You are on page 1of 3

ĐẠI CƯƠNG KÝ SINH TRÙNG Y HỌC

I. Vị trí và tầm quan trọng của môn học


Trước đây, KST bao gồm tất cả các loại vi khuẩn và vius ký sinh nhưng ngày nay vi sinh
vật được tách ra 1 ngành học riêng.
KST có thể là động vật, là vi nấm, gặp ở tất cả các nước trân thế giới. Có loại KST gây
bệnh, có loại KST truyền bệnh. Tỉ lệ KST và cơ cấu bệnh tật của các vùng miền khác
nhau có thể khác nhau.
Ở Việt Nam các bệnh do KST còn chiếm tỉ lệ khá cao và còn xẩy ra quanh năm.
II. Ký sinh trùng, ký chủ và chu trình phát triển.
1. Định nghĩa ký sinh trùng.
KST là nhưng sinh vật sống nhờ vào những sinh vật khác, chiếm các chất của sinh vật đó
để tồn tại và phát triển.
Phân biệt 1 số khái niệm:
- KST đơn ký: là loạI KST chỉ có 1 loài ký chủ; KST đa ký là loạI KST có
nhiều loại ký chủ. Ví dụ gtiun đũa hay sán.
- KST đơn thực, KST đa thực.
- KST tạm thời như người là ký chủ tạm thời của muỗi.
- KST gây bệnh như giun,sán, KST sốt rét v.v...KST truyền bệnh như
ve,mò,chấy,rận,ruồi,muỗi v.v...
2. Định nghĩa ký chủ.
Ký chủ là những sinh vật bị KST sống nhờ.
Cần nắm 1 số khái niệm:
- Ký chủ vĩnh viễnlà ký chủ chứa KST ở giai đoạn trưởng thành hoặc giai đoạn
phát triển hữu tính.
- Ký chủ trung gian là ký chủ chứa KST ở giai đoạn ấu trùng hoặc giai đoạn
chưa phân giống.
- Ký chủ chính là ký chủ thường mang KST ở giai đoạn trưởng thành hoặc giai
đoạn phát triển hữu tính vớitần suất cao nhất.
- Cần phân biệt ký chủ trung gian với trung gian truyền bệnh.
3. Chu trình phát triển.
a. Định nghĩa:
Chu trình phát triển là toàn bộ quá trình phát triển của KST kể từ khi còn là trứng hay
ấu trùng cho đến khi trưởng thành hay đấn khi có khả năng sinh sản hữu tính.
Chu trình là một quá trình liên tục khép kín, có thể thực hiện được ở ký chủ hoặc môi
trường tự nhiên.
b. Có 5 kiểu chu trình phát triển (trong KST y học chúng ta coi ngườI là đốI
tượng chính)
- KST theo chất thải của ký chủ ra ngoài, phát triển ở ngoại cảnh 1 giai đoạn
nhất định rồi lại xâm nhập vào người.
- KST theo chất thải của người ra ngoài, xâm nhập vào 1 hay nhiều ký chủ
trung gian, phát triển tới 1 giai đoạn nào đó rồi lại xâm nhập vào người.
- KST theo chất thải của người ra ngoài, xâm nhập vào 1 hay nhiều ký chủ
trung gian, phát triển tới 1 giai đoạn nào đó lại được thải ra ngoại cảnh, sau đó
xâm nhập vào người.
- KST theo vết đốt sang ký chủ trung gian, phát triển tới 1 giai đoạn nào đó
được thải ra ngoại cảnh rồi từ ngoại cảnh lại trở lại người.
- KST sang ký chủ trung gian, phát triển tới 1 giai đoạn nào đó rồi lại trở lại
người.
III. Phân loại ký sinh trùng
- KST thuộc giới động vật:
+ Đơn bào: ví dụ amip
+ Đa bào: ví dụ giun
- KST thuộc giới nấm.
IV. Đặc điểm chung của ký sinh trùng
1.Hình thể
- Đa dạng và phong phú.
- Kích thước.
- Cấu tạo.
2. Đặc điểm sống:Hầu hết các loại KST trong quá trình sống và phát triển phải
cần:
- Ký chủ: KST bắt buộc phải có ký chủ.
- Môi trường tự nhiên.
- Thức ăn: chủ yếu là sinh chất lấy từ ký chủ.
3 Đặc điểm sinh sản: đa dạng và phong phú
- Sinh sản vô tính: cơ thể tự phân chia như amip.
- Sinh sản hữu tính: thực hiện giao phối giữa đực và cái ví dụ như giun
- Sinh sản lưỡng tính: KST có cả cơ quan sinh dục đực và cái trên cơ thể như
sán dây lợn.
- Phôi tử sinh: KST có thể sinh sản ngay cả khi còn đang là ấu trùng như giun
lươn.
- Sinh sản đa phôi: từ 1 trứng nở thành nhiều ấu trùng như sán lá.
V. Tác hại của ký sinh trùng
a. Ký sinh trùng gây bệnh
- Chiếm đoạt thức ăn như các loại giun sán.
- Gây độc như giun móc gây độc tuỷ xương.
- Gây tắc nghẽn cơ học như giun gây tắc ruột.
- Gây kích thích, gây viêm nhiễm như giun kim gây ngứa hậu môn.
- Vận chuyển mầm bệnh vào cơ thể mới như ấu trùng giun có thể mang vi
khuẩn than vào cơ thể người.
- Làm thay đổi thành phần nội mô như giun kim có thể gây viêm ruột thừa.
b. Ký sinh trùng truyền bệnh. Thường ít gây tác hại cho người vì chúng chỉ
ký sinh tạm thời, chẳng hạn ve mò muỗi ruồi v v.
VI. Đặc điểm của bệnh do KST.
1 đặc điểm.
- Bệnh do ký sinh trùng phổ biến theo vùng, vùng nhiệt đới nóng ẩm là vùng có
nhiều bệnh do KST nhất.
- Thời hạn của bệnh do KST phụ thuộc vào tuổi thọ của KST (ví dụ giun đũa
khoảng 1 năm), tuy nhiên thực tế hay có hiện tượng tái nhiễm nên bệnh hay
kéo dài.
- Bệnh do KST thường có diễn biến thầm lặng.
2. Hình thức và điều kiện lan tràn của bệnh do KST.
- Hình thức khuyếch tán:
+ Khuyếch tán chủ động: bản thân KST thường vận động từ nơi này đến nơi khác
ví dụ như muỗi di chuyển tự nhiên.
+ Khuyếch tán thụ động: nhờ vào các điều kiện tự nhiên như gió, nước chảy
v.v...Theo hình thức này KST phát tán được xa hơn, nguy hiểm hơn.
- Điều kiện lan tràn của bệnh KST:
+Phải có ổ dịch tự nhiên.
+ Phải có ký chủ thích hợp và đầy đủ cho từng loại.
+ Phải có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
+ Điều kiện tập quán sinh hoạt và môi trường sinh sống của con người.
VII. Nguyên tắc và biện pháp phòng chống bệnh do KST
a. Nguyên tắc:
- Phòng chống bệnh do KST phải có kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm:có kế
hoạch, chọn những bệnh phổ biến và chọn khâu yếu nhất trong chu kỳ phát
triển.
- Công tác phòng chống phải tiến hành trên qui mô rộng lớn.
- Thời gian phònh chống phải lâu dài vì bệnh KST thường kéo dài và nhiễm
liên tiếp.
- Phải tuyên truyền và huy động sức mạnh tổng hợp của nhân viên chuyên môn
và tất cả mọi người.
b. Biện pháp thực hiện:
- Diệt KST trưởng thành ở người bệnh, người mang mầm bệnh không triệu
chứng, ở ký chủ, ở ngoại cảnh bằng nhiều biện pháp như cơ học, vật lý, hoá
học, sinh học v.v..
- Cắt đứt chu trình của KST: nên chọn khâu yếu nhất, dễ nhất và ít tốn kém
nhất.

Các câu hỏi ôn tập:


Câu 1: Nêu định nghĩa Ký sinh trùng, ký chủ, chu trình phát triển. Phân biệt các khái
niệm đơn ký, đa ký, đơn thực, đa thực. Ký chủ vĩnh viễn, ký chủ trung gian, ký chủ
chính.
Câu 2: Nêu đặc điểm chung và tác hại của KST.
Câu 3: Nêu đặc điểm của bệnh do KST và các hình thức lan tràn của bệnh.
Câu 4: Nêu nguyên tắc và biện pháp phòng chống bệnh do KST.

You might also like