You are on page 1of 11

Pháp lệnh Quy định việc xét và giải quyết các khiếu tố, tố cáo của công dân

năm 1981 do Hội


đồng Bộ trưởng ban hành

27/11/1981 12:00 SA
HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
******** Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 5-LCT/HĐNN7 Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 1981

PHÁP LỆNH

QUY ĐỊNH VIỆC XÉT VÀ GIẢI QUYẾT CÁC KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN

Để tăng cường sự giám sát của nhân dân đối với các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, văn
hoá, xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đối với nhân viên các cơ quan, tổ chức và đơn vị đó,
nhằm góp phần xây dựng mối quan hệ đúng đắn giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, củng cố
pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể và quyền lợi chính đáng
của công dân;
Để bảo đảm quyền khiếu nại và tố cáo của công dân;
Để xác định nghĩa vụ và nâng cao trách nhiệm của thủ trưởng và ban lãnh đạo các cơ quan Nhà
nước, tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội, và đơn vị vũ trang nhân dân trong việc xét và giải quyết
các khiếu nại, tố cáo của công dân;
Căn cứ vào Điều 73 và Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Pháp lệnh này quy định việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

Công dân có quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan nào của Nhà nước về những việc làm
trái chính sách, pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội, và đơn vị vũ
trang nhân dân (dưới đây gọi tắt là cơ quan và tổ chức), hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ
quan và tổ chức đó làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể và quyền lợi chính đáng
của công dân.

Điều 2

Các cơ quan Nhà nước có nghĩa vụ và trách nhiệm xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của
công dân.
Các khiếu nại, tố cáo đối với cơ quan, tổ chức hoặc nhân viên thuộc quyền quản lý của ngành
hoặc cấp nào thì ngành hoặc cấp đó có trách nhiệm xét và giải quyết.

Điều 3

Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo theo đúng chính
sách, pháp luật, trong thời hạn quy định của Pháp lệnh này; phải xử lý nghiêm minh những người
vi phạm; đề ra biện pháp sửa chữa những vi phạm và bảo đảm cho quyết định của mình được thi
hành nghiêm chỉnh; phải tìm nguyên nhân gây ra việc khiếu nại, tố cáo để giúp cơ quan, tổ chức
hoặc nhân viên thuộc quyền sửa chữa khuyết điểm, sai lầm và cải tiến công tác.

Cơ quan, tổ chức hoặc nhân viên bị khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm thi hành kịp thời các biện
pháp nhằm sửa chữa những vi phạm, theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Điều 4

Người bị thiệt hại có quyền được khôi phục danh dự và được bồi thường. Cơ quan, tổ chức hoặc
nhân viên gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 5

Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc
xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo.

Điều 6

Thủ trưởng hoặc ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, khi thấy trong đơn vị mình xảy ra những vi
phạm chính sách, pháp luật thì phải kịp thời giải quyết, để giảm bớt các khiếu nại, tố cáo.

Điều 7

Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở, trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc bao che cho người bị khiếu
nại, tố cáo.

Chương 2:

VIỆC TIẾP NHẬN CÁC KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Điều 8

Công dân có thể gửi đơn hoặc trực tiếp đến cơ quan Nhà nước hữu quan để khiếu nại, tố cáo. Các
cơ quan này có nhiệm vụ nhận đơn và tiếp đương sự.

Các cơ quan Nhà nước phải có chế độ định kỳ tiếp dân. Ngày, giờ và nơi tiếp phải được niêm yết
công khai.
Điều 9

Cơ quan Nhà nước nhận khiếu nại, tố cáo phải ghi vào sổ nhận. Nếu đương sự đến trình bày
miệng thì phải ghi đầy đủ nội dung sự việc, và bản ghi đó phải được đương sự ký xác nhận.

Nếu thấy việc khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền xét và giải quyết của mình, thì cơ quan
nhận khiếu nại, tố cáo phải chuyển đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và báo cho đương sự
biết trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày nhận. Trong trường hợp đương sự trực tiếp đến khiếu
nại, tố cáo thì hướng dẫn đương sự đến cơ quan có thẩm quyền.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết phải báo cho đương sự biết khi nhận được khiếu nại, tố cáo
chuyển đến.

Điều 10

Các khiếu nại, tố cáo của công dân do các báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình chuyển đến,
các tin tức, tài liệu công bố trên báo chí hoặc trên đài có liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo của
công dân, phải được các cơ quan, tổ chức hữu quan xét và giải quyết theo quy định của Pháp
lệnh này.

Điều 11

Cấm tiết lộ hoặc chuyển đơn tố cáo, bản sao đơn tố cáo, bản ghi lời tố cáo của đương sự cho cơ
quan, tổ chức hoặc người bị tố cáo.

Không được chuyển các khiếu nại cho cơ quan, tổ chức hoặc người bị khiếu nại, nếu thấy có hại
cho người khiếu nại.

Chương 3:

THẨM QUYỀN VÀ THỜI HẠN XÉT VÀ GIẢI QUYẾT CÁC KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Điều 12

Các khiếu nại đối với các nhân viên thuộc cơ quan, tổ chức nào thì thủ trưởng hoặc ban lãnh đạo
cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm xét và giải quyết.

Các khiếu nại đối với thủ trưởng hoặc ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức nào thì thủ trưởng hoặc ban
lãnh đạo cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm xét và giải quyết.

Các khiếu nại đối với Chủ nhiệm hoặc Ban quản trị hợp tác xã, đối với Tập đoàn trưởng hoặc
Ban quản lý tập đoàn sản xuất nào thì Uỷ ban nhân dân trực tiếp quản lý hợp tác xã, tập đoàn sản
xuất đó có trách nhiệm xét và giải quyết.

Điều 13
Các tố cáo đối với nhân viên thuộc cơ quan, tổ chức nào thì thủ trưởng hoặc ban lãnh đạo cấp
trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm xét và giải quyết.

Các tố cáo đối với thủ trưởng hoặc ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức nào thì tuỳ tính chất sự việc,
thủ trưởng hoặc ban lãnh đạo cấp trên trực tiếp hoặc cao hơn một cấp của cơ quan, tổ chức đó có
trách nhiệm xét và giải quyết.

Các tố cáo đối với Chủ nhiệm hoặc Ban quản trị hợp tác xã, đối với Tập đoàn trưởng hoặc Ban
quản lý tập đoàn sản xuất thì Uỷ ban nhân dân huyện hoặc cấp tương đương có trách nhiệm xét
và giải quyết.

Điều 14

Sau khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đã giải quyết, nếu đương sự không đồng ý, thì có thể
khiếu nại, tố cáo lên cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó.

Điều 15

Các cơ quan Nhà nước, khi xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo, có quyền yêu cầu cơ quan, tổ
chức hữu quan cung cấp những tài liệu cần thiết. Cơ quan, tổ chức được yêu cầu có trách nhiệm
đáp ứng yêu cầu đó.

Uỷ ban nhân dân các cấp, trước khi giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến công tác
quản lý của cơ quan ngành dọc cấp trên nào, thì phải trao đổi ý kiến với cơ quan đó.

Các cơ quan ngành dọc cấp trên, trước khi giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến công
tác quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp dưới nào, thì phải trao đổi ý kiến với Uỷ ban nhân dân đó.

Điều 16

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương có trách
nhiệm xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo mà thủ trưởng cơ quan thuộc quyền hoặc Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp đã giải quyết, nhưng đương sự còn khiếu nại, tố cáo.

Điều 17

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng
có trách nhiệm xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo mà thủ trưởng cơ quan thuộc quyền đã giải
quyết, nhưng đương sự còn khiếu nại, tố cáo.

Điều 18

Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng có trách nhiệm xét và giải quyết:
a) Các khiếu nại, tố cáo đối với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan
khác thuộc Hội đồng bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
và cấp tương đương.

b) Các khiếu nại, tố cáo mà Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan
khác thuộc Hội đồng bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
và cấp tương đương đã xét và giải quyết, nhưng phát hiện có sai lầm.

Điều 19

Chủ nhiệm Uỷ ban thành tra của Chính phủ có trách nhiệm:

a) Xem xét và trình Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng giải quyết các khiếu nại, tố cáo về việc làm trái
chính sách, pháp luật của thủ trưởng các ngành ở trung ương hoặc của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương.

b) Xem xét và kiến nghị giải quyết lại hoặc trình Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng giải quyết các
khiếu nại, tố cáo mà Bộ trưởng, Chủ nhiệm uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan khác thuộc
Hội đồng bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp
tương đương đã giải quyết, những phát hiện có sai lầm.

Chủ nhiệm Uỷ ban thanh tra các địa phương, Trưởng ban thanh tra các ngành có trách nhiệm
giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, thủ trưởng ngành xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo quy
định ở Điều 16 và Điều 17 của Pháp lệnh này.

Điều 20

Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp có trách nhiệm xét và giải quyết, theo thủ tục
do pháp luật quy định, các khiếu nại, tố cáo về những việc thuộc thẩm quyền của mình.

Điều 21

Các đoàn thể nhân dân và tổ chức khác có trách nhiệm xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo đối
với thành viên trong đoàn thể hoặc tổ chức, theo quy định của pháp luật và điều lệ hoạt động của
mình.

Đối với các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước thì phải kịp thời
chuyển đến các cơ quan đó xét và giải quyết.

Điều 22

Các khiếu nại thuộc quyền xét và giải quyết của cấp xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị cơ sở khác
phải được xét và giải quyết chậm nhất không quá một tháng kể từ ngày nhận; đối với các cấp
khác thì chậm nhất không quá ba tháng.

Điều 23
Các tố cáo thuộc quyền xét và giải quyết của cấp xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị cơ sở khác
phải được xét và giải quyết chậm nhất không quá hai tháng kể từ ngày nhận; đối với các cấp
khác thì chậm nhất không quá sáu tháng.

Điều 24

Đối với những việc phức tạp phải điều tra lâu thì cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết khiếu
nại, tố cáo phải báo cáo lên cơ quan cấp trên trực tiếp để xin gia hạn, nhưng không được quá gấp
đôi thời hạn đã quy định ở Điều 22 và Điều 23 của Pháp lệnh này, và sau khi được cơ quan cấp
trên đồng ý, phải báo cho đương sự biết việc gia hạn đó.

Chương 4:

VIỆC QUẢN LÝ, KIỂM TRA CÔNG TÁC XÉT VÀ GIẢI QUYẾT CÁC KHIẾU NẠI, TỐ
CÁO

Điều 25

Hội đồng bộ trưởng quản lý trong phạm vi cả nước công tác xét và giải quyết các khiếu nại, tố
cáo của công dân; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các ngành, các cấp trong việc xét và giải quyết
các khiếu nại, tố cáo.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng
có trách nhiệm quản lý, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan thuộc quyền trong việc xét và
giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân.

Uỷ ban nhân dân quản lý trong phạm vi địa phương mình việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố
cáo của công dân; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan thuộc quyền trong việc xét và giải
quyết các khiếu nại, tố cáo.

Điều 26

Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân nhận được các khiếu nại, tố cáo của công dân có
trách nhiệm nghiên cứu và chuyển đến cơ quan Nhà nước hữu quan, theo dõi việc giải quyết và
báo cho đương sự biết kết quả.

Cơ quan Nhà nước hữu quan phải báo cho đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân biết
kết quả giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân do đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng
nhân dân chuyển đến.

Điều 27

Chủ nhiệm Uỷ ban thanh tra của Chính phủ, Chủ nhiệm Uỷ ban thanh tra các cấp, Trưởng ban
thanh tra các ngành có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thi hành chế độ tiếp nhận, xét và giải
quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân ở các cấp, các ngành; có quyền yêu cầu các cơ quan hữu
quan thi hành những biện pháp cần thiết nhằm chấm dứt các vi phạm đã dẫn đến khiếu nại, tố
cáo. Cơ quan được yêu cầu phải trả lời cơ quan thanh tra trong thời hạn mười lăm ngày.

Điều 28

Hội đồng bộ trưởng, Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo
cáo thường kỳ trước Hội đồng Nhà nước về công tác xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của
công dân.

Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân báo cáo thường kỳ trước Hội đồng nhân dân cùng cấp về
công tác xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân ở địa phương.

Điều 29

Viện kiểm sát nhân dân các cấp có trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ
quan, tổ chức trong công tác xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân.

Chương 5:

VIỆC XỬ LÝ CÁC VI PHẠM

Điều 30

Người nào có trách nhiệm nhận, chuyển, xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân mà
không chấp hành các quy định của Pháp lệnh này thì bị xử lý theo kỷ luật hành chính.

Điều 31

Người nào phạm một trong những tội sau đây thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị phạt tù từ
ba tháng đến ba năm:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết các khiếu
nại, tố cáo, hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo.

b) Có trách nhiệm chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết các khiếu
nại, tố cáo mà cố tình không chấp hành, gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo.

Điều 32

Người nào có hành vi trả thù người khiếu nại, tố cáo thì bị phạt tù từ sáu tháng đến sáu năm; nếu
hành vi trả thù là tội phạm mà pháp luật quy định hình phạt nặng hơn thì bị xử phạt theo pháp
luật đó.

Điều 33
Người nào lợi dụng quyền khiếu nại và tố cáo, cố ý xuyên tạc sự thật, vu cáo người khác hoặc vu
cáo cơ quan, tổ chức thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 34

Trong phạm vi trách nhiệm của mình, Hội đồng bộ trưởng, Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.

Trường Chinh

Thời gian qua, ở địa phương chúng tôi có tình trạng, khi chính quyền thực hiện chủ trương
thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ phát triển KT-XH thì một số người cho là việc đền bù
không thỏa đáng, kéo lên trụ sở Ủy ban để thắc mắc, khiếu nại. Vậy đề nghị Tòa soạn cho
biết quy định của pháp luật về quyền khiếu nại của công dân?

Hoàng Văn Đình

(Phong Thổ - Lai Châu)

Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân, Điều 74 Hiến pháp nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “Công dân có
quyến khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp
luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân
hoặc bất cứ cá nhân nào”.

Để việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật, Quốc hội đã ban hành
Luật khiếu nại, tố cáo. Cụ thể, tại Điều 1 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998, được sửa đổi, bổ sung
các năm 2004 và 2005 đã quy định: “Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định
hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền
trong cơ quan hành chính Nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp
luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.

Tuy nhiên, để thực hiện việc khiếu nại, người khiếu nại cần nắm được các vấn đề sau đây:

1. Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết
định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.
2. Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;
trong trường hợp thông qua người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì người đại diện phải có
giấy tờ hoặc xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi người khiếu nại cư trú để chứng minh
với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc đại diện hợp pháp của mình;

3. Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại và gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết
trong thời hiệu, thời hạn theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.

4. Việc khiếu nại chưa có quyết định giải quyết lần hai.

5. Việc khiếu nại chưa được tòa án thụ lý để giải quyết.

Như vậy, công dân có quyền khiếu nại, khi cần phải khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền về vấn đề gì, cần căn cứ vào các quy định nêu trên để thực hiện. Ngoài ra, tùy từng nội
dung vấn đề khiếu lại, phải căn cứ vào các quy định khác của Luật khiếu nại, tố cáo cũng như
các các quy định của pháp luật có liên quan để thực hiện.

Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân:


Ngồi cùng dân, xem thấu đáo từng
Ngày 30-8, tại TPHCM, dưới sự chủ trì của Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền, Hội
nghị kiểm điểm việc thực hiện Kết luận 130-TB/TW của Bộ Chính trị về công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo của công dân đã diễn ra. Tham dự hội nghị có đại diện Ủy ban Thường vụ Quốc
hội (UBTVQH), lãnh đạo các bộ ngành, các cơ quan Trung ương và chủ tịch UBND, chánh
thanh tra 25 tỉnh, thành khu vực Tây Nguyên và phía Nam. Đồng chí Trương Vĩnh Trọng, Ủy
viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, đã tới dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Đánh giá sau 8 tháng thực hiện Kết luận 130 của Bộ Chính trị, Thanh tra Chính phủ nhận định:
Tình hình khiếu nại vượt cấp đã giảm gần 30%, cá biệt có địa phương giảm hơn một nửa. Tuy
nhiên, vẫn còn tiềm ẩn nhiều phức tạp, các vụ việc nổi cộm - chủ yếu là tranh chấp đất đai, thực
hiện chính sách đền bù, tái định cư các dự án vẫn còn gay gắt ở nhiều địa phương. Trong đó, có
nhiều vụ khiếu nại, tố cáo đã được Thanh tra Chính phủ kết luận và Thủ tướng chỉ đạo giải quyết
nhiều lần, song người dân vẫn chưa thông và tiếp tục khiếu kiện vượt cấp.

“Có vấn đề” ở chính quyền cơ sở?

Mở đầu phần thảo luận, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân phát biểu về những kinh
nghiệm trong giải quyết các vụ khiếu kiện đông người, phức tạp. Đồng chí Lê Hoàng Quân cho
biết: Trong danh sách 199 vụ khiếu kiện kéo dài, tồn đọng của cả nước đã được Thủ tướng Chính
phủ chỉ đạo giải quyết, đến nay TPHCM không còn trường hợp nào.

Đây là kết quả của sự quyết tâm và cách làm triệt để từ lãnh đạo các sở ngành đến các quận
huyện. Cái “vướng” lớn nhất của TP hiện nay là chưa “chia lửa” được với các địa phương trong
giải quyết các vụ khiếu kiện đông người ở các tỉnh kéo lên. “Khi có khiếu kiện đông người,
ngoài giải pháp xử lý thật nghiêm các trường hợp kích động, lôi kéo, TP cũng chỉ biết thông báo
đến các tỉnh cho xe lên chở dân về. Còn lại, trách nhiệm vẫn phải từ cơ sở và các cơ quan liên
quan tham gia giải quyết những khiếu kiện của dân” – Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân
nói.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Văn Hà Phong phát biểu: “Sở dĩ có tình trạng khiếu kiện
kéo dài là do chính sách đất đai của chúng ta “có vấn đề”. Thực tế, không có dự án nào có sự
đồng tình 100% của dân. Dự án nào cũng có chuyện này, chuyện kia”. “Người dân không đồng
tình ở cái gì?” – Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng ngắt lời. “Chủ yếu là giá đền bù. Có dự án
chỉ một vài hộ không chịu là coi như “đứng” và nó còn kéo theo các trường hợp khác đã được
giải quyết” – ông Phong nói.

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Dương Quốc Xuân bổ sung: “Luật đã có rồi thì chúng ta cứ thế
mà thực hiện. Do không dứt khoát, cứ xem đi xem lại nhiều lần, dẫn tới dân cứ chờ “trên” và khi
không được giải quyết lại tiếp tục đi khiếu kiện”. Phó Thủ tướng “vặn” lại: “Việc thực hiện các
dự án, chúng ta có công khai, minh bạch, bàn bạc với dân chưa? Và khi có khiếu kiện của dân thì
cả hệ thống chính trị ở cơ sở đã gặp dân, lắng nghe dân, thấu hiểu hết sự bức xúc của dân
chưa?”.

Phó Thủ tướng dẫn chứng: Có nhiều nơi, chính quyền cơ sở giải quyết khiếu kiện của dân rất qua
loa và thường chờ “trên” quyết. Có khi “trên” quyết rồi mà dân vẫn chưa chịu lại kéo đi khiếu
kiện tiếp. Xem kỹ lại, có vụ việc chúng ta giải quyết sai ngay từ đầu. Đơn cử như ở Cần Thơ,
trong 65 đơn khiếu kiện thì có 15 trường hợp là sai. “Cái chính trong giải quyết khiếu kiện là
chúng ta phải ngồi lại với dân, rồi “kéo” các cơ quan chức năng vào xem xét giải quyết thật thấu
đáo từng trường hợp một thì tôi tin dân sẽ thông thôi” – Phó Thủ tướng đúc kết.

“Có làm là có sai. Có sai thì phải sửa”

Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường Trần Thế Ngọc, Luật Đất đai qua 5 lần sửa đổi,
bổ sung (bình quân 4 năm sửa/lần) vẫn còn nhiều bất hợp lý. Nhiều nghị định, hướng dẫn chồng
lên nhau và thậm chí tréo ngoe giữa các điều. Hiện nghị định 181, 132, 84… và nhiều thông tư,
hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai tới đây phải sửa mới phù hợp với thực tế. Trước mắt, Chính
phủ đang xem xét ban hành “Nghị định sửa đổi các nghị định về đất đai đã ban hành”. Hay việc
giải quyết các khiếu kiện về đất đai, cũng cần phải có một cơ quan tài phán, hay tòa án đất đai vì
hiện nay một mình cơ quan thanh tra thì không cách nào giải quyết hết được những vụ việc khiếu
kiện kéo dài.

Cùng quan điểm này, ông Trần Thế Vượng, UV UBTVQH, Trưởng ban Dân nguyện, cho rằng:
Luật áp dụng trong thực tế phát hiện sai là phải sửa thì mới tránh thiệt hại cho dân. Như các lần
sửa Luật Đất đai trước đây, phần xác định giá đất được giao cho Bộ Tài chính, thì nay phải sửa
lại là giao cho Bộ Tài nguyên – Môi trường soạn thảo phần này. Có như vậy, giá đất mới sát với
thực tế và phù hợp với đặc thù của từng loại đất. Hay Luật Khiếu nại tố cáo tới đây Quốc hội
cũng sẽ xem xét tách ra thành 2 luật riêng để đảm bảo quyền khiếu nại và tố cáo của công dân
được minh bạch, sát thực hơn.
Đồng tình với chủ trương sửa luật, Phó Chủ nhiệm UB Kiểm tra Trung ương Lê Hồng Liêm kiến
nghị phải mạnh dạn sửa sai trong cán bộ tham gia giải quyết khiếu nại. Ông dẫn chứng, có địa
phương nhiều vụ khiếu kiện đã được thanh tra, kiểm tra các cấp kết luận, nhưng tỉnh không thực
hiện. Vụ việc dẫn đến UB Kiểm tra Trung ương phải kiến nghị cách chức đồng chí chủ tịch tỉnh
và tới đây sẽ xử lý tiếp những cán bộ chậm giải quyết, hoặc giải quyết sai khiếu nại của dân. Vấn
đề tiếp dân cũng vậy, nhiều nơi cán bộ chưa lắng nghe dân. Dân muốn gặp cán bộ phải làm đơn.
Khi tiếp dân thì mang tính hình thức, né tránh, hoặc “đẩy” trách nhiệm giải quyết lên trên. “Tới
đây, chúng ta phải xem xét vấn đề này một cách thấu đáo. Cán bộ làm sai mà không sửa thì dân
còn đi khiếu nại. Có làm là có sai. Có sai thì phải sửa” – ông đúc kết.

Một vấn đề khác được Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền đưa ra và có tính kết luận
của công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, đó là vai trò của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp.
Ông nói: “Nơi nào chính quyền gần dân, lắng nghe dân và thấu hiểu sự bức xúc của dân khi lợi
ích bị thiệt hại, thì mới có cách giải quyết các vấn đề liên quan đến dân một cách rõ ràng và minh
bạch được. Ngược lại, nếu chính quyền mà đứng ngoài, thờ ơ với những bức xúc của dân, thì
tình hình khiếu kiện, nhất là khiếu kiện vượt cấp kéo dài sẽ còn tiếp diễn”

You might also like