You are on page 1of 2

Đề bài :Cảm nghĩ bài thơ “Rằm tháng giêng”

của Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, được thế giới và
người dân suy tôn là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Trong
suốt 30 năm bôn ba nước ngoài, bác Hồ đã trở về quê hương trong những
năm 1948, tình hình đất nước và sự nghiệp kháng chiến có nhiều chuyển
biến khả quan. Niềm vui đang dần dần trở lại. Trong không khí sôi động và
phấn chấn ấy, vào đêm rằm tháng riêng, sau một cuộc họp tổng kết và tình
hình quân sự, người đã làm bài thơ có nhan đề “Nguyên tiêu”. Bài thơ đã để
lại trong tôi về bức tranh đẹp của thiên nhiên mùa xuân và tôi cũng cảm
rnhận được tâm hồn người chiến sĩ cách mạng- Hồ Chí Minh.
Như một hoạ sĩ tài ba, Bác đã vẽ ra một khung cảnh không gian cao
rộng, bát ngát, tràn đày ánh sáng trong trẻo và sức sống mùa xuân thật tuyệt
diệu thể hiện ở ngay câu đầu:
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân gaing, xuân thuỷ, tiếp xuân thiên
Cảnh thiên nhiên của núi rừng Việt Bắc là cảnh tuyệt vời trong đêm
nguyên tiêu. Trên bầu trời vầng trăng tròn vành vạnh.
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
(Rằm xuân lồng lộng trăng soi)
Trăng rằm tháng riêng mang vẻ đẹp tươi xinh khác thường vì có hơi
thở của sức xuân. Đêm rằm tháng giêng mở ra khung cảnh bầu trời cao rộng,
trong trẻo, nổi bật trên bầu trời là vầng trăng rằm tràn đầy, toả ánh sáng
trong trẻo, phủ khắp chốn trần gian. Ánh trăng rực rỡ khiến cho vạn vật
mang vẻ đẹp hữu tình lung linh sinh sắc.
Khung cảnh không gian xa rộng., bát ngát như không có giới hạn, với
con sông, mặt nước tiếp liền với bầu trời
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.
(Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân)
Xuân là một điệp từ được nhắc lại nhiều lần trong bài thơ để nhấn
mạnh sự nối tiếp cảnh vật, vẻ đẹp và sức sống mùa xuân của cảnh vật. Khi
sắc xuân thấm vào mọi cảnh vật, làm cho cảnh vật thêm sức sống mãnh liệt,
trẻ trung, căng tràn nhựa sống. Niềm vui sướng, tự hào phơi phới của Bác
đang ngây ngất, say sưa giữa một đêm xuân đẹp.

You might also like