You are on page 1of 14

1. Thực hành theo bài tập trong bài 11.

3D Analyst, dữ liệu bản đồ từ


Dulieu_phantich.rar, ghi lại chi tiết các bước, hình ảnh và kết quả, nêu những nhận
xét các kết quả hay quá trình xử lý ?
Tạo mô hình số độ cao (DEM) dưới dạng raster.

Trên thanh công cụ 3D Analyst bấm nút 3D Analyst rồi chọn Interpolate To Raster →
Spline.

Dữ liệu đầu vào là lớp điểm docao.shp , trường giá trị độ cao là trường DOCAO. Các mục
khác vẫn giữ nguyên giá trị.

Bấm nút OK, ArcMap sẽ tạo ra một lớp Raster có tên là Spline of do cao. Đây chính là
mô hình số độ cao của lớp docao.shp dướidạng Raster.

Kiểm tra sự thông thoáng của tia ngắm giữa 2 điểm (line of sight)
Trên thanh công cụ 3D Analyst chọn công cụ Line of Sight . Trong mục Target chọn lớp
Spline of do cao. Các thông số trên hộp thoại Line of Sight giữ nguyên mặc định. Sau đó nhấn
Enter. Con chuột lúc này biến thành dấu +

Tạo tia ngắm bằng cách bấm chuột trái vào 2 điểm bất kỳ trên màn hình khu vực có DEM,
ArcMap sẽ nối 2 điểm này bởi 1 đường thẳng gồm nhiều đoạn.

 Tia ngằm này không thông.


Lập bản đồ độ dốc

Vào 3D Analyst rồi chọn Surface Analysis → Slope. Trên màn hình sẽ hiện ra hộp thoại
Slope. Chọn lớp dữ liệu đầu vào là Spline of docao. Các thông số còn lại giữ nguyên mặc định.

Sau khi Ok, ArcMap tạo ra lớp Slope of Spline of do cao với mỗt cell chứa độ dốc (đo
bằng độ).
Vẽ đường bình độ

Vào 3D Analyst rồi chọn Surface AnalysContour. Chọn dữ liệu đầu vào là Spline of do cao.
Các mục còn lại giữ nguyên giá trị.

Nhấn OK, Arcmap tạo ra lớp có tên là ctour1.shp.


Gán nhãn cho
đường bình độ

Xây dựng mô hình số độ cao dưới dạng TIN

Vào 3D Analyst rồi chọn Create/Modify TIN → Create TIN from features. Trong hộp thoại
Create TIN from features chọn các mục như sau:

Sau khi Ok, Arcmap tạo ra lớp Tin.shp:


Hiển thị mô hình số độ cao TIN bằng ArcScene

Trên thanh công cụ 3D Analyst, click vào ArcScene để mở ArcScene. Khi ArcScene mở ra,
Add lớp Tin vừa mới tạo vào.

Để TIN hiển thị rõ hơn, click chuột phải vào hộp thoại Properties của nó, vào Symbology rồi
thay đổi Color ramp về màu nâu. Dùng công cụ Navigate để nhìn Tin với các góc nhìn khác
nhau.

2. Thực hành theo bài tập trong bài 12. Spatial Analyst, dữ liệu bản đồ từ
Dulieu_phantich.rar, ghi lại chi tiết các bước, hình ảnh và kết quả, nêu những nhận
xét các kết quả hay quá trình xử lý?

A. Bài toán đặt ra:

Giả sử chúng ta muốn xây dựng một trường học mới. Yêu cầu đặt ra đối với vị trí của
trường học là:

1. Phải gần các điểm dân cư chính.

2. Phải cách xa các trường học đã có.

3. Phải nằm trong khu vực có địa hình bằng phẳng.


4. Phải nằm trên các loại đất thuận lợi cho việc giải phóng mặt bằng. Tốt nhất là nằm trên
đất chưa sử dụng hay đất nông nghiệp. Không được nằm trên mặt sông, hồ.

! Trọng số cho từng vị trí

STT Tên yếu tố Min Max Trọng số


1 Điểm dân cư xa nhất: 2 điểm gần nhất: 10 điểm 0.3

2 Trường học gần nhất: 5 điểm xa nhất: 10 điểm 0.2

3 Độ dốc dốc nhất: 1 điểm phẳng nhất: 10 điểm 0.3

4 Loại đất đất ở: 6 điểm đất hoang: 10 điểm 0.2


sông/hồ: No Data (cấm)

! Điểm chung cuộc cho từng vị trí:

Điểm chung cuộc = 0.3*(Điểm dân cư) + 0.2*(Trường học) + 0.3*(Độ dốc) + 0.2*(Loại đất)

Sơ đồ các bước thực hiện:

B. Chuẩn bị dữ liệu phân tích


1. Bản đồ điểm dân cư:
Các điểm dân cư được cho trong file: Kinhtexahoi.shp.

2. Bản đồ điểm các trường học đã có:

Bản đồ này được tạo ra bằng cách rút trích dữ liệu từ file kinhtexahoi.shp.

Mở thuộc tính file kinhtexahoi.shp. Dùng lệnh truy vấn Select by Attribute lọc ra những
record là “ trường học”. Sau đó Export tạo một lớp mới từ những record đã chọn. Ta được file
truonghoc.shp gồm có 43 record.

Cho lớp kinhtexahoi.shp ở chế độ Start Editting rồi Delete những record là “trường học”.
Save lại.

3. Bản đồ độ dốc

Dữ liệu docao.shp được cho khi nội suy tạo ra lớp Spline of do cao .shp có quá nhiều giá tri
(>65536) nên không thể tạo Symbology cho lớp này được => không thể hiển thị nơi nào thuận
lợi xây dựng trường học (thực hiện ở mục C.9 không được). Do đó, để thực hành được cần xóa
bớt các điểm độ cao. Kết quả chỉ còn lại lớp docao.shp như sau:

Và bản đồ độ dốc khi tạo từ lớp độ cao này:


4. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Được cho trong file hientrang_sdd.shp.

C. Xử lý dữ liệu
1. Chuyển bản đồ hiện trạng sử dụng đất về dạng raster

Vào Spatial Analyst rồi chọn Convert => Features To Raster. Trong hộp thoại Features To
Raster chọn các mục như sau:

Lưu lại với tên Hientrang_sdd_raster.shp

2. Phân loại (tính điểm) cho các loại hình sử dụng đất bằng công cụ Reclassify

Trong bảng thuộc tính của lớp hientrang_sdd.shp có 23 loại đất khác nhau, nhưng quy
lại thành 3 loại: đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp và đất ở.
Điểm cho từng loại đất: Đất chưa sử dụng :10; đất nông nghiệp: 8; đất ở: 6. Những loại là
sông hồ, do đất xây dựng trường học không được xây trên trên sông, hồ nên sẽ không cho điểm
cho loại đất này.

Vào Spatial Analyst rồi chọn Reclassify, trong hộp thoại Reclassify chọn các mục như
sau:

Kết quả:

3. Tạo raster chứa khoảng cách tới các khu dân cư

Trước khi tính điểm cho khoảng cách tới các khu dân cư ta phải tạo 1 file dữ liệu raster, trong
đó giá trị của mỗi cell (pixel) là khoảng cách từ cell đó tới khu dân cư gần nhất.

Vào Spatial Analyst rồi chọnDistance => Straight Line.


Trong hộp thoại Distance chọn các mục như sau:

Kết quả:

4. Phân loại (tính điểm) cho khoảng cách tới các khu dân cư

Tính điểm cho khoảng cách: chia thành 5 lớp, 10 cho khoảng cách nhỏ nhất và 2 cho
khoảng cách lớn nhất.

Vào Spatial Analyst rồi chọn Reclassify, trong hộp thoại Reclassify chọn các mục như
sau:
Kết quả:

5. Tạo raster chứa khoảng cách tới các trường học đã có

Thao tác tương tự như tạo raster chứa khoảng cách tới các điểm dân cư. Kết quả:

6. Phân loại (tính điểm) cho khoảng cách tới các trường học

Tính điểm cho khoảng cách: chia thành 6 lớp, 10 cho khoảng cách lớn nhất và 2 cho
khoảng cách nhỏ nhất.
Kết quả:

7. Phân loại (tính điểm) cho độ dốc

Chia thành 10 khoảng đều nhau, độ dốc nhỏ nhất cho điểm10, độ dốc lớn nhất cho điểm
1.

Kết quả:
8. Tính điểm chung cuộc

Vào Spatial Analyst rồi chọn Raster Calculator. Trong hộp thoại Raster Calculator, nhập
công thức tính điểm như sau:

Kết quả:

9. Hiển thị các điểm thuận lợi cho việc xây dựng trường học mới

Để làm nổi bật các điểm thuận lợi cho việc xây dựng trường học mới ta sẽ tạo Symbology
cho lớp Calculation sao cho những điểm thuận lợi sẽ có màu xanh, không thuận lợi màu nâu và
những điểm không thể xây dựng được (sông, hồ) màu nâu. Tiêu chuẩn để coi điểm là thuận lợi
được cho bằng 9 điểm (tính theo điểm chung cuộc).

o Mở hộp thoại Properties của lớp Calculation, trang Symbology


o Mở hộp thoại Classtify: chọn Method là Manual, trong ô Break Values thay giá trị đầu
bằng 9. Bấm nút OK.
Kết quả:

You might also like