You are on page 1of 2

ĐỀ THI OLYMPIC HÓA HỌC SINH VIÊN

CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TOÀN QUỐC LẦN THỨ 2


Môn thi: Hóa học hữu cơ
Thời gian làm bài: 180 phút
Ngày 7 tháng 4 năm 2004
Câu I:
1) Thực hiện dãy biến hóa sau:
o + o

2-metylpropanal HCN→ A NH


3
 ,t
→ B HO
3
,t
→ C 
2
→ C7 H11O2 N
Ac O

2) Hoàn chỉnh các phương trình phản ứng và gọi tên sản phẩm:
a) Xiclopentadien + HCl khí:
b) Pent-1-en + NBS, a,s
c) Hexa-1,3,5-trien + Br2 (1: 1)
d) 1-(Brommetyl)-2-metylxiclopenten, đun nóng trong CH3OH
Câu II:
Hợp chất A(C6H12N2O2) quang hoạt, không tan trong axit loãng và bazơ loãng, phản
ứng với HNO2 trong nước tạo thành B (C6H10O4). Khi đun nóng B dễ dàng mất nước
chuyển thành C (C6H8O3). Hợp chất A phản ứng với dung dịch brom và natri hydroxit
trong nước tạo thành D (C4H12N2), hợp chất này phản ứng với HNO2 khi có mặt axit
clohydric cho metyletylxeton.
1) Hãy xác định công thức cấu tạo của A, B, C, D và gọi tên các hợp chất tạo thành.
2) Hợp chất A có thể có cấu trúc như thế nào? Dùng công thức Fisơ để mô tả.
Câu III:
1) Trong khu công nghiệp lọc hóa dầu tương lai, dự kiến có cả nhà máy sản xuất PVC.
a) Hãy đề nghị hai sơ đồ phản ứng làm cơ sở cho việc sản xuất vinylclorua từ
sản phẩm crackinh dầu mỏ và NaCl.
b) Hãy phân tích các ưu, nhược điểm của mỗi sơ đồ, nêu cách khắc phục và lựa
chọn sơ đồ có lợi hơn.
c) Trùng hợp vinylclorua nhờ xúc tác TiCl4-Al(C2H5)3 sẽ thu được PVC điều hoà
lập thể có độ bền cơ nhiệt cao. Hãy cho biết trong mạch polime ấy có trung
tâm bất đối không?. Viết công thức lập thể một đoạn mạch polime ấy.
2) Từ toluen hãy viết phương trình điều chế phlorogluxinol (1,3,5-trihidroxibenzen)
3) Hãy tổng hợp axit glutamic từ axit α -xetoglutaric.
4) Hãy tổng hợp prolin từ axit adipic.
Câu IV:
1) Phản ứng của ancol anlylic với nước clo tạo ra C3H7ClO2 (A). Phản ứng của anlyl
clorua với nước clo thì tạo ra C3H6Cl2O (B). A và B khi chế hóa với dung dịch
NaOH đều tạo thành glixerol nhưng A tạo thêm sản phẩm C3H6O2(D). B tạo ra sản
phẩm phụ C3H5ClO (E). Trên phổ hồng ngoại của D và E đều không có vân hấp thụ
ở vùng 1500 – 1800 cm-1, nhưng ở phổ của D có vân hấp thụ mạnh và tù ở 3100 –
3400 cm-1 còn ở phổ của E thì không có:
a) Viết phương trình phản ứng tạo thành A, B và cho biết tính quang hoạt của
chúng.
b) A có 2 nhóm OH, hydro ở nhóm OH nào linh động hơn.
c) Xác định công thức cấu tạo của D và E.
d) D, E được tạo thành từ A và B tương ứng như thế nào, có quang hoạt không?
2) Từ dầu mỏ, người ta tách được các hydrocacbon A(C10H16); B(C10H18) và C(C10H18).
Cả ba đều không làm mất màu dung dịch brom và chỉ chứa C bậc hai và ba. Tỉ lệ
giữa số nguyên tử CIII : số nguyên tử CII ở A là 2 : 3; còn ở B và C là 1 : 4. Cả ba đều
chỉ chứa vòng 6 cạnh ở dạng ghế.
a) Hãy xác định công thức cấu tạo và viết công thức lập thể của A, B và C.
b) So sánh nhiệt độ nóng chảy của A, B, C và nêu nguyên nhân.

You might also like