You are on page 1of 104

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH


---------c&d----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH


DOANH CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ
PHẦN DOCIMEXCO - DOCIFISH
TẠI SA ĐÉC - ĐỒNG THÁP

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:


ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG LÊ THỊ BÍCH LIỄU
Mã số SV: LT07044
Lớp: Kế toán tổng hợp 1-K33

Cần Thơ – 2009


LỜI CẢM ƠN
š {

Trong suốt thời gian học ở Trường Đại Học Cần Thơ, em luôn được sự chỉ
bảo tận tình của Thầy Cô, đặc biệt là quý Thầy Cô ở Khoa Kinh Tế - Quản Trị
Kinh Doanh đã truyền đạt cho em những bài học về lý thuyết cũng như các kỹ
năng làm việc thực tế. Khoảng thời gian thực tập tại Chi nhánh công ty cổ phần
Docimexco – Docifish đã giúp em nắm vững hơn những kiến thức chuyên ngành
của mình và tiếp cận cách làm việc ngoài thực tế. Đến nay, em đã hoàn thành
luận văn tốt nghiệp của mình với đề tài “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
tại Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco – Docifish”.
Em xin chân thành cám ơn Thầy Cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh
Doanh và đặc biệt là Cô Nguyễn Thị Lương đã truyền đạt những kiến thức và sự
hướng dẫn quý báu cho em trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn Ban Giám Đốc, các Cô, Chú, Anh, Chị trong Công ty, đặc
biệt là chị Trinh ở Phòng Kế toán đã tận tình giúp đỡ và cung cấp cho em số liệu
cần thiết để em hoàn thành bài luận văn này.
Do kiến thức chuyên môn còn hạn chế và thời gian có hạn nên bài luận
văn không tránh khỏi những thiếu sót, mong Thầy Cô và các Cô, Chú, Anh, Chị
ở Công ty hướng dẫn, chỉ bảo thêm để em có đủ kiến thức bước vào cuộc sống.
Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy Cô Trường Đại Học Cần Thơ và
Ban Giám Đốc, các Cô, Chú, Anh, Chị trong Công ty được dồi dào sức khoẻ.
Chúc Công ty làm ăn ngày càng phát đạt và đạt nhiều thắng lợi mới.

Cần Thơ, ngày 01 tháng 12 năm 2009


Sinh viên thực hiện

Lê Thị Bích Liễu

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.

Cần Thơ, ngày 01 tháng 12 năm 2009


Sinh viên thực hiện

Lê Thị Bích Liễu

ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

..........................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

Ngày … tháng 12 năm 2009


GIÁM ĐỐC

iii
BẢNG NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC

§ Họ và tên người hướng dẫn: Nguyễn Thị Lương


§ Học vị: Thạc sĩ
§ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
§ Cơ quan công tác: Bộ môn Tài chính - Ngân hàng, khoa Kinh Tế - QTKD

§ Họ và tên học viên: Lê Thị Bích Liễu


§ Mã số sinh viên: LT07044
§ Chuyên ngành: Kế toán tổng hợp 1-K33
§ Tên đề tài: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh công ty
cổ phần Docimexco-Docifish.

NỘI DUNG NHẬN XÉT

1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
2. Về hình thức
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học và tính cấp thiết của đề tài
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
5. Nôi dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu,…)
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
6. Các nhận xét khác
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
7. Kết luận (cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
yêu cầu chỉnh sữa)
.........................................................................................................................

Cần Thơ, ngày … tháng 12 năm 2009


Giáo viên hướng dẫn

iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

..........................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày … tháng 12 năm 2009


Giáo viên phản biện

v
MỤC LỤC
˜ { ™
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................................................... 1
1.1.1. Sự cần thiết hình thành đề tài nghiên cứu ............................................ 1
1.1.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn................................................................. 2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu chung .......................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................................. 3
1.3.1. Phạm vi về không gian nghiên cứu ........................................................ 3
1.3.2. Phạm vi về thời gian nghiên cứu............................................................ 3
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 4
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN.................................................................................4
2.1.1. Một số vấn đề chung về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ......... 4
2.1.2. Khái quát về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, bảng Báo cáo tài chính ...... 6
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 9
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 9
2.2.1. Phương pháp phân tích ........................................................................... 9
2.3. CÁC TỶ SỐ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH......................... 13
2.3.1. Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh (ROA)............................................ 13
2.3.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ..................................... 14
2.3.3. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) .............................................. 14
2.3.4. Tỷ số lợi nhuận trên tổng chi phí (%) ................................................. 14
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY
CỔ PHẦN DOCIMEXCO-DOCIFISH............................................................ 15
3.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY ........................ 15
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển........................................................... 15
3.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và chức năng ........................................................ 16
3.1.3. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ phòng ban ................................................... 17

vi
3.1.4. Sản phẩm của công ty .......................................................................... 22
3.2. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN ......... 24
3.2.1. Thuận lợi ..............................................................................................24
3.2.2. Khó khăn ..............................................................................................24
3.2.3. Định hướng phát triển .......................................................................... 25
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN DOCIMEXCO-DOCIFISH ...... 26
4.1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DOCIFISH
QUA 3 NĂM 2006-2008......................................................................................26
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN .......... 28
4.2.1. Phân tích tình hình doanh thu của công ty ........................................... 28
4.2.2. Phân tích chung tình hình chi phí của công ty ..................................... 53
4.2.3. Phân tích tình hình lợi nhuận ............................................................... 60
4.3. CÁC TỶ SỐ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH........................ 68
4.2.1. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) ........................................... 68
4.2.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ..................................... 69
4.2.3. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) .............................................. 68
4.2.4. Tỷ số lợi nhuận trên tổng chi phí (%) .................................................. 69
4.4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI
NHÁNH CÔNG TY QUA 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2009 .................................... 70
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP................................................................ 73
5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY .............. 73
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ...................................................................................73
5.2.1. Biện pháp tăng lợi nhuận cho công ty ............................................... 73
5.2.2. Một số giải pháp khác ........................................................................ 76
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................... 79
6.1. KẾT LUẬN ...................................................................................................79
6.2. KIẾN NGHỊ ..................................................................................................80
6.2.1. Đối với nhà nước ...............................................................................80
6.2.2. Đối với công ty ..................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................82
PHỤ LỤC ............................................................................................................83

vii
DANH MỤC BIỂU BẢNG
˜ { ™
Trang
Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty...............................27
Bảng 2: Tình hình doanh thu chung của công ty.................................................29
Bảng 3: Doanh thu nội địa theo cơ cấu mặt hàng................................................32
Bảng 4: Sản lượng và doanh thu nội địa theo cơ cấu mặt hàng ..........................33
Bảng 5: Doanh thu xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng ...........................................35
Bảng 6: Sản lượng và doanh thu xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng......................36
Bảng 7: Doanh thu theo cơ cấu thị trường ..........................................................37
Bảng 8: Doanh thu nội địa theo cơ cấu thị trường ..............................................38
Bảng 9: Doanh thu xuất khẩu theo cơ cấu thị trường .........................................40
Bảng 10: Tình hình chi phí chung của công ty....................................................52
Bảng 11: Chi tiết từng khoản mục chi phí bán hàng ...........................................55
Bảng 12: Chi tiết từng khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp .......................57
Bảng 13: Chi tiết từng khoản mục chi phí tài chính ............................................59
Bảng 14: Tình hình lợi nhuận chung của công ty................................................61
Bảng 15: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận theo kỳ kế hoạch ..................................65
Bảng 16: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động bán hàng .................67
Bảng 17: Các tỷ số lợi nhuận của công ty ...........................................................68
Bảng 18: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 6 tháng đầu năm 2009.....70
Bảng 19: Tình hình sản lượng, giá vốn, giá bán của công ty .............................83
Bảng 20: Doanh thu và tổng giá vốn năm 2006-2007 .........................................83
Bảng 21: Doanh thu và tổng giá vốn năm 2007-2008 .........................................87

viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ - ĐỒ THỊ
˜ {

Trang
SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty .....................................................18
Sơ đồ 2: Quy trình chế biến sản phẩm của Công ty ............................................23
BIỂU ĐỒ:
Đồ thị 1: Tình hình doanh thu chung của công ty ...............................................29
Đồ thị 2: Doanh thu tiêu thụ nội địa theo cơ cấu mặt hàng của công ty .............34
Đồ thị 3: Doanh thu tiêu thụ xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng ............................37
Đồ thị 4: Doanh thu tiêu thụ nội địa theo thị trường ...........................................38
Đồ thị 5: Doanh thu tiêu thụ xuất khẩu theo thị trường ......................................41
Đồ thị 6: Tình hình chi phí chung của công ty ....................................................53
Đồ thị 7: Tình hình lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2006-2008.......................62

ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
˜ {

Tiếng việt
ATVSTP: An toàn vệ sinh thực phẩm.
NXB: Nhà xuất bản QLCL:
Quản lý chất lượng.
QLDN: Quản lý doanh nghiệp
CĐKT: Cân đối kế toán

Tiếng anh
Docifish: Xí Nghiệp Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Sa Đec (Sa Dec Equatic
Products Import – Export Emteprise)
Docimexco: Công Ty Thương Nghiệp Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp Đồng Tháp
(Dong Thap commerce Import and Export Company).
ISO: Tổ Chức Quốc Tế Về Tiêu Chuẩn Hóa (International
Standardization Organization).
IQF: Cấp đông rời từng con (Individual Quick Frozen).
HACCP: Hệ Thống Phân Tích Mối Nguy Và Kiểm Soát Điểm Tới Hạn
(Hazard Analyis Critical Control Point).
GMP: hệ Thống Thực Hành Sản Xuất Tốt (Good Manufacturing
Pratices).
SSOP: Thủ Tục Tác Nghiệp Vệ sinh Chuẩn (Sanitation Standard
operating Procedure).
WTO: Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organization)
NAFIQAVED: Cục Quản Lý Chất Lượng, An Toàn Vệ Sinh Và Thú Y Thủy
Sản (The National Fisheries Quanlity Assuarance and Veterinary
Directorate).
SQF: Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng, Thực Phẩm An Toàn (safety
Quanlity Food).
UAE: Các tiểu vương quốc Ả Rập (United Arab Emirate).

x
TÓM TẮT NỘI DUNG
˜ {

Luận văn “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh
công ty Docimexco-Docifish” có kết cấu nội dung sau:
Trước tiên là đi phân tích doanh số bán về tình hình tiêu thụ của các sản
phẩm cá tra đông block, sản phẩm mới và sản phẩm dạt, bán thành phẩm giai
đoạn 2006-2008. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình doanh thu tiêu
thụ sản phẩm của công ty.
Tiếp theo là phân tích tình hình chi phí: phân tích chung tình hình chi phí
tiêu thụ sản phẩm thực tế giai đoạn 2006-2008.
Phân tích tình hình lợi nhuận: Phân tích chung tình hình lợi nhuận của
công ty, phân tích tình hình lợi nhuận của hoạt động bán hàng, phân tích tình
hình lợi nhuận của hoạt động tài chính. Phân tích lợi nhuận theo kỳ kế hoạch và
sau đó phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
Phân tích các chỉ số lợi nhuận: Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu
thuần, tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần, tỷ suất lợi nhuận ròng trên
tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên
tổng tài sản.
Cuối cùng phân tích về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 6
tháng đầu năm 2009.
Trong quá trình phân tích đề tài em đã biết được một số mặt mạnh và mặt
yếu của công ty nên đã đề ra một số giải pháp và kiến nghị với công ty. Và quyển
luận văn hoàn thành có 91 trang và bao gồm 6 chương cụ thể nội dung như sau:
Chương 1: Giới thiệu
Trong chương này nghiên cứu tầm quan trọng của đề tài cũng như là đề ra
mục tiêu nghiên cứu chung và cụ thể để tiến hành phân tích tình hình doanh thu,
chi phí và lợi nhuận của công ty.
Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Chương này sẽ đi và tìm hiểu một số lý thuyết. Một số khái niệm về tình
hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các tỷ số sinh lời để đánh giá được tình hình

xi
tiêu thụ hàng hóa và lợi nhuận của doanh nghiệp. Phương pháp thu thập số liệu
nào? Phương pháp phân tích số liệu nào? Được sử dụng trong đề tài.
Chương 3: Khái quát về Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco-Docifish
Quá trình hình thành, mục tiêu thành lập, cơ cấu tổ chức, ngành nghề kinh
doanh sẽ được giới thiệu trong chương này. Ngoài ra ở chương 3 còn giới thiệu
những khó khăn, thuận lợi cũng như là những phương hướng hoạt động của công
ty trong những năm tới.
Chương 4: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh công ty cổ
phần Docimexco-Docifish
Dựa trên số liệu do công ty cung cấp tiến hành phân tích tình tình doanh
số bán của từng loại sản phẩm, chi phí, lợi nhuận. Sự tăng hay giảm của doanh số
bán, chi phí, lợi nhuận qua 3 năm 2006-2008 và công ty sẽ chịu ảnh hưởng bởi
những nhân tố nào tác động đến tình hình doanh thu, lợi nhuận thì trong chương
4 này sẽ được tìm hiểu cụ thể. Chương này còn phân tích tình hình thực hiện kế
hoạch của công ty. Ngoài ra còn đánh giá tình hình lợi nhuận của công ty như thế
nào thông qua việc phân tích các tỷ suất sinh lợi của công ty.
Chương 5: Một số biện pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh
của Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco-Docifish
Bao gồm các nội dung sau:
- Những tồn tại và nguyên nhân của công ty
- Các biện pháp gia tăng lợi nhuận của công ty
Chương 6: Kết luận và kiến nghị
Trong chương này sẽ có một số đề xuất ý kiến cho công ty cũng như cơ
quan nhà nước nhằm giúp cho doanh nghiệp hoàn thiện hơn nữa.

xii
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco -
Docifish
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1.1. Sự cần thiết hình thành đề tài nghiên cứu
Với chủ trương đổi mới kinh tế từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường đã tạo ra
vô vàng cơ hội cũng như thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Sự mở
rộng lĩnh vực hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp hiện nay kéo theo nhiều
chủng loại hàng hóa trên thị trường với vô số nhãn hiệu, kiểu dáng công dụng và
hình thức khuyến mãi, là một minh chứng sinh động nhất cho sự cạnh tranh gay
gắt của nền kinh tế thị trường, đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành thành viên
chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Trong môi trường như vậy thì
việc quyết định xu hướng hoạt động và phát triển cho doanh nghiệp là hết sức
quan trọng và khó khăn.
Trong nền kinh tế nước ta hiện nay thì xuất nhập khẩu đông lạnh là một
trong những ngành thế mạnh của đất nước. Để duy trì và không ngừng nâng cao
khả năng cạnh tranh của nước ta trên thị trường thế giới, chúng ta không ngừng
nâng cao chất lượng sản phẩm và cần tạo ra một thương hiệu “Hàng Việt Nam
chất lượng cao” để tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.
Nếu sản phẩm của công ty sản xuất ra không tiêu thụ được sẽ làm cho quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bị đình trệ, ngược lại nếu sản
phẩm của công ty được tiêu thụ mạnh thì sẽ tác động đến quá trình hoạt động
kinh doanh của công ty, tăng nhanh lợi nhuận nhiều hơn và đó là yếu tố quyết
định đến sự tồn tại và phát triển của công ty.
Một công ty muốn tồn tại và phát triển bền vững thì phải có các hoạt động
nghiên cứu thị trường, phân tích tình hình hiện tại của cả nền kinh tế, của chính
doanh nghiệp, từ đó vạch ra các chiến lược ngắn hạn và dài hạn, nhằm mục đích
cuối cùng là tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu. Một trong những hoạt động quan
trọng đó là phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Qua phân tích hoạt động kinh doanh giúp các nhà quản trị hiểu rõ về chính
doanh nghiệp mình và có những hiểu biết thêm về đối thủ cạnh tranh của mình.

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -1- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco -
Docifish
Từ đó các nhà quản trị đưa ra quyết định nên sản xuất sản phẩm gì? Sản xuất cho
ai? Và khi nào sản xuất? Đó là sự lựa chọn mang tính chất quyết định sự tồn
vong của doanh nghiệp.
Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề phân tích kết quả hoạt động kinh
doanh qua thời gian thực tập tại Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco-Docifish
em quyết định chọn đề tài “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi
nhánh công ty cổ phần Docimexco-Docifish” làm luận văn tốt nghiệp cho
mình.
1.1.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn
Tính logic giữa lợi nhuận = doanh thu – chi phí được đề cập trong giáo trình
tài chính doanh nghiệp do Ths. Đặng Thúy Phượng biên soạn năm 2004 trường
Đại học Tài chính - Hải quan. Và do Nguyễn Tấn Bình - phân tích hoạt động
kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2000.
Đề tài được thực hiện trên cơ sở thu thập các số liệu trong giai đoạn từ năm
2006-2008 của công ty và nghiên cứu ở các công ty xuất khẩu cá tra, cá basa.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh công ty cổ phần
Docimexco-Docifissh qua 3 năm 2006-2008.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích chung kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm
2006-2008.
- Phân tích tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty trong 3
năm 2006-2008 và những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động các chỉ tiêu này.
- Phân tích tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty qua sáu
tháng đầu năm 2009.
- Tìm ra những mặt còn hạn chế của công ty, trên cơ sở đó đề ra những
biện pháp cụ thể nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong
hiện tại và tương lai.

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -2- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco -
Docifish
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phạm vi về không gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco-Docifish,
đặt tại khu C – Lô VI - Khu Công Nghiệp Sa Đéc, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng
Tháp.
1.3.2. Phạm vi về thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 14/09/2009 đến ngày 13/11/2009. Các
số liệu thu thập chủ yếu trong giai đoạn năm 2006 đến 2008 và sáu tháng đầu
năm 2009.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Trong phạm vi nội dung nghiên cứu của bài luận văn này, em tập trung
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh mặt hàng cá tra tiêu thụ nội địa và xuất
khẩu của công ty qua các năm 2006-2008.

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -3- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco -
Docifish
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN


2.1.1. Một số vấn đề chung về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
2.1.1.1. Khái niệm về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh hiểu theo nghĩa chung nhất là
nghiên cứu tất cả các hiện tượng, các hoạt động có liên quan trực tiếp và gián tiếp
với kết quả hoạt động kinh doanh của con người, quá trình phân tích được tiến
hành từ bước khảo sát thực tế đến tư duy trừu tượng tức là từ sự việc quan sát
thực tế, thu thập thông tin số liệu, xử lý phân tích các thông tin số liệu, đến việc
đề ra các định hướng hoạt động tiếp theo.
2.1.1.2. Vai trò của việc phân tích hoạt động kinh doanh
ü Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng
tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý
trong kinh doanh.
Bất kỳ hoạt động kinh doanh trong các điều kiện hoạt động khác nhau như thế
nào đi nữa cũng còn nhiều tiềm ẩn, khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện, chỉ
thông qua phân tích doanh nghiệp mới có thể phát hiện được và khai thác chúng
để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thông qua phân tích doanh nghiệp mới
thấy rõ nguyên nhân cùng nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và có giải pháp cụ
thể để cải tiến quản lý.
ü Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các doanh nghiệp nhìn nhận
đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp
của mình. Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu
cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
ü Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các quyết định
kinh doanh
ü Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức
năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích là quá trình nhận thức hoạt
động kinh doanh, là cơ sở cho việc ra quyết định đúng đắn trong chức năng quản

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -4- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco -
Docifish
lý, nhất là chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để
đạt các mục tiêu kinh doanh.
ü Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi
ro. Để kinh doanh đat hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xãy ra. Doanh nghiệp
phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự đoán các
điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, để vạch ra chiến lược kinh doanh cho
phù hợp. ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp về tài chính,
lao động vật tư,…doanh nghiệp còn phải quan tâm phân tích các điều kiện tác
động ở bên ngoài như thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh,…trên cơ sở
phân tích trên doanh nghiệp dự đoán các rủi ro có thể xãy ra và có kế hoạch
phòng ngừa trước khi xãy ra.
ü Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà
quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài
khác, khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phân
tích họ mới có thể quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư cho vay với
doanh nghiệp nữa hay không.
2.1.1.3. Đối tượng và mục đích của phân tích hoạt động kinh doanh
Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh suy đến cùng là kết quả
kinh doanh.
ü Nội dung phân tích tài chính là quá trình tìm cách lượng quá những yếu tố
đã tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh. Đó là những yếu tố của quá trình
cung cấp, sản xuất, tiêu thụ và mua bán hàng hóa, thuộc các lĩnh vực sản xuất,
thương mại, dịch vụ.
ü Phân tích hoạt động kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử dụng các
nguồn lực: vốn, vật tư, lao động và đất đai; những nhân tố nội tại của doanh
nghiệp hoặc khách quan từ phía thị trường và môi trường kinh doanh, đã trực tiếp
đến hiệu quả các mặt hoạt đông doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh doanh đi vào những kết quả đã đạt được, những hoạt
đông hiện hành và dựa trên kết quả phân tích đó để ra các quyết định quản trị kịp
thời trước mắt – ngắn hạn hoặc kế hoạch chiến lược – dài hạn.
ü Có thể nói theo cach ngắn gọn đối tượng của phân tích là quá trình kinh
doanh và kết quả kinh doanh-tức sự việc đã xãy ra ở quá khứ; phân tích, mà mục

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -5- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco -
Docifish
đích cuối cùng là đúc kết chúng thành quy luật để nhận thức hiện tại và nhắm đến
twong lai cho tất cả các hoạt động của một doanh nghiệp.
2.1.2. Khái quát về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và bảng báo cáo tài chính
2.1.2.1. Khái niệm doanh thu
- Doanh thu: Là tổng gía trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được
trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường
của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
- Doanh thu bán hàng: là tổng giá trị sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ mà
doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ.
- Doanh thu bán hàng thuần: Là khoản doanh thu sau khi đã trừ đi các
khoản giảm trừ như các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu, hàng bán bị trả lại,
các khoản thuế…
2.1.2.2. Khái niệm chi phí
Chi phí nói chung là sự hao phí bằng tiền trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo hay
một kết quả nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất thương
mại, nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là doanh thu,
lợi nhuận.
Chi phí có nhiều loại và được phân loại theo ý muốn chủ quan của con
người nhằm đến phục vụ các nhu cầu khác nhau của phân tích. Tuỳ vào mục đích
sử dụng, góc độ nhìn, chi phí được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau như
chi phí sản xuất, chi phí ngoài sản xuất, chi phí thời kỳ, chi phí khả biến, chi phí
bất biến, chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, chi phí chìm, chi phí cơ hội,..
Các loại chi phí có liên quan đến đề tài phân tích:
- Giá vốn hàng bán: Hay còn gọi là chi phí hàng bán là biểu hiện bằng tiền
toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất, tiêu thụ một loại
sản phẩm nhất định. Bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
- Chi phí bán hàng: Là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản
phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bao gồm các loại như tiền lương, khấu hao tài sản cố
định, tiếp thị, đóng gói sản phẩm, quảng cáo…

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -6- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco -
Docifish
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí có liên quan đến việc tổ
chức, quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí quản lý bao
gồm: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ, chi phí khấu hao
TSCĐ…Đây là những khoản chi phí mang tính chất cố định nên có khoảng chi
nào tăng lên so với kế hoạch là điều không bình thường, doanh nghiệp cần xem
xét nguyên nhân cụ thể.
2.1.2.3. Khái niệm, ý nghĩa lợi nhuận
a. Khái niệm
- Lợi nhuận: Là một khoản thu nhập thuần tuý của doanh nghiệp sau khi đã
khấu trừ mọi chi phí. Nói cách khác, lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa
doanh thu bán hàng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá
vốn hàng bán, chi phí hoạt động của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ và
thuế theo quy định của pháp luật. Lợi nhuận của một doanh nghiệp bao gồm:
+ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Là lợi nhuận thu được từ hoạt
động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Là khoản chênh lệch giữa doanh thu
của hoạt động kinh doanh trừ đi chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm giá thành
toàn bộ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế gián thu phải nộp theo
quy định.
+ Lợi nhuận hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả hoạt động tài chính
của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy doanh thu hoạt động tài
chính trừ ra các khoản phát sinh từ hoạt động này. Doanh thu hoạt động tài chính
là các khoản về tiền gủi ngân hàng, vho vay, đầu tư chưng khoán,..
+ Lợi nhuận khác: Là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính
trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xãy ra. Những khoản lợi nhuận
khác có thể do chủ quan từ phía đơn vị hoặc khách quan đưa tới.
b. Ý nghĩa của chỉ tiêu lợi nhuận
Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp vì trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường
doanh nghiệp có tồn tại được hay không? Điều quyết định là doanh nghiệp có tạo
ra lợi nhuận hay không? Vì thế lợi nhuận còn là đòn bẩy kinh tế quan trọng, đồng
thời còn là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -7- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco -
Docifish
Lợi nhuận có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp vì
lợi nhuận tác động đến tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến
tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc phấn đấu thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận
là điều kiện đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được vững chắc.
Lợi nhuận còn là nguồn tích luỹ cơ bản để mở rộng tái sản xuất xã hội, là nguồn
vốn quan trọng để đầu tư phát triển của một doanh nghiệp là nguồn tham gia
đóng góp theo luật định dưới hình thức thuế TNDN.
2.1.2.4. Khái niệm báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán
tổng hợp số liệu từ sổ sách kế toán theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những
thời điểm hay thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ
thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm, kết quả kinh doanh và tình
hình sử dụng vốn trong một thời kỳ nhất định. Đồng thời giải trình giúp cho các
đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính, tình
hình sản xuất kinh doanh của đơn vị đề ra các quyết định phù hợp.
Ø Bảng Cân Đối Kế Toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính phản ánh một cách tổng quát
toàn bộ tài sản của công ty dưới hình thức giá trị và theo một hệ thống các chỉ
tiêu đã được định trước. Báo cáo tài chính được lập theo một quy định định kỳ
cuối tháng, cuối quý, cuối năm.
Bảng CĐKT là nguồn thông tin tài chính quan trọng trong công tác quản
lý của bản thân công ty cũng như nhiều đối tượng bên ngoài, trong đó có các cơ
quan chức năng của Nhà nước. Người ta ví bảng cân đối tài sản như một bức ảnh
chụp nhanh, bởi vì nó báo cáo tình hình tài chính vào một thời điểm nào đó.
Ø Bảng Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh
tổng hợp về doanh thu, chi phí và kết quả lãi lỗ của các hoạt động kinh doanh
khác nhau trong công ty. Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện
nhiệm vụ đối với nhà nước. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng là
nguồn thông tin tài chính quan trọng cho nhiều đối tượng khác nhau, nhằm phục
vụ cho công việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời
của công ty.

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -8- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco -
Docifish
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Các số liệu và dữ liệu liên quan đến quá trình phân tích được thu thập
trong các báo cáo tài chính, báo cáo xuất khẩu của công ty, tạp chí thủy sản,
nguồn internet, đồng thời thông qua việc ghi nhận các nhận xét, các đánh giá tình
hình hoạt động kinh doanh của công ty do các phòng ban cung cấp.
2.2.1. Phương pháp phân tích
- Đề tài sử dụng phương pháp so sánh. So sánh các chỉ tiêu qua các năm
(2006-2008) và bên cạnh đó phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của công ty qua 3 năm.
- Phân tích tỷ trọng của các mặt hàng kinh doanh và một số chỉ tiêu hiệu
quả để nắm được thế mạnh của từng mặt hàng, từ đó có kế hoạch sản xuất và tiêu
thụ hiệu quả hơn.
2.2.1.1. Phương pháp so sánh
a. Khái niệm và nguyên tắc
Ø Khái niệm
Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so
sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được
sử dung nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân
tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.
Ø Nguyên tắc so sánh
- Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh
- Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua
- Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành
- Các chỉ tiêu bình quân nội ngành
- Các thông số thị trường
- Các chỉ tiêu có thể so sánh khác
- Các số liệu so sánh phải cùng đơn vị tính
Ø Điều kiện so sánh
Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian; cùng
nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán; quy mô và điều kiện
kinh doanh.

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -9- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco -
Docifish
b. Phương pháp so sánh
Ø Phương pháp số tuyệt đối
Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. ví dụ như
so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực
hiện kỳ trước.
Ø Phương pháp số tương đối
Là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện
mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để
nói lên tốc độ tăng trưởng.
2.2.1.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản
xuất kinh doanh
Lợi nhuận thu được từ hoạt đông sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh kết
quả kinh tế mà doanh nghiệp đạt được từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân
tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tình hình lợi nhuận là xác đinh mức độ
ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá vốn hàng
bán, giá bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận.
Phương pháp phân tích: Vận dụng bản chất của phương pháp thay thế liên
hoàn. Để vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn cần xác định rõ nhân tố số
lượng và chất lượng để có trình tự thay thế hợp lý. Muốn vậy cần nghiên cứu mối
quan hệ giữa các nhân tố với chỉ tiêu phân tích các nhân tố trong phương trình
sau:
n n
L= å qigi -æ ç å qiZi + Zi + ZQL
ö ÷
i =1 è i =1 ø
L: lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
qi: Khối lượng sản phẩm hàng hoá loại i
gi: Giá bán sản phẩm hàng hoá loại i
Zi: Giá vốn hàng bán sản phẩm hàng hoá loại i
ZBH: Chi phí bán hàng đơb vị phẩm hàng hoá loại i
ZQL: Chi phí quản lý doanh nghiệp đơn vị phẩm hàng hoá loại i
Dựa vào phương trình trên, các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích vừa
có mối quan hệ tổng và tích, ta xét riêng từng nhóm nhân tố có mối quan hệ tích
số:

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -10- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


- Nhóm qiZi: Nhân tố qi là nhân tố số lượng, nhân tố Zi là nhân tố chất lượng
- Nhóm qigi: Nhân tố qi là nhân tố số lượng, nhân tố gi là nhân tố chất lượng
- Xét mối quan hệ giữa các nhóm nhân tố qiZi, qigi, ZBH, ZQL.
Một vấn đề đặt ra là khi xem xét mối quan hệ giữa các nhóm qiZi, qigi, ZBH,
ZQL là những nhân tố Zi, gi, ZBH, ZQL nhân tố nào là nhân tố số lượng và chất
lượng. trong phạm vi nghiên cứu này việc phân chia là không cần thiết, bởi vì
trong các nhân tố đó nhân tố nào thay thế trước hoặc sau thì kết quả mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận không thay đổi.
Với lý luận trên, quá trình vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn được
thực hiện như sau:
- Xác định đối tượng phân tích:
D L = L1– L0
L1: Lợi nhuận năm nay (kỳ phân tích)
L2: Lợi nhuận năm trước (ky gốc)
1: Kỳ phân tích
0: Kỳ gốc
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
Trong quá trình hoạt động kinh doanh có rất nhiều nhân tố khách quan và
chủ quan ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Các nhân tố đó bao gồm:
(1) Khối lượng sản phẩm tiêu thụ (q): Sản phẩm của doanh nghiệp có tiêu
thụ được mới xác định được lãi hay lỗ và lãi hay lỗ ở mức nào. Sản phẩm phải
được tiêu thụ ở một số lượng nào đó có lợi nhuận, khối lượng sản phẩm tiêu thụ
càng nhiều thì lợi nhuận càng lớn.
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng đến lợi nhuận (Lq)
Lq = (T - 1) L0gộp
Ta có, T là tỷ lệ hoàn thành tiêu thụ sản phẩm ở năm gốc
n

åq
i =1
1i
g 0i

Mà T = x 100%
n

åq
i =1
0i
g 0i

L0 gộp là lãi gộp kỳ gốc


n
L0 gộp = å (q 0
g 0 - q0 Z 0 )
i =1

q0Z0 : giá vốn hàng hóa (giá thành hàng hóa kỳ gốc).
(2) Kết cấu mặt hàng tiêu thụ (c): Mỗi loại sản phẩm của doanh nghiệp
có một chi phí sản xuất riêng, do đó có mức lợi nhuận riêng phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như mức độ cạnh tranh trên thị trường, giá bán, giá vốn, thuế,..rất khác
nhau. Bởi vậy khi doanh nghiệp có cơ cấu hàng hoá kinh doanh thay đổi sẽ làm
ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận (Lc)
LC =LK2 – LK1 - Lq
Trong đó:

n
LK1 = å (q 0
g 0i - q 0i Z 0i ) - (Z + Z )
0QL

0 BH
i =1

n n
LK2 = å qli g 0i - (å q1i Z 0i + Z + Z 0QL )
0 BH
i =1 i =1

(3) Giá vốn hàng bán (z): Giá thành sản xuất có vai trò to lớn trong chiến
lược cạnh tranh về giá. Giá thành sản xuất cho phép doanh nghiệp áp dụng giá
bán thấp hơn đối thủ nhưng thu được lợi nhuận cao hơn. Giá thành sản xuất có
tác động ngược chiều với lợi nhuận, nếu giá thành thấp thì lợi nhuận sẽ cao và
ngược lại.
Mức độ ảnh hưởng của giá vốn hàng bán đến lợi nhuận (Lz)
n n
LZ = - çæ å (qli Z li ) - å (qli Z ö0i ) ÷
è i=1 i =1 ø
(4) Giá bán sản phẩm (g): Giá bán sản phẩm phải bảo phù đắp được chi
phí sản xuất và có lợi nhuận thoả đáng để tái sản xuất. Trong chính sách giá của
doanh nghiệp, giữa giá bán và khối lượng bán có mối quan hệ chặt chẽ, khi khối
lượng hàng hoá bán ra tăng lên thì giá bán có thể giảm và ngược lại.
Mức độ ảnh hưởng của giá bán đến lợi nhuận (Lg)
n
Lg = åq
i =1
li
( g li - g 0i )
(5) Chi phí bán hàng CPBH (ZBH): Là toàn bộ chi phí liên quan đến việc
tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ bao gồm chi phí khấu hao, chi phí bảo hành,…
Mức độ ảnh hưởng của CPBH đến lợi nhuận (LZBH)
LZBH= (Z1BH - Z0BH)
(6) Chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN) (ZQL): Là chi phí dùng
trong bộ máy quản lý và điều hành trong doanh nghiệp, bao gồm chi phí quản lý,
khấu hao,…
Mức độ ảnh hưởng của CPQLDN đến lợi nhuận (LZQL)
LZQL = (Z1QL - Z0QL)

Ø Tổng hợp sự ảnh hưởng của tất cả các loại nhân tố đến chỉ tiêu lợi
nhuận doanh nghiệp:
L = L(q) + L(C) + L(ZBH) + L(ZQL) + L(g)
(Sách kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại trang 240-244)
Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
đến chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận, cần kiến nghị những biện pháp nhằm tăng lợi
nhuận cho doanh nghiệp.
2.3. CÁC TỶ SỐ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đối với doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. lợi nhuận là một
chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản
xuất, tiêu thụ và giải pháp kỹ thuật,quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. vì vậy lợi
nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất cứ đối tượng nào muốn đặt quan hệ với doanh
nghiệp cũng đều quan tâm.
2.3.1. Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh (ROA)
Hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận trên tài sản là tỷ lệ quan hệ giữa số lợi
nhuận đạt được với số vốn sử dụng bình quân trong kỳ.
Lợi nhuận ròng
ROA = x 100%
Tổng vốn kinh doanh bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng tài sản dung vào sản xuất kinh doanh
trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh càng lớn.
2.3.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Là tỷ lệ giữa số lợi nhuận ròng so với số vốn sở hữu bình quân.
Lợi nhuận ròng
ROE = x 100%
Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, nó phản ánh
cứ một đồng vốn chủ sở hữu dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra
được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
2.3.3 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Là tỷ lệ giữa số lợi nhuận ròng chia cho doanh thu thuần
Lợi nhuận ròng
ROS = x 100%
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu trong kỳ phân tích thì có
bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp càng cao.
2.3.4 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng chi phí (%)
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận/tổng chi phí = x 100%
Tổng chi phí
Chỉ số này tính toán một đồng chi phí bỏ ra trong kỳ sản xuất kinh doanh
thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây cũng là chỉ số đo lường hiệu quả
hoạt động kinh doanh của công ty. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả hoạt động
kinh doanh càng lớn.
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY
CỔ PHẦN DOCIMEXCO – DOCIFISH

3.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN


DOCIMEXCO-DOCIFISH
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco - Docifish là đơn vị trực thuộc
công ty thương nghiệp Xuất Nhập Khẩu tổng hợp Đồng Tháp.
Trong bối cảnh hòa nhập thị trường chung của khu vực, nhận định lợi thế
thiên nhiên ưu đãi và định hướng chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng cho nông
dân trong tỉnh. Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh Ủy, Ủy Ban, công ty thương nghiệp
Xuất Nhập Khẩu tổng hợp Đồng Tháp đã mạnh dạng tổ chức thực hiện nghiên
cứu lập dự án đầu tư nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh Sa Đéc từ năm 2000.
Với sự giúp đở nhiệt tình của cơ quan chức năng và sự chỉ đạo của ban
giám đốc công ty. Các khó khăn ban đầu của một đơn vị chuyên về chế biến
nông sản, lương thực xuất nhập khẩu được tháo gở để đến tháng 11/2001 tiến
hành lễ động thổ chính thức xây dựng nhà máy tại lô VI Khu công nghiệp C Sa
Đéc mở đầu cho sự phát triển một đơn vị chuyên chế biến hàng thuỷ sản đầu tiên
của xí nghiệp.
Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco-Docifish được thành lập theo
quyết định số 32/QĐ.UB.TL của UBND tỉnh Đồng Tháp ra ngày 07/03/2002 với
các nội dung cơ bản sau:
- Tên đơn vị: Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Docimexco-Docifish
- Tên giao dịch : DOCIFISH
- Mã số thuế: 1400103227-007
- Điện thoại: 067.762429
- Fax: 84.67.762430
- Email: Docifish@hcm.vnn.vn
- Website: www.docifish.com.vn
- Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
+ Chế biến đông lạnh thủy hải sản phục vụ xuất khẩu, mặt hàng chủ lực là
cá tra và cá basa đông block và đông IQF.
+ Nuôi thủy sản để phục vụ sản xuất và kinh doanh.
+ Nhập khẩu nguyên liệu và hóa chất để phục vụ sản xuất cho xí nghiệp.
Xí nghiệp đã hoàn thành chương trình quản lý chất lượng (QLCL) theo
HACCP được NAFIQAVED và Liên Minh Châu Âu công nhận đơn vị đạt tiêu
chuẩn ATVSTP của ngành vào tháng 8 năm 2003, Châu Âu vào tháng 8 năm
2004 với mã số DL239 được phép xuất khẩu vào thị trường EU, Hàn Quốc,
Trung Quốc,..xí nghiệp được công nhận đạt chứng chỉ ISO 9001:2000 do TUV
của Đức cấp vào tháng 4 năm 2004. hiện nay xí nghiệp đang triển khai chương tr
ình QLCL theo tiêu chuẩn SQF 1000 áp dụng cho vùng nuôi nguyên liệu và SQF
2000 áp dụng cho nhà máy chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khâu
nuôi trồng đến thành phẩm xuất khẩu.
Từ ngày 03/10/2007 xí nghiệp chính thức đổi tên thành Chi nhánh công ty
cổ phần Docimexco-Docifish.
3.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và chức năng
3.1.2.1. Mục tiêu
Mục tiêu của côg ty là tập trung huy động các nguồn lực vè vốn, công
nghệ, nhân lực một cách cao nhất nhằm nâng cao nâng lực cạnh tranh trên thị
trường để thu được lợi nhuận tối đa, tạo ra việc làm và tăng thu nhập một cách ổn
định cho người lao động, tiếp tục phát triển tăng them giá trị thương hiệu
DOCIFISH, phát triển công ty bền vững và lâu dài.
Đưa thương hiệu DOCIFISH trở thành một thương hiệu quen thuộc và tin
cậy trong lòng của khách hàng, đưa doanh nghiệp Docifish phát triển bền vững
lâu dài và trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu về doanh thu cũng
như quy mô trong ngành xuất khẩu và chế biến thủy sản.
3.1.2.2. Nhiệm vụ
- Thực hiện tốt khẩu hiệu “an toàn thực phẩm là sức khỏe cho mọi người”,
sản phẩm do công ty Docifish làm ra không chứa chất kháng sinh bị cấm sử dụng
như: choloramphenicol…
- Luôn đúng chuẩn ISO 9001: 2000 và GMC
- Tiếp cận thông tin về sản xuất, kiểm nghiệm đặc biệt và sử dụn quy trình
sản xuất sản phẩm mới
- Chịu trách nhiệm trước khách hàng và cơ quan quản lý Nhà nước về chất
lượng sản phẩm.
3.1.2.3. Chức năng
Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco-Docifish là đơn vị trực thuộc Công
ty Thương Nghiệp Xuất Nhập khẩu Đồng Tháp (Docimexco) với hoạt động
chính là kinh doanh xuất nhập khẩu, có các chức năng cơ bản sau:
- Tổ chức thu mua, chế biến, xuất khẩu trực tiếp hay xuất khẩu ủy thác các
loại hàng hóa do công ty sản xuất ra, chủ yếu là các mặt hàng cá tra, cá ba sa
fillet đông lạnh.
- Công ty dùng các khoản thu nhập trong hoạt động của mình để trang bị
máy móc thiết bị, các hóa chất, vật tư cần thiết để phục vụ cho hoạt động sản
xuất của công ty.
- Thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước như: thực hiện nghiêm
chỉnh các chế độ báo cáo, nộp đủ các lọa thuế và tổ chức hoạt động kinh doanh
theo đúng quy định của pháp luật đồng thời phải đảm bảo tốt các vấn đề ô nhiễm
môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ phòng ban
3.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của công ty được lập theo quyết định của giám đốc công
ty. Giám đốc công ty thiết lập sơ đồ cơ cấu tổ chức với hệ thống quản lý chất
lượng, đảm bảo các hoạt động liên quan đến chất lượng cam kết thực hiện và duy
trì đáp ứng được chính sách và mục tiêu chất lượng đã nêu. Cấu trúc quản lý
được mô tả thông qua sơ đồ tổ chức, bao gồm:
Sơ đồ tổ chức công ty do giám đốc công ty xem xét, phê duyệt thể hiện
trong sổ tay chất lượng của công ty.
Sơ đồ tổ chức các phòng ban do trưởng phòng, ban xây dựng. được ban
giám đốc xem xét, phê duyệt và thể hiện trong tài liệu mỗi phòng, ban.
GIÁM ĐỐC

PGĐ Đại PGĐ PGĐ PGĐ


Diện TPHCM Tổ Chức Sản Xuất Kinh Doanh

Trưởng Phòng Trưởng Phòng Trưởng Phòng Trưởng Phòng


Tổ Chức - HC KH - KD KT - NV Kế Toán

Sơ đồ 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY

3.1.3.2. Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ cấu
tổ chức của công ty
a. Ban Giám đốc (gồm 1 Giám đốc và 3 phó Giám đốc)
Ø Giám đốc
Giám đốc là người đại diện cho công ty trước pháp luật, có các quyền hạn
và nhiệm vụ sau:
- Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước tổng công ty về mọi hoạt động
của công ty Docifish.
- Quản lý nhân sự, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tại cơ sở.
- Có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch sản xuất ứng
hàng xuất khẩu, kinh doanh hàng nội địa.
- Tổ chức xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn HACCP và ISO-2000.
- Tổ chức thu mua nguyên liệu thủy sản, tìm đối tác tiêu thụ sản phẩm.
- Tổ chức xây dựng thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm mới
- Quyết định các biện pháp xử lý các sản phẩm không phù hợp tại công ty.
- Tổ chức xây dựng kế hoạch thu thập và xử lý các thông tin về nhu cầu
tìm ẩn của khách hàng và tổ chức thực hiện.
- Phê duyệt các yêu cầu bổ sung, tuyển chọn nhân sự, đào tạo và sắp xếp
nhân sự.
- Tổ chức xây dựng các quy chế của công ty và thực hiện chính sách đối
với người lao động.
- Được quyền chủ động trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn và tài
sản do công ty giao.
- Phê duyệt, ký kết các hợp đồng mua bán.
- Có quyền cấp giấy giới thiệu, giấy đi đường khi cử nhân viên đi công
tác, ký giấy cho phép nhân viên tạm nghĩ do bệnh hay những nguyên nhân khác.
- Nắm vững đường lối, chính sách chung của Đảng, pháp luật của Nhà
nước. ngành thủy sản, của công ty thương nghiệp xuất nhập khẩu tổng hợp Đồng
Tháp và Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco-Dcifish.
- Nắm vững các kiến thức về kế hoạch sản xuất kinh doanh, những mặt
hàng thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty.
- Hiểu biết tình hình và xu thế phát triển ngành thủy sản trong nước và các
nước trong khu vực.
- Nắm được diễn biến giá cả các mặt hàng của công ty đang sản xuất và
kinh doanh trong và ngoài nước để thực hiện tốt các hợp đồng mua bán.
- Nắm vững các chính sách pháp luật, các thủ tục hành chính Của Nhà
nước trong kinh doanh.
- Có năng lực nghiên cứu các kế hoạch phát triển của công ty.
- Có trình độ tổng hợp, tổ chức các kế hoạch do công ty đề ra.
Ø Phó Giám đốc
ü Phó Giám Đốc kinh doanh
Phó giám đốc công ty là người phụ trách các hoạt động kinh doanh của
công ty. Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh tại công ty. Giúp
việc cho giám đốc trong việc tìm đối tác, tìm hiểu thị trường. thay thế giám đốc
giải quyết những phần việc chuyên môn liên quan đến công ty uỷ quyền khi giám
đốc đi vắng và chịu trách nhiệm trong nhiều việc khác được giám đốc giao. Đây
là người trực tiếp chỉ đạo phòng kế hoạch kinh doanh.
ü Phó Giám Đốc sản xuất
Là người chịu trách nhiệm trực tiếp về những hoạt động liên quan đến sản
xuất của công ty. Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực sản xuất. Giúp giám
đốc tìm nhà cung cấp đạt nhứng yêu cầu của công ty. Thay thế giám đốc điều
hành những công việc ở phân xưởng sản xuất của công ty. Đây là người trực tiếp
chỉ đạo phòng kỹ thuật nghiệp vụ.
ü Phó Giám Đốc phụ trách tổ chức
Tham mưu giúp việc cho giám đốc trong công tác tổ chức, quản lý nhân sự,
thi đua khen thưởng, lương, các chế độ, chính sách đối với người lao đông theo
quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo hoạt động phòng tổ chức hành chính.
- Theo dõi và quản lý vùng nuôi của công ty
- Tham mưu cho công tác tổ chức bộ máy và cán bộ.
- Phụ trách các đoàn thể và quan hệ làm việc với chi bộ Đảng.
- Xử lý văn bản và ban hành văn bản của công ty.
Được trực tiếp giải quyết và ký các chứng từ có liên quan thuộc lĩnh vực
được phân công, phụ trách.
b. Các phòng ban
Ø Phòng Kinh doanh
Trưởng phòng kinh doanh là người chịu trách nhiệm trước giám đốc về
công việc của phòng kế hoạch kinh doanh. Trưởng phòng kinh doanh có các
chức năng nhiệm vụ như sau:
- Làm tham mưu cho ban giám đốc trong việc xây dựng các kế hoạch
sản xuất kinh doanh bao gồm: kế hoạch thu mua, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm
của công ty. Theo dõi, tổng hợp các báo cáo tình hình thực hiện các kế hoạch sản
xuất kinh doanh, tình hình gia công chế biến cho các đơn vị bạn của công ty.
- Giúp việc cho ban giám đốc trong việc xây dựng các hợp đồng kinh tế
để trình giám đốc công ty ký kết. Tham mưu cho ban giám đốc trong việc tổ chức
thực hiện các hợp đồng kinh tế, từng giai đoạn sản xuất kinh doanh.
- Giao dịch, đàm phán với khách hàng về giá cả và tiến độ thực hiện các
hợp đồng.
- Lập các thủ tục giao nhận hàng hóa nội địa và hàng hóa xuất khẩu.
- Quản lý tổ chức thu mua và thủ kho, thống kê tổ hợp.
- Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng. Tổ chức đánh
giá nhà cung ứng, lập danh sách nhà cung ứng được chấp nhận, theo dõi nàh
cung ứng trong các hoạt đông cung ứng cho công ty.
- Xem xét các chứng từ mua bán.
- Thanh toán giá thành sản xuất.
- Xem xét, đề xuất các giải pháp của đơn vị nhằm giải quyết các phản
hồi của khách hàng.
- Xây dựng các kế hoạch thu thập và xử lý thông tin về sự thỏa mản của
khách hàng cùng như nhu cầu tìm ẩn của khách hàng và tổ chức thực hiện.
- Ngoài ra trong phòng kinh doanh còn có các nhân viên khác như: nhân
viên thu mua, phụ trách bao bì, giao nhận,… và phó phòng kinh doanh sẽ giúp đở
trưởng phòng hoàn thành những công việc này.
Ø Phòng Kế toán - Tài vụ
- Nhận và quản lý vốn bằng tiền do công ty cấp để thực hiện các kế
hoạch kinh doanh về mặt hàng thủy sản đông lạnh.
- Cập nhật, xử lý, tổng hợp các số liệu phát sinh liên quan đến các khoản
thu chi trong hoạt động kinh doanh và phản ánh tình hình tài chính của công ty.
- Báo cáo, phân tích các số liệu tổng hợp trình ban giám đốc công ty.
- Thực hiện tốt các quy định của nhà nước về quy trình quản lý liên quan
đến thu, chi các báo cáo sổ sách kế toán để đối chiếu, kiểm tra việc giao nhận vốn
do công ty giao.
- Phát hiện, báo cáo lên cấp trên để xủ lý kịp thời các trường hợp sai
phạm các nguyên tắc tài chính xuất nhập hàng hóa tại công ty.
- Tham mưu cho ban giám đốc công ty về tình hình hoạt động kinh
doanh, tình hình quản lý tài chính, hàng hóa nhằm có biện pháp quản lý và sử
dụng vốn kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
Ø Phòng Kỹ thuật - Nghiệp vụ
- Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc công ty về toàn bộ hoạt động
trong phân xưởng.
- Quản lý thiết bị và bố trí vật tư, nguyên liệu lao động trong phân xưởng
một cách hợp lý để hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao nhất.
- Tiếp nhận và triển khai các quy trình kỹ thuật đến các tổ chức sản xuất,
giám sát quy trình sản xuất bảo đảm các hàng hóa sản xuất đạt yêu cầu kỹ thuật
và tiêu chuẩn của ngành.
- Báo cáo với giám đốc về việc thực hiện các định mức trong sản xuất.
- Quyết định và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về phương án xử
lý bán thành phẩm không phù hợp với yêu cầu chất lượng.
Ø Phòng Tổ chức - Hành chính
- Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về toàn bộ hoạt
động của phòng là trưởng phòng.
- Tham mưu cho ban giám đốc trong việc xây dựng bộ máy tổ chức,
công tác tuyển dụng và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho nhân viên, thi đua khen
thưởng và kỹ luật cán bộ nhân viên.
- Tham mưu cho lãnh đạo trong việc xây dựng các nội quy - Phụ trách
chung, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về toàn bộ hoạt động của phòng là
trưởng phòng.
- Tham mưu cho ban giám đốc trong việc xây dựng bộ máy tổ chức,
công tác tuyển dụng và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho nhân viên, thi đua khen
thưởng và kỹ luật cán bộ nhân viên.
- Tham mưu cho lãnh đạo trong việc xây dựng các nội quy, quy chế
trong nội bộ công ty.
- Phụ trách hành chánh tổng hợp, quản lý sổ họp của công ty
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh lý hồ sơ.
- Tổ chức lưu trữ các hồ sơ nhân sự
- Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc công ty.
3.1.4. Sản phẩm của công ty
3.1.4.1. Sản phẩm của công ty
Mặt hàng xuất khẩu chủ lực hiện nay của công ty là cá tra fillet đông lạnh
dưới 2 dạng đông IQF và đông Block. Tên khoa học của cá tra là
Pangsiushypophthalonus. Sản phẩm fillet được phân thành 4 loại tương ứng với 4
màu: trắng, hồng, vàng nhạt, vàng đậm; có 4 kích cở (size) chủ yếu: 60-120; 120-
170; 170-220; 220-up. Đây chỉ là các kích cở cơ bản, ngoài ra công ty còn tổ
chức sản xuất các kích cở khác tùy theo yêu cầu của khách hàng.
3.1.4.2. Quy trình công nghệ
Kỹ thuật chế biến thực phẩm đông lạnh là một trong những kỹ nghệ phức
tạp được thực hiện theo chu trình khép kín bắt đầu từ khâu tiếp nhận, xử lý
nguyên liệu đầu.
Sơ đồ 2: QUY TRÌNH CHẾ BIẾN SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY

Tiếp nhận nguyên liệu Sửa cá

Xử lý sơ bộ Rửa 2

Fillet Kiểm ký sinh trùng

Rửa 1 Rửa 3

Lạng da Phân cở, phân màu

Xử lý phụ gia

Đông IQF Đông block


Cân / Rửa 4

Chờ đông Xếp khuôn

Xếp băng chuyền IQF Chờ đông

Cấp đông IQF Cấp đông

Mạ băng Tách khuôn

Bao gói, đóng nhãn

Bảo quản
3.2. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
3.2.1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Đảng ủy, ban giám đốc và sự
phối hợp hỗ trợ từ các phòng, ban của công ty.
- Xây dựng ngày càng hoàn chỉnh vùng nuôi nguyên liệu sạch gần công ty
đảm bảo cung cấp trên 90% lượng nguyên liệu sạch, giúp tiết kiệm chi phí vận
chuyển và chất lượng chế biến.
- Thực hiện hợp đồng bao tiêu nguyên liệu mang lại lợi ích thiết thực cho
công ty và người nuôi cá ngày càng gắn bó hơn.
- Thị trường tiêu thụ cá ngày càng được mở rộng đặc biệt là thị trường
châu Âu, hiện có 70 nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu cá tra Việt Nam.
- Hệ thống khách hàng ngày càng được giữ vững và ổn định. Công ty đã
duy trì quan hệ tốt đẹp với khách hàng truyền thống trong năm 2008. Bên cạnh
đó thiết lập được quan hệ mới với khách hàng ở Châu Á, Châu Úc, Trung
Đông,...
- Định mức chế biến giảm từ 2,86 xuống ở mức bình quân là 2,83 là giảm
giá thành và chất lượng hàng hóa ổn định và nâng cao sức cạnh tranh.
3.2.2. Khó khăn
- Công suất chế biến thấp, thiết bị công nghệ chế biến của công ty chưa
được nâng cấp, cải tiến kịp thời nên chi phí sản xuất và giá thành chưa cạnh tranh
so với doanh nghiệp chế biến có quy mô lớn hoạt động sử dụng công nghệ hiện
đại và tự động hóa cao.
- Chưa sản xuất các mặt hàng Filletuntrimmed giá rẻ (không gọt mở và
ruột đỏ) nên chưa xâm nhập vào thị trường giá rẻ như mua nhiều như Nga,
Ukraina, Balan phần lớn mua hàng giá rẻ như các loại cá chỉ qua sơ chế.
- Hệ thống kho lạnh của công ty chưa được mở rộng gây trở ngại cho việc
lưu kho, thống kê chi phí quản lý hàng hóa và chi phí gửi tại công ty.
- Vùng nguyên liệu của công ty tuy có thực hiện nhưng còn nhỏ lẽ, manh
mún, chưa đáp ứng tốt nhu cầu nguyên liệu sản xuất cả về lượng và về chất khi
có biến động.
3.2.3. Định hướng phát triển
- Về kim ngạch xuất khẩu: ước tính khoảng 28 triệu USD bằng 7.500 tấn
bao gồm các mặt hàng cá tra fillet và cá basa fillet qua các thị trường cũ và thị
trường mới như Nga, Trung Đông.
- Về kinh doanh nội địa ước doanh thu kế hoạch là 45 tỷ đồng, kinh doanh
các mặt hàng như: cá tra và cá basa fillet, thị trường là các tỉnh đồng bằng sông
cửu long, các tỉnh miền Trung và miền Bắc.
- Nghiên cứu mở rộng mặt hàng nông sản và ngành hàng nhằm đa dạng
hóa sản phẩm và ngành nghề kinh doanh.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN DOCIMEXCO-DOCIFISH
TẠI SA ĐÉC – ĐỒNG THÁP

4.1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY DOCIFISH
QUA 3 NĂM 2006-2008
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (xem trang
27), ta thấy rằng tổng doanh thu của công ty qua 3 năm đều tăng. Tổng doanh thu
tăng từ 370.552.284 ngàn đồng năm 2006 lên 400.548.804 ngàn đồng năm 2007,
tức tăng 29.996.519 ngàn đồng, tương đương với 8,1%. Sang năm 2008, tổng
doanh thu tăng lên 410.553.274 ngàn đồng, vượt hơn năm 2007 là 2,5%.
Tuy tổng doanh thu tăng nhưng tình hình chi phí của công ty cũng có
chiều hướng tăng cao. Năm 2007, giá vốn hàng bán của công ty là 346.388.026
ngàn đồng tăng 29.796.927 ngàn đồng, tương đương với 9,41% so với năm 2006.
Năm 2008 giá vốn hàng bán là 358.452.336 ngàn đồng, tăng 12.064.310 ngàn
đồng, tương ứng với 3,48% so với năm 2007. Cùng với sự gia tăng của giá vốn
hàng bán thì chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên. Nhờ công ty thực hiện
tốt chính sách tiết kiệm nên chi phí bán hàng qua các năm đều giảm giảm xuống.
Do công ty sử dụng vốn vay ngắn hạn nhiều nên các khoản lợi nhuận từ hoạt
động tài chính luôn bị lỗ.
Nhìn chung qua 3 năm tốc độ tăng doanh thu cao nhưng tốc độ tăng chi
phí cao hơn nên lợi nhuận hoạt động kinh doanh qua 3 năm đều giảm. Lợi nhuận
của công ty chủ yếu là khoản đóng góp từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh, các
khoản lợi nhuận khác không cao. Tốc độ giảm của lợi nhuận hoạt động kinh
doanh đã làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty giảm qua các năm. Năm 2007
lợi nhuận sau thuế giảm so với năm 2006 với mức tuyệt đối là 3.472.140 ngàn
đồng, tương ứng với 20,58%. Năm 2008, lợi nhuận sau thuế giảm 4.798.875
ngàn đồng, tương ứng với 35,81% so với năm 2007.
Để thấy rõ hơn tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm
2006-2008, ta phân tích từng yếu tố doanh thu, chi phí, lợi nhuận và sự ảnh
hưởng của các nhân tố này đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco - Docifish

Bảng 1: BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM (2006-2008)
Đơn vị tính: 1000 đồng

Năm Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007


Chỉ tiêu
2006 2007 2008 Giá trị % Giá trị %
1. Doanh thu BH và CCDV 371.049.182 401.043.987 410.844.441 29.994.804 8,08 9.800.455 2,44
- Doanh thu xuất khẩu 355.771.899 374.198.629 380.511.332 18.426.730 5,18 6.312.703 1,69
2. Các khoản giảm trừ 496.898 495.183 291.167 (1.715) (0,35) (204.015) (41,2)
3. Doanh thu thuần 370.552.284 400.548.804 410.553.274 29.996.519 8,1 10.004.470 2,5
4. Giá vốn hàng bán 316.591.099 346.388.026 358.452.336 29.796.927 9,41 12.064.310 3,48
5. Lợi nhuận gộp 53.961.185 54.160.778 52.100.938 199.593 0,37 (2.059.839) (3,8)
6. Doanh thu hoạt động tài chính 1.058.483 2.639.099 5.833.202 1.580.617 149,33 3.194.103 121,03
7. Chi phí tài chính 4.526.877 11.112.292 15.752.188 6.585.415 145,47 4.639.895 41,75
8. Chi phí bán hàng 31.584.168 28.528.481 25.384.412 (3.055.687) (9,67) (3.144.069) (11,02)
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.121.061 3.758.642 8.582.113 1.637.581 77,21 4.823.471 128,33
10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 16.787.562 13.400.462 8.215.427 (3.387.100) (20,18) (5.185.035) (38,69)
11. Thu nhập khác 84.180 12.324 394.149 (71.856) (85,36) 381.825 3.098,13
12. Chi phí khác - 13.185 8.851 13.185 - (4.334) (32,87)
13. Lợi nhuận khác 84.180 (860) 385.298 (85.040) (101,02) 386.158 44.902,1
14. Tổng lợi nhuận trước thuế 16.871.742 13.399.602 8.600.725 (3.472.140) (20,58) (4.798.877) (35,81)
15. Chi phí thuế TNDN - - - - - - -
16. Lợi nhuận sau thuế TNDN 16.871.742 13.399.602 8.600.725 3.472.140) (20,58) (4.798.877) (35,81)
(Nguồn: Phòng kế toán công ty Docifish)
Chú thích: - BH và CCDV: Bán hàng và cung cấp dịch vụ
- HĐKD: Hoạt động kinh doanh - TNDN: Thu nhập doanh nghiệp

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -27- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA
CÔNG TY DOCIFISH QUA 3 NĂM 2006-2008
4.2.1. Phân tích tình hình doanh thu của công ty
4.2.1.1. Phân tích chung tình hình doanh thu của công ty
Từ bảng tình hình doanh thu chung của công ty (xem trang 29) ta thấy
tổng doanh thu của công ty đều tăng qua các năm, tuy nhiên doanh thu tăng biến
động không ổn định, đặc biệt là vào năm 2007, doanh thu tăng khá cao so với
năm 2006. Năm 2006 tổng doanh thu đạt được là 371.694.947 ngàn đồng, năm
2007 tổng doanh thu tăng 31.505.280 ngàn đồng, tương ứng với 8,48% so với
2006. Năm 2008 tổng doanh thu tăng 13.580.397 ngàn đồng, tương ứng với
3,37% so với năm 2007.
Doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu hoạt động khác chiếm tỷ
trọng rất nhỏ so với tổng doanh thu của công ty. Thể hiện cụ thể là công ty không
tham gia góp vốn liên doanh, cũng không đầu tư vào các loại chứng khoán ngắn
hạn, do đó hạn chế phần nào thu nhập của công ty. Còn về doanh thu thuần về
hoạt động bán hàng thì có tỷ trong rất lớn trong tổng doanh thu của công ty.
Năm 2007 tổng doanh thu bán hàng đạt mức 400.548.804 ngàn đồng, tăng
29.996.519 ngàn đồng so với năm 2006, tương ứng với 8,1%. Nguyên nhân
doanh thu năm này tăng là do sản lượng xuất khẩu ở các thị trường lớn đi vào ổn
định, ngoài ra do năm 2007 nhu cầu nhập khẩu mặt hàng thủy sản của thị trường
nước ngoài tăng cao nên công ty tìm được một số thị trường tiêu thụ mới, chính
vì vậy mà công ty đẩy mạnh được sản lượng bán ra so với năm 2006 nên đã tác
động làm tổng doanh thu năm 2007 tăng lên đáng kể.
Đến năm 2008 thì doanh thu bán hàng tiếp tục tăng đạt mức 410.553.274
ngàn đồng, tăng 10.004.470 ngàn đồng so với năm 2007, tương ứng với 2,5%.
Tuy nhiên do ảnh hưởng yếu tố giá bán giảm xuống nên tốc độ tăng doanh thu
năm 2008 thấp hơn so với 2007. Để thấy rõ hơn về tình hình doanh thu của công
ty ta nghiên cứu cụ thể tình hình doanh thu theo cơ cấu mặt hàng và theo cơ cấu
thị trường của công ty.

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -28- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco - Docifish

Bảng 2 : TÌNH HÌNH DOANH THU CHUNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2006-2008)
Đơn vị tính: 1000 đồng
Năm Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 Giá trị % Giá trị %
1. Doanh thu thuần từ HĐBH 370.552.284 400.548.804 410.553.274 29.996.519 8,1 10.004.470 2,5
2. Doanh thu từ HĐTC 1.058.483 2.639.099 5.833.202 1.580.617 149,33 3.194.103 121,03
3. Doanh thu khác 84.180 12.324 394.149 (71.856) (85,36) 381.825 3.098,13
Tổng doanh thu 371.694.947 403.200.227 416.780.625 31.505.280 8,48 13.580.397 3,37
(Nguồn: phòng kế toán công ty Docifish)
Chú thích: - HĐBH: Hoạt động bán hàng
- HĐTC: Hoạt động tài chính
-
Đồ thị 1: TÌNH HÌNH DOANH THU CHUNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2006-2008)

416,780,625
420,000,000
403,200,228
410,000,000
400,000,000
390,000,000
371,694,947
380,000,000
370,000,000 Tổng doanh thu
360,000,000
350,000,000
340,000,000
2006 2007 2008

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -29- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


4.2.1.2. Phân tích doanh thu theo cơ cấu mặt hàng
Doanh số tiêu thụ là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng vì nó phản ánh kết
quả của quá trình sản xuất kinh doanh của công ty ở mỗi thời điểm khác nhau
trong quá trình kinh doanh. Thông qua sự thay đổi và sự biến động của doanh số
tiêu thụ sẽ cho chúng ta có thể nhìn nhận rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty có đạt hiệu quả hay không.
Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng
hóa. Trong quá trình tiêu thụ, sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình
thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn được thể hiện qua chỉ tiêu
doanh thu. Do đó, trong kinh doanh các nhà quản lý luôn quan tâm đến việc tăng
doanh thu, đặc biệt là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ vì đây là doanh
thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp, là nguồn vốn
quan trọng để doanh nghiệp tái sản xuất, trang trãi các chi phí. Tuy nhiên, để làm
được điều đó các nhà quản lý cần phải phân tích tình hình biến động của doanh
thu theo mặt hàng việc làm này sẽ giúp cho nhà quản lý có cái nhìn toàn diện hơn
về tình hình doanh thu của doanh nghiệp, biết được mặt hàng nào có doanh thu
cao, mặt hàng nào có nhu cầu cao trên thị trường, mặt hàng nào có nguy cơ cạnh
tranh để từ đó đưa ra kế hoạch cạnh tranh cho phù hợp đem lại hiệu quả cao nhất
cho doanh nghiệp.
a. Mặt hàng tiêu thị nội địa
Công ty Docifish là một trong những công ty có tổng kim ngạch cá tra
fillet tương đối lớn ở nước ta, tuy nhiên nói về tình hình mặt hàng tiêu thụ trong
nước công ty đang chiếm một tỷ trọng rất nhỏ so với các công ty cùng kinh
doanh mặt hàng thủy sản. Ta thấy rằng mặt hàng tiêu thụ nội địa của công ty chủ
yếu là các sản phẩm dạt, bán thành phẩm (Xem bảng 3 trang 32).
Nhìn chung tổng doanh thu của các sản phẩm dạt, BTP đều tăng qua các
năm. Năm 2006, tổng doanh thu là 15.191.453. Sang năm 2008 tổng doanh thu
tăng lên đạt giá trị là 26.653.489 ngàn đồng, tương ứng tăng 11.462.036 ngàn
đồng, với tỷ lệ 75,45% so với năm 2006. Đến 2008 tổng doanh thu đạt được là
30.257.087 ngàn đồng, tăng 3.603.597 ngàn đồng, tương ứng với 13,52% so với
năm 2007. Sản phẩm dạt, BTP bao gồm: Dạt, BTP loại 1, Dạt, BTP loại 2, dè thịt
vụn đông block, dạt tăng trọng,…Trong đó chiếm tỷ trọng nhiều nhất là sản

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -30- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


phẩm dạt, BTP loại 1 và sản phẩm dạt, BTP loại 2. nhìn chung qua 3 năm doanh
số các sản phẩm này tăng, giảm không ổn định. Cụ thể tình hình biến động của
từng loại như sau.
Năm 2007, doanh số sản phẩm dạt, BTP loại 1 là 16.791.698 ngàn đồng,
tăng 7.828.741 ngàn đồng, tương ứng với 87,35% so với năm 2006. Năm 2008
doanh số này giảm 1.260.584 ngàn đồng, tương ứng với 7,51% so với năm 2007.
Năm 2007 doanh số sản phẩm dạt, BTP loại 2 là 7.196.442 ngàn đồng, tăng
3.854.322 ngàn đồng, tương ứng với 87,85% so với năm 2006. Năm 2008 doanh
số dạt, BTP loại 2 tăng 3.302.536 ngàn đồng, tương ứng với 45,89% so với năm
2007,…Nhìn chung doanh thu các sản phẩm này tăng lên chủ yếu là do giá bán
tăng lên.
Tóm lại, muốn tăng doanh thu cao và có khả năng cạnh tranh với các
doanh nghiệp thì công ty nên có những chính sách khuyến khích nhiều hơn nữa
nhóm sản phẩm đông block ở thị trường nội địa.

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -31- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco -
Docifish

Bảng 3 : DOANH THU TIÊU THỤ NỘI ĐỊA THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG
Đơn vị tính: 1000 đồng

Năm Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007


Chỉ tiêu
2006 2007 2008 Giá trị % Giá trị %
Tổng doanh thu nội địa 15.191.453 26.653.489 30.257.087 11.462.036 75,45 3.603.597 13,52
Dạt BTP loại 1 8.962.957 16.791.698 15.531.115 7.828.741 87,35 (1.260.584) (7,51)
Dạt BTP loại 2 3.342.120 7.196.442 10.498.978 3.854.322 115,33 3.302.536 45,89
Dè thịt vụn đông block 729.190 586.377 2.012.854 (142.813) (19,59) 1.426.478 243,27
Dạt thành phẩm đông block 638.041 373.149 764.885 (264.892) (41,52) 391.736 104,98
Vụn cá tra tươi 1.519.145 373.149 644.113 (1.145.997) (75,44) 270.965 72,62
Dạt tăng trọng - 1.332.674 805.142 1.332.674 - (527.533) (39,58)
(Nguồn: phòng kế toán công ty Docifish)
Chú thích: - BTP: Bán thành phẩm

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -32- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


BẢNG 4 : SẢN LƯỢNG VÀ DOANH THU CỦA SẢN PHẨM TIÊU THỤ NỘI ĐỊA
Đơn vị tính: 1000 đồng
Năm
2006 2007 2008
Chi tiêu
Sản lượng Sản lượng Sản lượng
Giá trị Giá trị Giá trị
(tấn) (tấn) (tấn)
Tổng doanh thu nội địa 15.191.453 1.139 26.653.489 1.260 30.257.087 1.492
Dạt BTP loại 1 8.962.957 508 16.791.698 663 15.531.115 611
Dạt BTP loại 2 3.342.120 319 7.196.442 420 10.498.978 616
Dè thịt vụn đông block 729.190 56 586.377 46 2.012.854 129
Dạt thành phẩm đông block 638.041 38 374.059 22 764.885 41
Vụn cá tra tươi 1.519.145 218 372.239 39 805.142 57
Dạt tăng trọng - - 1.332.674 70 644.113 38
(Nguồn: phòng kế toán công ty Docifish)
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco - Docifish

Đồ thị 2: DOANH THU TIÊU THỤ NỘI ĐỊA THEO CƠ CẤU MẶT
HÀNG QUA 3 NĂM 2006-2008

35.000.000
30.257.087
30.000.000 26.653.489
25.000.000

20.000.000
15.191.454 Doanh thu
15.000.000 nội địa
10.000.000

5.000.000

0
2006 2007 2008

b. Mặt hàng xuất khẩu


Doanh thu của công ty chủ yếu thu được từ hoạt động xuất khẩu thủy sản.
Thông qua bảng doanh thu tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng (xem trang 35) ta thấy
rằng tổng doanh thu xuất khẩu của các mặt hàng xuất khẩu đều tăng qua các năm,
bao gồm hai mặt hàng chính là sản phẩm đông block và sản phẩm mới, trong đó
doanh thu từ sản phẩm đông block chiếm tỷ trọng rất cao và góp phần rất lớn vào
tăng lên của tổng doanh thu.
Năm 2006: Doanh số tiêu thụ từ thị trường xuất khẩu là 355.360.831 ngàn
đồng trong đó doanh số bán của sản phẩm đông block đạt giá trị là 350.404.824
ngàn đồng và doanh số bán của sản phẩm mới là 4.956.007 ngàn đồng.
Năm 2007: Doanh số bán của sản phẩm đông block và phẩm mới trong
năm thu được là 373.895.315 ngàn đồng tăng 18.534.484 ngàn đồng so với năm
2006, tương ứng với tỷ lệ 5,22%, trong đó doanh thu có được từ sản phẩm đông
block đem lại doanh số bán nhiều hơn sản phẩm mới. Do sản phẩm đông block là
sản phẩm chế biến sẵn, tiện lợi cho việc sử dụng và giá bán cũng phù hợp được
khách hàng chấp nhận, nên số lượng đặt hàng nhiều hơn sản phẩm mới dẫn đến
doanh số bán mặt hàng này tăng cao.
Năm 2008: Doanh số tiêu thụ đạt 380.296.187 ngàn đồng tăng so với năm
2007 một khoảng là 6.400.872 ngàn đồng, tương ứng 1,71%. Trong tổng doanh
số tiêu thụ thì doanh số sản phẩm đông block đạt 369.424.247 ngàn đồng và
doanh số của sản phẩm mới là 10.871.940 ngàn đồng. Sản phẩm đông block luôn
chiếm tỷ lệ cao và đóng góp rất lớn vào sự tăng lên trong tổng doanh thu.

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -34- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco -
Docifish

Bảng 5 : DOANH THU TIÊU THỤ XUẤT KHẨU THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG QUA 3 NĂM (2006-2008)
Đơn vị tính: 1000 đồng
Năm
Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007
2006 2007 2008
Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ
Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị % Giá trị %
(%) (%) (%)
Sản phẩm đông block 350.404.824 98,61 366.059.591 97,9 369.424.247 97,14 15.654.767 4,47 3.364.656 0,92
Cá tra trắng 276.384.590 78,88 334.837.099 91,47 283.428.069 76,72 58.452.509 21,15 (51.409.030) (15,35)
Cá tra hồng 22.426.972 6,4 5.518.258 1,51 32.678.058 8,85 (16.908.714) (75,39) 27.159.800 492,18
Cá tra vàng nhạt 34.688.144 9,9 12.578.303 3,44 42.207.883 11,43 (22.109.841) (3,74) 29.629.580 235,56
Cá tra vàng đậm 4.535.349 1,29 1.154.513 0,32 - - (3.380.836) (74,54) - -
Cá tra tươi 12.369.769 3,53 11.971.418 3,27 11.110.237 3,01 (398.351) (3,22) (861.181) (7,19)
Sản phẩm mới 4.956.007 1,39 7.835.724 2,1 10.871.940 2,86 2.879.717 58,11 3.036.216 38,75
Cá tra trắng tươi xiên que 1.840.333 37,13 2.401.107 30,64 2.638.665 24,27 560.773 30,47 237.558 9,89
Cá tra vàng nhạt xiên que 2.008.971 40,54 5.434.617 69,36 4.644.088 42,72 3.425.646 170,52 (790.529) (14,55)
Cá tra fillet cuộn 1.106.703 22,33 - - 3.589.187 33,01 (1.106.703) (100) 3.589.187 -
Tổng doanh thu 355.360.831 100 373.895.315 100 380.296.187 100 18.534.484 5,22 6.400.872 1,71
(Nguồn: phòng kế toán công ty Docifish)

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -35- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco -
Docifish

Bảng 6: SẢN LƯỢNG VÀ DOANH THU XUẤT KHẨU CỦA TỪNG MẶT HÀNG THỦY SẢN QUA 3 NĂM (2006-2008)
Đơn vị tính: 1000 đồng
Năm
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Sản lượng Sản lượng Sản lượng
Giá trị Giá trị Giá trị
(tấn) (tấn) (tấn)
Sản phẩm đông block 350.404.824 6.457 366.059.591 6.824 369.424.247 7.052
Cá tra trắng 276.384.590 4.966 334.837.099 6.205 283.428.069 5.387
Cá tra hồng 22.426.972 458 5.518.258 113 32.678.058 637
Cá tra vàng nhạt 34.688.144 711 12.578.303 251 42.207.883 860
Cá tra vàng đậm 4.535.349 126 1.154.513 72 - -
Cá tra tươi 12.369.769 196 11.971.418 183 11.110.237 168
Sản phẩm mới 4.956.007 86 7.835.724 166 10.871.940 220
Cá tra trắng tươi xiên que 1.840.333 25 2.401.107 30 2.638.665 32
Cá tra vàng nhạt xiên que 2.008.971 45 5.434.617 136 4.644.088 133
Cá tra fillet cuộn 1.106.703 16 - - 3.589.187 55
Tổng 355.360.831 6.543 373.895.315 6.990 380.296.187 7.272
(Nguồn: phòng kế toán công ty Docifish)

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -36- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco -
Docifish
Đồ thị 3: DOANH THU TIÊU THỤ XUẤT KHẨU THEO CƠ CẤU MẶT
HÀNG QUA 3 NĂM (2006-2008)

400.000.000
366.059.591 369.424.247
350.404.824
350.000.000

300.000.000

250.000.000
Sản phẩm đông
200.000.000
block
150.000.000
Sản phẩm mới
100.000.000

50.000.000
10.871.940
4.956.007 7.835.724
0
2006 2007 2008

4.2.1.2. Phân tích doanh thu theo thị trường tiêu thụ
Bảng 7: DOANH THU THEO CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG
Đơn vị tính: 1000 đồng
Năm
2006 2007 2008
Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ
Giá trị
trọng Giá trị trọng Giá trị trọng
(%) (%) (%)
Thị trường nội địa 15.191.453 4,1 26.653.489 6,65 30.257.087 7,37
Thị trường xuất khẩu 355.360.831 95,9 373.895.315 93,35 380.296.187 92,63
Tổng doanh thu 370.552.284 100 400.548.804 100 410.553.274 100
(Nguồn: Phòng kinh doanh công y Docifish)

a. Thị trường nội địa


Công ty Docifish là một trong những công ty có thị trường xuất khẩu tương
đối rộng ở nước ta. Tuy nhiên, nói về thị trường trong nước thì công ty đang
chiếm tỷ trọng rất nhỏ (xem bảng 7). Qua bảng 7 ta thấy tỷ trọng của thị trường
nội địa tăng qua các năm. Năm 2006, tỷ trọng doanh thu của thị trường nội địa là
4,1%, năm 2007 chiếm 6,65% và năm 2008 chiếm 7,37% trong tổng cơ cấu
doanh thu của công ty.

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -37- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


Bảng 8: DOANH SỐ TIÊU THỤ NỘI ĐỊA THEO CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG
QUA 3 NĂM 2006-2008
Đơn vị tính: 1000 đồng

Năm Chênh lệch Chênh lệch


Chỉ tiêu 2007/2006 2008/2007
2006 2007 2008 Giá trị % Giá trị %
Đồng Tháp 11.065.653 21.601.928 24.477.983 10.536.275 95,22 2.876.055 13,31
Thành phố
Hồ Chí Minh 4.125.800 5.051.561 5.779.104 925.761 22,44 727.543 14,40
Tổng
doanh thu 15.191.453 26.653.489 30.257.087 11.462.036 75,45 3.603.598 13,52
(Nguồn: phòng kế toán công ty Docifish)

Đồ thị 4: DOANH SỐ TIÊU THỤ THEO CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA
QUA 3 NĂM 2006-2008

35,000,000 32,536,958

30,000,000

25,000,000 21.601.928

20,000,000
Đồng Tháp
15,000,00011.065.654
7,720,129 Tp.Hồ Chí Minh
10,000,000
4,125,800 5,051,561

5,000,000

0
2006 2007 2008

Qua bảng số liệu trên ta thấy thị trường tiêu thụ chính của công ty chỉ có
Đồng Tháp và thành phố Hồ Chí Minh. Nhìn chung qua 3 năm doanh số của hai
thị trường này đều tăng, trong đó Đồng Tháp luôn chiếm tỷ trọng cao và góp
phần làm tăng tổng doanh thu nội địa. Cụ thể tình hình này như sau:
- Đồng Tháp: Năm 2007 tổng doanh thu đạt được là 21.601.928 ngàn đồng,
tăng so với năm 2006 mức tuyệt đối là 10.536.275 ngàn đồng, tương ứng với
mức tương đối 95,22%. Đến năm 2008 doanh số đạt được là 24.477.983 ngàn
đồng, tương ứng với mức tương đối là 13,31% so với năm 2007.
- Thành phố Hồ Chí Minh: Năm 2007 doanh số đạt được là 5.051.561 ngàn
đồng, tăng so với năm 2006 một mức tuyệt đối là 925.761 ngàn đồng, tương ứng
với mức tương đối là 22,44%. Năm 2008 doanh số đạt được là 5.779.104 ngàn
đồng, tăng 727.543 ngàn đồng, tương ứng với 14,4% so với năm 2007.
Nhìn chung doanh số thị trường nội địa đều tăng qua các năm đều này biểu
hiện rất tốt, tuy nhiên doanh số này sẽ tăng cao hơn nếu công ty mở rộng thêm thị
trường tiêu thụ.
b. Thị trường xuất khẩu
Nhìn chung qua 3 năm (2006-2008) thì sản phẩm của công ty đang có mặt ở
hầu hết các thị trường lớn và quan trọng trên thế giới (xem bảng 9 trang 40),
tổng kim nghạch xuất khẩu biến động tăng giảm ở từng thị trường như sau:
Tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty chủ yếu thu từ hoạt động xuất khẩu
trực tiếp, hoạt động xuất khẩu ủy thác chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Nhìn chung doanh
thu xuất khẩu từ năm 2006-2008 đều tăng cụ thể tình hình này như sau:
- Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp: Năm 2006 đạt giá trị 337.592.789 ngàn
đồng, chiếm 95,06% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, năm 2007 kim ngạch xuất
khẩu trực tiếp là là 306.066.124 ngàn đồng, chiếm 97,89% trong tổng kim ngạch
xuất khẩu và năm 2008 kim ngạch xuất khẩu trực tiếp là 380.296.187 ngàn đồng,
chiếm 100% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Nhìn vào đồ thị 5
(trang 45) ta thấy công ty có 4 thị trường tiêu thụ chính là châu Á, châu Âu, châu
Mỹ, châu Úc. Trong đó thị trường Châu Âu luôn chiếm tỷ trọng cao, và đóng góp
rất lớn vào tổng doanh thu xuất khẩu của công ty. Nhìn chung doanh thu tiêu thụ
xuất khẩu ở các thị trường tăng giảm không ổn định qua 3 năm. Cụ thể tình hình
biến động ở từng thị trường như sau:
Thị trường châu Âu: Đây là thị trường khó tính nhất trong các thị trường
xuất khẩu của công ty. Qua báo cáo xuất khẩu của công ty ta thấy rằng giá trị
xuất khẩu tăng giảm không đều cụ thể năm 2006 có giá trị xuất khẩu 278.554.833
ngàn đồng với tỷ trọng 82,46%, năm 2007 giá trị xuất khẩu là 304.517.095 ngàn
đồng với tỷ trọng 83,2% và đến năm 2008 thì giá trị xuất khẩu là 310.816.074
ngàn đồng với tỷ trọng 81,73% trong tổng giá trị xuất khẩu của công ty.
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco - Docifish

Bảng 9: DOANH THU TIÊU THỤ XUẤT KHẨU THEO THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ QUA 3 NĂM (2006-2008)
Đơn vị tính: 1000 đồng
Năm Chênh lệch Chênh lệch
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ
Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị % Giá trị %
(%) (%) (%)
Tổng kim ngạch xuất khẩu 355.360.831 100 373.895.315 100 380.296.187 100 18.534.484 5,22 6.400.872 1,71
1. Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp 337.806.006 95,06 366.006.124 97,89 380.296.187 100 28.200.118 8,35 14.290.063 3,9
Châu Á 17.363.229 5,14 17.495.093 4,78 14.261.107 3,75 131.864 0,76 (3.233.986) (18,49)
-Nhật Bản 7.738.791 44,57 6.084.793 34,78 4.880.151 34,22 (1.653.998) 21,37 (1.204.642) (19,8)
-Hàn Quốc 9.624.438 55,43 8.932.994 51,06 8.844.739 62,02 (691.443) (7,18) (88.256) (0,99)
-Trung Quốc - - 2.477.305 14,16 536.218 3,76 2.477.305 - (1.941.088) (78,35)
Châu Âu 278.554.833 82,46 304.517.095 83,2 310.816.074 81,73 25.962.263 9,32 6.298.979 2,07
-Hà Lan 226.687.923 81,38 253.997.709 83,41 265.219.356 85,33 27.309.786 12,05 11.221.647 4,42
- Bỉ 21.810.843 7,83 19.245.480 6,32 19.705.739 6,34 (2.565.363) 11,76 460.259 2,39
- Thụy Sỉ 17.521.099 6,29 16.778.892 5,51 15.696.212 5,05 (742.207) (4,24) (1.082.680) (6,45)
- Thụy Điển - - 8.069.703 2,65 9.821.788 3,16 8.069.703 - 1.752.085 21,71
- Anh 12.534.967 4,5 6.425.311 2,11 372.979 0,12 (6.109.657) 48,74 (6.052.331) (94,2)
Châu Mỹ 31.956.448 11,47 39.016.253 12,81 34.226.657 11,01 7.059.805 22,09 (4.789.596) (12,28)
Châu Úc 9.931.497 2,94 4.977.683 1,36 20.992.350 5,52 (4.953.813) 49,88 16.014.666 321,73
2. Kim ngạch xuất khẩu uỷ thác 17.554.825 4,94 7.889.191 2,11 - - (9.665.634) 55,06 (7.889.191) 100
(Nguồn: phòng kế toán công ty Docifish)

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -40- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


Đồ thị 5: DOANH THU TIÊU THỤ XUẤT KHẨU THEO CƠ CẤU
THỊ TRƯỜNG QUA 3 NĂM (2006-2008)

350.000.000

300.000.000

250.000.000
Châu Á
200.000.000
Châu Âu
150.000.000 Châu Mỹ
100.000.000 Châu Úc

50.000.000

0
2006 2007 2008

Nhìn chung, thị trường châu Âu là thị trường chủ lực của công ty vì thị
trường này đem lại cho công ty nhiều doanh thu nhất. Do đó muốn giữ vững
được thị trường này thì công ty phải tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến thương
mại như hội chợ, hội thảo và gặp gỡ các doanh nghiệp để giới thiệu và quảng bá
về sản phẩm, chất lượng hàng thủy sản Việt Nam tại các thị trường lớn của Châu
Âu như Hà Lan, Bỉ, Thụy Sỉ, Thụy Điển…
Thị trường châu Á: Tình hình tổng kim ngạch xuất khẩu từ năm 2006 đến
năm 2008 biến động như sau:
Năm 2006 có tổng giá trị xuất khẩu là 17.363.229 ngàn đồng chiếm tỷ trọng
là 5,14%, năm 2007 là 17.495.093 ngàn đồng chiếm 4,78% trong tổng kim ngạch
xuất khẩu của công ty. Năm 2008 gía trị xuất khẩu này là 14.261.107 ngàn đồng,
chiếm 3,75%. Như vậy năm 2007 so với năm 2006 tăng 131.864 ngàn đồng,
tương ứng tăng 0,76%. Đến năm 2008 doanh số ở thị trường này giảm xuống
3.233.986 ngàn đồng, với tỷ lệ 18,49%.
Thị trường châu Mỹ: Đây là thị trường đầy tiềm năng đối với tình hình xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam nhưng thị trường này luôn đầy sóng gió và biến
động. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng giảm không ổn định qua từng năm
cụ thể như sau:
Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2006 đạt 31.956.448 ngàn đồng chiếm tỷ
trọng 11,47%, năm 2007 giá trị này là 39.016.253 và chiếm tỷ trọng 12,81%
GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -41- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU
trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Đến năm 2008 giá trị kim ngạch
xuất khẩu giảm còn 34.226.657 ngàn đồng, chiếm tỷ trọng 11,01%.
Như vậy năm 2007 so với năm 2006 giá trị xuất khẩu tăng với số tiền
7.059.805 ngàn đồng, tương ứng tăng 22,09%; còn năm 2008 so với năm 2007
giảm 4.789.596 ngàn đồng, tương ứng giảm 12,28%. Do đó công ty cần có nhiều
biện pháp tối ưu như là thường xuyên theo dõi thông tin, diễn biến về tình hình
mua bán, biến động giá cả của thị trường này để quyết định phương án kinh
doanh của công ty cho phù hợp. Công ty cần quan tâm đến việc nâng cao tỷ trọng
sản phẩm để xuất khẩu vào thị trường này và nâng cao hiệu quả sản xuất cao hơn
nữa trong những năm tới.
Thị trường châu Úc: Đây là thị trường mới, tổng kim ngạch xuất khẩu trong
3 năm qua cũng tăng giảm không ổn định cụ thể là năm 2006 tổng kim ngạch
xuất khẩu là 9.931.497 ngàn đồng, chiếm tỷ trọng 2,94%; đến năm 2007 giá trị
xuất khẩu giảm xuống chỉ còn 4.977.683 ngàn đồng, chiếm tỷ trọng 1,36%;
nhưng sang năm 2008 giá trị xuất khẩu tăng đột ngột tăng lên đạt giá trị
20.992.349 ngàn đồng, chiếm tỷ trọng là 5,52% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Như vậy năm 2007 so với năm 2006 giảm một khoảng là 4.953.813 ngàn đồng,
tương đương với tỷ lệ 49,88%; năm 2008 so với năm 2007 tổng giá trị xuất khẩu
của thị trường này tăng 16.014.666 ngàn đồng, tương đương với tỷ lệ 321,73%.
Ø Tóm lại, tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Docifish đã có những
chuyển biến tích cực. Tổng giá trị kim ngạch nói chung của tất cả các thị trường
qua 3 năm không tăng cao nhưng lại có chiều hướng giảm vào năm 2008. Trong
đó, thị trường chủ yếu của công ty là châu Âu chiếm hơn 80% còn lại chia cho
các thị trường châu Mỹ, châu Á và châu Úc. Thị trường châu Âu là một thị
trường vốn rất khó tính đã góp phần tăng tổng kim ngạch xuất khẩu cho công ty.
Qua đó cho thấy công ty cần phải nổ lực trong việc tìm kiếm thị trường và cải
tiến kỹ thuật công nghệ chế biến, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm để đạt
được kết quả cao và từ đó tăng doanh số tiêu thụ xuất khẩu cao hơn nữa trong
tương lai.
- Kim ngạch xuất khẩu ủy thác: Năm 2006 tổng kim ngạch xuất khẩu ủy
thác là 17.554.825 ngàn đồng, năm 2007 giá trị xuất khẩu ủy thác là 7.889.191
ngàn đồng, giảm 9.665.634 ngàn đồng, tương ứng với 55,06% so với năm 2006.
Đến năm 2008 thì công ty không phát sinh hợp đồng xuất khẩu ủy thác. Nhìn
chung kim ngạch xuất khẩu ủy thác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu
xuất khẩu của công ty, chiếm khoảng 5% trong tổng kim nghạch xuất khẩu năm
2006 và giảm dần đến năm 2008 thì hoạt động xuất khẩu ủy thác không còn nữa,
đều này biểu hiện rất tốt vì nó cho ta thấy công ty đang ngày càng có uy tín trên
thị trường xuất khẩu.
4.1.1.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của
công ty Docifish
Mục đích của hoạt động tiêu thụ sản phẩm chính là doanh thu và lợi
nhuận, nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Các nhân tố này có mối quan hệ
chặt chẽ tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy, muốn đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản
phẩm thì công ty cần xác định được các nhân tố ảnh hưởng và sau đây là các
nhân tố quan trọng ảnh hưởng một cách trực tiếp đến tình hình tiêu thụ sản phẩm.
a. Chất lượng sản phẩm
Trong tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ thì nhân tố về
chất lượng sản phẩm giữ vai trò quan trọng nhất và một sản phẩm được xem là
có chất lượng và có khả năng xuất khẩu sang các nước khác khi sản phẩm đó
không những phải ngon, mẫu mã đẹp, hợp vệ sinh mà còn phải đáp ứng được các
tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt đối với mặt hàng thủy sản của công ty Docifish thì
chất lượng sản phẩm còn quan trọng hơn nữa, vì đa số các mặt hàng này đều
được xuất khẩu ra nước ngoài, do đó những sản phẩm này phải đáp ứng các yêu
cầuvà đòi hỏi gắt gao hơn nhiều so với việc tiêu thụ tại thị trường trong nước.
Hiện nay tình hình xuất khẩu dạng nguyên liệu cấp đông chiếm tỷ lệ cao
nhưng chất lượng thủy sản của công ty được đanh giá cao ở các thị trường xuất
khẩu như châu Mỹ, châu Á, châu Úc, EU,...do nguồn thủy sản của công ty chủ
yếu khai thác từ các nguồn tự nhiên và từ những nơi nuôi trồng không bị ô nhiễm
nên sản phẩm thủy sản của công ty có tính bổ dưỡng cao. Chất lượng sản phẩm
thủy sản của công ty được nhiều người tiêu dùng ở các thị trường này đánh giá
ngang bằng với các sản phẩm thủy sản của Thái Lan và cao hơn các nước Ấn Độ,
Banglades. Vì vậy, công ty đang chú ý nhiều hơn vào việc đầu tư công nghệ-
khoa học kỹ thuật trong khâu chế biến các sản phẩm nên tính cạnh tranh thủy sản
xuất khẩu công ty ngày càng được nâng cao. Cụ thể yêu cầu chất lượng ở một số
thị trường sau:
Thị trường Nhật Bản: Trước đây, các nhà doanh nghiệp Nhật Bản chỉ
đặt hàng chế biến đơn giản ở công ty và sau này sau khi đã tin tưởng thì Nhật bắt
đầu đặt các mặt hàng chế biến phức tạp. Và các sản phẩm đề được Nhật thừa
nhận, hầu như không có trường hợp nào bị trả về, Nhật cũng không đòi hỏi các
ngành sản xuất chế biến thủy sản phải có CODE hoặc áp dụng hệ thống tiêu
chuẩn HACCP như thị trường châu Âu và châu Mỹ.
Ngoài ra, Nhật cũng chấp nhận các giải pháp xử lý thủy sản với hóa chất
như Chlorine, Sodium Tripoly Phosphste và một số hợp chất khử trùng khác.
Nếu không sử dụng các chất khử trùng thì khó đảm bảo điều kiện vô trùng cho
các loại thủy sản được nuôi trồng và khai thác tại các nước nhiệt đới hoặc các
loại thủy sản chế biến thủ công, đòi hỏi nhiều lao động chân tay.
Để đảm bảo uy tín của nhà nhập khẩu Nhật Bản và bảo hộ hàng hóa trong
nước, chính phủ Nhật bản đã đưa ra nhiều biện pháp quản lý chất lượng thực
phẩm thuỷ sản như:
+ Kiểm tra chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn Nhật.
+ Kiểm tra nguyên liệu sản xuất ra sản phẩm nhập khẩu.
+ Kiểm tra kiểu dáng và công nghệ chế tạo sản phẩm.
+ Kiểm tra phong bì.
Thị trường châu Âu: Đây là thị trường khó tính nhất so với tất cả các thị
trường khác, tại thị trường này có rất nhiều quy định về chất lượng và an toàn
thực phẩm mà các thị trường châu Âu đặt ra để nhập khẩu hàng thủy sản. Các sản
phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể vệ sinh gồm độ tươi và độ sạch, mức
nhiễm vi, bao gồm các vi sinh vật gây bệnh và các vi sinh vật chỉ thị: dư lượng
hóa chất, độc tố sinh học biển và ký sinh trùng.
Ngoài ra tiêu chuẩn HACCP là điều quan trọng của doanh nghiệp xuất
khẩu thủy sản vào thị trường châu Âu. Đây là một hệ thống tiêu chuẩn có tính
chất bắt buộc đối với ngành công nghiêp chế biến thực phẩm nhằm đảm bảo an
toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm theo quan điểm phân tích và kiểm soát
các mối nguy trước khi xãy ra. Nó được áp dụng cho các doanh nghiệp chế biến,
xử lý, đóng gói, vận chuyển, phân phối và kinh doanh thực phẩm. Các doanh
nghiệp này buộc phải hiểu rõ những nguy cơ về mặt an toàn vệ sinh thực phẩm
có thể xãy ra ở tẩt cả các giai đoạn của quy trình sản xuất từ việc nuôi lớn, chế
biến, sản xuất thành phẩm và phân phối đến tay người tiêu dùng. Những nguy cơ
có thể do những sinh vật như chuột, sâu, bọ gây ra; do vi sinh vật như virut, vi
khuẩn, mốc meo; do chất độc như nhiễm hóa chất có hại; hoặc do vật chất tự
nhiên như gỗ, kim loại, thủy tinh, vải sợi gây ra.
Hệ thống HACCP rất quan trọng đối với công ty, vì công ty phải có trách
nhiệm thực hiện đầy đủ quy định của hệ thống đối với tất cả các dây chuyền sản
xuất. Nếu công ty vì một sơ sót nhỏ không thể hiện đã đáp ứng đầy đủ quy định
của cơ quan có thẩm quyền ở những nước nhập khẩu của thị trường này thì nhà
nhập khẩu sẽ không chấp nhận mua sản phẩm của công ty nữa.
Để một sản phẩm thủy sản đông lạnh có chất lượng thì khâu đóng gói bao
bì đóng vai trò không kém phần quan trọng. Bao bì được xem là yếu tố cần thiết
để khẳng định chất lượng sản phẩm vì nó đại diện cho sản phẩm, vừa bảo vệ cho
sản phẩm chống lại các tổn hại về cơ học. Nó là yếu tố quan trọng đối với các sản
phẩm bán lẻ tại các siêu thị hoặc tại điểm bán lẻ.
Bên cạnh vấn đề vận chuyển, vấn đề môi trường cũng có vai trò đáng kể
trong việc đóng gói. Theo xây dựng luật về môi trường, việc tái sử dụng và tái
sinh chất liệu bao bì và những yêu cầu cụ thể về đặt tính của môi trường phải
hoàn toàn liên quan đến chất lượng bao bì. Bao bì nhựa bên trong thùng carton
phải đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, yêu cầu đóng gói bao
bì các loại thủy sản như trọng lượng của sản phẩm, kích cở của sản phẩm, số sản
phẩm được đóng gói trong một thùng, mùi của sản phẩm, thu hút sự chú ý của
người tiêu dùng,…Nếu như công ty muốn mở rộng thêm thị trường các nước
châu Âu cũng cần biết đến các quy định của châu Âu về chất thải bao bì, để theo
đó công ty có những biện pháp thực hiện mới mong duy trì được mối quan hệ với
các nước châu Âu.
Đồng thời trong thời gian qua công ty Docifish đã thường xuyên cập nhật
thông tin, cải tiến công nghệ và đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật khắc khe của
thị trường châu Âu.
Qua phân tích các chính sách về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và
môi trường… cho thấy châu Âu là thị trường nghiêm khắc và khó tính nhất hiện
nay. Đây là mối đe dọa đối với công ty, nếu công ty không nghiên cứu kỹ về thị
trường này và không đáp ứng đủ các yêu cầu đã quy định thì hoạt động xuất khẩu
của công ty sẽ gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là vấn đề chất lượng an toàn vệ sinh
thực phẩm là trở ngại đối với công ty, do đó đòi hỏi công ty phải giám sát chặt
chẽ và làm đúng ngay từ đầu quá trình thu mua nguyên liệu, tuyệt đối không để
bất cứ sai sót nào có thể xãy ra. Nếu không cẩn thận mà để phạm sai lầm sẽ ảnh
hưởng đến uy tín, chất lượng và nhãn hiệu của công ty.
Thị trường châu Mỹ: So với hai thị trường Nhật Bản và châu Âu thì thị
trường châu Mỹ là một thị trường cũng nghiêm khắc và khó khăn không kém.
Đối với châu Mỹ thì chất lượng đóng vai trò quan trọng vì chất lượng của sản
phẩm cũng chính là thước đo của sự bền vững trong kinh doanh trên thị trường
này. Đây là một thị trường rất minh bạch và cởi mở, tuy nhiên thị trường này đòi
hỏi hàng hóa khi nhập vào thị trường phải có chất lượng cao, đơn đặt hàng của
thị trường châu Mỹ thường có số lượng lớn và thời gian giao hàng tương đối
ngắn. Tuy nhiên, các nhà nhập khẩu châu Mỹ lại dễ dàng dịch chuyển đơn đặt
hàng sang các nước khác nếu phía đối tác của nước ngoài không đáp ứng được
những yêu cầu về chất lượng mà họ đặt ra.
Thị trường này đòi hỏi nghiêm ngặt về quản lý sản xuất, chất lượng sản
phẩm, tiêu chuẩn môi trường, an toàn sức khỏe cho người lao động, khi đã ký
hợp đồng làm ăn với phía đối tác thì nhà xuất khẩu nước ngoài cần thực hiện
nghiêm túc nếu không sẽ dễ dàng dẫn đến những vụ tranh chấp phức tạp. Do đó,
cũng như công ty khác thì công ty Docifish khi xuất khẩu sang thị trường này cần
lưu ý đến những yêu cầu và các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng sản phẩm mà
châu Mỹ đặt ra để nhằm hạn chế tối đa lượng sản phẩm không đủ chất lượng bị
trả về, từ đó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Mặt khác, mặt hàng thủy sản đông lạnh của công ty rất cần đến sự bảo
quản kỹ lưỡng để giữ chất lượng sản phẩm lúc nào cũng tươi sống và đạt chất
lượng tốt nhất. Nếu làm được tất cả những đều đó thì lượng tiêu thụ sản phẩm
của công ty ngày càng nhiều hơn, và uy tín của công ty sẽ nâng cao cùng với
lượng sản phẩm sản phẩm xuất khẩu.
Tóm lại, chất lượng sản phẩm là một nhân tố có sự ảnh hưởng rất mạnh
đến tình hình tiêu thụ của công ty. Do đó công ty muốn xuất khẩu càng nhiều thì
yếu tố chất lượng sản phẩm lại càng quan trọng, chất lượng sản phẩm góp phần
rất lớn vào việc tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
b. Thị hiếu người tiêu dùng
Ngoài nhân tố chất lượng là nhân tố quan trọng nhất thì nhân tố đứng thứ
hai ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của công ty đó chính là nhân tố về thái độ, ý
thích người tiêu dùng. Người tiêu dùng là một yếu tố không thể tách rời trong
môi trường cạnh tranh. Sự tín nhiệm của người tiêu dùng là tài sản có giá trị đối
với doanh nghiệp, sự tín nhiệm đó đạt được nếu công ty biết thỏa mãn tốt nhu
cầu và thị hiếu của người tiêu dùng so với các đối thủ cạnh tranh. Nhu cầu của
người tiêu dùng về sản phẩm, mức tiêu thụ, thói quen và tập tính sinh hoạt và
phong tục của họ là nguyên nhân tác động trực tiếp đến lượng sản phẩm tiêu thụ
của công ty.
Nhu cầu tiêu dùng thủy sản của từng nước rất đa dạng và phong phú, các
mặt hàng đều phải tươi sống, đông lạnh. Tuy nhiên, còn tùy theo từng nước mà
nhu cầu tiêu dùng sẽ khác nhau, cụ thể nhu cầu tiêu dùng tại một số thị trường
tiêu thụ sau:
Thị trường Nhật Bản: Tại thị trường Nhật Bản, thủy sản là nguồn cung
cấp protein chính cho bữa ăn người Nhật, bình quân tiêu thụ thủy sản đầu người
Nhật đạt 72kg/người trong năm. Được như vậy là nhờ ở thói quen tiêu thụ sản
phẩm thủy sản và nghệ thuật chế biến món ăn từ thủy sản có từ lâu đời trong mỗi
người dân Nhật. Các món ăn được người Nhật ưa thích là mực Shushi, mực
Sashima, cá ngừ Sashimi, tôm Nabashi, tôm Surimi.
Qua các món ăn được ưa thích của người Nhật cho thấy có nhu cầu đa
dạng về thủy sản dùng làm nguyên liệu chế biến các món ăn như tôm, cá ngừ, cá
các loại…từ đó, có thể xác nhận được sản phẩm nào có thể xâm nhập vào thị
trường Nhật bản. Tuy nhiên, đa phần các món ăn kể trên đều phải làm từ thủy hải
sản tươi sống, chất lượng cao, vì vậy đối với việc chế biến sản phẩm thuộc dạng
này rất phức tạp, cần có một trình độ chế biến và trang thiết bị hiện đại. Ngoài ra,
thì người Nhật Bản rất ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm nếu hàng hóa có mẫu
mã đa dạng, phong phú mới dễ dàng thu hút được người tiêu dùng Nhật Bản.
Nếu công ty nắm bắt được xu hướng, nghệ thuật trong ăn uống của người Nhật
Bản là chúng ta đã bước đầu thành công trong việc tiếp cận đưa họ đến với sản
phẩm của công ty mình.
Thị trường Mỹ: Mỹ là một thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng khá khó
tính đối với những ai không hiểu và không biết thói quen của người tiêu dùng
Mỹ. Cần phải hiểu xem họ muốn gì, yêu cầu gì và đều cốt yếu của mỗi doanh
nghiệp là phải nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng và đáp ứng được những
thị hiếu đó. Công ty vẫn cần phải quan tâm và tìm hiểu nhiều hơn thị hiếu người
tiêu dùng Mỹ để công ty có thể xuất khẩu ngày càng nhiều sản phẩm sang thị
trường này. Qua nghiên cứu có thể rút ra một số tiêu chí về mặt hàng thủy sản
mà người tiêu dùng Mỹ quan tâm.
Thứ nhất, người Mỹ quan tâm chất lượng của sản phẩm, nhưng quan niệm
về chất lượng của họ cũng khác nhau. Chất lượng mà người Mỹ xác định đối với
mặt hàng thủy sản đó là nguồn gốc của sản phẩm. Ngoài ra, công tác tiếp thị và
tìm hiểu thị trường là một con đường dài đối với với công ty trong quá trình tác
động đến người tiêu dùng Mỹ. Chính vì vậy mà hàng hóa của Việt Nam nói
chung và hàng hóa của công ty Docifish nói riêng khi muốn xâm nhập và phát
triển tại thị trường Mỹ và được người dân Mỹ chấp nhận thì các doanh nghiệp
cần phải quan tâm đến nhãn hiệu sản phẩm của mình cũng như cần phải có kế
hoạch giới thiệu, khuyếch trương sản phẩm của mình một cách hữu hiệu.
Thứ hai, người tiêu dùng Mỹ cũng rất quan tâm đến mẫu mã sản phẩm.
Đối với người Mỹ họ sẵn sàng trả giá cao gấp ba lần cho một sản phẩm có mẫu
mã đẹp; mặc dù có thể chất lượng không được hoàn hảo lắm so với các sản phẩm
cùng loại. một điều khác lạ nữa ở người tiêu dùng Mỹ là một sản phảm dù giá trị
thấp nhưng vẫn được coi là sáng giá nếu mẫu mã đẹp. Do đó, để xuất khẩu các
mặt hàng thủy sản của công ty vào thị trường Mỹ thì ngoài chất lượng sản phẩm
công ty nên chú trọng đến mẫu mã sản phẩm nhiều hơn nữa.
Thứ ba, giá là đều quan tâm cuối cùng đối với người tiêu dùng Mỹ khi họ
quyết định nên mua sản phẩm nào đó. Người Mỹ đặt việc mua bán sản phẩm của
họ vào chất lượng và sự hữu dụng của sản phẩm khi họ cần đến.
Tóm lại, tại thị trường Mỹ thì giá trị của một sản phẩm chủ yếu được xác
định bởi danh tiếng của nhãn mác hoặc xuất xứ của một sản phẩm. Đối với các
doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Mỹ, đặc biệt là các mặt hàng
thủy sản công ty có một điều cần chú ý đó là không nên sử dụng chiêu thức
khuyến mãi thu hút người tiêu dùng Mỹ. Bởi vì nếu một sản phẩm khuyến mãi
mà chất lượng không tốt thì nó sẽ ảnh hưởng đến cái nhìn của họ đối với các sản
phẩm khác cùng nguồn gốc với sản phẩm đó.
Thị trường Ý: Nhu cầu chung về thủy sản của người dân nước này là cá
biển và tôm,…việc sử dụng cá nước ngọt vẫn còn hạn chế nhiều mặt hàng mà thị
trường này thường xuyên sử dụng cá tra fillet đông lạnh.
Ø Nhìn chung thị trường nào cũng rất đa dạng và năng động, vì vậy khi công
ty thâm nhập vào thị trường nào nên có sự nghiên cứu, xem xét phong tục tập
quán, văn hóa tiêu dùng, sở thích, niềm tin và mức độ chi trả,…Sản phẩm là
thước đo văn hóa người tiêu dùng vì vậy mà công ty khi tung sản phẩm ra thị
trường phải bám theo phong tục tập quán của người tiêu dùng. Thông thường,
hàng hóa vào các thị trường phải qua nhiều khâu phân phối lưu thông nên khi
đến tay người tiêu dùng thường có giá cả cao so với giá nhập khẩu. Do đó, công
ty cần có những chính sách hợp lý về giá cả của các mặt hàng thủy sản mà công
ty sẽ xuất khẩu đến các thị trường khác.
c. Đối thủ cạnh tranh
Sự hiểu biết về đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả các
doanh nghiệp, nếu có nhiều thông tin về đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp sẽ đưa
ra những quyết định đúng đắn hơn về giá cả, chất lượng mẫu mã, cung cấp dịch
vụ cho các khách hàng làm cho họ hài lòng hơn so với các đối thủ cạnh tranh
khác. Vì vậy, nhân tố đối thủ cạnh tranh là một trong những yếu tố cần thiết của
công ty khi muốn cạnh tranh và kinh doanh có hiệu quả cao trên thương trường.
Hiện tại, những doanh nghiệp của các nước như Campuchia, Lào,…đều
có địa hình khí hậu thuận lợi giống như Việt Nam nói chung và công ty Docifish
nói riêng khi những doanh nghiệp này bắt đầu quan tâm nhiều đến việc nuôi các
loại thủy sản để xuất khẩu. Thời gian gần đây, các doanh nghiệp tại các nước này
đã bắt đầu có kế hoạch trong việc nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản.
Mặc dù bây giờ các doanh nghiệp này chưa phải là đối thủ cạnh tranh thực thụ,
nhưng họ sẽ là đối thủ tiềm năng trong việc xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là xuất
khẩu cá tra, cá basa trong tương lai.
Đối với Thái Lan là nước này từ lâu đã là đối thủ lớn của Việt Nam trong
việc xuất khẩu thủy sản. Cụ thể là Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng
xuất fillet cá nheo và cá da trơn vào thị trường Mỹ, Thái Lan đưa nghề cá tra và
các loại panagaius khác vào chương trình phát triển cấp quốc gia. Do đó, trong
tương lai nước này sẽ là đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Việt Nam trong hoạt
động xuất khẩu thủy sản. Thái Lan đã có một bề dày kinh nghiệm xuất khẩu thủy
sản và sản phẩm của nước này đã khẳng định được trên thị trường quốc tế với
sản phẩm chất lượng cao, công nghệ chế biến hiện đại. Từ đó, doanh nghiệp
nước ta và cả công ty sẽ mất dần thị phần ngày càng cao nếu không nhanh chóng
đổi mới quản lý, cải thiện công nghệ sản xuất khí công ty này tham gia vào hoạt
động xuất khẩu thủy sản.
Về đối thủ cạnh tranh của công ty trong thời điểm này, không chỉ là các
doanh nghiệp ở Đồng Bằng Sông Cửu Long mà nước ta còn có trên 240 nhà máy
chế biến thủy sản đông lạnh. Thời gian qua, xuất khẩu thủy sản đã đem lại nhiều
lợi nhuận cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu ở đồng bằng sông
Cửu Long. Trước tình hình này các nhà máy và xí nghiệp chế biến thủy sản mới
mọc lên ngày càng nhiều. Nhiều doanh nghiệp đã làm ăn thuận lợi, nên đã tiếp
tục đầu tư trang thiết bị, cải tiến công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất.
Đặc biệt là đối thủ cạnh tranh của công ty đã đi vào đầu tư, mở rộng sản
xuất, cải tiến công nghệ để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu
như công ty TNHH Tuấn Anh đã nâng cao năng suất hoạt động lên 10%, công ty
TNHH Vĩnh Hoàn, công ty Agifish - An Giang,…Ngoài đầu tư vào quy trình sản
xuất, các doanh nghiệp còn thường xuyên tạo ra nhiều sản phẩm mới, nâng cao
chất lượng sản phẩm. Chính vì lẽ đó, công ty Docifish cần phải đầu tư ngày càng
nhiều hơn nữa để cạnh tranh với các đối thủ của mình.
d. Quan hệ thương mại
Sản phẩm thủy sản của công ty đã có mặt ở hầu hết ở các thị trường nhập
khẩu thủy sản lớn của thế giới như châu Mỹ, châu Âu, châu Úc,…Đến thời điểm
này, nhãn hiệu của công ty Docifish đã có mặt ở 70 nước trên thế giới và trở
thành nhu cầu thường xuyên tại Canada, châu Âu, Nhật Bản, Úc, Trung Quốc,
Hàn Quốc,...Tương lai các công ty có kế hoạch mở rộng thị trường sang các nước
thành viên khác của châu Âu, các nước tiềm năng thủy sản lớn và duy trì phát
triển các bạn hàng hiện tại. Để đạt được mối quan hệ làm ăn lâu dài với các nước
nhập khẩu hàng thủy sản, công ty cần chú ý.
+ Tiến hành nghiên cứu chính xác thị trường mục tiêu bằng việc tập hợp
và phân tích các thông tin thu thập khi vẫn ở trong nước.
+ Tiến hành thực việc tiếp xúc ban đầu với các đối tác bằng thư, fax hoặc
điện thoại. Nếu có thể nên thực hiện việc giới thiệu công ty và chất lượng sản
phẩm muốn đưa vào thị trường một cách chi tiết bằng tiếng Anh hoặc bằng ngôn
ngữ của các nước nhập khẩu. Gửi kèm một bảng giá nhập khẩu theo điều kiện
giao hàng FOB hoặc CIF.
+ Khi lựa chọn một số đối tác có triển vọng nhất, sau đó thực hiện việc
tiếp cận thực tế. Qua đó có thể tiếp xúc trực tiếp và thiết lập mối liên hệ làm ăn
chính thức với nhà nhập khẩu sau khi đã thực hiện điều tra sơ bộ về họ.
Muốn có mối quan hệ thật tốt với các thị trường khác để doanh số tiêu thụ
sản phẩm của công ty ngày càng cao, thì ngoài vấn đề trên công ty còn phải làm
tốt hơn nữa mối quan hệ trong quá trình giao dịch thương mại với các doanh
nghiệp nhập khẩu thủy sản của công ty.
+ Quan hệ thư từ giữa hai bên đối tác với nhau rất quan trọng, vì đó là
bằng chứng về sự hiện diện của công ty trong giao dịch thương mại, vì thế cần
thực hiện thư từ càng đúng, càng chính xác và càng thường xuyên càng tốt.
+ Sự chắc chắn đúng giờ, đáng tin cậy và trung thực đều rất quan trọng.
Do đó, cần chính xác và thẳng thắn về thời gian giao hàng, chất lượng sản phẩm
và khả năng sản xuất của công ty mình. Như thế thì uy tín của công ty có thể
được nâng lên và có khả năng đạt được thỏa thuận dài hạn.
+ Phải có sự giao hẹn trước khi giao dịch trực tiếp, trong trường hợp
không đúng hẹn phải có sự thông báo càng sớm càng tốt.
Ø Tóm lại, quan hệ thương mại cũng là một trong những yếu tố đóng vai trò
quan trọng để đẩy mạnh tình hình tiêu thụ sản phẩm thủy sản đông lạnh của công
ty đến các thị trường cũ và kể cả thị trường mới của công ty trong thời gian hiện
tại và trong tương lai.
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco - Docifish

Bảng 10: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CHUNG CỦA CÔNG TY DOCIFISH

Đơn vị tính: 1000 đồng

Năm Chênh lệch


2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ
Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền % Số tiền %
(%) (%) (%)
1. Gía vốn hàng bán 316.591.099 89,23 346.388.026 88,86 358.452.336 87,82 29.796.927 9,41 12.064.310 3,48
3. Chi phí bán hàng 31.584.168 8,90 28.528.481 7,32 25.384.412 6,22 (3.055.687) (9,67) (3.144.069) (11,02)
2. Chi phí hoạt động tài chính 4.526.877 1,28 11.112.292 2,85 15.752.188 3,86 6.585.415 145,47 4.639.896 41,75
4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.121.061 0,60 3.758.642 0,96 8.582.113 2,10 1.637.581 77,21 4.823.471 128,33
5. Chi phí khác - - 13.185 0,003 8.851 0,002 - - (4.334) (32,87)
Tổng chi phí 354.823.205 100 389.800.626 100 408.179.900 100 34.977.421 9,86 18.379.274 4,72
(Nguồn: phòng kế toán công ty Docifish)

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -52- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


4.2.2. Phân tích tình hình chi phí chung của công ty
Chi phí là một trong những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận
của công ty. Mỗi một sự tăng, giảm của chi phí sẽ dẫn đến sự tăng hoặc giảm của
lợi nhuận. Do đó chúng ta cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách hết
sức cẩn thận hạn chế sự gia tăng và có thể giảm chi phí đến mức thấp nhất. Đồng
nghĩa với việc làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
công ty.
Qua bảng tình hình chi phí chung của công ty (xem trang 52) cho thấy tình
hình thực hiện chi phí của công ty trong 3 năm qua đều tăng. Năm 2006 tổng chi
phí của công ty là 354.823.205 ngàn đồng. Năm 2007 tổng chi phí là
389.800.626 ngàn đồng, tăng so với năm 2006 một khoảng là 34.977.421 ngàn
đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 9,86%. Tổng chi phí năm 2008 là 408.179.900
ngàn đồng, tăng so với năm 2006 một khoảng là 18.379.274 ngàn đồng, tương
ứng tăng 4,72%.
Qua 3 năm tình hình chi phí chung của công ty đều tăng. Thể hiện cụ thể
qua đồ thị sau:
Đồ thị 6 : TÌNH HÌNH CHI PHÍ CHUNG CỦA CÔNG TY DOCIFISH
QUA 3 NĂM (2006-2008)
408,179,90
410,000,000 0
400,000,000 389,800,62
390,000,000 6
380,000,000
370,000,000 354,823,20
360,000,000 5 Tổng chi phí
350,000,000
340,000,000
330,000,000
320,000,000
2006 2007 2008

Tổng chi phí của công ty bao gồm chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán
hàng, chi phí QLDN, chi phí hoạt động tài chính, chi phí hoạt động khác. Cụ thể
tình hình biến động của từng loại chi phí này như sau:
a. Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong
tổng chi phí hàng năm của công ty chiếm khoảng 88% trong tổng chi phí. Năm
2007 giá vốn hàng bán của công ty là 346.388.026 ngàn đồng tăng so với năm

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -53- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


2006 một khoảng là 29.796.926 ngàn đồng, tương ứng với 9,41%. Năm 2008 giá
vốn hàng bán là 358.452.336 ngàn đồng tiếp tục tăng hơn 2007 một khoảng là
12.064.310 ngàn đồng, tương ứng với 3,48%. Ngoài ra, giá vốn hàng bán là nhân
tố mà công ty khó có thể chủ động với nhiều lý do như đơn đặt hàng nhiều hoặc
nguyên liệu đầu vào mà công ty mua được. Năm 2008 giá vốn tăng là do số
lượng đơn đạt hàng nhiều và năm 2007 giá nguyên liệu tăng lên nên đã làm giá
vốn tăng đáng kể. Năm 2008, giá vốn tăng là do số lượng đơn đặt hàng tăng lên.
Do đó công ty cần phải tính toán thật kỹ về thời điểm, sản lượng đặt hàng, chi phí
vận chuyển như thế nào cho hợp lý để không làm chi phí này tăng cao ảnh hưởng
lợi nhuận của công ty.
b. Chi phí bán hàng
Qua bảng chi tiết từng khoản mục chi phí bán hàng (xem trang 55) ta thấy
tổng chi phí bán hàng của công ty giảm qua các năm 2006-2008. Năm 2007 so
với năm 2006 chi phí bán hàng giảm một lượng 3.055.687 ngàn đồng, tương
đương 9,67% và năm 2008 chi phí bán hàng giảm 11,02% với mức giảm tuyệt
đối là 3.144.069 ngàn đồng. Chi phí bán hàng bao gồm chi phí lưu kho, chi phí
vận chuyển hàng xuất khẩu, cước xe lạnh, chi phí hoa hồng,…Trong đó chi phí
chiếm tỷ trọng cao là chi phí lưu kho và chi phí vận chuyển hàng xuất khẩu, cước
xe lạnh. Nhìn chung qua 3 năm các loại chi phí này đều giảm. Nguyên nhân các
loại chi phí này giảm do giá của các loại này giảm. Chẳng hạn như năm 2006 chi
phí vận chuyển hàng XK là 6.544.240 ngàn đồng, năm 2007 chi phí này giảm
576.081 ngàn đồng, tương ứng 8,8% so với năm 2006. Đến năm 2008 chi phí này
giảm 622.201 ngàn đồng, tương ứng với 10,43% so với năm 2006. Bên cạnh đó,
nhờ công ty thực hiện tốt chính sách tiết kiệm nên chi phí cũng giảm xuống,
chẳng hạn như chi phí lưu kho, năm 2006 chi phí lưu kho là 6.016.784 ngàn đồng
so với năm 2006, năm 2007 chi phí lưu kho giảm 1.027.153 ngàn đồng, tương
ứng với 17,07%, năm 2008 chi phí lưu kho giảm 397.591 ngàn đồng, tương ứng
với 7,97% so với năm 2007. Các chi phí khác như chi phí kê khai hải quan, chi
phí hoa hồng,…tuy chiếm tỷ lệ thấp trong tổng chi phí bán hàng nhưng công ty
cũng cần quan tâm và thực hiện chính sách tiết kiệm để các chi phí này giảm đến
mức thấp nhất. Nhìn chung tổng chi phí bán hàng giảm qua 3 năm, đều này rất
tốt, công ty nên duy trì kết quả này.
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco - Docifish

Bảng 11: CHI TIẾT TỪNG KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2006-2008
Đơn vị tính: 1000 đồng

Năm Chênh lệch Chênh lệch


Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Tỷ Tỷ Tỷ
Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền % Số tiền %
(%) (%) (%)
Cước vận chuyển hàng XK 6.544.240 20,72 5.968.158 20,92 5.345.957 21,06 (576.081) (8,80) (622.201) (10,43)
Cước xe lạnh 4.870.279 15,42 4.567.410 16,01 4.015.814 15,82 (302.869) (6,22) (551.596) (12,08)
Bao bì theo hàng 2.725.714 8,63 2.673.119 9,37 2.139.906 8,43 (52.595) (1,93) (533.213) (19,95)
Lưu kho 6.016.784 19,05 4.989.631 17,49 4.592.040 18,09 (1.027.153) (17,07) (397.591) (7,97)
Hoa hồng môi giới 1.468.664 4,65 1.172.521 4,11 875.762 3,45 (296.143) (20,16) (296.758) (25,31)
Phí ngân hàng 2.782.565 8,81 2.544.741 8,92 1.817.524 7,16 (237.825) (8,55) (727.217) (28,58)
Phí khai thuê hải quan 1.708.703 5,41 1.828.676 6,41 1.736.294 6,84 119.972 7,02 (92.382) (5,05)
Phí làm hàng 1.974.011 6,25 1.674.622 5,87 1.477.373 5,82 (299.389) (15,17) (197.249) (11,78)
Chi phí khác 3.493.209 11,06 3.109.604 10,90 3.383.742 13,33 (383.605) (10,98) 274.138 8,82
Tổng chi phí bán hàng 31.584.168 100 28.528.481 100 25.384.412 100 (3.055.687) (9,67) (3.144.069) (11,02)
(Nguồn: phòng kế toán công ty Docifish)
Chú thích: - XK: Xuất khẩu

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -55- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


4.2.2.3. Chi phí quản lý doanh nghiệp
Qua bảng chi tiết từng khoản mục chi phí QLDN (xem trang 57) ta thấy
chi phí QLDN tăng qua các năm. Năm 2006 chi phí QLDN là 2.121.061 ngàn
đồng, đến năm 2007 chi phí này là 3.758.642 ngàn đồng, tăng 1.637.581 ngàn
đồng, tương đương với 77,21%, so với năm 2006. Năm 2008 chi phí chi phí
QLDN là tăng so với năm 2006 mức tuyệt đối là là 4.823.471 ngàn đồng, tương
ứng với 128,33%. Nguyên nhân chi phí QLDN tăng lên là do ảnh hưởng nhiều
bởi nhân tố tiền lương nhân viên của công ty. Những năm gần đây Nhà Nước có
chính sách tăng lương cho nhân viên một mặt là đảm bảo cuộc cuộc sống cho
người dân do những năm gần đây tình hình lạm phát tăng cao, mặt khác, để
khuyến khích nhân viên làm việc có hiệu quả thì chính sách tăng lương là điều
cần thiết.
Nhìn chung chi phí QLDN còn cao công ty nên tổ chức lại bộ máy quản lý
để tiết kiệm chi phí. Muốn thực hiện được điều này công ty phải xem xét việc sử
dụng chi phí ở từng bộ phận, tiêu biểu như chi phí tiếp khách, chi phí văn phòng
phẩm, chi phí điện thoại. Công ty cũng phải có những kế hoạch, những chiến
lược và giải pháp hợp lý hơn.

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -56- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco - Docifish

Bảng 12: CHI TIẾT TỪNG KHOẢN MỤC CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2006-2008

Đơn vị tính: 1000 đồng

Năm Chênh lệch


2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ
Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền % Số tiền %
(%) (%) (%)
Tiền lương 735.160 34,66 1.515.108 40,31 3.701.465 43,13 779.949 106,09 2.186.357 144,3
Khấu hao 278.283 13,12 379.247 10,09 840.189 9,79 100.964 36,28 460.942 121,54
Phân bổ vật rẽ mau hỏng 48.997 2,31 505.537 13,45 130.448 1,52 456.541 931,78 (375.089) (74,2)
Công tác phí 21.635 1,02 47.359 1,26 117.575 1,37 25.724 118,9 70.216 148,26
Tiếp khách 32.452 1,53 50.742 1,35 123.582 1,44 18.289 56,36 72.841 143,55
Điện thoại 240.528 11,34 296.557 7,89 1.074.481 12,52 56.029 23,29 777.924 262,32
Văn phòng phẩm 93.751 4,42 90.583 2,41 181.083 2,11 (3.168) (3,38) 90.499 99,91
Phí ngân hàng 261.527 12,33 387.140 10,3 1.006.682 11,73 125.613 48,03 619.542 160,03
Phí bảo hiểm kho tàng, hàng hóa 265.133 12,5 342.788 9,12 929.443 10,83 77.656 29,29 586.655 171,14
Chi phí khác 143.596 6,77 143.580 3,8 477.165 5,56 (16) (0,01) 333.585 232,33
Tổng chi phí QLDN 2.121.061 100 3.758.642 100 8.582.113 100 1.637.581 77,21 4.823.471 128,33
(Nguồn: phòng kế toán công ty Docifish)
Chú thích: - QLDN: Quản lý doanh nghiệp

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -57- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


4.2.2.4. Chi phí hoạt động tài chính
Chi phí tài chính góp phần khá lớn trong tổng chi phí của công ty. Công ty
càng phát triển mạnh nên đòi hỏi nguồn vốn nên đòi hỏi nguồn vốn phải đầu tư
vào công ty ngày càng nhiều, từ đó nhiều chi phí bắt đầu phát sinh nên bắt buộc
công ty phải vay ngân hàng một phần vốn nào đó để đẩy mạnh các hoạt động
kinh doanh của công ty. Do đó các khoản chi phí tài chính của công ty cũng
chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí. Nhìn chung tổng chi phí tài chính của
công ty tăng qua 3 năm (xem trang 59). Cụ thể như sau:
Năm 2006 chi phí tài chính là 4.526.877 ngàn đồng. Năm 2007 chi phí tài
chính là 11.112.292 ngàn đồng, tương ứng tăng 6.585.415 ngàn đồng, với tỷ lệ
145,47%. Đến năm 2008 chi phí tài chính tăng 4.639.896 ngàn đồng, tương ứng
tăng 41,75% so với năm 2007. Chi phí tài chính bao gồm lãi vay công trình, lãi
vay kinh doanh, chênh lệch tỷ giá. Trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là lãi vay
kinh doanh, chiếm khoảng 85% trong tổng chi phí tài chính. Nhìn chung qua 3
năm chi phí lãi vay luôn tăng. Cụ thể năm 2006 tổng chi phí lãi vay là 3.854.636
ngàn đồng, năm 2007 chi phí lãi vay là 9.683.251 ngàn đồng, tăng 5.828.615 ngàn
đồng, tương ứng với 151,21%. Đến năm 2008 chi phí lãi vay là 13.203.984 ngàn
đồng, tăng 3.520.233 ngàn đồng, tương ứng với 36,35% so với năm 2007.
Ø Nhìn chung, tình hình chi phí của công ty Docifish trong 3 năm qua có
khá nhiều biến động. Mặc dù là ảnh hưởng không nhiều nhưng để công ty ngày
càng đi lên thì sự tăng lên của chi phí trong thời gian qua vẫn là một đều đáng lo
ngại. Công ty cần áp dụng nhiều biện pháp hơn nữa để tiết kiệm các khoản chi
phí, hạn chế những phí tổn để giảm phần nào sự tăng lên của tổng chi phí nhằm
gia tăng lợi nhuận của công ty.

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -58- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco - Docifish

Bảng 13: CHI TIẾT TỪNG KHOẢN MỤC CHI PHÍ TÀI CHÍNH
Đơn vị tính: 1000 đồng

Năm Chênh lệch


2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ
Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền % Số tiền %
(%) (%) (%)
Lãi vay công trình 390.669 8,63 634.512 5,71 1.038.069 6,59 243.843 62,64 403.557 63,60
Lãi vay kinh doanh 3.854.636 85,15 9.683.251 87,14 13.203,484 83,82 5.828.615 151,21 3.520.233 36,35
Chênh lệch tỷ giá 281.572 6,22 794.529 7,15 1.510.635 9,59 512.957 182,18 716.106 90,13
Tổng chi phí tài chính 4.526.877 100 11.112.292 100 15,752,188 100 6.585.415 145,47 4.639.896 41,75
(Nguồn: phòng kế toán công ty Docifish)

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -59- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


4.2.3. Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty Docifish
Phân tích tình hình lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động sản
xuất kinh doanh. Phân tích tình hình lợi nhuận để thấy được nguyên nhân và mức
độ ảnh hưởng đến việc tăng, giảm lợi nhuận của công ty. Từ đó, công ty cần đề ra
các biện pháp khai thác khả năng kinh doanh tốt hơn nhằm nâng cao lợi nhuận và
giúp hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả tối đa trong tương lai.
4.2.3.1 Phân tích chung tình hình lợi nhuận của công ty Docifish
Trong quá trình hoạt động kinh doanh thì cuối mỗi quý công ty lập báo
quyết toán về cho tổng công ty để nộp thuế thu TNDN còn chi nhánh công ty
không có nộp thuế TNDN nên trong bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
của công ty thì lợi nhuận trước thuế cũng là lợi nhuận sau thuế của công ty.
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế là phần lợi nhuận còn lại sau khi đã trừ ra chi phí và
phần thuế thu nhập doanh nghiệp mà công ty phải nộp. Lợi nhuận này công ty
dùng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, hoặc trích lập các quỹ cho hoạt động
khác của công ty sử dụng.
Nhìn chung qua 3 năm tình hình lợi nhuận sau thuế của công ty Docifish
giảm liên tục (xem bảng 14 trang 61). Cụ thể là mức lợi nhuận sau thuế năm
2007 là 13.399.602 ngàn đồng giảm 3.472.140 ngàn đồng, tương đương với
50,28% so với năm 2006. Đến năm 2008 lợi nhuận sau thuế giảm 4.798.877 ngàn
đồng, tương đương với 35,81% so với năm 2007.
Lợi nhuận sau thuế được hình thành từ 3 khoản lợi nhuận sau: Lợi nhuận từ
hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động
khác.
a. Lợi nhuận thuần từ hoạt động bán hàng
Qua bảng phân tích (xem trang 61) ta thấy, doanh thu thuần năm 2007 tăng
so với năm 2006 là 8,1% với mức tuyệt đối là 29.996.519 ngàn đồng và năm
2008, doanh thu thuần tăng 10.004.470 ngàn đồng, tương đương với 2,5%. Điều
này cho thấy quy mô sản xuất của công ty được gia tăng, đặc biệt là vào năm
2007. Tuy nhiên qua 3 năm tốc độ tăng doanh thu thuần lại thấp hơn tốc độ tăng
của giá vốn hàng bán. Sự gia tăng mất cân đối này dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận
của công ty.

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -60- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco - Docifish

Bảng 14: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY DOCIFISH QUA 3 NĂM (2006-2008)
Đơn vị tính: 1000 đồng
Năm Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007
Chi tiêu
2006 2007 2008 Giá trị % Giá trị %
Doanh thu thuần 370.552.284 400.548.804 410.553.274 29.996.520 8,1 10.004.470 2,5
Giá vốn hàng bán 316.591.099 346.388.026 358.452.336 29.796.927 9,41 12.064.310 3,48
Lợi nhuận gộp 53.961.185 54.160.778 52.100.938 199.593 0,37 (2.059.840) (3,8)
Chi phí bán hàng 31.584.168 28.528.481 25.384.412 (3.055.687) (9,67) (3.144.069) (11,02)
Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.121.061 3.758.642 8.582.113 1.637.581 77,21 4.823.471 128,33
Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng 20.255.956 21.873.655 18.134.413 1.617.699 7,99 (3.739.242) (17,09)
Doanh thu hoạt động tài chính 1.058.483 2.639.099 5.833.202 1.580.617 149,33 3.194.103 121,03
Chi phí hoạt động tài chính 4.526.877 11.112.292 15.752.188 6.585.415 145,47 4.639.895 41,75
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính (3.468.394) (8.473.193) (9.918.986) (5.004.799) (144,3) (1.445.793) (17,06)
Lợi nhuận khác 84.180 (860) 385.298 (85.040) (101,02) 386.158 (44.902,09)
Tổng lợi nhuận trước thuế 16.871.742 13.399.602 8.600.725 (3.472.140) (20,58) (4.798.877) (35,81)
Lợi nhuận sau thuế 16.871.742 13.399.602 8.600.725 (3.472.140) (20,58) (4.798.877) (35,81)
(Nguồn: phòng kế toán công ty Docifish)

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -61- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


Đồ thị 7: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY DOCIFISH
QUA 3 NĂM (2006-2008)

16,871,742
18000000
16000000 13,339,602
14000000
12000000
8,600,727
10000000 Lợi nhuận
8000000 sau thuế
6000000
4000000
2000000
0
2006 2007 2008

Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng là khoản chênh lệch từ lợi nhuận thuần từ
hoạt động bán hàng trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Xét
về chi phí ta thấy năm 2007 so với năm 2006 chi phí bán hàng giảm 3.055.687
ngàn đồng, tương tương với 20,18% và chi phí QLDN tăng 1.637.581 ngàn đồng,
tương đương với 0,37%, nên làm lợi nhuận hoạt động bán hàng và cung cấp dịch
vụ tăng tăng 1.617.699 ngàn đồng, tương đương với 7,99%. Đến năm 2008 chi
phí bán hàng giảm 11,02%, tương đương với mức tuyệt đối là 3.144.069 ngàn
đồng và chi phí QLDN tăng 128,33%, tương đương với mức tuyệt đối là
4.823.471 ngàn đồng. Trong khi đó lợi nhuận gộp giảm 2.059.839 ngàn đồng,
tương đương với 3,8% so với năm 2007, nên làm cho lợi nhuận từ hoạt động bán
hàng giảm 3.739.242 ngàn đồng, tương đương với 17,09% so với năm 2007.
Tóm lại, lợi nhuận từ hoạt động bán hàng là thành phần chủ yếu trong tổng
lợi nhuận của công ty. Qua phần phân tích trên ta thấy qua 3 năm tình hình lợi
nhuận hoạt động bán hàng tăng, giảm không ổn định. Năm 2007, lợi nhuận hoạt
động bán hàng tăng lên, nguyên nhân là do năm này công ty gia tăng được sản
lượng tiêu thụ, chủ yếu là tiêu thụ xuất khẩu. Năm 2008, do xuất hiện hiện nhiều
công ty chế biến thủy sản nên cạnh tranh về giá là điều không tránh khỏi và kết
quả là giá bán năm 2008 giảm xuống làm lợi nhuận hoạt động bán hàng năm này
giảm xuống. Vì vậy điều cần thiết hiện nay để gia tăng lợi nhuận hoạt động bán
hàng cho công ty là phải tăng được sản lượng tiêu thụ.

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -62- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


b. Lợi nhuận hoạt động tài chính
Hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là thu từ tiền gửi ngân hàng và
chi trả lãi vay. Dựa vào bảng phân tích lợi nhuân của công ty qua 3 năm cho
thấy, hoạt đông tài chính của công ty không mang lại lợi nhuận.
Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2007 tăng 1.580.617 ngàn đồng với tỷ
lệ tăng tương ứng là 149,33% so với năm 2006. Đến năm 2008, doanh thu từ hoạt
động tài chính là 5.833.202 ngàn đồng tăng 121,03 % so với năm 2007, mức tăng
tương ứng là 3.194.103 ngàn đồng.
Tuy nhiên chi phí từ hoạt động tài chính qua 3 năm đều tăng và tăng nhanh
hơn tốc độ tăng của doanh thu hoạt động tài chính. Năm 2006, chi phí tài chính là
4.626.877 ngàn đồng, năm 2007 tăng 6.585.415 ngàn đồng so với năm 2006, với
tỷ lệ tăng tương ứng là 145,47%. Chi phí tài chính năm 2008 cũng tăng so với
năm 2007, với tốc độ tăng là 41,47%, mức tăng là 4.639.895 ngàn đồng. Nguyên
nhân chi phí tài chính tăng là do cần sử dụng vốn vay để mua hang cũng như mở
rộng quy mô sản xuất đã đẩy chi phí trả lãi tiền vay tăng cao. Chính điều này đã
làm cho lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm liên tục qua 3 năm. Cụ thể:
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2006 âm 3.468.394 ngàn đồng, năm
2007 giảm 5.004.799 ngàn đồng tương đương 144,3% so với năm 2006. Năm
2008, lợi nhuận hoạt động tài chính giảm 17,06% so với năm 2007.
c. Lợi nhuận hoạt động khác
Lợi nhuận hoạt động khác là khoản chênh lệch giữa doanh thu hoạt động
khác và chi phí hoạt động khác. Lợi nhuận hoạt động khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ
trong tổng lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận hoạt động khác của công ty chủ yếu
là khoản thu từ thanh lý tài sản.
Khoản mục lợi nhuận khác của công ty biến động rất bất thường cụ thể năm
2006 lợi nhuận khác đạt 84.180 ngàn đồng, đến năm 2007 lợi nhuận này giảm
xuống còn 860 ngàn đồng, giảm 85.040 ngàn đồng, tương ứng với 101,02% so
với năm 2006. Năm 2008 lợi nhuận này tăng đột biến đạt giá trị là 385.298 ngàn
đồng, tương ứng với tỷ lệ 44.902,09%.
Ø Mặc dù qua 3 năm lợi nhuận có chiều hướng giảm nhưng công ty vẫn hoạt
động có hiệu quả bằng chứng là lợi nhuận sau thuế của công ty qua các năm đều
rất cao. Tuy nhiên trong môi trường cạnh tranh như ngày nay, giá bán đang có
chiều hướng giảm xuống. Vì vậy công ty cần nổ lực hơn nữa trong việc nâng cao
kết quả hoạt động kinh doanh và không ngừng mở rộng quy mô và thị trường
nhằm đưa công ty Docifish trở thành một công ty phát triển mạnh trên thương
trường.
4.2.3.2 Phân tích lợi nhuận theo kỳ kế hoạch
Qua bảng phân tích tình hình doanh thu chi phí, lợi nhuận theo kỳ kế hoạch
(xem trang 65), ta thấy qua 3 năm thì chỉ có năm 2006 công ty hoàn thành tốt kế
hoạch, năm 2007 và năm 2008 công ty chưa hoàn thành kế hoạch. Nhân tố giá
vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng cao và tác động đến sự tăng lên hay giảm
xuống của lợi nhuận.
Năm 2006: Lợi nhuận năm 2006 của công ty so với kế hoạch tăng 1,12%
tương đương với 5.255.956 ngàn đồng, kế hoạch lợi nhuận đặt ra là 4,53% khi
thực hiện thì tỷ suất lợi nhuận đạt 5,47%. Nguyên nhân là do doanh thu tăng khá
cao, đồng thời giá vốn hàng bán giảm xuống nên đã làm lợi nhuận tăng lên so với
kế hoạch.
Năm 2007: Năm này lợi nhuận giảm 1,29% so với kế hoạch, tương đương
với 5.126.345 ngàn đồng, kế hoạch lợi nhuận đặt ra là 6,57% nhưng đến khi thực
hiện thì tỷ suất lợi nhuận chỉ đạt 5,46%. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán
tăng lên so với kế hoạch. Doanh thu năm này cũng tăng, nhưng tốc độ tăng doanh
thu thấp hơn tốc độ tăng chi phí nên lợi nhuận giảm, đồng nghĩa với tỷ suất lợi
nhuận năm 2007 giảm so với kế hoạch.
Năm 2008: Lợi nhuận tiếp tục giảm so với kế hoạch là 1,61%, tương đương
với 6.865.587 ngàn đồng, kế hoạch lợi nhuận đặt ra là 6,02% nhưng đến khi thực
hiện thì tỷ suất lợi nhuận chỉ đạt 4,42%. Nguyên nhân là do doanh thu giảm, và
giá vốn hàng bán tăng lên so với kế hoạch nên đã làm lợi nhuận giảm, đồng nghĩa
với tỷ suất lợi nhuận năm 2008 giảm so với kế hoạch.
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco - Docifish

Bảng 15: DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN THEO KỲ KẾ HOẠCH
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Chênh lệch
2006 2007 2008 TH/KH TH/KH TH/KH
Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện 2006 2007 2008
1.Doanh thu thuần 345.000.000 370.552.284 400.000.000 400.548.804 415.000.000 410.553.274 25.552.284 548.804 (4.446.726)
2.Giá vốn hàng bán 300.000.000 316.591.099 340.000.000 346.388.026 355.000.000 358.452.336 16.591.099 6.388.026 3.452.336
Tỷ suất GVHB (%) 86,96 85,44 85,00 86,48 85,54 87,31 (1,52) 1,48 1,77
3.Chi phí hoạt động bán hàng 30.000.000 33.705.229 33.000.000 32.287.123 35.000.000 33.966.525 3.705.229 (712.877) (1.033.475)
Tỷ suất chi phí HĐBH (%) 8,70 9,10 8,25 8,06 8,43 8,27 0,40 (0,19) (0,16)
4. Lợi nhuận động bán hàng 15.000.000 20.255.956 27.000.000 21.873.655 25.000.000 18.134.413 5.255.956 (5.126.345) (6.865.587)
Tỷ suất lợi nhuận HĐBH (%) 4,35 5,47 6,75 5,46 6,02 4,42 1,12 (1,29) (1,61)
(Nguồn: phòng kế toán công ty Docifish)

Chú thích: - GVHB: Giá vốn hàng bán


- HĐBH: Hoạt động bán hàng

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -65- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


4.2.3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động
kinh doanh của công ty
Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tình hình lợi nhuận là xác
định mức độ của kết cấu mặt hàng, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá vốn hàng
bán, giá bán, chi phí hoạt động đến lợi nhuận. (xem bảng 16 trang 67- xem cách
tính ở phần phụ lục trang 83)
Ø Lợi nhuận năm 2007 so với năm 2006
Qua bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh ta thấy rằng lợi nhuận năm 2007 so với năm 2006 tăng lên. Nguyên nhân
là do ảnh hưởng của các nhân tố sản lượng, giá bán, kết cấu hàng bán, giá vốn
hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý. Cụ thể như sau: giá bán tăng lên, sản
lượng tiêu thụ tăng lên, kết cấu hàng bán thay đổi và công ty tiết kiệm được một
khoản chi phí bán hàng nên làm lợi nhuận năm 2007 tăng lên. Các yếu tố chi phí
quản lý doanh nghiệp tăng, giá vốn hàng bán tăng, đã làm lợi nhuận năm 2007
giảm xuống. Tác động của những yếu tố này đã làm lợi nhuận năm 2007 tăng so
với năm 2006 là 1.617.699 ngàn đồng.
Ø Lợi nhuận năm 2008 so với năm 2007
Qua bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh, ta thấy rằng lợi nhuận năm 2008 so với năm 2007 giảm xuống. Nguyên
nhân là do ảnh hưởng của các nhân tố sản lượng, giá bán, kết cấu hàng bán, giá
vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý. Cụ thể như sau: giá vốn hàng
bán giảm, sản lượng tiêu thụ tăng lên làm, kết cấu mặt hàng thay đổi và công ty
tiết kiệm được một khoản chi phí bán hàng nên làm lợi nhuận năm 2007 tăng lên.
Mặt khác, yếu tố giá bán giảm xuống và chi phí quản lý tăng lên làm lợi nhuận
năm 2008 giảm. Tác động của những yếu tố này đã làm cho lợi nhuận năm 2008
giảm 3.739.242 ngàn đồng so với năm 2007.

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -66- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh công ty cổ phần Docimexco - Docifish

Bảng 16: TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY DOCIFISH
Đơn vị tính: 1000 đồng
2007/2006 2008/2007
Chênh lệch Chênh lệch
Các nhân tố ảnh hưởng Lợi nhuận Lợi nhuận Lợi nhuận Lợi nhuận 2007/2006 2008/2007
tăng giảm tăng giảm
1. Sản lượng 3.806.636 2.662.032
2. Giá vốn 7.653.728 4.945.894
3. Giá bán 3.856.291 9.682.723
4. Kết cấu hàng bán 190.394 14.957
5. Chi phí bán hàng 3.055.687 3.144.069
6. Chi phí quản lý 1.637.581 4.823.471
Tổng mức độ ảnh hưởng 10.909.008 9.291.309 10.766.952 14.506.194 1.617.699 (3.739.242)
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phòng kế toán công ty Docifish)

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -67- SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


4.3. CÁC TỶ SỐ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Các nhà kinh tế luôn qua tâm đến hiệu quả kinh tế vì họ có mục đích
chung là làm thế nào để bỏ ra một đồng vốn kinh doanh thì sẽ thu được nhiều
hơn một đồng lợi nhuận. vì vậy khả năng sinh lời là một loạt các chính sách và
quyết định của đơn vị. Tỷ số này cho thấy khả năng sinh lời của một đồng vốn
hay một đồng tài sản của công ty và có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản trị.
Từ bảng Cân đối kế toán và bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta
tính toán được bảng số liệu sau:
Bảng 17: CÁC TỶ SỐ LỢI NHUẬN KINH DOANH CỦA CÔNG TY
GIAI ĐOẠN 2006-2008
Đơn vị Năm
Chỉ tiêu tính 2006 2007 2008
1. Lợi nhuận sau thuế 1000 đồng 16.871.742 13.399.602 8.600.725
2. Doanh thu thuần 1000 đồng 370.552.284 400.548.804 410.553.274
3. Tổng tài sản 1000 đồng 155.181.858 186.978.820 185.103.756
4. Tổng chi phí 1000 đồng 354.823.205 389.800.626 408.179.900
5. Vốn chủ sở hữu 1000 đồng 32.500.000 39.760.500 42.792.800
ROA (1)/(3) % 10,87 7,17 4,65
ROE (1)/(5) % 51,91 33,70 20,10
ROS (1)/(2) % 4,55 3,35 2,09
Lợi nhuận/chi phí (1)/(4) % 4,75 3,44 2,11
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty Docifish)

4.2.1. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)


Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản được đầu tư,
phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh
nghiệp. Tỷ số này cho biết cứ 100 đồng tài sản ngắn hạn được sử dụng trong sản
xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả.
Qua bảng 17 ta thấy tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty đều giảm
qua các năm 2006-2008. Cụ thể năm 2006 tỷ suất này đạt 10,87 đồng lợi nhuận,
đến năm 2007 thì tỷ số này giảm xuống còn 7,17 đồng lợi nhuận, tức giảm 3,71
đồng lợi nhuận so với năm 2006. Đến năm 2008 tỷ số này tiếp tục giảm xuống
còn 4,65 đồng, nghĩa là cứ 100 đồng tài sản sẽ giảm 2,52 đồng lợi nhuận. Điều

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -68 - SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


này cho thấy tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế chậm hơn tốc độ tăng của tài sản
dẫn đến mức độ tăng của tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản giảm.
Trong những năm tới công ty cần nâng cao hơn nữa việc sử dụng tài sản
một cách hiệu quả nhất nhằm tạo ra mức lợi nhuận cao hơn, tức việc sử dụng tài
sản hiệu quả hơn.
4.2.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ số này cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Qua bảng phân tích ta thấy ROE của công ty cao hơn ROA gấp nhiều lần,
điều đó cho thấy vốn tự có của công ty là thấp và hoạt động chủ yếu từ các khoản
nợ vay. Năm 2006 cứ 100 đồng vốn thì có 51,91 đồng lợi nhuận nhưng đến năm
2007 thì 100 đồng vốn tự có chỉ tạo ra được 33,70 đồng lợi nhuận, giảm 18,21
đồng lợi nhuận so với năm 2006. Đến năm 2008 thì 100 đồng vốn tự có tạo ra
20,10 đồng, giảm 13,6 đồng lợi nhuận so với năm 2007. Điều này cho thấy hiệu
quả sử dụng vốn của công ty ngày càng giảm.
4.2.3. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Nhìn chung tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm qua 3 năm. Tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu năm 2006 là 4,55%, năm 2007 tỷ số này giảm xuống còn
3,35%, tức năm 2007 giảm so với năm 2006 là 1,2%, tỷ suất lợi nhuận năm 2008
tiếp tục giảm còn 2,09%, tức giảm 1,26% so với năm 2007. Nguyên nhân là tuy
tốc độ doanh thu tăng cao nhưng do chi phí chiếm tỷ trọng khá cao do đó dẫn đến
tốc độ tăng lợi nhuận của công ty giảm xuống so với năm 2006. Tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu đang ở mức thấp công ty cần có biện pháp cải thiện.
4.2.4 Lợi nhuận ròng trên tổng chi phí (%)
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng chi phí phản ánh khả năng sinh lời của
một đồng chi phí bỏ ra, phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp. Tỷ
số này cho biết 100 đồng chi phí bỏ ra sử dụnh trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Tỷ số này càng cao
thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng chi phí có hiệu quả. Tỷ số này lớn hơn 1 thì
công ty sử dụng chi phí có hiệu quả. Dựa vào bảng 19 ta thấy lợi nhuận trên tổng
chi phí giảm qua 3 năm, đặc biệt năm 2006 tỷ số này là cao nhất. Điều này chứng
tỏ năm này công ty sử dụng chi phí rất có hiệu quả, mỗi đồng chi phí bỏ ra đem
lại cho công ty lợi nhuận không ít thì nhiều, theo sự phân tích trên thì cứ 100

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -69 - SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


đồng chi phí bỏ ra thì đem về cho doanh nghiệp tới 4,75 đồng lợi nhuận. Năm
2007 và năm 2008 tình hình sử dụng chi phí kém hiệu quả hơn năm 2006 tuy
nhiên công ty sử dụng chi phí cũng rất hiệu quả vì tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi
phí năm 2007 là 3,44% và tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí năm 2008 là 2,11%.
Nguyên nhân của việc sử dụng chi phí kém hiệu quả hơn năm 2006 là do năm
2007 chi phí nguyên liệu và chi phí tài chính tăng lên và năm 2008 là do ảnh
hưởng chi phí QLDN, chi phí tài chính tăng lên làm cho lợi nhuận giảm xuống.
4.4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY DOCIFISH QUA 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2009
Để thấy rõ kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2009 của công
ty ta so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của 6 tháng đầu năm 2009 với kết quả
hoạt động kinh doanh của sáu tháng đầu năm 2008.
Bảng 18: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
QUA 6 THÁNG ĐẦU NĂM
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu Sáu tháng đầu năm Chênh lệch
2008 2009 Giá trị %
1. Doanh thu BH và CCDV 223.532.204 247.690.059 24.157.854 10,8
2. Các khoản giảm trừ 266.923 279.450 12.527 4,7
3. Doanh thu thuần 223.265.281 247.410.609 24.145.328 10,8
4. Giá vốn hàng bán 196.071.812 218.531.331 22.459.519 11,5
5. Lợi nhuận gộp 27.193.469 28.879.278 1.685.809 6,2
6. Doanh thu HĐTC 6.081.915 8.782.641 2.700.727 44,4
7. Chi phí tài chính 9.589.747 12.412.369 2.822.623 29,4
8. Chi phí bán hàng 12.169.356 11.225.123 (944.233) (7,8)
9. Chi phí QLDN 6.801.022 6.875.068 74.046 1,1
10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 4.715.260 7.149.359 2.434.100 51,6
11. Thu nhập khác 600.986 660.546 59.560 9,9
12. Chi phí khác - 865.069 865.069 -
13. Lợi nhuận khác 600.986 (204.523) (805.510) (134)
14. Tổng lợi nhuận trước thuế 5.474.333 6.944.836 1.470.503 26,9
15. Chi phí thuế TNDN - - - -
16. Lợi nhuận sau thuế TNDN 5.474.333 6.944.836 1.470.503 26,9
(Nguồn: phòng kế toán công ty Docifish)
Chú thích: - BH và CCDV: Bán hàng và cung cấp dịch vụ
- QLDN: Quản lý doanh nghiệp - HĐTC: Hoạt động tài chính
- HĐKD: Hoạt động kinh doanh - TNDN: Thu nhập doanh nghiệp

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -70 - SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


Đánh giá:
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (xem bảng 18
trang 70), ta thấy rằng tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2009 tăng so với 6 tháng
đầu năm 2008, tổng doanh thu tăng từ 223.265.281 ngàn đồng 6 tháng đầu năm
2006 lên 247.410.609 ngàn đồng 6 tháng đầu năm 2007, tức tăng 24.145.328
ngàn đồng, tương đương với 10,8%. Nguyên nhân doanh thu tăng là do sản lượng
tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2009 tăng lên, mặc dù ảnh hưởng cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2008 nhưng hiện nay các thị trường nhập khẩu vẫn
rất ưa chuộng mặt hàng thủy sản của công ty, nên ngoài việc duy trì cung cấp
hàng cho các thị trường cũ, công ty còn tìm được một số thị trường mới vì vậy
doanh thu từ các thị trường này vẫn được duy trì thường xuyên và ngày càng gia
tăng giá trị.
Tuy tổng doanh thu tăng nhưng tình hình chi phí của công ty cũng có
chiều hướng tăng cao. Sáu tháng đầu năm 2009, giá vốn hàng bán của công ty là
218.53.331 ngàn đồng tăng 22.459.519 ngàn đồng, tương đương với 11,5% so
với 6 tháng đầu năm 2008. Giá vốn hàng bán tăng là chi phí nguyên liệu đầu vào
tăng lên. Cùng với sự gia tăng của giá vốn hàng bán thì chi phí quản lý doanh
nghiệp cũng tăng lên, nguyên nhân chi phí quản lý doanh nghiệp tăng là do ảnh
hưởng đơn đặt hàng 6 tháng đầu năm 2009 nhiều hơn so với 6 tháng đầu năm
2008. Nhờ công ty thực hiện tốt chính sách tiết kiệm nên chi phí bán hàng giảm
xuống. Do công ty còn sử dụng vốn vay ngắn hạn nhiều nên 6 tháng đầu năm
2009 các khoản lợi nhuận từ hoạt động tài chính vẫn lỗ.
Tốc độ tăng doanh thu 6 tháng đầu năm 2009 cao hơn tốc độ tăng chi phí
nên lợi nhuận hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2009 tăng lên . Lợi nhuận
của công ty chủ yếu là khoản đóng góp từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh, các
khoản lợi nhuận khác không cao. Tốc độ tăng của lợi nhuận hoạt động kinh
doanh đã góp phần làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên. Sáu tháng
đầu năm 2009 lợi nhuận sau thuế tăng so với 6 tháng đầu năm 2008 với mức
tuyệt đối là 1.470.503 ngàn đồng, tương ứng với 26,9%.
Ø Nhìn chung qua việc phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận
của công ty qua 6 tháng đầu năm 2009 ta thấy rằng 6 tháng đầu năm 2009 công
ty hoạt động hiệu quả hơn so với 6 tháng đầu năm 2009. Cụ thể là lợi nhuận của

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -71 - SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


công ty tăng so với 6 tháng đầu năm 2009. Điều này cho thấy nếu 6 tháng cuối
năm 2009 công ty hoạt động ổn định như 6 tháng đầu năm 2009 thì năm 2009 là
năm công ty thu được kết quả cao.

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -72 - SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


CHƯƠNG 5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CHO CHI NHÁNH CÔNG TYDOCIFISH

5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY


- Mặt hàng thủy sản của công ty chưa đa dạng hóa chủ yếu là mặt hàng cá
tra, cá basa.
- Hiện tại công ty chưa có phòng maketing. Phòng kinh doanh cùng lúc
đảm nhận công tác tổ chức hoạt động kinh doanh và makketing. Vì chưa có
phòng maketing nên còn hạn chế trong việc dư đoán xu hướng phát triển của nền
kinh tế thế giới cũng như những thông tin về đối thủ cạnh tranh.
- Trong phương trình Doanh thu - Chi phí - Lợi nhuận, muốn đạt được lợi
nhuận cao thì ngoài việc nâng cao doanh thu, công tác phải làm song song là
giảm chi phí. Giá vốn hàng bán của công ty chiếm tỷ trọng ngày càng cao, đó là
do chi phí nguyên liệu ngày càng tăng.
Hiện nay ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới ra đời, cạnh tranh thu mua
nguyên liệu tạo giá ảo hay bán phá giá để tranh giành khách hàng làm cho thị
trường nguyên liệu và xuất khẩu thường xuyên bị xáo trộn, mất ổn định khó dự
đoán. Giá nguyên liệu thường xuyên biến động do nguồn cung cấp nguyên liệu
không ổn định gây khó khăn cho công ty trong việc dự đoán giá cả và thực hiện
hợp đồng dài hạn với khách hàng, giá xuất khẩu thường xuyên thay đổi và chênh
lệch giá cao khiến khách hàng giảm đột ngột hoặc không đặt hàng khi giá tăng
cao. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.
- Thị trường nhập khẩu không ngừng nâng cao các rào cản thương mại
cũng như kỹ thuật làm tăng chi phí kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm và rủi ro
hàng bị trả lại.
5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CHO CÔNG TY
Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh yếu tố làm ảnh hưởng đến lợi
nhuận qua các năm là sản lượng, giá bán, kết cấu hàng bán, giá vốn hàng bán, chi
phí bán hàng và chi phí quản lý. Do đó tôi xin đưa ra một số giải pháp làm tăng
sản lượng, tăng giá bán, thay đổi kết cấu hàng bán, kiểm soát được tình hình tăng

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -73 - SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


giảm của chi phí bán hàng, chi phí quản lý, giá vốn hàng bán để nâng cao lợi
nhuận của công ty.
5.2.1. Biện pháp tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
5.2.1.1. Biện pháp tăng sản lượng
Công ty cần chú trọng nhiều vào thị trường trong nước hơn, ngoài bán cho
tỉnh Đồng Tháp và thành phố Hồ Chí Minh công ty cần mở rộng quan hệ phân
phối, đồng thời khuyến khích các cửa hàng đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ mặt hàng
của công ty bằng các biện pháp như chiết khấu thương mại, mua nhiều giảm giá,
…công ty có thể mở rộng thị trường vào các siêu thị khắp cả nước và các nhà
hàng dịch vụ du lịch, vì đây là thị trường tiềm năng.
Đối với thị trường xuất khẩu cần chú ý:
- Duy trì, củng cố các bạn hàng truyền thống như Nhật, Châu Âu,… đồng
thời không ngừng không ngừng tìm kiếm thị trường mới ở các nước trong và
ngoài khu vực…
Ta thấy rằng thị trường Châu Âu chiếm tỷ trọng khá cao trang tổng doanh
thu xuất khẩu, vì vậy, công ty cần đẩy mạnh quảng bá tạo thương hiệu, mẫu, đa
dạng hóa các sản phẩm trên internet những mặt hàng khác, lạ, đẹp mắt nhằm
nâng cao mỹ quan và phải đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm
soát chặt chẽ phẩm chất của các đơn vị cung ứng. Điều đó cũng để nhằm thỏa
mãn các thị trường khó tính khác như Mỹ, Nhật Bản,…Hàng năm lượng nhập
khẩu của thị trường này khá nhiều, vì vậy nếu tranh thủ xuất bán được ở các thị
trường này sẽ đem lại doanh thu khá lớn cho công ty. Do đó công ty cần nổ lực
nhiều hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm.
Các năm gần đây, việc xuất khẩu thủy sản ra thị trường thế giới cao hơn
rất nhiều so với những năm trước, nhưng mức giá lại không ổn định vì vậy cơ hội
đẩy mạnh doanh thu của công ty là rất cao nếu như mức giá trên thị trường thế
giới được ổn định và được sự can thiệp của hiệp hội thương mại quốc tế.
- Chọn lọc những khách hàng mua hàng thường xuyên, thanh toán đảm
bảo để giao dịch ký kết hợp đồng.
- Công ty cần tham gia nhiều hơn vào các kỳ hội chợ quốc tế, giới thiệu
sản phẩm của mình cùng với khách hàng thế giới.

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -74 - SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


- Đối với công ty cần xây dựng mạng lưới phân phối kinh tế và chiến lược
maketing cho từng đối tượng khách hàng và thị trường xuất khẩu.
5.2.1.2. Biện pháp tăng giá bán
Trong điều kiện môi trường cạnh tranh gay gắt, quyết liệt của nền kinh tế
thị trường như hiện nay thì khả năng tăng giá bán là vấn đề vô cùng khó khăn
không chỉ riêng đối với công ty Docifish mà đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt
động sản xuất kinh doanh nói chung.
Vì vậy việc định giá bán phải dựa trên việc theo dõi thường xuyên tình
hình giá cả trên thị trường và trên cơ sở tính toán các định mức chi phí và không
được thấp hơn mức giá do Hiệp Hội Lương Thực đề ra, từ đó điều chỉnh giá bán
phù hợp cho từng loại khách hàng. Công ty cần áp dụng các mức giá khác nhau
tùy theo các đối tượng khách hàng.
5.2.1.3. Giảm giá vốn hàng bán
- Tiết kiệm chi phí trong việc mua hàng, không thu mua lẻ tẻ với số lượng
nhỏ để giảm chi phí vận chuyển cũng như chi phí thu mua, khi mua nguyên liệu
công ty nên có kế hoạch thu mua rõ ràng theo yêu cầu sản xuất, phải kiểm tra số
lượng lẫn chất lượng nguồn nguyên liệu nhập kho.
- Hiện nay thị trường thủy sản bị biến động rất nhiều, do đó công ty cần
dự đoán tình hình biến động giá nguyên liệu đặc biệt là các loại sản phẩm cấp
cao bằng cách lập dự toán nguyên liệu mua vào. Khi công ty lập dự toán được
tình hình thị trường giá thị trường này sẽ tăng hơn nữa thì nên mua vào với số
lượng nhiều để tránh sự tăng giá quá cao sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến giá thành
sản phẩm.
Công ty nên phát huy tốt mối quan hệ với các nhà cung cấp để mua được
với giá rẻ hơn. Thiết lập cho công ty mình nhiều kênh thu mua nguyên liệu để
tránh, thu mua trực tiếp từ nông dân vì như vậy giá sẽ rẽ, xây dựng mối liên hệ,
hỗ trợ nhau hai bên cùng có lợi, dù giá nguyên liệu có biến động nhiều thì công
ty cũng chỉ bị tác động nhẹ.
- Xây dựng định mức tiêu hao nguyên, nhiên liệu, kiểm soát chi phí ở từng
khâu công đoạn công nghệ sản xuất ra sản phẩm, nâng cao năng suất lao động
nhằm giảm giá thành sản phẩm. Ngoài để tiết kiệm chi phí nguyên liệu tiêu hao

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -75 - SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


cần cải tiến công tác bảo quản vừa giảm hư hỏng, kém phẩm chất và vừa giảm
chi phí chế biến lại.
5.2.1.4. Thay đổi kết cấu hàng bán
Ngoài các mặt hàng cá tra, cá basa fillet công ty nên bổ sung thêm một số
mặt hàng khác như tôm, mực,…để nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của
người tiêu dùng trong và ngoài nước và qua đó lựa chọn đẩy mạnh tiêu thụ xuất
khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, kết hợp với nhiều mặt hàng thuỷ sản
khác của công ty nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
5.2.1.5. Giảm chi phí bán hàng
- Hiện nay giá xăng dầu đang biến động không ổn định, giá xăng dầu kéo
theo chi phí vận chuyển gia tăng. Vì vậy công ty cần sử dụng tối đa công suất của
phương tiện vận chuyển, tránh sử dụng lãng phí xe.
- Quản lý chi phí vật liệu bao bì chặt chẽ, nên kiểm tra chặt chẽ về vật liệu
bao bì của sản phẩm như kiểm tra về việc nhập, xuất, tồn kho là bao nhiêu, xuất
dùng với mục đích gì.
5.2.1.6. Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
- Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp cần xây dựng định mức sử dụng
điện, nước, điện thoại, lập dự toán chi phí ngắn hạn giúp công tác quản lý chi phí
cụ thể hơn. Thực hiện công khai chi phí đến từng bộ phận liên quan để đề ra biện
pháp cụ thể tiết kiệm chi phí chẳng hạn như chi phí văn phòng phẩm,… hoặc đối
với chi phí hội hợp, tiếp khách, công ty cần lập ra một biên độ giao động thích
hợp.
- Nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm trong cán bộ, công nhân viên, xây dựng
quy chế thưởng phạt về sử dụng tiết kiệm hay lãng phí tài sản của doanh nghiệp.
5.2.2. Một số giải pháp khác
5.2.2.1. Tổ chức hoạt động maketting
Tích cực tham gia các kỳ hội chợ như Brusel – Bỉ, Polfíh – Balan và tham
dự hội chợ Vietfish – TP.HCM để tiếp cận thị trường và khách hàng, triển lãm và
khảo sát thị trường, tổ chức hội nghị khách hàng đồng thời giới thiệu văn hóa ẩm
thực chế biến từ thủy sản. Tìm nhiều cộng tác viên ở nhiều nước để thu thập
thông tin và xúc tiến thương mại, có hoa hồng hợp lý.

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -76 - SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


Ngoài ra qua tham gia các đợt hội chợ, các cuộc thi về chất lượng sản
phẩm để nâng cao uy tín thương hiệu, đây là hình thức quảng bá sản phẩm một
cách thực tế và hữu hiệu nhằm khẳng định mình với khách hàng và tạo ra ưu thế
cạnh tranh một cách mạnh mẽ.
Đa dạng hóa sản phẩm: Đa dạng hóa sản phẩm là điều cần thiết để tránh
sự nhàm chán của khách hàng khi sử dụng sản phẩm cùng loại. Đưa ra các sản
phẩm mới như cá tra fillet cuộn, cá tra xiên que,…đáp ứng thị hiếu của nhiều
khách hàng khác nhau.
Đổi mới bao bì: Kiểu dáng đẹp, mẫu mã mới luôn là yếu tố lôi cuốn khách
hàng qua cái nhìn đầu tiên, nó góp phần đến sự lựa cho sản phẩm của khách
hàng. Tuy nhiên, vẫn phải đặc biệt chú trọng đến sự lựa chọn chất liệu sao cho
đảm bảo chất lượng sản phẩm và với chi phí thấp.
Lựa chọn thị trường tối ưu: Mặt hàng thủy sản nói chung có sức chịu ảnh
hưởng một phần đáng kể bởi tâm lý người tiêu dùng với phong tục tập quán và
nét văn hóa đặc thù của mỗi dân tộc, do đó nên phân tích và có sự lựa chọn khi
thâm nhập thị trường mới và trách trường hợp sản phẩm tung ra lại không tiêu
thụ được. Vì vậy, công ty cần tìm hiểu kỹ và phân tích sở thích cũng như văn hóa
của các quốc gia rồi mới đưa ra sản phẩm thăm dò và mở rộng thị trường.
5.2.2.2. Mở rộng thị trường
Công ty xuất khẩu là chủ yếu chưa chú trọng nhiều đến thị trường trong
nước nhưng thị trường trong nước lại là thị trường tiềm năng. Chính vì vậy trong
thời gian tới công ty cần phải mở rộng thêm thị trường trong nước bằng cách đầu
tư xây dựng thêm các đại lý bán lẽ ở các thành phố lớn như thành phố, thành phố
Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà nẵng …
Giới thiệu sản phẩm của công ty đến các nhà hàng, khách sạn vì càng có
nhiều nhà hàng chấp nhận bán sản phẩm của công ty thì cơ hội bán được hàng
cho khách hàng lại càng cao và sản lượng tiêu thụ sản phẩm tăng, để thuyết phục
họ có thể sử dụng phương pháp cho hưởng chiết khấu.
Bên cạnh việc mở rộng thị trường trong nước thì công ty cũng phải mở
rộng thêm thị trường nước ngoài. Duy trì, cũng cố các bạn hàng hiện có, đồng
thời tiềm kiếm mở rộng thêm thị trường tiềm năng và thị trường mới của công ty
như thị trường châu Phi, Trung Đông, Nga,…

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -77 - SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


5.2.2.3. Giải pháp về khoa học – công nghệ
Ngày nay với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ và cùng
với sự đòi hỏi ngày càng khắc khe của thị trường thủy sản thì công ty cần phải:
- Thường xuyên cải tiến, đổi mới quá trình công nghệ để sản xuất ra nhiều
loại sản phẩm có chất lượng cao mà chi phí thấp.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhiên liệu, chế biến
xuất khẩu thủy sản. Thường xuyên cập nhật hóa chất, kháng sinh, chất xử lý môi
trường bị cấm sử dụng hoặc hạn chế sử dụng của các tổ chức quốc tế, của các
nước nhập khẩu.
- Các bộ phận kỹ thuật chế biến cần áp dụng các biện pháp nâng cao, kéo dài
tuổi thọ sản phẩm, đảm bảo độ an toàn cho sản phẩm bằng cách sử dụng tối thiểu
hoá chất nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
Ø Tóm lại, tất cả các biện pháp chủ yếu trên nhằm có thể nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh của công ty Docifish trong tương lai. Những biện pháp đó
được rút ra trên cơ sở phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công
ty trong thời gian qua với mục đích là đề ra biện pháp này sẽ được công ty xem
xét và có thể thực hiện, giúp cho hoạt động của công ty ngày càng đạt hiệu quả
và phát triển mạnh hơn.

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -78 - SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN


Xuất khẩu thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế xuất khẩu chủ lực
của nước ta, nó mang lại hiệu quả xuất khẩu cao, tốc độ phát triển nhanh góp
phần đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Việc đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ giữa nhà
nước và các doanh nghiệp. Nhưng các doanh nghiệp cần phải chủ động trong
việc xuất khẩu sang các thị trường để đảm bảo sự phát triển bền vững.
Hòa vào dòng chảy hội nhập kinh tế của đất nước trong khu vực và của tổ
chức thương mại thế giới WTO với đầy những khó khăn và thử thách, chi nhánh
công ty cổ phần Docimexco-Docifish là một trong những công ty xuất khẩu cá
tra lớn ở khu vực đồng bằng sông cửu long, đang từng bước tăng trưởng và phát
triển đồng thời tạo thế đứng vững chắc cho mình với mục tiêu trở thành công ty
xuất khẩu thủy sản lớn trong nước.
Qua việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ở công ty Docifish
trong 3 năm qua thì ta thấy được những cố gắng của công ty trong việc cải thiện
tình hình thu mua, chế biến và xuất hàng của công ty cho phù hợp với tiêu chuẩn
của các thị trường tiêu thụ xuất khẩu đặt ra, công ty đã đạt được các tiêu chuẩn
như HACCP, ISO 9001:2000,.. đáp ứng được yêu cầu kiểm nghiệm chất lượng,
vệ sinh an toàn đối với hàng thuỷ sản. Công ty cũng đã có được nhiều thành công
trong việc tiếp cận thị trường xuất khẩu và gia tăng sản lượng khách hàng đặt
hàng với xí nghiệp làm cho thương hiệu thuỷ sản Docifish ngày càng quen thuộc
hơn tại thị trường các nước nhập khẩu thuỷ sản.
Ngoài ra, nhằm thay thế lượng thức ăn làm từ gia cầm thì mặt hàng thủy
sản hiện nay đã đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn của hầu hết mọi người dân
từ trong nước đến thế giới, chính vì vậy sản lượng cá Việt Nam xuất khẩu sang
các nước ngày càng tăng cao và sản lượng xuất khẩu cá tra của công ty Docifish
cũng chiếm phần không nhỏ.
Tuy nhiên trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản ra nước ngoài vẫn còn
những yếu tố mất ổn định, thiếu tính bền vững đe doạ đến tốc độ phát triển, và

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -79 - SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như ngày nay. Để cho công ty phát triển một
cách bền vững và có doanh thu ổn định thì việc nghiên cứu thực trạng xuất khẩu
của xí nghiệp trên một số thị trường lớn, thị trường chủ lực, và đề xuất những
giải pháp cụ thể và toàn diện mang ý nghĩa thực tiễn cao.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với nhà nước
Trong xuất khẩu thủy sản Nhà nước đóng vai trò là người nhạc trưởng và
là nhà thương quyết để tạo điều kiện môi trường thuận lợi, là nhà can thiệp tạo
động lực hỗ trợ cho các nhà kinh doanh thủy sản xuất khẩu, với sự hỗ trợ nhiệt
tình của nhà nước sẽ giúp cho tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng
tốt hơn. Do đó, nhà nước cần phải quan tâm nhiều hơn và nên thực hiện một số
nội dung quan trọng sau:
- Xây dựng khuôn khổ pháp lý rõ ràng và thông thoáng nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh.
- Nhà nước cần có chính sách kết hợp giữa 3 nhà: nhà nước – doanh
nghiệp – nhà ngư dân.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại hỗ trợ cho các doanh nghiệp
trong việc tìm hiểu thị trường và cung cấp thông tin.
- Tổ chức nhiều cuộc giao lưu, triễn lãm và các buổi hội chợ để quảng bá,
giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp tại địa phương, trong nước đến người
dùng của ngoài tỉnh và trên thế giới.
- Nghiên cứu và qui hoạch cụ thể cho ngành nuôi trồng để đáp ứng tối đa
nhu cầu nguyên liệu cho các doanh nghiệp thủy sản.
- Nhà nước cần có chính sách thích hợp để nhanh chóng chuẩn hóa việc
nuôi trồng của các hộ ngư dân nuôi cá tra xuất khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế, đáp
ứng yêu cầu kịp thời và khắc khe về chất lượng sản phẩm sạch của thị trường thế
giới. Ở các vùng nuôi cá tập trung nhà nước cần xem xét việc xây dựng các trạm
theo dõi dự báo chất lượng môi trường nước, để có thông báo kịp thời cho ngư
dân kịp xử lý trong trường hợp có biến động xấu về môi trường nước.
- Để khuyến khích đầu tư sản xuất cá tra theo quy mô công nghiệp và cam
kết áp dụng quy trình nuôi theo tiêu chuẩn quốc tế nhà nước xem xét hổ trợ dưới

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -80 - SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


các hình thức đơn giản hóa thủ tục cho vay, tăng giới hạn của các khoản vay hỗ
trợ tín dụng ngăn hạn để ngư dân trang trãi chi phí nuôi.
6.2.1 Đối với Công ty
Bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước thì sự phấn đấu của công ty cũng đóng
vai trò rất quan trọng:
- Xây dựng thương hiệu chung cho một số sản phẩm và tập trung nguồn
lực để đẩy mạnh công tác quảng bá phát triển thị trường.
- Xây dựng chính sách tiếp thị sản phẩm và nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên có nâng lực cao nắm bắt và
phản ứng nhanh trước sự thay đổi của đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
- Duy trì tốc độ phát triển xuất khẩu cá tra ở các thị trường chủ lực ổn định
trước đây, đồng thời đẩy mạnh công tác quảng bá thương hiệu sang các thị
trường mới.
- Kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng cả khâu đầu vào và đầu ra của sản phẩm.
- Mạnh dạng nâng cấp công nghệ hiện đại nhằm cung cấp sản phẩm đạt
tiêu chuẩn xuất khẩu. Trong kiểm tra chất lượng đề nghị công ty nên mua máy để
kiểm tra dư lượng kháng sinh, chẳng hạn máy ELISA (10.000 USD/máy).

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -81 - SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


TÀI LIỆU THAM KHẢO
š {

1. Nguyễn Tấn Bình (2004). Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Đại
Học Quốc Gia, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. TS. Trương Đông Lộc, ThS. Trần Bá Trí, Nguyễn Văn Ngân, Nguyễn
Thị Lương, Trương Thị Bích Liên (2008). Quản Trị Tài Chính, tủ sách Đại Học
Cần Thơ.
3. ThS. Đặng Thúy Phượng (2004). Giáo trình tài chính doanh nghiệp,
Trường Đại học Tài chính – Hải quan.
4. Phùng Thị Thanh Thủy (2000). Phân tích hoạt động kinh tế doanh
nghiệp, NXB thống kê.
5. Các trang Wed:
Website:
www.Docifish.com.vn
www.Mof.gov.vn
www.Sggp.org.vn/kinhte/2009/1/179736
www.thuysanvietnam.com.vn

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -82 - SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


PHỤ LỤC
š {

Cách tính bảng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bán
hàng. (Bảng 16, trang 67)
Căn cứ số liệu của công ty ta tính toán bảng số liệu phục vụ cho việc phân
tích này như sau:
Bảng 19: TÌNH HÌNH SẢN LƯỢNG, GIÁ VỐN, GIÁ BÁN
CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2006-2008
Năm
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Tổng sản lượng (tấn) 7.682 8.250 8.764
1. Sản phẩm đông block 6.457 6.824 7.052
2. Sản phẩm mới 86 166 220
3. Sản phẩm dạt, BTP 1.139 1.26 1.492
Đơn giá bán bình quân (đồng/tấn) 48.236 48.551 46.845
1. Sản phẩm đông block 54.267 53.643 50.968
2. Sản phẩm mới 57.628 47.203 49.418
3. Sản phẩm dạt, BTP 13.338 21.154 26.982
Đơn giá mua bình quân (đồng/tấn) 41.212 41.986 40.901
1. Sản phẩm đông block 46.365 46.381 44.500
2. Sản phẩm mới 46.549 39.796 42.011
3. Sản phẩm dạt, BTP 11.598 18.476 23.725
(Nguồn: số liệu tổng hợp từ phòng kế toán công ty Docifish)

Ø Lợi nhuận năm 2007 so với năm 2006


Bảng 20 : DOANH THU VÀ TỔNG GIÁ VỐN NĂM 2006-2007
Đơn vị tính: 1000 đồng
Tổng doanh thu Tổng giá vốn
Mặt hàng
q06*g06 q07*g06 q07*g07 q06*z06 q07*z06 q07*z07
1. Sản phẩm
đông block 350.404.824 370.320.972 366.059.591 299.377.586 316.393.472 316.502.321
2. Sản phẩm
mới 4.956.007 9.566.246 7.835.724 4.003.233 7.727.171 6.606.205
3. Sản phẩm
dạt, BTP 15.191.454 16.805.295 26.653.489 13.210.280 14.613.655 23.279.500
Tổng 370.552.284 396.692.513 400.548.804 316.591.099 338.734.298 346.388.026
(Nguồn: số liệu tổng hợp từ phòng kế toán)

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -83 - SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


Với: q06, q07: Sản lượng tiêu thụ năm 2006, 2007
g06, g07: Giá bán năm 2006, 2007
z06, z07: Giá vốn năm 2006, 2007
Gọi L là lợi nhuận hoạt động bán hàng
L = L0 gộp – (chi phí bán hàng + chi phí quản lý)
L0 gộp là lãi gộp kỳ gốc
n
L06 gộp = å (q
i =1
06
g 06 - q06 Z 06 )

= 370.552.284 – 316.591.099 = 53.961.185 (1000đồng)


n
L07 gộp = å (q
i =1
07
q 07 - q07 Z 07 )

= 400.548.804 – 346.388.026 = 54.160.778 (1000đồng)


Dựa vào phần cơ sở lý luận ta có:
D L = L07– L06
Mà L06 = 53.961.185 – (31.584.168 + 2.121.061)
= 53.961.185 – 33.705.229 = 20.255.956 (1000 đồng)
L07 = 54.160.778 – (28.528.481 + 3.758.642)
= 54.160.778 – 32.287.123 = 21.873.655 (1000 đồng)
[ D L = 21.873.655 - 20.255.956 = 1.617.699 (1000 đồng)
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2007 so với năm 2006 tăng một
khoản là 1.617.699 ngàn đồng. Mức biến động này chịu sự ảnh hưởng của các
yếu tố:
a. Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ (Lq)
Lq = (T - 1) L06gộp
T là tỷ lệ doanh thu năm 2007 so với năm 2006
n

åq
i =1
07
g 06

T = x 100% = 396.692.513 = 107,05 (%)


370.552.284
n

åq
i =1
06
g 06

[ Lq = (107,05%- 1) x 53.961.185 = 3.806.636 (1000 đồng)


Vậy do sản lượng tiêu thụ tăng 107,05% nên lợi nhuận tăng một lượng là
3.806.636 ngàn đồng.

GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ LƯƠNG -84 - SVTH: LÊ THỊ BÍCH LIỄU


b. Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán
n n
LZ = - çæ å (q07 Z 07 ) - å (q 07 Z ö06 ) ÷
è i =1 i =1 ø
= - (346.388.026 – 338.734.298)
= - 7.653.728 (1000đồng)
Vậy do giá vốn hàng bán tăng làm cho lợi nhuận giảm 7.653.728 ngàn đồng.
c. Ảnh hưởng của nhân tố giá bán đến lợi nhuận
n
Lg = åq
i =1
07
( g 07 - g 06 )

= 400.548.804 – 396.692.513
= 3.856.291 (1000 đồng)
Vậy do giá bán tăng nên đã làm cho lợi nhuận tăng 3.856.291 ngàn đồng.
(d) Mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận
LC =LK2 – LK1 - Lq
Trong đó:
n
LK1 = å (q 06
g 06 - q07 Z 06 ) - (Z
+ Z 06QL )
06 BH
i =1

= 370.552.284 - 316.591.099 - 33.705.229


= 20.255.956 (1000 đồng)
n n
LK2 = å q07 g 06 - (å q 07 Z 06 + Z + Z 06QL )
06 BH
i =1 i =1

= 396.692.513 – 338.734.298 – 33.705.229


= 24.252.986 (1000 đồng)
Suy ra Lc = 24.252.986 - 20.255.956 – 3.806.636
= 190.394 (1000 đồng)
Vậy do kết cấu hàng bán thay đổi làm lợi nhuận tăng 190.394 ngàn đồng.
e. Mức độ ảnh hưởng của chi phí bán hàng
LZBH = - (Z07BH - Z06BH)
= -(28.528.481 – 31.584.168)
= 3.055.687 (1000đồng)
Vậy do chi phí bán hàng giảm 3.055.687 ngàn đồng nên đã làm cho lợi
nhuận tăng 3.055.687 ngàn đồng.
f. Mức độ ảnh hưởng của chi phí quản lý
LZQL= - (Z07QL - Z06QL)

= - (3.758.648 – 2.121.061) = - 1.637.581 (1000đồng)


Vậy do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1.637.581 ngàn đồng nên đã
làm cho lợi nhuận giảm 1.637.581 ngàn đồng.
Ø Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2007:
- Các yếu tố làm tăng lợi nhuận
+ Sản lượng (Lq): 3.806.636
+ Gía bán (Lg) 3.856.291
+ Kết cấu hàng bán (Lc): 190.394
+ Chi phí bán hàng (LzBH): 3.055.687
Tổng cộng 10.909.008
- Các yếu tố làm giảm lợi nhuận
+ Giá vốn (Lz): 7.653.728
+ Chi phí quản lý (LZQL): 1.637.581
Tổng cộng 9.291.309

Chênh lệch các yếu tố ảnh hưởng:


10.909.008 + (9.291.309) = 1.617.699 (1000 đồng) = D L; là đối
tượng cần phân tích.
Ø Lợi nhuận năm 2008 so với năm 2007
Căn cứ vào số liệu của công ty ta tính toán bảng số liệu phục vụ cho việc
phân tích này như sau:
Bảng 21: DOANH THU VÀ TỔNG GIÁ VỐN NĂM 2007-2008
Đơn vị tính: 1000 đồng
Tổng doanh thu Tổng giá vốn
Mặt hàng
q07*g07 q08*g07 q08*g08 q07*z07 q08*z07
q08*z08
1. Sản phẩm
đông block 366.059.591 378.290.187 359.424.247 316.502.321 327.077.135 313.511.798
2. Sản phẩm
mới 7.835.724 10.384.694 10.871.940 6.606.205 8.755.211 9.242.342
3. Sản phẩm
dạt, BTP 26.653.489 31.561.116 40.257.087 23.279.500 27.565.884 35.398.196
Tổng 400.548.804 420.235.997 410.553.274 346.388.026 363.398.230 358.452.336
(Nguồn: số liệu tổng hợp từ phòng kế toán)
Với:
q07, q08: Sản lượng tiêu thụ năm 2007, 2008
g07, g08: Giá bán năm 2007, 2008
z07, z08: Giá vốn năm 2007, 2008
Gọi L là lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh.
n
L07 gộp = å (q
i =1
08
g 08 - q 08 Z 08 )

= 410.553.274 – 358.452.336
= 52.100.938 (1000 đồng)
Dựa vào phần cơ sở lý luận ta có:
D L = L08– L07
Mà L07 = 21.873.654 (1000 đồng)
L08 = 52.100.938 – (25.384.412 + 8.582.113)
= 52.100.938 – 33.966.525
= 18.134.413 (1000 đồng)
[ D L = 18.134.413 - 21.873.655
= -3.739.242 (1000 đồng)
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2008 so với năm 2007 giảm một
khoản là 3.739.242 ngàn đồng. Mức biến động này chịu sự ảnh hưởng của các
yếu tố:
a. Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ
Lq = (T - 1) L07gộp
Tỷ lệ doanh thu năm 2008 so với năm 2007
n

åq
i =1
08
g 07

Mà T = x 100% = 420.235.997 x 100% = 104,92%


400.548.804
n

åq
i =1
07
g 07

[ Lq = (104,92% - 1) x 54.160.778 = 2.662.032 (1000 đồng)


Vậy do sản lượng tiêu thụ tăng 104,92 % nên lợi nhuận tăng một lượng là
2.662.032 ngàn đồng.
b. Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán
n n
LZ = - çæ å (q 08 Z 08 ) - å (q 08 Z ö07 ) ÷
è i =1 i =1 ø
= - (358.452.336 – 363.398.230)
= 4.945.894 (1000 đồng)
Vậy do giá vốn hàng bán giảm làm cho lợi nhuận tăng 4.945.894 ngàn đồng.
c. Ảnh hưởng của nhân tố giá bán đến lợi nhuận
n
Lg = åq i =1
08
( g 08 - g 07 )

= 410.553.274 – 420.235.997
= - 9.682.723 (1000đồng)
Vậy do giá bán giảm nên đã làm cho lợi nhuận giảm 9.682.523 ngàn đồng.
d. Mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận
LC =LK2 – LK1 - Lq
Trong đó:
n
LK1 = å (q 07
g 07 - q 07 Z 07 ) - (Z
+ Z 07 QL )
07 BH
i =1

= 400.548.804 – 346.388.026 – 32.287.123


= 21.873.655 (1000 đồng)
n n
LK2 = åq 08
g 07 - (å q 08 Z 07 + Z + Z
07 QL
)
07 BH
i =1 i =1

= 420.235.997 – 363.398.230 - 32.287.123


= 24.550.644 (1000 đồng)

[ Lc = 24.550.644 - 21.873.655 – 2.662.032


= 14.957 (1000 đồng)

Vậy do kết cấu hàng bán năm 2008 thay đổi đã làm cho lợi nhuận năm
2008 tăng 14.957 ngàn đồng.
d. Mức độ ảnh hưởng của chi phí bán hàng
LZBH = - (Z08BH - Z07BH)
= -(25.384.412 – 28.528.481) = 3.144.069 (1000đồng)
Vậy do chi phí bán hàng giảm 3.144.069 ngàn đồng nên đã làm cho lợi
nhuận tăng 3.144.069 ngàn đồng.
e. Mức độ ảnh hưởng của chi phí quản lý
LZQL= - (Z08QL - Z07QL)

= - (8.582.113 – 3.758.642) = - 4.823.471(1000đồng)


Vậy do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 4.823.471 ngàn đồng nên đã
làm cho lợi nhuận giảm 4.823.471 ngàn đồng.
Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng:
- Các yếu tố làm tăng lợi nhuận
+ Sản lượng (Lq): 2.662.032
+ Gía vốn hàng bán (Lz): 4.945.894
+ Kết cấu hàng bán 14.957
+ Chi phí bán hàng (LZBH): 3.144.069
Tổng cộng 10.766.952
- Các yếu tố làm giảm lợi nhuận
+ Giá bán (Lg): 9.682.723
+ Chi phí quản lý (LZQL): 4.823.471
Tổng cộng 14.506.194
Chênh lệch các yếu tố ảnh hưởng:
10.766.952 + (14.506.194) = 3.739.242 (1000 đồng) = D L ; là đối tượng
cần phân tích.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY DOCIFISH
QUA 3 NĂM 2006-2008
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
TÀI SẢN
A.. TÀI SẢN LƯU ĐỘNG 127.765.934 164.153.000 170.635.600
I. Tiền 12.249.880 20.430.765 13.964.930
1. Tiền mặt tại quỹ 170.908 83.681 2.611.553
2. Tiền gửi ngân hàng 12.078.980 20.430.084 10.353.377
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - -
III. Các khoản phải thu 93.863.606 118.127.887 130.506.621
1. Phải thu của khách hàng 86.916.692 109.815.749 123.741.907
2. Trả trước cho người bán 4.744.558 4.530.985 3.887.861
3. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 1.838.830 3.444.771 1.806.855
4. Các khoản phải thu khác 36.526 336.382 1.069.998
IV. Hàng tồn kho 20.164.325 17.872.790 20.971.450
1. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 8.918.327 7.663.014 7.559.859
2. Công cụ, dụng cụ tồn kho 875.124 522.367 386.338
3. Thành phẩm tồn kho 10.370.874 9.687.409 13.122.253
4. Hàng hóa tồn kho - - -
5. Hàng gửi đi bán - - -
6. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - - -
V. Tài sản lưu động khác 1.488.123 7.721.558 5.192.599
1. Tạm ứng 475.421 971.217 1.534.318
2. Chi phí trả trước 1.012.702 6.750.371 3.658.281
3. Tài sản thiếu chờ xử lý - - -
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 27.415.924 22.825.820 14.468.156
I. Tài sản cố định 27.415.924 22.825.820 14.461.156
1. Tài sản cố định hữu hình 25.138.886 20.624.752 12.899.206
2. Tài sản cố định vô hình 2.277.038 2.201.068 1.568.950
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - -
III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang - - -
TỔNG TÀI SẢN 155.181.858 186.978.820 185.103.756
(Nguồn: Phòng kế toán của công ty Docifish)
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ 122.681.858 147.218.320 142.310.956
I. Nợ ngắn hạn 115.913.860 137.495.392 136.155.865
1. Vay ngắn hạn 96.091.796 74.312.377 119.649.093
2. Nợ dài hạn đến hạn trả - - -
3 Phải trả cho người bán 9.880.499 55.538.846 8.603.571
4. Người mua trả tiền trước 182.861 617.828 652.643
5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước - - -
6. Phải trả công nhân viên 5.465.232 4.000.855 2.655.646
7. Các khoản phải trả, phải nộp khác 4.293.472 3.025.486 4.584.903
II. Nợ dài hạn 6.523.684 8.834.212 5.810.613
1. Vay dài hạn 6.523.684 8.834.212 5.810.613
2. Nợ dài hạn khác - - -
III. Nợ khác 244.314 888.716 344.478
1. Chi phí phải trả 244.314 888.716 344.478
2. Tài sản chờ xử lý - - -
3. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn - - -
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 32.500.000 39.760.500 42.792.800
I. Nguồn vốn – quỹ 28.068.498 35.375.500 38.792.629
1. Nguồn vốn kinh doanh 22.783.498 30.490.500 32.159.227
2. Quỹ đầu tư phát triển - - -
3. Quỹ dự phòng tài chính - - -
4. Lợi nhuận chưa phân phối 4.757.780 4.090.471 5.122.767
5. Nguồn vốn xây dựng cơ bản - - -
6. Chênh lệch tỷ giá 527.220 794.529 1.510.635
7. Cổ phiếu mua lại - - -
II. Nguồn kinh phí 4.431.502 4.385.000 4.032.171
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 4.431.502 4.385.000 4.032.171
2. Quỹ quản lý cấp trên - - -
3. Nguồn kinh phí sự nghiệp - - -
TỔNG NGUỒN VỐN 155.181.858 186.978.820 185.103.756
(Nguồn: Phòng kế toán của công ty Docifish)

You might also like