You are on page 1of 4

Nghề Quản lý nhân sự - Thấu hiểu từng con người trong tổ chức

(HieuHoc): Thu hút và giữ chân những nhân viên có đủ tiêu chuẩn nhất và sắp xếp những công việc thích
hợp nhất với họ là một điều hết sức quan trọng đối với bất kỳ một tổ chức nào. Tuy nhiên, nhiều doanh
nghiệp quá lớn không thể cho phép sự liên hệ gần gũi giữa cấp lãnh đạo cao nhất của công ty với nhân
viên được. Và khi đó, nhân viên quản lý nhân sự sẽ có nhiệm vụ làm cầu nối cho vấn đề này.
Quản lý nhân sự là gì?Nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh
nghiệp hay tổ chức. Do đó việc khai thác tốt nguồn lực này để phục vụ phát triển doanh nghiệp và xã hội
là một vấn đề quan trọng trong việc quản lý các tổ chức và doanh nghiệp. Việc quản lý nguồn lực đòi hỏi
sự hiểu biết về con người ở nhiều khía cạnh, và quan niệm rằng con người là yếu tố trung tâm của sự phát
triển. Các kỹ thuật quản lý nhân lực thường có mục đích tạo điều kiện để con người phát huy hết khả
năng tiềm ẩn, giảm lãng phí nguồn lực, tăng hiệu quả của tổ chức.
Quản lý nhân sự hay quản lý nguồn nhân lực là sự khai thác và sử dụng nguồn nhân lực của một tổ chức
hay một công ty một cách hợp lý và hiệu quả.
Quản lý nhân sự có thể áp dụng cho mọi lĩnh vực, không riêng gì trong sản xuất kinh doanh.
Nhiều vị trí dành cho bạn trong lĩnh vực mới này
Trong một tổ chức, công ty nhỏ thì trưởng bộ phận quản lý nhân sự có thể phải giải quyết tất cả mọi khía
cạnh về công việc nhân sự. Nó đòi hỏi người phụ trách công việc này phải có một vốn kiến thức khá
rộng. Trách nhiệm của trưởng phòng quản lý nhân sự khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu của công ty. Trong
một tập đoàn lớn thì ban quản lý nhân sự hàng đầu thông thường phát triển và quản lý các chương trình,
chính sách về nguồn nhân lực của công ty. Những chính sách này thường được thực thi bởi giám đốc
hoặc người quản lý nhân sự, trong một vài trường hợp là giám đốc của các ngành có liên quan.
Giám đốc nhân sự có thể giám sát một vài bộ phận. Mỗi người giám sát mỗi bộ phận như vậy phải là
người có kinh nghiệm quản lý và có chuyên môn về một lĩnh vực hoạt động của quản lý nhân sự, ví dụ
như mảng việc làm, mảng bồi thường, lợi ích, đào tạo và phát triển, hay các mối quan hệ trong nhân viên.
Nhân viên tuyển dụng thực hiện các công việc như tuyển nhân viên và sắp xếp công việc, phân chia việc
làm cho nhân viên. Người tuyển dụng duy trì mối liên hệ trong cộng đồng từ các trường cao đẳng cho đến
đại học để tìm ra những ứng cử viên triển vọng cho công việc. Họ có thể phải di chuyển rất nhiều. Nhân
viên tuyển dụng phải sàng lọc, phỏng vấn, và đôi khi phải kiểm tra các ứng cử viên. Những nhân viên này
cũng giải quyết những vấn đề liên quan đến sự công bằng về quyền lợi giữa các nhân viên hoặc cơ hội
thăng tiến của nhân viên trong những tổ chức lớn. Họ kiểm tra và giải quyết những phàn nàn, kiểm tra và
kết hợp các nguyên tắc để đưa ra sự can thiệp cần thiết, đồng thời họ cũng biên soạn và trình những bản
báo cáo thống kê về vấn đề này.
Tương tự như vậy, phỏng vấn viên là người giúp kết nối các yêu cầu của công ty với những người tìm
việc đủ tiêu chuẩn.
Nhân viên lương thưởng và phúc lợi quản lý hệ thống tiền lương, các khoản tiền liên quan đến thu nhập
của người lao động. Họ lập kế hoạch chăm lo phúc lợi và đời sống nhân viên, quản lý hợp đồng lao động,
hồ sơ nhân viên. họ thường quản lý hệ thống đánh giá hoạt động của công ty, thiết kế chế độ khen thưởng
như tiền thưởng cho các kế hoạch hoạt động thành công, hoàn thành công việc xuất sắc, … Tất cả những
công việc của họ đều nhằm đảm bảo tính công bằng về quyền lợi của người lao động trong công ty với
nhau, ngữa công ty họ với công ty khác, và phù hợp với quy định lương thưởng và phúc lợi của Nhà
nước.
Nhân viên quản lý về lương bổng của nhân viên là những người quản lý các chương trình về lương bổng
của nhân viên công ty, đặc biệt là về bảo hiểm sức khỏe và trợ cấp lương hưu.
Chuyên gia phân tích công việc phân tích công việc, thực hiện chỉ đạo các chương trình cho các công ty
và có thể chuyên về những lĩnh vực chuyên môn như phân loại vị trí công việc. Họ thu thập và kiểm tra
những thông tin chi tiết về yêu cầu công việc để chuẩn bị cho bản miêu tả công việc. Bản miêu tả công
việc sẽ giải thích về những nhiệm vụ, đào tạo và kỹ năng mà từng công việc yêu cầu. Mỗi khi công ty
lớn đưa ra một công việc mới và xem xét lại những công việc đang có thì công ty sẽ phải nhờ đến kiến
thức chuyên môn của các nhà phân tích công việc.
Chuyên gia phân tích ngành nghề thường là ở các công ty lớn. Họ thường quan tâm đến các hệ thống
phân loại ngành nghề và nghiên cứu những ảnh hưởng của ngành và các xu hướng ngành nghề đến mối
quan hệ giữa nhân viên và công ty (việc ở lại hay ra đi của nhân viên trong công ty). Họ cũng có thể làm
các việc liên lạc thuộc kỹ thuật giữa công ty của họ với các công ty khác, với chính phủ và liên đoàn lao
động.
Nhân viên quản lý dự án, hỗ trợ nhân viên, còn được gọi là quản lý phúc lợi nhân viên là những người
chịu trách nhiệm về rất nhiều chương trình bao gồm từ an toàn nghề nghiệp, tiêu chuẩn và thực tiễn về
sức khỏe, kiểm tra y tế và chữa bệnh, các hoạt động trợ giúp, an toàn máy móc, xuất bản, dịch vụ lương
thực thực phẩm, và nghỉ ngơi giải trí. Ghi nhận những đề xuất của nhân viên, chăm sóc cho trẻ em và
người già, các dịch vụ hướng dẫn…
Nhân viên quản lý về đào tạo huấn luyện và phát triển: chỉ đạo và giám sát các chương trình đào tạo và
phát triển cho nhân viên.
Chuyên gia đào tạo huấn luyện nhân viên: đặt ra kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo rất nhiều hoạt động đào
tạo. Những người huấn luyện tư vấn cho các giám sát viên ở nơi làm việc về tăng hiệu quả làm việc và
chỉ đạo các buổi giới thiệu định hướng, sắp xếp các đợt huấn luyện về công việc cho nhân viên mới. Họ
cũng giúp nhân viên duy trì và nâng cao những kỹ năng trong công việc, chuẩn bị cho những công việc
đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn. Họ giúp cho các giám sát viên nâng cao kỹ năng giao tiếp giữa người và
người để làm việc hiệu quả với nhân viên. Họ có thể thiết lập các kế hoạch đào tạo cá nhân để củng cố
thêm những kỹ năng đã có của nhân viên hoặc dạy cho người mới…
Trên đây là những vị trí phổ biến trong lĩnh vực quản lý nhân sự - 1 ngành nghề đang lên hiện nay và có
nhu cầu tuyển dụng không thấp. Có rất nhiều vị trí tiềm năm phù hợp với khả năng, tố chất của từng bạn.
Những điều kiện để thành công trong nghề quản lý nhân sự
Khi đất nước bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế như ngày nay, quản lý nhân sự đang trở thành
một trong những ngành hấp dẫn thu hút được nhiều nhân tài. Vậy những yếu tố nào là cần thiết để gia
nhập lĩnh vực này?
Chìa khoá dẫn đến thành công trong ngành quản lý nhân sự là khả năng đánh giá và sự suy xét thận
trọng. Bạn phải là người đáng tin cậy vì bộ phận quản lý nhân sự là nơi nắm rõ thông tin về nhân viên
hơn bất kì bộ phận nào khác. Ở đây, nguyên tắc bảo mật được đặt lên hàng đầu. Những thông tin mật như
nhân viên nào sẽ được thăng chức hay bị sa thải, lương tháng hay bản đánh giá công việc của các nhân
viên đều được giữ kín.
Để làm việc được trong lĩnh vực quản lý nhân sự, bạn phải là người của mọi người - cư xử đúng mực và
luôn biết lắng nghe. Hàng ngày bạn tiếp xúc với bao con người với từng ấy tính cách khác nhau, nếu
không tỏ ra khôn khéo và quảng giao thì có lẽ quản lý nhân sự không phải là mảnh đất thăng hoa của bạn.
Ngoài ra, thấm nhuần văn hoá công ty, thiết lập và duy trì tốt các mối quan hệ, sử dụng và điều phối
nhân lực hiệu quả cũng là những yếu tố kết tinh cho con đường phát triển của các nhà quản lý nhân sự.
Kĩ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập cũng là những kĩ năng cần thiết cho nghề quản lý nhân sự.
Không chỉ quan trọng trong lĩnh vực quản lý nhân sự nói riêng, các kĩ năng trên cũng là kim chỉ nam dẫn
đến thành công trong nhiều ngành nghề khác. Cánh cửa quản lý nhân sự đang rộng mở chờ đón những tài
năng không ngại khó và biết đón đầu thách thức.
Nghề khai thác... người
Sẽ không có thành công mỹ mãn nếu không có một bộ phận nhân sự chuyên nghiệp để chăm nom
cho “tài sản quý” của doanh nghiệp: người lao động.
Nhân sự là tài sản
Vào năm 1990, một số trường Đại học ở VN đã bắt đầu giảng dạy môn quản trị nhân sự nhưng ngay
lúc đó khái niệm nghề nhân sự vẫn chưa đựợc định hình một cách rõ ràng và cụ thể. Sau những năm đổi
mới, với những kiến thức quản trị từ nước ngoài được du nhập về, các Phòng lao động tiền lương hoặc
Phòng tổ chức cán bộ dần dần được thay đổi thành phòng nhân sự.
Các công ty của Nhật luôn coi trọng sự trung thành của nhân viên trong khi các công ty Mỹ quản trị
theo kiểu sòng phẳng và rạch ròi. Phong cách quản trị nhân sự khác nhau tuỳ thuộc vào văn hóa khu vực
và từng công ty. Dù theo phong cách nào đi nữa thì việc quản trị nguồn nhân lực phải đạt được mục tiêu
của nó: giúp nhân viên đạt hiệu quả công việc cao nhất.
Người lao động là tài sản quý của công ty và bộ phận nhân sự của các công ty đóng vai trò rất quan trọng
trong việc “sắm sửa” và “bảo trì”, phát triển cũng như lập ra các quy trình để những “tài sản” này được sử
dụng đúng cách, đem lại hiệu quả cao nhất.
Tuy có vai trò quan trọng nhưng bộ phận nhân sự không tham gia quá sâu vào hoạt động sản xuất,
kinh doanh. Họ chỉ có chức năng hỗ trợ - chứ không phải quản lý – cho các bộ phận khác. Phòng nhân sự
đóng vai trò như một chiếc cầu nối giữa người chủ và nhân viên, giúp họ phối hợp nhịp nhàng để đạt hiệu
quả công việc cao hơn.
Cần “cầu nối xịn”
Ở các công ty nước ngoài hay các công ty lớn, mỗi nhân viên của bộ phận nhân sự sẽ đảm trách một
vị trí cụ thể như: Tuyển dụng; Lương; Đào tạo và Phát triển nhân viên.. Trái lại. Những doanh nghiệp nhỏ
hay văn phònng đại diện, thường thì một nhân viên sẽ đảm trách tất cả các vấn đề liên quan đến nhân sự
và hành chính, quản trị văn phòng như kham luôn cả việc đặt vé máy bay nếu nhân viên đi công tác!
không chỉ bó gọn trong việc tuyển dụng, sa thải hay giải quyết thôi việc, ngành nhân sự hiện nay được mở
rộng hơn với các hoạt động: bố trí, đào tạo và quản lý nhân sự, phân tích công việc, hỗ trợ nhân viên, tư
vấn quản trị và phát triển nguồn nhân lực …
Ông Nhan Quốc Vinh, Giám đốc kinh doanh Dịch vụ nhân sự của công ty L & A cho biết: “Mức
lương trung bình của các nhân viêc nhân sự của các công ty nước ngoài ở VN là từ 300 – 500 USD/tháng,
từ 500 – 1000 USD/tháng cho vị trí Trưởng phòng và từ 2.000 – 3.000 USD/tháng cho vị trí Giám đốc
Nhân sự”. Tùy theo qui mô công ty, tình hình tài chính và khối lượng công việc, những người làm nghề
nhân sự ở các công ty VN vẫn có thể nhân được mức lương như các công ty nước ngoài.
Với sự hấp dẫn về mức lương cũng như công việc vì học cách nhìn người, tiếp xúc và quản trị con người;
nghề nhân sự được dự báo sẽ là một trong những nghề “đỉnh” trong tương lai gần.
Ngày càng nhiều doanh nghiệp được thành lập, nhất là các công ty có vốn nước ngoài đầu tư vào VN
cho nên nhu cầu nhân sự ngày càng tăng cao. Nắm được nhu cầu này, các công ty hoạt động về lĩnh vực
nhân sự được ra đời như: Markcom, Guidea, L & A… Mỗi công ty một thế mạnh khác nhau nhưng tất cả
đều góp phần làm sôi động nghề nhân sự cũng như thị trường lao động.

Tư vấn nhân sự - nhu cầu tất yếu cho sự phát triển


Kể từ sau khi gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam không ngừng tăng trưởng và hội nhập. Bên cạnh
việc thu hút một lượng lớn đầu tư từ nước ngoài, các Doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp phải
không ít khó khăn bởi áp lực cạnh tranh cũng như những thách thức khi tham gia vào thị
trường quốc tế. Hàng loạt công ty có sự chuyển dịch dần sang mô hình tập đoàn kinh tế thuộc
các lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh những lợi ích mang lại như khẳng định đẳng cấp của Doanh
nghiệp để tiến ra thế giới, sự chuyển dịch sang mô hình tập đoàn kinh tế còn giúp các Doanh
nghiệp có thể đứng vững trước các đối thủ cạnh tranh trong ngành, khả năng chống đỡ rủi ro
tốt. Hơn thế, các tập đoàn kinh tế không ngừng mở rộng quy mô, tham gia vào nhiều ngành
nghề kinh doanh khác nhau góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao, xây dựng thương hiệu
vững mạnh trên thị trường.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt – Giám Đốc tư vấn nhân sự Nhân Việt cho rằng, trong thời kỳ hội nhập,
trước những thách thức mới của thị trường và áp lực từ các đối thủ cạnh tranh trong nước và
quốc tế, các Doanh nghiệp buộc phải rà soát lại cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực sao cho
hiệu quả và nhất là tính chuyên nghiệp cao để tìm chỗ đứng vững chắc trên thị trường, tạo ra
sự khác biệt so với các đối thủ, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia từ nước ngoài.
Tăng trưởng cũng tạo ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp
Tuy nhiên, bên cạnh xu hướng phát triển thành tập đoàn kinh tế kinh doanh đa ngành nghề,
các Doanh nghiệp cũng gặp phải những khó khăn xuất phát từ chính việc không ngừng mở
rộng quy mô sản xuất và kinh doanh:
1. Khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực phù hợp với chiến lược phát triển của doanh
nghiệp.
2. Tỉ lệ chảy máu chất xám ở mức cao do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan: Khi xảy ra tình
trạng trên, Doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian cho việc đào tạo và để nhân viên mới hòa
nhập với môi trường, ảnh hưởng đến tiến độ hoạt động của công ty.
3. Chưa phát huy được hết 100% tiềm năng của người lao động
Nhằm giải thích cho việc này, bà Nguyệt cho biết: “Sở dĩ các Doanh nghiệp gặp phải tình trạng
trên do phải đáp ứng với tốc độ phát triển và vì nhu cầu về lao động cũng gia tăng. Thực tế, các
doanh nghiệp vẫn chưa có sự chuẩn bị từ trong chính nguồn lực hiện tại mà phải phụ thuộc vào
các nguồn cung từ bên ngoài. Nhiều Doanh nghiệp vẫn chưa thật sự chú trọng vào việc đào tạo
và phát triển từ chính nguồn nhân lực hiện có ngay tại công ty.”
Tư vấn Nhân sự - Nhu cầu tất yếu cho sự phát triển
Theo Chị Lê Thu Hoài – Giám đốc bộ phận Marketing & PR chuỗi Hệ thống siêu thị điện máy
Media Mart cho biết: Hiện nay Hệ thống thế giới điện máy MediaMart đang gặp phải khó khăn
trong việc tìm kiếm nhân sự quản lý cấp cao và cấp trung, bới lý do đặc thù về nghành bán lẻ
điện máy cũng khó hơn so với các nghành nghề khác về việc phải am hiểu về thị trường cũng
như các yếu tố kỹ thuật của sản phẩm.

Hiện nay, các Doanh nghiệp đều có bộ phận HR riêng bên cạnh các bộ phận Kế toán,
Marketing, Kinh doanh .v.v. tuy nhiên, các Doanh nghiệp chỉ chú trọng vào việc tập trung cho
kinh doanh và sản xuất, tiếp thị. Bộ phận HR chỉ hoạt động để phục vụ cho một số nhu cầu
hành chính như: Tuyển dụng, chi trả lương, quản lý hồ sơ, bảo hiểm y tế .v.v. và trong nhiều
trường hợp, bộ phận HR còn được tích hợp chung với bộ phận Hành chánh kiêm nhiệm nhiều
công việc khác hoặc trực thuộc bộ phận kế toán tài chính do đó thiếu chiều sâu và tính chuyên
nghiệp HR.
Theo các chuyên gia, việc quản lý nguồn nhân lực đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát
triển của các tổ chức. Bên cạnh vai trò duy trì sự ổn định của bộ máy nhân sự, HR còn thúc đẩy
sự cố gắng, quyết tâm của toàn thể nhân viên, kết nối giữa các bộ phận khác nhau nhằm mang
lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động của công ty.
Tuy nhiên, hiện các Doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thật sự phát huy được vai trò thật sự của
bộ phận HR do nhiều nguyên nhân như thời gian có hạn, kinh nghiệm về HR vẫn còn hạn chế,
không đủ nguồn lực về con người để thực hiện.
Vai trò của tư vấn nhân sự đối với các Doanh nghiệp
Trước hết, các Doanh nghiệp cần nhận thức rõ những ưu điểm từ việc sử dụng các dịch vụ Tư
vấn nhân sự thuê ngoài của các công ty có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong ngành so với
việc tự tổ chức trong tình hình khó khăn còn quá nhiều vướng mắc như đã nêu ở trên để có thể
tập trung hết thời gian và nguồn lực vào kinh doanh.
Bà Nguyệt chia sẻ: “Hiểu rõ được nhu cầu từ các Doanh nghiệp, dịch vụ Tư vấn nhân sự sẽ
giúp các khách hàng thấu hiểu, phát triển, ứng dụng và xác định tính hiệu quả của các chương
trình và chính sách nhân sự hiện hành. Phương pháp tiếp cận hiệu quả tập trung vào người lao
động và cá nhân hóa của chúng tôi sẽ đảm bảo sự thành công cho bạn.”
Sử dụng dịch vụ Tư vấn nhân sự thuê ngoài mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho Doanh nghiệp
như:
- Củng cố chiều sâu và tính chuyên nghiệp cho bộ phận HR hiện tại nếu có;
- Tính khách quan tạo niềm tin cho nhân viên các bộ phận và cấp quản lý với cái nhìn mới về
những gì HR có thể làm được;
- Xây dựng tiền đề cho một vai trò thật sự của HR;
- Xây dựng hay điểm lại các chính sách nhân sự phù hợp với xu hướng mới.
- Nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác nhân sự giúp Doanh nghiệp phát triển thành công.
Với những lợi ích thiết thực từ dịch vụ Tư vấn nhân sự, dịch vụ Tư vấn Nhân sự sẽ ngày càng
nhận được sự quan tâm từ các Doanh nghiệp trong thời gian tới.

You might also like