You are on page 1of 15

Bài thuyết trình :

I. Thực trạng
1. Số dân:

Việt Nam là một quốc gia có dân số khá cao so với mặt bằng chung của khu vực
và thế giới. Tính đến 0h ngày 1-4-2009, dân số Việt Nam là 85.789.573 người,
đứng thứ 3 trong khu vực sau Philippin và Indonesia, thứ thứ 13 trên thế giới. Và
cho đến ngày 31/12/2009, con số này là gần 85,8 triệu người.Từ năm 1999 đến
năm 2009, dân số Việt Nam tăng thêm 9,47 triệu người, trung bình mỗi năm nước
ta tăng thêm 947 nghìn người. Với tốc độ dân số gia tăng như hiện nay và giữ
vững trong nhiều năm tới, chắc chắn đến giữa thế kỉ 21, dân số nước ta vượt qua
ngưỡng 100 triệu, lọt vào top 10 của thế giới.

Nhận xét biểu đồ :

2. Cơ cấu dân số
Nhịp độ già hòa dân số :

_Nhịp độ già hóa ở nước ta tăng nhanh hơn nhịp tăng dân số và càng ngày
càng tăng nhanh hơn. Từ 1979 đến 1989, dân số tăng them 20% thì người cao
tuổi tăng them 25%. Từ 1989- 1999, các tỉ lệ tuong ứng là 18% và 33%. Nhìn
toàn bộ thời kì 1979 đến 2007, dân số Việt Nam tăng lên 1,61 lần còn người
cao tuổi tăng 2,17 lần.

“ Cơ cấu dân số vàng” là gì? Hai người trong độ tuổi lao động mới phải
“ gánh một người ăn theo”, người ta nói rằng, đây là “cơ cấu dân số
vàng” hay “ Dư lợi dân số”.Giai đoạn 1979- 2007, “ Tỷ số phụ thuộc
không ngừng giảm xuống:
Năm 1979, cứ 100 người ở độ tuổi lao động phải nuôi 98 người ngoài
độ tuổi lao động ( bình quân mỗi người phải nuôi 0,98 người phụ thuộc)
Năm 2007 chỉ còn 53,7 giảm tới hơn 45%
Năm 2010, nước ta là 1 nước có “ cơ cấu dân số vàng”. Các chuyên gia luôn gọi
cơ cấu dân số Việt Nam những năm gần đây là “cơ cấu dân số vàng”. Đó là thời
kỳ mà nhóm dân số trong độ tuổi lao động cao gần gấp đôi nhóm dân số trong độ
tuổi phụ thuộc. Hơn thế nữa, nhóm phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (14-49 tuổi) tăng
nhanh. Tính đến thời điểm này cứ 2 phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ thì mới có 1
người ra khỏi độ tuổi này. Nếu năm 1989, cả nước chỉ có 17 triệu phụ nữ trong độ
tuổi này thì qua 10 năm sau con số này đã là 26 triệu. Đây là điều đáng lo ngại với
các nhà hoạch định chính sách. Và cũng là lí do khiến các chuyên gia lo lắng về sự
bùng phát của làn sóng bùng nổ dân số đợt 2 nếu sự quản lí bị lơ là.
3. Mật độ dân số:
- mật độ dân số nước ta cao liên tục gia tăng. Năm 2007 mật độ khoảng 254
người/km2, gấp 1,86 lần mật độ TQ(136 người/km2) gấp 10 lần các nước đang
phát triển, gấp 6-7 lần mật độ dân số trung bình của thế giới(30-40
người/km2).
Theo thông báo của tổng cục thống kê đến năm 2024 dân số nước ta sẽ vượt
100 triệu dân, lúc đó mật độ dân số sẽ lên 335 người/km2.

4. Phân bố dân số
Dân cư phân bố chưa hợp lí

- Giữa vùng đồng bằng, ven biển với trung du và miền núi. Năm 2006 mật độ
dân số ở vùng Đồng bằng Sông Hồng là 1.225 người/km2, trong khi đó Tây
Nguyên là 89 người/km2, Tây Bắc chỉ có 69 người /km2 (mức trung bình của
cả nước là 254 người/km2)

- Giữa thành thị và nông thôn (dân thành thị chiếm 27% tổng số dân, sống trên
diện tích nhỏ hẹp, hơn 73% là nông thôn cư trú trên tuyệt đại bộ phận lãnh thổ
nước ta ).

- Chính sách phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động.

5. Tốc độ tăng dân số

Dân số VN có xu hướng gia tăng nhanh chóng, tình hình mất cân bằng giới tính
xuất hiện thì tốc độ tăng dân số vẫn cao. Cách đây 10 năm tỉ lệ giới tính ở Việt
Nam ngang bằng với mức độ trung bình của thế giới là cứ 100 bé gái thì có 105-
107 bé trai, nhưng trong vài năm trở lại đây, số lượng bé trai nhiều hơn bé gái, với
tỷ lệ chênh lệch là 112/100. Đặc biệt, tỷ lệ này ở 16 tỉnh, thành phố là rất cao, từ
115 đến 118 (2007).

6. Tăng trưởng dân số VN:

Hiện nay dân số nước ta đang đứng thứ 13 trên thế giới

_ Bình quân mỗi năm nước ta tăng them 1,13 tr người, tương đương với số dân
của một tỉnh. Đó là mức tăng dân số “ kỉ lục” được vào cáo tại Hội nghị Công
tác dân số - KHHGD 18/7/2007
_ Tính đến năm 2006, chỉ còn 3 trong tổng số 8 vùng đạt được mức sinh gần
2,1 con gồm Đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ. và Đồng bằng sông Cửu
Long. Đặc biệt, vùng Tây Nguyên vẫn trên 3 con/ 1 gia đình

_ Mấy năm gần đây, tỉ lệ sinh 3 con tăng vọt. Năm 2007, dân số Việt Nam “vỡ
kế hoạch”, tỉ lệ sinh có thể cao hơn nữa vào năm 2008. Ngoài ra, sự mất cân
bằng giới tính đáng báo động theo hướng thừa nam, thiếu nữ cũng khiến nhiều
đàn ông Việt Nam tương lai khó lấy vợ.

II. Nguyên nhân sự bùng nổ dân số

Việt Nam là một quốc gia có dân số khá cao so với mặt bằng chung
của khu vực và thế giới. Tính đến 0h ngày 1-4-2009, dân số Việt Nam là
85.789.573 người, đứng thứ 3 trong khu vực sau Philippin và Indonesia,
thứ thứ 13 trên thế giới. Và cho đến ngày 31/12/2009, con số này là gần
85,8 triệu người.Từ năm 1999 đến năm 2009, dân số Việt Nam tăng
thêm 9,47 triệu người, trung bình mỗi năm nước ta tăng thêm 947 nghìn
người. Với tốc độ dân số gia tăng như hiện nay và giữ vững trong nhiều
năm tới, chắc chắn đến giữa thế kỉ 21, dân số nước ta vượt qua ngưỡng
100 triệu, lọt vào top 10 của thế giới.
1. Cơ cấu dân số Việt Nam vẫn là cơ cấu dân số trẻ:

Các chuyên gia luôn gọi cơ cấu dân số Việt Nam những năm gần đây là “cơ cấu
dân số vàng”. Đó là thời kỳ mà nhóm dân số trong độ tuổi lao động cao gần gấp
đôi nhóm dân số trong độ tuổi phụ thuộc. Hơn thế nữa, nhóm phụ nữ trong độ tuổi
sinh đẻ (14-49 tuổi) tăng nhanh. Tính đến thời điểm này cứ 2 phụ nữ bước vào độ
tuổi sinh đẻ thì mới có 1 người ra khỏi độ tuổi này. Nếu năm 1989, cả nước chỉ có
17 triệu phụ nữ trong độ tuổi này thì qua 10 năm sau con số này đã là 26 triệu. Đây
là điều đáng lo ngại với các nhà hoạch định chính sách. Và cũng là lí do khiến các
chuyên gia lo lắng về sự bùng phát của làn sóng bùng nổ dân số đợt 2 nếu sự quản
lí bị lơ là.Mặt khác khoa học kĩ thuật cũng góp phần làm giảm tỉ lệ tử ở trẻ sơ sinh,
mang lại nhiều cơ hội cho các cặp vợ chồng hiếm muộn… Chính những yếu tố
trên đã làm nảy sinh tình trạng mất cân bằng giữa sinh và tử, dẫn đến tình trạng
tăng dân số một cách chóng mặt.
2. Đời sống của một bộ phận dân cư còn khó khăn:
Mấy năm trở lại đây, tỷ lệ sinh con thứ ba đột nhiên tăng vọt. Tính ra
đã có tới 38 “điểm nóng” trong toàn quốc về việc phá rào, phá vỡ mô
hình truyền thống “mỗi gia đình chỉ dừng lại ở 2 con“ để sinh con
thứ ba thậm chí thứ tư… chỉ với mong muốn sinh được một cậu con trai
nối dõi. Còn ở nông thôn nơi hơn 70% dân số đang sinh sống những
năm trở lại đây khi kinh tế gía đình vươn lên chiếm vai trò chủ đạo thì
số con đông bỗng nhiên trở thành một lợi thế hơn so với những gia đình
có 1-2 con và không ít trường hợp dẫn đến thu nhập ít hơn, thua thiệt
hơn và bao vấn đề khác.

3. Nhận thức chưa tốt của một bộ phận dân cư:

Điều gì khiến dân số nước ta tăng trong năm vừa qua, nhất là tăng tỷ lệ
sinh con thứ 3 với sự góp mặt đột biến của nhiều “khổ chủ” là các đảng
viên, công chức và người dân sống tại vùng đô thị (theo điều tra ban
đầu, Hà Nội đang là nơi dẫn đầu tỷ lệ sinh con thứ 3). Lỗi này là do có
nhiều cặp vợ chồng (kể cả đối tượng là đảng viên, CBCNV) đã cố tình
hiểu sai tinh thần của Pháp lệnh Dân số”. “Vin” vào điều 10 Pháp lệnh:
Các cặp vợ chồng có quyền quyết định số con, và thời điểm sinh con và
Điều 4 quy định nên sinh ít con nhưng không nói rõ ít là bao nhiêu nên
nhiều hộ gia đình với mong muốn có con trai hay có thêm con cho vui
cửa, vui nhà đã tranh thủ... đẻ thêm. Dù Nghị định 104/CP về hướng
dẫn thi hành Pháp lệnh Dân số quy định “ít” ở đây được hiểu là chỉ nên
có từ 1- 2 con”.

Quan niệm lạc hậu: ở một số nước đặc biệt là các nước phương đông vẫn
còn một số quan niệm lạc hậu: sinh nhiều con, tư tưởng trọng nam khinh nữ,
muôn sinh con trai… Điều này có thể thấy rất rõ ở Việt Nam, tại các vùng
dân tộc thiểu số hoặc các vùng nông thôn thường có tư tưởng sinh càng
nhiều càng tốt và nhất thiết phải có con trai, do đó mà ở các vùng này gia
đình nào cũng có 3 con trở lên. Ở các nước này vai trò và địa vị của người
phụ nữ vẫn còn rất thấp, phụ nữ nhiều nơi vẫn chưa được giải phóng hoàn
toàn

4. Nhu cầu về "lực lượng sản xuất": ở các quốc gia kém phát triển như ở Việt
Nam, những nơi mà khoa học kỹ thuật chưa mấy phát triển và việc áp dụng khoa
học và sản xuất còn rất hạn chế, lực lượng sản xuất vẫn chỉ mới ở trình độ cơ khí
thủ công, sử dụng lao động cơ bắp, lao động chân tay là chủ yếu, cộng với những
nguồn năng lượng có sẵn trong tự nhiên để sản xuât, trong xã hội như vậy thì dân
số càng tăng, sức lao động càng nhiều, càng đẩy mạnh sức sản xuất xã hội. Do đó
mà dân số thế giới của chúng ta không ngừng tăng lên một cách nhanh chóng, để
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của từng quốc gia .

5. Tuyên truyền về kế hoạch hoá gia đình của Đảng và Nhà nước chưa thực sự sát
xao đến từng hộ dân, nhất là ở nôn thôn và các vùng sâu vùng xa, nơi mà tình
trạng sinh đẻ nhiều con phát triển mạnh nhất. Các vấn đề nảy sinh từ việc bùng nổ
dân số vẫn chưa được tuyên truyền một cách rộng rãi. Thiết nghĩ đối với các vấn
đề nhạy cảm này ở một nước trình độ dân trí còn thấp như ở Việt Nam thì nhà
nước nên có các biện pháp tuyên truyền, khuyên nhủ và giải thích cho người dân
hiểu rõ bên cạnh các biện pháp cưỡng chế cũng như xử phạt.

I. Tác động của sự bùng nổ dân số thế giới.

Có thể khẳng định vấn đề này có ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn vong của nhân
loại. Có thể nhiều người sẽ cho rằng việc có nhiều người thì sao có thể khiến cho
nhân loại diệt vong được, bởi nếu nhìn vào giới tự nhiên thì có thể thấy những loài
động vật bị tuyệt chủng hoặc đe dọa tuyệt chủng đều là những loài có số lượng ít
ỏi. Phải chăng nếu số lượng người trên Trái Đất càng nhiều thì càng đảm bảo chắc
chắn hơn cho sự tồn tại của nhân loại chứ? Tuy nhiên thực tế không phải như vậy,
các nhà khoa học đã tính toán rằng các tài nguyên trên Trái Đất chỉ có thể nuôi
sống tối đa được khoảng 11 tỉ người mà thôi. Nếu dân số không được kiểm soát
mà vẫn tiếp tục tăng trưởng một cách vô hạn như hiện nay thì viễn cảnh về một
ngày tận thế sẽ không còn là quá xa vời, và nguyên nhân của điều đó chính là nằm
ở chúng ta. Nếu để ý có thể thấy rất nhiều vấn đề toàn cầu khác chính là xuất phát
từ vấn đề bùng nổ dân sô.

a. Dân số và vấn đề nghèo đói, lạc hậu.

Ở phương Tây, có tác giả cho rằng: nếu dân số tăng lên 1% thì thu nhập quốc dân
tăng khoảng 4%. Ở nhiều nước kém phát triển thuộc châu Phi, tỉ lệ tăng dân số
hàng năm rất cao lên đến 3%, nếu muốn đảm bảo nhu cầu cho số dân mới tăng đó
thì thu nhập quốc dân bình quân mỗi năm phải tăng khoảng 13%, điều đó là vô
cùng khó khăn ngay cả với một quốc gia phát triển chứ đừng nói là một quốc gia
kém phát triển. Trong phạm vi một quốc gia, việc bùng nổ dân số sẽ khiến cho
mức sống của người dân trong nước bị hạ xuống,mức sống của người dân giảm
dẫn tới các dịch vụ chăm sóc tối thiểu không được đáp ứng, dịch bệnh gia tăng.
Trên phạm vi quốc tế, bùng nổ dân số sẽ dẫn tới sự chênh lệch trong phân phối của
cải giữa các khu vực, khiến cho những nước giàu vẫn cứ giàu, những nước nghèo
vẫn cứ nghèo, mặt bằng chất lượng dân số của thế giới bị kéo tuột xuống.

b. Dân số và vấn đề bệnh tật.

Mặc dù chưa có nhà khoa học nào khẳng định được mối liên hệ giữa vấn đề bùng
nổ dân số và bệnh tật, tuy nhiên trên thực tế, tại các quốc gia đang và kém phát
triển, những nước có tốc độ bùng nổ dân số cao nhất thế giới cũng là những nước
mà ở đó vấn đề dịch bệnh đang trở nên rất nghiêm trọng. Có thể lấy ví dụ sau để
thấy được điều đó: theo thống kê năm 2000, thế giới có khoảng 40 triệu người bị
nhiễm AIDS, trong đó 90% là ở các nước đang phát triển, chủ yếu là ở các quốc
gia châu Phi (chiếm tới 2/3 số người mắc bệnh).[6] Bùng nổ dân số dẫn tới điều
liện sống nghèo khổ, chiến tranh xung đột triền miên khiến cho các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe cho người dân không được đảm bảo chính là nguyên nhân chính dẫn
tới bệnh tật tràn lan ở châu lục này.

c. Dân số và vấn đề tài nguyên thiếu hụt.

Trong xã hội công nghiệp hiện đại, để đảm bảo cho cuộc sống của mỗi nguời, mỗi
năm phải đào lên được 25 loại khoáng sản trong lòng đất. Tài nguyên dầu lửa, nếu
tiếp tục được khai thác với tốc độ như trong thập niên 90 của thế kỉ trước thì sẽ
cạn kiệt đến năm 2016. Tài nguyên than trên thế giới cũng chỉ còn dùng được
1500 năm nữa, và ước tính 12 loại tài nguyên khác chỉ duy trì đựoc 50 năm nữa là
cùng. Trong đó nghiêm trọng nhất là phải kể tới vấn đề thiếu nước ngọt. Vào đầu
thế kỉ XXI, một số vùng Nam Á, Trung Mỹ, nhất là Bắc Phi, Đông Phi, Tây Phi đã
xuất hiện tình trạng thiếu nước ngọt hoàn toàn.

d. Dân số và vấn đề thiếu đất canh tác, lương thực căng thẳng.
Với sự tăng trưởng cùa dân số trên toàn thế giới, bình quann ruộng đất canh tác
theo đầu người ngày một giảm đi. Năm 1950 bình quân ruộng đất theo đầu người
trên thế giới là 8,5 mẫu, năm 1960 giảm xuống chỉ còn 7,1 mẫu, năm 1968 là 6,1
mẫu, năm 1974 còn 5,6 mẫu và tới năm 1960 chỉ là 3,9 mẫu. Ruộng đất canh tác
giảm đi tất nhiên không chỉ vì lí do dân số bùng nổ mà còn do nhiều nguyên nhân
khác như quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, tuy nhiên nguyên nhân dân số
tăng lên vẫn là nguyên nhân chủ yếu. Ruộng đất giảm, dân số tăng nhanh làm cho
vấn đề lương thực trên phạm vi toàn cầu ngày càng trở lên căng thẳng. Đầu năm
2008 vừa qua đã xảy ra cuộc khủng hoảng lương thực lớn và chưa bao giờ vấn đề
an ninh lương thực lại được đặt ra cấp thiết như lúc này. Hiện nay đại đa số các
đang phát triển tại châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh đã phải nhập lương thực, đó là
một minh chứng rõ ràng cho hậu quả của việc bùng nổ dân số tại các nước này.

e. Dân số và vấn đề ô nhiễm môi trường.

Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa đang diễn ra trên
khắp thế giới, sự bùng nổ dân số đã khiến cho tình hình ô nhiễm môi trường ngày
càng trở lên nghiêm trọng. Tại các nước đang phát triển, do sức ép của việc phát
triển kinh tế, cho đến nay vẫn tiếp tục sử dụng sử dụng một cách rộng rãi các loại
thuốc trừ sâu, khai thác đất quá mức…khiến cho sự phá hoại môi trường sinh thái
ngày càng tăng lên.

g. Dân số và vấn đề an ninh, xã hội.

Dân số tăng nhanh gây ra nhiều bất ổn trong xã hội, đó là nạn cướp bóc, khủng
bố,…Dễ thấy khi dân số tăng cao, việc kiếm được miếng ăn sẽ ngày càng trở lên
khó khăn hơn, và để đảm bảo sinh tồn cho mình người ta có thể sẵn sàng làm mọi
việc, kể cả phạm tội. Nghiêm trọng hơn, xuất phát từ vấn đề dân số quá nhiều dẫn
tới việc thiếu đất sống, thiếu “không gian sinh tồn” có thể dẫn tới các cuộc xung
đột, chiến tranh giữa các nhóm người, gây nên những hậu quả to lớn.

Có thể thấy vấn đề bùng nổ dân số đối với vấn đề nghèo đói, dịch bệnh, ô nhiễm
môi trường, khan hiếm tài nguyên đều có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp. Bản
thân các vấn đề đó đã là các vấn đề mang tính toàn cầu, có ảnh hưởng tới sự tôn
vong của nhân loại, chính vì vậy, không còn gí nghi ngờ nữa, vấn đề bùng nổ dân
số cũng là một vấn đề có tầm ảnh hưởng sâu sắc, rộng lớn tới tương lai của nhân
loại.

II. Các biện pháp và triển vọng


1. Các biện pháp

Vấn đề tăng trưởng dân số với một tốc đột chóng mặt từ trước đến giờ
vẫn là một vấn đề mang tính toàn cầu cần sự hợp tác của tất cả chủ thể
tham gia quan hệ quốc tế giải quyết. Dân số tăng nhanh không phù hợp
với mức dộ tăng trưởng kinh tế toàn cầu dẫn đến một loạt các ảnh
hưởng tiêu cực khác như đói nghèo, di cư, trộm cắp,... Do đó, việc kiểm
soát sự tăng trưởng dân số đã là một nhiệm vụ mang tính toàn cầu, đặc
biệt là ở các nước kém phát triển và đang phát triển. Cộng đồng quốc tế
cũng rất chú ý đến vấn đề này và các biện pháp kiểm soát đã được đề
xuất, chủ yếu là kiềm chế mức độ sinh sản, nâng cao nhận thức của
người dân. Một số các biện pháp tiêu biểu như:

Một là, nhanh chóng củng cố, ổn định và kiện toàn tổ chức bộ máy
làm công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình trong hệ thống tổ chức bộ
máy của ngành Y tế; nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động, đặc biệt
là duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới cộng tác viên
dân số ở thôn, xóm, bản làng để đưa thông tin và dịch vụ đến tận người
dân.

Hai là, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động truyền thông,
giáo dục và vận động nhằm tăng cường hơn nữa sự cam kết ủng hộ của các
cấp ủy đảng, chính quyền, các đại biểu dân cử, các ngành, đoàn thể, các tổ
chức xã hội và những người có uy tín trong cộng đồng đối với công tác Dân
số - kế hoạch hoá gia đình; tiếp tục nâng cao nhận thức và đẩy mạnh hơn
quá trình chuyển đổi hành vi trong nhân dân, đặc biệt là giới trẻ đối với việc
chấp nhận và tự nguyện thực hiện kế hoạch hoá gia đình/ chăm sóc sức
khoẻ sinh sản, tập trung cho vùng nông thôn, vùng miền núi, vùng khó
khăn, nơi mức sinh còn cao, triển khai mạnh và đồng loạt các chiến dịch
lồng ghép truyền thông và cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình ở khu
vực khó khăn, khu vực đông dân có mức sinh cao, tạo khí thế và đạt nhanh
các chỉ tiêu kế hoạch từ những ngày đầu, tháng đầu của năm.

Tăng cường lồng ghép các hoạt động truyền thông về dân số - kế hoạch hoá
gia đình/chăm sóc sức khoẻ sinh sản với các hoạt động truyền thông trong
chương trình y tế dự phòng, vệ sinh và an toàn thực phẩm, phòng chống
HIV/AIDS của ngành nhằm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực cũng như
kết quả thực hiện chương trình.

Ba là, mở rộng và phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia
đình/chăm sóc sức khoẻ sinh sản nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời, an toàn
và thuận tiện các phương tiện và dịch vụ kế hoạch hoá gia đình/chăm sóc
sức khoẻ sinh sản có chất lượng, đa dạng cho các nhóm đối tượng.

Bốn là, tổ chức thực hiện tốt các chính sách hiện hành, khuyến khích tập
thể và cá nhân thực hiện tốt mục tiêu dân số - kế hoạch hoá gia đình, cán
bộ đạt kết quả cao trong tuyên truyền, vận động và cung cấp dịch vụ,
đồng thời tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các chính sách có tác dụng thúc
đẩy chấp nhận và thực hiện kế hoạch hoá gia đình/chăm sóc sức khoẻ
sinh sản trong nhân dân.

Năm là, mở rộng thử nghiệm một số mô hình nâng cao chất lượng dân
số, rút kinh nghiệm để xác định mô hình tối ưu để triển khai trong giai
đoạn tới, chú trọng kiểm soát chặt tình trạng mất cân bằng giới tính khi
sinh để đề xuất và thực hiện các biện pháp can thiệp phù hợp, đảm bảo
duy trì cơ cấu giới tính khi sinh ở mức cho phép.

Sáu là, đẩy mạnh xã hội hoá công tác dân số - kế hoạch hoá gia
đình/chăm sóc sức khoẻ sinh sản, tăng cường các hoạt động tiếp thị xã
hội, các phương tiện và dịch vụ, kế hoạch hoá gia đình/chăm sóc sức
khoẻ sinh sản, xúc tiến mạnh hợp tác quốc tế nhằm tăng thêm nguồn lực
đảm bảo thực hiện công tác này.
Bảy là, hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý, nâng cao chất lượng
nghiên cứu khoa học, đảm bảo các cơ sở thông tin và khoa học cần thiết
cho công tác chỉ đạo, điều hành, chương trình và hoạch định chính sách.

Riêng đối với trường hợp của Việt Nam thì vấn đề dân số từ xưa đến nay đã
là một vấn đề cần sự can thiệp của các cơ quan chính quyền nhà nước. Ổn
định dân số đã, đang và sẽ vẫn là một trong những nhiệm vụ quan trong của
Đảng và nhà nước ta trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Các
giải pháp trong thực tiễn của Việt Nam cũng như ở một số nước lớn trên thế
giới đã tỏ ra có hiệu quả bước đầu :

Ban hành các giải pháp về luật:


● Việt Nam qui định mỗi gia đình chỉ có 1-2 con.
● Trung Quốc ban hành qui định mỗi gia đình có 1 con từ năm 1979.
● Hiệu quả của biện pháp này là nhanh chóng, tức thì. Theo tính toán,
nếu không ban hành qui định trên, Trung Quốc đã có thể có thêm 400
triệu dân.
● Thế hệ trẻ ngày nay đã có sự thay đổi về quan niệm sinh con, chấp
nhận có ít con để nuôi dạy cho tốt.
Tuy nhiên, việc ban hành các qui định mang tính áp chế này lại gây ra sự
mất cân bằng về giới:
● Nhiều phụ nữ ở Trung Quốc đã phá thai khi biết mình mang thai con
gái.
● Tháng 1/2005, tỉ lệ bé trai/bé gái ở Trung Quốc là 119/100 (thế giới:
105/100).
● 40 triệu người dân Trung Quốc đối diện nguy cơ không có bạn đời
trong tương lai.

● Khảo sát năm 2005, một số tỉnh ở Việt Nam, tỉ lệ bé trai/bé gái cũng
đạt mức 115/100
● Nhiều hệ lụy tai hại: xung đột, án mạng, tệ nạn xã hội.
Đây cũng là mặt trái cần chú ý của biện pháp kế hoạch hoá
2) Tuyên truyền các biện pháp tránh thai
● Rất nhiều các biện pháp tránh thai đã được áp dụng tại Việt Nam từ
những năm 1980.
● Ở Mỹ, qui định cho phép người trên 18 tuổi mua thuốc tránh thai khẩn
cấp vào năm 2007 đã khiến doanh số loại thuốc này tăng gấp đôi.
● Các biện pháp tránh thai giúp giảm tỉ lệ sinh con ngoài ý muốn, góp
phần lớn trong nỗ lực giảm dân số của các chính phủ những năm gần đây.
● Tất cả các biện pháp tránh thai đều ẩn chứa nguy cơ thất bại, khiến
nhiều trường hợp, việc tránh thai không đạt hiệu quả như mong muốn.
● Một số biện pháp “cực đoan” như triệt sản sẽ khiến người được thực
hiện trở nên vô sinh, gây nên hậu quả vĩnh viễn đối với họ.

3) Các giải pháp dài hạn


● Với hệ thống tuyên truyền viên đến tận cơ sở, Việt Nam hy vọng nâng
cao ý thức người dân trong việc hạn chế gia tăng dân số.
● Tổ chức phát bao cao su miễn phí cho thanh niên, gái bán hoa tại các
khu vực nhạy cảm, vừa hạn chế gia tăng dân số, vừa giảm thiểu lây
truyền các bệnh xã hội.

Liên hệ thực tại ở Việt Nam:

Nước ta là một nước nhỏ, lại vừa trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và
chống Mỹ trong thế kỷ XX và giành độc lập thống nhất nước nhà mới được hơn
30 năm. Chừng ấy thời gian là chưa đủ để Việt Nam có thể khắc phục hết những di
chứng của chiến tranh và vươn lên phát triển. Tuy nhiên nhờ công cuộc đổi mới
1986, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước, nước ta đã từng bước vươn lên
khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế và trở thành một quốc gia đang
trên đà phát triển. Nhưng cũng chính vì điều này mà Việt Nam cũng đã không phải
là một ngoại lệ khi trở thành “nạn nhân” của những vấn đề toàn cầu trong đó có
dân số. Những năm cuối của thế kỷ XX trở về trước, tốc độ gia tăng dân số ở nước
ta thuộc hàng cao nhất thế giới. Sự bùng nổ dân số ở Việt Nam đã tác động rất
nhiều đến đời sống xã hội của người dân. Đặc biệt khi nước ta có tới hơn 80% dân
số sống bằng nông nghiệp thì sự bùng nổ dân số kéo theo việc ảnh hưởng đến diện
tích đất canh tác bình quân trên đầu người ngày một giảm đi. Chính phủ và nhà
nước đã rất cố gắng để ổn định sự gia tăng dân số. Và cơ bản cho đến thời điểm
này, dân số Việt Nam đã đi vào quỹ đạo ổn định và cũng có dấu hiệu tích cực khi
tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử đang giảm đi đáng kể. Kết quả đó một phần là nhờ vào chính
sách hợp lý của nhà nước, ý thức của người dân trong vấn đề này ngày càng được
cải thiện và nâng cao, làm tốt công tác tuyên truyền. Nước ta cũng hết sức tạo điều
kiện cho các tổ chức tình nguyện về vấn đề dân số và trẻ em đến hoạt động tại Việt
Nam trong đó đáng kể nhất là: Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Quỹ dân
số Liên Hợp Quốc (UNFPA)...với hàng loạt những hành động biện pháp giúp đỡ
chính phủ ta thông qua các dự án về xóa đói giảm nghèo, về giáo dục...

2. Triển vọng

Triển vọng ngăn chặn sự bùng nổ dân số ở Việt Nam

Đầu tiên chúng ta nên khẳng định Có hay không triển vọng ngăn chặn việc
bùng nổ dân số ở Việt Nam trong tương lai??? Theo một số bài báo và một số
chyên gia cho rằng VN sẽ diễn ra bùng nổ dân số lần 2 trong 10 năm nữa. Tuy
nhiên chúng tôi xin đưa ra 1 số dữ liệu sau: Kết quả sơ bộ của Tổng cục điều tra
Dân số và nhà ở mới đây cho thấy, tỷ lệ gia tăng dân số giảm thấp nhất trong vòng
50 năm qua.
- Theo sử sách, khoảng năm 2000 TCN, thời vua Hùng dựng nước, dân số
Việt Nam khoảng 1 triệu người; năm 1901 cả nước có 10 triệu người; năm
1926 là 16.308.000 người; từ 1926 đến 1965, với số thời gian 30 năm, dân
số tăng gấp 2 lần; từ 1960 đến 1985, chỉ 25 năm dân số đã tăng gấp đôi.
Thế nhưng từ 1986 đến nay, tỉ lệ tăng dân số đã giảm dần từng năm, mở ra
triển vọng thực hiện được mục tiêu mà nhà nước đã đề ra là tiến tới ổn định
quy mô dân số từ giữa thế kỉ 21.
- Tỷ lệ gia tăng dân số trung bình hàng năm đã giảm từ 1,7% (giai đoạn 1989
- 1999) xuống còn 1,2% (giai đoạn 1999 – 2009
- Tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của một phụ nữ) giảm xuống còn 2,03
con và đạt mức sinh thay thế
- Quy mô dân số của Việt Nam đến thời điểm tháng 4.2009 là 85.789.573
người. Mỗi năm Việt Nam tăng thêm 974.000 người và đây cũng là lần đầu
tiên trong nhiều thập kỷ, số người tăng thêm mỗi năm ở mức dưới 1 triệu
người, trong khi số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tăng lên so với trước đó
- Hiện tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm từ 20,8% năm 2005 xuống còn 16% năm
2009
- Chỉ số HID của Việt Nam đứng thứ 116/177, tăng 8 bậc so với năm 2005.
Như vậy có thể khẳng định rằng chúng ta phải thừa nhận tốc độ gia tăng dân số
đang chậm lại. vì vậy nói Việt Nam có thể ngăn chặn vấn đề bùng nổ dân số là
hoàn toàn có cơ sở. Và những cơ sở đó là: Kinh tế VN đang có những bước tiến
đáng kể + sự quyết liệt của pháp luật :mỗi gia đình chỉ nên sinh 1- 2 con + nhận
thức của người dân trong đó là phần lớn giới trẻ đã có sự thay đổi: sinh ít con để
nuôi dạy được tốt hơn

Đó là những tín hiệu tốt đẹp để chúng ta tin tưởng và hy vọng rằng trong tương lai
Vn sẽ thực sự ngăn chặn được sự bùng nổ dân số - vấn đề đang rất nóng bỏng hiện
nay.

1. Như đã nói ở trên, một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng
bùng nổ dân số ở VN là nhận thức của người dân.
- Do kinh tế kém phát triển, đời sống con người còn nghèo nàn, lạc hậu
- Trình độ dân trí chưa cao, nhận thức trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và
kế hoạch hóa gia đình còn hạn chế.
- Do những hủ tục phong kiến lạc hậu còn tồn tại cho đến tận này nay…..
Vì thế, nếu muốn giảm bùng nổ dân số trong tương lai ở Việt Nam thì việc đầu
tiên phải làm là ( một trong những biện pháp dài hạn là) nâng cao đời sống người
dân bằng việc phát triển kinh tế. Khi đời sống ổn định rồi, thì việc nâng cao ý thức
người dân trong công tác kế hoạch hóa gia đình sẽ không còn là vấn đề quá lớn
nữa.
Trong xu thế hội nhập với thế giới, Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của
mình trên trường quốc tế. Năm 2010, với vai trò là chủ tịch ASEAN Việt Nam đã
và đang đạt được những thành công đáng kể trong nỗ lực tăng trưởng kinh tế đất
nước.

2. Tại Pháp lệnh sửa đổi điều 10 của Pháp lệnh Dân số số 15/2008/PL-
UBTVQH12 ngày 27/12/2008 thì Điều 10 của Pháp lệnh Dân số năm 2003 được
sửa đổi như sau: “Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc
thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh
sản: 1. Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con; 2. Sinh 1 hoặc 2 con, trừ
trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định; 3. Bảo vệ sức khỏe, thực hiện các
biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua
đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe
sinh sản”.
Việc sinh con thứ 3 ( không thuộc 1 trong 7 TH được sinh con thứ 3 do PL quy
định) sẽ là vi phạm pháp luật.

Tác động:
- mất cân bằng tự nhiên và xã hội
- cạn kiệt nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường
- bệnh dịch lây lan, suy thoái nòi giống
- thất nghiệp, thất hoch, trình độ mù chữ cao, trình độ dân trí thấp
- kinh tế nghèo nàn lạc hậu,( đói kéo dài, khổ cực, thiếu nước)
- rối loạn xã hội, tệ nạn xã hội tăng
- kìm hãm sự phát triển của đất nước

3. Nhận thức của giới trẻ

You might also like