You are on page 1of 10

Tµi liÖu båi dìng HSG T6

Chuyên đề : Ước – bội, ƯCLN - BCNN


I. lí thuyết
1. Kiến thức cơ bản
- Giao của hai tập hợp: x ∈ A ∩ B ⇔ x ∈ A & x ∈ B
- Ước chung: ƯC(a,b) = Ư(a) ∩ Ư(b)
- Nếu a Mb thì (a,b) = b
- a và b nguyên tố cùng nhau ⇔ (a,b) = 1
- Muốn tìm UC của các số đã cho, ta tìm ƯCLN của các số đó.
2. Nâng cao
- Ba số a,b,c nguyên tố cùng nhau đôi một nếu (a,b) = 1; (b,c) = 1;(a,c) = 1
- Nếu ab Mm mà (a,m) = 1 thì bMm
- Cho a , b ∈ N thì k.ƯCLN( a,b) = ƯCLN( ka, kb). Từ đó nếu a = km và b = kn thì
khi đó ƯCLN( a ,b) = k.ƯCLN( m , n).
- Số ước số của một số tự nhiên: Cho số tự nhiên M nếu M phân tích thành tích các thừa
số nguyên tố là : M = ax.by....cz , với a,b,..., c là các số nguyên tố khác nhau và x , y ,..., z ∈ ∈
Z+ , thì số ước số của M = ( x + 1)( y + 1)...( z + 1) .
Ví dụ : 360 = 23.32.5 nên số ước số của 360 là (3 + 1)(2 + 1)(1 + 1) = 4.3.2 = 24
- Trong một số trường hợp, có thể sử dụng mối quan hệ đặc biệt giữa ƯCLN, BCNN và tích
của hai số nguyên dương a, b, đó là : ab = (a, b).[a, b], trong đó (a, b) là ƯCLN và [a, b] là
BCNN của a và b.
II. BÀI TẬP
 Bµi 1: ( Dùng thuật toán Ơclit để tìm ƯCLL ):Tìm ƯCLN (1575, 343)
Giải :
Cách 1 : ( Dùng quy tắc )
Ta có : 1575 5 343 7
315 5 49 7
63 3 7 7
21 3 1 Vậy ( 1575 ; 343 ) = 7
7 7
1
1575 = 32.52.7 343 = 73

Cách 2 : Áp dụng tính chất a = bq + r thì ƯCLN ( a ; b ) = ƯCLN ( b ; r )


Ta có: 1575 = 343. 4 + 203
343 = 203. 1 + 140
203 = 140. 1 + 63
140 = 63. 2 + 14
63 = 14.4 + 7
14 = 7.2 + 0 chia hết nên WCLN ( 14 ; 7 ) = 7
Vậy: Hãy tìm ƯCLN (1575, 343) = 7
Trong thực hành người ta đặt phép chia đó theo sơ đồ như sau gọi là thuật toán
ƠClit: 1575 343
343 203 4
203 140 1
140 63 1
63 14 2
14 7 4
0 2
http://violet.vn/sonhienhoa1981 1
Tµi liÖu båi dìng HSG T6

Số dư cuối cùng khác 0 của dãy chia này là ƯCLN ( 1575 ; 343 )
Đáp số : ƯCLN (1575, 343) = 7
Giới thiệu thuật toán Ơclit:
Để tìm ƯCLN(a, b) ta thực hiện như sau:
- Chia a cho b có số dư là r
+ Nếu r = 0 thì ƯCLN(a, b) = b. Việc tìm ƯCLN dừng lại.
+ Nếu r > 0, ta chia tiếp b cho r, được số dư r1
- Nếu r1 = 0 thì r1 = ƯCLN(a, b). Dừng lại việc tìm ƯCLN
- Nếu r1 > 0 thì ta thực hiện phép chia r cho r1 và lập lại quá trình như trên. ƯCLN(a, b)
là số dư khác 0 nhỏ nhất trong dãy phép chia nói trên.
Em h·y vËn dông c¸ch lµm trªn ®Ó gi¶i bµi sau
Bài tậptương tự : Tìm bằng thuật toán Ơclit
a) ƯCLN(7092, 306)
b) ƯCLN(3618, 214)
c) ƯCLN(6756, 2463)
d)Cho a = 123456789 ; b = 987654321. T×m ¦CLN (a, b)
 Bài 2 : Tìm ƯCLN của 2n – 1 và 9n + 4 (n∊N)
Giải :
Gọi d ∈ (2n – 1 ; 9n + 4 )⇒ 2n – 1 Md và 9n + 4 Md
⇒ 2(9n + 4) – 9(2n – 1)⋮d hay 18n + 8 – 18n + 9 = 17⋮d ⇒ d ∊ {1; 17}
Nếu d = 17 thì ta có : 2n – 1⋮17 ⇔ 2n – 1 – 17 = 2n – 18⋮17 ⇔ 2(n – 9)⋮17
⇔ n – 9⋮17 vì ( 2 ; 17) = 1. Vậy n – 9 = 17k , ( k ∈ N ) ⇔ n = 17k + 9 , ( k ∊ N )
Với n = 17k + 9 thì 2n – 1 ⋮17 và 9n + 4 = 9(17k + 9 ) + 4 = 9.17k + 85 ⋮17.
Do đó ƯCLN (2n – 1; 9n + 4) = 17
Nếu n ≠ 17k + 9 thì 2n – 1 không chia hết cho 17
Do đó ƯCLN (2n – 1; 9n + 4) = 1.
 Bài 3 : Tìm ƯCLN của 7n + 3 và 8n - 1 (n∊N)
Giải :
Gọi d ∈ (7n + 3 , 8n - 1)⇒ 7n + 3 Md và 8n - 1 Md
⇒ 8(7n + 3) – 7( 8n – 1) Md
hay 56n + 24 – 56n + 7 = 31⋮d ⇒ d ∊ {1; 31}
Nếu d = 31 thì ta có : 7n +3⋮31 ⇔ 7n +3 – 31 = 7n - 28⋮31 ⇔ 7(n – 4)⋮31
⇔ n – 4⋮31 vì ( 7 ; 17) = 1. Vậy n – 4 = 31k , ( k ∈ N ) ⇔ n = 31k + 4 , ( k ∊ N )
Với n = 31k + 4 thì 7n + 3 ⋮31 và 8n – 1 = 8(31k + 4 ) - 1 = 8.31k + 31 ⋮31.
Do đó ƯCLN (7n + 3 , 8n - 1)= 31
Nếu n ≠ 31k + 4 thì 7n + 3 không chia hết cho 31
Do đó ƯCLN (7n + 3 , 8n - 1)= 1.
 Bài 4 :
 Biết ước chung lớn nhất của hai số bằng 4 , số nhỏ bằng 8 thì số lớn bằng bao
nhiêu ? Biết rằng số lớn không vượt quá 50

http://violet.vn/sonhienhoa1981 2
Tµi liÖu båi dìng HSG T6

 Biết ước chung lớn nhất của hai số bằng 16 , số lớn bằng 96 thì số nhỏ bằng bao
nhiêu ?
lời giải của câu 1 :
Gọi số lớn là a , số nhỏ là 8 . Vì ( a ; 8) = 4 nên ta phải có :
a = 4k , k ∈ N ⇒ ( k ; 2) = 1 vậy k là số lẻ ,mà a > 8 cho
8 = 4.2 nên k ≥ 3 và k < 13 . ta có bảng sau :
k 3 5 7 9 11 13
a 12 20 28 36 44 52
Từ bảng trên do a ≤ 50 nên ta có đáp số là : a ∈ { 12 , 20 , 28 , 36 , 44 }
 Bài 5 :
 Tìm 2 số p và q biết rằng p + q = 432 và ( p ; q ) = 36
 Tìm 2 số biết tổng của chúng 162 và UCLN của chúng bằng 18
 Tìm 2 số TN nhỏ hơn 200 biết hiệu của chúng là 90 và UCLN của chúng bằng 15
 Tìm 2 số biết tích của chúng 8748 và UCLN của chúng bằng 27
 ƯCLN của hai số là 45. Số lớn là 270, tìm số nhỏ.
lời giải của câu 3 :

Vì ( p ; q) = 36 ⇒ p = 36 m , m ∈ N với ( m ; n) = 1
q = 36 n , n∈ N
mà p + q = 432 nên 36m + 36n =36.( m + n) = 432
⇒ m + n = 432 : 36 = 12 . Do ( m ; n) = 1
Ta có bảng sau :
m n p q
1 11 36 396
11 1 396 36
5 7 180 252
7 5 252 180
lời giải của câu 4 :
Gọi hai số phải tìm là p và q (p ≤ q)
Vì ( p ; q) = 18⇒ p = 18m, q = 18n với ( m ; n) = 1 và m ≤ n.
Ta có p + q = 162 nên 18m + 18n =18( m + n) = 162 ⇒ m + n = 9.
Ta có bảng sau:
m n p q
1 8 18 144
2 7 36 126
4 5 72 90
lời giải của câu 5 :
Gọi hai số phải tìm là p và q (p > q)
Vì ( p ; q) = 15⇒ p = 15m, q = 15n với ( m ; n) = 1 và m > n.
Do p = 15m < 200 nên m < 14
Ta có p - q = 90 nên 15m - 15n =15( m - n) = 90 ⇒ m - n = 6.
Ta có bảng sau:
m n p q
13 7 195 105
11 5 165 75
7 1 105 15
lời giải của câu 6 :
http://violet.vn/sonhienhoa1981 3
Tµi liÖu båi dìng HSG T6

Gọi hai số phải tìm là p và q (p ≤ q).


Vì ( p ; q) = 27⇒ p = 27m, q = 27n với ( m ; n) = 1 và m ≤ n.
Ta có p. q = 8748 nên 27m.27n =8748 ⇒ m.n = 12
Ta có bảng sau:
m n p q
1 12 27 324
3 4 81 108
lời giải của câu 7 :
Gọi số lớn là p , số nhỏ là q.
Vì ( p ; q) = 45⇒ p = 45m, q = 45n với ( m ; n) = 1 và m > n.
Ta có 45m = 270 ⇒ m = 6. Vì ( m ; n) = 1 và m > n nên n ∈ { 1;5}
n q
1 45
5 225
Bài tập tương tự:
1. Tìm 2 số a và b biết rằng ab = 720 và ( a ; b ) = 6
2. Tìm 2 số a và b biết rằng a – b = 48 và ( a ; b ) = 12
 Bài 6 :
Có 48 quả cam và 18 quả quýt . Hỏi có thể chia số cam và quýt đó cho bao nhiêu em sao cho
mỗi em đều được phần cam và quýt như nhau , biết rằng số học sinh được chia đó có nhiều
hơn 5 em ? . Khi đó mỗi em được bao nhiêu quả mỗi loại ?
Xem lời giải bài 3:
Gọi số học sinh phải tìm là x bạn , vậy x ∈ N+ và x > 5
Vì số cam và quýt chia đều được cho số học sinh nên x phải là ước chung của 48 và 18 . Ta có
ƯCLN ( 48;18 ) = 6 nên x ∈ Ư( 6 ) , lại do x > 5 vậy x = 6
Khi đó số cam của một em là 48 : 6 = 8 ; Số quýt của mỗi em là 18 : 6 = 3
Đáp số : 6 học sinh và mỗi học sinh được 8 quả cam và 3 quả quýt.
Vận dụng cách làm trên để giải các bài tập sau :
Bài tập tương tự :
1 ) Có 693 quyển sách , 99 quyển vở và 1287 bút chì . Số quà trên có thể đem chia cho
nhiều nhất bao nhiêu học sinh nghèo vượt khó để số sách , vở , bút chì của mỗi bạn là như
nhau ?
2 ) Có 3 khối lớp 6 , 7 , 8 theo thứ tự có 300 , 276 , 252 học sinh cùng xếp hàng dọc để
diễu hành sao cho số hàng dọc của mỗi khối là như nhau .Có thể xếp nhiều nhất thành mấy
hàng dọc sao cho để mỗi khối không có ai bị lẻ hàng ? Khi đó mỗi khối có bao nhiêu hàng
ngang ?
3) Một đơn vị bộ đội khi xếp hàng , mỗi hàng 20 người , hoặc 25 người , hoặc 30 người
đều thừa 15 người còn nếu xếp mỗi hàng 41 người thì vừa đủ không có hàng nào thiếu hoặc
thừa người .Hỏi đơn vị bộ đội đó có bao nhiêu người ? biết rằng đơn vị đó có chưa đến 1000
người .
 Bài 7 : Tìm số tự nhiên x và y biết ( 2x + 1 )( y – 3 ) = 10
lời giải bài 4:
Từ đề bài ta thấy 2x + 1 và y – 3 đều là các ước của 10 .
Vì x là các số tự nhiên nên 2x + 1 là số tự nhiên lẻ .
Lại vì 10 là số tự nhiên nên y – 3 phải là số tự nhiên , nên y > 3 .
Ta có bảng sau :
2x + 1 1 5

http://violet.vn/sonhienhoa1981 4
Tµi liÖu båi dìng HSG T6

y–3 10 2
x 0 2
y 13 5
Đáp số : có hai đáp số là ( x = 0 và y = 13 ) ; ( x = 2 và y = 5 )
Vận dụng cách làm trên để giải bài tập sau
Bài tập tương tự : Tìm số tự nhiên x và y biết rằng :
a ) ( 3x – 2 )( 2y – 3 ) = 1
b ) ( x + 1 )( 2y – 1 ) = 12
c ) x + 6 = y( x – 1 )
d)x–3=y(x+2)
e) ( x + 1 )( 2y – 5) = 143
f) ( 3x + 1 )( 2y – 1 ) = 28
Hướng dãn
a)
3x - 2 2y – 3 x y
1 1 1 2
b) Vì y ∈ N nên 2y – 1 là số lẻ. Ta có bảng sau :
2y - 1 x+1 x y
1 12 11 1
3 4 3 2
c) Ta có x + 6Mx − 1 ⇒ x − 1 + 7 Mx − 1 ⇒ 7 Mx − 1 ⇒ x − 1 ∈ U (7)
x-1 1 7
x 2 8
y 8 2
d) x − 3Mx − 2 ⇒ x − 2 − 1Mx − 2 ⇒ 1Mx − 2 ⇒ x − 2 ∈ U (1)
x-2 x y
1 3 0
e)
x+1 2y – 5 x y
11 13 10 9
13 11 12 8
1 143 0 74
143 1 142 3
f ) Làm tương tự câu b.
 Bài 8 : Tìm số tự nhiên b biết rằng 326 chia cho b thì dư 11 còn 553 chia cho b thì dư 13
HD
326 chia cho b dư 11 ⇒ 326 − 11 = 315Mb; b>11
553 chia cho b dư 13 ⇒ 553 − 13 = 540Mb; b>13
Vậy b là ƯC(315; 540) với b > 13
ƯCLN ( 315 , 540 ) = 45
ƯC(315; 540) = Ư(45) = { 1;3;5;9;15; 45}
Vì b > 13. Vậy b = 15 và b = 45
Bài tập tương tự :
1.Tìm số tự nhiên a biết rằng 398 chia cho a thì dư 38 còn 450 chia cho a thì dư 18
2.Tìm số tự nhiên a biết rằng khi chia 37 cho a thì dư 2 và khi chia 58 cho a cũng dư 2 (Đáp
số : a = 7 )
Bài 9: Chứng minh các số sau đây là nguyên tố cùng nhau:
http://violet.vn/sonhienhoa1981 5
Tµi liÖu båi dìng HSG T6

a, Hai số TN liên tiếp d) 7n + 10 và 5n + 7


b, Hai số lẻ liên tiếp e) 2n + 3 và 4n + 8
c, 2n+5 và 3n+7 ( n ∈ N )*

Lời giải
a, Gọi 2 số TN liên tiếp là n và n + 1( n ∈ N * )
Ta phải c/m: (n, n+1) = 1
Đặt (n, n+1) = d ⇒ nMd ; n+1Md
Do đó : (n+1) – n Md hay 1Md ⇒ d=1
Vậy n và n + 1( n ∈ N * ) là hai số nguyên tố cùng nhau.
b, Gọi 2 số TN lẻ liên tiếp là 2n + 1 và 2n + 3( n ∈ N )
Đặt (2n + 1 ,2n + 3) = d ⇒ 2n + 1 Md ; 2n + 3Md
Do đó : (2n + 3) –( 2n + 1) Md hay 2Md ⇒ d ∈ { 1;2}
Vì d là ước của các số lẻ nên d = 1.
Vậy 2n + 1 và 2n + 3 là hai số nguyên tố cùng nhau.
c, Đặt (2n + 5 ,3n + 7) = d
2n + 5 Md ⇒ 3(2n + 5 )Md
3n + 7 Md ⇒ 2(3n + 7 )Md
Do đó : 3(2n + 5) – 2( 3n + 7)Md hay 1Md ⇒ d=1
Vậy 2n+5 và 3n+7 là hai số nguyên tố cùng nhau.
Các câu d, e, c/ minh tương tự.
Bài 10: Tìm số chia và thương của một phép chia có số bị chia bằng 145, số dư bằng 2 biết
rằng thương khác 1(số chia và thương là các số TN)
Giải
Gọi x là số chia, a là thương, ta có : 145 = ax + 12(x > 12) ⇒ ax = 145 – 12 = 133. Như vậy x
là ước của 133.
Ta có 133 = 7.19. Vì x > 12 nên x = 19 và 133.
Nếu số chia bằng 19 thì thương bằng 7.
Nếu số chia bằng 133 thì thương bằng 1 (trái với đề bài thương khác 1)
Vậy số chia bằng 17, thương bằng 7
Bài 11: Một phép chia số TN có số bị chia bằng 3193. Tìm số chia và thương của phép chia
đó , biết rằng số chia có hai chữ số. (Đáp số: SC = 31, Thương = 103)
 Bài 12 : Tìm 2 số TN a và b biết rằng a . b = 2940 và BCNN của chúng là 210 .
Lời giải
Ta đặt (a,b) = d ⇒ a = d.m ; b = d.n trong đó (m,n)=1. Giả sử a ≤ b ⇒ m ≤ n .
Ta có : ab = dm.dn = d2m.n
ab d 2 .m.n
ab = [ a, b ] .(a, b) ⇒ [ a, b ] = = = d .m.n
(a; b) d
210
Theo bài ra [ a, b ] = 210 ⇒ d .m.n = 210 ⇒ m.n =
d
ab 2940 210 210
Mà d = a, b = 210 = 14 .Vậy m.n = = = 15 .
[ ] d 14
Ta có bảng sau :

http://violet.vn/sonhienhoa1981 6
Tµi liÖu båi dìng HSG T6

m n a b
1 15 14 210
3 5 42 70

 Bài 13 : Tỡm hai số TN a, b biết [a, b] = 300 và (a, b) = 15.


Giải
Ta có ab = [ a, b ] .(a, b) = 300. 15 = 4500 (1)
Giả sử a ≤ b . Vì ƯCLN(a,b) = 15 nên a = 15m, b = 15n với (m,n) = 1 và m ≤ n . Từ (1) suy ra
15m.15n = 4500 ⇒ m.n = 20
Ta có bảng sau :
m n a b
1 20 15 300
4 5 60 75
 Bài 14 : Tỡm hai số a và b biết [a, b] + (a, b) = 15.
Giải
Ta đặt (a,b) = d ⇒ a = d.m ; b = d.n trong đó (m,n)=1. Ta có : ab = dm.dn = d2m.n
ab d 2 .m.n
ab = [ a; b ] .(a, b) ⇒ [ a; b ] == = d .m.n
(a; b) d
Theo bài ra [a, b] + (a, b) = 15 ⇒ d .m.n + d=d(m.n+1)=15 . Do đó m.n + 1 là ước của 15.
Giả sử a ≤ b ⇒ m ≤ n và mn + 1 ≥ 2 .
Ta có bảng sau :
d mn+1 mn m n a b
1 14 1 14
1 15 14
2 7 2 7
3 5 4 1 4 3 12
5 3 2 1 2 5 10
 Bài 15 : Tỡm hai số a và b biết [a, b] + (a, b) = 19.
Giải
Ta đặt (a,b) = d ⇒ a = d.m ; b = d.n trong đó (m,n)=1. Ta có : ab = dm.dn = d2m.n
ab d 2 .m.n
ab = [ a; b ] .(a, b) ⇒ [ a; b ] == = d .m.n
(a; b) d
Theo bài ra [a, b] + (a, b) = 19 ⇒ d .m.n + d=d(m.n+1)=19 . Do đó m.n + 1 là ước của 19.
Giả sử a ≤ b ⇒ m ≤ n và mn + 1 ≥ 2 .
Ta có bảng sau :
d mn+1 mn m n a b
1 18 1 18
1 19 18 = 2.32
2 9 2 9
Bài tập tự luyện
Bài 1 : Tìm UCLN của :
a ) 52 và 72 , b ) 50 ; 125 và 80 , c ) 68 và 116 , d ) 432 ; 504 và 720
e) 144 ; 120 và 135 , f ) 24 ; 80 và 56 , g ) 1980 và 2100
Bài 2 : Tìm hai số TN có tổng bằng 66 và ƯCLN của chúng bằng 6, đồng thời có một số chia
hết cho 5.
Hướng dẫn

http://violet.vn/sonhienhoa1981 7
Tµi liÖu båi dìng HSG T6

Gọi hai số phải tìm là p và q


Vì ( p ; q) = 6 ⇒ p = 6m, q = 6n với ( m ; n) = 1
Ta có p + q = 66 nên 6m + 6 =6( m + n) = 66 ⇒ m + n = 11. Vì có một số chia hết cho 5 nên
giả sử m M5 ⇒ m = 5 hoặc m = 10
Ta có bảng sau:
m n p q
5 6 30 36
10 1 60 6
Bài 3 : Tìm 2 số TN có tích bằng 75 và ƯCLN của chúng bằng 5 (ĐS: 5 và 15)
Bài 4 : Tìm hai số TN có tổng bằng 84 và ƯCLN của chúng bằng 6.
(ĐS: 6 và 78; 18 và 66; 30 và 54)
Bài 5 : Khi chia các số 662 và 787 cho cùng một số tự nhiên thì được số dư thứ tự là 11 và10 .
Hỏi đã chia 662 và 787 cho cùng số tự nhiên nào ?
Bài 6: Tìm số tự nhiên a biết rằng 398 chia cho a thì dư 38 còn 450 chia cho a thì dư 18
Bài 7 : Tìm số a ∈ N biết rằng 350 chia cho a thì dư 14 còn 320 chia cho a thì dư 26
Bài 8 : Có 100 quyển vở và 90 bút chì đem thưởng đều cho một số HSG . Thưởng xong còn
thừa 4 quyển vở và 18 but chì không đủ chia đều.
Tính số HSG được thưởng và khi đó mỗi bạn được thưởng bao nhiêu vở và bút chì ?
Bài 9 : Ước chung lớn nhất của 2 số là 16 , số lớn bằng 96 , Hãy tìm số nhỏ ?
Bài 10 : Tìm 2 số biết hiệu của chúng là 48 và ƯCLN của chúng bằng 12
Bài 11 : Tìm hai số tự nhiên a và b biết : ( 2a + 1 )( b – 2 ) = 15
Bài 12 : Tìm số TN a biết rằng 264 chia cho a thì dư 24 còn 363 chia cho a thì dư 43
Bài 13: Khi chia 662 và 787 cho cùng một số tự nhiên x thì được số dư thứ tự là 11 và 10 .
Hãy tìm số tự nhiên x đó.
Bài 14: Một trường có 1015 học sinh , cần phải xếp vào mỗi hàng bao nhiêu học sinh để số H/s
mỗi hàng là như nhau và không quá 40 hàng và cũng không ít hơn 10 hàng ?
Bài 15 : Tuổi của ông Thái là một số có 2 chữ số và là ước chung của 5766 và 5394 . Hỏi ông
Thái bao nhiêu tuổi ?
Bài 16 : a)Biết rằng ƯCLN của hai số TN bằng 4, số nhỏ bằng 8. Tìm số lớn.
b)Biết rằng ƯCLN của hai số TN bằng 16, số lớn bằng 96. Tìm số nhỏ.
Hướng dẫn:
a)Gọi số lớn là p = 4k (k ∈ N ) . Do đó số nhỏ là 8 = 4.2 nên k > 2 và (k,2) = 1.
Vậy k = 2k + 1.(n = 1,2,3,...) do đó số lớn có dạng 4(2k + 1)
b) Gọi số lớn là p , số nhỏ là q.
Vì ( p ; q) = 16⇒ p = 16m, q = 16n với ( m ; n) = 1 và m > n.
Ta có 16m = 96 ⇒ m = 6. Vì ( m ; n) = 1 và m > n nên n ∈ { 1;5}
n q
1 16
5 80
Bài 17 : Tìm 2 số TN có tích bằng 4050 và ƯCLN của chúng bằng 3
http://violet.vn/sonhienhoa1981 8
Tµi liÖu båi dìng HSG T6

(ĐS: 3 và 1350; 6 và 675; 27 và 150; 54 và 75)

Phương pháp chung để giải :


Bài toán 1 : Tìm hai số nguyên dương a, b biết [a, b] = 240 và (a, b) = 16. Lời giải : Do vai
trò của a, b là như nhau, không mất tính tổng quát, giả sử a ≤ b.
Từ (*), do (a, b) = 16 nên a = 16m ; b = 16n (m ≤ n do a ≤ b) với m, n thuộc Z+ ; (m, n) = 1.
Theo định nghĩa BCNN :
[a, b] = mnd = mn.16 = 240 => mn = 15
=> m = 1 , n = 15 hoặc m = 3, n = 5 => a = 16, b = 240 hoặc a = 48, b = 80.
Chú ý : Ta có thể áp dụng công thức (**) để giải bài toán này : ab = (a, b).[a, b] => mn.162 =
240.16 suyy ra mn = 15.
Bài toán 2 : Tìm hai số nguyên dương a, b biết ab = 216 và (a, b) = 6.
Lời giải : Lập luận như bài 1, giả sử a ≤ b.
Do (a, b) = 6 => a = 6m ; b = 6n với m, n thuộc Z+ ; (m, n) = 1 ; m ≤ n.
Vì vậy : ab = 6m.6n = 36mn => ab = 216 tương đương mn = 6 tương đương m = 1, n = 6
hoặc m = 2, n = 3 tương đương với a = 6, b = 36 hoặcc là a = 12, b = 18.
Bài toán 3 : Tìm hai số nguyên dương a, b biết ab = 180, [a, b] = 60.
Lời giải :
Từ (**) => (a, b) = ab/[a, b] = 180/60 = 3.
Tìm được (a, b) = 3, bài toán được đưa về dạng bài toán 2.
Kết quả : a = 3, b = 60 hoặc a = 12, b = 15.
Chú ý : Ta có thể tính (a, b) một cách trực tiếp từ định nghĩa ƯCLN, BCNN : Theo (*) ta có
ab = mnd2 = 180 ; [a, b] = mnd = 60 => d = (a, b) = 3.
Bài toán 4 : Tìm hai số nguyên dương a, b biết a/b = 2,6 và (a, b) = 5.
Lời giải : Theo (*), (a, b) = 5 => a = 5m ; b = 5n với m, n thuộc Z+ ; (m, n) = 1.
Vì vậy : a/b = m/n = 2,6 => m/n = 13/5 tương đương với m = 13 và n = 5 hay a = 65 và b =
25.
Chú ý : phân số tương ứng với 2,6 phải chọn là phân số tối giản do (m, n) = 1.
Bài toán 5 : Tìm a, b biết a/b = 4/5 và [a, b] = 140.
Lời giải : Đặt (a, b) = d. Vì , a/b = 4/5 , mặt khác (4, 5) = 1 nên a = 4d, b = 5d.
Lưu ý [a, b] = 4.5.d = 20d = 140 => d = 7 => a = 28 ; b = 35.
Bài toán 6 : Tìm hai số nguyên dương a, b biết a + b = 128 và (a, b) = 16.
Lời giải : Lập luận như bài 1, giả sử a ≤ b.
Ta có : a = 16m ; b = 16n với m, n thuộc Z+ ; (m, n) = 1 ; m ≤ n.
Vì vậy : a + b = 128 tương đương 16(m + n) = 128 tương đương m + n = 8
Tương đương với m = 1, n = 7 hoặc m = 3, n = 5 hay a = 16, b = 112 hoặc a = 48, b = 80
Bài toán 7 : Tìm a, b biết a + b = 42 và [a, b] = 72.
Lời giải : Gọi d = (a, b) => a = md ; b = nd với m, n thuộc Z+ ; (m, n) = 1.
Không mất tính tổng quát, giả sử a ≤ b => m ≤ n.
Do đó : a + b = d(m + n) = 42 (1) ; [a, b] = mnd = 72 (2)
=> d là ước chung của 42 và 72 => d thuộc {1 ; 2 ; 3 ; 6}.
Lần lượt thay các giá trị của d vào (1) và (2) để tính m, n ta thấy chỉ có trường hợp d = 6 =>
m + n = 7 và mn = 12 => m = 3 và n = 4 . (thỏa mãn các điều kiện của m, n). Vậy d = 6 và a
= 3.6 = 18 , b = 4.6 = 24
Bài toán 8 : Tìm a, b biết a - b = 7, [a, b] = 140.
Lời giải : Gọi d = (a, b) => a = md ; b = nd với m, n thuộc Z+ ; (m, n) = 1.
Do đó : a - b = d(m - n) = 7 (1’) ; [a, b] = mnd = 140 (2’)

http://violet.vn/sonhienhoa1981 9
Tµi liÖu båi dìng HSG T6

=> d là ước chung của 7 và 140 => d thuộc {1 ; 7}.


Thay lần lượt các giá trị của d vào (1’) và (2’) để tính m, n ta được kết quả duy nhất :
d = 7 => m - n = 1 và mn = 20 => m = 5, n = 4
Vậy d = 7 và a = 5.7 = 35 ; b = 4.7 = 28 .
Bài tập tự giải :
1/ Tìm hai số a, b biết 7a = 11b và (a, b) = 45.
2/ Tìm hai số biết tổng của chúng bằng 448, ƯCLN của chúng bằng 16 và chúng có các chữ
số hàng đơn vị giống nhau.
3/ Cho hai số tự nhiên a và b. Tìm tất cả các số tự nhiên c sao cho trong ba số, tích của hai số
luôn chia hết cho số còn lại.
4. Tìm hai số TN a, b biết [a, b] = 900 và (a, b) = 10.
5. T×m 2 sè TN a vµ b biÕt r»ng a . b = 360 vµ [a, b] = 60
6 .Tìm hai số TN a, b biết [a, b] = 72 và (a, b) = 12.
7. Tìm hai số TN a, b biết [a, b] = 180 và (a, b) = 6.
****************************

http://violet.vn/sonhienhoa1981 10

You might also like