You are on page 1of 20

CHUYÊN ĐỀ THÔNG TIN QUANG

BÙ TÁN SẮC SỬ DỤNG SỢI BÙ TÁN SẮC

Nội dung yêu cầu


- Khái niệm về tán sắc.
- Các loại tán sắc.
- Đánh giá các loại tán sắc.
- Ảnh hưởng của tán sắc trong hệ thống tốc độ cao.
- Tìm hiểu sợi bù tán sắc. So sánh sợi bù tán sắc với sợi SMF chuẩn.
- Kỹ thuật bù tán sắc sử dụng sợi bù tán sắc: nguyên lý bù và các kết quả đánh giá
chất lượng tín hiệu sau khi bù bằng sợi.

1. Khái niệm về tán sắc:


Tán sắc là độ dãn xung ánh sáng truyền trong sợi quang do vận tốc nhóm khác nhau
của các bước sóng khác nhau chứa trong thành phần của phổ nguồn phát.
Hệ số tán sắc là tán sắc tính cho một đơn vị bề rộng phổ của nguồn phát và một đơn
vị chiều dài của sợi và thường tính bằng ps/(nm.km)
Trường hợp lý tưởng là đạt được hệ số tán sắc bằng 0. Sợi được khuyến nghị trong
G.652 có hệ số tán sắc nhỏ nhất tại 1310 nm khoảng 1,2 ps/nm.km, trong khi đó sợi dịch
chuyển tán sắc được khuyến nghị trong G.653 lại có hệ số tán sắc nhỏ nhất tại 1550nm
khoảng 2,5ps/nm.km.
Mặc dù sợi G.652 có tán sắc thấp hơn nhưng suy hao qua 1 khoảng cách tại bước
sóng 1550nm lại gấp khoảng 2 lần so với tại bước sóng 1310nm. Sợi G.653 có đặc tính
suy hao thấp hơn tại bước sóng 1550nm mà vẫn có đặc tính tán sắc tốt tại bước sóng này.
Tuy nhiên, sợi G.653 không được khuyến nghị cho các hệ thống WDM. Khi các mức
công suất quang và các khoảng cách không trạm lặp trong các hệ thống WDM thì các ảnh
hưởng phi tuyến như hiệu ứng trộn 4 bước sóng (FWM) có thể tác động đến hệ thống.
FWM có thể sinh ra các bước sóng khác nhau trong mạng và các bước sóng này tương
tác với nhau. Đặc tính tán sắc rất thấp trong các sợi dịch chuyển tán sắc (G.653) đảm bảo
rằng mối quan hệ pha- bước sóng sẽ được duy trì dọc chiều dài sợi. Tuy nhiên, đặc tính
này lại làm phát triển nhanh chóng các hiệu ứng phi tuyến. Các hiệu ứng quang phi tuyến
này đã dẫn đến sự ra đời của sợi tán sắc dịch chuyển khác 0-sợi G.655. Sợi G.655 có
lượng tán sắc đủ nhỏ trong vùng bước sóng 1550nm. Lượng tán sắc đủ nhỏ này sẽ khiến
cho mối quan hệ bước sóng-pha thay đổi liên tục, do đó đã ngăn chặn sự phát triển của
các hiệu ứng phi
tuyến.
2. Các loại tán sắc
2.1. Tán sắc màu
Tán sắc màu có bản chất do sự phụ thuộc của tốc độ lan truyền ánh sáng vào bước
sóng, tán sắc làm giãn rộng xung quang và thậm chí gây ra sự giao thoa giữa các bit (ISI)
kết quả là làm suy giảm tỷ số tín hiệu trên nhiễu (BER). Vì tán sắc bên trong mode phụ
thuộc vào bước sóng cho nên ảnh hưởng của nó tới méo tín hiệu sẽ tăng lên theo sự tăng
của độ rộng phổ nguồn phát. Độ rộng phổ là dải các bước sóng mà nguồn quang phát tín
hiệu ánh sáng trên nó. Có thể mô tả độ dãn xung bằng công thức sau:
 dτ 
δ τ = L n λ s δ λ 2.3
 dλ 
Với L là độ dài của sợi dẫn quang, τ n là sự trễ nhóm đối với một đơn vị độ dài, λ s

là bước sóng trung tâm và σ λ là độ rộng trung bình bình phương (r.m.s) của phổ nguồn
phát.
Tán sắc tổng cộng trên sợi dẫn quang đơn mode nhìn chung gồm hai thành phần
chính là tán sắc vật liệu và tán sắc dẫn sóng (hình 2.1), ngoài ra còn phải xét đến các hiệu
ứng tán sắc bậc cao. Sau đây là một số phân tích chi tiết về các loại tán sắc trên.

Hình 2.1 : Các loại tán sắc trong sợi quang


2.2. Tán sắc vận tốc nhóm
Trong sợi quang đơn mode vận tốc nhóm kết hợp với mode cơ bản là một đặc trưng
phụ thuộc tần số. Vì vậy mà các thành phần phổ khác nhau của xung sẽ lan truyền với các
vận tốc nhóm hơi khác nhau đôi chút, đây là hiện tượng được coi là tán sắc vận tốc nhóm
GVD, tán sắc bên trong mode, hay để đơn giản còn được gọi là tán sắc sợi như đã giới
thiệu ở trên.
Để tìm hiểu tán sắc vận tốc nhóm, ta hãy khảo sát một sợi quang đơn mode có độ dài
L. Nguồn phát có thành phần phổ đặc trưng tại tần số ω sẽ đi từ đầu vào tới đầu ra của
sợi quang sau một thời gian trễ T=L/vg với vg là vận tốc nhóm được xác định từ biểu thức
sau:
−1
 dβ 
Vg =   2.3
 dω 
Bằng cách sử dụng quan hệ β = nko = nω /c thì có thể chỉ ra rằng vg= c/ng, ở đây n
là chỉ số mode, ng là chỉ số nhóm được cho bởi.
 dn 
n g = n + ω  2.3
 dω 
Việc vận tốc nhóm phụ thuộc vào tần số sẽ làm giãn xung đơn giản chỉ là do các
thành phần phổ khác nhau của xung đã bị phân tán trong khi lan truyền trong sợi quang
và không đến đồng thời một lúc tại đầu ra của sợi. Nếu như gọi ∆ ω là độ rộng phổ của
xung thì khoảng thời gian của độ dãn xung khi truyền qua sợi có độ dài L được viết như
sau:
dT d 
L

∆ω = L d β ∆ω = Lβ2 ∆ω
2
∆T = ∆ω = 2.3
dω dω 
ν g

 dω 2

Tham số β 2 = d2β / dω 2 được gọi là tham số tán sắc vận tốc nhóm ( tham số GVD).
Tham số này nhằm xác định xung quang có thể bị dãn là bao nhiêu khi truyền trong sợi
quang.
Trong một số hệ thống thông tin quang, sự trải tần số ∆ ω được xác định bằng dải
các bước sóng ∆ λ được phát từ nguồn quang. Đó là điều bình thường khi muốn sử
dụng ∆ λ thay cho ∆ ω . Khi áp dụng các biểu thức sau:
2πc  2πc 
ω= và ∆ω =  − 2 ∆λ 2.3
λ  λ 
Thì biểu thức 2.4 có thể viết thành:
d 
L

∆ω = DL ∆λ
∆T = 2.3
dλ 
ν g

d 
1

 = − 2πc β2
ở đây D = 2.3
dλ 
ν g

 λ2

Tham số D viết trong biểu thức 2.7 được gọi là tham số tán sắc và có đơn vị là
(ps/km.nm). Ảnh hưởng của tán sắc tới tốc độ bit B có thể được xác định bằng cách sử
dụng mức chuẩn B∆T < 1 , và khi áp dụng điều kiện này vào biểu thức 2.6, ta được:
BL D ∆λ < 1 2.3
Điều kiện 2.8 đưa ra một sự ước lượng cấp biên độ của tích BL cho các sợi quang
đơn mode. Đối với các sợi thủy tinh tiêu chuẩn, giá trị của D là tương đối nhỏ trong vùng
gần bước sóng 1310 nm (có thể đạt tới ∼ 1 ps/km.nm). Với các lazer bán dẫn, độ rộng
phổ ∆ λ là 2 ÷ 4 nm ngay cả khi lazer hoạt động trong một vài mode dọc. Tích BL của
các hệ thống thông tin quang như vậy có thể vượt 10Gbít/s.km. Thực vậy, các hệ thống
truyền dẫn thường hoạt động tại tốc độ bit 2Gbít/s với khoảng lặp 40 ÷ 50 km. Tích BL
của các sợi đơn mode có thể vượt 1 Tbit/s.km khi sử dụng các lazer bán dẫn đơn mode
có ∆ λ dưới 1nm.
Tham số tán sắc D có thể thay đổi đáng kể khi bước sóng hoạt động chệch khỏi
vùng 1310 nm. Sự phụ thuộc của D vào bước sóng được chi phối từ sự phụ thuộc vào tần
số của chỉ số mode n. Như vậy theo biểu thức 2.7 ta có thể viết D như sau
2πc d  1  2π  dn d 2n 
D =− =− 2  2 +ω  2.3
 
λ dω  ν g 
2
λ  dω dω2 

Như vậy, D có thể được viết dưới dạng tổng sau:


D = DM + DW 2.3
Ở đây DM và DW tương ứng là tán sắc vật liệu và tán sắc dẫn sóng.
Có một số lý thuyết đề cập sâu tới tán sắc bên trong mode và cho rằng, muốn tính nó
chỉ đơn giản tính riêng tán sắc vật liệu và tán sắc dẫn sóng rồi sau đó cộng lại để có được
tán sắc tổng. Nhưng thực chất hai cơ chế tán sắc này lại có một mối liên quan phức tạp
với nhau vì các đặc tính phân tán của chỉ số chiết suất cũng tạo ra tán sắc dẫn sóng, người
ta nhận thấy rằng hoàn toàn có thể chấp nhận cộng hai tán sắc trên sau khi đã tính riêng
từng loại tán sắc bên trong mode, nếu không cần quá chính xác; và vì thế biểu thức 2.10
là chấp nhận được. Sau đây ta sẽ xét hai tham số này.

2.3. Tán sắc vật liệu

Tán sắc vật liệu là một hàm của bước sóng và do sự thay đổi về chỉ số chiết suất của
vật liệu lõi tạo nên. Nó làm cho bước sóng luôn phụ thuộc vận tốc cuả nhóm bất kỳ mode
nào.
Tán sắc vật liệu DM xuất hiện là do chỉ số chiết suất của thủy tinh, loại vật liệu dùng
để chế tạo ra sợi quang, và những thay đổi của chúng theo tần số quang ω . Có thể viết
tán sắc vật liệu như sau:
2π dn 2 g 1 dn 2 g
DM = − = 2.3
λ 2 dω c dλ
Ở đây n2g là chỉ số nhóm của vật liệu vỏ sợi. Dưới góc độ đơn giản, nguồn gốc của
tán sắc vật liệu có liên quan tới đặc tính tần số cộng hưởng mà tại đó vật liệu sẽ hấp thụ
sự phát xạ điện từ. Chỉ số chiết suất n(ω ) được làm xấp xỉ bằng phương trình Sellmeier
và viết như sau:
M B jω 2 j
n (ω ) = 1 + ∑
2
2.3
j =1 ω j − ω
2 2

Ở đây ω j là tần số cộng hưởng và Bj là cường độ dao động. Chữ n đây là viết đại
diện cho cả n1 và n2 tùy thuộc vào các đặc tính phân tán của lõi hay vỏ sợi có được xem
xét hay không. Số hạng dưới dạng tổng trong biểu thức 2.12 mở rộng cho tất cả các cộng
hưởng vật liệu tham gia vào dải tần số quan tâm. Trong trường hợp của sợi quang, các
tham số Bj và ω j thu được từ kinh nghiệm thông qua việc điền các đường cong tán sắc
đo được vào biểu thức 2.12 với M = 3. Chúng phụ thuộc vào hàm lượng các chất kích tạp
và được xếp thành vài loại sợi. Đối với thủy tinh trong suốt, các tham số này thu được là
B1 = 0,6961663, B2 = 0,4079426, B3 = 0,8974794, λ 1 = 0,0684043 µ m, λ 2 =
0,1162414 µ m, và λ 3 = 9,896161 µ m, với λ j = 2π c/ ω j ở đây j = 1÷ 3. Chỉ số nhóm
ng = n = ω (dn/dω ) có thể thu được thông qua việc sử dụng các tham số này.

2.4. Tán sắc ống dẫn sóng

Tán sắc dẫn sóng là do sợi đơn mode chỉ giữ được khoảng 80% năng lượng ở trong
lõi, vì vậy còn 20% ánh sáng truyền trong vỏ nhanh hơn năng lượng ở trong lõi. Tán sắc
dẫn sóng phụ thuộc vào thiết kế sợi vì hằng số lan truyền mode β là một hàm số của
a/λ , nó thường được bỏ qua trong sợi đa mode nhưng lại cần được quan tâm ở sợi đơn
mode.
Tương tự như tán sắc vật liệu, tán sắc dẫn sóng DW là một thành phần đóng góp vào
tham số tán sắc D, nó phụ thuộc vào tần số chuẩn hóa V (tham số V) của sợi quang và
được viết như sau:
2π∆  n 2 g Vd ( Vb ) dn2 g d ( Vb ) 
2 2

DW = − 2  +  2.3
λ  n2ω dV 2 d ω dV 

Ở đây n2g là chỉ số nhóm của vật liệu vỏ, b là hằng số lan truyền chuẩn. Tham số ∆
được giả thiết là không phụ thuộc tần số. Do cả hai đạo hàm là dương nên D W là âm trong
toàn bộ vùng bước sóng 0 ÷ 1,6 µ m. Điều này khác nhiều so với tán sắc vật liệu DM có
cả giá trị âm và đương tương ứng với bước sóng ở thấp hơn hay cao hơn λ ZD. Tác động
chính của tán sắc dẫn sóng là để dịch bước sóng λ ZD đi một lượng 30 ÷ 40 nm nhằm để
thu được tán sắc tổng D bằng không tại gần 1310 nm. Nó cũng làm giảm D từ giá trị tán
sắc vật liệu DM trong vùng bước sóng 1,3 ÷ 1,6 µ m nơi rất hấp dẫn cho các hệ thống
thông tin quang. Giá trị tiêu biểu của tham số tán sắc D nằm trong dải 15 ÷ 18 ps/km.nm
ở gần bước sóng 1,55 µ m. Vùng bước sóng này đang được quan tâm rất nhiều vì có suy
hao sợi nhỏ nhất. Khi mà giá trị tán sắc D cao sẽ là hạn chế đặc tính của hệ thống thông
tin quang hoạt động ở vùng bước sóng 1550 nm.
Vì tán sắc dẫn sóng DW phụ thuộc vào các tham số sợi quang như bán kính lõi a và
sự khác nhau về chỉ số chiết suất ∆ nên cho phép có thể thiết kế sợi để sao cho λ ZD

được dịch kề sát tới bước sóng 1,55 µ m. Các sợi như vậy được gọi là sợi tán sắc dịch
chuyển. Ta xem xét các sợi đặc biệt này ở phần sau.

2.5. Tán sắc bậc cao

Theo như việc phân tích ở trên thì ta có thể thấy rằng tích tốc độ - cự ly BL của sợi
quang đơn mode có thể tăng vô hạn khi hệ thống hoạt động tại bước sóng có tán sắc bằng
không λ ZD nơi mà D = 0. Tuy nhiên các hiệu ứng tán sắc vẫn không hoàn toàn mất đi tại
λ =λ ZD . Các xung quang vẫn còn phải chịu sự dãn do các hiệu ứng tán sắc bậc cao hơn.
Đặc trưng này có thể hiểu rằng tán sắc D không thể đạt được giá trị bằng không tại tất cả
các bước sóng trong phổ tần có tâm tại λ ZD. Rõ ràng sự phụ thuộc của tán sắc D vào
bước sóng sẽ tham gia vào quá trình dãn xung. Các hiệu ứng phân tán bậc cao hơn được
cho bởi đường bao tán sắc viết như sau:
dD
S= 2.3

Tham số S cũng được gọi là tham số tán sắc vi phân hay còn gọi là tham số tán sắc
bậc (cấp) hai. Sử dụng biểu thức 2.7 thì có thể viết được:
2
 2πc   4πc 
S =  2  β3 +  3 β2 2.3
 λ   λ 
Ở đây β 3 = dβ 2/dω = d3β / dω 3. Tại λ = λ ZD ,β 2 = 0, và S tỷ lệ với β 3. Đối với
các nguồn phát có độ rộng phổ ∆ λ , giá trị hiệu dụng của tham số tán sắc trở thành D=
S∆ λ . Tích tốc độ bit - cự ly có thể được xác định bằng biểu thức 2.8 với giá trị này của
D, hoặc áp dụng biểu thức sau:
BL =( ∆λ) <1
2
2.3
Đối với một laze bán dẫn đa mode có ∆ λ = 2 nm và một sợi quang tán sắc dịch
chuyển có S = 0,05 ps/km. nm2 tại λ = 1,55 µ m, tích BL có thể tiến tới 5 Tbit/s.km. Để
cải thiện đặc tính này hơn nữa thì có thể sử dụng các laze bán dẫn đơn mode.

2.6. Tán sắc mode phân cực

Tán sắc phân cực mode PMD (Polarization-mode dispersion) là một đặc tính cơ bản
của sợi quang và các thành phần sợi quang đơn mode trong đó năng lượng tín hiệu tại
bước sóng đã cho được chuyển vào hai mode phân cực trực giao có vận tốc lan truyền hơi
khác nhau. Tán sắc phân cực mode ở một chừng mực nào đó sẽ gây ra một số sự xuống
cấp đặc tính dung lượng một cách nghiêm trọng. Những năm gần đây, nó được tập trung
nghiên cứu do có tác động quang trọng tới các hệ thống thông tin quang tốc độ cao cũng
như các hệ thống được khuếch đại quang.
Tương tự như tán sắc vận tốc nhóm GVD, sự dãn xung có thể được xác định từ thời
gian trễ ∆ T giữa hai thành phần trực giao trong khi truyền xung. Với sợi quang có độ dài
là L thì ∆ T được viết như sau:
L L
∆T = − = L β1 x −β1 y = L∆β1 2.3
vgx vgv

Ở đây các chỉ số phụ x và y dùng để phân biệt hai mode phân cực trực giao và ∆ β 1

được ràng buộc với sự lưỡng chiết sợi. Trong đó mối liên hệ vận tốc nhóm v g với hằng số
lan truyền β tuân theo biểu thức 2.2. Tương tự như với trường hợp tán sắc bên trong
mode, lượng ∆ T/L là số đo của PMD. Đối với các sợi duy trì phân cực thì ∆ T/L là hoàn
toàn lớn (∼ 1 ns/km) khi hai thành phần phân cực được kích thích bằng nhau tại đầu vào
sợi nhưng có thể bị giảm tới không bằng việc phát xạ ánh sáng dọc theo một trong các
trục cơ bản.
Biểu thức 2.17 không thể dùng một cách trực tiếp để xác định PMD đối với các sợi
quang tiêu chuẩn trong mạng viễn thông là do tính ghép ngẫu nhiên giữa hai mode được
sinh ra từ sự xáo trộn ngẫu nhiên của lưỡng chiết xảy ra dọc theo sợi. Việc ghép có
khuynh hướng làm cân bằng thời gian lan truyền cho hai thành phần phân cực. Thực tế
thì PMD được đặc trưng bởi giá trị căn trung bình bình phương RMS của ∆ T thu được
sau khi lấy trung bình những xáo trộn ngẫu nhiên. Kết quả được tìm ra như sau
1  2L  2 L 
σT 2 = ( ∆T ) 2 = ∆β1 h 2 
2
− 1 + exp  −  2.3
2  h  h 
Ở đây h là độ dài hiệu chỉnh có giá trị tiêu biểu nằm trong khoảng 1÷ 10m. Đối với
các sợi duy trì phân cực, độ dài hiệu chỉnh sẽ lớn vô tận, và PMD σ T hy vọng sẽ tăng
tuyến tính với độ dài sợi. Ngược lại khi h << L thì
σT ≈ ∆β1 hL = D p L 2.3
Trong đó DP là tham số PMD với các giá trị tiêu biểu nằm trong khoảng Dp =
0,1÷ 1ps/ km . Do có sự phụ thuộc L của nó, sự dãn xung do PMD có thể trở thành
nhân tố giới hạn cự ly xa của các hệ thống thông tin sợi quang hoạt động tại bước sóng
gần với bước sóng tán sắc bằng không. Ngoài ra, trong một số trường hợp PMD có thể
làm xuống cấp nghiêm trọng đặc tính hệ thống do dãn xung quá mức. Trong mối tương
quan như vậy, các ảnh hưởng của nó có thể ví giống như tán sắc (hay còn gọi là tán sắc
CD - Chromatic Dispersion), nhưng có một số sự khác nhau quan trọng. Tán sắc CD là
một hiện tượng tương đối ổn định. Tán sắc CD tổng của tuyến thông tin quang có thể
được tính từ tổng các thành phần tán sắc từng đoạn của tuyến, vì thế mà vị trí lắp đặt và
giá trị tán sắc của các bộ bù tán sắc có thể được tính toán và lập kế hoạch từ trước. Ngược
lại, tán sắc PMD của một sợi quang đơn mode tại một bước sóng đã cho nào đó là không
ổn định, điều đó tạo ra một sức ép buộc các nhà thiết kế phải tiến hành công việc dự báo
thống kê về các ảnh hưởng của PMD và không thể tiến hành bù theo phương pháp thụ
động được.
3. Đánh giá các loại tán sắc

4. Ảnh hưởng của tán sắc trong hệ thống tốc độ cao


Như phân tích ở trên thì tán sắc hay còn gọi là tán sắc CD (Chromatic Dispersion)
làm cho các xung ánh sáng lan truyền trong sợi quang bị dãn rộng ra và điều này gây nên
méo tín hiệu. Nhìn chung khi xung bị dãn sẽ dẫn tới méo tín hiệu và làm xuống cấp đặc
tính hệ thống. Xung tín hiệu mà dãn quá sẽ có thể gây ra hiện tượng xen phủ của các
xung kề nhau, và khi sự xen phủ vượt quá một mức nào đó thì thiết bị thu quang không
còn phân biệt nổi các xung này nữa và lúc này sẽ xuất hiện lỗi tín hiệu. Trong trường hợp
này, tán sắc đã làm giới hạn năng lực truyền dẫn. Sau đây ta sẽ tiến hành phân tích ảnh
hưởng của tán sắc đến hệ thống.
4.1. Phương trình truyền dẫn cơ bản.

Quá trình phân tích các mode trong sợi quang đã chỉ ra rằng mỗi một thành phần tần
số của trường quang truyền trong sợi quang có thể được viết dưới dạng sau
~ ~
E ( r , ω) = ~
x F ( x, y ) B ( 0, ω) exp (iβz ) 2.3
ở đây x là vectơ phân cực, B(0,ω ) là biên độ ban đầu, và β là hằng số lan truyền,
F(x,y) là phân bố trường của mode sợi cơ bản mà thường có thể làm xấp xỉ bằng phân bố
Gaussian. Nhìn chung, F(x,y) cũng phụ thuộc vào ω nhưng sự phụ thuộc này có thể
không cần đề cập đến đối với các xung có độ rộng phổ ∆ ω << ω 0 một điều kiện nhìn
chung là thỏa mãn với thực tế. Ở đây ω 0 là tần số được đặt ở giữa phổ xung, và được gọi
là tần số trung tâm hay tần số mang. Các thành phần phổ khác sẽ truyền bên trong sợi
theo quan hệ đơn giản sau.
~ ~
B ( z , ω) = B ( 0, ω) exp (iβz ) 2.3
Biên độ trong miền thời gian có thể thu nhận bằng phép biến đổi Fourier ngược và
được viết như sau:
1
B( z, t ) = ∫ ( z, ∞) exp ( − iωt ) dω

2.3
2π −∞

Biên độ phổ ban đầu B(0,ω ) là dạng biến đổi Fourier của biên độ đầu vào B(0,t).
Dãn xung xuất phát từ tính phụ thuộc tần số của β . Đối với các xung đơn sắc ∆ ω
<< ω 0, nó cho phép triển khai β (ω ) ở dạng chuỗi Taylor xung quanh tần số mang ω 0

và vẫn giữ các số hạng tới bậc ba, nghĩa là:


ω 1 1
β ( ω) = n( ω ) ≈ β0 + β1 ( ∆ω) + β2 ( ∆ω) 2 + β3 ( ∆ω) 3 2.3
c 2 6
ở đây ∆ ω = ω - ω 0 và β m = (dmβ /dω m)ω = ω 0 . Từ biểu thức 2.2 β 1 = 1/ vg,
ở đây vg là tốc độ nhóm. Tham số vận tốc nhóm β 2 có liên quan tới tham số tắc sắc D
bằng biểu thức 2.7, còn β 3 có quan hệ với đường bao S bởi biểu thức 2.15 và sử dụng
một tham số A(z, t) gọi là biên độ biến đổi chậm của đường bao xung với quan hệ sau:
B ( z , t ) = A( z , t ) exp[ i ( β0 z − ω0t ) ] 2.3
Biên độ A(z, t) được xác định như sau
1 ∞ ~  i i 
A( z , t ) = ∫ d ( ∆ω) A( 0, ∆ω) exp iβ z∆ω + 2 β z ( ∆ω) β3 z ( ∆ω) 3 − i∆ωt 
2
+

1 2
−∞ 6 
2.3
ở đây A(o, ∆ ω ) = G(0, ω - ω 0) là biến đổi Fourier của A(0,t)
Bằng việc tính toán ∂ A/∂ z và lưu ý rằng ∆ ω được thay thế bởi i(∂A/∂t) trong miền
thời gian, thì biểu thức 2.35 có thể được viết là:
∂A ∂A i ∂2 A 1 ∂3 A
+ β1 + β2 2 − β3 3 = 0 2.3
∂z ∂t 2 ∂t 6 ∂t
Đây là phương trình truyền dẫn cơ bản mà nó chi phối sự tiến triển của xung bên
trong sợi đơn mode. Khi không có tán sắc (β 2 =β 3 = 0), xung quang sẽ được truyền đi
mà không thay đổi dạng của nó nghĩa là A(z, t) = A(0,t - β 1z). Thực hiện biến đổi dịch
chuyển đối với xung và đưa ra các trục tọa độ mới:
t ′ = t − β1 z và z’=z 2.3

Thì phương trình 2.36 có thể viết như sau:

∂A i ∂ A 1 ∂ A
2 3
+ β2 2− β3 3= 0 2.3

∂ z′ 2 ∂ t ′ 6 ∂ t ′
4.2. Các xung Gaussian bị lệch tần (chirp)

Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét hiện tượng chirp xảy ra đối với các xung quang
trong thông tin quang. Khi áp dụng phương trình 2.38 ở trên, ta hãy phân tích sự lan
truyền của các xung Gaussian đầu vào trong sợi quang bằng cách thiết lập biên độ ban
đầu như sau:
 1 + iC 2
 t  
A( 0, t ) = A0 exp − 
T   2.3
 2  0 
 
Trong đó A0 là biên độ đỉnh. Tham số T0 biểu thị là một nửa độ rộng tại điểm cường
độ 1/e. Nó có mối liên hệ với độ rộng toàn phần tại nửa lớn nhất FWHM (full width at
half maximum) của xung bởi biểu thức sau:
TFWHM = 2 ln 2T0 ≈1,665 T0 2.3
Tham số C sẽ tạo nên sự lệch tần số tuyến tính tác động vào xung. Xung được gọi là
bị chirp nếu như tần số mang của nó thay đổi theo thời gian. Sự thay đổi tần số có liên
quan đến pha và được viết như sau:
∂φ C
δ ω( t ) = − = t 2.3
∂t T 2 0
Ở đây φ là pha của A(0,t). Sự dịch tần số theo thời gian δ ω được gọi là chirp.
Nhìn chung đây là một vấn đề quan trọng vì các laze bán dẫn thường phát ra các xung bị
chirp một cách đáng kể. Phổ Fourier của xung chirp bị dãn nhiều hơn so với phổ của
xung không bị chirp. Điều này có thể nhận ra bằng việc tiến hành biến đổi Fourier biểu
thức 2.39 để có:
1/ 2
~  2πT0 2   ω 2T0 2 
A( 0, ω ) = A0   exp −  2.3
 2(1 + iC ) 
1 + iC 
 
Nửa độ rộng phổ tại điểm cường độ 1/e được cho là:
1+C2
∆ω0 = 2.3
T0

Khi không có chirp tần số (C = 0), thì độ rộng phổ thỏa mãn quan hệ ∆ ω 0T0=1. Một
xung như vậy sẽ có phổ hẹp nhất và được gọi là biên độ giới hạn. Từ biểu thức 2.43 ta
thấy có độ rộng phổ được tăng bởi hệ số (1 + C2)1/2 khi có chirp xuất hiện.
Phương trình truyền dẫn xung 2.38 có thể được giải dễ dàng trong miền Fourier. Lời
giải của nó có dạng như sau:
1 ∞ ~ i i 
A( z , t ) = ∫ A( 0, ω) exp  β2 zω2 + β3 zω3 − iωt dω 2.3
2π −∞
2 6 
Trong đó A(o, ω ) được cho từ biểu thức 2.42 đối với xung Gaussian đầu vào. Trước
hết chúng ta hãy xem xét trường hợp mà bước sóng mang ở xa bước sóng có tán sắc bằng
không để sao cho có sự tham gia của số hạng β 3 là không đáng kể. Việc tích phân biểu
thức 2.44 có thể được thực hiện bằng giải tích toán học, và sẽ thu được kết quả là:

A( z , t ) =  2
A0T0  
 exp −
(1 + iC ) t 2 

1/ 2 
 [T0 − iβ 2 z (1 + iC ) ]   0 [
 2 T 2 − iβ z (1 + iC )
2 ] 

2.3

Biểu thức 2.45 chỉ ra rằng các xung Gaussian duy trì dạng Gaussian trong quá trình
lan truyền. Độ rộng xung thay đổi theo z như sau:
1/ 2
T1  Cβ 2 z   β 2 z  
2 2

= 1 + 2  +  2   2.3
T0  T0   T0  
 
Ở đây T1 là một nửa độ rộng được xác định tương tư như T 0. Đường cong biểu diễn
hệ số dãn T1/T0 là một hàm số của cự ly truyền dẫn z/ LD, trong đó LD được gọi là độ dài
tán sắc và được viết là:
2
T0
LD = 2.3
β2
Xung không bị chirp (C = 0) sẽ dãn một lượng [1 + (z/L D)2]1/2 và độ rộng của nó tăng
theo hệ số 21/2 tại z = LD.
Mặt khác, các xung bị chirp có thể dãn hoặc bị nén tùy thuộc vào β 2 và C có cùng
dấu hay không. Khi β 2 và C cùng dấu, xung Gaussian bị chirp sẽ dãn một cách đều đặn
với mức độ nhanh hơn xung không bị chirp. Khi β 2 và C khác dấu, độ rộng xung sẽ
giảm và trở nên nhỏ nhất tại cự ly:
 C 
zmin =  L
2 D 2.3
1 + C 
Giá trị nhỏ nhất phụ thuộc vào tham số chirp như sau:
min T0
T1 = 2.3
1+ C2
Việc làm xung bị chirp hẹp lại một cách hợp lý có thể tạo nên đặc tính tiên tiến rất có
lợi khi chúng ta thiết kế các hệ thống thông tin quang. Điều này đã được nghiên cứu trong
tài liệu.
Biểu thức 2.44 có thể bao quát gồm cả tán sắc bậc cao hơn là β 3 trong biểu thức
2.45. Tích phân này vẫn có thể biểu diễn ở dạng khép kín dưới dạng hàm Airy. Tuy nhiên
xung Gaussian đầu vào không duy trì Gaussian trong khi truyền và tạo ra đuôi dài có
dạng dao động. Những xung như vậy không thể được đặc trưng đúng bởi FWHM: Độ
rộng tại nửa biên độ của chúng. Giá trị đúng của độ rộng xung là độ rộng RMS của xung
được xác định như sau
σ= t2 −t
2
2.3
ở đây các dấu móc nhọn ký hiệu giá trị trung bình có liên quan đến cường độ, có
nghĩa là:

∫ t A( z, t ) dt
m 2

t m
= −∞
∞ 2.3
∫ A( z, t ) dt
2
−∞

Hệ số dãn được xác định là σ /σ 0, ở đây σ 0 là độ rộng RMS của xung Gaussian đầu
vào(với σ 0 = T0/ 21/2) và được viết như sau:
1/ 2
σ   Cβ 2 L   β 2 L   β3L  
2 2

= 1 +  +  + 1+ C
σ 0   2σ 0 2   2σ 0 2 
(2 1
)  
2  4σ 0 2  
2.3
 
Việc phân tích ở trên giả thiết rằng nguồn phát quang được dùng để phát các xung
gần như đơn sắc để sao cho độ rộng phổ của nó thỏa mãn ∆ ω L<< ∆ ω 0 (với sóng liên
tục hay hoạt động ở chế độ CW), trong đó ∆ ω 0 được cho từ biểu thức 2.43. Điều kiện
này thường không thỏa mãn trong thực tế. Để tính cho độ rộng phổ nguồn phát, người ta
coi trường quang như là một quá trình ngẫu nhiên và nghiên cứu các đặc tính kết hợp của
nguồn thông qua chức năng tương tác qua lại. Tính trung bình trong biểu thức 2.52 sẽ bao
gồm cả tính trung bình trên bản chất thống kê của nguồn. Đối với phổ Gaussian có độ
rộng phổ RMS là σ ω thì có thể thu được hệ số dãn như sau:
1/ 2
σ  Cβ 2 L  
2 2 2

= 1 +
σ 0 

2σ 0 
2
+ 1 +(Vω .)
2  β2 L 

2σ 0 
2
+ 1(+ C 2
+ Vω
 )
2 1  β3 L 

2  4σ 03  
 2.3
  
Ở đây Vω được xác định là Vω = 2σ ω σ 0. Biểu thức 2.53 thể hiện dạng diễn giải
cho sự dãn do tán sắc của xung Gaussian đầu vào dưới các điều kiện chung hoàn toàn. Sự
dãn xung sẽ dẫn đến làm giới hạn tốc độ bit của các hệ thống thông tin quang mà ta sẽ
xem xét trong phần sau đây.

4.3. Tán sắc giới hạn tốc độ truyền dẫn.

Tán sắc đã làm hạn chế đặc tính hệ thống và trước hết cần thấy rằng ảnh hưởng đáng
cân nhắc nhất là làm hạn chế tốc độ truyền dẫn của hệ thống. Sự giới hạn đặt lên tốc độ
bit do tán sắc có thể phụ thuộc hoàn toàn khác với đặt trên độ rộng phổ nguồn phát. Vì
thế ta có thể thảo luận vấn đề này theo hai trường hợp tách biệt sau đây.

Trường hợp nguồn phát quang có độ rộng phổ lớn.


Trong trường hợp hệ thống sử dụng nguồn phát có độ rộng phổ lớn thì ở biểu thức
2.53 sẽ ứng với Vω >>1. Trước hết ta hãy xem xét hệ thống thông tin quang hoạt động ở
bước sóng chệch khỏi bước sóng có tán sắc bằng không nhằm để số hạng β 3 có thể được
bỏ qua. Các ảnh hưởng của lệch tần số là không đáng kể đối với các nguồn có độ rộng
phổ lớn. Thay C = 0 vào biểu thức 2.53 ta sẽ có:
2 2
σ  β Lσ   DLσ λ 
= 1 +  2 ω  = 1 +   2.3
σ0  σ0   σ0 
ở đây σ λ là độ rộng phổ RMS của nguồn. Độ rộng xung đầu ra sẽ được viết như
sau:
σ = σ02 + σ D 2 2.3

Trong đó σ D ≡ DLσ λ là độ dãn do tán sắc gây ra.


Với diễn giải này, chúng ta có thể liên hệ σ với tốc độ bit bằng cách sử dụng quy
định rằng xung bị dãn nên nằm ở bên trong khe bit (khe thời gian) đã định, T b = 1/B,
trong đó B là tốc độ bit Rb. Một quy định chung thường được sử dụng là σ ≤ Tb/4. Đối
với các xung Gaussian thì có ít nhất 90% năng lượng xung nằm trong khe bit. Tốc độ bit
giới hạn được cho là 4Bσ ≤ 1. Trong phạm vi σ D >> σ 0, σ ≈ σ D = DLσ λ , và điều
kiện trở thành như sau:
BL D σλ ≤1 / 4 2.3
Điều kiện này có thể đem so sánh với biểu thức 2.8; hai biểu thức là như nhau nếu
coi ∆ λ như là 4σ λ trong biểu thức 2.8.
Đối với hệ thống thông tin quang hoạt động chính xác tại bước sóng có tán sắc bằng
không β 2 = 0 trong biểu thức 2.53. Ta thiết lập C = 0 như trước đây và cho Vω >> 1, thì
biểu thức 2.53 có thể xác định xấp xỉ như sau:
2
1  β 3σ ω  1  SLσ λ 
2 2
σ 2.3
= 1 +   = 1+  
σ0 2  σ 0  2  σ 0 

ở đây biểu thức 2.15 đã được dùng để liên hệ β 3 với đường bao tán sắc S. Như vậy,
độ rộng xung đầu ra được viết như sau:

σ = σ0
2
+
( SLσ ) λ
2 2
= σ0 +σD
2 2 2.3
2
ở đây bây giờ có thể viết:
S Lσ λ
2

σD = 2.3
2
Cũng như trước đây, ta có thể liên hệ σ với tốc độ bit giới hạn bởi điều kiện 4Bσ ≤
1. Khi σ D >> σ 0, giới hạn về tốc độ bit được viết như sau:
1
BL S σλ ≤
2
2.3
8

Trường hợp nguồn phát quang có độ rộng phổ nhỏ.


Trường hợp này tương ứng với Vω << 1 trng biểu thức 2.53. Như trước đây, nếu
chúng ta bỏ qua số hạng β 3 và cho C = 0, thì biểu thức 2.53 có thể xấp xỉ bằng:
2
β L 2.3
σ = σ 0 +  2  = σ 0 + σ D
2 2 2

 2σ 0 
So sánh với biểu thức 2.58 sẽ thấy xuất hiện sự khác nhau chủ yếu giữa hai trường
hợp. Đối với phổ nguồn phát hẹp, dãn xung do tán sắc gây ra sẽ phụ thuộc vào độ rộng
ban đầu σ 0, trái lại nó không phụ thuộc vào σ 0 khi độ rộng phổ của nguồn phát là lớn.
Trong thực tế, σ có thể giảm nhỏ tối thiểu bằng cách chọn giá trị tối ưu của σ 0. Giá trị
tối ưu của σ được tìm thấy xảy ra đối với σ 0= σ D=(βL/2)1/2. Giới hạn tốc độ bit có
thể nhận được khi sử dụng 4Bσ ≤ 1 và dẫn tới điều kiện sau:
1
B β2 L ≤ 2.3
4
Sự khác nhau chính từ biểu thức 2.60 là B tỷ lệ với L-1/2 chứ không phải L-1. Đối với
hệ thống thông tin quang hoạt động ở bước sóng rất gần với bước sóng có tán sắc bằng
không, β 2 ≈ 0 trong biểu thức 2.53. Sử dụng Vω << 1 và C = 0, độ rộng xung lúc này
được cho là:
2
1 β L 
σ = σ 0 +  3 2  = σ 0 + σ D
2 2 2
2.3
2  4σ 0 

Tương tự như trong trường hợp của biểu thức 2.57, có thể tối thiểu được σ bằng
cách tối ưu độ xungđầu vào σ 0. Giá trị nhỏ nhất của σ 0 được tìm thấy xảy ra đối với
σ 0 = (βL/4)1/3 và được cho như sau:
1/ 3
3  β L 
1/ 2

σ =    3  2.3
2  4 

Giới hạn tốc độ bit sẽ được thu bằng cách áp dụng điều kiện 4Bσ ≤ 1, hoặc là:
B ( β3 L )
1/ 3
≤ 0,324 2.3
Các ảnh hưởng tán xạ hầu hết được bỏ qua trong trường hợp này. Đối với giá trị tiêu
biểu β 3 = 0,1 ps3/km, tốc độ bit có thể lớn tới 150 Gbít/s với L = 100km. Nó chỉ giảm tới
70Gbít/s ngay cả khi L tăng 10 lần do sự phụ thuộc của tốc độ bit vào cự ly L -1/3. Rõ ràng
rằng đặc tính của các hệ thống thông tin quang có thể được cải thiện đáng kể khi hoạt
động ở bước sóng gần bước sóng có tán sắc bằng không của sợi quang và sử dụng nguồn
phát có độ rộng phổ tương đối hẹp.
Trong thực tế người ta thường tính lượng tán sắc tối đa ứng với 1dB penalty công
suất đầu vào làm giới hạn cho các hệ thống truyền dẫn. Trong trường hợp sợi sử dụng là
sợi chuẩn G652 giới hạn tán sắc này đối với các hệ thống truyền dẫn được cho bởi bảng
3.1.
Bảng 3.1. Giới hạn tán sắc CD trong các hệ thống truyền dẫn
Tốc độ (Gbít/s) SDH SONET Tán sắc tối đa (ps/nm)
2,5 STM16 OC48 16000
10 STM64 OC192 1000
40 STM256 OC768 63
Bảng 3.2. Giới hạn PMD trong các hệ thống truyền dẫn
SDH SONET Tốc độ (Mbps) Bit time (ps) PMD giới hạn (ps)
OC1 51,84 19290 2000
STM1 OC3 155,52 6430 640
STM4 OC12 622,08 1610 160
OC24 1244,16 803,76 80
(1,2Gbít/s)
STM16 OC48 2488,32 401,88 40
(2,5Gbít/s)
STM64 OC192 9953,28 100,47 10
(10Gbít/s)
STM256 OC768 39318,12 25,12 2,5
(40 Gbít/s)
Đối với tán sắc mode phân cực, cho đến nay đã có nhiều lý thuyết nghiên cứu về vẫn
đề này nhưng do tính ngẫu nhiên của phân cực ánh sáng và các yếu tố ảnh hưởng đến
PMD trong sọi quang nên các mô hình toán học này vẫn chưa giải thích được một cách
đầy đủ tính chất của PMD. Trong thực tế, giới hạn PMD trong các hệ thống thông tin
quang được lấy bằng 10% thời gian xung. Giới hạn về PMD của các hệ thống được giới
thiệu trong bảng 3.2.

4.4. Tán sắc giới hạn cự ly truyền dẫn

Trong phần trên, chúng ta đã xem xét tới ảnh hưởng của tán sắc làm hạn chế năng
lực của truyền dẫn của hệ thống. Qua đó có thể thấy rằng ảnh hưởng của tán sắc vận tốc
nhóm GVD có thể được giảm nhỏ tối thiểu bằng việc sử dụng các nguồn phát laze bán
dẫn có độ rộng phổ hẹp và có bước sóng gần với bước sóng có tán sắc bằng không λ ZD

của sợi quang. Tuy nhiên, vấn đề này không phải lúc nào cũng thực hiện được trong thực
tế, và việc tạo ra các laze có bước sóng λ ZD là không dễ dàng. Trong các hệ thống thông
tin quang thế hệ thứ ba có bước sóng tại vùng 1550 nnm sử dụng loại nguồn phát laze
DFB đây là các hệ thống đang được khai thác phổ biến trên thế giới. Tham số tán sắc sợi
D của hệ thống này vào khoảng 17 ps/km .nm và đã hạn chế đáng kể đặc tính hệ thống
khi mà tốc độ bit vượt quá 2.5 Gbít/s. Đối với các hệ thống điều chế trực tiếp laze DFB
thì cự ly truyền dẫn L bị giới hạn bằng biểu thức sau:
1
L≤ 2.3
4B D σ λ

Ở đây B là tốc độ bit truyền dẫn của hệ thống, σ λ là độ rộng phổ RMS có giá trị
tiêu biểu vào khoảng 0,15 nm do có sự giãn phổ sinh ra từ chirp tần số. Nếu như giá trị
tham số tán sắc D = 17 ps/km .nm thì cự ly truyền dẫn tối đa chỉ có thể đạt được L ≈ 39
km cho tốc độ bit 2.5 Gbít/s, và trong thực tế thì khoảng lặp cũng là như vậy. Khi độ rộng
σ λ vào khoảng 0,1 nm thì cự ly được cải thiện khoảng 62 km, và nếu cự ly là cố định
cho các khoảng cách trên thực tế giữa hai điểm như vậy thì ta không thể nâng cấp tốc độ
cao hơn 2.5 Gbít/s.
Năng lực hệ thống có thể được cải thiện đáng kể khi sử dụng điều chế ngoài, và
trong trường hợp này có thể tránh được sự giãn phổ do chirp tần số gây ra. Kỹ thuật điều
chế ngoài hiện nay đã được thương mại trên thực tế, các thiết bị phát quang đã có cấu
trúc tổ hợp cả laze DFB và bộ điều chế ngoài thành một thiết bị đơn khối. Cự ly truyền
dẫn khi đó phụ thuộc vào tham số vận tốc nhóm β 2 và được giới hạn như sau:
1
L≤ 2.3
16 β 2 B 2

Nếu như tham số β 2 có giá trị tiêu biểu bằng -20 ps2/km .nm tại bước sóng gần 1550
nm thì cự ly lớn nhất vào khoảng 500 km tại tốc độ bit 2.5 Gbít/s. Mặc dù cự ly truyền
dẫn đã được cải thiện đáng kể so với trường hợp điều chế trực tiếp laze DFB, nhưng sự
hạn chế hệ thống do tán sắc gây ra vẫn là mối quan tâm khi hệ thống có sử dụng khuếch
đại đường truyền LA. Hơn thế nữa, khi mà tốc độ bit tăng cao hơn, chẳng hạn tới 10
Gbít/s đơn kênh thì cự ly truyền dẫn do GVD gây ra chỉ còn khoảng 30 km. Với khoảng
lặp ngắn như vậy thì có sử dụng bộ khuếch đại quang cũng không giải quyết được vấn đề
gì. Bằng chứng ở đây cho thấy rằng giá trị GVD của sợi đơn mode khá lớn đã giới hạn
nghiêm trọng chất lượng của hệ thống 1,55 µ m được thiết kế cho các mạng thông tin
quang tốc độ 10 Gbít/s trở lên.
Bảng 3.3. Cự ly truyền dẫn tối đa ứng với 1dB công suất mất mát do tán sắc đối với
sợi NZDSF (4,4 ps/(nm.km)) và SSMF (17 ps/(nm.km))
Tốc độ SDH SONET Độ dài tuyến sợi Độ dài tuyến sợi
(Gbít/s) NZDSF (km) SSMF (km)
2,5 STM16 OC48 3640 940
10 STM64 OC192 230 60
40 STM256 OC768 14 4
Bảng 3.4. Cự ly truyền dẫn tối đa ứng với các giá trị PMD khác nhau
Tốc độ Hệ số PMD hiệu dụng ps / km
(Gbít/s) 1 0.5 0.25 0,1
2,5 2690 10606 40111 181444
10 168 661 2500 11309
40 10 40 149 676
80 2 8 32 144
160 0 1 3 11
Cự ly truyền dẫn không sử dụng trạm lặp (km)

5. Tìm hiểu sợi bù tán sắc

6. Kỹ thuật bù tán sắc sử dụng sợi bù tán sắc


Nguyên lý chế tạo sợi cách tử để bù tán sắc dựa trên điều kiện phản xạ Bragg:
2nΛ = λ 3.4
Trong đó:
n = 1, 2, 3, ...
Λ là bước của cách tử
λ là bước sóng ánh sáng

Hình 3.1. Nguyên lý phương pháp bù tán sắc bằng cách tử sợi Bragg
Sợi cách tử Bragg được chế tạo bằng cách dùng tia tử ngoại chiếu qua một mặt nạ
ánh sáng vào sợi quang đơn mode chuẩn để tạo ra các vùng có chiết suất khác nhau phân
bố dọc theo chiều dài z của sợi. Để bù lại tán sắc vận tốc nhóm GVD, chu kỳ quang của
cách tử được chế tạo sao cho nΛ giảm dọc theo độ dài của nó để cho ra GVD chuẩn
(β 2>0). Trong sợi quang đơn mode tiêu chuẩn, các thành phần tần số cao của xung sẽ lan
truyền nhanh hơn các thành phần tần số thấp. Vì bước sóng Bragg giảm dọc theo độ dài
cách tử cho nên các thành phần tần số cao sẽ di chuyển thêm vào cách tử trước khi được
phản xạ và phải chịu trễ nhiều hơn các thành phần tần số thấp. Như vậy trễ tương đối
được xuất hiện do cách tử sẽ bù lại GVD do sợi và bù được tán sắc sợi. Tham số tán sắc
Dg của cách tử có độ dài Lg được xác định bằng mối liên hệ sau
TR = Dg Lg ∆λ 3.4
Trong đó TR là thời gian đi vòng ở bên trong cách tử và ∆ λ là sự sai khác về các

2π Lg
bước sóng Bragg tại hai đầu của cách tử. Vì Tg = cho nên tán sắc cách tử được cho
c
bởi biểu thức sau
TR 2n
Dg = = 3.4
Lg ∆λ c∆λ
Trên thực tế các loại sợi bù tán sắc cách tử Bragg đã được thương mại hóa rộng rãi
trên thị trường vì chúng có ưu điểm là thiết bị hoàn toàn thụ động, kích thước nhỏ gọn
trong khi bù được lượng tán sắc lớn, dễ dàng trong việc ghép nối với sợi quang và suy
hao xen nhỏ. Tuy nhiên chúng cũng có một nhược điểm là cần sự ổn định về nhiệt độ cao
do chỉ một thay đổi nhỏ về chiều dài sợi cách tử cũng có thể làm thay đổi hoàn toàn đặc
tính bù tán sắc của chúng.

CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

BER Bit Error Rate Tốc độ lỗi Bit


CD Chromatic Dispersion Tán sắc màu (Tán sắc sắc thể)
DFB Distributed Feedback Phân bố hồi tiếp
DM Dispersion Managed Quản lý tán sắc
DOF Degree Of Freedom Bậc tự do
DWDM Dense WDM Ghép kênh theo bước sóng mật độ cao
EDFA Erbium Doped Fiber Amplifiers
Khuếch đại quang sợi pha tạp Erbium
EIA Electronic Industries Association
Liên minh các nhà công nghiệp điện tử
FWHM full-width at half-maximum Độ rộng tại nửa biên độ
FWM Four-wave Mixing Hiệu ứng trộn bốn bước sóng
GVD Group Velocity Dispersion Tán sắc vận tốc nhóm
ISI Intersymbol Interference Nhiễu xen bit
ITU International Telecommunication Union
Tổ chức Viễn thông quốc tế
LA Line Amplifier Khuếch đại đường truyền
LD Laser Diode Laser
NF Noise Figure Nền nhiễu
PC Polarization Controler Bộ điều khiển phân cực
PLD Polarization Loss Depend Suy hao phụ thuộc phân cực
PMD Polarization Mode Dispersion Tán sắc mode phân cực
RMS Root Mean Square Giá trị thực hiệu dụng
SBS Stimulated Brillouin Scattering
Hiệu ứng Tán xạ kích thích Brillouin
SDH Synchronous Digital Hierarchy
Phân cấp số đồng bộ
SNR Signal-to-Noise Ratio Tỷ số tín hiệu trên nhiễu
SONET Synchronous Optical Network Mạng quang đồng bộ
SPM Self phase Modulation Hiệu ứng tự điều chế dịch pha
SRS Stimulated Raman Scattering Tán xạ kích thích Raman
TDM Time-Division Multiplexing Ghép kênh phân chia theo thời gian
TIA Telecommunication Industry Alliance
Liên minh các nhà công nghiệp viễn thông
WDM Wavelength Division Multiplexing
Ghép kênh phân chia theo bước sóng
XPM Cross phase Modulation Hiệu ứng điều chế pha chéo

You might also like