You are on page 1of 4

BÁO CÁO THỰC HÀNH

(Môn :công nghệ môi trường)

I/ Xử lý khí bằng phương pháp hấp phụ – Hấp phụ hơi etenol bằng than
hoạt tính

1. Mục đích thí nghiệm.

Giúp sinh viên hiểu rõ được quá trình hấp phụ ,nguyên tắc sử dụng chất hấp phụ
( than hoạt tính , silicagen ) và thiết bị hấp phụ để hấp phụ hơi và khí độc.

Đánh giá hiệu quả của phương pháp hấp phụ trong công nghệ xử lý khí thải .

2. Nguyên lý phương pháp .

Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ là quá trình phân tách khí dựa trên ái
lực của một số chất rấn đối với một số loại khí có mặt trong hỗn hợp khí nói
chung và trong khí thải nói riêng.

Trong quấ trình hấp phụ các phần tử chất khí ô nhiễm trong khí thải bị giữ lại
trên bề mặt vật liệu rắn (chất hấp phụ) . Chất khí bị giữ lại gọi là chất bị hấp phụ.

Quá trình hấp phụ được sử dụng để khử ẩm trong không khí, khử khí độc hại và
mùi trong khí thải, thu hồi các loại hơi, khí có giá trị.

Có hai phương thức hấp phụ:

• Hấp phụ vật lý : Các phần tử khí bị giữ lại trên bề mặt chất hấp phụ nhờ
lực liên kết giữa các phần tử. Quá trình này có toả nhiệt, độ nhiệt toả ra
phụ thuộc vào cường độ lực liên kết phân tử.
• Hấp phụ hoá học : Khí bị hấp phụ do có phản ứng hóa học với vật liệu
hấp phụ, lực liên kết phân tử trong trường hợp này mạnh hơn ở hấp phụ
vật lý. Do vậy lượng nhiệt toả ra lớn hơn, và cần năng lượng nhiều hơn.

Các chất hấp phụ (vật liệu hấp phụ) : Thường là các loại vật liệu dạng hạt có
kích thước từ 6 – 10 mm có độ rỗ lớn. Vật liệu hấp phụ đảm bảo các yêu cầu.

• Có khả năng hấp phụ cao.


• Phạm vi tác dụng rộng – tách được nhiều loại khí.
• Có độ bền cơ học cần thiết.

• Khả năng hoàn nguyên dễ dàng.


• Giá thành thấp.
Thiết bị hấp phụ : phải đảm bảo kích thước để chứa chất hấp phụ đủ lớn, đảm
bảo vận tốc khí trên toàn thiết diện ngang của thiết bị nằm trong khoảng từ 0,1 –
0,5 m/s.

Giải hấp : Sự khử hấp phụ là giai đoạn quan trọng của chu trình hấp phụ, khẳng
định tính kinh tế của quá trình làm sạch khí thải. Quá trình này nhằm khôi phục
lại hoạt tính vốn có của chất hấp phụ và chính là quá trính hấp phụ ngược.

3. Tiến hành thí nghiệm.

3.1 Dụng cụ, hoá chất.

• Dụng cụ : - Cột chứa dung dịch chất hữu cơ chia vạch.

Ống chứa chất hấp phụ.

Giá đỡ ống chứa chất hấp phụ.

Máy sục khí có chỉnh lưu tốc

Bộ ống sinh hàn ngược và giá đỡ.

Bếp điện.

Bình tam giác 250 ml

Bình tia nước cất 1lit

Cồn kế (dải đo 0 -500)

Ống đong 50 – 100mm

Pipet 10mm.

• Hoá chất : Cồn tuyệt đối

Than hoạt tính

3.2 Thí nghiệm.

Hấp phụ : Dùng ống đong lấy 100 ml dung dịch cồn, đo độ cồn trước khi lấy
bằng cồn kế .Cho vào binh chứa chất bị hấp phụ . Kiểm tra hệ thống kín theo thứ
tự : máy sục khí , ống hcứa chất bị hấp phụ (etanol) , ống chứa chất hấp phụ
(than hoạt tính )
Sục khí khoảng 30 phút cho cồnn bay hơi .Sau 30 phút dừng máy sục khí và đo
Vcồn còn lại .

Sơ đồ thí nghiệm ( hình 1 )

Giải hấp : Không tiến hành do dụng cụ thí nghiệm .

4. Kết quả thí nghiệm .

Giả thiết coi quá trình hấp phụ đạt 100%. Thể tích cồn còn lại sẽ là V = 96ml. từ
đó ta có thể tích cồn bay hơi bị hấp phụ là V1 = 100 – 96 = 4 ml

Thể tích cồn thu được sau khi giả hấp là V2 = 24 ml

Độ cồn đo được là 10o

Ta có dung lượng hấp phụ còn là : 4 x 96 /100 = 3,84 (ml)


Lượng cồn được thu hồi là : 24 x 10/100 = 2,4 ml

Vậy, hiệu suất thu hồi là :

H = 2,4 x 100/3,84 = 62,5 %

* Nhận xét:

Related posts:

You might also like