You are on page 1of 2

PHƯƠNG PHÁP BAOE TOÀN ELECTRON

Câu 1: Cho 11 gam hỗn hợp Al, Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch H 2SO4 đặc nóng sau phản ứng thu được
10,08 lít SO2 (đktc). Tính thành phần % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Câu 2: Cho 17,6 gam hỗn hợp 2 kim loại Fe, Cu tác dụng hết với H2SO4 đặc, nóng. Sau phản ứng thu được khí
A và dung dịch B. Cho A tác dụng với dung dịch nước clo dư, dung dịch thu được lại cho tác dụng với BaCl2
dư thu được 93,2 gam kết tủa trắng.
a) Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b) Để trung hoà lượng axit dư trong dung dịch A người ta phải dùng 100ml dung dịch NaOH 25% (D =
1,28 g/ml). Tính tổng khối lượng H2SO4 nguyên chất đã dùng.
Câu 3: Cho 40 gam hỗn hợp X gồm CaCO3, ZnS và NaCl tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí
(đktc). Cho toàn bộ lượng khí trên tác dụng với lượng dư khí SO2 thu được 9,6 gam chất rắn. Xác định thành
phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.
Câu 4: Cho m gam KMnO4 tác dụng hết với HCl đặc, làm thoát ra V lít khí clo (đo đktc). Đổ thêm nước vào
dung dịch tạo thành sau phản ứng thu được 400ml dung dịch A. Chia A thành 2 phần đều nhau.
- Để trung hoà phần I cần sử dụng 150ml dung dịch NaOH 0,2 M.
- Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào phần II tạo thành 8,61 gam kết tủa.
a) Tính m và V
b) Tính nồng độ mol/l các chất có trong dung dịch A.

(Biết: KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O)

Câu 5: Hoà tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp A gồm Fe3O4 và FeS2 trong 63 gam dung dịch HNO3 theo các
phản ứng:

Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O

FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO2 + H2O
Thể tích NO2 thoát ra là 1,568 lit (đktc).
Dung dịch thu được cho tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 2M, lọc kết tủa đem nung đến khối
lượng không đổi, được 9,76 gam chất rắn.
Tính số gam mỗi chất trong A và nồng độ % của dung dịch HNO3 (giả thiết HNO3 không bị mất do bay
hơi trong quá trình phản ứng).
(Trích ĐTTS vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 1999/2000)
Câu 6: Hoà tan hoàn toàn m gam FexOy bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được khí A và dung dịch B. Cho

khí A hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch NaOH dư tạo 12,6 gam muối. Mặt khác cô cạn dung dịch B thì thu

được 120 gam muối khan. Xác định công thức oxit sắt.

1
Câu 7: Cho 7,22 gam hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M có hoá trị n không đổi. Chia hỗn hợp thành 2 phần
bằng nhau. Hoà tan hết phần 1 trong dung dịch HCl, được 2,128 lít H 2. Hoà tan hết phần 2 trong dung
dịch HNO3 được 1,792 lít khí NO duy nhất.
Xác định kim loại M và thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
(Biết thể tích các khí đo ở đktc)
Câu 8: Hoà tan hoàn toàn 32 gam kim loại M trong dung dịch HNO3 thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí X
gồm NO2 và NO, hỗn hợp này có tỉ khối so với H2 bằng 17.
Xác định tên kim loại M.
Câu 9: Cho 11 gam hỗn hợp Fe, Al tác dụng dung dịch HNO 3. Sau phản ứng thu được 6,72 lit NO2 và 4,48 lit
NO (Các thể tích đo ở đktc).
Hãy tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.

Câu 10: Đốt cháy x mol Fe bởi oxi thu được 5,04 gam hỗn hợp A gồm các oxit sắt. Hoà tan hoàn toàn A trong
dung dịch HNO3 thu được 0,035 mol hỗn hợp Y gồm NO và NO2. Tỉ khối của Y đối với H2 là 19. tính x.

(Trích ĐTTS vào Trường ĐH Quốc gia TPHCM năm 2001/2002)

Câu 11: Để m gam phoi bào sắt (A) ngoài không khí, sau một thời gian biến thành hỗn hợp (B) có khối lượng

12 gam gồm sắt và các oxit FeO, Fe3O4, Fe2O3. cho B tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 thấy giải

phóng ra 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc).

Tính khối lượng m của A.

(Trích ĐTTS vào Trường ĐH Quốc gia Hà Nội năm 1998/1999)


Bài 43: Hoà tan 4,56 g Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HNO3 1M, người ta thu được dung dịch
Al(NO3)3 và một hỗn hợp gồm 2 khí NO và N2O có tỉ khối so với H2 là 16,75.
a) Tình khối lượng muối thu được
b) Tính thể tích các khí thu được ở điều kiện tiêu chuẩn
c) Tính thể tích dung dịch HNO3 đã dùng

You might also like