You are on page 1of 3

TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA

A. TỔNG CẦU:
I.CÁC THÀNH TỐ CỦA TỔNG CẦU:
Khi không có chính phủ hay khu vực nước ngoài, thì chỉ có hai nguồn cầu: cầu tiêu
dùng của các hộ gia đình và cầu đầu tư của các hãng. Dùng AD để biểu thị tổng cầu, C
biểu thị cầu tiêu dùng và I biểu thị cầu đầu tư, ta có:
AD = C + I
Cầu tiêu dùng và cầu đầu tư do những nhóm kinh tế khác nhau quyết định và phụ thuộc
vào những điều kiện khác nhau .
1. Cầu tiêu dùng :
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến các quyết định tiết kiệm và tiêu dùng . Nhưng để mở
đầu, một cách đơn giản sẽ giúp ta tiến xa . Chúng ta giả thiết rằng về tổng thể thì cầu tiêu
dùng của các hộ gia đình tăng cùng với tổng thu nhập cá nhân khả dụng .
Thu nhập cá nhân khả dụng : là thu nhập mà các hộ gia đình nhận được từ các hãng,
cộng với khoản chuyển giao thu nhập nhận được từ chính phủ , trừ đi thuế trực thu trả cho
chính phủ. Đó là thu nhập ròng mà các hộ gia đình sẵn có để chi tiêu hoặc tiết kiệm.
Hàm tiêu dùng : cho thấy tổng cầu tiêu dùng tại mỗi mức thu nhập cá nhân khả dụng.
C = A + cY
Trong đó:
C : Cầu tiêu dùng
Y: Thu nhập cá nhân khả dụng
A:Là một hằng số dương
c :Là số dương nằm giữa không và một
Xu hướng tiêu dùng biên là phần của từng đồng bảng có thêm trong thu nhập khả dụng
mà các hộ gia đình muốn tiêu dùng
Hàm tiết kiệm cho biết tiết kiệm mong muốn tại mỗi mức thu nhập
S = -A + (1-c) Y
2. Cầu đầu tư :
Thu nhập là yếu tố quyết định chủ yếu đối với các kế hoạch chi tiêu hay tiêu dùng của
các hộ gia đình .
Cầu đầu tư : bao gồm các khoản mà các hãng có kế hoạch hoặc mong muốn bổ sung thêm
cho cả vốn hiện vật (như nhà máy và máy móc) lẫn dự trữ.
Cầu đầu tư của các hãng phụ thuộc chủ yếu vào sự phán đoán hiện tại của hãng về cầu đối
với sản phẩm của họ sẽ tăng nhanh đến mức nào trong tương lai. Do không có mối quan hệ
chặt chẽ giữa mức thu nhập hiện tại và những phán đoán của hãng về cầu đối với sản lượng
của nó thay đổi như thế nào, nên chúng ta bắt đầu bằng cách đưa ra một giả thiết đơn giản :
cầu đầu tư là tự định . Đầu tư mong muốn I là một lượng không đổi, không phụ thuộc vào
thu nhập và sản lượng hiện tại.
Đường AD: di chuyển dọc đường AD hay dịch chuyển đường AD
Đường tổng cầu là một đường thẳng có vị trí phụ thuộc vào điểm chặn và độ dốc của nó.
Điểm chặn là độ cao của đường AD khi thu nhập bằng 0, phản ánh cầu tự định: một phần
của cầu tiêu dùng cộng với toàn bộ cầu đầu tư. Độ dốc là MPC. Thay đổi trong thu nhập
dẫn đến di chuyển dọc theo một đường AD nhất định .
Cầu tự định chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Nó không cố định mọi lúc. Nhưng nó
không phụ thuộc vào thu nhập. Đường AD làm nổi bật sự thay đổi của cầu do sự thay đổi
thu hập gây ra . Tất cả các nguồn khác làm thay đổi tổng cầu được biểu thị bằng sự dịch
chuyển của đường AD. Nếu hãng lạc quan hơn về cầu trong tương lai và đầu tư nhiều hơn,
thì đường AD mới sẽ song song , nhưng cao hơn so với đường AD cũ.
II. TỔNG CẦU :
Tổng cầu là lượng mà các hãng và các hộ gia đình dự kiến chi tiêu ở mỗi mức thu nhập
Giảm tổng cầu :
Độ dốc của đường AD chỉ phụ thuộc vào xu hướng tiêu dùng biên(MPC). Đối với một
MPC nhất định, chính mức chi tiêu tự định[A + I] quyết định độ cao của đường AD . Chi
tiêu tự định là chi tiêu không liên quan đến thu nhập.
Những thay đổi trong chi tiêu tự định sẽ dẫn đến sự chuyển dịch song song của đường AD.
Cầu đầu tư chủ yếu phụ thuộc vào những phán đoán hiện tại của các hãng về cầu đối với
sản lượng của họ trong tương lai.
B. CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA :
-Chính sách tài khóa là các quyết định cùa chính phủ về chi tiêu và thuế khóa
-Chính sách ổn định: là hành động của chính phủ để giữ sản lượng gần với mức tiềm
năng .
-Thâm hụt ngân sách là phần chi tiêu của chính phủ vượt quá thu nhập của chính phủ .
-Nợ quốc gia là tổng số nợ tồn động của chính phủ
I. Chính phủ và tổng cầu:
Tổng cầu AD bằng nhu cầu tiêu dùng C cộng đầu tư I cộng cầu của chính phủ G về
hàng hóa và dịch vụ .
AD = C + I +G
Thuế ròng làm giảm thu nhập cá nhân khả dụng –khoản còn lại để các hộ gia đình chi
tiêu hay tiết kiệm – tương ứng với thu nhập quốc dân và san lượng .Nếu YD là thu nhập
khả dụng , Y là thu nhập quốc dân và sản lượng và NT là thuế ròng :
YD = Y – NT = (1 – t) Y
II.Ngân sách chính phủ:
Ngân sách là các kế hoạch chi và thu của một cá nhân, một công ty hay một chính
phủ .
Ngân sách chính phủ mô tả những hàng hóa và dịch vụ mà chính phủ sẽ mua trong
năm tới, các khoản chuyển giao thu nhập mà chính phủ sẽ thực hiện và cách thức chính
phủ trang trải các khoản đó.Hầu hết các khoản chi tiêu của chính phủ được trang trải bằng
thuế. Khi chi tiêu vượt quá nguồn thuế nhận được, thì ngân sách sẽ thâm hụt . Khi thuế cao
hơn chi tiêu, ngân sách có thặng dư.
Thâm hụt ngân sách chính phủ =G – NT
III. Thâm hụt và tình hình tài khóa:
Tình hình tài khóa cho biết tác động của chính sách tài khóa đến tổng cầu và sản lượng
Thâm hụt tự nó không phải là một thước đo tốt về tình hình tài khóa của chính phủ. Thâm
hụt có thể thay đổi vì những lý do chẳng liên quan gì đến chính sách tài khóa . Ngay cả khi
G và t không thay đổi, sự suy giảm cầu đầu tư sẽ làm giảm sản lượng và thu nhập. Điều
này sẽ làm giảm thu nhập từ thuế ròng và tăng thâm hụt ngân sách .
1. Ngân sách cơ cấu: cho thấy ngân sách sẽ là bao nhiêu, khi sản lượng ở mức tìm
năng
2. Thâm hụt được điều chỉnh theo lạm phát sử dụng lãi suất thực tế chứ không phải lãi
suất danh nghĩa để tính chi tiêu chính phủ cho tiền lãi trả nợ
III. Các công cụ tự ổn định và chính sách tài khóa chủ động:
1. Các công cụ tự ổn định: làm giảm số nhân và hạn chế phản ứng của sản lượng đối
với các cú sốc cầu.
2. Chính sách tài khóa chủ động là các quyết định về thuế suất và mức chi tiêu của
chính phủ .
IV. Những hạn chế của chính sách tài khóa :
1. Trễ về thời gian
2. Sự bất định
3. Các tác động phát sinh đối với nhu cầu tự định
4. Thâm hụt ngân sách
5. Có thể chúng ta đang ở điểm toàn dụng nguồn lực

You might also like