You are on page 1of 7

BỆNH VIRUS ĐỐM TRẮNG

Hơn 10 năm trở lại đây, nghề nuôi tôm ở nước ta phát triển mạnh. Năm 2001, diện tích nuôi
tôm thương phẩm đạt hơn 230.000ha, năng suất bình quân 462kg/ha, cá biệt có mô hình đạt 9-
11tấn/ha, tổng sản lượng tôm nuôi 155.000 tấn.
1. Tác nhân gây bệnh.
Trước năm 2002, có 3 chủng Baculovirus gây bệnh đốm trắng hoặc còn gọi là virus Trung
Quốc. Tuỳ từng nước nghiên cứu chúng có tên gọi và kích thước như sau:

Tên virus Kích thước virus Kích thước nhân

Virus Trung Quốc (HHNBV) 120 x 360 nm

Virus tôm Nhật 1(RVPJ-1) 84 x 226 nm

Virus tôm Nhật 2 (RV-PJ-2) 83 x 275 nm 54 x 216 nm

Virus bệnh đốm trắng Thái lan (SEMBV) 121 x 276 nm 89 x 201 nm

Virus bệnh đốm trắng (WSBV) 70-150x350-380nm 58-67x330-350nm

Hội nghị virus học quốc tế lần thứ 12 (Paris, 2002) các tác giả: Just M. Vlak, Jean-Robert
Bonami, Tim W. Flegel, Guang-Hsiung Kou, Donald V. Lightner, Chu-Fang Lo, Philip C. Loh
ADN Peter J. Walker đã phân loại virus gây hội chứng đốm trắng là một giống mới Whispovirus
thuộc họ mới Nimaviridae
- Virus dạng hình trứng, kích thước 120x275nm, có một đuôi phụ ở một đầu, kích thước
70x300nm (hình 43).
- Virus có ít nhất 5 lớp protein, trong lượng phân tử từ 15- 28 kilodalton. Vỏ bao có hai lớp
protein VP28 và VP19; Nucleocapsid có 3 lớp VP26, VP24, VP15
- Nhân cấu trúc dsADN: Không có thể ẩn (Occlusion body).
- Khi môi trường nuôi tôm xấu bệnh dễ xuất hiện.

Hình 36: Virus đốm trắng (WSSV) hình que dưới kính hiển vi điện tử A- Nhân tế bào mang tôm sú
nhiễm bệnh WSSV; B- Thể virus có vỏ bao ở nhân tế bào mang tôm sú nhiễm bệnh WSSV (theo
Bùi Quang Tề, 2002-2003)

- Virus ký sinh trong nhân của tế bào biểu bì ruột, dạ dày và tế bào biểu bì dưới vỏ, cơ quan
tạo máu gây hoại tử và nhân sưng to.
- Khi tôm xuất hiện các đốm trắng, quan sát thấy rất nhiều các thể vuì (inclusion
body). ở trong nhân của tế bào mang, biểu bì ruột, dạ dày và tế bào biểu bì dưới vỏ,
cơ quan lympho, các nhân hoại tử và sưng to.
2/ Các yếu tố gây bệnh
a/ Yếu tố ngoại cảnh
- Vùng đất có kết cấu và tính chất không phù hợp cho hệ thống ao nuôi. Các vùng
đất nhiễm phèn nặng hay quá kiềm dẫn đến khó cải tạo ao gây nên tôm bị stress hoặc
ở vùng chứa nhiều mùn bã hữu cơ làm ao bị thẩm lậu, rò rỉ.
- Không đủ nước cấp cho hệ thống nuôi dẫn đến việc tiến hành mùa vụ bị trậm trễ,
không đủ nước thay khi ao bị bẩn hay xử lý hóa chất cần thay nước. Hệ thống kênh
thoát không tốt dẫn đến việc thoát nước không kịp thời, hay tồn đọng nước bẩn gây
nhiễm bẩn cho khu nuôi. Ðối với các khu nuôi bán thâm canh và thâm canh tập trung,
việc không có hệ thống xử lý nước thải tốt là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến nhiễm bẩn
hữu cơ nghiêm trọng cho vùng nuôi chỉ trong vòng 2-5 năm.
- Không ngăn chặn sinh vật mang mầm bệnh (trong đó tôm hoang dã, giáp xác
nhỏ, phù du sinh vật, ấu trùng, côn trùng) xâm nhập dẫn đến nguy cơ nhiễm bệnh,
nhất là bệnh truyền nhiễm (đốm trắng, đầu vàng) tăng lên.
b/ Yếu tố kỹ thuật
Ðây là khâu quan trọng, nếu thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình
quản lý ao, góp phần rất lớn cho vụ nuôi thành công. Các trở ngại thường gặp là:
- Thiếu hệ thống thiết bị công trình phụ trợ phù hợp nhằm đảm bảo các điều
kiện môi trường tối ưu cho tôm nuôi.
- Không tạo dinh dưỡng nước đạt yêu cầu (thường gặp ở các ao nuôi thâm
canh hiện nay) dẫn đến tôm thiếu thức ăn tự nhiên trong giai đoạn đầu vụ nuôi.
Ðây được xem là yếu tố rất quan trọng để tôm nuôi phát triển tốt trong giai đoạn
tiếp theo.
- Quản lý chất lượng nuớc ao: lượng ôxy hòa tan thấp, NH3 cao, dao động pH,
nhiệt độ vượt khoảng cho phép...tất cả những yếu tố này đều tác động xấu đến sức
khỏe tôm nuôi, tạo cơ hội cho mầm bệnh tấn công.
- Quản lý thức ăn không hợp lý gây ô nhiễm, làm tôm bị mềm vỏ, chậm lớn hoặc
mang mầm bệnh.
- Quản lý sức khỏe tôm nuôi: quan sát và ghi nhận dấu hiệu, động thái và biểu
hiện bên ngoài của tôm, kiểm tra sự xuất hiện các mầm bệnh nguy hiểm trên tôm
(đốm trắng, đầu vàng) để từ đó có thể đưa ra các biện pháp giải quyết kịp thời.
c/ Chất lượng con giống
Ðây là yếu tố đầu vào quan trọng, quyết định sự thành bại của vụ nuôi.
- Con giống kém chất lượng nên khả năng chống chọi với các stress môi trường và
sức đề kháng với các mầm bệnh kém, dẫn đến vụ nuôi thất bại.
- Xác định tính cộng hưởng của virus đốm trắng và các nhóm mầm bệnh khác.
- Con giống mang mầm bệnh, đặc biệt là các mầm bệnh virus nguy hiểm như đốm
trắng, đầu vàng hầu hết đều làm cho vụ nuôi bị thất bại. Ðồng thời cũng có ảnh hưởng
lớn trong việc lây lan các mầm bệnh nguy hiểm cho ao nuôi và vùng nuôi ở các vụ
nuôi sau.
- Dịch bệnh đốm trắng sẽ bùng nổ không quá 10 ngày sau khi ghi nhận sự xuất
hiện mầm bệnh trên tôm nuôi dưới tác động của một số yếu tố làm tăng tính mẫn
cảm của virus này. Các yếu tố khác như sự ổn định của môi trường ao nuôi góp phần
quan tọng trong việc kéo dài thời gian tiềm ẩn của virus đốm trắng.
d/ Các yếu tố khác
- Tiêu chuẩn hóa đối với các hệ thống công trình (hệ thống kênh mương, hệ thống
ao nuôi, ao lắng, ao xử lý nước thải), các công trình hạ tầng phục vụ cho các khu vực
nuôi bán thâm canh, thâm canh tập trung.
- Hoạt động khuyến ngư và định kỳ tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật nuôi.
- Ðề ra các giải pháp, các quy định bảo vệ cho cộng đồng khu vực nuôi khi có
dịch bệnh xảy ra như: biển báo ao có tôm bị bệnh, thông báo việc thải nước từ các ao
có tôm bị bệnh.
- Xây dựng các khuyến cáo về tính mùa vụ cho người nuôi tôm.
3. Dấu hiệu bệnh lý:
Xuất hiện ở khắp các giai đoạn nuôi của tôm, tập trung nhiều nhất ở tôm từ 1
tháng tuổi trở lên. Vỏ tôm ở phần đầu ngực có các đốm trắng tròn và sau đó lan ra
toàn thân. Tôm bệnh toàn thân có màu đỏ sậm, hầu hết bị đứt râu. Tôm bỏ ăn hoàn
toàn, bơi nổi và tấp bờ rất nhiều. Đây là bệnh gây nhiều thiệt hại cho nghề nuôi tôm.
- Tôm he bị mắc bệnh đốm trắng có khả năng tiêu thụ thức ăn giảm sút, cá
biệt có một số trường hợp tăng cường độ bắt môi hơn bình thường, sau vài ngày
mới bỏ ăn.
- Tôm nổi lên tầng mặt và dạt vào bờ, tôm bỏ ăn, hoạt động kém, các phần phụ bị
tổn thương, nắp mang phồng lên và vỏ có nhiều sinh vật bám.
- Bệnh đốm trắng thể hiện rất rõ dấu hiệu bệnh lý ở giai đoạn tôm lớn (tôm giống
và tôm tiền trưởng thành) thường xuất hiện vào tháng thứ 2, 3 sau khi nuôi.
- Dấu hiệu đặc trưng của bệnh có những đốm trắng ở dưới vỏ. Những đốm trắng
thường có đường kính từ 0,5-2,0 mm (hình 37-39).
- Thường liên quan đến sự xuất hiện của bệnh đỏ thân.
- Những dấu hiệu khác: Đầu tiên thấy tôm ở tầng mặt và dạt vào bờ, bỏ ăn, hoạt
động kém, các phần phụ bị tổn thương, nắp mang phồng lên và vỏ có nhiều sinh vật
bám.
- Khi có dấu hiệu sức khoẻ tôm yếu, đồng thời các đốm trắng xuất hiện, tỷ lệ tôm
phát bệnh trong vòng từ 3-10 ngày lên đến 100% và tôm chết hầu hết trong ao nuôi.
- Có trường hợp tôm chết hàng loạt do WSBV, nhưng không có các dấu hiệu bệnh
như đã mô ta ở trên.
- Có trường hợp có đốm trắng nhưng không phải là bệnh WSBV.
Thời điểm giao mùa đã đến, bệnh đốm trắng lại tiếp tục hoành hành các vuông
tôm tại các tỉnh miền Tây khiến nhiều nông dân lao đao. Hầu hết các tỉnh có nuôi tôm
đang trong tình trạng đối phó với bệnh đốm trắng.
Để giảm bớt thiệt hại, cần lưu ý những yếu tố sau:
Sớm phát hiện tôm bị nhiễm bệnh: Bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh, nhiễm trên
mọi giai đoạn trong vòng đời của tôm sú. Đặc biệt mẫn cảm ở giai đoạn 1 - 2 tháng
tuổi. Tôm bị bệnh trên vỏ giáp đầu ngực xuất hiện nhiều đốm trắng, ở đốt bụng thứ 5,
thứ 6 và bắt đầu lan ra khắp thân. Đôi khi thân tôm có màu hồng đến đỏ kèm đốm
trắng ở mặt trong lớp vỏ kitin. Dấu hiệu dễ nhận biết tôm bệnh là vỏ giáp đầu ngực
tách ra dễ dàng, không bị rách. Khi ra thăm ao hoặc khi cho ăn dễ dàng nhận biết tôm
bị bệnh. Chúng hoạt động kém, lờ đờ, bỏ ăn. Tôm bệnh nặng có thể bơi tấp mé bờ
hoặc bơi lờ đờ trên mặt nước sau đó chìm xuống đáy và chết.
Bệnh đốm trắng lây từ tôm mẹ sang tôm con, từ nguồn nước, thức ăn (con ruốc),
từ các loài giáp xác hoang dã (cua, còng, tôm thẻ, tôm đất). Đặc biệt lây lan do tôm
khỏe ăn tôm bị bệnh đốm trắng trong ao tôm bị bệnh. Đây là con đường lây truyền
nhanh nhất và gây chết tôm hàng loạt. Yếu tố nguồn nước từ các ao bị bệnh rò rỉ cũng
rất lưu ý.
Giải pháp phòng bệnh: Do chưa có thuốc trị bệnh đốm trắng nên chú ý phòng
bệnh là chủ yếu. Người nuôi có thể áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như
sau:
Chọn con giống khỏe mạnh không mang mầm bệnh, được cơ quan chức năng
kiểm tra khuyến cáo. Gây sốc tôm bằng formalin để loại tôm yếu. Chẩn đoán chính
xác và phát hiện bệnh sớm. Quản lý tốt ao nuôi để phòng bệnh, hiện trạng ô nhiễm
nguồn nước và nguồn nước xả từ các ao, vùng nuôi tôm bị bệnh đốm trắng gây thiệt
hại nghiêm trọng cho người nuôi không chú ý kiểm soát nguồn nước. Do đó, bà con
nuôi tôm hết sức cẩn trọng, thay nước phải có kiểm soát. Tốt nhất là có ao trữ lắng xử
lý trước khi cấp vào ao nuôi và có ao xử lý nước thải để hạn chế lan truyền mầm bệnh
sang các ao, vùng lân cận.
Người nuôi tôm cần giảm các tác nhân gây sốc trong ao nuôi: pH, nhiệt độ, DO,
độ mặn, chất thải. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho tôm. Đây là thời điểm giao mùa
nên tránh thả tôm lúc này. Hạn chế thấp nhất sự xâm nhập của các tác nhân chuyên
chở mầm bệnh (tôm tự nhiên, cua, ruốc) vào ao. Lưu ý nhất là với người nuôi quản
canh. Định kỳ xử lý Formol 25 - 30ppm; BKC hoặc GDA 0,7 - 1,0ppm nhằm loại
những cá thể yếu mang mầm bệnh khỏi ao nuôi kịp thời.

Hình 37: Tôm sú bị bệnh đốm trắng dạt vào bờ và chết


Hình 38: Tôm sú bị bệnh đốm trắng, có các đốm trắng dưới vỏ

Hình 39: Tôm sú bị bệnh đốm trắng, vỏ đầu ngực thấy rõ các đốm trắng dưới vỏ
4. Phân bố và lan truyền bệnh.
Bệnh đốm trắng được thông báo đầu tiên ở Trung Quốc trong các đầm nuôi tôm
sú nuôi tỷ lệ chết rất cao (Chen, 1989). ở Thái lan các trại tôm ở vùng Samut Sakhorn
năm 1989 đã có báo cáo bệnh đỏ thân ở tôm sú. Năm 1992 - 1993 ở Thái Lan, tôm
nuôi đã bị bệnh đầu vàng và đốm trắng thiệt hại hơn 40 triệu đôla (Flegel T.W, 1996).
Năm 1993 Nhật Bản nhập tôm của Trung Quốc về nuôi đã xuất hiện bệnh đốm trắng.
Năm 1994 đã có các báo cáo từ ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản và Thái Lan
tìm ra nguyên nhân gây bệnh đốm trắng.
Hiện tượng tôm bệnh thường xảy ra ở tôm giống đến tôm trưởng thành, của các
khu vực nuôi thâm canh và quảng canh. Khi môi trường nuôi tôm xấu bệnh dễ xuất
hiện. Bệnh đốm trắng xuất hiện ở nhiều động vật giáp xác tự nhiên, như các loài tôm
he, tôm nước ngọt, cua, tôm hùm, chân chèo và ấu trùng côn trùng do đó bệnh lây lan
rất nhanh chóng trong các đầm nuôi tôm (hình 40).
Bệnh đốm trắng lây truyền qua đường nằm ngang là chính. Virus lây từ các giáp
xác khác (tôm cua, chân chèo) nhiễm bệnh đốm trắng từ môi trường bên ngoài ao
hoặc ngay trong ao nuôi tôm. Khi các loài tôm bị bệnh đốm trắng trong ao sức khoẻ
chúng yếu hoặc chết các con tôm khoẻ đã ăn chúng dẫn đến bệnh lây lan càng nhanh
hơn. Có thể một số loài chim nước đã ăn tôm bị bệnh đốm trắng từ ao khác và bay đến
ao nuôi đã mang theo các mẩu thừa rơi vào ao nuôi. Bệnh đốm trắng không có khả
năng lây truyền qua đường thẳng đứng vì các noãn bào (trứng) phát hiện chúng nhiễm
virus đốm trắng thì chúng không chín (thành thục) được. Nhưng trong quá trình đẻ
trứng của tôm mẹ có thể thải ra các virus đốm trắng từ trong buồng trứng của chúng,
do đó ấu trùng tôm dễ dàng nhiễm virus ngay từ giai đoạn sớm.
Trong những năm gần đây bệnh đốm trắng thường xuyên xuất hiện trong các khu
vực nuôi tôm ven biển ở Việt Nam, hầu hết các tỉnh khi bị nhiễm bệnh đốm trắng đã
làm tôm chết hàng loạt và gây tổn thất lớn cho nghề nuôi tôm. Mùa xuất hiện bệnh là
mùa xuân và đầu hè khi thời tiết biến đổi nhiều như biên độ nhiệt độ trong ngày biến
thiên quá lớn (> 50C) gây sốc cho tôm. Bệnh đốm trắng thường gây chết tôm rảo, tôm
nương, cua, ghẹ, sau đó tôm sú nuôi khoảng 1-2 tháng bệnh đốm trắng xuất hiện và
gây chết tôm. Năm 2001, Bùi Quang Tề và cộng sự đã điều tra 483 hộ nuôi tôm sú
thuộc 23 huyện của 8 tỉnh ven biển phía Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình,
Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh) có 166 hộ (34,37%) đã mang
mầm bệnh đốm trắng ở tôm nuôi và tôm cua tự nhiên và có 169 hộ (34,99%) bệnh
đốm trắng đã gây tôm chết. Tôm sú nuôi sau 1-2 tháng bệnh đốm trắng xuất hiện và
gây tôm chết hàng loạt.

Hình 40: Sơ đồ nguyên nhân gây bệnh đốm trắng (WSSV)


5. Chẩn đoán bệnh.
- Dựa trên dấu hiệu bệnh đặc trưng là xuất hiện các đốm trắng dưới vỏ và phân lập
vi khuẩn gây bệnh khi tôm đỏ thân.
- Chẩn đoán bằng phương pháp mô bệnh học: Quan sát các nhân của tế bào biểu
bì dưới vỏ, tế bào biểu bì tuyến Anten, tế bào cơ quan bạch huyết (Lymphoid), cơ
quan tạo máu (hematopoietc), tổ chức liên kết của vỏ... Khi nhuộm Hematoxylin và
eosin các nhân tế bào có một thể vùi (Inclusion body) lớn, bắt màu đỏ đồng đều.
- Chẩn đoán bằng phương pháp PCR, Enzyme miễn dịch
6. Phòng bệnh.
- Chọn tôm bố mẹ có chất lượng tốt (chiều dài từ 26-30cm, đánh ở độ sâu 60-
120m) không nhiễm WSSV.
- Không vận chuyển tôm giống mật độ cao.
- Thức ăn tươi sống không hư thối và dùng nhiệt nấu chín.
- Hàng tháng cho tôm ăn Vitamin C từ 1-2 đợt với liều 2-3 g/1 kg thức ăn cơ bản,
mỗi đợt cho tôm ăn một tuần liên lục.
- Nguồn nước cấp cho ao nuôi tôm phải lắng lọc và khử trùng.
- Vớt tôm chết ra khỏi ao
- Ngăn chặn không cho tôm và giáp xác khác vào ao nuôi.
- Nước ao nuôi tôm bị bệnh đốm trắng phải xử lý bằng Chlorua vôi nồng độ cao
(30-50g/m3), không được xả ra ngoài. Khi phát hiện bệnh, tốt nhất là thu hoạch ngay.

You might also like