You are on page 1of 3

Bài ca ngất ngưởng

Nguyễn Công Trứ - một con người tài năng và nhiệt huyết, một con
người luôn sống hết mình để cuộc sống có ý nghĩa nhất, là đại diện tiêu biểu
cho lớp nhà nho tài tử, khí phách nhất thời đại có quan niệm nhân sinh mới
mẻ: luôn khao khát khẳng định mình, sống theo mình và coi việc bất chấp
những ràng buộc của XH pk đầy quy phạm khắc nghiệt là 1 lối sống đẹp,
đầy kiêu hãnh. Với tư cách một cây bút thực hiện sứ mệnh, một cơn gió
mang sức sống mới cho thể loại hát nói Nguyễn Công Trứ đã kết tinh điều
nói trên trong tác phẩm vào hàng xuất sắc của ông: bài ca ngất ngưởng. Tác
phẩm thẻ hiện niềm tự hào đối vs tài năng, phẩm chất cao quý, ý chí mạnh
mẽ, lối sống ngang tàng tự do của kẻ sĩ quân tử.
Sự xuất hiện của những từ láy, điệp từ, liệt kê cùng cách nói giàu tính
khẩu ngữ, sự pha trộn giữa ngôn từ nửa Hán nửa Nôm, sự chuyển đổi bằng
trắc liên tục và tính chất phóng khoáng của thể loại đem lại cho bài thơ vẻ
đẹp sống động và gần gũi, đồng thời giúp phô diễn 1 cách khoái hoạt nguồn
cảm hứng dồi dào của t.giả.
Tự tổng kết và đánh giá cả cuộc đời của mình khi nhìn lại t.giả chỉ sử
dụng 1 từ “ngất ngưởng”. Làm nên sự ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ là
tài và chí. Cũng như những nhà nho cùng thời khác, t.giả lập chí ở việc tung
hoành ngang dọc, kinh bang tế thế. T.giả từng tự hứa vs bản thân rằng: “Đã
mang tiếng ở trong trời đất / phải có danh gì vs núi sông” Với quan niệm đó
t.giả khẳng định sự có mặt của mình trong cõi thế và vai trò lớn lao mà mình
phải đảm nhiệm với nợ công danh vẫn đeo đẳng ở đời: “Vũ trụ nội mạc fi
phận sự”- mọi việc trong trời đất đều là phạn sự của ta. Câu mở đầu vang lên
vs giọng điệu rắn rỏi ,trang trọng và kiêu hãnh mang đậm tính tự tôn, tự tại
rất mực đã vẽ lên con người ngang trời dọc đất.
Với niềm tự tin về tài năng, sự nghiệp tiếp tục cho phép t.giả tự gọi
mình 1 cách kính trọng: “Ông Hy Văn tài bộ đã vào lồng”. Mới đọc cứ ngỡ
ai đó đang nói về t.giả theo ngôi thứ 3 nhưng đây lại là sự tự khách quan hóa
bản thân để xem xét. Phải là 1 người rất tự tin mới làm dc điều này. Con
người này coi việc nhập thế làm quan như bó buộc, giam hãm , mất tự do
trong “lồng”.Tuy vậy nhưng ko có chút chua xót mà lại tràn trề nhiệt huyết,
muốn cống hiên hết mình bởi công danh là cái nợ. Âm vang trong câu nói đó
ta thấy như 1 lời hứa hẹn, một thách thức vs mình và vs đời.
Và quả thực t.giả đã chứng tở dc đa tài, tinh thông nhiều lĩnh vực khi
điểm lại những mốc đáng nhớ trên con đường hoạn lộ: “Khi thủ khoa .. Thừa
Thiên”. Phép liệt kê kết hợp những từ “khi”, “lúc” ko chỉ thể hiện sự cống
hiến ko ngừng nghỉ, toàn tâm toàn ý vs dất nc mà còn thể hiện thái độ hào
hứng, hăm hở khi khoe công trạng của mình. Thủ khoa, tham tán, tổng đốc,
đại tướng, phủ doãn cái gì ôg làm cũng thuộc nhất bảng - điều mà ai cũng
mong muốn. Với điều đó t.gỉa tỏ ra tự hài lòng về mình, khẳng định mình:
“đã nên tay ngất ngưởng”. Điều này mấy ai trên thế gian có thể làm dc.Cái
ngất ngưởng ở đây là sự ngất ngưởng khi hành đạo của con người kiêu hãnh,
thực sự tài năng, tận tâm vs sự nghiệp đất nước, ko hề luồn cúi, lập dc nhiều
công trạng , vượt lên trên thiên hạ và dường như chỉ có biết mình. Quả thực
Nguyễn Công Trứ h.toàn có quyền ngất ngưởng, ngất ngưởng có căn cứ.
Chưa hết, cái ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ còn thể hiện rõ hơn
khi là hưu quan. Ít ai có thể cởi bỏ dc dây đeo ấn vs bao nhiêu cám dỗ 1 cách
nhẹ nhàng, ko vướng bận để nhập cuộc chơi 1 cách đam mê, hết mình như
nguyễn công Trứ.Tháo dc dây đeo ấn dường như là điều kiện tốt để những
phẩm chất đẹp trong ông dc cất tiếng.
Thái độ và fong cách sống của t.giả khi ra khỏi vòng cương tỏa có
những biểu hiện rất riêng: “Đạc ngựa ...ngất ngưởng”. Cái lối chơi ngông,
lối ngạo đời, thích làm những việc trái khoáy ko giống ai của t.giả dc phát
huy tột độ. Từ “ngất ngưởng ” cho ta hình dung dáng ngồi ngật nghễu, trên
con bò vàng đeo nhạc ngựa. Thật là 1 dáng ngồi trêu ngươi, khiêu khích,
như muốn giỡn mặt cả thiên hạ, một sự xuất hiện đầy thách thức dù đã phần
nào ra khỏi chốn hoạn lộ.
Bỏ lại sau lưng 1 thời vùng vẫy, t.giả dành thời gian còn lại cho việc
hành lạc: “kìa núi ..ông ngất ngưởng”. từ “kìa” như muốn bày ra trc độc giả
cuộc sống vs vẻ thật tích chí, hài hước. Nhìn cái cách sống coi trọng và biết
thưởng thức, nếm trải nhũng thú vui trong đời như thú du ngoạn thiên
nhiên, đi vãn cảnh chùa, thú hát nói , thú uống rượu thậm chí là ái tình, ta
thấy t.giả thật sự dc tự do, dc sống thật vs chính mình khi tìm đến thiện
nhiên để thanh lọc tâm hồn, khi sống cuộc sống phong lưu , phóng túng và
có chút ngông ngạo. Đó cũng là kiểu ngất ngưởng chỉ có ở tay tài tử đầy bản
lĩnh như Nguyễn Công Trứ.Mà ngất ngưởng đến mức bụt phải nực cười.
Đối với t.giả mọi sự dc mất khen chê đều dc phóng tâm coi nhẹ: “Đc
mất…đông phong”. Quả là con người có nhân sinh quan tích cực, có quan
niệm xử thế chủ động, tự giải thoát mình và vượt lên trên những ràng buộc
của cuộc sống vốn đang ngự trị và chi phối con người.Điệp từ “khi đi kèm
những tiếng bằng trắc trong câu “Khi ca, khi tửu, khi tùng, khi tùng”biểu lộ
rõ cái ngả nghiêng thoải mái trong cuộc vui bất tận cảu t.giả. Nguyễn Công
Trứ tự nhận mình “ko tiên, ko phật, ko vướng tục”. Phật tiên là hình mẫu lí
tưởng của thế giới siêu nhiên họ ko biết những thú lạc của cuộc đời,còn t.giả
lại biết sống hết mình, chơi hết mình trong thực tại. Tuy nhiên t.giả cũng ko
vướng tục. Ông là người biết chơi vs 1 ý thức văn hóa, vs bản lĩnh của người
tin vào tài năng và phẩm cách của mình khác vs những kẻ ko giữ dc mình ,
ko biết chơi vs phong độ tài tử.
Nguyễn Công Trứ luôn bày ra trước thiên hạ những sự trái ngược
song trong phần sâu thẳm của tâm hồn, lí tưởng mà ông theo đuổi suốt đời
vẫn là lòng trung quân ái quốc “Chẳng Trái…sơ chung”. Ông tự thấy mình
đã làm tròn phận sự vs đất nc, thực hiện xuất sắc và sánh được vs những
danh tướng thời xưa (Trái Tuân, Nhạc Phi, Hàn Kì, Phú Bật). Chính vì thế,
ông buông một câu khẳng định chắc nịch đầy vẻ thách thức mà ko thấy
ngượng vs mình, vs đời: “Trong triều ai ngất ngưởng như ông”. Cái ngất
ngưởng ở đây thể hiện ở phong cách tôn trọng sự trung thực, tôn trọng cá
tính, ko chịu uốn mình theo lễ và danh giáo XH.Thêm vào đó, ẩn đằng sau
những câu chữ là nụ cười hóm hỉnh, ánh mắt giễu cợt, khinh bỉ những kẻ
tầm thường, kém cỏi, bất tài khom lưng uốn gối, lòng dạ tráo trơ nhưng ham
hư danh, tham quyền cố vị, ko dám sống hết mình, lệ thuộc vào kẻ khác, vào
những thói quen cố hữu , ko dám sống là mình vì lo dư luận XH.
Trong toàn tác phẩm ta thấy hiện lên cái tôi Nguyễn Công Trứ , thách
thức sừng sững trcs cuộc đời, một con người tài năng biết dung hòa giữa vì
mình và vì người, giữa hành đạo và hành lạc. Cái tôi ấy đáng để chúng ta
trân trọng và học tập.

You might also like