You are on page 1of 74

Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.

HCM

MỤC LỤC
Trang
Bảng nhận xét luận án tốt nghiệp của giáo viên hướng dẫn...............................4

Bảng nhận xét luận án tốt nghiệp của giáo viên phản biện.................................5

Nhiệm vụ của luận án tốt nghiệp........................................................................6

Lời cảm ơn.........................................................................................................8

Bảng viết tắt.......................................................................................................9

Lời nói đầu.......................................................................................................10

Phần 1: Giới thiệu tổng quát về công trình / dự án.

I. Giới thiệu chung về dự án......................................................................11

II. Các hệ thống cơ điện trong công trình / dự án.....................................11

Phần 2: Thiết kế hệ thống Báo cháy, Điện thoại / dữ liệu và Truyền hình
cáp cho tòa nhà chung cư cao tầng.

I. Giới thiệu chung.

1. Giới thiệu chung về hệ thống Báo cháy tự động.................................13

1.1 Khái niệm về hệ thống Báo cháy tự động..........................................13

1.2 Các thành phần của hệ thống Báo cháy tự động.................................13

1.2.1 Trung tâm Báo cháy..................................................................................13

1.2.2 Thiết bị đầu vào.........................................................................................13

1.2.3 Thiết bị đầu ra. 13

1.3 Nguyên lý hoạt động của hệ thống Báo cháy tự động........................14

1.4 Phân loại hệ thống Báo cháy tự động.................................................14

1.4.1 Hệ thống Báo cháy thông thường..............................................................14

1.4.2 Hệ thống Báo cháy địa chỉ.........................................................................16

Luận văn tốt nghiệp 1


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

1.4.3 Nhiệm vụ của các thiết bị thuộc hệ thống báo cháy tự động......................18

a. Trung tâm báo cháy......................................................................18

b. Thiết bị đầu vào............................................................................19

c. Thiết bị đầu ra..............................................................................23

1.5 Tiêu chuẩn và các yêu cầu thiết kế....................................................26

1.5.1 Tiêu chuẩn 26

1.5.2 Yêu cầu thiết kế 26

2. Giới thiệu về hệ thống Điện thoại / dữ liệu.........................................33

II.1Khái niệm về hệ thống Điện thoại / dữ liệu........................................33

II.2Các thành phần hệ thống Điện thoại / dữ liệu....................................33

II.2.1 Giới thiệu các thiết bị của hệ thống Điện thoại..........................................34

a. Tổng đài điện thoại (PABX)...........................................................34

b. Điện thoại cố định..........................................................................34

c. Dây cáp điện thoại / dữ liệu...........................................................34

d. Đầu nối (RJ-11).............................................................................38

2.2.2 Giới thiệu thiết bị của hệ thống dữ liệu..........................................39

a. Hub................................................................................................39

b. Switch.............................................................................................40

c. ADSL..............................................................................................40

d. Repeater.........................................................................................41

e. Router.............................................................................................41

f. Gateway..........................................................................................42

g. Dây cáp điện thoại/dữ liệu.............................................................42

h. Đầu nối (RJ-45).............................................................................43

Luận văn tốt nghiệp 2


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

3. Giới thiệu chung về hệ thống Truyền hình cáp...................................44

3.1 Khái niệm về hệ thống Truyền hình cáp............................................44

3.2 Ưu, khuyết điểm của hệ thống Truyền hình cáp................................45

3.3 Cấu trúc mạng truyền hình cáp (CATV)............................................46

3.4 Thiết bị truyền hình cáp.....................................................................46

3.4.1 Hệ thống trung tâm (Headend System)...........................................46

3.4.2 Mạng phân phối tín hiệu (Distribution Netword)............................47

3.4.3 Thiết bị thuê bao (Customer System)..............................................47

3.4.4 Các bộ điều chế và ghép tín hiệu....................................................47

a. Thiết bị điều chế.............................................................................47

b. Thiết bị ghép tín hiệu.....................................................................48

3.4.5 Bộ khuếch đại tín hiệu....................................................................48

3.4.6 Thiết bị phân nhánh........................................................................50

II. Thuyết minh kỹ thuật.

1. Thuyết minh kỹ thuật hệ thống Báo cháy...........................................54

2. Thuyết minh kỹ thuật hệ thống Điện thoại / dữ liệu...........................55

3.................................Thuyết minh kỹ thuật hệ thống Truyền hình cáp.


56

III. Thiết kế các hệ thống..............................................................................57

1. Sơ đồ nguyên lý hệ thống Báo cháy.

2. Sơ đồ nguyên lý hệ thống Điện thoại / dữ liệu.

3. Sơ đồ nguyên lý hệ thống Truyền hình cáp.

4. Các mặt bằng bố trí Báo cháy và thoát hiểm.

5. Các mặt bằng bố trí Điện thoại / dữ liệu và truyền hình cáp.

Luận văn tốt nghiệp 3


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

IV. Bảng khai toán khối lượng vật tư..........................................................58

Kết luận....................................................................................................59

Tài liệu tham khảo....................................................................................60

Phụ lục......................................................................................................61

Luận văn tốt nghiệp 4


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

BẢNG NHẬN XÉT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CỦA

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
Ngày … Tháng … Năm 2011

Giáo Viên Hướng Dẫn

PGS.TS Quyền Huy Ánh

Luận văn tốt nghiệp 5


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

BẢNG NHẬN XÉT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CỦA

GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
Ngày … Tháng … Năm 2011

Giáo Viên Phản Biện

Luận văn tốt nghiệp 6


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


Họ và tên: Nguyễn Trịnh Thành Vinh MSSV: 06102113

Đỗ Nguyễn Tất Thành MSSV: 06102214

Lớp: 06102CLC

Ngành: Điện công nghiệp

1. Tên đề tài: THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÁO CHÁY, ĐIỆN THOẠI / DỮ LIỆU


VÀ TRUYỀN HÌNH CÁP CHO CHUNG CƯ CAO TẦNG.

2. Nội dung phần thuyết minh:

- Giới thiệu về hệ thống Báo cháy.

- Giới thiệu về hệ thống Điện thoại/dữ liệu.

- Giới thiệu về hệ thống Truyền hình cáp.

- Thuyết minh kỹ thuật về hệ thống Báo cháy

- Thuyết minh kỹ thuật về hệ thống Điện thoại/dữ liệu.

- Thuyết minh kỹ thuật về hệ thống Truyền hình cáp.

3. Các bản vẽ:

- Sơ đồ nguyên lý hệ thống Báo cháy.

- Sơ đồ nguyên lý hệ thống Điện thoại / dữ liệu.

- Sơ đồ nguyên lý hệ thống Truyền hình cáp.

- Mặt bằng bố trí điện thoại / dữ liệu và truyền hình cáp tầng trệt.

- Mặt bằng bố trí điện thoại / dữ liệu và truyền hình cáp tầng lửng.

- Mặt bằng bố trí điện thoại / dữ liệu và truyền hình cáp tầng điển hình.

- Mặt bằng bố trí điện thoại / dữ liệu và truyền hình cáp lầu 1 căn hộ kép.

- Mặt bằng bố trí điện thoại / dữ liệu và truyền hình cáp lầu 2 căn hộ kép.

- Mặt bằng bố trí báo cháy và thoát hiểm tầng trệt.

- Mặt bằng bố trí báo cháy và thoát hiểm tầng lửng.

Luận văn tốt nghiệp 7


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

- Mặt bằng bố trí báo cháy và thoát hiểm tầng điển hình.

- Mặt bằng bố trí báo cháy và thoát hiểm lầu 1 căn hộ kép.

- Mặt bằng bố trí báo cháy và thoát hiểm lầu 2 căn hộ kép.

- Mặt bằng bố trí báo cháy và thoát hiểm tầng áp mái.

4. Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Quyền Huy Ánh.

5. Ngày giao nhiệm vụ: 15.10.2010

6. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 10.1.2011

Giáo viên hướng dẫn Thông qua bộ môn, Ngày … tháng … năm 2011
Trưởng bộ môn

PGS.TS Quyền Huy Ánh

Luận văn tốt nghiệp 8


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

*** LỜI CẢM ƠN ***


Xin chân thành cảm ơn tất các quý
thầy cô trong nhà trường, nhất là quý
thầy cô trong khoa Điện-Điện Tử đã
tận tình dạy dỗ chúng em trong suốt 4
năm qua. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến thầy Quyền Huy Ánh, người
đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo mọi điều
kiện thuận lợi để chúng em hoàn thành
luận án này. Xin gửi lời cảm ơn đến
Công ty TNHH Tư Vấn Thiết Kế Kỹ
Thuật Hiệp Hòa đã giúp đỡ chúng em
rất nhiều về tài liệu và chỉ dạy kỹ càng
về cách thiết kế công trình thực tế. Xin
cảm ơn tất cả các bạn đã góp ý, giúp
đỡ chúng tôi trong thời gian thực hiện
đồ án này.

********

Luận văn tốt nghiệp 9


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

BẢNG VIẾT TẮT

TCVN : tiêu chuẩn Việt Nam.

LAN : Local Area Network (mạng máy tính cục bộ).

ADSL : Asymmetric Digital Subscriber Line (đường dây thuê bao số bất

đối xứng).

PABX : Private Automatic Telephone Based Exchange.

STP : Shield Twisted Pair.

UTP : UnShield Twisted Pair.

RJ : Registered Jack.

IP : Internet Protocol.

CATV : Community Antenna Television.

MMB : Multi Media Box

FIP : Main Fire Indicator Panel.

SFIP : Sub Fire Indicator Panel.

Luận văn tốt nghiệp 10


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

LỜI NÓI ĐẦU

Trong một công trình xây dựng thì hệ thống Cơ điện (hệ thống M&E) được ví
như là trái tim của công trình. Do đó việc thiết kế hệ thống M&E có ý nghĩa vô cùng
quan trọng, điều này giúp đem lại sự an toàn và tiện nghi cho người sử dụng.

Trong hệ thống Cơ điện thì hệ thống điện nhẹ (bao gồm các hệ thống như: Báo
cháy, điện thoại, truyền hình cáp, âm thanh, an ninh,…) đóng vai trò to lớn trong
việc bảo vệ tính mạng của người và tài sản cũng như đảm bảo các nhu cầu tối thiểu
về thông tin liên lạc và giải trí của con người. Ngày nay, thông qua phương tiện
thông tin đại chúng, chúng ta biết được có rất nhiều công trình nhà cao tầng thường
gặp các vấn đề về cháy nổ, đây là vấn đề cấp thiết đối với các cơ quan quản lý nhà
nước và ảnh hưởng đến tinh thần của những cư dân sống và làm việc bên trong các
công trình này. Chính vì các lý do trên mà nhóm sinh viên chúng tôi chọn đề tài về
thiết kế hệ thống điện nhẹ cho công trình chung cư cao tầng. Trong một hệ thống
điện nhẹ bao gồm rất nhiều hệ thống nhỏ lẻ khác nhau nhưng vì thời gian có hạn nên
chúng tôi chỉ xin giới thiệu đến những hệ thống được xem là không thể thiếu được
trong một chung cư cao tầng đó là: Hệ thống Báo cháy, hệ thống Điện thoại / dữ liệu
và hệ thống truyền hình cáp.

Luận văn tốt nghiệp 11


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

PHẦN 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TRÌNH/DỰ ÁN

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH / DỰ ÁN


Hiện nay các dự án chung cư cao tầng ở các thành phố lớn đang được nhà nước
khuyến khích triển khai xây dựng nhằm tiết kiệm quỹ đất. Chung cư dành cho người
thu nhập trung bình tọa lạc tại xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, TP HCM được xây dự
trên cơ sở đó. Trong các dự án này thì phần hệ thống Cơ điện (hệ thống M&E) quyết
định đến sự tiện nghi và an toàn cho người ở trong tòa nhà. Trong một công trình hệ
thống M&E thường gồm có các hệ thống chính sau: Hệ thống Điện (trong đó gồm
có hệ thống điện động lực và hệ thống điện nhẹ), hệ thống Cấp thoát nước, hệ Điều
hòa không khí và Thông gió.

II. CÁC HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TRONG CÔNG TRÌNH / DỰ ÁN

Để cho một công trình/dự án nào đó hoạt động nhằm phục vụ cho nhu cầu của
người sử dụng thì nhất thiết phải lắp đặt hệ thống Cơ điện. Trong một hệ thống Cơ
điện cơ bản thường có các hệ thống sau:

- Hệ thống điện động lực và chiếu sáng: Cung cấp nguồn điện cần thiết cho các
thiết bị có sử dụng điện hoạt động và cho hệ thống đèn chiếu sáng.

- Hệ thống điện nhẹ: Bao gồm các hệ thống nhằm phục vụ nhu cầu về thông tin
liên lạc, an ninh và giải trí như là: Hệ thống điện thoại/dữ liệu, hệ thống
Truyền hình cáp, hệ thống Báo cháy, hệ thống Âm thanh công cộng, hệ thống
An ninh,….

- Hệ thống điều hòa không khí và thông gió: Cung cấp các máy điều hòa không
khí và quạt thông gió cho công trình.

- Hệ thống cấp thoát nước: Cung cấp nước sinh hoạt, xử lý nước thải và chữa
cháy.

Luận văn tốt nghiệp 12


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

Do thời gian có hạn nên đề tài này chỉ chọn 3 hạng mục cơ bản của hệ thống điện
nhẹ gồm: Hệ thống Báo cháy, hệ thống Điện thoại/dữ liệu và hệ thống Truyền hình
cáp để trình bày.

Luận văn tốt nghiệp 13


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

PHẦN 2
THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÁO CHÁY, ĐIỆN THOẠI / DỮ
LIỆU VÀ TRUYỀN HÌNH CÁP CHO TÒA NHÀ CAO TẦNG

I. GIỚI THIỆU CHUNG

Như đã giới thiệu ở trên về các hệ thống cơ điện cần thiết cho hoạt động của 1
công trình nhưng vì thời gian có hạn của đề tài tốt nghiệp, nên chúng tôi chỉ xoáy
sâu vào 3 hệ thống điện nhẹ cơ bản nhất nhưng không kém phần quan trọng là: Hệ
thống báo cháy, hệ thống điện thoại / dữ liệu và hệ thống truyền hình cáp.

1. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG

1.1 KHÁI NIỆM HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG

Hệ thống báo cháy tự động là hệ thống gồm tập hợp các thiết bị có nhiệm vụ phát
hiện và báo động khi có cháy xảy ra.Việc phát hiện ra các tín hiệu cháy có thể được
thực hiện tự động bởi các thiết bị hoặc bởi con người và nhất thiết phải hoạt động
liên tục trong 24/24 giờ.

1.2 CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG

Một hệ thống báo cháy tự động cơ bản gồm có 3 thành phần chính như sau:

1.2.1 Trung tâm báo cháy


Được thiết kế dạng tủ, bao gồm các thiết bị chính như: Bo mạch, biến thế,
pin/ắcqui.

1.2.2 Thiết bị đầu vào


Đầu báo cháy, bao gồm các loại cơ bản như: đầu báo khói, đầu báo nhiệt,
đầu báo gas, đầu báo lửa.
Công tắc khẩn (nút nhấn khẩn cấp).

1.2.3 Thiết bị đầu ra


Bảng hiển thị phụ.
Chuông, còi báo động.

Luận văn tốt nghiệp 14


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

Đèn báo cháy, bộ quay số điện thoại tự động.


1.3 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ
ĐỘNG

Quy trình hoạt động của hệ thống báo cháy là một quy trình khép kín. Khi có
hiện tượng về sự cháy (chẳng hạn như nhiệt độ gia tăng đột ngột, có sự xuất hiện của
khói hoặc các tia lửa) các thiết bị đầu vào (đầu báo cháy, công tắc khẩn) nhận tín
hiệu và truyền thông tin của sự cố về Trung tâm báo cháy.

Tại đây Trung tâm sẽ xử lý thông tin vừa nhận được, xác định vị trí nơi xảy ra sự
cháy (thông qua các zone hoặc loop) và truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra
(bảng hiển thị phụ, chuông, còi, đèn), các thiết bị này sẽ phát tín hiệu âm thanh, ánh
sáng để mọi người nhận biết khu vực đang xảy ra cháy và có biện pháp xử lý kịp
thời.

1.4 PHÂN LOẠI HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG


Hệ thống báo cháy sử dụng 2 loại điện thế khác nhau: 12V và 24V.
Về mặt lý thuyết cả hai loại này đều có tính năng kỹ thuật và công dụng như
nhau. Nhưng, so với hệ thống báo cháy 24V thì hệ thống báo cháy 12V không mang
tính chuyên nghiệp, trung tâm 12V chủ yếu được sử dụng trong hệ thống báo trộm,
ngoài ra hệ thống còn bắt buộc phải có bàn phím lập trình. Trong khi hệ thống báo
cháy 24V là một hệ thống báo cháy chuyên nghiệp, khả năng truyền tín hiệu đi xa
hơn, và không bắt buộc phải có bàn phím lập trình.

Hệ thống báo cháy được chia làm 2 hệ chính, gồm:


1.4.1 Hệ thống báo cháy thông thường
Với tính năng đơn giản, giá thành không cao, hệ thống báo cháy thông thường
chỉ thích hợp lắp đặt tại các công trình có diện tích vừa và nhỏ (khoảng vài ngàn m2),
số lượng các phòng ban không nhiều (vài chục phòng). Các thiết bị trong hệ thống
được mắc nối tiếp với nhau nối với Trung tâm báo cháy, nên khi xảy ra sự cố trung
tâm chỉ có thể nhận biết khái quát và hiển thị toàn bộ khu vực (zone) mà hệ thống
giám sát (chứ không cho biết chính xác vị trí từng đầu báo, từng địa điểm có cháy).
Điều này làm hạn chế khả năng xử lý của nhân viên giám sát.

Luận văn tốt nghiệp 15


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

Hệ Thống Báo cháy thông thường trong nhiều hình thức khác nhau đã tồn tại
trong một thời gian dài. Mặc dù ít thay đổi về căn bản trong thời đại kỹ thuật, nhưng
theo thời gian, đặc điểm thiết kế và độ tin cậy của nó đã được nâng cao rất nhiều.

Chính Hệ Thống Báo cháy thông thường đã chứng minh hùng hồn vai trò của nó
trong việc bảo vệ hữu hiệu tài sản và sinh mạng con người trong hàng triệu trường
hợp hỏa hoạn trên khắp thế giới.

Hệ Thống Báo cháy thông thường là lựa chọn tự nhiên của những công trình nhỏ
hoặc những nơi mà ngân sách có giới hạn.

Trong Hệ Thống Báo cháy thông thường, tính chất 'thông minh' của hệ thống chỉ
tập trung vào tủ điều khiển hệ thống báo cháy (control panel), nơi nhận những tín
hiệu tạo ra bởi những đầu báo cháy hoặc công tắc khẩn và rồi, tới lượt nó - tủ điều
khiển lại truyền tín hiệu đến các thiết bị báo động khác.

Những đầu báo cháy thông thường thường được nối kết với tủ điều khiển bằng
những mạch dây, mỗi mạch dây bảo vệ cho mỗi khu vực khác nhau.

Đầu báo cháy hiển thị 2 trạng thái hoạt động là: Trạng thái bình thường và trạng
thái báo động.

Thông thường, tủ điều khiển đựơc chia thành nhiều zone/mạch (zone 1, 2, 3, 4,
…) và 2 mạch chuông riêng biệt.

Luận văn tốt nghiệp 16


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

SƠ ĐỒ MẪU HỆ THỐNG BÁO CHÁY THÔNG THƯỜNG


Bảo vệ vùng 1
Bảo vệ vùng 2
Bảo vệ vùng 3
Bảo vệ vùng 4

Mạch chuông 1
Tủ Điều Khiển Mạch chuông 2

Tín hiệu bên ngoài


Công tắc khẩn ( không bắt buộc)
Đầu báo khói/nhiệt
Chuông

Hình 1. Sơ đồ mẫu hệ thống báo cháy thông thường

1.4.2 Hệ thống báo cháy địa chỉ


Với tính năng kỹ thuật cao, hệ thống báo cháy địa chỉ dùng để lắp đặt tại các
công trình mà mặt bằng sử dụng rộng lớn (vài chục ngàn m2), được chia ra làm nhiều
khu vực độc lập, các phòng ban trong từng khu vực riêng biệt với nhau. Từng thiết
bị trong hệ thống được mắc trực tiếp vào Trung tâm báo cháy giúp Trung tâm nhận
tín hiệu xảy ra cháy tại từng khu vực, từng địa điểm một cách rõ ràng, chính xác. Từ
đó Trung tâm có thể nhận biết thông tin sự cố một cách chi tiết và được hiển thị trên
bảng hiển thị phụ giúp nhân viên giám sát có thể xử lý sự cố một cách nhanh chóng.

Hệ thống Báo cháy địa chỉ khác với Hệ thống báo cháy thông thường ở phương
pháp xử lý tín hiệu, có tốc độ nhận dạng linh hoạt hơn, thông minh hơn và phạm vi
kiểm soát lớn hơn.

Nó kết hợp kỹ thuật vi tính và kỹ thuật truyền dữ liệu hiện đại để giám sát và
điều khiển hệ thống - xứng đáng là một hệ thống thông minh, được chọn áp dụng ở
qui mô vừa hoặc lớn, hoặc cho những hiện trường phức tạp.

Trong một hệ thống báo cháy địa chỉ, những đầu báo cháy nối kết nhau, được
chạy thành Loop chung quanh hiện trường, mỗi đầu báo được gán một địa chỉ riêng.
Hệ thống có thể có một hoặc nhiều Loop, tùy kích cỡ hệ thống và yêu cầu thiết kế.

Luận văn tốt nghiệp 17


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

Tủ điều khiển liên lạc với từng đầu báo một cách độc lập và liên tục nhận báo
cáo về trạng thái hoạt động của đầu báo: Trạng thái bình thường, trạng thái báo động
hoặc trạng thái lỗi kỹ thuật.

Vì mỗi đầu báo có một địa chỉ độc lập, nên tủ điều khiển báo cháy có thể hiển thị
chính xác vị trí của thiết bị khi có vấn đề, nhờ đó nhanh chóng định vị sự cố liên
quan.

Bên trong đầu báo địa chỉ, tự nó có những bộ phận 'thông minh' có khả năng dự
báo 'phòng xa', trước khi báo tình trạng cháy thật hoặc sự cố thật xảy ra, chẳng hạn
nó truyền tín hiệu báo cho biết đầu báo có nhiều bụi bặm bám ở mức độ đã được xác
định trước.

Đầu báo có địa chỉ cũng truyền tín hiệu cảnh báo sớm khi phát hiện khói/nhiệt ở
mức đã được lập trình trước...

Hệ thống báo cháy địa chỉ cũng có thể kết hợp các thiết bị báo cháy loại qui ước.

SƠ ĐỒ MẪU HỆ THỐNG BÁO CHÁY CÓ ĐỊA CHỈ

Mạch vòng báo hiệu và


phát hiện địa chỉ

Tủ Điều Khiển Mạch âm thanh chuyên dụng

Tín hiệu bên ngoài


Công tắc khẩn ( không bắt buộc)
Đầu báo khói/nhiệt
Chuông
Thiết bị vào/ra

Hình 2. Sơ đồ mẫu hệ thống báo cháy có địa chỉ

1.4.3 Nhiệm vụ của các thiết bị thuộc hệ thống báo cháy tự động
a. Trung tâm báo cháy

Luận văn tốt nghiệp 18


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

Đây là thiết bị quan trọng nhất trong hệ thống và quyết định chất lượng của hệ
thống. Là thiết bị cung cấp năng lượng cho các đầu báo cháy tự động. Có khả năng
nhận và xử lý các tín hiệu báo cháy từ các đầu báo cháy tự động hoặc các tín hiệu sự
cố kỹ thuật, hiển thị các thông tin về hệ thống và phát lệnh báo động, chỉ thị nơi xảy
ra cháy. Trong trường hợp cần thiết có thể truyền tín hiệu đến nơi nhận tin báo cháy.
Có khả năng tự kiểm tra hoạt động bình thường của hệ thống, chỉ thị sự cố của hệ
thống như đứt dây, chập mạch.

Tủ báo cháy nhận tín hiệu ngõ vào từ các thiết bị khởi báo (đầu báo khói, đầu
báo nhiệt, công tắc khẩn, ...) và phát ra các tín hiệu tới các ngõ ra (chuông, còi, loa
phóng thanh, đèn báo cháy,...)

Nhiều thiết bị khởi báo có thể nối chung vào một mạch dây. Mỗi mạch dây chạy
về Tủ báo cháy gọi là một zone.

Đối với báo cháy địa chỉ hàng trăm thiết bị khởi báo có thể nối chung 1 mạch dây
và chạy về tủ trung tâm tạo thành 1 loop/mạch. Giúp cho việc đi dây tiết kiệm và
đơn giản. Mỗi tủ trung tâm có thể quản lý nhiều loop và 1 tủ báo cháy trung tâm có
thể kết nối với nhiều tủ trung tâm khác.

a. Tủ báo cháy địa chỉ b. Tủ báo cháy thông thường


Hình 3: Tủ Báo Cháy

Luận văn tốt nghiệp 19


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

b. Thiết bị đầu vào

 Đầu Báo:

- Đầu báo khói: (Smoke Detector)


Là thiết bị giám sát trực tiếp, phát hiện ra dấu hiệu khói để chuyển các tín hiệu
khói về trung tâm xử lý. Thời gian các đầu báo khói nhận và truyền thông tin đến
trung tâm báo cháy không quá 30s. Mật độ môi trường từ 15% đến 20%. Nếu nồng
độ của khói trong môi trường tại khu vực vượt qua ngưỡng cho phép (10% -20%) thì
thiết bị sẽ phát tín hiệu báo động về trung tâm để xử lý.

Đối với mỗi đầu báo khói địa chỉ được xác lập một "địa chỉ" riêng, nhờ đó, khi
có sự cố, nó tự báo cho Tủ trung tâm biết đích xác vị trí của nó được lắp đặt trong hệ
thống. Thí dụ đầu báo khói được lắp đặt tại phòng 100 trong một khách sạn, khi bị
kích hoạt, nó sẽ hiển thị thông tin đầy đủ tại màn hình hiển thị để chủ nhân hệ thống
biết là chính xác là đầu báo khói tại phòng 100 đang kích hoạt.

Các đầu báo khói thường được bố trí tại các phòng làm việc, hội trường, các kho
quỹ, các khu vực có mật độ không gian kín và các chất gây cháy thường tạo khói
trước.

Đầu báo khói được chia làm 2 loại chính như sau:

+ Đầu báo khói dạng điểm:

Được lắp tại các khu vực mà phạm vi giám sát nhỏ, trần nhà thấp (văn phòng,
chung cư …)

Đầu báo khói Ion : Thiết bị tạo ra các dòng ion dương và ion âm chuyển
động, khi có khói, khói sẽ làm cản trở chuyển động của các ion dương và ion âm,
từ đó thiết bị sẽ gởi tín hiệu báo cháy về trung tâm xử lý.

Đầu báo khói quang điện: Đầu báo cháy khói nhạy cảm với các sản phẩm
được sinh ra khi cháy có khả năng tác động đến các dòng ion hóa bên trong đầu
báo cháy.

Luận văn tốt nghiệp 20


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

Đầu báo khói quang điện Đầu báo khói ion c. Đầu báo khói tia chiếu

Hình 4: Đầu Báo Khói


+ Đầu báo khói dạng tia chiếu:

Gồm một cặp thiết bị được lắp ở hai đầu của khu vực cần giám sát. Thiết bị chiếu
phát chiếu một chùm tia hồng ngoại, qua khu vực thuộc phạm vi giám sát rồi tới một
thiết bị nhận có chứa một tế bào cảm quang có nhiệm vụ theo dõi sự cân bằng tín
hiệu của chùm tia sáng. Đầu báo này hoạt động trên nguyên lý làm mờ ánh sáng đối
nghịch với nguyên lý tán xạ ánh sáng (cảm ứng khói ngay tại đầu báo).

Đầu báo khói loại tia chiếu có tầm hoạt động rất rộng (15m x 100m), sử dụng
thích hợp tại những khu vực mà các loại đầu báo khói quang điện tỏ ra không thích
hợp, chẳng hạn như tại những nơi mà đám khói tiên liệu là sẽ có khói màu đen.

Hơn nữa đầu báo loại tia chiếu có thể đương đầu với tình trạng khắc nghiệt về
nhiệt độ, bụi bặm, độ ẩm quá mức, nhiều tạp chất… Do đầu báo dạng tia chiếu có
thể đặt đằng sau cửa sổ có kiếng trong, nên rất dễ lau chùi, bảo quản.

Đầu báo dạng tia chiếu thường được lắp trong khu vực có phạm vi giám sát lớn,
trần nhà quá cao không thể lắp các đầu báo điểm (các nhà xưởng …)

Đầu báo khói phổ biến hiện nay là đầu báo khói dạng quang điện (photoelectric)
và dạng tia chiếu (beam).

- Đầu Báo Nhiệt: (Heat Detector)

Đầu báo nhiệt là loại dùng để dò nhiệt độ của môi trường trong phạm vi bảo vệ,
khi nhiệt độ của môi trường không thỏa mãn những quy định của các đầu báo nhiệt
do nhà sản xuất quy định, thì nó sẽ phát tín hiệu báo động gởi về trung tâm xử lý.

Luận văn tốt nghiệp 21


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

Các đầu báo nhiệt được lắp đặt ở những nơi không thể lắp được đầu báo khói
(nơi chứa thiết bị máy móc, Garage, các buồng điện động lực, nhà máy…)

Đặt trên trần nhà, tại những nơi mà tiên liệu rằng hơi nóng (nhiệt) xuất hiện trong
bầu không khí chung quanh đầu báo như là dấu hiệu đầu tiên khi có cháy xảy ra.

Nhiệt phát ra từ nguồn cháy, kích hoạt bộ phận cảm nhiệt của đầu báo và kích
hoạt tín hiệu báo động, truyền về tủ báo cháy.

Có 2 loại đầu báo nhiệt: đầu báo nhiệt cố định và đầu báo nhiệt gia tăng.

+ Đầu báo nhiệt cố định: Kích hoạt tín hiệu báo động khi nhiệt độ chung
quanh nó tăng lên tới một ngưỡng đã được xác định trước, thí dụ 58 0C,
680C, 1080C chẳng hạn.

+ Đầu báo nhiệt gia tăng: Là loại đầu báo bị kích hoạt và phát tín hiệu báo
động khi cảm ứng hiện tượng bầu không khí chung quanh đầu báo gia
tăng nhiệt độ đột ngột khoảng 90 C / phút.

Đầu báo nhiệt cố định b) Đầu báo nhiệt gia tăng

Hình 5: Đầu Báo Nhiệt

- Đầu Báo Lửa: ( Flame Detector)


Dò tìm các tia cực tím phát ra từ ngọn lửa. Nó được chế tạo rất nhạy cảm với tia
lửa bởi vì ánh sáng tia lửa luôn phát ra các tia cực tím có dải tần ánh sáng riêng biệt
giúp nó dễ dàng nhận biết

Được sử dụng chủ yếu ở các nơi xét thấy có sự nguy hiểm cao độ, những nơi mà
ánh sáng của ngọn lửa là dấu hiệu tiêu biểu cho sự cháy (ví dụ như kho chứa chất
lỏng dễ cháy).

Luận văn tốt nghiệp 22


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

Đầu báo lửa rất nhạy cảm đối với các tia cực tím và đã được nghiên cứu tỉ mỉ để
tránh tình trạng báo giả. Đầu dò chỉ phát tín hiệu báo động về trung tâm báo cháy
khi có 2 xung cảm ứng tia cực tím sau 2 khoảng thời gian, mỗi thời kỳ là 5s.

- Đầu Báo Gas: (Gas Detector)


Là thiết bị trực tiếp giám sát, phát hiện dấu hiệu có gas khi tỉ lệ gas tập trung
vượt quá mức 0.503% (Propane/ Butane) và gởi tín hiệu báo động về tủ báo cháy để
xử lý.

Các đầu báo gas thường được bố trí trong khoảng gần nơi có gas như các phòng
vô gas hay các kho chứa gas.Các đầu báo gas được lắp trên tường, cách sàn nhà từ
10-16cm, tuyệt đối không được phép lắp đặt dưới sàn nhà.

Hình 6: Đầu báo lửa Hình 7: Đầu báo Gas

 Công Tắc Khẩn:


Được lắp đặt tại những nơi dễ thấy của hành lang các cầu thang để sử dụng khi
cần thiết. Thiết bị này cho phép người sử dụng chủ động truyền thông tin báo cháy
bằng cách nhấn hoặc kéo vào công tắc khẩn, báo động khẩn cấp cho mọi người đang
hiện diện trong khu vực đó được biết để có biện pháp xử lý hỏa hoạn và di chuyển ra
khỏi khu vực nguy hiểm bằng các lối thoát hiểm.

Luận văn tốt nghiệp 23


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

Gồm có các loại công tắc khẩn như sau:

- Khẩn tròn, vuông

- Khẩn kính vỡ (break glass)

Dạng tròn b. Dạng vỡ


Hình 8: Công tắc khẩn

c. Thiết bị đầu ra
Nhận tín hiệu từ trung tâm báo cháy truyền đến và có tính năng phát đi các thông
tin bằng âm thanh (chuông, còi), bằng tín hiệu phát sáng (đèn) giúp mọi người nhận
biết đang có hiện tượng cháy xảy ra.

 Bộ hiển thị phụ


Tại những khu vực rộng lớn, nơi mà việc hiển thị thông tin báo cháy cần thông
báo tại hơn một vị trí, thì dùng Bộ hiển thị phụ như là một thiết bị hiển thị bổ sung.
Tủ báo cháy là nơi hiển thị thứ nhất, Bộ hiển thị phụ là nơi hiển thị thứ hai.Có thể
kết nối cùng lúc nhiều Bộ hiển thị phụ tùy theo nhu cầu sử dụng.

 Chuông / Còi / Loa Phóng Thanh Báo Cháy:

Thông báo sự cố cháy, hướng dẫn và chiếu sang lối thoát hiểm cho những người
đang sinh hoạt trong khu vực có ảnh hưởng biết để tìm lối thoát hiểm tốt nhất và kịp
thời.

Luận văn tốt nghiệp 24


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

Chuông báo cháy Loa báo cháy


Bộ hiển thị phụ

Hình 9: Chuông/còi/loa phóng thanh và bộ hiển thị phụ

 Đèn:
Có công dụng phát tín hiệu báo động, mỗi lọai đèn có chức năng khác nhau và
được lắp đặt ở tại các vị trí thích hợp để phát huy tối đa tính năng của thiết bị này.
Gồm có các lọai đèn:

- Đèn chỉ lối thoát hiểm (Exit Light):

Được đặt gần các cầu thang của mỗi tầng lầu, để chỉ lối thoát hiểm trong trường
hợp có cháy.Tự động chiếu sáng trong trường hợp mất nguồn AC.

- Đèn báo cháy (Corridor Lamp):

Được đặt bên trên công tắc khẩn của mỗi tầng.Đèn báo cháy sẽ sáng lên mỗi
khi công tắc khẩn hoạt động, đồng thời đây cũng là đèn báo khẩn cấp cho những
người hiện diện trong tòa nhà được biết. Điều này có ý nghĩa quan trọng, vì trong
lúc bối rối do sự cố cháy, thì người sử dụng cần phân biệt rõ ràng công tác khẩn
nào còn hiệu lực được kích hoạt máy bơm chữa cháy.

- Đèn báo cháy phòng (Room Lamp):

Được lắp đặt trước cửa mỗi phòng giúp nhận biết phòng nào có sự cố một cách
dễ dàng và nhanh chóng

- Đèn chiếu sáng trong trường hợp khẩn (Emergency Light):

Khi có báo cháy, thao tác đầu tiên là phải cúp điện.Bây giờ đèn chiếu sáng này sẽ
tự động bật sáng (nhờ có bình điện dự phòng battery), nó giúp cho mọi người dễ
dàng tìm đường thoát hiểm, hoặc giúp cho các nhân viên có trách nhiệm nhanh

Luận văn tốt nghiệp 25


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

chóng thi hành phận sự. Hoặc trong trường hợp mất điện đột ngột do có sự cố về
điện, đèn Emergency cũng tỏ ra hữu hiệu.

Đèn thoát hiểm b. Đèn báo cháy c. Đèn báo cháy phòng

Hình 10: Đèn Báo

 Bộ quay số điện thoại tự động:


Được lắp trong trung tâm báo cháy, khi nhận được thông tin báo cháy từ trung
tâm thiết bị sẽ tự động quay số điện thoại đã được cài đặt trước để thông báo đến
người chịu trách nhiệm chính.Thông thường quay được từ 3 tới hơn 10 số.

 Mô-đun địa chỉ:

Modul địa chỉ được sử dụng trong hệ thống báo cháy địa chỉ, nó có khả năng cho
biết vị trí chính xác nơi xảy ra sự cố cháy trong một khu vực đang bảo vệ hoặc giám
sát trạng thái của các thiết bị tham gia chữa cháy.

Hình 11: Bộ quay số điện thoại tự động Hình 12: Mô-đun địa chỉ
 Bàn phím (Keypad, Bàn phím điều khiển):
Là phương tiện để điều khiển mọi hoạt động của hệ thống.Qua bàn phím, bạn có
thể điều khiển hoạt động theo ý muốn một cách dễ dàng, như nhập lệnh đưa hệ
thống vào chế độ giám sát, hoặc có thể ngưng chế độ giám sát một số khu vực trong

Luận văn tốt nghiệp 26


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

toàn bộ hệ thống, hoặc có thể lập trình để hệ thống tự động chuyển sang chế độ giám
sát vào một thời gian nhất định trong ngày đối với một số khu vực nào đó.

Luận văn tốt nghiệp 27


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

1.5. TIÊU CHUẨN VÀ CÁC YÊU CẦU THIẾT KẾ

1.5.1 Tiêu chuẩn

TCVN5738-2001: Hệ thống báo cháy tự động – yêu cầu kỹ thuật. Tiêu chuẩn này
áp dụng cho các hệ thống báo cháy được trang bị tại các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở
sản xuất, cơ quan công trình công cộng v.v…

Hệ thống báo cháy tự động là một hệ thống các thiết bị có thể tự động phát hiện
và thông báo địa điểm cháy chính xác, đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục 24/24
giờ.

1.5.2 Yêu Cầu Thiết Kế

Việc thiết kế, lắp đặt, hệ thống báo cháy phải được sự thỏa thuận của cơ quan
phòng cháy, chữa cháy và thỏa mãn các yêu cầu, quy định của các tiêu chuẩn, quy
phạm hiện hành có liên quan.

• Hệ thống báo cháy đáp ứng những yêu cầu như sau:

Phát hiện cháy nhanh chóng tại khu vực xảy ra sự cố.

Chuyển tín hiệu khi phát hiện có cháy, tín hiệu báo động rõ ràng để
những người xung quanh có thể thực hiện ngay các giải pháp thích hợp.

Có khả năng chống nhiễu tốt.

Không bị ảnh hưởng bởi các hệ thống khác lắp đặt chung hoặc
riêng lẻ.

Không bị tê liệt một phần hay toàn bộ do cháy gây ra trước khi phát hiện
ra cháy.

Hệ thống báo cháy phải đảm bảo độ tin cậy. Hệ thống này thực hiện đầy
đủ các chức năng đã được đề ra mà không xảy ra sai sót hoặc các trường
hợp đáng tiếc khác.

Những tác động bên ngoài gây sự cố cho một bộ phận của hệ thống
không gây ra những sự cố tiếp theo trong hệ thống.

Luận văn tốt nghiệp 28


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

Khả năng dự phòng cao.

Khả năng mở rộng dể dàng với chi phí thấp.

Phải đảm bảo độ tin cậy, thực hiện đầy đủ các chức năng được đề ra mà
không xảy ra sai sót.

• Yêu cầu kỹ thuật của các đầu báo cháy tự động:

Các đầu báo cháy tự động phải đảm bảo phát hiện cháy theo chức năng đã được
thiết kế và các đặc tính kỹ thuật nêu ra trong bảng 1. Việc lựa chọn đầu báo cháy tự
động phải căn cứ vào tính chất cháy, đặc điểm của môi trường bảo vệ.

Bảng 1 : Đặc tính kỹ thuật của đàu báo cháy


Đặc tính kỹ thuật Đầu báo cháy nhiệt Đầu báo cháy khói Đầu báo lửa
Thời gian tác động Không lớn hơn 120s Không lớn hơn 30s Không lớn hơn 5s

Ngưỡng tác động 400  1700C Độ che mờ khói: Ngọn lửa trần cao 15mm
cách đầu báo 3m
Sự gia tăng nhiệt độ trên Từ 5  20%/m đối với
50C/phút đầu báo khói thường
Từ 20 70% trên khoảng
cách giữa đầu phát và đầu
thu của đầu báo khói tia
chiếu.

Độ ẩm không khí tại nơi


Không lớn hơn 98% Không lớn hơn 98% Không lớn hơn 98%
đặt đầu báo cháy

Nhiệt độ làm việc Từ -100C đến 1700C Từ -100C đến 500C Từ -100C đến 500C

Hình chóp có góc 1200


Diện tích bảo vệ Từ 15m2 đến 50m2 Lớn hơn 50m2 đến 100m2
chiếu cao từ 3m đến 7m

Các đầu báo cháy phải có đèn chỉ thị tác động. Trường hợp đầu báo không có
đèn chỉ thị thì để đầu báo cháy tự động phải có đèn báo thay thế.

Số lượng đầu báo cháy tự động cần phải lắp đặt cho một khu vực bảo vệ phụ
thuộc vào mức độ cần thiết để phát hiện cháy trên toàn bộ diện tích của khu vực đó
và phải đảm bảo yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật.

Số đầu báo cháy tự động mắc trên một kênh của hệ thống báo cháy phụ thuộc
vào đặc tính kỹ thuật của trung tâm báo cháy nhưng diện tích của mỗi kênh không
lớn hơn 2000m2 đối với khu vực bảo vệ hở và 500m2 đối với khu vực kín. Các đầu

Luận văn tốt nghiệp 29


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

báo cháy tự động phải sử dụng theo yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn và lý lịch kỹ thuật
của đầu báo cháy tự động có tính đến điều kiện môi trường cần bảo vệ.

Đối với khu vực bảo vệ là khu vực có nguy hiểm về nổ phải sử dụng các đầu báo
cháy có khả năng chống nổ. Ở những khu vực có độ ẩm cao và/hoặc nhiều bụi phải
sử dụng các đầu báo có khả năng chống ẩm và/hoặc bụi. Ở khu vực có nhiều côn
trùng phải sử dụng các đầu báo cháy có khả năng chống côn trùng xâm nhập vào bên
trong đầu báo cháy hoặc có biện pháp chống côn trùng xâm nhập vào trong đầu báo
cháy.

∗ Đối với đầu báo khói:

Diện tích bảo vệ của một đầu báo khói, khoảng cách tối đa giữa các đầu báo khói
với nhau và giữa đầu báo khói với tường nhà phải được xác định theo bảng 2, nhưng
không được lớn hơn các trị số trong yêu cầu kỹ thuật của đầu báo cháy khói.

Bảng 2 : Đặc tính kỹ thuật của đầu báo khói


Khoảng cách tối đa (m)
Độ cao lắp đặt đầu báo Diên tích bảo vệ của một
cháy (m) đầu báo (m) Giữa các đầu báo Từ đầu báo đến tường nhà

Dưới 3.5 Nhỏ hơn 100 10 5.0

Từ 3.5 đến 6 Nhỏ hơn 70 8.5 4.0

Lớn hơn 6.0 đến 10 Nhỏ hơn 65 8.0 4.0

Lớn hơn 10 đến 12 Nhỏ hơn 55 7.5 3.5

Trong những căn phòng rộng dưới 3m thì khoảng cách cho phép giữa các đầu
báo cháy khói là 15m.

Đầu báo cháy khói quang điện không được lắp đặt ở những nơi mà chất cháy khi
cháy tạo ra chủ yếu là khói đen.

∗ Đối với đầu báo cháy nhiệt

Diện tích bảo vệ của một đầu báo nhiệt, khoảng cách tối đa giữa các đầu báo
nhiệt với nhau và giữa đầu báo nhiệt với tường nhà phải được xác định theo bảng 3,
nhưng không được lớn hơn các trị số trong yêu cầu kỹ thuật của đầu báo cháy nhiệt.

Luận văn tốt nghiệp 30


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

Bảng 3 : Đặc tính kỹ thuật của đầu báo nhiệt


Khoảng cách tối đa (m)
Độ cao lắp đặt đầu báo Diên tích bảo vệ của một đầu báo
cháy (m) (m) Giữa các đầu báo Từ đầu báo đến tường nhà

Dưới 3.5 Nhỏ hơn 50 7.0 3.5

Từ 3.5 đến 6 Nhỏ hơn 25 5.0 2.5

Lớn hơn 6.0 đến 9.0 Nhỏ hơn 20 4.5 2.0

Ngưỡng tác động của đầu báo cháy nhiệt cố định phải lớn hơn nhiệt độ tối đa cho
phép trong phòng là 200C.

∗ Đối với đầu báo cháy lửa

Các đầu báo cháy lửa trong các phòng hoặc khu vực phải được lắp trên trần nhà,
tường nhà và các cấu kiện xây dựng khác hoặc lắp ngay trên thiết bị cần bảo vệ.

• Yêu cầu kỹ thuật của hộp nút ấn báo cháy:

Hộp nút nhấn báo cháy được lắp đặt bên trong cũng như bên ngoài nhà và công
trình, được lắp trên tường và các cấu kiện xây dựng ở độ cao từ 0.8m đến 1.5m tính
từ mặt sàn hay mặt đất.

Hộp nút nhấn báo cháy phải lắp trên các lối thoát nạn, chiếu nghỉ cầu thang ở vị
trí dễ thấy. Trong trường hợp xét thấy cần thiết có thể lắp trong từng phòng. Khoảng
cách giữa các hộp nút ấn báo cháy không quá 50m.

Các hộp nút nhấn báo cháy có thể lắp theo kênh riêng của trung tâm báo cháy
hoặc lắp chung trên một kênh với các đầu báo cháy.

• Yêu cầu kỹ thuật của trung tâm báo cháy:

Trung tâm báo cháy tự động phải có chức năng tự động kiểm tra tín hiệu từ các
kênh báo về để loại trừ các tín hiệu báo cháy giả. Cho phép sử dụng các trung tâm
báo cháy tự động không có chức năng tự động kiểm tra tín hiệu trong trường hợp sử
dụng các đầu báo có chức năng tự động kiểm tra tín hiệu. Không được dùng các
trung tâm không có chức năng báo cháy làm trung tâm báo cháy tự động.

Luận văn tốt nghiệp 31


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

Phải đặt trung tâm báo cháy ở những nơi luôn có người trực suốt ngày đêm.
Trong trường hợp không có người trực suốt ngày đêm, trung tâm báo cháy phải có
chức năng truyền các tín hiệu về cháy và về sự cố đến nơi trực cháy hay nơi có
người trực suốt ngày đêm và có biện pháp phòng ngừa người không có nhiệm vụ
tiếp xúc với trung tâm báo cháy. Nơi đặt các trung tâm báo cháy phải có điện thoại
liên lạc trực tiếp với đội chữa cháy hay nơi nhận tin báo cháy.

Trung tâm báo cháy phải được lắp đặt trên tường, vách ngăn, trên bàn tại những
nơi không nguy hiểm về cháy nổ.

Nếu trung tâm báo cháy được lắp trên các cấu kiện bằng vật liệu cháy thì những
cấu kiện này phải được bảo vệ bằng lá kim loại dày từ 1mm trở lên hoặc bằng các
vật liệu không cháy có độ dày không dưới 10 mm. Trong trường hợp này tấm bảo vệ
phải có kích thước sao cho mỗi cạnh của tấm bảo vệ vượt ra ngoài cạnh của trung
tâm tối thiểu 100mm về mọi phía.

Khoảng cách giữa các trung tâm báo cháy và trần nhà bằng vật liệu cháy không
nhỏ hơn 1m.

Trong trường hợp lắp cạnh nhau, khoảng cách giữa các trung tâm báo cháy
không nhỏ hơn 50mm.

Nhiệt độ và độ ẩm tại nơi đặt trung tâm báo cháy phải phù hợp với lý lịch kỹ
thuật và hướng dẫn sử dụng của trung tâm báo cháy.

Âm sắc khi báo cháy và báo sự cố phải khác nhau.

• Yêu cầu kỹ thuật đối với cáp và dây dẫn tín hiệu, dây dẫn nguồn:

Việc lựa chọn dây dẫn và cáp cho các mạch của hệ thống báo cháy phải thỏa mãn
tiêu chuẩn, qui phạm lắp đặt thiết bị điện và dây dẫn hiện hành có liên quan.

Cáp tín hiệu của hệ thống báo cháy tự động phải đặt chìm trong tường, trần
nhà… và phải có biện pháp bảo vệ dây dẫn chống chập hoặc đứt dây (luồn trong ống
kim loại hoặc ống bảo vệ khác). Trường hợp đặt nổi phải có biện pháp chống chuột
cắn hoặc các nguyên nhân cơ học khác làm hỏng cáp. Các lỗ xuyên trần, tường sau
khi thi công xong phải được bịt kín bằng vật liệu không cháy.

Luận văn tốt nghiệp 32


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

Các mạch tín hiệu báo cháy phải sử dụng dây dẫn riêng và cáp có lõi bằng đồng.
Cho phép sử dụng cáp thông tin lõi đồng của mạng thông tin nhưng phải tách riêng
kênh liên lạc.

Lõi đồng của từng dây dẫn tín hiệu từ các đầu báo cháy đến đường cáp trục chính
phải có diện tích tiết diện không nhỏ hơn 0.75 mm2 (tương đương với lõi đồng có
đường kính 1mm). Cho phép dùng nhiều dây dẫn tết lại nhưng tổng diện tích tiết
diện của các lõi đồng được tết lại đó không được nhỏ hơn 0.75 mm2. Diện tích tiết
diện từng lõi đồng của đường cáp trục chính phải không nhỏ hơn 0.4 mm2. Cho phép
dung cáp nhiều dây dẫn trong một lớp bọc bảo vệ chung nhưng đường kính lõi đồng
của mỗi dây dẫn không được nhỏ hơn 0.4mm.

Tổng điện trở của mỗi kênh liên lạc báo cháy không được lớn hơn 100Ω nhưng
không được lớn hơn giá trị yêu cầu đối với từng loại trung tâm báo cháy.

Cáp điều khiển thiết bị ngoại vi, dây dẫn tín hiệu nối từ các đầu báo cháy trong
hệ thống chữa cháy tự động là dây dẫn chịu nhiệt cao (cáp chống cháy). Cho phép sử
dụng cáp điều khiển thiết bị ngoại vi bằng cáp thường nhưng phải có biện pháp bảo
vệ khỏi sự tác động của nhiệt ít nhất trong thời gian 30 phút.

Không cho phép lắp đặt chung các mạch điện của hệ thống báo cháy tự động với
mạch điện áp trên 60V trong cùng một đường ống, một hộp, một rãnh kín của cấu
kiện xây dựng. Cho phép lắp đặt chung các mạch trên khi có vách ngăn dọc giữa
chúng bằng vật liệu không cháy có giới hạn chịu lửa không dưới 15 phút.

Số lượng đầu nối của các hộp đấu dây và số lượng dây dẫn của cáp trục chính
phải có dự phòng là 20%.

• Nguồn điện và tiếp đất bảo vệ:

Trung tâm của hệ thống báo cháy phải có hai nguồn độc lập: một nguồn 220V
xoay chiều và một nguồn là acquy dự phòng.

Dung lượng của acquy dự phòng phải đảm bảo ít nhất 12h cho thiết bị hoạt động
ở chế độ thường trực và 1h khi có cháy.

Luận văn tốt nghiệp 33


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

Các trung tâm báo cháy phải được tiếp đất bảo vệ.Việc tiếp đất bảo vệ phải thỏa
mãn yêu cầu của quy phạm nối đất thiết bị điện hiện hành.

Luận văn tốt nghiệp 34


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

2. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN THOẠI/DỮ LIỆU

2.1 KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN THOẠI/DỮ LIỆU


Hệ thống điện thoại/dữ liệu là hệ thống thông tin liên lạc, bao gồm các thiết bị cơ
bản như máy điện thoại và máy vi tính, có nhiệm vụ truyền đạt thông tin một cách
nhanh chóng từ điểm này đến điểm khác thông qua dây dẫn hoặc không dây (vô
tuyến). Hệ thống này giúp con người có thể giải trí, liên lạc với nhau một cách nhanh
chóng, tiết kiệm rất nhiều thời gian.

2.2 CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN THOẠI/DỮ LIỆU

Hệ thống điện thoại/dữ liệu bao gồm các thành phần cơ bản sau:

 Hệ thống điện thoại gồm có:

- Tổng đài điện thoại (PABX)

- Điện thoại cố định

- Dây cáp điện thoại/dữ liệu

- Đầu nối (RJ11)

 Hệ thống dữ liệu gồm có:

- Hub

- Switch

- ADSL

- Repeater

- Router

- Gateway

- Cáp dữ liệu

- Đầu nối (RJ45)

Luận văn tốt nghiệp 35


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

2.2.1 Giới thiệu các thiết bị của hệ thống điện thoại

a. Tổng đài điện thoại (PABX)

Hệ thống tổng đài là hệ thống gồm nhiều máy điện thoại và thiết bị điện tử kết
nối với nhau trong đó tổng đài điện thoại là thiết bị trung tâm và không thể thiếu, có
nhiệm vụ lưu giữ các thông tin gọi vào và gọi đi từ các máy nhánh, nhận tín hiệu
cuộc gọi từ nơi khác gọi vào, sau khi xử lý sẽ truyền tín hiệu đến bàn lập trình để
nghe được tiếng chuông reo. Có 2 giải pháp được cung cấp:

 Contact Center: chế độ nhân công, cuộc gọi phục vụ bởi các điện thoại viên.

 Automated Attendant: chế độ tự động, cuộc gọi sẽ được phục vụ bởi hệ thống
các câu thông báo hướng dẫn và các điện thoại viên tự động.

b. Điện thoại cố định

Là thiết bị giao tiếp truyền và nhận âm thanh. Điện thoại cố định là hệ thống
giao tiếp điểm - điểm mà chức năng cơ bản của nó là cho phép 2 người cách xa nhau
nói chuyện được với nhau.

Hình 13: Tổng đài điện thoại PABX Hình 14: Điện thoại cố định

c. Dây cáp điện thoại/dữ liệu

Dùng để kết nối tổng đài điện thoại với điện thoại cố định. Có các loại cơ bản
sau: cáp xoắn đôi, cáp đồng trục và cáp quang.

 Cáp đôi dây xoắn:

Luận văn tốt nghiệp 36


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

Hiện nay loại cáp này đang được sử dụng một cách rộng rãi trong các hệ thống
mạng LAN, vì giá thành rẻ và lắp đặt tiện lợi.

Mỗi sợi cáp soắn đôi gồm 2 sợi lõi đồng soắn vào nhau có tác dụng chống nhiễu
cho nhau, bớt bức xạ khi chạy gần các đường dây và thiết bị điện tử khác.

Cáp xoắn đôi

Có hai loại cáp đôi dây xoắn: cáp xoắn bọc và cáp xoắn trần

• Cáp có vỏ bọc:

Loại có vỏ bọc kim loại để tăng cường chống nhiễu còn được gọi là STP (Shield
Twisted Pair), có thể có nhiều dây đôi. Về lý thuyết loại này có thể truyền với tốc độ
500 Mbps nhưng thực tế chỉ đạt vào khoảng 155 Mbps với chiều dài 100 mét. Tốc
độ thường thấy nhất của nó vào khoảng 16 Mbps.

Loại cáp này lắp đặt khó khăn cần phải có người có tay nghề vững.

Cáp STP
• Cáp không có vỏ bọc:

Cáp không có vỏ bọc kim gọi là UTP (UnShield Twisted Pair) chất lượng kém
hơn STP nhưng giá rất rẻ và dễ lắp đặt. Nó được chia thành các loại cơ bản như sau:

- Type 1 và 2: phù hợp với tiếng nói và tốc độ dữ liệu thấp dưới 4 Mbps.
Trước đây được dùng trong mạng điện thoại nhưng bây giờ do nhu cầu thực
tế nên đã được thay thế bằng cáp loại 3.

Luận văn tốt nghiệp 37


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

- Type 3: thích hợp với tốc độ 16 Mbps, bây giờ nó là cơ sở để lắp đặt các
mạng điện thoại.

- Type 4: cho tốc độ lên tới 20 Mbps.

- Type 5: tốc độ dữ liệu đạt tới 100Mbps.

 Cáp đồng trục:

Thành phần một cáp đồng trục:

- Một dây dẫn trung tâm, thường là dây đồng đặc hoặc dây nhiều sợi nhỏ.

- Dây dẫn bao ngoài đường dẫn trung tâm. Loại dây bao ngoài ở dạng tết bím
hoặc lá kim loại. Nhờ có lớp bên ngoài mà dây dẫn trung tâm khỏi bị nhiễu
âm (EMI – Electro Magnetic Interference), và còn gọi là lá chắn.

- Một tầng cách điện giữa dây ngoài và trong giữ khoảng cách đều.

- Ngoài cáp là bao áo nhựa để cáp an toàn, và có độ bền cao.

Cáp đồng trục

- Có hai loại cáp đồng trục : là loại mỏng và dày

+ Cáp mỏng có đường kính khoảng 0.25 inch, nhẹ dẻo và dai, giá rẻ, dễ lắp
đặt, truyền tín hiệu trong khoảng cách 185 mét rất tốt.

+ Cáp dày có đường kính khoảng 0.5 inch, cáp cứng nên khó lắp đặt hơn, tuy
nhiên nó có thể truyền xa tới 500 mét.

- Đặc tính của cáp đồng trục:

+ Lắp đặt:

Cáp đồng trục cài đặt theo hai hình thức: kết xích (daisy - chain) và sao.

Luận văn tốt nghiệp 38


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

Một đặc tính quan trọng của cáp đồng trục là đầu cáp được kết thúc với một đầu
nối đặc biệt (terminator). Nó có điện trở hợp với đặc tính của cáp. Điện trở có công
dụng ngăn tín hiệu dội ngược lại khi đụng cuối cáp và giảm nhiễu.

Cáp đồng trục dễ lắp đặt và chịu đựng bền bỉ ngoài trời, các đầu nối dễ lắp đặt và
rẻ tiền.

+ Dải thông:

Mạng cục bộ LAN dùng cáp đồng trục có dải thông giữa 2,5 Mbps (ARCnet) và
10 Mbps (Ethernet). Tuy nhiên loại cáp này có đặc tính kỹ thuật với dải thông lớn
hơn nhiều.

+ Đặc tính chống nhiễu âm:

Các mạng dây đồng thường nhạy cảm với nhiễu âm dù màng chắn giúp cáp
chống nhiễu khá hiệu quả, do vậy cáp đồng trục vẫn bức xạ với một phần tín hiệu,
do đó các tín hiệu dò trộm điện tử có thể phát hiện tín hiệu này.

+ Hiện nay có 1 số loại cáp đồng trục cơ bản sau:

RG -58,50 ohm: dùng cho mạng Thin Ethernet

RG -59,75 ohm: dùng cho truyền hình cáp

RG -62,93 ohm: dùng cho mạng ARCnet

 Cáp quang:

Trong mọi trường hợp cáp quang đều có khả năng truyền tải rất xa tới vài cây số,
không bị nhiễu âm, có độ bền rất cao và dải thông rất rộng. Đây là một phương tiện
truyền dẫn lý tưởng tuy nhiên giá thành của nó lại rất đắt và khó lắp đặt.

Lõi cáp làm bằng nhựa hoặc thủy tinh, đã được tinh chế để truyền tín hiệu ánh
sáng, ít bị thất thoát vì được tráng một lớp phản chiếu bên ngoài để tín hiệu dội về
lõi, bên ngoài có vỏ bảo vệ.

Hiện nay có hai loại cáp quang có cấu trúc lỏng và chặt:

Luận văn tốt nghiệp 39


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

- Cấu trúc lỏng: có một khoảng cách liên kết giữa vỏ bọc lõi và bao nhựa làm
vỏ bọc, khoảng cách được kết hợp bằng chất gel (trong như thạch đặc
quánh).

- Cấu trúc ôm chặt các sợi kim loại bền chắc vào giữa dây dẫn truyền.

Vỏ bao của hai loại cáp nhằm giữ độ bền cho cáp, còn chất gel thì bảo vệ sợi
quang vì nó rất dễ bị bẻ gãy.

Cáp quang không truyền tín hiệu điện mà truyền ánh sáng do vậy nó hoàn toàn
miễn trừ nhiễu âm, tuy nhiên tại cuối đường truyền phải có thiết bị để biến đổi ánh
sáng sang tín hiệu điện. Cáp quang do không có tín hiệu điện do vậy độ an toàn rất
cao chống được các thiết bị nghe lén.

Cáp quang có đường kính từ 8.3 - 100 micron, do đường kính lõi sợi thuỷ tinh có
kích thước rất nhỏ nên rất khó khăn cho việc đấu nối, nó cần công nghệ đặc biệt với
kỹ thuật cao đòi hỏi chi phí cao.

Dải thông của cáp quang có thể lên tới 2Gbps (2 tỷ bít /s)

Cáp quang
d. Đầu nối (RJ-11)

Là đầu nối dùng để kết nối các thiết bị điện thoại. RJ-11 có các phiên bản 2-pin,
4-pin và 6-pin.

Đầu nối RJ-11

Luận văn tốt nghiệp 40


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

2.2.2 Giới thiệu thiết bị của hệ thống dữ liệu

Để hệ thống mạng làm việc trơn tru, hiệu quả và có khả năng kết nối tới những
hệ thống mạng khác đòi hỏi phải sử dụng những thiết bị mạng chuyên dụng. Những
thiết bị mạng này rất đa dạng và phong phú về chủng loại nhưng đều dựa trên những
thiết bị cơ bản là Repeater, Hub, Switch, Router , Gateway…

a. Hub

Hub được coi là một Repeater có nhiều cổng. Một Hub có từ 4 đến 24 cổng và có
thể còn nhiều hơn. Trong phần lớn các trường hợp, Hub được sử dụng trong các
mạng 10BASE-T hay 100BASE-T. Khi cấu hình mạng là hình sao (Star topology),
Hub đóng vai trò là trung tâm của mạng. Với một Hub, khi thông tin vào từ một
cổng và sẽ được đưa đến tất cả các cổng khác. Bộ tập trung của mạng LAN có chức
năng kết nối các trạm làm việc trong 1 mạng Lan lại với nhau. Có 4 loại Hub:

 Hub thụ động (Passive Hub):

Là Hub chỉ làm chức năng kết nối các trạm làm việc trong mạng chứ không
"tác động thêm" gì vào dữ liệu được truyền qua nó.

 Hub tích cực (Active Hub):

Là Hub có khả năng tái tạo (Regenerate) các tín hiệu dữ liệu nhằm khiến cho
chúng "khỏe hơn" và tránh bị "suy hao" hay "rớt" trên đường truyền.

Hình 20: Hub thụ động Hình 21: Hub tích cực

 Hub thông minh (Intelligent Hub):

Là các Hub hỗ trợ nhiều tính năng cộng thêm giúp theo dõi, giám sát và thiết lập
cấu hình cho Hub. Thông thường ta có thể sử dụng máy tính để xác lập cấu hình cho
các Hub thông minh thông qua cổng truyền thông dành riêng.

Luận văn tốt nghiệp 41


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

 Hub mô-đun (Modular Hub):

Hub được thiết kế theo dạng từng khối đơn thể (gọi là các module hay các card
mở rộng): Kiến trúc này cho phép mở rộng, thêm / bớt dung lượng cổng của Hub,
thêm / bớt các card chức năng (functional module) một cách dễ dàng.

Hình 22: Hub thông minh Hình 23: Hub mô - đun

b. Switch

Switch đôi khi được mô tả như là một Bridge có nhiều cổng. Trong khi một
Bridge chỉ có 2 cổng để liên kết được 2 phân đoạn (segment) mạng với nhau, thì
Switch lại có khả năng kết nối được nhiều segment lại với nhau tuỳ thuộc vào số
cổng (port) trên Switch. Cũng giống như Bridge, Switch cũng “học” thông tin của
mạng thông qua các gói tin (packet) mà nó nhận được từ các máy trong mạng.
Switch sử dụng các thông tin này để xây dựng lên bảng Switch, bảng này cung cấp
thông tin giúp các gói thông tin đến đúng địa chỉ.

Ngày nay, trong các giao tiếp dữ liệu, Switch thường có 2 chức năng chính là
chuyển các khung dữ liệu từ nguồn đến đích và xây dựng các bảng Switch. Switch
hoạt động ở tốc độ cao hơn nhiều so với Repeater và có thể cung cấp nhiều chức
năng hơn như khả năng tạo mạng LAN ảo (VLAN).

c. ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line)

Đây là dạng thức kết nối Internet sử dụng đường dây điện thoại nhưng có tốc độ
kết nối Internet cao và là kết nối liên tục, tức mạng của tổ chức luôn luôn được kết
nối tới Internet (always-on) . Nếu thuê bao ADSL được ISP cấp địa chỉ tĩnh thì hoàn
toàn có thể sử dụng kết nối liên tục này để tự duy trì các máy chủ dịch vụ như FTP,
MAIL, WEB, DNS,… tương tự như sử dụng kết nối leased-line. Tuy nhiên hiện nay,
để tiết kiệm không gian địa chỉ IP, không chỉ với dạng kết nối dial-up mà với cả dịch

Luận văn tốt nghiệp 42


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

vụ ADSL, các nhà cung cấp cũng sử dụng phương thức cấp địa chỉ động. Điều này
khiến cho những khách hàng sử dụng dịch vụ tốc độ cao ADSL hiện nay chỉ có thể
cải thiện tốc độ truy cập Internet chứ vẫn chưa thể tự mình duy trì máy chủ dịch vụ
như FTP, MAIL, WEB, DNS,… như những đối tượng thuê kết nối trực tiếp leased-
line.

Hình 24: Switch Hình 25: ADSL

d. Repeater

Trong một mạng LAN, giới hạn đường đi của cáp mạng là 100 mét (cho loại cáp
mạng CAT 5 UTP – là cáp được dùng phổ biến nhất), bởi tín hiệu bị suy hao trên
đường truyền nên không thể đi xa hơn. Vì vậy, để có thể kết nối các thiết bị ở xa
hơn, mạng cần các thiết bị Repeater này để khuếch đại và định thời lại tín hiệu, giúp
tín hiệu có thể truyền dẫn đi xa hơn giới hạn cho phép.

Repeater là một thiết bị ở lớp 1 (Physical Layer) trong mô hình OSI. Repeater có
vai trò khuếch đại tín hiệu vật lý ở đầu vào và cung cấp năng lượng cho tín hiệu ở
đầu ra để có thể đến được những chặng đường tiếp theo trong mạng. Điện tín, điện
thoại, truyền thông tin qua sợi quang… và các nhu cầu truyền tín hiệu đi xa đều cần
sử dụng Repeater.

e. Router

Router là thiết bị mạng lớp 3 của mô hình OSI (Network Layer). Router kết nối
hai hay nhiều mạng IP với nhau. Các máy tính trên mạng phải “nhận thức” được sự
tham gia của một router, nhưng đối với các mạng IP thì một trong những quy tắc của
IP là mọi máy tính kết nối mạng đều có thể giao tiếp được với router.

Luận văn tốt nghiệp 43


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

Ưu điểm của Router: Về mặt vật lý, Router có thể kết nối với các loại mạng khác
lại với nhau, từ những Ethernet cục bộ tốc độ cao cho đến đường dây điện thoại
đường dài có tốc độ chậm.

Nhược điểm của Router: Router chậm hơn Bridge vì chúng đòi hỏi nhiều tính
toán hơn để tìm ra cách dẫn đường cho các gói tin, đặc biệt khi các mạng kết nối với
nhau không cùng tốc độ. Một mạng hoạt động nhanh có thể phát các gói tin nhanh
hơn nhiều so với một mạng chậm và có thể gây ra sự nghẽn mạng. Do đó, Router có
thể yêu cầu máy tính gửi các gói tin đến chậm hơn. Một vấn đề khác là các Router
có đặc điểm chuyên biệt theo giao thức – tức là, cách một máy tính kết nối mạng
giao tiếp với một router IP thì sẽ khác biệt với cách nó giao tiếp với một router
Novell hay DECnet. Hiện nay vấn đề này được giải quyết bởi một mạng biết đường
dẫn của mọi loại mạng được biết đến. Tất cả các router thương mại đều có thể xử lý
nhiều loại giao thức, thường với chi phí phụ thêm cho mỗi giao thức.

Hình 26: Repeater Hình 27: Router

f. Gateway

Gateway cho phép nối ghép hai loại giao thức với nhau. Ví dụ: Mạng của bạn sử
dụng giao thức IP và mạng của ai đó sử dụng giao thức IPX, Novell, DECnet,
SNA… hoặc một giao thức nào đó thì Gateway sẽ chuyển đổi từ loại giao thức này
sang loại khác.

Qua Gateway, các máy tính trong các mạng sử dụng các giao thức khác nhau có
thể dễ dàng “nói chuyện” được với nhau. Gateway không chỉ phân biệt các giao thức
mà còn còn có thể phân biệt ứng dụng như cách bạn chuyển thư điện tử từ mạng này
sang mạng khác, chuyển đổi một phiên làm việc từ xa…

Luận văn tốt nghiệp 44


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

g. Dây cáp điện thoại/dữ liệu

Tương tự như phần trình bày của phần điện thoại (mục 2.2.1.3).

h. Đầu nối (RJ-45)

Là đầu nối dùng để kết nối các thiết bị trong mạng Internet/dữ liệu. RJ-45 là đầu
nối có 8-pin (8 chân).

ình 28. Gateway

Gateway RJ – 45

Luận văn tốt nghiệp 45


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

3. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH CÁP

3.1 KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH CÁP

Với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, đời sống của người dân
ngày được nâng cao. Theo đó nhu cầu giải trí cũng được đáp ứng ngày một hiện đại
hơn, trong đó lĩnh vực được cạnh tranh mạnh mẽ nhất chính là lĩnh vực truyền thông
mà đặc biệt ở đây chính là hệ thống truyền hình cáp.

Hiện nay cả nước đã có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình cáp như
truyền hình cáp CATV, MMDS, DTH,…

Do thời gian hạn chế nên chỉ xin trình bày về hệ thống truyền hình cáp thông
dụng nhất là hiện nay là CATV (Community Antenna Television).

Thuật ngữ CATV xuất hiện đầu tiên vào năm 1948 tại Mỹ khi thực hiện thành
công hệ thống truyền hình cáp hữu tuyến và thuật ngữ CATV được hiểu là hệ thống
truyền hình cáp (Cable CATV).

Một năm sau, cũng tại Mỹ, hệ thống truyền hình cộng đồng sử dụng anten
(Community Antenna Television – CATV) cung cấp dịch vụ cho thuê bao bằng
đường truyền vô tuyến đã được lắp thành công. Từ đó, thuật ngữ CATV được
dùng để chỉ chung cho các hệ thống Truyền hình cáp vô tuyến và hữu tuyến

Vậy CATV là công nghệ truyền dẫn vô tuyến và hữu tuyến thông qua cáp, cáp
được sử dụng ở đây có thể là cáp quang hay cáp đồng trục. Đồng thời tín hiệu truyền
dẫn là tín hiệu kỹ thuật số, do đó ở đầu cuối cần có bộ thu và giải mã. Thường tín
hiệu thu tại đầu thuê bao lớn hơn tín hiệu truyền từ vệ tinh và tương đối ổn định,
nhưng do truyền trong môi trường đồng nhất (trong lõi cáp) nên cũng chịu những
sóng phản xạ tương đối mạnh do hiện tượng không phối hợp trở kháng hoàn toàn
nên cũng có sự suy hao.

Mạng truyền hình cáp bao gồm ba phần chính: Hệ thống thiết bị trung tâm, mạng
phân phối tín hiệu và các thiết bị thuê bao.

Luận văn tốt nghiệp 46


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

Hệ thống thiết Mạng phân phối


bị trung tâm tín hiệu Thiết bị thuê bao
(Headend (Distribution (Customer
System) Network) System)

Hình 30. Sơ đồ khối tổng quát của hệ thống


truyền hình cáp

3.2 ƯU, KHUYẾT ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH CÁP

 Ưu điểm:

- Không bị ảnh hưởng bởi địa hình nên thích hợp cho đô thị nhiều nhà cao
tầng, nơi không thu được sóng truyền hình phát từ anten vô tuyến.

- Không cần sử dụng anten dù là trong nhà. Thay vào đó là đường dây nối
vào nhà và một ổ cắm tín hiệu.

- Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết: chịu sự tác động lớn của thời tiết là một
trong những nhược điểm của truyền hình vô tuyến.

- CATV có chất lượng hình ảnh hơn hẳn truyền hình phát sóng vô tuyến dung
anten thông thường.

- Hạn chế nhiễu tốt.

 Khuyết điểm:

- Việc triển khai CATV tốn rất nhiều chi phí đầu tư, công sức và thời gian.

Luận văn tốt nghiệp 47


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

- Chỉ thích hợp cho các thành phố nơi có mật độ dân cư cao, không thích hợp
với đại đa số lãnh thổ (vùng đồng ruộng, rừng núi, dân cư thưa thớt). Mật
độ dân cư càng thấp thì chi phí triển khai CATV càng cao, vì dây dẫn, thiết
bị khuếch đại,…phải dùng nhiều, nhưng số người sử dụng lại không nhiều.

- Triển khai mạng CATV ở thành phố cũng có nhiều khó khăn, dây cáp
chằng chịt sẽ làm mất mỹ quan thành phố (nếu đi nổi mà không đi ngầm
dưới đất), việc bảo trì sửa chữa cũng rất phức tạp.

3.3 CẤU TRÚC MẠNG CATV

Thuê Thuê
Head bao bao
end

Cáp Thuê
trung kế bao

Chú thích: Cáp Feeder

Pad

Bộ khuếch đại

Spliter

Tap Cáp
thuê bao

Hình 31. Cấu trúc đơn giản mạng CATV

3.4 THIẾT BỊ TRUYỀN HÌNH CÁP

3.4.1 Hệ thống trung tâm (Headend System)

Là nơi cung cấp, quản lý chương trình hệ thống mạng Truyền hình cáp. Đây
cũng chính là nơi thu thập các thông tin quan sát trạng thái, kiểm tra hoạt động mạng
và cung cấp các tín hiệu điều khiển.

Luận văn tốt nghiệp 48


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

Với hệ thống mạng hiện đại có khả năng cung cấp các dịch vụ truyền hình tương
tác, truyền hình số liệu, hệ thống thiết bị trung tâm còn có thêm các nhiệm vụ như:
Mã hóa tín hiệu quản lý truy cập, tính cước truy cập, giao tiếp với các mạng viễn
thông như mạng Internet,…

Luận văn tốt nghiệp 49


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

3.4.2 Mạng phân phối tín hiệu (Distribution Network)

Là môi trường truyền dẫn tín hiệu từ trung tâm mạng đến các thuê bao. Đối với
hệ thống truyền hình cáp hữu tuyến (Cable TV) môi trường truyền dẫn sẽ là hệ thống
cáp hữu tuyến (Cáp quang, cáp đồng trục, cáp đồng xoắn…). Mạng phân phối tín
hiệu truyền hình cáp hữu tuyến có nhiệm vụ nhận tín hiệu phát ra từ các thiết bị
trung tâm, điều chế, khuếch đại, cấp nguồn và phân phối tín hiệu hình đến tận thiết
bị của thuê bao.

Hệ thống mạng phân phối tín hiệu truyền hình cáp là bộ phận quyết định đến đối
tượng dịch vụ, khoảng cách phục vụ, số lượng trung bình và khả năng mở rộng cung
cấp mạng.

3.4.3 Thiết bị thuê bao (Customer System)

Với một mạng truyền hình cáp sử dụng công nghệ tương tự, thiết bị tại thuê bao
có thể chỉ là một máy thu hình, thu tín hiệu từ mạng phân phối tín hiệu. Với mạng
Truyền hình cáp sử dụng công nghệ hiện đại hơn, thiết bị thuê bao gồm các bộ chia
tín hiệu, các đầu thu tín hiệu truyền hình (Set – top – box) và các cáp dẫn… các thiết
bị này có nhiệm vụ thu tín hiệu và đưa đến TV để thuê bao sử dụng các dịch vụ của
mạng: chương trình TV, truy nhập Internet, truyền dữ liệu…

3.4.4 Các bộ điều chế và ghép tín hiệu

a. Thiết bị điều chế

Trong truyền hình cáp người ta sử dụng phương pháp điều chế tương tự đó là
phương pháp điều chế AM đối với tín hiệu hình và FM đối với tín hiệu tiếng theo
chuẩn PAL B/G. Sau đó tín hiệu hình và tiếng được ghép thành trung tần chung và
được trộn lên cao tần ở băng tần kênh phát, tín hiệu cao tần được ghép lại với nhau
thông qua bộ ghép kênh.

Các thông số cơ bản của bộ điều chế:

Nó có thể điều chế tín hiệu A/V tương tự bằng tần số sóng mang tuỳ chọn trong
mạng cáp

Luận văn tốt nghiệp 50


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

Các đặc tính của bộ điều chế ở dải tần: 47 – 862 Mhz (với khoảng cách mỗi kênh
là 8Mhz).

b. Thiết bị ghép tín hiệu

Trong kỹ thuật truyền hình cáp tương tự người ta sử dụng bộ ghép kênh FDM để
ghép nhiều chương trình trên một băng thông rộng, phương pháp này cho phép tín
hiệu từ các nguồn khác nhau được ghép theo tần số và truyền trên hệ thống cáp đến
các thuê bao.

Có nhiều loại thiết bị ghép kênh, khác nhau về số đường vào và là loại ghép thụ
động hay ghép tích cực.

3.4.5 Bộ khuếch đại tín hiệu

Là thiết bị tích cực, có nhiệm vụ bù đắp lại những suy hao trên thiết bị phân chia,
cáp đồng trục và cân chỉnh độ lệch mức đỉnh giữa các kênh trong hệ thống.

Sơ đồ nguyên lý của thiết bị khuếch đại như sau:

Tín hiệu vào Khối chỉnh độ Khối chỉnh Khối tiền


diplex filter
nghiêng suy hao khuếch đại

Khối khuếch Khối cân


đại cs chỉnh bổ xung

Tín hiệu ra
diplex filter

Hình 32. Sơ đồ khối của thiết bị khuếch đại

Tín hiệu truyền hình nhiều kênh được đưa đến đầu vào của bộ khuếch đại. Bộ
diplex filter là bộ lọc chỉ cho phép tần số trong dải truyền hình đi qua theo chiều mũi
tên.

Luận văn tốt nghiệp 51


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

Tín hiệu cao tần đã được lọc đưa đến khối chỉnh độ nghiêng. Khối này có đáp
tuyến tần số có thể thay đổi, mức độ thay đổi và cách thay đổi tùy thuộc vào nhà sản
xuất. Ở khối này, tín hiệu tần số thấp sẽ suy hao nhiều hơn tín hiệu ở tần số cao, như
vậy sẽ bù đắp được việc suy hao không đều trên đoạn cáp dẫn tín hiệu.

Thông thường người ta có thể điều chỉnh độ chênh lệch đến 18 dB. Có hai hình
thức là thay đổi liên tục (vặn) và thay đổi theo bậc (lắp jump).

Sau đó tín hiệu được đưa đến bộ chỉnh suy hao. Bộ này có nhiệm vụ làm suy hao
mức tín hiệu trước khi đưa vào khuếch đại. Giá trị này sẽ làm thay đổi mức tín hiệu
ở đầu ra tương ứng. Cũng có 2 hình thức là liên tục và từng bước. Thông thường giá
trị suy hao tối đa có thể đến 18 dB.

Khối tiền khuếch đại là khối có độ nhạy đầu vào rất cao. Nó tiếp nhận tín hiệu đã
được cân chỉnh để bù đắp công suất đảm bảo đáp ứng được độ nhạy của bộ khuếch
đại công suất.

Sau đó tín hiệu được qua bộ cân chỉnh bổ xung. Đây có thể là khối suy hao hoặc
khối chỉnh đáp tuyến hoặc cả hai. Thông thường là 1 giá trị cố định để đảm bảo độ
ổn định của hệ thống. Tín hiệu chuẩn được đưa đến bộ khuếch đại công suất đầu ra.

Do yêu cầu làm việc liên tục, ngoài trời nên người ta thiết kế các bộ khuếch đại
trong mạng cáp có hệ số khuếch đại cố định. Ta chỉ việc chỉnh mức tín hiệu đầu vào
nằm trong dải cho phép sẽ được mức tín hiệu đầu ra tương ứng.

Mức tín hiệu đầu vào của bộ khuếch đại dao động từ 72 - 80 dBµ V. Nếu quá
nhỏ sẽ không đáp ứng được độ nhạy đầu vào thì tín hiệu ra không đồng đều và bị
nhiễu. Nếu quá lớn thì tín hiệu bị cắt trên và trên màn hình có hiện tượng vạch ngang
màu trắng. Đầu ra cũng có bộ diplex filter để ngăn cản tín hiệu tần số thấp đi vào
mạch khuếch đại và tín hiệu cao tần đi vào mạch xử lý tín hiệu truyền về trung tâm.

Thiết bị khuếch đại là thiết bị tích cực, sử dụng các mạch khuếch đại bán dẫn,
trong quá trình làm việc cần tiêu thụ nguồn điện một chiều. Đối với mạng cáp, nếu ta
xây dựng một đường dây riêng để cấp nguồn thì sẽ rất phức tạp. Chính vì vậy, người
ta đã cấp nguồn cho những thiết bị này thông qua mạng cáp. Nguồn cấp qua mạng

Luận văn tốt nghiệp 52


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

cáp là nguồn xoay chiều 60V, tần số 60Hz. Tại khuếch đại, sử dụng nguồn switching
để chuyển từ điện áp xoay chiều sang điện áp một chiều, giá trị điện áp nguồn là
24V. Điện áp vào khuếch đại truyền trên cáp đồng trục thường là cáp có điện trở lớn,
tổn hao điện áp là đáng kể. Với nguồn switching, điện áp vào có thể giảm đến 30V
vẫn đảm bảo điện áp ra ổn định. Tuy nhiên, mỗi vị trí cấp nguồn cũng chỉ có thể cấp
được một số lượng hạn chế bộ khuếch đại.

Mạch bán dẫn của thiết bị khuếch đại trong quá trình làm việc gây ra nhiễu. Mức
độ nhiễu phụ thuộc vào nhiệt độ làm việc, chất lượng của thiết bị. Khi nối nhiều tầng
khuếch đại, nhiễu này cũng sẽ được khuếch đại lên theo. Vì vậy, tính từ node quang
đến điểm thu tín hiệu, không cho phép vượt quá 3 tầng khuếch đại.

Có 3 loại khuếch đại:

- Khuếch đại trục chính: có hệ số khuếch đại không lớn, có nền nhiễu tối thiểu.

- Khuếch đại nhánh: có hệ số khuếch đại lớn, nền nhiễu cho phép.

- Khuếch đại mở rộng: hệ số khuếch đại tối đa cho phép

3.4.6 Thiết bị phân nhánh

Trong quá trình truyền dẫn sóng điện từ, yêu cầu quan trọng nhất đối với các
thiết bị nối ghép và phân chia tín hiệu là đảm bảo phối hợp về trở kháng. Khi được
phối hợp tốt sẽ không có phần tín hiệu phản xạ ngược trở lại đầu phát tín hiệu gây
nhiễu. Trong các mạch ghép nối, chỉ có mạch ghép biến áp là đáp ứng được yêu cầu
này.

Trong thiết bị phân chia còn có thể có các mạch hỗ trợ như lọc thông thấp, thông
cao để chống nhiễu.

Bộ phân chia tín hiệu phải được bọc chắc chắn toàn bộ phần mạch điện để đáp
ứng các yêu cầu: chống lại sự ăn mòn của môi trường, chống nhiễu điện từ, chống
phát xạ điện từ.

Luận văn tốt nghiệp 53


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

Đặc tính đầu tiên của bộ phân chia là suy hao tín hiệu giữa đầu ra so với đầu vào.
Từ 1 đường tín hiệu ta sẽ có nhiều đường tín hiệu với cùng một nội dung nhưng mức
tín hiệu thì sẽ suy hao hơn so với đầu vào. Giá trị suy hao ở đây được tính bằng dB.

• Các bộ phân chia tín hiệu gồm 2 loại:

- Bộ phân chia tín hiệu đều nhau ở các đầu ra (splitter): gọi tắt là bộ chia

Bộ chia 1/2: 1 đầu vào 2 đầu ra, mức suy hao chuẩn 3,5 dB.

Bộ chia 1/3: 1 đầu vào 3 đầu ra, mức suy hao chuẩn 4,5 dB.

Bộ chia 1/4: 1 đầu vào 4 đầu ra, mức suy hao chuẩn 6,5 dB.

Bộ chia 1/6: 1 đầu vào 6 đầu ra, mức suy hao chuẩn 8,5 dB.

Bộ chia 1/8: 1 đầu vào 3 đầu ra, mức suy hao chuẩn 11 dB.

Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt ta có những bộ chia được chế tạo
riêng. Trong mạng cáp, khi các tuyến cáp đồng đều nhau về khoảng cách cáp đến
điểm tiếp thu tín hiệu thì người ta sử dụng các bộ phân chia theo các hướng, như vậy
mức tín hiệu đến các điểm thu sẽ tương đối đồng đều nhau.

- Bộ phân chia tín hiệu không đều giữa các đầu ra (tap off hay direct
coupler). Với loại phân chia này, bao giờ cũng có 1 đầu ra tín hiệu ưu tiên, có mức
suy hao nhỏ (gọi tắt là đường out), còn những đường kia là đầu ra không ưu tiên, có
mức suy lớn hơn (gọi là đường tap). Giống như bộ chia ta cũng có các loại bộ phân
chia không đều có 1,2,4,8 đường tap. Bên cạnh đó, mỗi loại tap lại có các giá trị suy
hao đường tap khác nhau, biến động trong một dải khá lớn từ 8 đến 24 dB, có bước
nhảy thông thường là 3 dB.

Luận văn tốt nghiệp 54


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

Loại thiết bị này thường sử dụng trên trục tín hiệu. Người ta muốn tách một
đường có mức tín hiệu vừa đủ để sử dụng, còn lại mức tín hiệu lớn hơn được cung
cấp cho các thiết bị tiếp theo trên sơ đồ mạng. Phần sử dụng tại điểm lắp thiết bị là
đầu tap. Còn đầu out được nối với những thiết bị tiếp theo.

Hình 33: Splitter Hình 34: Tap

Luận văn tốt nghiệp 55


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

II. THUYẾT MINH KỸ THUẬT


Mục đích của thuyết minh này nhằm thiết kế phần cơ sở cho các hệ thống điện
nhẹ bao gồm: Hệ thống báo cháy, hệ thống điện thoại/dữ liệu và hệ thống truyền
hình cáp được sử dụng cho chung cư cao tầng.

Thuyết minh này dựa trên những thông tin sau:


 Loại dự án: Căn hộ cho người thu nhập trung bình.

 Diện tích đất: 2.049,5 m2 tọa lạc tại xã Phú Xuân, Huyện Nhà Bè, Thành
phố Hồ Chí Minh.

 Tổng diện tích xây dựng: Khoảng 11.787,85 m2 (gồm có 15 tầng, trong đó
có 128 căn hộ và một số khu vực kỹ thuật cơ điện)

 Giấy phép kinh doanh: Việt Nam.


Các tiêu chuẩn được áp dụng trong thiết kế:

 TCVN 5738-2001: Hệ thống báo cháy tự động _ Yêu cầu kỹ thuật.

 TCVN 68-132:1998: Cáp thông tin.

 Tiêu chuẩn ISO /IEC 1180_2000: Information technology _ Genetric


cabling for customer premises ( Tiêu chuẩn cáp trong hệ thống thông tin
liên lạc).

 Tiêu chuẩn ANSI/TIA/ISO 568 – B: Commercial Building


Telecommunications cabling Standard (Tiêu chuẩn về cáp trong hệ thống
thông tin liên lạc).

 Tiêu chuẩn AS ACIF S009 – 2001: Installation requirements for


Customer Cabling (Tiêu chuẩn về cáp trong hệ thống thông tin liên lạc).

Luận văn tốt nghiệp 56


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

1. THUYẾT MINH HỆ THỐNG BÁO CHÁY

Nhằm thực hiện luật và các tiêu chuẩn của Nhà nước về công tác phòng cháy
chữa cháy, đồng thời tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn về vật chất và con
người trong trường hợp có hỏa hoạn xảy ra, chủ đầu tư đã tiến hành triển khai dự án
trang bị hệ thống báo cháy tự động hiện đại. Dự án trang bị hệ thống báo cháy tự
động cho tòa nhà đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu đặt ra như: Phát hiện sớm,
chính xác, kịp thời không để xảy ra cháy lớn …và thiết kế theo đúng các quy định
trong tiêu chuẩn hiện hành được cơ quan có chức năng thẩm quyền duyệt.

Tủ báo cháy trung tâm được đặt tại phòng điều khiển sẽ hiển thị tình trạng hoạt
động và điều khiển tất cả các thiết bị có liên quan đến hệ thống báo cháy và hệ thống
chữa cháy tòa nhà.

Hiển thị tình trạng hoạt động: Các bơm chữa cháy, quạt điều áp cầu thang,
các công tắc dòng chảy, các van cổng, mực nước của bể nước chữa cháy, máy
phát điện.

Trên tủ còn có màn hình hiển thị để lưu lại quá trình hoạt động của hệ
thống, bàn phím lập trình và điều khiển toàn bộ hệ thống. Ngoài ra tại phòng
bảo vệ có đặt Bộ chỉ thị báo cháy phụ trang bị màn hình lập lại trạng thái hiển
thị.

Hệ thống báo cháy có nguồn acqui dự phòng với dung lượng bảo đảm cho thiết
bị hoạt động ít nhất là 24 giờ ở chế độ thường trực và 3 giờ khi xảy ra cháy.

Sử dụng đầu báo khói quang điện có địa chỉ (Addressable photo electric smoke
detector) và đầu dò nhiệt (Heat detector) gắn trên trần và đặt ở những nơi cần thiết
đúng theo tiêu chuẩn thiết kế, đầu dò được lắp tại tất cả các phòng chức năng và khu
vực thương mại dịch vụ, các hành lang và lối đi. Các đầu dò này được phân thành 3
mạch vòng (loop), trên các mạch này có đấu các modun giám sát có địa chỉ, modun
chuyển đổi địa chỉ, modun role địa chỉ, modun cách ly khi có sự cố để nhận tín hiệu
trạng thái hoạt động và điều khiển các thiết bị có liên quan trong hệ thống. Các mạch
này sẽ được điều khiển và hiển thị thông qua Tủ báo cháy trung tâm. Khi có cháy,

Luận văn tốt nghiệp 57


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

các đầu dò này sẽ nhận tín hiệu cháy và đưa về Tủ điều khiển trung tâm để xử lý, tại
Tủ điều khiển trung tâm 1 hệ thống tự động sẽ kích hoạt các role hoạt động cũng
như kích hoạt hệ thống chuông báo.

Trong công trình này đặt đầu báo nhiệt ở phòng bơm và bơm chữa cháy do khi
khởi động các máy bơm này xả ra khói nên không đặt đầu báo khói, ngoài còn đặt
đầu báo nhiệt ở bãi giữ xe trong nhà ở tầng trệt. Trong căn hộ đặt đầu báo khói trong
khu vực phòng khách, khu vực bàn ăn và tất cả các phòng ngủ. Các khu vực hành
lang công cộng và các phòng kỹ thuật cũng được bố trí đầu báo khói.

Ở lối đi, hành lang và khu vực thang thoát hiểm sẽ đặt các hộp nút báo cháy khẩn
cấp bằng tay địa chỉ (Addressable break glass) gắn trên tường tại độ cao 1,2m tính từ
mặt sàn hoàn thiện, khoảng cách giữa các hộp nút nhấn báo cháy không quá 50m.
Khi có cháy, người trong nhà nhấn nút báo khẩn này và tín hiệu cháy sẽ được đưa về
Tủ báo cháy trung tâm kích hoạt các hệ thống bên trong tủ hoạt động .

Hệ thống chuông/còi đặt 2 cái tại tầng trệt còn các tầng còn lại chỉ đặt 1 cái do
diện tích nhỏ. Hệ thống này có nhiệm vụ báo hiệu cho mọi người biết có hỏa hoạn
xảy ra để tham gia chữa cháy hoặc sơ tán.

Các đèn Exit được bố trí tại các lối ra/vào chính và cầu thang bộ để chỉ dẫn mọi
người hướng thoát hiểm.

2. THUYẾT MINH HỆ THỐNG ĐIỆN THOẠI/DỮ LIỆU

Đặt 1 tủ phân phối chính (MDF) tại phòng điều khiển, không đặt gần các thiết bị
gây nhiễu. Tủ phân phối dự định sẽ có 300 số điện thoại.

Cáp của công ty điện thoại được đấu nối vào tủ MDF và sẽ do công ty điện thoại
quản lý theo thỏa thuận giữa công ty điện thoại với chủ đầu tư.

Từ tủ MDF 5 tuyến cáp điện thoại cáp CAT 5E mỗi tuyến gồm 50 đôi đi theo
trục xuyên tầng điện nhẹ phân phối đến 5 tủ phân phối trung gian (IDF) cho điện
thoại và dữ liệu được kéo đến các căn hộ hay khu vực cửa hàng cho thuê theo yêu
cầu.

Luận văn tốt nghiệp 58


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

Mỗi căn hộ sẽ được trang bị 1 hộp đấu nối MMB riêng, bên trong hộp MMB này
có 1 module đấu nối cho điện thoại/dữ liệu và 1 bộ chia (Splitter) cho tín hiệu truyền
hình. Trong căn hộ tùy theo mục đích sử dụng mà chủ hộ có thể trang bị các thiết bị
như là bộ chia tín hiệu Splitter, ADSL modem,… Từ tủ IDF kéo đến mỗi căn hộ 2
đôi cáp điện thoại đấu vào bộ đấu nối trong hộp MMB và qua ổ cắm RJ11. Nếu có
nhu cầu sử dụng internet thì chủ hộ sẽ tự bố trí bộ chia tín hiệu Splitter để chia ra 2
đường tín hiệu: 1 đường sẽ được nối đến máy điện thoại bằng cáp điện thoại thông
thường.

Cũng từ bộ chia tín hiệu Splitter 1 đường tín hiệu còn lại được đấu vào modem
ADSL và qua bộ chuyển mạch (Hub và Switch) cấp dữ liệu bằng cáp CAT6 đến các
ổ cắm mạng Internet trong căn hộ tùy theo nhu cầu sử dụng.

3. THUYẾT MINH HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH CÁP

Tương tự như hệ thống điện thoại, các ổ cắm tín hiệu truyền hình và đường cáp
truyền hình – Internet sẽ được lắp đặt sẵn trong từng căn hộ đi đến hộp đấu nối
MMB của căn hộ, chủ đầu tư sẽ chọn 1 công ty truyền hình cáp để kéo đường cáp
chính đến trục xuyên tầng, chủ căn hộ nếu muốn sử dụng truyền hình cáp chỉ cần ký
hợp đồng với công ty truyền hình cáp để được đấu nối là có thể sử dụng ngay. Tuyến
cáp truyền hình hữu tuyến được đưa vào công trình sẽ qua bộ khuếch đại chính đặt
trong phòng điều khiển, từ bộ khuếch đại tuyến cáp đồng trục RG11 theo trục xuyên
tầng và đấu vào bộ chia đấu nối 1 đường (Tap-off) tại mỗi tầng, sau đó tín hiệu sẽ
qua bộ khuếch đại và bộ chia (Splitter) 3 đường. Từ đây tín hiệu theo các đường cáp
đồng trục RG6 đến các bộ chia Splitter 3 hoặc 4 đường đặt trong hộp đấu nối MMB
căn hộ. Từ đây các tín hiệu này sẽ được đấu vào các ổ cắm ti-vi âm tường tại những
vị trí có thể đặt ti-vi như phòng khách và phòng ngủ.

Luận văn tốt nghiệp 59


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

III. THIẾT KẾ CÁC HỆ THỐNG

Luận văn tốt nghiệp 60


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

IV. BẢNG KHÁI TOÁN KHỐI LƯỢNG VẬT TƯ

Luận văn tốt nghiệp 61


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

KẾT LUẬN
1. Tự đánh giá kết quả

Sau 12 tuần thực hiện đề tài với sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn
và Công ty TNHH Tư Vấn Thiết Kế Kỹ Thuật Hiệp Hòa, cộng với sự nỗ lực của các
thành viên trong nhóm qua việc tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu liên quan, nhóm đã
hoàn tất bài luận văn của mình. Tập luận văn cho thấy được một khía cạnh ứng dụng
của hệ thống điện nhẹ nói riêng và hệ thống M&E nói chung. Tuy luận án này chưa
thể hiện hết toàn bộ tính năng của tòa nhà nhưng cũng phần nào giải quyết được
những yêu cầu cơ bản cần có trong một công trình.

Nội dung của luận văn gồm 3 phần:

Phần 1: Giới thiệu chung.

Đưa ra lý thuyết của luận án bao gồm: Giới thiệu hệ thống Báo cháy, giới thiệu
hệ thống Điện thoại/dữ liệu và giới thiệu hệ thống Truyền hình cáp.

Phần 2: Thuyết minh kỹ thuật.

Thuyết minh nguyên lý hoạt động của 3 hệ thống trên.

Phần 3: Bản vẽ thiết kế.

Bản vẽ sơ đồ nguyên lý và bố trí mặt bằng của hệ thống Báo cháy, Điện thoại/dữ
liệu và Truyền hình cáp.

2. Khả năng phát triển của đề tài

Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật nói chung và lĩnh vực
điện - điện tử nói riêng, đề tài này có thể phát triển hoàn thiện hơn để đạt được kết
quả tốt hơn. Như là chúng ta có thể áp dụng các thiết bị tích hợp nhỏ gọn và có nhiều
tính năng hơn vào trong công trình, mở rộng thêm các hệ thống điện nhẹ khác như là
hệ thống Âm thanh, hệ thống An ninh,… và đây cũng là hướng phát triển khác cho
các đề tài khóa sau.

Luận văn tốt nghiệp 62


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

TÀI LIỆU THAM KHẢO


 TCVN 5738-2001: Hệ thống báo cháy tự động _ Yêu cầu kỹ thuật.

 TCVN 68-132:1998: Cáp thông tin.

 Tiêu chuẩn ISO /IEC 1180_2000: Information technology _ Genetric cabling


for customer premises ( Tiêu chuẩn cáp trong hệ thống thông tin liên lạc).

 Tiêu chuẩn ANSI/TIA/ISO 568 – B: Commercial Building


Telecommunications cabling Standard (Tiêu chuẩn về cáp trong hệ thống
thông tin liên lạc).

 Tiêu chuẩn AS ACIF S009 – 2001: Installation requirements for Customer


Cabling (Tiêu chuẩn về cáp trong hệ thống thông tin liên lạc).

 Catalog của công ty Saccom.

 Cataloge của công ty anbao.

 Bài giảng Truyền số liệu _ Nguyễn Việt Hùng biên dịch.

 Catalog của công ty AMP NETCONNECT.

 Catalog của hãng Accesscomms.

Luận văn tốt nghiệp 63


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

PHỤ LỤC
Báo Cháy

Tủ báo cháy địa chỉ (FIP) - Mỗi tủ có tối đa 5 loop.


- Mỗi loop có thể nối kết tới 254 thiết bị
analog địa chỉ.
- Có thể quản lý tới 120 zones.
- Số ngõ ra rờ-le báo động: 4 ngõ ra được giám
sát để nối kết chuông.
- Đèn tín hiệu: LED.
- Màn hình LCD: 4 hàng, mỗi hang 20 ký tự.
- Lập trình qua bàn phím trước cửa tủ, hoặc
qua PC với phần mềm WINFIRE v.4.0, nối
trực tiếp hoặc từ xa.
- Bộ Nguồn: 230 VAC; 50 Hz; 4A @ 24 VDC.
- Kích thước 500 x 570 x 190 mm.
- Trọng lượng: 9.3 kg kể cả biến thế.
- Lập trình độ nhạy cảm của đầu báo và setup
chế độ trì hoãn.
- Setup ngày/giờ và công tắc tiết kiệm điện vào
ban ngày (daylight saving time switch).
- Đối với hoạt động của các sensors, delay
mode, và độ nhạy cảm theo ngưỡng, có thể
lập trình “báo động chuông, báo động buzzer,
và báo bảo quản”.
- Bộ nhớ lưu lại 4000 sự kiện.
- Quản lý bộ cấp nguồn hệ thống bằng cửa tủ
panel.
- Tiêu chuẩn CE - UNI-EN54.
Tủ hiển thị phụ (SFIP) - Nguồn: 24 VDC lấy từ tủ chính hoặc power
supply riêng.
- Dòng tiêu thụ: DC20V : 50mA lúc bình
thường, 62mA (FX/RP10) hoặc 90mA
(FX/RP20) khi báo động.
- 15 đèn LED, LCD display, các phím điều
khiển. Chọn buzzer/không buzzer qua
jumper.
- Cáp: 3 x 1,5 sq mm xoắn, chống cháy.
- Kích thước: W250 x H 201 x D 68 mm.
- Trọng lượng: 1.5 kg
- Nhiệt độ hoạt động: +5 / +40 °C
- Độ ẩm: 93 % không đông đặc.

Luận văn tốt nghiệp 64


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

Bộ cấp nguồn 24VDC - Các ngõ ra rờ-le báo lỗi.


- Các tiếp điểm GND, Q và T để nối cáp RS-
485 serial
- Các ngõ nối kết với bo CP8/ REL và bo rờ-
le 5 UNIREL/24
- Hiển thị tối đa 5 sự cố lỗi.
- Set địa chỉ qua Dip-switch.
- Không bao gốm hộp đựng C11/S24.
- Tiêu chuẩn EN54-4 và CSV-IMQ.
- Kích thước bo : Ngang 80 x Dọc 206 x Cao
50 mm
- Kích thước biến thế : Ngang 96 x Dọc 90 x
Cao 100 mm
- Trọng lượng 3.2 kg
- Sức tải dòng: 4A max. Power supply
AC230, 50 Hz
- Ngõ ra điện áp: DC27.4C.

Đầu báo khói quang điện - Điện áp: 24VDC.


- Điện áp vận hành: 14.5 – 30VDC
- Dòng vận hành:
o Giám sát: 24A tối đa
o Báo động: 65 mA
- Dòng khởi động: tối đa 100A (khi dùng
điện áp 24VDC).
- Thời gian ổn định sau khởi động: 20s.
- Nhiệt độ môi trường: -100 đến +500C
- Độ ẩm: 98% (ở 600C)
- Làm bằng polycarbonate tinh khiết chác
chắn và sức chịu đựng cao
- Trọng lượng
o Đầu: 120g
o Chân đế: 50g

Luận văn tốt nghiệp 65


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

Đầu báo nhiệt gia tăng - Điện áp làm việc: 17 – 41VDC.


- Nhiệt độ kích hoạt: có thể lập trình được: 58˚
C (Class A1) và 66˚ C (Class A2).
- Nguồn tiêu thụ: 200μA bình thường, 3.5mA
khi báo động.
- Sức chịu nhiệt: 125% cao hơn ngưỡng nhiệt
độ kích hoạt của nó.
- Thời gian cảm ứng :
o Loại tiêu chuẩn: ~ 107s
o Loại cảm ứng nhanh: ~ 33s
- Trọng lượng; 101g (không gồm đế).
- Nhiệt độ vận hành: -10˚ C ~ +50˚ C.
- Độ ẩm: 90% ở 50˚ C không đông đặc.

Công tắc khẩn địa chỉ


- Model: ST-NCP-AS ; ST-NCP-ASWP.
- Kỹ thuật truyền: NISM/WFM/02 (Nittan AS
Protocol).
- Tốc độ truyền: khoảng 2500 bit/sec.
- Điện áp: 24V DC ± 10%.
- Dòng tiêu thụ bình thường: 300 μA
- Dòng tiêu thụ khi vận hành: 4mA (đèn LED
sáng) 24V.
- Dòng tín hiệu ngõ ra: 40 mA (mức cao). Max
50mA.
- Số dây: 2 dây.
- Chức năng: Analogue data, Type data, Fire
test, LED on, Reset.
- Nhiệt độ hoạt động: -10˚ C ~ +50˚ C
- Trọng lượng: 605g.

Chuông báo cháy 24V


- Số Model: BD-6-24-11.
- Điện áp: 24 VDC.
- Dòng: 10mA.
- Màu: Đỏ.
- Tiếp điểm: dây chì.
- Trọng lượng: 560g

Luận văn tốt nghiệp 66


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

Module giám sát địa chỉ - Cấp nguồn 24V từ loop.


- Nguồn tiêu thụ :
o Bình thường : 6.2 mA
o Báo động: 20 mA max.
- Định mức relay: 2 A @ 24VDC trở kháng
- Đèn chỉ định LED trên bo mạch:
o Đèn LED “COMMS” đỏ, chớp khi có
nguồn.
o Đèn LED “TRIGGERED” đỏ, chớp khi
hoạt động. Hai LED này chớp cùng lúc khi
module này hoạt động.
o LED “S/C” vàng: lỗi ngắn mạch đầu báo
khói thông thường.
o LED “O/C” vàng: lỗi hở mạch đầu báo
khói thông thường.
- Trọng lượng: 50 kg cả hộp.
- Nhiệt độ vận hành: -10˚ C ~ +50˚ C
- Kích thước: 204 x 163 x 44 mm
- Loop Driver Card:
o 250 mA: số MCM-AS4 tối đa trên loop =
3
o 500 mA: số MCM-AS4 tối đa trên loop =
6
- Đặc điểm của mạch/zone đầu báo thông thường:
o Ngắn mạch: 0 Ohm tới 120 Ohms
o Hở mạch: > 10 K Ohms
o Điện trở cuối tuyến: 6K8 Ohms
Module role địa chỉ
- Dòng giám sát: 150µA Max.
- Dòng báo động: 150µA Max
- Nhiệt độ hoạt động: 00 đến 490C.
- Kết nối: 1A, 30VDC.
- Quản lý đến 127 thiết bị trên 1 Loop.

Luận văn tốt nghiệp 67


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

Module cách ly khi có sự cố - Nguồn : 24VDC do mạch loop cấp.


- Có 2 đèn LED màu vàng để chỉ định trạng thái
nó dò thấy ngắn mạch,
- Nguồn tiêu thụ :
o Bình thường: 40µA
o Ngắn mạch: 20mA
- Nhiệt độ vận hành: -50 đến 400C.
- Kích thước: 128 x 80 x 20 mm.

Điện thoại / dữ liệu

Tổng đài điện thoại PABX


 Tính năng:
-
Dung lượng đấu nối lớn.
-
Kín hoàn toàn, cách ly bên trong và bên ngoài.
-
Hệ thống 3 chốt an toàn.
-
Thân tủ được gia cường bằng cách tạo gân bề
mặt.
- Hệ thống tiếp đất tốt để có thể lắp đặt các thiết
bị bảo an chống sét.
- Tuổi thọ cao.
- Tính chống ăn mòn hóa học cao.
- Dễ dàng lắp đặt.
 Sử dụng:
- Để phân bố đường cáp chính tới các hộp đấu
thuê bao.
- Cấu hình lắp phiến kiểu đối xứng.
- Thích hợp lắp các phiến IDC, FL, cũng có thể
lắp mô – đun cáp quang.
 Thông số kỹ thuật:
- Motel: TC 500x2
- Hãng sản xuất: Postef – VNPT
- Vật liệu chế tạo: có 2 loại ABS và Composit
SMC/BMC
- Độ kín nước: chịu được mưa bão cấp 12,
nước không lọt vào.

Luận văn tốt nghiệp 68


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

- Nhiệt độ môi trường làm việc: -20 o C ~ 80 o


C

Luận văn tốt nghiệp 69


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

CAT 5E UTP 25 pair - Điện dung: 5.6 nF/100m nominal


- Đặc tính trở kháng: 100 Ω ± 15%, 1 – 200
MHZ.
- Điện trở dẫn 1 chiều DC: 9.38Ω/100m
maximum.
- Hãng sản xuất: AMP NETCONNECT

Dây cáp điện thoại 1 đôi


- Chọn dây loại 1/0.5mm x 1P của hãng Sino.
- Số sợi / đường kính: 1/0.50 mm
- Bề dày lớp cách điện: 0.3mm
- Bề dày vỏ bọc: 0.4mm
- Đường kính tổng: 3.0mm
- Cân nặng tương đối: 11kg/km

RJ11
- Modular Jack - ổ cắm thoại RJ11 Keystone
Jack Dintek.
- Sản xuất tại Taiwan.

`
RJ45 - Modular Jack - ổ cắm thoại RJ45 Keystone
Jack Dintek.
- Sản xuất tại Taiwan.

Luận văn tốt nghiệp 70


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

Cáp điện thoại CAT 5E UTP 4 đôi


- 4 cặp xoắn đôi – chuẩn 24AWG
- Nhiệt độ hoạt động: - 20 ~ 60 o C
- Đường kính lõi: 0,52 mm.
- Trở kháng: 100 ohm, 15% at 100MHz
- Độ suy hao: 17 dB
- Điện trở: 9,38 ohm/100m
- Điện dung: 5.5 nF/100m
- Hãng sản xuất: Krone.

Ổ cắm TV
- Được làm bằng đồng dày, có tính đàn hồi và
dẫn điện tốt, Độ xoắn cao làm tăng tính đàn
hồi.
- Cơ chế khung cài của ổ cắm có cá chống
trượt nên tạo tiếp điểm với phích cắm rất chắc
chắn.
- Mặt chấu của ổ cắm có nắp che bảo vệ giúp
an toàn khi sử dụng điện đặc biệt là tốt với trẻ
nhỏ.
- Sản phẩm đạt tiêu chuẩn TCVN 6188-1; IEC
884-1: 1994.

Hộp đấu nối IDF 50 đôi dây


- Module có thể được gắn kết với 10 cặp
module LSA-PLUS kết nối hoặc không kết
nối.
- Hộp chống bụi thích hợp cho việc phân phối
dây điện trong nhà.
- Đầy đủ tính năng quản lý dây được xây dựng
vào chân đế và bao gồm cung cấp dồi dào
trong bế xưởng cho mục cáp.
- Ở đây cũng có các loại khác nhau để phục vụ
cho các yêu cầu của khách hàng khác nhau.
- Vật liệu gắn kết lại: độ dày 1mm thép không
rỉ.

Luận văn tốt nghiệp 71


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

3. Truyền Hình Cáp

Bộ Khuếch Đại PDA 8640


- Nguồn: 220VAC – 50Hz – 8W.
- Băng thông: 40 – 860 MHz.
- Đáp ứng tần số: ±0.5 dB
- Thất thoát đường truyền: 16 dB.
- Nhiễu: < 6dB.
- Dòng AC qua lớn nhất: 10A.
- Khoảng điều chỉnh suy hao: 0 – 18dB.
- Test Points: -20dB.
- Kích thước: 290Wx270Hx100D (mm).
- Trọng lượng: 3.5 kg.

Bộ chia 1 Indoor PCT – 1000-1W


- Trở kháng danh định: 75Ω.
- Chèn mất độ phẳng: ±0.5dB
- Tổn hao ghép Tap định hướng:
±1.5dB.
- RFI: - 120dB.
- Tạp nhiễu tín hiệu bao gồm sóng hài
thứ 2: -46 dBmV, xác định với +55
dBmV tín hiệu trở về.
- Tín hiệu ngõ vào: 5-1000 MHz.
- Tín hiệu ngõ ra: 5-1000 MHz.
- Tụ điện chặn, tất cả Port, cáp chịu
đựng 1kV, 100kHz.
- Nhiệt độ hoạt động: -400F đến 1400F.

Luận văn tốt nghiệp 72


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

Bộ chia 2 Indoor PCT-1000-2W - Trở kháng danh định: 75Ω.


- Chèn mất độ phẳng: ±0.5dB.
- RFI: - 120dB.
- Tạp nhiễu tín hiệu bao gồm sóng hài
thứ 2: -46 dBmV, xác định với +55
dBmV tín hiệu trở về
- Tín hiệu ngõ vào: 5-1000 MHz
- Tín hiệu ngõ ra: 5-1000 MHz.
- Tụ điện chặn, tất cả Port, cáp chịu
đựng 1kV, 100kHz
- Nhiệt độ hoạt động: -400F đến 1400F

Bộ chia 3 Indoor PCT-1000-3W - Trở kháng danh định: 75Ω.


- Chèn mất độ phẳng: ±0.5dB.
- RFI: - 120dB.
- Tạp nhiễu tín hiệu bao gồm sóng hài
thứ 2: -46 dBmV, xác định với +55
dBmV tín hiệu trở về.
- Tín hiệu ngõ vào: 5-1000 MHz.
- Tín hiệu ngõ ra: 5-1000 MHz.
- Tụ điện chặn, tất cả Port, cáp chịu
đựng 1kV, 100kHz.
- Nhiệt độ hoạt động: -400F đến 1400F
Bộ chia 4 Indoor PCT-1000-4W - Trở kháng danh định: 75Ω.
- Chèn mất độ phẳng: ±0.5dB.
- RFI: - 120dB.
- Tạp nhiễu tín hiệu bao gồm sóng hài
thứ 2: -46 dBmV, xác định với +55
dBmV tín hiệu trở về.
- Tín hiệu ngõ vào: 5-1000 MHz
- Tín hiệu ngõ ra: 5-1000 MHz.
- Tụ điện chặn, tất cả Port, cáp chịu
đựng 1kV, 100kHz.
- Nhiệt độ hoạt động: -400F đến 1400F.

Luận văn tốt nghiệp 73


Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM

Cáp đồng trục RG11 Standard


Shield C11-STD - Dây dẫn trung tâm: 1.63mm CCS.
- Điện môi: 7.11mm FPE.
- Vỏ bọc: AL/PE.
- Dây dẫn ngoài: 32x0.12mm AL.
- Jacket: 10.03mm PVC
- Trọng lượng: 75kg/km.
- Điện trở DC dây dẫn bên trong:
39.7Ω/km.
- Điện trở DC dây dẫn bên ngoài:
24.3Ω/km.
- Điện dung: 52pF/m.
- Trở kháng: 75±3Ω.
- Tỷ số vận tốc: 0.85

Cáp đồng trục RG6 - Dây dẫn trung tâm: 1.02mm CCS
StandardShield C6W-STD - Điện môi: 4.57mm FPE
- Vỏ bọc: AL/PE.
- Dây dẫn ngoài: 32x0.12mm AL.
- Jacket: 6.80mm PVC.
- Trọng lượng: 24.5kg/km.
- Điện trở DC dây dẫn bên trong: 125Ω/km.
- Điện trở DC dây dẫn bên ngoài: 78Ω/km.
- Điện dung: 52pF/m.
- Trở kháng: 75±3Ω.
- Tỷ số vận tốc: 0.85.

Luận văn tốt nghiệp 74

You might also like