quốc gia này phải mua vào để giữ mức tỷ giá của mình trong giới hạn dao động.Tình trạng này không thể
kéo dài khi đến tháng 1/1973 Thụy Sĩ thả nổi đồng france,Mỹ phá giá đồng đô la 10%,Nhật thả nổi đồng
yên ...Thực chất Mỹ đã từ chối can thiệp để duy trì tỷ giá đô la Mỹ ,còn các quốc gia châu âu từ chối can thiệp
một mình trên thị trường ngoại hối.Hệ thống Bretton Woods sụp đổ ,và thay vào đó là sự thay nổi của một số
đồng tiền.

You might also like