You are on page 1of 6

Giáo án tự chọn Ngữ văn 10

Tiết:15+16+17+18
Ngày soạn: 22.11.2010
Ngày dạy: Tuần 15+16+17+18

THỰC HÀNH VỀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ VÀ CÁC BIỆN PHÁP


TU TỪ CÓ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu sâu hơn các khái niệm, đặc điểm của ngôn ngữ nói-
ngôn ngữ viết, phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, một số phép tu từ trong chương trình ngữ
văn 10.
2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng xác định và phân tích các đặc điểm của ngôn ngữ nói –
ngôn ngữ viết, phong cách chức năng ngôn ngữ và các phép tu từ qua một số ngữ liệu tiêu
biểu.
3. Thái độ: Có ý thức hơn về cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong các phong
cách chức năng, tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt,
cảm nhận được cái hay trong cách dùng phép tu từ.
II. Phương tiện: Tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ :Nêu những giá trị của văn học dân gian?
3. Bài mới:
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TG Hoạt động của thầy Nội dung
40 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh I. Vấn đề ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
tìm hiểu khái quát về ngôn ngữ 1) Các hình thức sử dụng ngôn ngữ để giao
nói và ngôn ngữ viết. tiếp: Dạng nói và dạng viết.
GV: Giúp học sinh nắm vài nét khái - Khi chưa có chữ viết, con người giao tiếp
quát về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ bằng lời nói miệng, trực tiếp. Hình thức giao
viết. Phân biệt khái niệm ngôn ngữ tiếp này được gọi là dạng nói. Sau đó, con
nói và ngôn ngữ viết. người sáng tạo ra chữ viết để ghi lại lời nói
HS: Thảo luận, phát biểu điểm khác miệng, và để vận dụng vào giao tiếp trong
biệt giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ những hoàn cảnh không thể sử dụng được lời
viết. nói miệng. Hình thức giao tiếp này được gọi
là dạng viết.
- Dạng nói và dạng viết vốn có quan hệ chặt
chẽ với nhau: Đều là những hình thức giao
tiếp của con người.
2) Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
a) Khái niệm ngôn ngữ nói được dùng để chỉ

Giáo viên: Nguyễn Thị Vân Anh Trang 18


Giáo án tự chọn Ngữ văn 10

toàn bộ hệ thống những phương tiện ngôn


ngữ đặc thù trong dạng nói của hoạt động
HS: Đọc các bài tập và làm theo gợi giao tiếp (tiêu biểu là ngôn ngữ được dùng
ý của giáo viên. trong giao tiếp hằng ngày).
b) Khái niệm ngôn ngữ viết được dùng để chỉ
toàn bộ hệ thống những phương tiện ngôn
ngữ đặc thù trong dạng viết của hoạt động
giao tiếp (tiêu biểu là ngôn ngữ được dùng
trong lĩnh vực giao tiếp hành chính, khoa học,
GV:Hướng dẫn học sinh thực hành chính trị - xã hội, báo chí).
về ngôn ngữ nói bằng một số bài
tập.
Bài tập 1: Phân tích: 3) Thực hành kĩ năng sử dụng ngôn ngữ
- Từ vựng: Từ hô gọi, từ tình thái nói vàngôn ngữ viết.
thân mật: ơi, rồi đấy, có thế…chứ, Bài tập 1: Phân tích những đặc điểm của
… ngôn ngữ nói (về ngữ âm, từ vựng, cú pháp,
- Câu: Câu tỉnh lược: Nhanh lên, …) trong đoạn hội thoại sau.
muộn học rồi đấy!. Lan: Hạnh ơi! Nhanh lên, muộn học rồi đấy!
- Cách nói suồng sã: Người đâu mà Hà: Người đâu mà lề mề thế không biết!
lề mề thế không biết!Bài tập 2: Các Lan: Có thế mới là Hạnh chứ!
từ không phù hợp với ngôn ngữ Bài tập 2: Tìm những từ ngữ không phù hợp
viết. với ngôn ngữ viết trong các đoạn văn sau và
a) ai mà chẳng biết. sửa lại cho phù hợp.
b) sát hại dân lành mà cũng đòi nêu a) Trong chúng ta, ai mà chẳng biết Đại cáo
chiêu bài… bình Ngô là áng “thiên cổ hùng văn” khẳng
c) chẳng qua… định chủ quyền dân tộc và ngợi ca tinh thần
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh chiến đấu chống ngoại xâm của nghĩa quân
tìm hiểu về phong cách ngôn ngữ Lam Sơn.
sinh hoạt. b) Bọn “cuồng Minh” sát hại dân lành mà
GV: Giúp học sinh nắm được các cũng đòi nêu chiêu bài “nhân nghĩa”.
phạm vi hoạt động giao tiếp, khái c) Nguyễn Du viết “Truyện Kiều” chẳng qua
niệm ngôn ngữ sinh hoạt và phong để nói “những điều trông thấy” của thời đại
cách ngôn ngữ sinh hoạt. mình.
II. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
HS: Nhắc lại khái niệm ngôn ngữ 1) Các phạm vi hoạt động giao tiếp, giao
sinh hoạt. tiếp hằng ngày, ngôn ngữ sinh hoạt, phong
cách ngôn ngữ sinh hoạt.
a) Các phạm vi hoạt động giao tiếp và giao
tiếp hằng ngày.
Hoạt động giao tiếp của con người diễn ra

Giáo viên: Nguyễn Thị Vân Anh Trang 19


Giáo án tự chọn Ngữ văn 10

trong nhiều tình huống rất phong phú nhưng


có thể khái quát thành một số phạm vi chủ
yếu sau đây:
- Phạm vi đời sống sinh hoạt hằng ngày.
- Phạm vi đời sống chính trị - xã hội.
- Phạm vi hoạt động hành chính – công vụ.
- Phạm vi hoạt động khoa học.
- Phạm vi thông tấn – báo chí.
b) Ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách
ngôn ngữ sinh hoạt.

40 - Ngôn ngữ sinh hoạt là ngôn ngữ sử dụng


trong phạm vi giao tiếp hằng ngày nhằm
mục đích trao đổi thông tin, biểu thị cảm
xúc, tạo lập và củng cố các quan hệ trong
đời sống.
- Việc sử dụng ngôn ngữ ở một phạm vi giao
tiếp nhất định và nhằm những mục đích giao
tiếp nhất định dần dần làm hình thành những
đặc điểm trong việc lựa chọn và sử dụng
phương tiện ngôn ngữ. Những đặc điểm đó
được lặp đi lặp lại tạo nên phong cách ngôn
ngữ với những đặc trưng cơ bản. Ở lĩnh vực
giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày cũng đã
hình thành phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
hằng ngày.
GV: Yêu cầu học sinh chỉ ra các 2) Dạng lời nói, chức năng và đặc điểm
dạng tồn tại của ngôn ngữ sinh hoạt. của ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ
GV: Theo em, ngôn ngữ sinh hoạt sinh hoạt.
có những chức năng cơ bản gì? Cho a) Dạng lời nói:Ngôn ngữ sinh hoạt tồn tại
ví dụ cụ thể? dưới cả hai dạng.
HS: Thảo luận, phát biểu. - Dạng nói: Đây là dạng chủ yếu của ngôn
ngữ sinh hoạt.
- Dạng viết: Ít phổ biến hơn: Thư từ, nhật kí,
lưu bút, tin nhắn,…
b) Chức năng và đặc điểm của ngôn ngữ
trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Chức năng thông báo.
- Chức năng liên cá nhân: Biểu thị quan hệ
giữa con người với con người khi tham gia

Giáo viên: Nguyễn Thị Vân Anh Trang 20


Giáo án tự chọn Ngữ văn 10

giao tiếp.
- Chức năng cảm xúc.
Để thực hiện những chức năng cơ bản nói
trên, ngôn ngữ được dùng trong phong cách
ngôn ngữ sinh hoạt phải có những đặc điểm
tiêu biểu như sau:
- Đặc điểm ngữ âm: Những biến thể ngữ âm
của các từ địa phương.
- Đặc điểm từ ngữ: Những từ rất cụ thể, giàu
hình tượng, mang màu sắc cảm xúc rõ rệt,
những thành ngữ, quán ngữ, từ thông tục,…
- Đặc điểm cú pháp: Sử dụng rộng rãi các
kiểu câu theo mục đích nói; sử dụng câu tỉnh
40’ lược, câu đặc biệt, câu có kết cấu đơn giản.
Hoạt động 3 Hướng dẫn học sinh 3) .
tìm hiểu đặc trưng của phong - Tính cụ thể: Cụ thể về nhân vật giao tiếp,
cách ngôn ngữ sinh hoạt. về hoàn cảnh giao tiếp, về từ ngữ,…
GV: Em hãy nêu lại các đặc trưng - Tính cảm xúc.
của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? - Tính cá thể: Thể hiện dấu ấn cá nhân của
Cho ví dụ cụ thể? người nói rất rõ khi giao tiếp.
HS: Nhắc lại các đặc trưng: 4).
- Tính cụ thể. Đọc kĩ bài ca dao sau đây và thực hiện
- Tính cảm xúc. những yêu cầu nêu ở dưới:
- Tính cá thể Mình về đường ấy bao xa?
GV: Hướng dẫn học sinh thực hành Cậy mình làm mối cho ta một người
về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Một người mười tám đôi mươi
HS: Thực hành theo gợi ý của giáo Một người vừa đẹp vừa tươi như mình!
viên. a) Chỉ ra những dấu hiệu của ngôn ngữ sinh
hoạt được mô phỏng trong lời ca của bài ca
dao này.
b) Lời ca giúp anh (chị) hình dung những gì
về các nhân vật giao tiếp, mục đích và hoàn
cảnh giao tiếp được phản ánh vào bài ca dao
như thế nào?
c) Tìm thêm một số bài ca dao có hình thức
đối đáp mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh
hoạt như bài ca dao trên đây.
III. .
40’ Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh 1) : Là cách thay thế tên gọi của đối tượng
thực hành về phép tu từ ẩn dụ và này cho tên gọi vốn có của đối tượng khác,

Giáo viên: Nguyễn Thị Vân Anh Trang 21


Giáo án tự chọn Ngữ văn 10

hoán dụ. dựa trên sự giống nhau về một phương diện


GV: Giúp học sinh nhớ lại khái nào đó của hai đối tượng.
niệm ẩn dụ tu từ và hoán dụ tu từ. 2) : Là cách lấy tên gọi của một bộ phận, một
phương diện, một đặc điểm, trạng thái hoạt
HS: Nhắc lại khái niệm. động,…có tính chất cơ bản, quen thuộc của
một đối tượng để thay thế tên gọi vốn có của
chính đối tượng nhằm tạo hiệu quả diễn đạt
nhất định.
GV: Hướng dẫn học sinh thực hành 3) .
các bài tập : Xác định phép ẩn dụ, hoán dụ trong những
ngữ liệu sau, nêu vắn tắt ý nghĩa của các ẩn
dụ, hoán dụ đó.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
( Tế Hanh)
Chồng ta áo rách ta thương,
Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
(Ca dao)

4. Củng cố : Nắm được những vấn đề cơ bản về ngôn ngữ sinh hoạt.
Nắm được cách xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép ẩn dụ và hoán dụ.
5. Dặn dò:
- Bài tập về nhà: Ôn lại kiến thức về hai phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
Phân tích các biện pháp tu từ vừa học trong tác phẩm “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân
Hương.

Giáo viên: Nguyễn Thị Vân Anh Trang 22


Giáo án tự chọn Ngữ văn 10

Giáo viên: Nguyễn Thị Vân Anh Trang 23

You might also like