You are on page 1of 3

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HÓA HỌC

BÀI TEST CHUYÊN ĐỀ ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI.


Thời gian làm bài: 60 phút
Câu 1. Khí CO có thể khử được oxit của kim loại nào sau đây thành kim loại.
A. CuO B. Fe3O4 C. ZnO D. Cả A, B, C.
Câu 2. Thiết lập các bình mắc nối tiếp với nhau: cho khí CO dư đi qua bình 1 đựng 0,3 mol CuO; bình 2
đựng 0,2 mol Na2O; bình 3 đựng 0,1 mol Al2O3 và bình 4 đựng 0,2 mol FeO. Hãy cho biết sau khi ra khỏi
bình 4 đem sục toàn bộ lượng khí CO2 thu được vào nớc vôi trong dư. Vậy kết tủa thu được có khối lượng:
A. 30 gam B. 40 gam C. 50 gam D. 60 gam.
Câu 3. Phương pháp nào có thể sử dụng để điều chế trực tiếp Ag từ dung dịch AgNO3 .
A. thủy luyện. B. cô cạn và nung ở nhiệt độ cao
C. điện phân dung dịch. D. cả 3 phương pháp trên.
Câu 4. Có một hỗn hợp gồm Cu và Ag. Có thể sử dụng phương pháp nào sau đây để thu được Ag tinh
khiết?
A. cho hỗn hợp đó vào dung dịch AgNO3 dư.
B. Đốt hỗn hợp đó bằng oxi dư sau đó hòa hỗn hợp vào dung dịch HCl.
C. Cho hỗn hợp đó vào dung dịch muối của Fe3+ dư.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5. Nung hỗn hợp gồm Fe3O4, CuO và Al ở nhiệt độ cao, sau phản ứng hoàn toàn cho phần rắn vào dung
dịch NaOH thấy có khí H2 bay ra. Hãy cho biết kết luận nào sau đây đúng :
A. Al dư, Fe3O4 hết. B. Al dư, Fe3O4 và CuO hết.
C. Al, Fe3O4, CuO đều dư. D. Al dư, Fe3O4 dư, CuO hết.
Câu 6. Để khử hoàn toàn 2,784 gam một oxit của kim loại R bằng CO thu được 2,016 gam kim loại R. Hãy
cho biết oxit đó là oxit nào trong các oxit sau :
A. FeO B. Fe3O4 C. CuO D. PbO
Câu 7. Cho khí H2 dư đi qua hỗn hợp X gồm 0,05 mol CuO; 0,05 mol Fe3O4 và 0,1 mol Al2O3. Sau phản
ứng hoàn toàn , cho toàn bộ lượng chất rắn còn lại tan hoàn toàn trong dd HNO3 đặc nóng dư. Hãy cho biết
thể tích khí NO2 thoát ra (quy về điều kiện tiêu chuẩn).
A. 10,08 lít ; B. 12,32 lít C. 16,8 lít D. 25,76 lít.
Câu 8.Khử hoàn toàn m gam oxit kim loại FexOy bằng CO thu được khí CO2 và kim loại Fe. Dẫn khí CO2
vào ddBa(OH)2 dư thu được 39,4 gam kết tủa. Hòa tan hoàn toàn kim loại Fe trong dd HCl dư thu được 4,48
lit H2 (đktc). Xác định công thức của oxit và tính m
A. FeO và m = 14,4 gam B. Fe2O3 và m = 16gam
C. Fe3O4 và m =11,6gam D. FeO và m = 18 gam.
Câu 9. Hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO. Cho khí CO dư qua X nung nóng được chất rắn Y . Hòa
Y vào dung dịch NaOH dư được dung dịch E và chất rắn G. Hòa tan chất rắn G vào dd Cu(NO3)2 dư thu
được chất rắn F. Xác định thành phần của chất rắn F.
A. Cu B. Cu, Al2O3, MgO, Fe3O4 C. Cu, MgO, Fe3O4 D. Cu, MgO.
Câu 10. Để khử hoàn toàn 5,76 gam oxit của một kim loại cần dùng 0,08 mol H2 ở nhiệt độ cao. Hoà tan hết
lượng kim loại thu được vào dung dịch HCl thấy thoát ra 0,08 mol khí H2. Xác định công thức của oxit.
A. ZnO B. FeO C. Fe3O4 D. CuO
Câu 11. Đốt 6,5 gam Zn trong 1,68 lít khí Clo (đktc) thu được chất rắn G. Cho G vào dung dịch AgNO3 dư.
Hãy cho biết khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là bao nhiêu?
A. 5,4 gam. B. 21,525 gam C. 26,925 gam D. 28,7 gam.
Câu 19. Hoà tan hết a(g) oxit MO (M có hoá trị 2 không đổi) bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4
17,5% thu được dung dịch muối có nồng độ 20%. Hãy cho biết, khi cho khí H2 dư qua 12 gam oxit MO thu
được bao nhiêu gam kim loại ?
A. 9,6 gam B. 7,2 gam C. 5,4 gam D. đáp án khác.

CHEMISTRY CLUB - HOAHOC.ORG ® NGÔ XUÂN QUỲNH


Mäi th¾c m¾c vÒ ®Ò thi Vµ c¸c vÊn ®Ò liªn quan tíi bé m«n Ho¸ häc xin vui lßng liªn hÖ víi mr. QUúNH
theo ℡ 09798 17.8.85 –℡ 09367.
09798.17.8. 09367.17.8.
17.8.85 (ngoµi giê hµnh chÝnH) – WEB: HOAHOC.ORG - E mail: HOAHOC.ORG@GMAIL.COM
LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HÓA HỌC – 18A/88 – ĐINH VĂN TẢ - TP.HẢI DƯƠNG

Câu 12. Một oxit kim loại trong đó oxi chiếm 21,333% về khối lượng. Hãy cho biết khi khử hoàn toàn 75
gam oxit trên thu được bao nhiêu gam kim loại?
A. 67gam B. 59 gam C. 51 gam D. đáp án khác.
Câu 13. Cho một luồng khí CO đi qua 16 gam một oxit kim loại nung nóng trong ống sứ, sau khi phản ứng
khử hết oxit, lấy toàn bộ lượng khí CO2 hấp thụ hết trong dung dịch có chứa 0,25 mol Ca(OH)2 thu được 20
gam kết tủa ? Xác định công thức của oxit.
A. CuO B. Fe2O3 C. cả A, B đều đúng D. đáp án khác.
Câu 14. Cho 20 gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe, Al và Mg tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng nóng dư
thu được dung dịch Y và 8,96 lít khí NO duy nhất (đktc). Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Y đến khi kết
tủa hoàn toàn các cation kim loại thì thu được kết tủa Z. Nung kết tủa Z đến khối lượng không đổi thu được
m gam chất rắn là hỗn hợp các oxit.
a/ Xác định m.
A. 23,2 gam B. 26,4 gam C. 29,6 gam D. đáp án khác.
b/ Cho khí CO dư đi qua m gam hỗn hợp Z ở nhiệt độ cao thu được m1 gam chất rắn G và khí CO2. Hấp thụ
hoàn toàn khí CO2 bằng dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 39,4 gam kết tủa. Xác định m1.
A. 28 gam B. 26,4 gam C. 24,8 gam D. 21,6 gam
Câu 15. Cho khí H2 dư đi qua một hỗn hợp gồm 0,1 mol Cu2O; 0,1 mol Fe3O4; 0,1 mol MgO ở nhiệt độ cao.
Chất rắn sau phản ứng cho vào dung dịch CuSO4 thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 19,2 gam B. 32,0 gam C. 36 gam D. 40 gam
0 0
O2 du , t cao CO du , t cao
Câu 16. Cho sơ đồ sau: FeS2 +  → Fe2O3 +  → Fe. Hãy cho biết để sản xuất được 56
kg Fe cần bao nhiêu quặng pirit. Biết hiệu suất chung của quá trình là 80%.
A. 187,5 kg. B. 150 kg C. 120 kg D. 96 kg
Câu 17. Khi điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn với các điện cực trơ. Hãy cho biết ở anot xảy ra quá
trình nào?
A. oxi hóa Cl- B. khử H2O C. oxi hóa H2O D. cả A và C.
Câu 18. Điện phân dung dịch CuSO4 với các điện cực trơ đến khi tại catot có khí bay ra thì dừng lại. Hãy
cho biết hiện tượng trên ứng với trường hợp nào sau đây:
A. phản ứng điện phân bắt đầu xảy ra.
B. H2O bắt đầu điện phân tại anot.
C. Cu2+ hết
D. phản ứng điện phân H2O bắt đầu xảy ra trong bình điện phân
Câu 19. Tiến hành điện phân dung dịch CuCl2. Hãy cho biết có những quá trình nào có thể xảy ra tại catot?
A. chỉ có Cu2+ bị điện phân. B. chỉ có Cl- điện phân
C. chỉ có H2O điện phân. D. cả Cu2+ và H2O bị điện phân
Câu 20: Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được 0,32 gam Cu ở catôt và
một lượng khí X ở anôt. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí X trên vào 200 ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ
thường). Sau phản ứng, nồng độ NaOH còn lại là 0,05M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). Nồng
độ ban đầu của dung dịch NaOH là (cho Cu = 64)
A. 0,15M. B. 0,1M. C. 0,05M. D. 0,2M.
Câu 21: Để điều chế được 1,08g Ag cần điện phân dung dịch AgNO3 trong thời gian bao lâu nếu dòng điện
có I = 5,36A.
A. 3,0 phút B. 2,0 phút C. 6,0 phút D. 4,0 phút
Câu 22: Trong các dung dịch muối dưới đây, dung dịch nào khi điện phân thì pH thay đổi không đáng kể.
A. AgNO3 B. CaCl2 C. ZnCl2 D. CuSO4
Câu 23: Khi điện phân một muối trong dung dịch, thấy pH của dung dịch tăng lên. Vậy đó là dung dịch
muối:
A. CuCl2 B. NaNO3 C. NaCl D. Na2SO4

CHEMISTRY CLUB - HOAHOC.ORG ® NGÔ XUÂN QUỲNH


Mäi th¾c m¾c vÒ ®Ò thi Vµ c¸c vÊn ®Ò liªn quan tíi bé m«n Ho¸ häc xin vui lßng liªn hÖ víi mr. QUúNH
theo ℡ 09798.17.8.85 –℡ 09367.17.8.85 (ngoµi giê hµnh chÝnH) – WEB: HOAHOC.ORG - E mail: HOAHOC.ORG@GMAIL.COM
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HÓA HỌC

Câu 24: Trong số những công việc sau, việc nào được thực hiện trong công nghiệp bằng phương pháp điện
phân:
- Điều chế kim loại kẽm. (1) - Điều chế lưu huỳnh. (3) - Điều chế kim loại sắt. (5)
- Điều chế kim loại bạc. (2) - Điều chế kim loại đồng. (4) - Mạ niken. (6)
A. (1), (2), (5), (6). B. (1), (2), (4), (6). C. (2), (3), (4), (6). D. (1), (2), (3), (4).
Câu 25: Điện phân một dung dịch chứa anion NO3- và các cation kim loại có cùng nồng độ mol: Cu2+, Ag+,
Pb2+. Trình tự xảy ra sự khử của những ion kim loại này trên bề mặt catot là:
A. Cu, Ag, Pb. B. Ag, Cu, Pb. C. Ag, Pb, Cu. D. Pb, Cu, Ag.
Câu 26: Điện phân với điện cực trơ, màng ngăn xốp một dung dịch chứa các ion : Fe , Fe3+ , Cu2+ và Cl- .
2+

Thứ tự điện phân xảy ra ở catôt là


A. Fe3+ , Cu2+ , Fe2+ . B. Fe2+ , Fe3+ , Cu2+ . C. Fe3+ , Fe2+ , Cu2+. D. Fe2+ , Cu2+ , Fe3+ .
Câu 27: Để điều chế những kim loại có tính khử mạnh (từ Li đến Al), người ta phải điện phân hợp chất
nóng chảy của chúng. Khi điện phân CaCl2 nóng chảy thì các quá trình xảy ra ở catôt và anôt lần lượt là:
A. Ion canxi bị khử và ion clorua bị oxi hóa. C. Ion canxi bị oxi hóa và ion clorua bị khử
B. Ion clorua bị khử và ion canxi bị oxi hóa. D. Ion clorua bị oxi hóa và ion canxi bị khử.
Câu 28: Điện phân dung dịch CuSO4 để điều chế Cu. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Sự oxi hóa Cu2+ trên cực âm. C. Sự khử Cu2+ trên cực âm.
2+
B. Cu bị oxi hoá trên cực dương. D. Cu2+ bị khử trên cực dương
Câu 29: Mắc nối tiếp hai bình điện phân AgNO3 và Cu(NO3)2 sau một thời gian thu được 1,08g Ag tại catot
của bình điện phân Ag. Hỏi thu được bao nhiêu Cu trên catot của bình điện phân Cu. Cho MAg = l08;
A. Không đủ dữ kiện để giải bài toán trên. C. 0,32g
B. 0,16g D. 0,64g
Câu 30: Cho các phản ứng sau xảy ra theo thứ tự tại catot của một bình điện phân.
(I) Fe3+ + 1 e  → Fe2+ (III) 2H+ + 2e  → H2
(II) Cu2+ +2e  → Cu (IV) Fe2+ + 2e  → Fe.
Bình điện phân lúc đầu có hỗn hợp các chất nào sau đây?
A. FeCl3, HCl, CuCl2 (1) C. Fe(NO3)3, HNO3, Cu(NO3)2 (2)
B. (1) Và (2) đúng. D. H2SO4, FeSO4, CuSO4 (3)
Câu 31: Khi điện phân dung dịch muối CuSO4 dư với cường độ dòng điện không đổi. Sau một thời gian lấy
một phần dung dịch sau điện phân đem xác định pH, ta thấy.
A. pH của dung dịch tăng lên do có một phần CuSO4 đã bị điện phân.
B. pH của dung dịch tăng do có sự hình thành axit H2SO4 trong quá trình điện phân.
C. pH của dung dịch không thay đổi do CuSO4 là một muối trung hòa.
D. pH của dung dịch giảm do có sự hình thành axit H2SO4 trong quá trình điện phân.
Câu 32: Để mạ vàng lên các huân chương, người ta dùng cách nào sau đây?
A. Tán vàng thành bột mịn, trộn với chất kết dính rồi phủ lên các trình huân chương.
B. Nấu chảy vàng và phủ lên các huân chương.
C. Mạ điện.
D. Dát mỏng vàng, dùng keo dán lên các tấm huân chương.
Câu 33: Ngâm một lá kẽm trong dung dịch muối sunfat có chứa 4,48 gam ion kim loại điện tích 2+. Sau
phản ứng, khối lượng lá kẽm tăng thêm 1,88 gam. Công thức hoá học của muối sunfat là
A. CuSO4. B. FeSO4. C. NiSO4. D. CdSO4.
Câu 34: Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp). Để
dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là (biết ion
SO42- không bị điện phân trong dung dịch)
A. b = 2a. B. b > 2a. C. 2b = a. D. b < 2a.
Câu 35: Điện phân dung dịch AgNO3 (điện cực trơ) trong thời gian 15 phút, thu được 0,432 g Ag ở catot.
Sau đó, để làm kết tủa hết ion Ag+ còn lại trong dung dịch sau điện phân, cần dùng 25 ml dung dịch NaCl
0,4M. Cường độ dòng điện đã dùng và khối lượng AgNO3 có trong dung dịch ban đầu là
A. 0,429 A; 2,38 g. B. 0,428 A; 3,152 g. C. 1,7 A; 3,152 g. D. 1,7 A; 2,38 g.

-------------------- CHÚC CÁC EM LÀM BÀI TỐT --------------------

CHEMISTRY CLUB - HOAHOC.ORG ® NGÔ XUÂN QUỲNH


Mäi th¾c m¾c vÒ ®Ò thi Vµ c¸c vÊn ®Ò liªn quan tíi bé m«n Ho¸ häc xin vui lßng liªn hÖ víi mr. QUúNH
theo ℡ 09798 17.8.85 –℡ 09367.
09798.17.8. 09367.17.8.
17.8.85 (ngoµi giê hµnh chÝnH) – WEB: HOAHOC.ORG - E mail: HOAHOC.ORG@GMAIL.COM

You might also like