You are on page 1of 8

Create by NVQ

PHÂN DẠNG BÀI TẬP VỀ ĐƯỜNG THẲNG TRONG KHÔNG GIAN

Trong tâm của hình giải tích không gian là phần đường thẳng và mặt phẳng, bài viết
này tổng kết lại các dạng bài tập về đường thẳng trong hình giải tích không gian.

1) Dạng 1: Tìm hình chiếu của điểm M lên mp( α ).


Phương pháp: viết phương trình đường thẳng d qua M và vuông góc với ( α ) có 1
  
VTCP là u = n(α ) (với (α ) là VTPT của ( α ) ).
n
Giao điểm H của d và ( α ) là hình chiếu vuông góc của M lên ( α ).
Ví dụ: Tìm hình chiếu vuông góc của M(1, 2, -3) lên ( α ): x + y − 3 z + 5 = 0 .
 
Gọi d là đường thẳng qua M và vuông góc với ( α ) có 1 VTCP là u = n(α ) = (1;1; −3)

(với n(α ) là VTPT của ( α ) ).Phương trình đường thẳng d là:
{ x = 1 + t; y = 2 + t; z = −3 − 3t}
H (1 + t ; 2 + t ; −3 − 3t ) = d ∩ (α ) là hình chiếu vuông góc của M lên ( α ). Thế tọa độ của H
−17 −6 5 18
vào pt mp( α ) ta được: 1 + t + 2 + t − 3(−3 − 3t ) + 5 = 0   H( ; ; ) .
11 11 11 11
2) Dạng 2: Xác định điểm đối xứng với M qua ( α )
Phương pháp: viết phương trình đường thẳng d qua M và vuông góc với ( α ) có 1
  
VTCP là u = n(α ) (với n(α ) là VTPT của ( α ) ).
Giao điểm H của d và ( α ) là hình chiếu vuông góc của M lên ( α ). Khi ấy M’ là
điểm của M qua ( α ) ⇔ H là trung điểm của MM’.
Ví dụ: Xác định điểm đối xứng với M(13; 2; 3) qua ( α ): x + y − 3z + 5 = 0 .
 
Gọi d là đường thẳng qua M và vuông góc với ( α ) có 1 VTCP là u = n(α ) = (1;1; −3)
  x = 13 + t

(với n(α ) là VTPT của ( α ) ).Phương trình đường thẳng d là:  y = 2+t
 z = 3 − 3t

H (1 + t ; 2 + t ; −3 − 3t ) = d ∩ (α ) là hình chiếu vuông góc của M lên ( α ). Thế tọa độ của H
vào pt mp( α ) ta được: 13 + t + 2 + t − 3(3 − 3t ) + 5 = 0  t = −1  H(12; 1; 6).
M’ là điểm của M qua ( α ) ⇔ H là trung điểm của MM’
 M’( 2 xH − xM ; 2 yH − yM ; 2 z H − zM ) = (11; 0; 9)
3) Dạng 3: Tìm hình chiếu của điểm M lên đường thẳng ( ∆ )
Có 2 cách để giải:

Chia sẽ là niềm vui


Create by NVQ

  


Cách 1: Viết pt mp ( α ) qua M và vuông góc với ( ∆ ) có VTPT n(α ) = u( ∆ ) (với u( ∆ ) là
VTCP của đường thẳng ( ∆ )).Hình chiếu của điểm M lên ( ∆ ) là giao điểm H của ( ∆ )
và mp( α ).
Cách 2: (khi đề bài cho  số của đường thẳng ( ∆ )) Xác định tọa độ điểm H
pt tham
theo tham số M. Ta có: MH .u( ∆ ) = 0  t  tọa độ điểm H.

Ví dụ: Xác định hình chiếu vuông góc của M( −1; −1; 1 ) lên đường thẳng ( ∆ ) có pt:
{ x = 1 + t; y = 2 + t; z = −3 − 3t}
Vì đề bài cho pt tham số của đường thẳng nên chúng ta nên làm theo cách 2.
Gọi H( 1 + t ; 2 + t ; −3 − 3t ) là hình chiếu vuông góc của M lên đường thẳng ( ∆ ) có 1
 
VTCP là ( ∆ ) = (1;1; −3) . MH ( 2 + t ;3 + t ; −4 − 3t ).
u
  −17
Ta có MH .u( ∆ ) = 0 ⇔ ( 2 + t ) .1 + ( 3 + t ) .1 − 3 ( −4 − 3t ) = 0  t =
11
 6 5 −18 
 H ; ; .
 11 11 11 
4) Dạng 4: Xác định điểm đối xứng với M qua ( ∆ ):
Phương pháp: Tìm hình chiếu H của M lên ( ∆ ) theo dạng 3. Điểm đối xứng với M
qua ( ∆ ) là M’ sao cho H là trung điểm của MM’.
Ví dụ: Xác định điểm đối xứng với M(0; 2; −1 ) qua đường thẳng ( ∆ ) có pt:
{ x = 1 + t; y = 2 + t; z = 3 − 3t}
Đầu tiên xác định hình chiếu H của M lên ( ∆ ). Vì đề bài cho phương trình tham số ta nên
làm theo cách 2 của dạng 3.

Gọi H (1 + t ; 2 + t ; −3 − 3t ) là hình chiếu của M lên ( ∆ )có 1 VTCP là u( ∆ ) = (1;1; −3) .

MH (1 + t ; t ; −2 − 3t )
  −7  4 −7 −1 
Ta có: MH .u( ∆ ) = 0 ⇔ (1 + t ) .1 + 1.t − 3 ( −2 − 3t ) = 0  t =  H ; ; .
11  11 11 11 
M đối xứng với M qua ( ∆ ) ⇔ H là trung điểm của MM .
’ ’

 8 −39 9 
 M’( 2 xH − xM ; 2 yH − yM ; 2 z H − zM ) =  ; ; .
 11 11 11 
5) Dạng 5: Tìm hình chiếu vuông góc của đường thẳng ( ∆ ) lên mp( α ).
 Trường hợp: ( ∆ ) ⊥ (α )  hình chiếu của ( ∆ ) lên mp( α ) là H = ( ∆ ) ∩ (α ) .
 Trường hợp: ( ∆ ) ⊂ (α )  hình chiếu của ( ∆ ) lên mp( α ) chính là ( ∆ ).
 Trường hợp: ( ∆ ) ∩ (α ) (nhưng không vuông góc với ( α )):
Đối với dạng toán này chúng ta có 3 cách giải:

Chia sẽ là niềm vui


Create by NVQ


Cách 1: Dựng mp( β ) chứa ( ∆ ) (có VTCP là u( ∆ ) ) và vuông góc với mp( α ) (có
   
VTPT là (α ) ) có 1 VTPT là ( β )  ( ∆ ) , n(α )  . Hình chiếu cần tìm là
n n =  u
( ∆ ) = (α ) ∩ ( β ) . (thường áp dụng trong trường hợp đề bài cho phương trình dạng
'

chính tắc hoặc tham số).


Cách 2: Lấy A, B phân biệt thuộc ( ∆ ). Xác định hình chiếu A’, B’ là hình chiếu của
A, B  hình chiếu cần tìm là đường thẳng A’B’ (khi đề bài cho phương trình chính
tắc hoặc tham số).
Cách 3: Tìm A = ( ∆ ) ∩ (α ) . Lấy M bất kì khác A thuộc ( ∆ ). Tìm hình chiếu H của
M lên ( α )  hình chiếu cần tìm là đường thẳng AH. Cách này hay sử dụng khi đề
bài cho pt đường thẳng dưới dạng chùm.

Ví dụ 1: Xác định hình chiếu vuông góc của ( ∆ ): { x + 2 z − 2=0


5 x − 4 y − 2 z −5= 0 lên mp( α ):
2x − y + z −1 = 0 .

Vì đề bài cho pt đường thẳng là dạng chùm nên ta sử dụng cách 3.


−7 
( ∆ ) đi qua A (0; ;1) và có một VTCP là u( ∆ ) = (−2; −3;1) .
4
Gọi A = ( ∆ ) ∩ (α ) , do đó tọa độ điểm A là nghiệm của hệ phương
 x + 2z − 2 = 0

trình: 5 x − 4 y − 2 z − 5 = 0 . Vì hệ phương trình vô nghiệm nên ( ∆ )  ( α )
 2x − y + z −1 = 0

 Hình chiếu của đường thẳng ( ∆ ) lên mp( α ) là đường thẳng ( ∆ ' ) đi qua hình chiếu H
của của A lên ( α ).
Để tìm hình chiếu H của của A lên ( α ), ta dùng phương pháp của dạng 1
−7 −35 17
 H( ( ; ; ).
12 24 24
 −7 −35 17 
Do đó pt đường thẳng ( ∆ ' ):  x = − 2t ; y = − 3t ; z = + t .
 12 24 24 
x y − 4 z +1
Ví dụ 2: Tìm hình chiếu của d: = = lên mp( α ): x − y + 3 z + 8 = 0 .
4 3 −2

Đề bài cho pt đường thẳng dạng chính tắc nên ta sử dụng cách 1 sẽ hiệu quả hơn:

d đi qua A ( 0; 4; −1) và có một VTCP là u = ( 4;3; −2 ) .

mp( α ) có 1 VTPT là n(α ) = (1; −1;3)
Dựng mp ( β ) đi chứa d và vuông góc với mp( α )  mp ( β ) có 1 VTPT là
  
n( β ) = u , n(α )  = ( 7; −14; −7 ) và đi qua A.

Chia sẽ là niềm vui


Create by NVQ

PT mp ( β ) là: x − 2 y − z + 7 = 0
Hình chiếu của d lên mp( α ) là d ' = (α ) ∩ ( β )
x − 2 y − z + 7 = 0
 pt d ' :  .
 x − y + 3z + 8 = 0
6. Dạng 6: VPT đường thẳng qua M cắt 2 đường thẳng ( ∆1 ) và ( ∆ 2 ) .
Đây là 1 dạng rất hay, có 2 cách giải:
Cách 1: VPT mp( α ) qua M và chứa ( ∆1 ) , mp( β ) qua M và chứa ( ∆ 2 ) .
Phương trình đường thẳng cần tìm là: ( ∆ ) = (α ) ∩ ( β ) .
Cách 2: VPT mp( α ) qua M và chứa ( ∆1 ) ; Gọi N = ( ∆ 2 ) ∩ (α )  MN là đường
thẳng cần tìm. Cách này thường được sư dụng khi đề bài cho pt đường thẳng dạng
chùm.
 y−2=0
Ví dụ 1: VPT đường thẳng ( ∆ ) qua M (1;3;0 ) và cắt ( ∆1 ) :  và ( ∆ 2 ) :
2 x − z − 5 = 0
{ x = 1 + 2t; y = 3 − t; z = 4 + t} .

Phân tích đề bài thấy pt ( ∆ 2 ) dạng chùm nên ở đây mình làm theo cách 2 (các bạn làm
cách 1 thử nhé!)

( ∆ 2 ) đi qua A (1;3; 4 ) và có 1 VTCP là u( ∆ 2 ) = ( 2; −1;1)

MA ( 0;0; 4 ) . Dựng VPT mp( α ) qua M và chứa ( ∆ 2 )  mp( α ) có 1 VTPT là
  
n =  MA, u( ∆2 )  = ( −4; −8;0 )  pt mp( α ): x + 2 y − 7 = 0 .
 y−2 =0 x = 3
 
B = (α ) ∩ ( ∆1 )  tọa độ của B là nghiệm của hpt:  2 x − z − 5 = 0 ⇔  y = 2
x + 2 y − 7 = 0  z =1
 
⇔ B ( 3; 2;1) . Đường thẳng ( ∆ ) là đường thẳng qua MB có pt:
x − xM y − yM z − zM x−2 y −3 z
= = hay = = .
x B − xM y B − y M z B − z M 2 −1 1
Ví dụ 2: VPT đường thẳng qua A (1;5;0 ) và cắt cả 2 đường thẳng d1, d2 với
2 x − z − 1 = 0 3 x + y − 2 = 0
d1:  và d2:  .
 x + y −1 = 0  y−z−2=0

Bài này nên làm theo cách 2, nhưng để tạo sự bằng phẳng ở 2 ví dụ nên tôi sẽ làm theo
cách 1:
 
d1 đi qua M ( 0;1; −1) và có 1 VTCP là u1 (1; −1; 2 ) . MA (1; 4;1) .
 
d2 đi qua N ( 0; 2;0 ) và có 1 VTCP là u2 = ( −1;3;3) . NA (1;3;0 ) .

Chia sẽ là niềm vui


Create by NVQ

  
Dựng mp( α ) qua A và chứa d1 có 1 VTPT là n(α ) =  MA, u1  = ( 9; −1;5 )
 pt mp( α ): 9 ( x − 1) − 1( y − 5 ) − 5 ( z − 0 ) ⇔ 9 x − y − 5 z − 4 = 0 .
  
Dựng mp( β ) qua A và chứa d1 có 1 VTPT là n( β ) =  NA, u2  = ( 9; −3;6 )
 pt mp( β ): 9 ( x − 1) − 3 ( y − 5 ) + 6 ( z − 0 ) ⇔ 3 x − y + 2 z + 2 = 0 .
9 x − y − 5 z − 4 = 0
Đường thẳng cần tìm là d = (α ) ∩ ( β )  d: 
3 x − y + 2 z + 2 = 0
7. Dạng 7: VPT đường thẳng ( ∆ )  ( ∆ 3 ) và cắt ( ∆1 ) và ( ∆ 2 ) .
Dạng này là biến dạng của dạng 6, có 2 cách giải:
Cách 1: VPT mp( α ) chứa ( ∆1 ) và song song với ( ∆ 3 ) , mp( β ) chứa ( ∆ 2 ) và song
song với ( ∆ 3 ) .
Cách 2: Nhờ đặc thù là ( ∆ )  ( ∆ 3 ) nên có cách giải này (thường được sử dụng nếu
đề bài cho pt đường thẳng thuộc dạng tham số).
PT tham số của ( ∆1 ) theo t1 và của ( ∆ 2 ) theo t2.

Gọi M ∈ ( ∆1 ) , N ∈ ( ∆ 2 )  M, N theo t1, t2  MN theo t1, t2.
Xác định t1, t2 sao cho MN  ( ∆ 3 )  đường thẳng cần tìm là đường thẳng MN.

 y−z =0
Ví dụ 1: VPT đường thẳng ( ∆ ) cắt ( ∆1 ) :  và ( ∆ 2 ) :
2 x − z − 5 = 0
{ x = 1 + 2t; y = 3 − t; z = 4 + t} và song song với trục Oz.

( ∆1 ) đi qua A ( 0;5;5) và có 1 VTCP là u1 = ( −1; −1; −2 ) .

( ∆ 2 ) đi qua B (1;3; 4 ) và có 1 VTCP là u2 = ( 2; −1;1) .
  
Mp (α ) chứa ( ∆1 ) (đi qua A) và song song với Oz có 1 VTPT là n(α ) = u1 , k  = ( −1;1;0 ) .
Pt Mp (α ) : − x + y + 5 = 0 .
Mp ( β ) chứa ( ∆ 2 ) (đi qua B) và song song với Oz có 1 VTPT là
  
n( β ) = u2 , k  = ( −1; −2;0 ) . Pt Mp ( β ) : − x − 2 y + 7 = 0 .
 −x + y + 5 = 0
Đường thẳng cần tìm là ( ∆ ) :  .
− x − 2 y + 7 = 0
x − 2 y + 2 z −1
Ví dụ 2: VPT đường thẳng ( ∆ ) cắt ( ∆1 ) : = = và ( ∆ 2 ) :
3 4 1
x −7 y −3 z −9 x +1 y + 3 z − 2
= = và song song với ( ∆ 3 ) : = .
1 2 1 3 −2 1

Thôi để các bạn tự làm (mình mịt wa không đánh nổi nữa rồi!).

Chia sẽ là niềm vui


Create by NVQ

8. Dạng 8: Viết pt đường thẳng qua M vuông góc với ( ∆1 ) , và cắt ( ∆ 2 ) .


Lúc đầu mình nhằm ở dạng này. Mình nghĩ nó giống như dạng 6. Nhưng đọc kĩ và
phân tích mới hiểu: trong không gian 2 đường thẳng cắt nhau và 2 đường thẳng vuông
góc với nhau là khác nhau. Vì 2 đường thẳng vuông góc có thể chéo nhau, còn 2 đường
thẳng cắt nhau luông cùng nằm trên 1 mp.
Phương pháp: VPT mp (α ) qua M và vuông góc với ( ∆1 ) , mp ( β ) qua M chứa
( ∆ 2 ) . Nếu (α ) // ( β ) thì bài toán vô nghiệm. Nếu (α ) ∩ ( β ) = ( ∆ ) thì xét:
 ( ∆ ) cắt ( ∆ 2 ) thì ( ∆ ) thỏa.
 ( ∆ ) // ( ∆ 2 ) thì bài toán vô nghiệm.
Công việc kiếm có nghiệm hay vô nghiệm chỉ cần làm ngoài nháp thôi vì đó không
phải là bước trình bày trong bày làm.
Ví dụ: VPT đường thẳng ( ∆ ) qua M (1; 2;0 ) và vuông góc với ( ∆1 ) :
x −1 y +1 z + 2 7 x + y − z − 1 = 0
= = và cắt ( ∆ 2 ) :  .
2 2 1 x + 2 y + z −1 = 0

 2 −1     −4 −1 
( ∆2 )
đi qua A  0; ;  và có 1 VTCP là u2 ( 3; −8;13) . MA =  −1; ;  .
 3 3   3 3 
  
Gọi mp (α ) qua M và vuông góc với ( ∆1 ) có 1 VTPT là n(α ) = u1 = ( 2; 2;1) (với u1 là
VTCP của ( ∆1 ) ). PT mp (α ) : 2 x + 2 y + z − 6 = 0 .
  
Gọi mp ( β ) chứa ( ∆ 2 ) và đi qua M có 1 VTPT là n( β ) =  MA, u2  = ( −20;12;12 ) .
PT mp ( β ) : −5 x + 3 y + 3z − 1 = 0 .
 2x + 2 y + z − 6 = 0
PT đường thẳng cần tìm ( ∆ ) :  .
 −5 x + 3 y + 3 z − 1 = 0
9. Dạng 9: VPT đường vuông góc chung của ( ∆1 ) và ( ∆ 2 ) .
 Trường hợp đặc biệt: ( ∆1 ) ⊥ ( ∆ 2 )
VPT mp (α ) chứa ( ∆1 ) và vuông góc với ( ∆ 2 ) . Tìm M = ( ∆ 2 ) ∩ (α ) . H là hình
chiếu của M lên ( ∆1 )  MH là đường vuông góc chung.
 ( ∆1 ) không vuông góc với ( ∆ 2 ) . Có 2 cách để làm:
Cách 1: Nếu đề bài cho pt ( ∆1 ) là dạng theo tham số t1 và pt ( ∆ 2 ) là dạng theo tham

số t2, thì lấy M, N lần lượt thuộc ( ∆1 ) và ( ∆ 2 )  tọa độ MN theo t1 và t2. Xác định t1,
   
t2 sao cho MN MN ⊥ u1 và MN ⊥ u2  Pt đường thẳng MN.
 
Cách 2: Gọi u1 , u2 lần lượt là VTCP của ( ∆1 ) và ( ∆ 2 )  đường vuông góc chung
  
( ∆ ) có 1 VTCP là u = u1 , u2 
  
Gọi mp (α ) chứa ( ∆1 ) và song song với ( ∆ ) có 1 VTCP là n(α ) = u1 , u  .

Chia sẽ là niềm vui


Create by NVQ

  
Gọi mp ( β ) chứa ( ∆ 2 ) và song song với ( ∆ ) có 1 VTCP là n( β ) = u2 , u  .
 đường vuông góc chung ( ∆ ) = (α ) ∩ ( β ) .

Ví dụ 1: Cho A ( 6;3;0 ) , B ( −2;9;1) , S ( 0;5;8 ) .


VPT đường vuông góc chung của AB và OA.

Phấn đấu hết mình, không nguôi hi vọng

Ví dụ 2: VPT đường vuông góc chung của:


x + y + z − 3 = 0 x − 2 y − 2z + 9 = 0
( ∆1 ) :  và ( ∆ 2 ) : 
 y + z −1 = 0  y − z +1 = 0

Phấn đấu hết mình, không nguôi hi vọng

Ví dụ 3: VPT đường vuông góc chung của:


( ∆1 ) : { x = 1 + 2t1; y = 2 + t1; z = −3 + 3t1} và ( ∆ 2 ) : { x = 2 + t2 ; y = −3 + 2t2 ; z = 1 + 3t2 } .
Phấn đấu hết mình, không nguôi hi vọng

Ví dụ 4: VPT đường vuông góc chung của:


 3x − 2 y − 8 = 0
( ∆1 ) :  và ( ∆ 2 ) : { x = −1 + 3t ; y = −3 − 2t ; z = 2 − t}
5 x + 2 z − 12 = 0

Phấn đấu hết mình, không nguôi hi vọng

x + 2z − 2 = 0
Ví dụ 5: Cho ( ∆1 ) : { x = 2 + t ; y = 1 − t ; z = 2t} và ( ∆ 2 ) : 
 y −3 = 0
VPT mp cách đều ( ∆1 ) và ( ∆ 2 ) .

Mí cái ví dụ cuối cùng này các bạn tự giải để kiểm tra lại nha, có gì xin liên hệ với
mình. Chúc các bạn luôn thành công!

Bài viết có tham khảo và sử dụng tài liệu các sách:


 Bài giảng trọng tâm môn toán của Trần Phương
 Hệ thống hóa kiến thức và giới thiệu một số đề thi Tốt nghiệp THPT, Tuyển sinh
Đại học, Cao đẳng môn Toán của NXBGD.
 SGK và SBT hình hoc 12.

Bạn nào có nhu cầu chia sẻ hay thắc mắc xin vui lòng liên hê qua địa chỉ email:
killuahthanh0@gmail.com hoặc website: killuahthanh.co.cc

Chia sẽ là niềm vui


Create by NVQ

Chia sẽ là niềm vui

You might also like