You are on page 1of 8

Tăng cường ứng dụng “ bản đồ tư duy” để phát huy

tính sáng tạo và tích cực giúp học sinh tự học.


Trần Chí Thanh
Trường THPT Lưu Văn Liệt Vĩnh Long

----------

Tại hội thảo này, nhằm trao đổi và chia sẻ với các đồng nghiệp trong khu vực ĐBSCL về một nét
đặc trưng của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là “dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp
tự học và phát huy tính tích cực cho học sinh”. Hiện nay không ít giáo viên chỉ chú trọng dạy kiến
thức, cố gắng cung cấp tri thức một cách đầy đủ, chính xác mà ít chú ý đến việc dạy “cách học,
cách hệ thống và ghi nhớ kiến thức” cho học sinh. Đặc biệt là các tiết dạy ôn tập chương, học kỳ
và cuối năm (ôn tập thi Tốt nghiệp THPT)

Trong bài viết này, với mong muốn từ bản thân, để có một tiết dạy ôn tập cuối năm đạt chất lượng
và hiệu quả cao thì tiết dạy này được phân bố thành 2 phần chính như sau:
Phần 1: Học sinh thực hiện ở nhà (do thời gian tiết học)
+ Giáo viên nên yêu cầu học sinh tổng kết những kiến thức đã học ( trong 1 chương hoặc 1
phần nội dung kiến thức nào đó theo mục tiêu của tiết ôn tập)
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh hệ thống một cách logic các kiến thức và chỉ ra được mối
liên hệ chặt chẽ giữa các đơn vị kiến thức đó.
Phần 2: Tổ chức trên lớp
+ Các nhóm (hoặc Tổ) học sinh trình bày thành quả của mình đã thực hiện
+ Giáo viên củng cố và bổ sung cho học sinh phần hệ thống các dạng toán, phương pháp
giải tương ứng với từng dạng và hướng dẫn học sinh vận dụng vào việc giải toán tổng hợp.

Với hai phần chính vừa nêu, muốn thực hiện và tổ chức trên lớp trong khoảng thời gian 45 phút thì
“bản đồ tư duy” sẽ giúp học sinh ghi nhớ kiến thức, hỗ trợ tích cực việc tự học, góp phần giải
quyết được thực tế trên. “Bản đồ tư duy” còn là hình thức ghi chép theo sơ đồ nhằm tìm tòi sáng
tạo, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt ý chính của nội dung hay một mạch kiến thức, hệ thống
hóa một chủ đề, hệ thống hóa một hệ thống bài tập, hệ thống hóa các cách giải bài tập,...bằng cách
kết hợp và sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc,...với sự tư duy tích cực và phát huy
được năng lực sáng tạo của mỗi người qua việc lập bản đồ tư duy. Đây là một sơ đồ mở, không yêu
cầu khắc khe về tỉ lệ và có thể thực hiện bằng hai cách:
Cách 1: Sử dụng các dụng cụ đơn giản như bút chì, bút màu,... và thiết kế trên giấy.
Cách 2: Sử dụng phần mềm Mindjet Manager, ConceptDraw MindMap Professional,
MindMapper Pro 2008 ...và được thiết kế trên máy tính (thể hiện việc ứng dụng CNTT, hầu góp
phần thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học theo chủ trương của BGD hiện nay). Có thể
download các phần mềm này tại http://toanvinhlong.niceboard.net/ (Mục Ứng dụng công nghệ
thông tin)

Ví dụ minh họa bản đồ tư duy với chủ đề “Lũy thừa, logarit và phương trình”

Tăng cường ứng dụng bản đồ tư duy......... Trần Chí Thanh THPT Lưu văn Liệt Vĩnh Long – Page 1
(Hình 1– Hệ thống chủ đề Lũy thừa, Căn, Logarit và phương trình bằng bản đồ tư duy)

(Hình 2 – Hệ thống các tính chất căn thức bằng bản đồ tư duy)

Tăng cường ứng dụng bản đồ tư duy......... Trần Chí Thanh THPT Lưu văn Liệt Vĩnh Long – Page 2
(Hình 3 – Hệ thống định nghĩa lũy thừa bằng bản đồ tư duy)

(Hình 4 – Hệ thống các tính chất logarit bằng bản đồ tư duy)

Tăng cường ứng dụng bản đồ tư duy......... Trần Chí Thanh THPT Lưu văn Liệt Vĩnh Long – Page 3
(Hình 5 – Hệ thống các dạng phương trình mũ bằng bản đồ tư duy)

Một số nhận xét: Qua một số minh họa bản đồ tư duy, chúng ta có thể thấy được những lợi ích
thiết thực như sau:
1. Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh
+ Học sinh có thể hệ thống toàn bộ kiến thức cơ bản (chẳng hạn về chủ đề lũy thừa, logarit,... ) bằng
một cách tự nhiên theo tư duy của mình sau khi học xong các kiến thức về phần này.
2. Giúp họcsinh tự học một cách tích cực
+ Việc học sinh lập được BĐTD cho thấy học sinh đó nắm được hoặc nắm vững kiến thức cơ bản
của chương trình và biết cách trình bày mạch kiến thức một cách logic.
3. Dạy cho học sinh tự nghiên cứu toán học (nói riêng) và các môn khoa học (nói chung)
+ Khi học sinh biết thiết kế BĐTD về một nội dung kiến thức là học sinh đó tự học được “cách ghi
nhớ” về nội dung đó và biết chuyển kiến thức từ sách giáo khoa theo “cách ghi chép” và “cách ghi
nhớ” của riêng mình.
+ Khi học sinh nhìn vào BĐTD, phần hệ thống các dạng toán, các em sẽ tự khai thác, tìm kiếm bổ
sung thêm cho những cái mà mình còn thiếu và có thể tìm tòi các hướng phát triển sâu hơn, rộng
hơn của mỗi dạng.
Tóm lại: BĐTD giúp học sinh tìm được chiến lược giải quyết vấn đề, tìm được nhiều hướng giải
một bài toán, hệ thống hóa một chủ đề, ... BĐTD còn hỗ trợ rèn luyện tính sáng tạo và tích cực giúp
học sinh tự học cho nhiều môn học khác, chắp cánh cho những ước mơ trở thành nhà toán học, nhà
khoa học trong tương lai.

Tăng cường ứng dụng bản đồ tư duy......... Trần Chí Thanh THPT Lưu văn Liệt Vĩnh Long – Page 4
Phụ lục: Tóm tắt cách sử dụng phần mềm MINDJET MIND MANAGER PRO 7
1. Khi khởi động phần mềm, các bạn gặp 1 cửa sổ hướng dẫn với 3 mục là Interactive Quick
Start, Explore the Benefits of Mapping và What’s new in MindManager 7. Các bạn có thể
click vào từng mục để xem nội dung, hoặc nhấp close.
+ Chú ý: Nếu bỏ chọn dấu  ở mục “Show this window on startup” thì lần khởi động kế tiếp sẽ
không xuất hiện nữa

2. Sau khi nhấn nút “Close”, chương trình hiện ra cửa sổ ban đầu với ô chủ đề ở chính giữa “Central
Topic”, các bạn click vào ô này và nhập tên chủ đề mà mình cần thiết lập.
+ Chú ý: Trên Menu Home, bạn cần quan tâm đến “Topic” và “Subtopic” để tạo “chủ đề” và “chủ
đề con, cháu, chít, chắt...”.

Tăng cường ứng dụng bản đồ tư duy......... Trần Chí Thanh THPT Lưu văn Liệt Vĩnh Long – Page 5
3. Cách tạo Map Tạo Subtopic (nhánh con của Main Topic)
bằng cách : Click chuột trái vào SubTopic
Tạo Main Topic (nhánh con của và nhấn Suptopic trên Menu Home hoặc
Central Topic) bằng cách : Click click chuột phải để thực hiện.
chuột trái vào Central Topic và
nhấn Topic trên Menu Home
(hoặc nhấn Enter). Có thể click
chuột phải để thực hiện thao tác
này.

Tương tự tạo
Subopic (con
của Subtopic)

Click chọn vào :


(-) : đóng lại (thu gọn)
(+) : mở ra (mở rộng)

4. Hiệu chỉnh Map: Đặt tên - đổi tên cho Topic hay Subtopic

Click chọn chuột trái vào đối


tượng cần đặt tên hoặc đổi tên
và điền tên vào đối tượng đó.

Có thể Click đôi chuột trái


vào đối tượng cần đặt tên
hoặc đổi tên và điền tên vào
đối tượng. (cách này có thể
thay đổi thành phần của tên)

5. Khi cần tập trung khai thác hoặc trình bày một chủ đề nào đó, bạn click chọn chủ đề đó và nhấn
phím F4 thì các mạch kiến thức khác sẽ tự ẩn đi chỉ còn lại chủ đề mà mình đã click chọn.
+ Chú ý: Để chuyển về như ban đầu, bạn nhấn F4 một lần nữa.

Tăng cường ứng dụng bản đồ tư duy......... Trần Chí Thanh THPT Lưu văn Liệt Vĩnh Long – Page 6
6. Để đưa một công thức hoặc một kí hiệu toán học vào “Topic” hoặc “Subtopic”, bạn nên dùng
MathType và Save As...công thức hoặc kí hiệu đó dưới dạng Windows Metafile (*.wmf). Sau đó từ
Menu Home, chọn Image/Insert Image From File... để chèn vào.

7. Khi cần trình chiếu trên lớp, bạn vào Menu View/Presentation Mode. Lúc này, bạn sẽ cảm nhận
như ta đang dùng Microsoft PowerPoint và chỉ cần click “Next” ở cuối màn hình của Presentation
Mode thì chương trình sẽ thực hiện trình chiếu.
+ Chú ý: Muốn thoát khỏi việc trình chiếu, bạn click chọn End Presentation.

Tăng cường ứng dụng bản đồ tư duy......... Trần Chí Thanh THPT Lưu văn Liệt Vĩnh Long – Page 7
8. Mindjet Manager 7 thiết kế rất đơn giản và sinh động, có giao diện gần giống với Microsoft
Word 2007, nên việc giới thiệu và hướng dẫn cho học sinh sử dụng được phần mềm này là không
khó đối với giáo viên, nó sẽ hỗ trợ và giúp học sinh một cách thiết thực trong việc “sáng tạo tư
duy” và “giúp học sinh tự học” một cách tự tin hơn khi tự các em biết thiết kế “bản đồ tư duy” về
một nội dung nào đó cho các môn học. Khi thực hành ở nhà với phần mềm này, các em sẽ “tự tìm
tòi và sáng tạo ra cách ghi nhớ, khắc sâu kiến thức” cho mình. Còn rất nhiều chức năng khác của
Mindjet Manager 7, các bạn chỉ cần chịu khó một tí thì có thể tự khám phá ra cách sử dụng hiệu quả
và phù hợp nhất với công việc của bạn. Mindjet Manager đang chờ bạn........

Tăng cường ứng dụng bản đồ tư duy......... Trần Chí Thanh THPT Lưu văn Liệt Vĩnh Long – Page 8

You might also like