You are on page 1of 14

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HT TTKT HỌC PHẦN 3

• Đối tượng sinh viên: sinh viên hệ chính quy

• Nội dung chính: hệ thống hóa kiến thức quan trọng trong học phần HT TTKT phần
3 (Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện tin học hóa công tác kế toán)

• Ghi chú: tài liệu này chỉ có tính chất tham khảo

PHẦN 1: LÝ THUYẾT

Để hiểu và làm được bài tập, sinh viên cần nắm vững phần lý thuyết từ đó vận dụng vào
từng tình huống cụ thể. SV cần học các phần sau:

• SV cần nắm vững tất cả nội dung môn học (trong sách và slide giảng viên cung
cấp)

• Tìm hiểu các quy định theo Luật hiện hành về Kế toán, phần mềm kế toán, chứng
từ điện tử, ….

• Tìm hiểu thực trạng ứng dụng Phần mềm kế toán trong công tác kế toán tại Việt
Nam, …

GHI CHÚ: Đề thi HT TTKT HP3 khóa K33 Chính quy, KHÔNG có phần trắc nhiệm, chỉ
thi tự luận.

PHẦN 2: TỰ LUẬN

Phần này được ra dưới dạng bài tập tình huống.

Đề bài

Cho một doanh nghiệp giả định và yêu cầu thực hiện các nội dung để tổ chức công tác kế
toán trong điều kiện tin học hóa công tác kề toán.

Hướng giải quyết

BƯỚC 1: Phân tích kỹ đặc điểm của doanh nghiệp được đưa ra, cụ thể:

• Xác định loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, mặt hàng kinh doanh,

1
• Xác địn h cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp; phân chia trách nhiệm giữa các bộ
phận

• Tìm hiểu cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán, phân chia trách nhiệm trong bộ máy kế
toán (nếu doanh nghiệp có sẵn bộ máy kế toán và cần tái tổ chức công tác kế toán
để đưa Phần mềm kế toán vào sử dụng)

• Đối với chu trình doanh thu: cần xác định các chính sách của công ty về bán hàng
như:

- Khách hàng được chia thành bao nhiêu nhóm (Xác định nhóm khách hàng thông
qua xem xét chính sách bán hàng, thông thường mỗi nhóm khách hàng khác nhau
có chính sách bán hàng khác nhau như: bán buôn, bán qua đại lý, …)

- Khu vực hay phạm vi bán hàng (thị trường bán hàng của doanh nghiệp được chia
thành những khu vực nào? Trong mỗi khu vực có chia thành từng vùng nhỏ hơn?
…)

- Chính sách bán hàng và chính sách về hạn mức tín dụng đối với từng Khách hàng
hay từng nhóm khách hàng (bán chịu hay bán thu tiền ngay? Thời hạn nợ là bao
lâu? Giới hạn tín dụng như thế nào? Có chính sách về chiết khấu thanh toán
không? Lãi phạt đối với nợ quá hạn?, …)

- Phương thức giao nhận hàng đối với khách hàng (nhận tại kho công ty hay vận
chuyển đến cho khách hàng? Nếu công ty vận chuyển đến địa điểm khách hàng
yêu cầu thì chi phí vận chuyển bên nào chịu? Doanh nghiệp có thuê đơn vị ngoài
vận chuyển không?...)

- Có chính sách cho khách hàng dùng thử hàng? (thời hạn dùng thử? ), khách hàng
được đổi hay trả hàng không? (thủ tục để đổi, trả hàng?)

- Có chính sách giảm giá hàng mua hay chiết khấu thương mại hay không? (thủ tục
như thế nào?)

- Thời điểm lập Hóa đơn, giao khách hàng và ghi sổ kế toán

- Phương thức thanh toán của khách hàng (tiền mặt – khách hàng đến công ty trả
tiền hay công ty đến địa điểm khách hàng nhận tiền; chuyển khoản; séc; …) và thủ
tục đối với từng phương thức thanh toán.

2
- Chính sách về bảo hành sản phẩm hay sửa chữa sản phẩm sau khi bán (thời hạn
bảo hành?, quy định về bảo hành?, thủ tục tiến hành bảo hành? Chi phí bảo hành?
Đối với các phụ kiện khách hàng mua thêm hay sữa chữa thì hạch toán như thế
nào?…)

- Các quy định khác về bán hàng

- Ngoài ra nếu loại hình kinh doanh là dịch vụ (nhà hàng, khách sản, tổ chức tour
du lịch, …) hay mang tính chất đặc thù riêng như: doanh nghiệp xây lắp, doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, … SV cần tìm hiểu thêm về các đặc
điểm đặc thù của từng ngành nghề này (nên tìm hiểu sách kế toán về các ngành
này)

• Đối với chu trình chi phí: cần xác định chính sách của công ty về mua hàng như:

- Nhà cung cấp được chia thành bao nhiêu nhóm (theo chính sách mua hàng – trả
tiền ngay hay mua chịu?; theo khu vực địa lý – trong nước, ngoài nước?, …)

- Chính sách mua hàng và chính sách về hạn mức tín dụng của Nhà cung cấp hay
từng nhóm nhà cung cấp đối với doanh nghiệp (mua chịu hay mua trả tiền ngay?
Thời hạn nợ là bao lâu? Giới hạn tín dụng như thế nào? Có chính sách về chiết
khấu thanh toán không? Lãi phạt đối với nợ quá hạn?, …)

- Phương thức giao nhận hàng đối của nhà cung cấp (nhận tại kho công ty hay công
ty đến nhận hàng tại kho NCC? Chi phí vận chuyển do bên nào chịu? …)

- Doanh nghiệp có được đổi hay trả hàng không? (thủ tục để đổi, trả hàng?)

- Có chính sách giảm giá hàng mua hay chiết khấu thương mại hay không? (thủ tục
như thế nào?)

- Thời điểm nhận hàng, nhận Hóa đơn, ghi sổ kế toán

- Phương thức thanh toán đối với nhà cung cấp (tiền mặt – NCC đến công ty thu
tiền hay công ty đến địa điểm NCC thu tiền; chuyển khoản; séc; L/C…) và thủ tục
đối với từng phương thức thanh toán.

- Chính sách về bảo hành sản phẩm hay sửa chữa sản phẩm sau khi mua (thời hạn
bảo hành?, quy định về bảo hành?, thủ tục tiến hành bảo hành? Chi phí bảo hành?
Đối với các phụ kiện mua thêm hay sữa chữa thì bên nào chịu, hạch toán như thế
nào?…)
3
- Các quy định khác về mua hàng

- Ngoài ra, nếu sản phẩm mua là dịch vụ hay các sản phẩm mang tính riêng biệt
như phần mềm kế toán, công nghệ sản xuất, … SV cần tìm hiểu các điểm riêng
biệt đối với loại sản phẩm này.

Thông thường tình huống chỉ đưa ra về một trong hai chu trình trên (doanh thu hoặc chi
phí) nhưng cũng có thể đưa thêm các chu trình khác. SV cũng c ần nắm bắt quy trình cơ
bản của các chu trình khác như chu trình sản xuất, chu trình nhân sự, chu trình tài
chính, …

BƯỚC 2: Xác định yêu cầu của đề bài và tìm hướng giải quyết

a/ Nếu đề bài yêu cầu: Xác định các yêu cầu thông tin kế toán cần cung cấp để đáp ứng
nhu cầu ghi nhận và cung cấp thông tin doanh nghiệp yêu cầu

Hướng giải quyết:

• Đọc lại đề xem nếu có nội dung đề cập đến “yêu cầu quản lý” của doanh nghiệp
hay ban giám đốc (bộ phận khác) thì khi làm phần này SV cần bám sát vào yêu
cầu.

• Nếu đề bài không đề cập đến nội dung “yêu cầu quản lý”, SV phải tự suy luận
căn cứ vào các đặc điểm được phân tích ở Bước 1 để đưa ra các thông tin kế toán
mà SV cho rằng cần thiết đối với loại hình doanh nghiệp đó, hay trong điều kiện
cụ thể của doanh nghiệp đó.

Mẫu biểu bài làm cần được trình bày theo mẫu sau (nếu đề bài đưa ra sẵn mẫu hay yêu
cầu các nội dung chính cần trình bày thì làm theo yêu cầu đề)

Phạm vi sử dụng
Người sử Nội dung Bộ phận
STT Mục tiêu
dụng thông thông tin cung Bên
Bên trong
(1) tin (2) (3) cấp (5) ngoài DN
(4) DN (6)
(7)

4
(2) Người sử dụng thông tin: mỗi thành viên trong Ban giám đốc là một đối tượng sử
dụng thông tin hay cả Ban giám đốc là một đối tượng sử dụng thông tin; căn cứ vào cơ
cấu tổ chức xác định các bộ phận khác trong doanh nghiệp sử dụng thông tin kế toán;
xem xét chính bộ phận kế toán có cần cung cấp thông tin kế toán nào cho chính nó; các
đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiêp như cơ quan thuế, nhà đầu tư, chủ
nợ, …(thường ít đề cập tới, nếu đề bài không yêu cầu, SV không cần trình bày phần này)

(4) Nội dung thông tin & (3) mục tiêu: sau khi xác định đối tượng sử dụng thông tin cần
xác định nội dung thông tin cần cung cấp (phần này không dùng từ “báo cáo” ví dụ như
Báo cáo nợ phải thu khách hàng theo tuổi nợ là không đúng; chỉ trình bày thông tin cung
cấp như: nợ phải thu khách hàng theo tuổi nợ vì một báo cáo có thể trình bày nhiều nội
dung thông tin khác nhau). Tương ứng với mỗi thông tin được cung cấp là một hay nhiều
mục tiêu sử dụng thông tin (tức sử dụng thông tin đó để làm gì? Ra quyết định nào?)

(5) Bộ phận cung cấp: Luôn luôn là bộ phận kế toán (nếu biết chính xác do phần hành kế
toán nào cung cấp thì trình bày cụ thể - chỉ trình bày chính xác tên phần hành kế toán
cung cấp thông tin đó nếu như đề bài đề cập đến phần hành kế toán đó)

GHI CHÚ: thông tin được trình bày từ tổng hợp đến chi tiết cho mỗi đối tượng sử dụng
thông tin

b/ Nếu đề bài yêu cầu: Xây dựng danh mục đối tượng kế toán và đối tượng quản lý chi
tiết cho chu trình … (doanh thu/ chi phí/ khác), mã hóa đối tượng quản lý chi tiết

• Căn cứ vào các phân tích ở bước một và chu trình cần xây dựng đối tượng kế toán,
đối tượng quản lý chi tiết để xác định.

• Có thể dựa vào các đối tượng kế toán theo Luật kế toán quy định để áp dụng vào
doanh nghiệp (nên nhớ: đối tượng kế toán không phải là tài khoản kế toán)

• Tương ứng với mỗi đối tượng kế toán sẽ có một, nhiều hay không cần có đối
tượng quản lý chi tiết (căn cứ vào phân tích ở bước 1 và yêu cầu quản lý của
doanh nghiệp)

• Xem lại các nguyên tắc xây dựng mã cho các đối tượng quản lý chi tiết.
5
Mẫu biểu bài làm cần được trình bày theo mẫu sau (nếu đề bài đưa ra sẵn mẫu hay yêu
cầu các nội dung chính cần trình bày thì làm theo yêu cầu đề)

Bảng 1: danh mục đối tượng kế toán

Đối tượng quản lý chi tiết


STT Nhóm đối tượng (1) Tên đối tượng (2)
(3)

1 Tiền

Tiền mặt Đơn vị tiền tệ, chi nhánh, …

Tiền gửi ngân hàng Đơn vị tiền tệ, tài khoản ngân
hàng, …

Nhóm đối tượng (1) và tên đối tượng (2): tương ứng mỗi nhóm đối tượng được nêu ở cột
(1) là một hay nhiều đối tượng kế toán cụ thể được trình bày ở bảng 2. SV chỉ cần đưa ra
các nhóm đối tượng hay đối tượng kế toán cụ thể liên quan đến chu trình mà đ ề bài yêu
cầu. Tuy nhiện, nếu đề bài yêu cầu xây dựng cho toàn hệ thống kế toán thì phải trình bày
tất cả nhóm đối tượng kế toán và tên đối tượng trên toàn doanh nghiệp.

Đối tượng quản lý chi tiết (3): tương ứng mỗi đối tượng quản lý chi tiết ở cột (2) là một,
nhiều hay không có đối tượng quản lý chi tiết. SV cần bám sát vào đặc điểm của doanh
nghiệp và đặc biệt là yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để xác định cho đúng.

Bảng 2: Danh mục đối tượng quản lý chi tiết

Nội dung mô tả Nội dung quản lý Phương pháp


STT Tên đối tượng (1)
(2) (3) mã hóa (4)

1 Đơn vị tiền tệ

2 Chi nhánh

3 Tài khoản ngân


hàng

6
Tên đối tượng (1): cột này được tổng hợp từ cột số 3 trong bảng 1 với nguyên tắc: đối
tượng quản lý chi tiết nào xuất hiện từ 2 lần trở lên thì chỉ ghi một lần, còn lại là các đối
tượng quản lý chi tiết chỉ xuất hiện 1 lần cần được liệt kê tất cả vào cột 1 của bảng 2.

Nội dung mô tả (2): chỉ các đặc điểm đê mô tả đối tượng quản lý chi tiết nhằm phân biệt
đối tượng quản lý chi tiết này với đối tượng quản lý chi tiết khác. Nội dung mô tà hầu
như ổn định và không thay đổi trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nội dung quản lý (3): mỗi đối tượng quản lý chi tiết gắn liền với đối tượng kế toán mà nó
theo dõi chi tiết (cần xác định đối tượng quản lý chi tiết đó theo dõi chi tiết cho những đối
tượng kế toán nào) để từ đó đưa ra nội dung quản lý.

Phương pháp mã hóa (4): tất cả các đối tượng quản lý chi tiết cần được mã hóa ngoại
trừ: Hóa đơn, Hợp đồng, … tức các đối tượng phát sinh thường xuyên và biến động quá
nhiều. SV cần xem lại nguyên tắc và trình tự mã hóa trong phần lý thuyết để xây dựng
cho phù hợp với doanh nghiệp. Trước khi xây dựng mã cần xác định số ký cần trên bộ
mã….

c/ Nếu đề bài yêu cầu: Xây dựng hệ thống tài khoản kế toán để đáp ứng yêu cầu thông
tin, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp cho chu trình … (doanh thu, chi phí, khác)

Hướng giải quyết:

• Căn cứ vào các đối tượg kế toán và đối tượng quản lý đã xây d ựng để tiến hành
xác định tài khoản nào cần sử dụng?, tài khoản nào cần mở cấp chi tiết? và nếu mở
chi tiết sẽ mở theo yêu cầu quản lý nào? và cuối cùng là những yêu cầu quản lý
còn lại nào cần đưa vào làm đối tượng theo dõi chi tiết cho tài khoản đó?

• Ghi nhớ nguyên tắc: tài khoản cấp cao có tài khoản cấp con thì tài khoản đó
KHÔNG bao giờ theo dõi chi tiết.

Mẫu biểu bài làm cần được trình bày theo mẫu sau (nếu đề bài đưa ra sẵn mẫu hay yêu
cầu các nội dung chính cần trình bày thì làm theo yêu cầu đề)

Theo dõi chi tiết


Số hiệu tài khoản (1) Tên tài khoản (2) Ghi chú (4)
(3)

7
111 Tiền mặt

1111 Tiền Việt Nam Chi nhánh

1112

112

Số hiệu tài khoản (1) và tên tài khoản (2): SV cần trình bày số hiệu tài khoản đến cấp chi
tiết nhất theo quy định của chế độ kế toán, đồng thời nếu tài khoản nào được mở cấp con
thì cần trình bày số hiệu tài khoản đã được mã hóa vào cột số 1 và tên của taiù khoản đó
vào cột 2.

Theo dõi chi tiết (3): dựa vào bảng Danh mục đối tượng kế toán, xác định những đối
tượng cần theo dõi chi tiết cho một tài khoản kế toán. (SV cần ghi nhớ, nếu đề bài đề cập
đến đặc điểm của PMKT chỉ cho phép một tài khoản kế toàn chỉ theo dõi chi tiết được
cho x (1, 2, 3, …) đối tượng chi tiết thì khi đó c ần xác định đối tượng chi tiết nào có thể
được nhận diện gián tiếp thông qua bộ mã của đối tượng hay bằng phương pháp khác để
trình bày cột 3 trong giới hạn mà phần mềm cho phép.)

Ghi chú (4): đối với tài khoản tạo mới hay tài khoản khác biệt nhiều trong ghi nhận đối
với các tài khoản khác, SV nên trình bày điểm cần chú ý trong cột 4.

d/ Nếu đề bài yêu cầu: Xây dựng hệ thống chứng từ của doanh nghiệp cho chu trình …
(doanh thu, chi phí, khác). Thiết kế mẫu biểu chứng từ

Hướng giải quyết:

• Bám sát vào các phân tích ở bước 1 và chu trình cần xây dựng hệ thống chứng từ
để lần theo từng hoạt động và đưa ra các chứng từ cần sử dụng cho từng hoạt động
đó nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, yêu cầu thông tin và kiểm soát.

• Cần phân biệt chứng từ mệnh lệnh và chứng từ chấp hành cũng như một chứng từ
có thể kiêm chức năng của nhiều chứng từ khác

Mẫu biểu bài làm cần được trình bày theo mẫu sau (nếu đề bài đưa ra sẵn mẫu hay yêu
cầu các nội dung chính cần trình bày thì làm theo yêu cầu đề)

8
STT Tên chứng từ (1) Nơi lập (2) Nơi duyệt (3) Mục đích sử dụng (3)

Tên chứng từ (1): tương ứng với từng hoạt động trong chu trình, xácđ ịnh chứng từ cần
lập và đưa ra tên của chứng từ đó. Trình bày tên chứng từ theo trình tự xuất hiện trong
chu trình.

Nơi lập (2): thường thì bộ phận chức năng nào liên quan đến hoạt động đó thì chứng từ sẽ
do nơi đó lập nhưng SV cần ghi nhớ nguyên tắc kiểm soát trong khi phân công nơi lập
chứng từ.

Nơi duyệt (3): chỉ trình bày nơi duy ệt đối với các loại chứng từ sau: chứng từ mệnh lệnh
(như Lệnh bán hàng, lệnh xuất kho, lệnh mua hàng, …), Hóa đơn bán hàng, Hợp đồng
thương mại và các chứng từ chấp hành nhưng kiêm luôn chức năng của một chứng từ
mệnh lệnh.

Nơi lập (2) và Nơi duyệt (3): SV cần bám sát cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp để đưa ra
BP lập chứng từ phải là BP có tồn tại trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, trường hợp
đề bài không nêu cơ cấu tổ chức thì SV tự đưa ra BP lập và BP duyệt sao cho hợp lý.

Mục đích sử dụng (4): Căn cứ vào hoạt động trong chu trình mà chứng từ xuất hiện và
chứng từ có kiêm nhiều chức năng của các chứng từ nào khác không để đưa ra mục đích
sử dụng của chứng từ cho phù hợp.

Về nội dung đề yêu cầu: thiết kế mẫu biểu chứng từ

Hướng giải quyết

• SV cần tham khảo các mẫu biểu chứng từ trong chế độ kế toán

• Vẽ mẫu biểu cho tất cả chứng từ có trong Bảng danh mục chứng từ

• Thường đề bài chỉ yêu cầu vẽ một vài chứng từ cụ thể nào đó

9
• Nguyên tắc thiết kế một mẫu chứng từ: Cần trình bày các nội dung gồm: Tên
chứng từ, Số chứng từ, Mục đích, Nội dung, Nơi nhận, Nơi lập, Lưu trữ và trình
bày, Thời điểm lập, Mẫu chứng từ

Nếu đề bài yêu cầu: vẽ lưu đồ chứng từ để mô tả chu trình … (doanh thu/chi phí/ khác)

Hướng giải quyết

• SV cần bám sát vào các hoạt động trong chu trình và các chứng từ đã xây dựng

• Xem lại các nguyên tắc vẽ lưu đồ chứng từ trong học phần 2

• Xác định đúng thực thể bên trong hệ thống (tương ứng có bao nhiêu thực thể bên
trong là có bấy nhiêu cột trong lưu đồ)

e/ Nếu đề bài yêu cầu: Xác định các nội dung cần thu thập để ghi nhận nghiệp vụ …
(bán hàng/ mua hàng/ thu tiền/ chi tiền/ …)

Hướng giải quyết

• Xác định chứng từ làm cơ sở nhập liệu và các chứng từ tham chiếu

• Liệt kê các nội dung cần thu thập (tức những gì cần ghi trên hệ thống kế toán) cho
nghiệp vụ đó như: tên chứng từ, số chứng từ, ngày chứng từ, mã khách hàng, TK
nợ, TK có, …

Nếu đề bài yêu cầu thêm: Xác định thủ tục kiểm soát quá trình nhập liệu cần thiết cho
nội dung thu thập

SV cần trình bày theo bảng sau

Cơ sở nhập liệu:…

Chứng từ tham chiếu:…

Kiểm soát quá trình nhập liệu (2)


Tên dữ liệu nhập KT KT Tính
STT KT
(1) tuần hợp có …
dấu
tự lý thực

10
1 Số chứng từ

Tên dữ liệu nhập (1): giống phần trên

Kiểm soát quá trình nhập liệu (2): SV cần xem lại kiến thức học phần 2 phần kiểm soát
ứng dụng để hiểu và trình bày các thủ tục cần thiết nhằm kiểm soát quá trình nhập liệu
hạn chế sai sót.

f/ Nếu đề bài yêu cầu: Thiết kế mẫu biểu báo cáo để đáp ứng yêu cầu quản lý của
doanh nghiệp

Hướng giải quyết

• SV cần phân tích kỹ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để xác định các báo cáo
cần thiết

• Xem lại nguyên tắc thiết kế mẫu báo cáo trong Học phần 2

• Khi thiết kế 1 mẫu báo cáo cần có các nội dung sau đây: tên báo cáo, nội dung báo
cáo, người lập báo cáo, người nhận báo cáo, thời điểm lập báo cáo, hình thức báo
cáo và mẫu biểu báo cáo

Ghi chú: thông thường đề bài sẽ không yêu cầu thiết kế quá nhiều mẫu báo cáo hay thiết
kế mẫu báo cáo cho cả chu trình, toàn doanh nghiệp mà chỉ yêu cầu thiết kế mẫu báo cáo
để đáp ứng một hay một vài yêu cầu quản lý cụ thể nào đó mà thôi. Do đó, thông thường
SV chỉ cần thiết kế từ 1 đến 2 mẫu biểu báo cáo mà thôi.

g/ Nếu đề bài yêu cầu: Xây dựng cơ cấu bộ máy kế toán tại doanh nghiệp trong điều
kiện ứng dụng phần mềm kế toán

Hướng giải quyết

• SV cần đọc lại đề để xác định khối lượng công việc kế toán và độ phức tập trong
từng chu trình

11
• Xem lại phương pháp tổ chức cơ cấu phòng kế toán. Nhưng thông thường trong
tình huống tin học hóa công tác kế toán SV nên tiếp cận theo cách 2 (tương ứng
từng hoạt động trong chu trình là một phần hành kế toán) có sự kết hợp với cách 1
(hoạt động nào thừa ra hay có hoạt động không xác định được thuộc chu trình nào
thì có thể tách thành một phần hành kế toán theo đối tượng kế toán.) Ví dụ như
trong chu trình chi phí có 2 phần hành kế toán: kế toán mua hàng và kế toán trả
tiền (cách 2); nhưng do mua TSCĐ có nhiều điểm khác biệt nên có thể có them
phần hành kế toán TSCĐ (cách 1)

• Xem lại các nội dung cần trình bày trong Bảng mô tả công việc của từng phần
hành kế toán.

Nếu đề bài yêu cầu: phân chia công việc cho từng nhân viên trong phòng kế toán

Hướng giải quyết

• Đọc lại đề bài xem trong đề có đề cập đến số lượng nhân viên kế toán có trong bộ
máy hay không? (thường đề bài sẽ giới hạn sớ lượng nhân viên kế toán)

• Xem lại các nguyên tắc phân chia công việc cho từng nhân viên kế toán

• Lập bảng phân chia công việc như sau

STT Tên nhân viên (1) Công việc (2) Ghi chú (3)

Tên nhân viên (1): Thường là đặt theo NV1, NV 2, … (bị giới hạn số lượng nhân viên bởi
đề bài)

Công việc (2): cột này chính là các phần hành kế toán mà SV đã xác đ ịnh ở trên, nên cân
nhắc để phân chia công việc sao cho khối lượng cân bằng giữa các nhân viên với nhau

Ghi chú (3): nên ghi chú về công việc của nhân viên khi có từ 2 nhân viên trở lên cùng
làm 1 phần hành kế toán

12
h/ Nếu đề bài yêu cầu: Lập bảng mô tả phân quyền truy cập hệ thống cho các nhân
viên trong bộ phận kế toán

Hướng giải quyết

• Xem lại nguyên tắc phân quyền truy cập hệ thống

• Phân các quyền Xem, Thêm, Sửa, Xóa trên chức năng khai báo ban đầu và nhập
liệu, Quyền Xem, In BC trên chức năng báo cáo

• Xem lại bảng phân chia công việc cho từng nhân viên ở câu g

• Lập bảng sau để mô tả

Chức năng khai Chức năng nhập


Chức năng báo cáo
Tên Tên báo ban đầu liệu
nhân đăng Thông Nhập BC
viên nhập Danh Nhập BC tài Sổ kế
tin số phát quản
mục số dư chính toán
chung sinh trị

Ngoài ra, đề bài cũng có thể đưa ra các câu hỏi mang dạng lý thuyết như:

- Hãy nêu các công việc cần thực hiện khi tiến hành tin học hóa công tác kế toán
(thường là từ kế toán thủ công hay kế toán bán thủ công – làm kế toán trên excel
chuyển sang làm kế toán trên Phần mềm kế toán)

- Hãy nêu các tiêu chuẩn đánh giá phần mềm kế toán; phương pháp, quy trình đánh
giá phần mềm kế toán

- …

Những dạng này SV cần nắm vững lý thuyết trong giáo trình nhưng c ần xem đặc điểm
doanh nghiệp đang tổ chức công tác kế toán để điều chỉnh cho phù hợp

13
Ghi chú:

• Trong giáo trình ngoài các bảng biểu được nêu ở trên, SV cần tham khảo các mẫu
bảng biểu khác có trong giáo trình và cách thức lập các loại bảng đó (VD như
Bảng 2.1a trang 30; Bảng Danh mục chứng từ trang 44; …)

• Khi đi thi, SV nên mang theo bảng Hệ thống tài khoản kế toán

Trên đây là toàn bộ những vấn đề nhằm hỗ trợ SV nắm bắt lại kiến thức toàn bộ môn
học cũng như để vận dung thi tốt. Nhưng điều đặc biệt cô muốn nhắn nhủ với SV đó là,
sau khi tốt nghiệp ra trường nếu SV cần tổ chức công tác kế toán cho một DN thì các bạn
đủ tự tin để nói rằng tôi cũng có thể làm công việc này tốt hay chí ít cũng là hi ểu các ưu
và nhược điểm của hệ thống kế toán tại doanh nghiệp SV đang làm.

Mọi thắc mắc của SV liên hệ với cô qua email: phamtralamais@ueh.edu.vn

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!

14

You might also like