You are on page 1of 5

Sở GD & ĐT Đắk Lắk CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường THPTBC Chu Văn An Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ HỘI THẢO


VỀ CÔNG TÁC CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY
*****
NỘI DUNG BÁO CÁO
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN ĐẶC BIỆT QUAN TÂM TRONG CÔNG TÁC CHỦ
NHIỆM
@@
LỜI MỞ ĐẦU

Sự thay đổi chức năng của Người Thầy trước yêu cầu đổi mới của GIÁO
DỤC ở thế kỉ XXI, đòi hỏi Người Thầy phải làm tốt vai trò gợi mở, hướng dẫn,
tổ chức, cố vấn, trọng tài không chỉ trong phát triển tư duy mà còn cả trong
phát triển cảm xúc, thái độ, hành vi của học sinh. Đặc biệt là đối với HS có khó
khăn trong học tập và rèn luyện đạo đức. Là 1 cán bộ quản lí đã từng trải qua nhiều
năm làm GVCN, tôi cũng như nhiều đồng nghiệp luôn băn khoăn trăn trở, nỗ lực
tìm “ lời giải” cho” bài toán giáo dục “ vô cùng nan giải này. Đó là lí do tôi chọn
nội dung này báo cáo trong hội thảo.

PHẦN NỘI DUNG

I- NHẬN THỨC VỀ VAI TRÒ TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA


NGƯỜI GVCN:
Để làm tốt công tác của người GVCN trong giai đoạn hiện nay, trước hết GVCN
phải nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vai trò trách nhiệm và quyền hạn của GVCN
trong hệ thống giáo dục của Nhà trường.
Nhiệm vụ của GVCN được ghi rõ trong Chương IV Điều 29– Điều lệ Trường
Trung học ( Ban hành kèm Quyết định số 23/2000/QĐ- BGD&ĐT ngày11/7/2000
của Bộ GD&ĐT) :
GVCN, ngoài các quy định tại khoản 1 của điều này, còn có những nhiệm vụ sau
đây:
1. Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức và
giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp.
2. Cộng tác chặt chẽ với phụ huynh học sinh; chủ động phối hợp với các GVBM,
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng
dạy và giáo dục học sinh.
3. Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối học kì và cuối năm học; đề nghị
khen thưởng và kỉ luật học sinh ; đề xuất học sinh được lên lớp thẳng, phải thi lại,
phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong hè, phải ở lại lớp ; hoàn chỉnh việc ghi
vào sổ điểm và học bạ của học sinh.
4. Báo cáo thường kì hoặc đột xuất ( nếu có tình hình đặc biệt ) về tình hình của
lớp với Hiệu trưởng.

GVCN, ngoài các quy định tại khoản 1 của điều 30, còn có những quyền sau :
1. Được dự các giờ học, các hoạt động GD khác của HS lớp mình.
2. Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỉ luật,
khi các Hội đồng này giải quyết những vấn đề có liên quan đến học
sinh của lớp mình.
3. Được quyền cho phép cá nhân HS nghỉ học không quá 3 ngày, nếu có
lí do chính đáng.
Điều 33, cấm GV có hành vi : Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân
thể của học sinh.
GVCN có vai trò đặc biệt quan trọng trong giáo dục đạo đức học sinh, giữ vai
trò chủ đạo trong công tác giáo dục HS ở từng lớp, trên cơ sở phối hợp hoạt
động của tất cả các GVBM, các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà
trường nhằm đảm bảo sự tác động giáo dục thống nhất.

Mỗi đơn vị lớp được coi như là 1 đơn vị,1 tế bào hữu cơ của cả hệ thống nhà
trường. Sự trưởng thành của mỗi lớp gắn liền với sự trưởng thành của toàn trường.
Mỗi thành công hay thất bại của từng lớp đều ảnh hưởng đến sự thành công hay
thất bại của cả trường. Vì vậy, người GVCN có thể coi là người thay mặt Hiệu
trưởng làm công tác quản lí và giáo dục HS một lớp nhất định – Người GVCN
phải có nhiệm vụ xây dựng được 1 tập thể lớp tốt góp phần xây dựng tập thể
nhà trường tốt.

II- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN ĐẶC BIỆT CHÚ Y TRONG CÔNG TÁC CHỦ
NHIỆM CỦA NGƯỜI GVCN:
Công tác chủ nhiệm đòi hỏi người GV có tình thương yêu học sinh, kiên trì,
có tinh thần trách nhiệm cao và có phương pháp sư phạm. Phương pháp sư
phạm được thể hiện ở những vấn đề cụ thể sau :
1. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm: GVCN dựa vào các căn cứ sau để xây dựng kế
hoạch :
+ Đặc điểm về tâm sinh lí lứa tuổi, hoàn cảnh gia đình của HS lớp mình phụ trách.
+ Nội quy, quy chế về học tập và rèn luyện của Bộ GD&ĐT,NT giành cho HS.
+ Kế hoạch của nhà trường.
Xây dựng kế hoạch :
+ Mục tiêu.
+ Nội dung giáo dục.
+ Các biện pháp giáo dục.
+ Chỉ tiêu cụ thể cần đạt.
+ Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện.
2. Tổ chức thực hiện :
+ Tìm hiểu, phân loại đối tượng HS.
+ Xây dựng bộ máy tự quản của lớp (BCS, TT, TP; Tổ chức ĐTN)
+ Tổ chức có chất lượng giờ SHCN ( Chuẩn bị, thực hiện, kết quả; chú ý tính năng
động, sáng tạo trong cách thức ).
+ Làm tốt vai trò cố vấn trong các hoạt động của tập thể lớp.
+ Phối hợp có hiệu quả với GVBM, Giám thị, Ban nề nếp, ĐTN, CMHS, các lực
lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
+ Thực hiện các biện pháp giáo dục phù hợp đối với HS có khó khăn trong học tập
và rèn luyện ( Học sinh cá biệt về tính cách, học sinh cá biệt về hoàn cảnh ). Khi có
HS của lớp mình vi phạm kỉ luật, phải thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm
của GVCN trong quy trình xử lí (GVCN phối hợp với GT,BNN để lập hồ sơ xử lí,
tuỳ vào mức độ vi phạm để đề xuất hình thức kỉ luật lên HĐKL của nhà trường,
tránh trường hợp GVCN đình chỉ học tập của HS, giao phó cho GT, BNN xử lí
hoặc đề xuất lên HĐKL đối với những lỗi vi phạm chưa đến mức đưa ra HĐKL
hoặc vì thi đua của lớp mà cố tình che dấu lỗi vi phạm của HS).
+ Sử dụng sổ CN để theo dõi và đánh giá quá trình rèn luyện của học sinh (Chú ý
tính khoa học, chính xác, khách quan và tinh thần trách nhiệm với học sinh, tránh
việc ghi chép qua loa chiếu lệ, không thường xuyên, số liệu không chính xác).
+ Nhận xét, đánh giá, xếp loại rèn luyện của HS trong học ba phải đảm bảo quy
trình : Cá nhân HS tự kiểm điểm, xếp loại → Bình xét ở cấp Tổ → Thông qua ý
kiến của tập thể lớp → GVCN quyết định và thông qua lần cuối trước tập thể lớp
→ Duyệt kết quả với LĐ → Ghi vào học bạ. (GVCN đặc biệt chú ý cách ghi lời
nhận xét phải đúng quy chế và mô phạm, tránh trường hợp nhận xét không phù
hợp với kết quả xếp loại hoặc lời nhận xét quá tỉ mỉ không cần thiết hoặc lời nhận
xét quá sơ sài, trùng lặp với xếp loại hoặc lời nhận xét thể hiện thái độ định kiến
một chiều hoặc lời nhận xét bị sai lỗi chính tả, viết tắt, lỗi câu văn…
3. Cách nhận biết và phân loại đối tượng học sinh: GVCN chỉ có thể sử dụng
các biện pháp giáo dục có hiệu quả khi nhận biết đặc điểm, nguyên nhân và phân
loại một cách chính xác các loại đối tượng HS của lớp mình.
a/ Những đặc điểm của HS có khó khăn trong học tập:
+ Rỗng kiến thức, khả năng nhận thức chậm, thiếu tự tin, thụ động, không có hứng
thú trong hoc tập.
+ Ít tập trung nghe giảng, sách vở không đầy đủ, không ghi chép bài hoặc chỉ ghi
chép qua loa chiếu lệ.
+ Không có động cơ học tập hoặc có động cơ học tập sai lệch hoặc mờ nhạt dẫn
đến thường xuyên không thuộc bài, không làm bài tập ở nhà, trốn tiết, bịa lí do để
nghỉ học, không trung thực trong kiểm tra, thi cử, kết quả học tập thiếu độ tin cậy,
nhiều môn dưới trung bình phải thi lại hoặc phải lưu ban.
b/ Những đặc điểm của hoc sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức :
+ Thường xuyên vi phạm nội quy, hay bày trò trêu ghẹo bạn bè, xấc xược với Thầy
Cô giáo và người lớn, hút thuốc lá, đánh bài, đọc truyện, nói tự do trong giờ học.
+ Tính tình thô bạo, hay gây gổ đánh nhau hoặc lì lợm, bướng bỉnh, coi thường
người khác, nói năng thô bỉ, cục cằn, thích dùng tiếng lóng, có những biểu hiện
lệch lạc trong quan hệ với bạn bè, người lớn, bạn khác giới.
+ Thiếu niềm tin, dễ bị kích động hoặc nhu nhược dễ bị người xấu lôi kéo tham gia
vào những hành vi sai trái, phạm pháp như hút thuốc, uống rượu, bài bạc, chơi bời
lêu lổng, xem các văn hoá phẩm độc hại, trộm cắp, đánh nhau, trấn lột, matuý,..
Khi có mâu thuẫn với bạn trong lớp hoặc trong trường thường lôi kéo hoặc thuê
thanh niên bên ngoài vào trường đánh bạn hoặc đón đường trả thù – Những học
sinh này rất dễ phạm pháp.
+ Có những học sinh có biểu hiện chán đời, thù hận bạn bè, người thân, Thầy cô do
nhiều nguyên nhân – Những học sinh này thường có hành vi quậy phá, bất chấp
mọi ảnh hưởng giáo dục, coi thường hoặc phủ nhận tác động của giáo dục, nhìn
cuộc sống bằng màu tối. Hành vi của những HS này thường rất khó lường và hay
gây hậu quả nghiêm trọng.
+ Có những HS có biểu hiện liên kết nhom, bè cánh tự phát, ăn mặc lố lăng, đua
đòi, hoạt động theo những nhu cầu sở thích không lành mạnh. Những học sinh này
thường có nguy cơ bỏ nhà “ Đi hoang “ hoặc ban ngày đi học nhưng ban đêm lại
không về nhà.
c/ Cách tìm hiểu nguyên nhân : Có thể nói nguyên nhân có rất nhiều và nó
tác động đến học sinh một cách đan xen, song hành. Bởi vậy, phải từ bỏ cách nhìn
đơn tuyến, phiến diện từ một nguyên nhân đến một hậu quả để đi tìm những giải
pháp đồng bộ nhằm tháo gỡ cả nguyên nhân khởi phát lẫn nguyên nhân gia tăng.
Có như thế mới có thể sử dụng các biện pháp giáo dục có hiệu quả. Có thể chia
thành những nhóm nguyên nhân sau đây:
+ Nguyên nhân từ phía HS.
+ Nguyên nhân từ phía gia đình.
+ Nguyên nhân từ phía Nhà trường.
+ Nguyên nhân từ môi trường xã hội.
→ GVCN phải xác định được đâu là nguyên nhân khởi phát, đâu là nguyên nhân
gia tăng để áp dụng biện pháp giáo dục phù hợp.
d/ Cách sử dụng các biện pháp : Nguyên nhân nào, biện pháp đó đồng thời
phải biết phối hợp nhiều biện pháp, phối hợp với các lực lượng giáo dục nhưng
trên hết là sự thống nhất nguyên tắc ứng xử đối với HS và vai trò chủ đạo của
GVCN, NHÀ TRƯỜNG - Người Thầy phải là chỗ dựa tin cậy nhất, ấm áp nhất
để những HS có khó khăn trong học tập, trong rèn luyện không bị gục ngã,
nhận ra khuyết điểm để đứng dậy, vươn lên.
+ Biện pháp của Nhà trường ( Chú trọng vai trò của GVCN )
+ Biện pháp của Gia đình ( Chú trọng vai trò của môi trường GĐ ).
+ Biện pháp của các tổ chức đoàn thể xã hội ( Chú trọng vai trò của môi
trường XH )
LỜI KẾT
Công tác chủ nhiệm của GVCN trong giai đoạn hiện nay phải đối mặt với nhiều
vấn đề mới nảy sinh hết sức phức tạp, nan giải đòi hỏi NGUỜI GVCN không chỉ
có lòng yêu thương, tận tuỵ đối với HS, mà còn phải thực sự có năng lực sư
phạm- Đó là phương pháp giáo dục HS. Từ những kinh nghiệm quý báu mà quý
Thầy Cô trao đổi trong HỘI THẢO hôm nay,hi vọng rằng, qua buổi HỘI THẢO,
Nhà trường sẽ có được sự chuyển biến tốt đẹp cả về nhận thức và kết quả giáo dục.
Xin trân trọng cảm ơn !

Buôn Ma Thuột, ngày 28 tháng 11 năm 2007


Người báo cáo

Thái Thị Phòng

You might also like