You are on page 1of 12

ANĐEHIT

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ TRỌNG TÂM


A.1. Cấu tạo, đồng phân, danh pháp
- Anđehit là chất hữu cơ có chứa nhóm chức –CH=O
Anđehit no, đơn chức: CnH2n+1CHO ( n ≥ 0) hay CmH2mO (m = n +1 ≥ 1)
Công thức cấu tạo của anđehit fomic (n = 0): H−CH=O
- Đồng phân: Ứng với công thức CmH2mO có 6 loại chất sau:
+ Anđehit no, đơn chức: C2H5CHO
+ Xeton no, đơn chức: CH3-CO-CH3
+ Rượu chưa no (1 nối đôi), đơn chức: CH2=CH-CH2OH
+ Ete chưa no (1 nối đôi): CH2=CH-O-CH3
+ Rượu vòng no và ete vòng:
H2C − O H2C − CH−OH
H2C − CH2 H2C − CH2
- Danh pháp
Anđehit Tên thông thường Tên IUPAC
axeticetanalCôn
g thức
CH3CH2CH=O Anđehit propionic Propanal
CH3CH=O
CH2=CH-CH=O Anđehit acrylic Propenal
Anđehit + tên axit tương ứng Tên hiđrocacbon tương ứng + al

Copyright © Võ Ngọc Bình, Dạy và học Hoá học


A. 2. Tính chất
1. Tính chất vật lí
- Anđehit fomic H-CH=O là chất khí, không màu, mùi xốc khó chịu, tan nhiều
trong nước (dung dịch chứa 40% HCHO gọi là fomon hay fomalin). Các ankanal
khác đều ở thể lỏng.
- Nhiệt độ sôi: t0s(anđehit) < t0s(rượu tương ứng) do anđehit không có liên kết hiđro liên phân
tử. Ví dụ: CH3CH=O sôi ở 210C còn CH3CH2OH sôi ở 78,30C).
2. Tính chất hóa học

R-CH2OH + H2 (Ni, t0) R-CHO [O] R-COOH


Tính oxi hóa Tính khử
a. Tính oxi hóa: tác dụng với H2
0
R − CH=O + H 2 
Ni, t
→ R − CH2 OH

b. Tính khử: tác dụng với chất oxi hóa


1 t0
+ Với O2: R − CH=O + O 2  → R − COOH
2
+ Với AgNO3/NH3 (phản ứng tráng gương):
0
R − CH=O + 2AgNO3 + 3NH3 + H2 O 
t
→ R − COONH4 + 2Ag ↓ + 2NH4 NO3

+ Với Cu(OH)2/OH- (tạo kết tủa đỏ gạch)


0
R − CH=O + 2Cu(OH) 2 + NaOH 
t
→ R − COONa + Cu2 O ↓ + 3H2 O

c. Phản ứng cộng axetylen


2HCHO + CH≡CH → CH2OH-CH2-CH2-CH2OH
d. Phản ứng trùng ngưng với phenol
(dư phenol, môi trường axit tạo ra nhựa novolac)

Copyright © Võ Ngọc Bình, Dạy và học Hoá học


OH OH OH

CH2
(n + 1) + HCH=O

e. Phản ứng trùng hợp: 6HCHO  → C6 H12 O6


Ca(OH) 2

A. 3. Điều chế
1. Oxi hóa rượu bậc 1
0
R − CH 2 OH + CuO 
t
→ R − CHO + Cu + H2 O

2. Oxi hóa metan: CH4 + O2 → HCHO + H2O


1
3. Oxi hóa etylen: CH 2 =CH 2 + O2 → CH3 CHO
2
0
4. Hiđrat hóa axetylen: CH ≡ CH + H 2 O 
HgSO ,80 C
4
→ CH3 CHO

Copyright © Võ Ngọc Bình, Dạy và học Hoá học


PHÂN LOẠI BÀI TẬP ANĐEHIT

A. CÂU HỎI LÍ THUYẾT


Câu 1: Câu nào sau đây là câu không đúng
A. Hợp chất hữu cơ có chứa nhóm –CHO liên kết với H là anđehit.
B. Anđehit vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa.
C. Hợp chất R-CHO có thể điều chế được từ R-CH2OH
D. Trong phân tử anđehit, các nguyên tử chỉ liên kết với nhau bằng liên kết δ
Câu 2: Tên gọi nào của CH2=CH-CH=O sau đây là không đúng?
A. anđehit allylic B. propanol
C. anđehit acrylic C. acrylanđehit
Câu 3: Anđehit axetic đóng vai trò chất oxi hóa trong phản ứng nào sau đây?
1 t0
A. CH 3 − CH=O + O2  → CH3 − COOH
2
0
B. CH3 − CH=O + 2AgNO3 + 3NH3 + H2 O 
t
→ CH3 − COONH4 + 2Ag ↓ + 2NH4 NO3
0
C. CH3 − CH=O + 2Cu(OH)2 + NaOH 
t
→ CH3 − COONa + Cu2 O ↓ + 3H2 O
0
D. CH 3 − CH=O + H2 
Ni, t
→ CH3 − CH2 OH

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng?


A. Anđehit cộng hiđro tạo thành ancol bậc một.
B. Anđehit tác dụng với dung dịch bạc nitrat trong amoniac sinh ra bạc kim loại.
C. Anđehit no, đơn chức có công thức phân tử tổng quát CnH2n+2O.
D. Khi tác dụng với hiđro, xeton bị khử thành ancol bậc II.
Câu 5: Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất anđehit propionic (X); propan
(Y); rượu etylic (Z) và đimetyl ete (T) là:
A. X < Y < Z < T B. T < X < Y < Z
C. Z < T < X < Y D> Y < T < X < Z

Copyright © Võ Ngọc Bình, Dạy và học Hoá học


Câu 6: Trong công nghiệp, anđehit fomic được điều chế trực tiếp từ
A. rượu etylic B. rượu metylic C. axit fomic D. metyl axetat
Câu 7: Cho 4 chất: benzen, metanol, phenol, anđehit fomic. Thứ tự các hóa chất
được dùng để phân biệt 4 chất trên là:
A. nước brom, dung dịch AgNO3/NH3; Na
B. dung dịch AgNO3/NH3; Na; nước brom
C. dung dịch AgNO3/NH3; nước brom; Na
D. Na; nước brom; dung dịch AgNO3/NH3
Câu 8: Xét các loại chất hữu cơ mạch hở sau:
Rượu đơn chức no (X), anđehit đơn chức, no (Y), rượu đơn chức không no 1 nối
đôi (Z); anđehit đơn chức, không no 1 nối đôi (T). Ứng với công thức tổng quát
CnH2nO chỉ có 2 chất sau:
A. X, Y B. Y, Z C. Z, T D. X, T
Câu 9: Trong công nghiệp, anđehit fomic được điều chế trực tiếp
A. chỉ từ metan B. chỉ từ rượu metylic
C. chỉ từ axit fomic D. từ metan hoặc rượu metylic
Câu 10: Hợp chất X có công thức C3H6O tác dụng với nước brom và tham gia phản
ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của X là
A. CH2=CH-CH2OH B. CH3CH2CH=O
C. CH2=CH-O-CH3 D. CH3-CO-CH3
Câu 11: Hợp chất hữu cơ X khi đun nhẹ với dung dịch AgNO3/NH3 (dư) thu được
sản phẩn Y, Y tác dụng với dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH đều cho 2 khí vô
cơ A, B. Công thức phân tử của X là
A. HCHO B. HCOOH C. HCOONH4 D. HCOOCH3

Copyright © Võ Ngọc Bình, Dạy và học Hoá học


B. CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP

Dạng 1: Phản ứng đốt cháy


Câu 12: Đốt cháy một hỗn hợp các đồng đẳng của anđehit ta thu được số mol CO2
= số mol H2O thì đó là dãy đồng đẳng
A. anđehit no, đơn chức B. anđehit vòng no
C. anđehit no, hai chức C. anđehit không no, đơn chức
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X, thu được 0,351 gam H 2O và
0,4368 lít CO2 (ở đktc). Biết X có phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm
đun nóng. Chất X là
A. O=CH-CH=O B. CH2=CH-CH2-OH
C. CH3COCH3 D. C2H5CHO
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp hai anđehit X, Y (M X < MY) là đồng
đẳng kế tiếp thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Số mol X, Y lần lượt là
A. 0,04 và 0,06 B. 0,045 và 0,055
C. 0,05 và 0,05 D. 0,055 và 0,045
Câu 15: Chia hỗn hợp gồm hai anđehit no, đơn chức thành hai phần bằng nhau.
- Phần 1: Đốt cháy hoàn toàn thu được 0,54 gam H2O
- Phần 2: Cộng H2 tạo ra hỗn hợp X (H = 100%)
Nếu đốt cháy hoàn toàn X thì thể tích khí CO2 (đktc) tạo ra là
A. 1,344 lít B. 0,672 lít C. 1,008 lít D. 1,680 lít
Câu 16: Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung
nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất
hữu cơ. Đốt cháy hết Y thì thu được 11,7 gam H2O và 7,84 lít khí CO2 (đktc). Phần
trăm theo thể tích của H2 trong X là
A. 46,15% B. 35,00% C. 53,85% D. 65,00%

Copyright © Võ Ngọc Bình, Dạy và học Hoá học


Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai anđehit no, đơn chức, mạch hở thu
được 0,4 mol CO2. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn m gam X cần 0,2 mol H2 (Ni, t0),
sau phản ứng thu được hỗn hợp hai ancol no, đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn hỗn
hợp hai ancol này thì số mol H2O thu được là
A. 0,3 mol B. 0,4 mol C. 0,6 mol D. 0,8 mol
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp X gồm hai anđehit đồng đẳng liên
tiếp thu được 17,92 lít CO2 (đktc) và 14,4 gam H2O. Nếu lấy 9,6 gam hỗn hợp trên
cho phản ứng cộng H2 hoàn thu được hỗn hợp Y gồm hai chất mới. Đốt cháy hoàn
toàn Y thu được V lít CO2 (đktc) và m gam H2O. Công thức phân tử của hai anđehit

A. HCHO và CH3CHO B. CH3CHO và C2H5CHO
C. C2H5CHO và C3H7CHO D. OHC-CHO và OHC-CH2-CHO
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp X gồm hai anđehit đồng đẳng liên
tiếp thu được 17,92 lít CO2 (đktc) và 14,4 gam H2O. Nếu lấy 9,6 gam hỗn hợp trên
cho phản ứng cộng H2 hoàn thu được hỗn hợp Y gồm hai chất mới. Đốt cháy hoàn
toàn Y thu được V lít CO2 (đktc) và m gam H2O. Giá trị của m và V lần lượt là
A. 7,2 gam và 44,8 lít B. 7,2 gam và 8,96 lít
C. 11,7 gam và 8,96 lít D. 14,4 gam và 17,92 lít

Dạng 2: Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn


Câu 20: Lấy 0,94 gam hỗn hợp hai anđehit đơn chức, no kế tiếp nhau trong dãy
đồng đẳng cho tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 3,24 gam Ag.
Công thức phân tử hai anđehit lần lượt là
A. CH3CHO và HCHO B. CH3CHO và C2H5CHO
B. C2H5CHO và C3H7CHO D. C3H7CHO và C4H9CHO

Copyright © Võ Ngọc Bình, Dạy và học Hoá học


Câu 21 : Cho 13,6 gam một chất hữu cơ X (C, H, O) tác dụng vừa đủ với 300 ml
dung dịch AgNO3 2M trong NH3 thu được 43,2 gam Ag. Biết tỷ khối hơi của X đối
với oxi bằng 2,125. X có công thức cấu tạo là:
A. CH3−CH2−CHO B. CH2=CH−CH2−CHO
C. HC≡C−CH2−CHO D. HC≡C−CHO
Câu 22: Cho 1,74 gam một anđehit no, đơn chức phản ứng hoàn toàn với
AgNO3/NH3 sinh ra 6,48 gam Ag. Công thức cấu tạo của anđehit là:
A. CH3CHO B. CH3CH2CH2CHO
C. CH3CH2CHO D. (CH3)2CH-CHCHO
Câu 23: Cho 0,92 gam hỗn hợp gồm axetylen và anđehit axetic phản ứng hoàn
toàn với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 5,64 gam hỗn hợp rắn. Thành phần % các
chất trong hỗn hợp đầu lần lượt là:
A. 26,28% và 74,71% B. 28,74% và 71,26%
C. 28,26% và 71,74% D. 28,71% và 74,26%
Câu 24: Cho 280 cm3 (đktc) hỗn hợp A gồm axetylen và etan lội từ từ qua dung
dịch HgSO4 ở 800C. Toàn bộ khí và hơi ra khỏi dung dịch được cho phản ứng với
dung dịch AgNO3 (dư)/NH3 thu được 1,08 gam Ag. Thành phần % thể tích các chất
trong A lần lượt là:
A. 50% và 50% B. 60% và 40%
C. 30% và 70% D. 40% và 60%
Câu 25: Cho dung dịch chứa 0,58 gam chất hữu cơ đơn chức X (chỉ gồm các
nguyên tố C, H, O) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư/NH3 thu được 2,16 gam Ag
kết tủa. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. HCHO B. CH3CHO
C. CH3CH2CHO D. CH2=CH-CHO

Copyright © Võ Ngọc Bình, Dạy và học Hoá học


Câu 26: Dẫn hơi của 3,0 gam etanol đi vào trong ống sứ nung nóng chứa bột CuO
(dư). Làm lạnh để ngưng tụ sản phẩm hơi đi ra khỏi ống sứ, được chất lỏng X. Khi
X phản ứng hoàn toàn với AgNO3trong dung dịch NH3 dư thấy có 8,1 gam Ag kết
tủa. Hiệu suất quá trình oxi hóa etanol bằng
A. 55,7% B. 60% C. 57,5% D. 75%
Câu 27: Oxi hóa hoàn toàn 2,2 gam một anđehit đơn chức X thu được 3,0 gam axit
tương ứng. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3CHO B.C2H5CHO
C. CH3CH(CH3)CHO D. CH3CH2CH2CHO
(Trích ĐTTS vào các trường Đại học, Cao đẳng khối B, 2007)
Câu 28: Khi cho hỗn hợp gồm 0,01 mol HCOOH và 0,02 mol HCHO tác dụng hết
với dung dịch AgNO3 trong NH3 thì khối lượng Ag thu được là
A. 10,8 gam B. 16,2 gam C. 21,6 gam D. 27,0 gam
Câu 29: cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng
dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy
ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là
A. 43,2 gam B. 64,8 gam C. 10,8 gam D. 21,6 gam
(Trích ĐTTS vào các trường Cao đẳng, 2008)
Câu 30: Cho 0,1 mol hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức kế tiếp nhau trong dãy
đồng đẳng tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được
32,4 gam Ag. Hai anđehit trong X là
A. HCHO và C2H5CHO B. HCHO và CH3CHO
C. C2H3CHO và C3H5Cho D. CH3CHO và C2H5CHO

Copyright © Võ Ngọc Bình, Dạy và học Hoá học


Câu 31: Cho 6,6 gam một anđehit X đơn chức, mạch hở phản ứng với lượng dư
AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. Lượng Ag sinh ra cho phản ứng với axit
HNO3 loãng, thoát ra 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất đo ở đktc). Công
thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3CHO B. CH3CH2CHO
C. HCHO D. CH2=CHCHO
(Trích ĐTTS vào các trường Đại học, Cao đẳng khối A, 2007)
Câu 32: Cho 3,6 gam anđehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với một lượng dư
AgNO3 trong dung dịch NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Hòa tan hoàn toàn m
gam Ag bằng dung dịch HNO3 đặc, sinh ra 2,24 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở
đktc). Công thức của X là
A. C3H7CHO B. C4H9CHO C. HCHO D. C2H5CHO
(Trích ĐTTS vào các trường Đại học, Cao đẳng khối A, 2008)
Câu 33: Chuyển hóa hoàn tòa 4,6 gam hỗn hợp chứa cùng số mol 2 ankanol bậc
nhất thành ankanal cần dùng 0,1 mol CuO. Cho toàn bộ ankanal thu được cho phản
ứng tráng gương thu được 0,3 mol Ag. Hai ankanol đó là
A. CH3OH và C3H7OH B. CH3OH và C2H5OH
C. C2H5OH và C4H9OH D. C2H5OH và C3H7OH
Câu 34: Một hỗn hợp gồm hai anđehit X và Y kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng
của anđehit no, đơn chức, mạch hở (khác HCHO). Cho 1,02 gam hỗn hợp trên phản
ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 4,32 gam Ag kim loại (hiệu suất
100%). Công thức cấu tạo của X và Y lần lượt là
A. HCHO và CH3CHO B. C3H7CHO và C4H9CHO
C. C2H5CHO và C3H7CHO D.CH3CHO và C2H5CHO

Copyright © Võ Ngọc Bình, Dạy và học Hoá học


Câu 35: Cho m gam hỗn hợp etanal và propanal phản ứng hoàn toàn với lượng dư
dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 43,2 gam kết tủa và dung dịch chứa 17,5
gam muối amoni của hai axit hữu cơ. Giá trị của m là:
A. 10,9 B. 14,3 C. 10,2 D. 9,5
(Trích ĐTTS vào các trường Đại học khối A, 2010)
Câu 36: Cho 0,1 mol hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức kế tiếp nhau trong dãy
đồng đẳng tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng thu được 32,4
gam Ag. Hai anđehit trong X là
A. CH2=CHCHO B. HCHO C. OHC-CHO D. CH3CHO
(Trích ĐTTS vào các trường cao đẳng, 2007)
Câu 37: Trộn 3,36 gam anđehit đơn chức X với một anđehit đơn chức Y (MX >
MY) rồi thêm nước vào để được 0,1 lít dung dịch Z với tổng nồng độ các anđehit là
0,8 M. Thêm từ từ dung dịch AgNO3/NH3 dư vào dung dịch Z rồi tiến hành đun
nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được 21,6 gam Ag. Công thức cấu tạo của X và
Y lần lượt là
A. CH3CHO và HCHO B. C2H5CHO và HCHO
C. C2H3CHO và HCHO D. CH3CHO và C2H5CHO

Dạng 3: Phản ứng cộng


Câu 38: Anđehit mạch hở, cộng hợp với H2 theo tỷ lệ 1 : 2 (lượng H2 tối đa) tạo ra
chất Y. Cho Y tác dụng hết với Na thu được thể tích H2 bằng thể tích X phản ứng
tạo ra Y (ở cùng t0, P). X thuộc loại chất:
A. Anđehit no, đơn chức
B. Anđehit không no (chứa một nối đôi C=C), đơn chức
C. Anđehit no, hai chức
D. Anđehit không no (chứa một nối đôi C=C), hai chức

Copyright © Võ Ngọc Bình, Dạy và học Hoá học


Câu 39: Dẫn hỗn hợp gồm H2 và 3,92 lít (đktc) hơi anđehit axetic qua ống chứa Ni
nung nóng. Hỗn hợp các chất sau phản ứng được làm lạnh và cho tác dụng hoàn
toàn với Na thấy thoát ra 1,84 lít khí (270C và 1atm). Hiệu suất phản ứng khử
anđehit là
A. 60,33% B. 84,22% C. 82,44% D. 75,04%
Câu 40: Cho hỗn hợp X gồm hai anđehit đồng đẳng liên tiếp cộng hiđro thu được
hỗn hợp hai ancol đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai ancol này thu được
6,6 gam CO2 và 4,5 gam H2O. Công thức phân tử của hai anđehit là
A. HCHO, CH3CHO B. CH3CHO, C2H5CHO
C. C2H5CHO, C3H7CHO D. C3H7CHO, C4H9CHO
Câu 41: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol propenal (CH2=CH-CHO) và 0,3 mol H2. Cho
hỗn hợp X qua ống sứ nung nóng (Ni xúc tác) thu được hỗn hợp Y gồm bốn chất
đó là propenal, propananl, propan-1-ol và hiđro. Tỷ khối hơi của hỗn hợp Y so với
metan là 1,55. Số mol H2 trong hỗn hợp Y là
A. 0,05 B. 0,10 C. 0,15 D. 0,20
Câu 42: Hiđro hóa hoàn toàn 3,6 gam anđehit no, đơn chức, mạch hở X thu được
3,7 gam ancol (H = 100%). X là
A. metanal B. etanal C. propanal D. butanal

Copyright © Võ Ngọc Bình, Dạy và học Hoá học

You might also like