You are on page 1of 8

1.2.

SINH TRƯỞNG, SINH SẢN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG


SỮA CỦA BÒ SỮA
1.2.1. Sinh trưởng
1.2.1.1. Khái niệm

Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất dinh dưỡng trong cơ thể để gia súc
tăng về kích thước (sự thay đổi về chiều cao, chiều dài, bề ngang, bề sâu...) hay nói
cách khác là sự thay đổi về khối lượng. Sinh trưởng là tính trạng số lượng chịu ảnh
hưởng lớn của các yếu tố di truyền và môi trường bên ngoài. Do có sự tương tác
giữa kiểu gen và ngoại cảnh mà sinh trưởng mang tính quy luật, đảm bảo cho cơ
thể phát triển đạt tỷ lệ hài hoà và cân đối. Sinh trưởng và phát dục của bê thường
tuân theo quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều theo giai đoạn, tuổi và
theo giới tính. Sinh trưởng và phát dục không tách rời nhau mà ảnh hưởng lẫn nhau
làm cho cơ thể con vật hoàn chỉnh, sinh trưởng có thể phát sinh từ phát dục và
ngược lại sinh trưởng tạo điều kiện cho phát dục tiếp tục hoàn chỉnh (Trần Đình
Miên, Nguyễn Kim Đường, 1992)[64].

1.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng

• Yếu tố di truyền
Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như là quá trình tích luỹ các chất mà
quan trọng là protein. Tốc độ và cách thức sinh tổng hợp protein chính là tốc độ và
phương thức hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể
(Williamson và CS, 1978)[195].

Người ta lấy chỉ tiêu tăng trưởng làm chỉ tiêu sinh trưởng. Sự tăng trưởng
bắt đầu từ khi trứng thụ tinh cho đến khi cơ thể trưởng thành, sự sinh trưởng chia
ra làm 2 giai đoạn chính là trong thai và ngoài thai. Theo Trần Đình Miên, Nguyễn
Kim Đường (1992)[64] giai đoạn bào thai chịu ảnh hưởng nhiều của mẹ, giai đoạn
ngoài bào thai sự tăng trưởng mang tính di truyền của đời trước nhiều hơn. Nuôi
dưỡng tốt bò, bê sẽ tăng trưởng cao, sinh sản sớm, cho nhiều sữa ở giai đoạn tiết
sữa và nhiều thịt ở giai đoạn nuôi thịt và vỗ béo.

Trong thời kỳ bú sữa, khả năng sinh tồn của gia súc (điều hoà thân nhiệt, sự
tiêu hoá...) chưa phát triển đầy đủ. Ragab (1953, dẫn theo Phan Cự Nhân, 1972)
[67] tìm thấy tương quan di truyền cao giữa khối lượng mới sinh, khối lượng khi
cai sữa và khối lượng cuối cùng. Các giống khác nhau thì khả năng sinh trưởng
cũng khác nhau. Ở những giống bò thịt như Hereford, Santa Gertrudis... có tốc độ
sinh trưởng nhanh, đạt 1.000 – 1.200g/ngày, các giống kiêm dụng như Red Sindhi,
Brown Swiss khả năng tăng trưởng chỉ đạt 600 - 800g/ngày. Ở Pakistan,
Chaudhary và CS (1987)[126] nhận thấy khối lượng cơ thể thấp nhất ở bò sữa lai
F2 3/4 Jersey là 296,20 ± 31, 58kg và cao nhất ở đàn bò lai F1 1/2 HF là 374,66 ±
67,54kg.

• Những yếu tố ngoại cảnh chủ yếu


 Dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong số các các yếu tố ngoại cảnh chi
phối sinh trưởng của bò sữa. Khi bò được cung cấp đầy đủ, cân đối về các chất
dinh dưỡng sẽ tăng trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn/1kg tăng trưởng giảm, và hệ quả
là ảnh hưởng tốt đến năng suất sữa sau này. Bò sữa có khối lượng lớn, cho sữa
nhiều thì nhu cầu dinh dưỡng nhiều hơn so với bò có khối lượng nhỏ, cho sữa ít
hoặc không cho sữa. Vì vậy khẩu phần thức ăn hợp lý và khoa học sẽ mang lại hiệu
quả kinh tế cao.

Thức ăn có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển của gia súc. Cho gia súc ăn
theo khẩu phần, theo giai đoạn, chế độ vận động thích hợp, chuồng trại sạch đều
thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát dục của gia súc (Nguyễn Hải Quân, Đặng Vũ
Bình, Đinh Văn Chỉnh, 1996)[79]. Các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả đều
có nhận xét chế độ dinh dưỡng đã ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của bò sữa:
Nguyễn Kim Ninh (1994, 2000)[71,73], Vũ Văn Nội và CS (2001)[74], Resendiz
Juarez và CS (1999)[169], Hoàng Thị Thiên Hương và CS (2004)[45]...

Năng lượng và protein là yếu tố quan trọng giúp cho việc điều khiển tốc độ
tăng trưởng, tiêu tốn thức ăn... Các thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của năng
lượng, protein trong khẩu phần bò sữa của Schingoethe (1996)[176], Vande Haar
và CS (1999)[189], Radcliff và CS (1997, 2000)[167,168], Trần Trọng Thêm
(2006)[90]... đã chứng minh điều đó.

Ngoài ra các chất dinh dưỡng khác trong khẩu phần như khoáng chất,
vitamin... đều ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của bò sữa. Liên quan đến việc
đáp ứng các chất dinh dưỡng này, vấn đề phối hợp khẩu phần, thức ăn thô xanh có
ý nghĩa quan trọng.

 Chăm sóc nuôi dưỡng


Chăm sóc nuôi dưỡng tốt gia súc trong giai đoạn còn non sẽ có ảnh hưởng
tốt đến sinh trưởng và khả năng sản xuất sau này. Các yếu tố stress chủ yếu ảnh
hưởng xấu tới quá trình trao đổi chất và sức sản xuất gồm: thay đổi nhiệt độ
chuồng nuôi, tiểu khí hậu xấu, khẩu phần không hợp lý, chăm sóc nuôi dưỡng kém,
tiêm phòng... Khí hậu có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của gia
súc đặc biệt là ở giai đoạn còn non. Thực tế cho thấy ở vùng khí hậu ôn đới bê sinh
trưởng, phát triển tốt hơn ở vùng nhiệt đới. Stress nóng, ẩm làm giảm nhiệt nội
sinh, giảm thu nhận thức ăn cũng như đòi hỏi tăng thải nhiệt và thay đổi hàm lượng
hormon.
Đinh Văn Cải và CS (2004)[5] cho biết nhiệt độ môi trường ở các tỉnh nước
ta trung bình là 25 - 330C, ẩm độ môi trường trên 80%. Nếu so sánh với môi trường
ở Queensland thì nhiệt độ cao hơn 8 - 100C, ẩm độ cao gấp 1,5 - 2 lần, đây là yếu
tố bất lợi cho bò HF. Nhiệt độ môi trường thích hợp cho bò sữa được ghi nhận là từ
- 40C đến + 220C, bê con từ 100C đến 270C. Nhiệt độ tới hạn của môi trường đối
với bò HF là 270C, Jersey là 300C và của bò Brahman là 350C, vượt quá nhiệt độ
này sẽ có tác động xấu cho sự ổn định thân nhiệt. Ở phía Nam, khi trời nóng, nhiệt
độ môi trường 33 - 360C, vượt quá xa nhiệt độ thích hợp đối với bò sữa. Hai nguồn
chính ảnh hưởng đến nhiệt trong cơ thể bò là nhiệt sinh ra trong cơ thể do hoạt
động, sản xuất, trao đổi chất, quá trình lên men ở dạ cỏ để tiêu hoá thức ăn và nhiệt
độ môi trường bên ngoài. Bò năng suất càng cao, trao đổi chất càng mạnh, nhiệt
sinh ra càng nhiều. Tiêu hoá thức ăn thô, khó tiêu làm tăng sinh nhiệt ở dạ cỏ. Khi
nhiệt sinh ra trong cơ thể lớn hơn nhiệt thải ra từ cơ thể vào môi trường thì thân
nhiệt vượt quá 390C và bò xuất hiện stress nhiệt.

Bò sữa là động vật đẳng nhiệt, để duy trì được trạng thái ổn định bò cần
trạng thái cân bằng nhiệt độ với môi trường (Kadzere và CS, 2002)[142]. Do nhiệt
độ và độ ẩm rất quan trọng đối với khả năng thích nghi của bò ở các vùng khí hậu
khác nhau nên người ta đã xây dựng chỉ số nhiệt ẩm (THI) liên quan đến stress
nhiệt của bò. Bò HF sẽ không bị stress nghiêm trọng nếu THI < 72, bị stress nhẹ
khi THI = 72 – 78, bị stress nặng khi THI = 79 – 88, bị stress nghiêm trọng khi
THI = 89 – 98 và sẽ bị chết khi THI > 98. Chỉ số THI này còn phản ánh rõ ràng
rằng trong điều kiện độ ẩm càng cao thì bò đòi hỏi phải được sống trong điều kiện
nhiệt độ thấp để không bị stress nhiệt. Đây là vấn đề khó khăn cho phần lớn các
vùng chăn nuôi bò sữa gốc ôn đới. Ở Việt Nam, các địa phương vùng cao như Lâm
Đồng, Mộc Châu (Sơn La), Tuyên Quang có nhiệt độ bình quân dưới 22 0C và chỉ
số nhiệt ẩm thấp (THI < 72) vì vậy nguy cơ bị tác động trực tiếp của stress nhiệt là
không lớn. Tuy nhiên khả năng chống stress nhiệt thực tế con còn phụ thuộc vào
chỉ số THI từng tháng, từng ngày và thậm chí từng thời điểm trong ngày (Nguyễn
Xuân Trạch, 2003)[98].

1.2.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng

Cường độ sinh trưởng là chỉ tiêu thành thục của con vật nghĩa là hoàn thành
sự phát triển thể chất, liên quan đến khả năng sử dụng được sớm như phối giống
lần đầu, đẻ lần đầu, sản xuất sữa, thịt... Cường độ sinh trưởng bào thai và giai đoạn
sau khi sinh ảnh hưởng đến chỉ tiêu phát triển của con vật non. Vì vậy để đo cường
độ sinh trưởng người ta lấy khối lượng mới sinh, cai sữa hoặc ở các lứa tuổi nhất
định.

Khối lượng gia súc ở các tháng tuổi chính là độ sinh trưởng tích luỹ mà
đường cong sinh trưởng lý thuyết có dạng chữ S, thoai thoải khi gia súc còn nhỏ,
dốc dựng hơn khi gia súc ở giai đoạn sinh trưởng nhanh rồi thoải dần tiến tới nằm
ngang, không tăng nữa ứng với giai đoạn con vật đã thành thục về thể vóc. Tăng
trưởng bình quân trong 1 tháng, hoặc trong 1 ngày của gia súc chính là độ sinh
trưởng tuyệt đối, đường cong biểu diễn có dạng hình chuông, tăng dần để đạt giá
trị cực đại sau đó giảm dần. Cường độ sinh trưởng tương đối với đường cong sinh
trưởng lý thuyết có dạng đường tiệm cận Hyperbol, hệ số sinh trưởng cũng là các
chỉ tiêu giúp cho việc đánh giá sinh trưởng và phát dục của gia súc. Tỷ lệ giữa khối
lượng sơ sinh và các giai đoạn phát triển sau khi đẻ là những chỉ tiêu quan trọng để
chọn lọc, phải đặt khối lượng sơ sinh vào chương trình chọn lọc vì chỉ tiêu này ảnh
hưởng đến cường độ sinh trưởng và năng suất sau này (Dawson và CS, 1947)
[129].
Đánh giá sự sinh trưởng của gia súc bằng cách đo kích thước các chiều cũng
là một phương pháp đánh giá con giống theo các hướng sản xuất của chúng. Các
chiều đo dài thân, vòng ngực, chỉ số cấu tạo thể hình cũng có ý nghĩa lớn đối với
đánh giá sinh trưởng phát dục của gia súc đặc biệt là đối với bò sữa. Tính trạng này
bị ảnh hưởng bởi các yếu tố giống và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng... Nguyễn
Văn Thiện (1979)[91] tiến hành nghiên cứu các chiều đo cơ thể và tính được các
chỉ số cấu tạo thể hình bò Vàng Việt Nam, bò lai Sind và bò sữa lai 3 máu ở miền
Bắc. Trần Trọng Thêm (1986)[87] nghiên cứu các tính trạng này trên các bò lai
Sind, 1/2, 3/4, 7/8 và 11/16 HF cho biết kích thước các chiều đo chính của nhóm
bò sữa lai HF cao hơn bò lai Sind. Nguyễn Văn Thiện (1995)[92] cho biết hệ số di
truyền các chiều đo của bò như sau: cao vây là 0,63; sâu ngực là 0,36 và vòng ngực
là 0,28. Lê Phan Dũng (2007)[23] cho rằng nên dùng chiều đo vòng ngực để tính
toán xác định công thức dự đoán thể trọng bò vì nó có tương quan chặt chẽ với thể
trọng bò lai.

Để nghiên cứu sinh trưởng của sinh vật, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các
hàm hồi qui để mô hình hoá quá trình đó như: Gompertz (1825)[134], Brody
(1945)[119], Rechards (1959)[170], Agrrey (2002)[110], Sengül và CS (2005)
[179], Brown và CS (1976)[120], Lambe và CS (2006)[145], Köhn và CS (2007)
[144], Ahmadi (2008)[111], Lopez de Torre và CS (1992)[152], Nahashon và CS
(2006)[159], Wurzinger và CS (2005)[196], Tekerli (2000)[185]...

Theo Gill (2004)[133], một số dạng hàm sinh trưởng thường dùng như sau:

- Hàm Gompertz (1825)[134], là một trong số các hàm được sử dụng nhiều
nhất để dánh giá sinh trưởng gia súc. Hàm này có công thức như sau: W = AExp(-
Exp(b-ct)). Trong đó W là khối lượng, A là giá trị tiệm cận lúc trưởng thành, các
tham số b, c điều chỉnh độ dốc và điểm uốn của đường cong. Sau đó Fitzhugh
(1976)[132] đã sử dụng hàm này dưới dạng: Y = Aexp(-Bexp(-Kt)) và được nhiều
nhà khoa học ứng dụng. Điểm uốn nằm của hàm này nằm ở vị trí cố định khoảng
1/3 giá trị trưởng thành trên đường cong.

- Hàm logicstic, được Verhulst (1838)[192] đưa ra như sau: W = A/(1 +


bxp(-ct)). Hàm này có điểm uốn nằm ở khoảng 1/2 giá trị trưởng thành. Ware và
CS (1980)[193] sử dụng hàm này dưới dạng Y = l/[1 + exp(-b-ct)].

- Hàm Brody (1945)[119] được chia làm hai hàm: giai đoạn đầu tiên là hàm
mũ có xu hướng tăng có dạng W = WoExp(kt), tuy nhiên giai đoạn sau điểm uốn
ông mô tả bằng hàm mũ có xu hướng giảm: W = A-bExp(-kt). Sự kết hợp này làm
cho hàm Brody không có điểm uốn.

- Hàm Richards (1959)[170], cũng là hàm được sử dụng phổ biến. Hàm này
có dạng W = A(1-bExp)(-kt))^M. Điểm uốn của hàm nay không nằm ở một tỷ lệ
cố định so với giá trị trưởng thành.

Ở Việt Nam, các tác giả: Trần Quang Hân (1996)[40] đã mô hình hóa sinh
trưởng của lợn Trắng Phú Khánh và lợn lai F1(Yorkshire x Trắng Phú Khánh) cho
thấy hàm Gompertz phù hợp hơn so với hàm Schumacher, Nguyễn Thị Mai (2000)
[63] mô hình hóa sinh trưởng của dê Bách Thảo và con lai pha máu với dê sữa cao
sản ngoại... Tuy nhiên, chưa có tác giả nào nghiên cứu trên bò sữa, vì vậy, việc mô
hình hoá quá trình sinh trưởng của đàn bò sữa là cần thiết trong công tác giống.

Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá
năng suất chăn nuôi. Muốn nghiên cứu chỉ tiêu này phải có những số liệu chính
xác qua việc bố trí các thí nghiệm và ghi chép cập nhật số liệu hàng ngày. Ngoài ra
các chỉ tiêu như thời gian nuôi để đạt khối lượng nhất định lúc động dục lần đầu,
tuổi phối giống lần đầu, đẻ lần đầu đều có ảnh hưởng đến năng suất sản xuất sau
này.

You might also like