You are on page 1of 21

Yêu Metal, Gothic, Death Rock

[ Copy by Links Bun ]


Red: Hard rock, alternative metal, nu metal, christian rock
Within temptation: Symphony Metal, Gothic Rock
Stratovarious: Power metal
Skillet: Christian rock, Hard rock, Christian metal, Alternative metal
3 days grace: Alternative metal, hard rock
Evanescence: Gothic Rock
Symphony X: Progressive metal, power metal
Dragon Force: Power metal
Breaking Benjamin: Alternative rock, post-grunge, alternative metal
Aerosmith: Hard rock, blues-rock, Heavy metal, rock and roll
Helloween: Heavy metal, power metal, speed metal
Skid Row: Heavy metal, Hard Rock, Glam Metal
Type O Negative: Doom, Gothic Rock

[ còn bổ sung]

RocK GothiC
Tuesday, August 25th, 2009

Goths/Gothic – một cái tên cổ xưa tồn tại qua bao thế kỉ và ngày nay vẫn được truyền giữ bởi một
bộ phận giới trẻ tự gọi mình là người Goths. Không những vậy, trong âm nhạc còn có một nhánh
của rock là gothic metal. Vậy Goths là gì? Đó là một câu hỏi khó vì những khái niệm và nguồn gốc
của nó rất trừu tượng. Do đó, trước hết ta hãy giữ một tư tưởng rằng Goths hiện nay là tên gọi của
một nền văn hóa (Gothic subculture hoặc Gothic counter-culture). Văn hóa này tuy khởi sinh từ một
nền văn hóa khác nhưng vẫn có những đặc trưng của riêng mình.
Photobucket

Chữ “goths” ra đời vào thế kỉ thứ III (hoặc IV) thời kì hòang kim của đế chế La Mã đã nằm xa
trong quá khứ, chính quyền hòan tòan suy yếu và có
nguy cơ sụp đổ. Đây là thời điểm các nước láng giềng, các dân tộc xung quanh bước vào đánh cướp
những mảnh đất La Mã. Họ đồng lọat tấn công khắp nơi từ ngòai vào trong, giống một bầy thú đang
xé từng miếng mồi.
Cũng theo trào lưu bấy giờ, một giống người ở Đức gồm hai bộ lạc: Visigoths sống ở nơi hoang
mạc khô hạn và Ostrogoths sống ở vùng thảo nguyên phía đông đã tràn vào La Mã, đánh chiếm
vùng đất là Thụy Điển ngày nay. Thời bấy giờ, từ “goth” được dùng để gọi người của hai bộ lạc
này. Tuy nhiên nó cũng có nghĩa bóng ám chỉ những người có hành vi cư xử thô bạo, thiếu văn hóa.
Người ta đặt tiếng lóng cho họ là “goth” là vì hành động của họ chẳng khác gì người bộ lạc
Visigoths và Ostrogoths.

Đối với nhũng người thừa kế trào lưu Punk ROCK ở Anh. Từ Gothic gợi lên hình ảnh của nhũng
lâu đài cổ u ám, tăm tối tọa lạc trên những ngọn đồi biệt lập với tiếng thét vang vọng tù những
phòng giam tra tấn . Từ những hình ảnh liên tưởng và tâm trạng đó, một vài nhạc sỹ đã từ bỏ
khuynh hướng nhạc PUNK để sang tạo ra một phong cách ROCK với cái tên GOTHIC ROCK hay
DEATH ROCK. Trào lưu GOTHIC ROCK thu hút được rất nhiều “tín đồ” ở ANH những năm 80
và vào đâu thập kỷ 90, trở thành một trao lưu tiêu biểu ở MỸ. Đặc biệt phần đông người nghe
GOTHIC ROCK là các bạn gái bởi trong đó có một cái gì đó rất tâm trạng, sâu lắng…Và quan
trọng là dòng nhạc này đòi hỏi một kỹ thuật âm nhạc cực cao và nghiêm túc thực sự với âm
nhạc.Nó không xuề xòa như những người anh em Ballads, Power, Hard chỉ cần đam mê, thích là có
thể hát , mà GOTHIC muốn chơi được thì cần có 1 chiều sâu thực sự về am nhạc (còn nghe thì vô
tư).
Những nhóm nhạc khác nhau chơi âm nhạc theo những phong cách khác nhau, việc phối hợp, sử
dụng nhạc cụ cũng khác nhau nhưng vẫn có nét chung cơ bản của một dòng nhạc. Nguồn gốc của
GOTHIC ROCK được định hình từ những nỗi ám ảnh vè quyền lực siêu nhiên. Khi mà con người
không thể khống chế , kiểm soát nó. Âm sắc có chiều hướng thiên về VOCAL trầm , nhạc cụ BASS
và nhịp tương đối chậm, nhũng tiếng thét O đều đều phổ biến trong âm nhạc mang màu sắc trung
đại. Rất thường gặp trong GOTHIC ROCK. Những nhân tố điện tử được thêm vào tao nên sự lôi
cuốn của những giai điệu ngắn, dồn dập. Nhạc của GoThic mang phong cách trầm, chậm. Những
tiếng trống mạnh mẽ dường như xóa tan được sự u ám, tối tăm trong âm nhạc GOTHIC nên rất
nhiều band sử dụng trống. Thế nhung trống không được chơi với âm thanh mạnh như phong cách
ROCK vốn có ORGAN, tạo nên hững âm thanh chân thực được sử dụng để tạo ra những âm thanh
giống như trong nhà thờ lớn xây bằng đá thời ký trung cổ bởi những phương pháp xạ âm.
Nói tóm lại dòng RocK này dành cho những người bế tắc, mất phương hướng,thất vọng, đau khổ,
không biết nên làm như thế nào cho phải…. muốn giải thoát…

Hãy xem mọi người nói về rock,tôi thì không biết nói thế nào
về mình.
Saturday, 31. January 2009, 17:49:46

Một ngày kia, bạn hỏi tôi "làm thế nào để tôi vượt qua được những nỗi buồn của tôi vậy ?". Tôi
cười "đến với rock".
Tôi ko biết nhiều về rock, lại càng ko dám nhận mình là 1 rock fan thứ thiệt . Tôi chỉ dám nói rằng
tôi đến với rock và tôi cảm nhận dc những gì mà rock ẩn chứa.
ROCK là gì nhỉ ? có phải cứ có hình xăm, để tóc dài và ăn mặc thật hầm hố thì mới gọi là rock style
ko? tôi cũng ko biết nữa. Tôi chỉ biết rằng, phong cách của Evanescence -rock band mà tôi hầm hố
nhất , ko giống những gì mà người ta hình dung về rock. Họ ăn mặc thật bình thường nhưng phong
cách biểu diễn của họ thật tuyệt vời. Tôi chỉ biết và cũng chỉ hâm mộ Evanescence nên những gì tôi
nghĩ về rock có lẽ sẽ đơm giản hơn rock fan nhiều.
Vì sao tôi lại chọn rock để quên đi những điều ko vui trong cuộc sống? Cuộc sống của tôi không
giống những người bạn xung quanh của tôi. Lúc tôi vui thì cả thế giới đều có thể chia sẻ với tôi
những niềm vui đó . Còn nếu tôi buồn ? Lúc đó chỉ có mình tôi với 4 bức tường lạnh lẽo và thế giới
của tôi lúc đó chỉ có những giai điệu mạnh mẽ của rock mà thôi. ở cá thế giới mà chỉ có tôi với
rock, tôi dc khóc !sad , dc giải tỏa hết những điều buồn chán . Tôi nghe rock , hòa tan vào rock và
cảm nhận dc từng giai điệu , nốt nhạc. Tôi hiểu dc cảm giác trống trải và cô đơn trong My Immortal
"I've tried so hard to tell myself that you're gone. But though you're still with me, i've been alone",
sự đau khổ vì bị phản bội trong Everybody's fool" You don't know how you've betrayed me.
Somehow now your everybody's fool", sự lạnh lẽo ở một thế giới khác trong Bring me to
life"frozen inside without your touch, without your love darling. Only you are the life among the
death", su tuc gian trong Going under "I'm going under, drowning you. I'm falling forever, i got to
breakthrought....I got to breathe, i can't keep going under...".
The day, Evanescence chỉ là 1 phần tử nhỏ trong thế giới rock bao la rộng lớn với đũ màu sắc ,
phong cách. Vậy thì bạn hãy thử đến với rock 1 lần đi, rồi bạn sẽ thấy nó rất tuyệt vời đấy

Tôi bắt đầu đến với rock qua những bản ballad tuyệt vời của Guns n Roses, Cái thời mà GNR,
Metallica, Scorpions, Bon Jovi,... đang làm mưa làm gió và rất thịnh hành. Nhớ lại hồi đó mỗi khi
ai đó nhắc đến Queen mình đều nghĩ đó là 1 một ban nhạc cổ lắm rồi, thời đại này ai mà nghe
Queen nữa chứ. Thật không ngờ bây giờ mình lại là một fan cuồng của Queen đến vậy. Mối tình
của tôi và Queen bắt nguồn chính từ bản "Bohemian Rhapsody", ca khúc mà thời gian đầu có khi
tôi nghe 20 lần trong 1 ngày.

Queen quả là một ban nhạc tuyệt vời, phong cách rock-opera của họ rất đặc biệt mà "Bohemian
Rhapsody" là một tuyệt tác vĩ đại nhất, mang đến những cảm xúc sâu lắng nhất. Bài hát này được
Freddie Mecury viết với kết cấu hoàn toàn lạ lẫm, không hề có điệp khúc mà chỉ gồm 4 đoạn khác
nhau: Acapella-Ballad-Opera- Rock.

Thế rồi kể từ đó, tôi dần dần làm quen với Queen nhiều hơn, càng nghe càng thấy hay, càng thấy
âm nhạc của họ thật sâu lắng, thật hoa mỹ và nghệ thuật luôn đạt đến một mức rất cao. Hầu hết các
bài hát của Queen đều rất hay, và mỗi lần nghe chúng tôi đều cảm thấy thật tiếc nuối vì Freddie
Mecury ra đi quá sớm. Sự ra đi của Freddie quả là một mất mát lớn cho âm nhạc thế giới, nhưng với
tôi cũng như rất nhiều fan của Queen, anh sẽ sống mãi trong tim chúng ta. Và tôi biết mình sẽ mãi
yêu thích rock, yêu thích Queen.

Cho dù mỗi chúng ta đến với rock bằng nhiều cách khác nhau, nhưng tôi tin rằng các bạn cũng sẽ
tìm được một ban nhạc với phong cách mà mình yêu thích. Có một điều đáng buồn là rất nhiều bạn
trẻ ngày nay nghe rock theo phong trào, nghe theo số đông. Kiểu như nhóm bạn mình toàn nghe
Death, Black, Gore,... mà mình lại thích Bon Jovi thì kỳ quá!!! Một số khác thì nghe rock như nghe
nhạc trẻ, vào trang web nhạc rock mở hết bài này đến bài kia nghe xong rồi sau đó chẳng biết mình
nghe cái gì nữa, chẳng nhớ mình nghe band nào, style gì,...Hãy nghe rock bằng cả tâm hồn, cảm
nhận và chia sẽ những gì mình yêu thích và bạn sẽ thấy rock thật tuyệt!!!

Trong tôi, nhạc rock trong tôi bị gắn với hình ảnh những thanh niên say bồ đà, lờ đờ ngả nghiêng
trong thứ âm thanh gào thét chói tai. Quan niệm này, tôi phát hiện nó sai năm tôi 17 tuổi.

Đó là lần đầu tiên nghe bài “18 And Life” của SkidRow, và tôi bị sốc. Sốc vì nhạc - lần đầu tiên
nghe những âm thanh đau đớn như thế; sốc vì lời - lần đầu tiên thấy lời bài hát thô và độc như thế;
sốc vì tính hoang dã đến khổ sở và nhân văn đến đau lòng của nó. Anh chàng Ricky nào đó có trái
tim bằng đá, không tiền, thất học, hung hăng, sớm bị quăng ra đường, và cuộc đời dạy anh ta phải
chiến đấu, một mình. Rượu, súng, bạo lực, những cuộc chơi thâu đêm nhận chìm tuổi trẻ. Rồi tai
nạn xảy ra, Ricky chết, hết đời một đứa trẻ bụi đời 18 tuổi, đại khái thế! Đương nhiên, một số chi
tiết xa lạ với văn hóa tuổi teen Việt Nam, nhưng tinh thần và thông điệp của bài hát vẫn là niềm
cảm thông đối với tuổi mới lớn toàn cầu - cái tuổi “chẳng ai hiểu nổi mình”, dễ sốc, dễ hư. Tôi đến
với rock cũng vì chính tôi đang đi tìm sự đồng cảm cho cái tôi mới lớn khó bảo, khó hiểu. Tìm một
nơi để tha hồ khóc, tự do hét.

Tôi còn nhớ, lúc đó là thời hoàng kim của các boyband, girlband, chuyên hát về niềm vui trong trẻo
và nỗi buồn ủ ê, rung động ngọt ngào với thất tình kiểu cách. Các cô gái và chàng trai trẻ trung,
xinh xắn, vừa nhảy vừa hát, xanh xanh, đỏ đỏ, trông thích cả mắt. Bạn tôi để dành tiền mua poster
ca sỹ thì tôi dành tiền thu băng tuyển rock. Và trong khi bạn tôi điên lên vì “Baby when the lights
go out, every simple word cannot express, the love and tenderness” vô nghĩa của Five, thì tôi mê
mẩn Dreamer của Europe, Cat’s In The Cradle của Ugly Kid Joe, The Show Must Go On của
Queen….Hiệu ứng âm thanh rất quan trọng khi nghe rock. Dàn máy càng "xịn" thì nghe càng “đã”
tai. Vậy mà hồi ấy chỉ với cái radio nhỏ nhắn được trang bị để học Anh văn, tôi đã say sưa nghe
rock và hạnh phúc lắm rồi. Cũng có lần mẹ phát hoảng khi thấy con gái nghe cái gì ồn ào… như
rock, nhưng chẳng thể làm gì khác.

Rock dạy tôi nhiều thứ mà tôi không tìm thấy ở bất cứ loại nhạc nào. Không phải là dạy đời, cũng
không hoàn toàn chỉ ra một cách sống nào đó, mà là thái độ trước cuộc sống và quan trọng nhất là
trước chính bản thân mình.
“Có một khuôn mặt trong gương, và bạn nhắm mắt lại
Thật dễ dàng quay đi hơn là nhìn vào nó
Rồi bạn nghĩ chuyện qua rồi, bạn bước đi
Để mặc cái thế giới bé nhỏ của bạn vỡ tung và bốc cháy
Ôi, một cái giá phải trả…
Tôi không nói điều gì là tốt cho tôi
Tôi cũng không nói bạn phải trở thành người thế nào
Chỉ là một thông điệp, hãy giữ một mảnh tâm hồn
Và để ánh sáng tình yêu soi rọi…
Đã có ai nói với bạn không bao giờ quá trễ để cố gắng chưa?
Hãy nắm lấy nó, trước khi nói lời tạm biệt”
(Where You Goin’ Now của Damn Yankees)

Bản năng con người thích dễ hơn khó, thích êm hơn đau, vì thế “quay đi” có thể là giải pháp tốt.
Nhưng vài lần như thế sẽ làm người ta chai, để mặc cái thế giới nội tâm của mình chảy máu. Chảy
chán rồi cũng lành, nhưng lành rồi, nó không còn biết yêu thương nữa. Vậy, hãy tập lắng nghe tâm
hồn mình - đó là điều đầu tiên tôi học được. Rock nhìn thẳng, nói thật, đôi khi trở nên cay đắng, tàn
nhẫn.

“Những khoảng không trống rỗng, chúng ta đang sống vì cái gì?
Có ai biết chúng ta đang tìm kiếm điều gì?…
Ngoài kia hừng đông
Nhưng trong bóng tối, ta đang nhức nhối để được tự do
Màn kịch phải diễn tiếp
Tim ta đang vỡ, hóa trang là đồ giả
Nhưng vẫn phải giữ mãi nụ cười
Ta sẽ không đầu hàng
Ta sẽ leo đến đỉnh, ta sẽ tàn phá để chiến thắng
Ta phải tìm ý chí để tiếp tục
Vì màn kịch phải diễn tiếp”
(The Show Must Go On - Queen)

Nhưng nghe chỉ để hiểu thêm mặt trái cuộc sống. Có lẽ chẳng thay đổi được gì nhưng ít ra cũng còn
ai đó đồng cảm với ta. Ít ra, rock muốn người ta sống bớt giả đi một tí.

Ai nói rock không lãng mạn? Thấy hung hăng vậy thôi, trong sâu thẳm rock là yếu đuối và mặc
cảm. Rock có một cách diễn tả tâm lý rất lạ, rất sâu, gợi cảm, nhiều khi hơi ma quái. Nhưng xin
nhớ, bạn phải đạt trình độ đau đời đến một mức nào đó thì mới “chết” rock được. Thì mới nghe
Cannibal Corpse, Gallery’s Suicide… được. Quả có những người thích thế và cũng có những người
giả vờ thích. Đó là những cậu trai mới lớn học đòi tìm cảm giác, tỏ vẻ anh hùng, chứng tỏ “bản lĩnh
đàn ông thời nay” bằng cách nghe rock nặng. Nghe mà chẳng cần hiểu gì sất, miễn âm lượng càng
to càng tốt, guitar méo tiếng rít càng lạnh càng tốt. Để tăng cảm giác thì phải tăng nồng độ cồn
trong máu, từ đó đến dùng chất kích thích không bao xa. Vì thế nhiều người ác cảm với rock. Tội
nghiệp rock!

Mãnh liệt, dữ dội là thế, bạn có biết rock nồng nàn và dịu dàng thế nào với tình yêu không? Tuyệt
vời, trên cả tuyệt vời! Vẫn những lời lẽ ngọt ngào, mà sao nghe tình ca của rock, dù vui vẻ như
Love of a Lifetime hay da diết như Once in a Lifetime, người ta vẫn phải chau mày để cảm cái hạnh
phúc êm đến nao lòng!

Tôi vẫn còn cảm giác rung động như lần đầu mỗi khi nghe I Don’t Want To Miss A Thing
(Aerosmith)
“Anh có thể thức, chỉ để nghe em thở
Ngắm em cười khi em đang ngủ
Anh nâng niu từng khoảnh khắc bên em
Anh không muốn ngủ đâu
Vì anh nhớ em, và chẳng muốn bỏ lỡ điều gì
Ngay cả khi mơ về em, anh vẫn nhớ em..
Anh chỉ muốn ôm em thật gần
Để cảm thấy tim anh gần tim em
Và chỉ ở đây, mãi mãi như thế này
Cho đến suốt cuộc đời…”

Rock cũng thật hài:


“Không có cánh cửa nào không mở được
Không trận chiến nào không thể thắng
Không bài hát nào không thể hát
Không thượng đế nào toàn tin
Không giấc mơ nào không thực hiện được
Không cặp sinh đôi nào giống hệt nhau
Không tội lỗi nào không thể tha thứ
Không căn bệnh nào không thể chữa được
(Nhưng) anh đâu có đòi hỏi nhiều
Anh chỉ muốn em thôi…”
(I Just Want You - Ozzy)

Nãy giờ là vài bài rock xưa, kỳ cựu. Còn quá nhiều tên tuổi cực hay, xa xa thì có Metallica,
Dokken, Cinderella, Guns ’n’ Roses, Annihilator, Smashing Pumpkin ; gần hơn là Dream Theater
, Stratovarius, Helloween, Savatage chuyên trị metal ballads… Rock mới nhiều, phong phú, đáng
nể có Alanis Morrisette , Tori Amos, U2, Cranberries, RHCP…; alternative có Linkin Park ,
Blink182, Matchbox 20, Greenday,…

Rock không sang, không phải dòng nhạc quý tộc. Rock không có tư tưởng lớn, không triết lý cao
siêu, người nghe rock chỉ tìm sự đồng cảm là chính. Lạ là khi quen rock rồi, người ta dễ thấy các
loại nhạc khác “nhạt”. Vì tính biểu cảm quá lớn, rock đưa người nghe đến tận cùng ngưỡng cảm
xúc. Khi buồn, rock làm người ta chảy nước mắt. Khi vui, rock làm người ta sướng điên lên. Khi
bức bối buồn phiền, mở một bài thật tâm trạng, mở to lên, nghe cho đến khi muốn vỡ tung, hét lên
và tống phiền muộn ra ngoài. Cũng là một cách giảm stress?!

Người ta bước vào thế giới của rock như một đứa trẻ tổn thương khao khát được xoa dịu nỗi đau -
nếu chỉ cần có thế và rock chỉ mang lại có thế thì khi nhu cầu thuốc giảm đau qua đi, rock cũng sẽ
chết - nhưng rock làm được hơn thế nhiều. Người ta không thích rock, mà yêu rock. Rock như
người tình sâu sắc, lúc nào cũng dạt dào, mặn mà khó quên và không phản bội ta bao giờ. Bởi vậy,
làm sao ta quay lưng lại được? Tôi không nhớ bài hát đầu tiên được nghe là bài gì, nhưng biết chắc
rằng bài hát cuối cùng sẽ nghe là một bài rock. Thề đấy!

I love Rock

còn tôi thì sao? tôi chẳng biết,tất cả những gì tôi post,những bài cảm nhận sâu sắc đều là sưu tầm,tôi
nghe thấy hay nhưng để viết một bài cảm nhận về nó thì tôi không thể. Mục đích tôi post lên chỉ là
muốn mọi người biết tại sao tôi thích rock,và cũng muốn ai tình cờ đọc được sẽ biết được tại sao
chúng tôi có thể chịu được thứ âm thanh ồn ào đó.Chỉ đơn giản là chúng tôi tìm được cái mình thích
trong một mớ hỗn độn. Mỗi người một sở thích, làm gì cũng vậy,quan trọng là tìm được nguồn vui
trong việc mình làm,có thể với người này là buồn tẻ,nhưng với tôi lại khác,tôi cảm thấy vui,vậy là
được rồi.
Tìm hiểu về Rock

Saturday, 31. January 2009, 17:51:46


(nguồn nhacrockonline.com)

Khái niệm cơ bản về 1 rock band


+ Rock Band : một ban nhạc được gọi là một Rock Band trước hết phải là một band biết chơi nhạc
cụvà là nhạc cụ Rock, những nhạc cụ chính của Rock là lead guitar, guitar accord, Bass, drum,(rồi
sẽ nói rõ hơn về những nhạc cụ này ở phần sau), và tuỳ theo yêu cầu cụ thể các nhạc cụ khác cũng
được sử dụng như Piano, Disc Desk, .v.v.v Tương ứng với những nhạc cụ trên là lead guitarist(chơi
lead guitar), Accord guitarist(chơi guitar accord), bassist(chơi bass) và drummer(chơi trống - drum).

Tuỳ theo thể loại và phong cách của từng band mà các vị trí trên có thể thêm hoặc bớt ví như chơi
Grunge/ Alternative thì có thể chỉ cần một guitarist, chơi Metal thì Bassist là không thể thiếu.
Một vị trí quan trọng không kém trong một ban nhạc Rock là Vocalist(hát chính), người này có thể
không chơi nhạc cụ(như Trần Lập - THE WALL, Alex Band - THE CALLIng, AXL ROSE -
GUNS 'N ROseS) hay có chơi nhạc cụ (như JAMES HETFIELD - METALLICA, NGUYN đạt -
DA vàng, KURT COBAIN - NIRVANA). THường thì những Vocalist không chơi nhạc cụ được
yêu cầu cao hơn về chất giọng và kỹ thuật hát. Có thể so sánh một cách dễ dàng với Trần Lập và
nguyễn Đạt: Trần Lập hát chau chuốt hơn nguyễn Đạt, nhưng nguyễn Đạt hát không hay bằng Trần
Lập nhưng chơi Lead Guitar cực siêu.

Bây giờ đi sâu vào từng loại nhạc cụ trong ban nhạc RoCK:
+Lead Guitar : là loại guitar điện có tiếng thanh và cao, réo rắt,hơi méo thường được nhiều
ROCKER độc diễn. Các bạn có thể dễ dàng nhận ra tiếng lead ở đoạn cuối bài NOVEMBER RAIN
của GUNS ' N ROSES, hay Still LOVING YOU của Scorpions.

+Accord Guitar : là loại guitar điện để đánh hợp âm, có âm thanh khá giống với Guitar thùng,
thường thì nhiều Vocalist Metal kiêm luôn chức này : James MEtallica, Dave MEGAdETh... Một
số đoạn accord dễ nhận thấy và phổ biến ở Việt Nam là đoạn guitar đầu bài Nothing Else Matters
của METALLICA, HOLIDAY - SCORPIONS, Người Đàn Bà Hoá Đá của THE WALL, hay cuối
bài Back To Good của Matchbox 20.

+Bass : là tiếng đàn trầm, rè rè mà chúng ta thườngkêu là vỡ tan đầu người nghe, có thể nhận thấy
tiếng đàn Bazz nổi bật ở đầu bài Sad But True, Enter Sandman - Metallica, đoạn điệp khúc của
NGƯƠI ĐAN BA HoA ĐA - THE WALL, ....

+DRUM : TRống (cái này thì ai cũng hiểu), dù sao cũng xxin nói thêm là Trống trong Rock khác ở
POP là to hơn, rõ hơn, nhiều DRUMMER còn trình diễn trống solo như Tay Trống tài năng Lars
Ulrich chơi tróng trong ONE của Metallica, nghe như tiếng đạn tiểu liên.

+ khác: Phơ hay còn gọi là Effect là thứ dùng để tạo ra những âm thanh đặc biệt trong Rock, phơ có
nhièu loại, có thể làm tiiếng đàn réo rắt, cao vút, cũng có loại làm cho đàn kêu tè tè, có loại tạo ra
âm thanh như tiếng trẻ con khóc...

Disc Desk, nhạc cụ mới xuấthiện trong Rock như đã rất phổ thông trong nhạc nhẩy, đó là thứ nhạc
cụ để ghi nhạc nền, hoặc tạo ra những siêu Âm Thanh : đoạn cuối ONE STEP CLOSER của
LINKIN' Park, GENERATION của LIMP BIzkit..c.

GRUNGE ROCK:
Lấy cảm hứng từ Black Sabbath và Stooges. Grunge là sự hoà trộn của Punk và Heavy Metal. Mặc
dù guitar trong GRUNGE mangg phong cách của nhạc Rock Metal Những Năm 70 nhưng bản chất
nhạc Grunge đã khá xa Heavy Metal. Những ban nhạc Grunge đầu tiên xuất hiện vào đầu những
năm 80. Làn sóng Grunge đầu tiên được đánh dầu bởi Green River, Mudhoney, Soundgarden ,
riêng ban nhạc Sounđgađen của thành phố Seatles, nổi tiếng với cá tính "sợ sự nổi tiếng" vì thế họ
đã kết thúc sự nghiệp âm nhạc của ngay khi đang ở đỉnh cao. Ban nhạc nổi tiếng nhất của thể loại
GRUNGE đồng thời cũng là những người chấm dứt sự thống trị của thể loại này là NIRVANA.
Nghe hơi khó hiểu phải không, để tôi nói rõ hơn cho các bạn hiểu về NIRVANA và ảnh hưởng
củahọ với GRUNGE và Rock:

NIRVANA là ban nhạc mà danh tiếng đi liền với ROcker KURT COBAIN, người. Họ thành lập
năm 1988, cho ra đời album đầu tiên "bleach" năm 1989, đã gây được tiếng vang lớn. Album thứ
hai "Nevermind" ra đời năm 1991, không còn từ ngữ nào có thể diễn tả được hơn là "SIU PHẨM"
với những ca khúc ngày nay vẫn được lẩm nhẩm trên khắp thế giới như SMELL LIKE TEEN
SPIRIT; COME AS YOU ARE; IN BLOOM.... Sự ra đời của NIRVANA vào cuối những năm 80,
như chúng ta đã biết là thời điểm mà Nhạc Rock dường như đang suy tàn : Heavy Metal ngày càng
nhàm chán, Hard Rock bị đứt quãng một cách đột ngột - đã "hồi sức" cho nhạc Rock, đưa nó vượt
qua những giói hạn tưởng chừng không vượt qua nổi của PUNK, ROCK N ROLL, HEAVY
METAL, HARD ROCK. NIRVANA, cùng với U2, R.E.M đã gây dựng nên nền tàng của
Alternative Rock, thứ âm nhạc mà ngày nay đang khuấy đảo thế giới.
------ NIRVANA thành công, họ đưa GRUNGE tới đỉnh cao, Nhưng đó cũng chính là điều đã Giết
Chết họ, cũng như khiến cho GRUNGE tụt dốc nhanh chóng-------

Bởi: Âm nhạc của NIRVÂNA quá mới mẻ, quá đặc biệt nên dường như sau Nevermind người ta
không còn để ý quá nhiều đến chất lượng thựuc sự của các ca khúc của NIRVANA. Người ta nghĩ
rằng đã là NIRVAnA là NUMBER 1. Các ca khúc của NIRVANA chưa ra đời đã chắc ăn ở vị trí số
1! Vì vậy Album IN UTERO chỉ được thu trong... hai tuầnnhưng vẫn nhận được sự ủng hộ nhiệt
liệt. Dù các album sau này : IN UTERO , Incesticide , UNPLUGGED IN NEW YORK vẫn có
những ca khúc đáng nhớ nhưng không thể phủ nhận NIRVANA đang tụt dốc. Về phần Kurt
Cobain, một chàng trai trẻ chưa đầy 27 tuổi, việc chịu đựng một sức ép lkhổng lồ từ giới truyển
thông dường như là việc quá sức, Anh bị dồn vào một mớ bòng bong của cuộc sống : nổi tiếng, tai
tiếng, thật thà, gian dối... Rồi Kurt tìm đến ma tuý, nhưng mọi chuyện chỉ tồi tệ hơn. Rồi việc gì
phải đến đã đến, 8-4-94 thi thể của Kurt Cobain được tìm thấy với một phát súng bắn vào họng,
cảnh sát kết luận: "tự sát". Thế đấy! Thành công quá nhanh chóng đã kết liễu một Rocker thiên tài.
GRUNGE được thổi phồng lên bằng một luồng hơi nóng bỏng một cách đột ngột đã rạn nứt khi gặp
phải luồng hơi lạnh , cuối cùng GRUNGE tan vỡ dù vẫn có nhíều band Grunge khác như Alice In
CHains, Pearl Jam vẫn hoạt động.
Nhưng những thành quả vững chắc nhất của NIRVANA và Kurt Cobain vẫn còn tồn tại:sau này
những ban nhạc Rock đã tự cởi trói cho mình, họ tự tạo ra những chân trời mới, không bắt mình bó
buộc vào một khuôn khổ nào. Tất cả là công lao của Kurt Cobain!

POP_METAL
Đặc điểm :
Thể loại Heavy Metal "nhẹ nhàng nhất" là POP - Metal. Một biến thể của HARD ROCK thập kỷ
70, và bị ảnh hưởng bởi phong cách chơi guitar của Heavy Metal. Pop Metal bởi hấp dẫn bởi giai
điệu sôi nổi lôi cuốn , mạnh mẽ, nội dung thì chịu ảnh hưởng nhiều của Hard Rock. Dù POP metal
thoạt nghe thì có vẻ "nặng" nhưng thực chất là rất có giai điệu, du dương.

Lịch sử PHát Triển::


Những nghệ sỹ của thập kỉ 70 có ảnh hưởng quyết định đến POP _METAL là Alice Cooper,
Aerosmith, và người Rocker Hard Rock đến gần nhất với POP_ METAL là KIss. Âm nhạc của Kiss
khá dễ nghe và thông dụng, cộng với phong cách biểu diễn hoang dã, lạ mắt đã đưa âm nhạc của họ
đến với công chúng một cách rộng rãi. Van Halen là người tiếp theo với tài sử dụng guitar lead siêu
đỉnh với những thủ thuật chỉ mình mình biết, đã tạo ra một hình mẫu mới cho Pop Metal để nhiều
band sau này học tập. Những band POP _METAL đầu tiên là MOTLEY CRUE (band sau này đã
trở thành siêu sao nhạc ROCK), Quiet Riot, Dokken, Ratt, & Twisted Sister. Ban PopMetal thành
công và "chất" nhất là DEF LEPPARD với album ra đời năm 1983 Pyromania, họ đáng được gọi là
ban Metal "du duong" nhất. Một Pop Metal band rất nổi khác là BOn JOVI đã nhanh chóng chuyển
sang một thể loại khác là HAIR METAL với Slippery When Wet, thể loại biến thể của POP
METAL, đối với HAiR thì sự ăn ảnh của một ROCKER như JON BON JOVI lại quan trọng không
kém gì âm nhạc mà anh ta. Năm tiếp sau đó, anh hùng POP METAL DEF LPPARD ra đời album
mẫu mực của Pop Metal "Hysteria". Nói chung các ca khúc Pop Metal thì dễ nghe, phổ biến nhưng
thưởng khống sâu. Nhưng không phải tất cả đều thế: GUNS 'N ROSES, SKID ROW, TESLA vẫn
đem lại thứ âm nhạc mạnh mẽ, sâu đậm tới người nghe, EXTREME thì có những ca khúc đầy triết
lý. Những ngệ sỹ Rock gạo cội như AEROSMITH, KISS, ALICE COOPER cũng rất "cưng" POP
MEtal và HAIR METAL, họ cũng phần nàonâng cấp âm nhạc của mình theo phong cách này.
POISON vượt qua nhiều giới hạn để tạo lập một phong cách riêng của một ban HAiR METAL.

Tiếc rằng POP METAL và HAIR METAL không tồn tại được lâu,NIRVANA và GRUNGE vào
đầu thập kỉ 90 đã "huỷ diệt"phần lớn những mầm non của HARD ROCK và HEAVY METAL.
Cácban POP Metal(Bon Jovi) vẫn ghi nhiều album nhưng ai cũng nhận ra rằng thời của POP
METÂL đã qua lâu rồi.

THRASH METAL
THRASH METAL là một biến thể của HEAVY METAL trong những năm 80. Đặc điểm của
THRASH METAL là sử dụng kỹ thuật palm muting, kỹ thuật tạo nên những đoạn guitar có giai
điệu và rát dồn dập. THRASH rất dễ nhận ra bởi nhịp độ dồn dập bởi tiếng trống, nhiều lúc guitarist
đánh ngẫu hứng réo rất không theo một giai điệu nhất định nào. THRASH metal lấy cảm hứng từ
SPEED METAL (METAL tốc dọ) , vào đầu những năm 80 nhiều ban nhạc Mỹ bị ảnh hưởng bởi
trào lưu NHạc Metal mới của Anh Quốc(đã nói ở trong phần giới thiệu chung về HeavyMETAL:
NEW WAVE OF BRITIST HEAVY METAL. họ tạo cho âm nhạc của mình sự hung hãn dữ tợn
qua từng âm thanh một, vào thời gian đầu thật khó có thể tưởng tượng một THRASH band nào lại
có thể chơi Ballads được(tất nhên về sau thì việc này thay đổi). Ngoài ra THRASH còn chịu ảnh
hwuởng của ROCK PUNK thể loại đang khuấy đảo Anh Quốc lúc bấy giờ. Ban nhạc NEW WAVE
của Anh có ảnh hưởng quyết định đến THRASH METAL chính là THE MOTORHEAD..

SPEED METAL hình thành, nhưng rồi cũng đạt đến giới hạn của mình trong kỹ thuật chơi nhạc:
Tốc độ, kỹ thuật! Nhưng Các ROCKER lại đi xa hơn thế. Metallica và Megadeth với những bản
Rock không lời trình tấu nhạc cụ kỹ thuật đã gây dựng nên một thứ âm nhạc phức tạp nhưng là một
bước tiến lớn trong ROCK) , Một số band khác lại nhấn mạnh tính phản kháng trong âm nhạc của
mình, thêm nữa trên sân khấu họ luôn xuất hiện với vẻ ngoài khá diêm dúa. POP METAL có ảnh
huởng không nhỏ đến THRASH METAL, THRASH trở nên nặng hơn, ầm ĩ hơn để hoà trộn với P -
METAL , thể loại thống trị các bảng xếp hạng trong thập kỉ 80. Rồi cơn lốc GRUNGE (Nirvana,
Alice In Chains..) POp METAL chết yểu nhưng THRASH thì khong, THRASH METAL band vẫn
có những Band trung thành. THêm nữa những ban như Megadeth hay Metallica lại rất không
ngoan, họ tự biết hoàn thiện và cách mạng hoá âm nhạc của mình để cho ra đời những siêu phẩm
như METALLICA ( METALLICA 1991), COUTDOWN TO EXTINCTION (MEGADETH 1992).
THRASH cùng với Black Và Death là một số ít những thể loại Heavy Metal cũ tồn tại được qua
trận càn quét của "Kẻ Huỷ Diẹt" GRUNGE - NIRVANA.

Opera rock và rock giao hưởng


rock giao hưởng và opera rock thường đc gọi chung là sym-phorock hay art rock .Đây là những
phong cách đặc biệt của thể loại progressive rock tức la"rock cap tien" .thể loại này hình thành từ
những năm 60 và đặc biệt phát triển trong những năm 70 .rock cấp tiến ra đời với khao khát cách
tân nhạc rock của nhiều nghệ sĩ tâm huyết muốn thoát khỏi sự ầm ĩ của hard rock và heavymetal.xu
hướng chung của rock cấp tiến chính là ở chỗ nó luôn cố gắng tiến lại gần hơn với nhạc nghiêm túc
như nhạc cổ điển .loại rock này được đặc trưng bởi sự điêu luyện của mỗi nhạc công ,đòi hỏi mức
nghề nghiệp cao để thể hiện được những tác phẩm phức tạp.rock cấp tiến là địa hạt lý tưởng để các
nghệ sĩ rock phô bày ,thể nghiệm khả năng sáng tạo của mình trong sử dụng nhạc cụ(kết hợp các
nhạc cụ điện tử với các nhạc khí dân tộc hay cổ điển)và trong hòa âm phối khí để tạo ra những hiệu
quả âm thanh đặc biệt, hình thức diễn tấu của sympho rock rất đa dạng:nhóm nhạc rock hoà tấu
cùng với nhóm nhạc giao hưởng dưới hình thức concerto.(deep purple);nhóm nhạc rock bằng những
nhạc cụ điện tử kết hợp với nhạc cổ điển trình bày một bản nhạc giao hưởng thực sự với tổng phổ
đặc biệt (kansas,emerson,lake and palmer);và 1 dàn nhạc giao hưởng trình bày các tác phẩm
rock(dàn nhạc giao hưởng london,dàn nhạc cicinanti pop)

opera rock xuất phát từ những nhóm nhạc mà ca sĩ hát chính có giọng hát với âm vực cao mang
nhiều hơi hướng cổ điển .Nhóm The Who và The Kinks là những nhóm nhạc tiên phong hát opera
rock, và album opera rock "Tommy"của The Who ra đời vào năm 1969 được coi là 1 kiệt tác của
dòng nhạc quần chúng ,xoá đi dịnh kiến của giới âm nhạc cổ điển chính thống rằng những nghệ sĩ
pop rock chỉ cho ra đời những thứ tầm thường lố lăng .nhiều ca sĩ nhạc rock nhảy sang hát opera
đều thành công rực rỡ và cũng chính họ lại là những người mang những đặc trưng của opera vào
nhạc rock của họ vẫn chơi nhằm tạo nên kì thú ,1 nơi phô diễn giọng hát ngoại hạng và kĩ thuật chơi
nhạc "thần sầu".không có 1 nhóm nhạc rock nào hoàn toàn đi theo opera rock ,nhưng những ban
opera rock của họ thực hiện thì thực sự đều rất đáng nể về kĩ thuật sang tac va bieu dien ;hầu hết
deu co cấu trúcgan voi 1 phan aria cô điển voi dien bien tinh cam phuc tap ,giai dieu nhanh,chậm
kết hop trúc trắc với nhiều cao trào cất lên cao vút .Những nhân vật tiêu biểu của trường phái này là
QUEEN(ca sĩ Freddie Mercury có thể coi như là 1 giọng rock nam xuất sắc nhất của lịch sử pop-
rock) thêm cả Jethro Tull,Manowar,Kansa....

rock giao hưởng,opera rock rất xứng đáng có 1 vị trí trang trọng trong lịch sử âm nhạc thế giới, đó
là những sáng tạo tuyệt vời với những mục đích đáng trân trọng là đưa âm nhạc đại chúng lên
những tầm cao mới với giá trị nghệ thuật chân chính

Heavy Metal
Được biết đến như là thể loại Metal "nguyên bản" và "cổ xưa" nhất. Heavy Metal ra đời từ rất sớm,
nó cho người ta một khái niệm về "metal" và "những gì thuộc về Metal". Có lẽ band nhạc Heavy
Metal đầu tiên là Black Sabbath. BS đã dấy lên phong trào Metal phát triển ở nước Anh để rồi kéo
theo một loạt các band khác như Judas Priest, Iron Maiden, Saxon, Motorhead .. và những band giờ
đã rơi vào quên lãng. Phong trào Heavy ở Anh quốc bùng cháy rồi dần dần mờ nhạt dần vào giữa
những năm 80 với sự xuất hiện của Thrash Metal (đây tôi đang nói chung về Heavy ở Anh , tất
nhiên nói là mờ nhưng nó vẫn âm thầm phát triển). Những band Heavy còn tồn tại đến bây giờ dễ
thấy nhất là Metallica, Iron Maiden (hai band này vẫn hầu như chơi Classic - Metal theo kiểu truyền
thống). Manowar thì đặc biệt, chơi một thứ Heavy Metal rất mới, rất Hoa Kỳ - tức là có sự đột phá
đáng kể so với Heavy Metal truyên thống

Các đại diện chủ chốt: Black Sabbath, Europe, Iron Maiden, Judas Priest, Accept, Megadeth, Skid
Row, Manowar

Thrash Metal
Cực kỳ thịnh hành vào những năm 80 với 4 "đại gia" là Anthrax, Megadeth, Slayer và Metallica
(Megadeth và Metallica thuộc cả dòng Heavy và dòng Thrash, nghe "Kill em all" sẽ thấy chất
Thrash của Metal). Đặc trưng của Thrash là chơi hơi nhanh, chất nhạc và vocal mang tính "hiếu
chiến". thường là gào thét và nét giai điệu không rõ ràng. Nhưng việc Thrash ra đời lại có thể nói là
khai sinh cho hai dòng nhạc khác: Death Metal và Power Metal
Các đại diện chủ chốt: Anthrax, Slayer, Megadeth và Pantera

Death Metal
Là thể loại nhạc có thể nói là tàn bạo nhất, đậm tính chết chóc từ giai điệu cho đến ca từ. Cực kỳ
hằn học. Thường sử dụng distortion mạnh mẽ với tần suất lên cao và độ ồn lớn, tạo nên những âm
thanh rất khó nghe. Bass đánh ít nghĩ xen kẽ với drums vô cùng mạnh, âm lượng của bass và drums
thường được đẩy cao so với các nhạc cụ khác. Nhạc ít khi tỏ ra "trong sáng" ngay cả trong các đoạn
lead.
Các đại diện chủ chốt: Cannibal Corpse, Death, Opeth

Power Metal
Dòng nhạc "sinh sau đẻ muộn", ra đời vào cuối những năm 80, là hậu duệ của Heavy Metal. Đặc
điểm của Power Metal là chơi với tempo nhanh hơn, mạnh hơn Heavy Metal, nhưng lại không chất
chứa nhiều sự giận dữ, hằn học và hiếu chiến. Nhạc của Power nghe thường mang lại cảm giác vui
vẻ, thoải mái. Các band Power thường chơi kèm keyboard với lead, nhưng không quá chú trọng vào
Accord. Lyric cũng không quá thiên về tôn giáo, sự phẫn nộ mà chỉ nhẹ nhàng, nhưng ko hề sến. Cá
nhân tôi thấy Lyrics của Power rất hay
Các đại diện chủ chốt: Helloween, Stratovarius, Blind Guardia và Gamma Ray

Progressive Metal
Có đặc trưng cơ bản là các sáng tác thường dài, trúc trắc với cấu trúc phức tạp. Không như việc
sáng tác có truyền thống của các dòng nhạc khác - bao gồm các đoạn 1 - 2 có chung tiết tấu (chỉ
khác bằng việc đổi Lyrics), đến đoạn chorus một nhạc điệu khác, nhạc của Progressive rất đa dạng
(có thể đó là dấu ấn của sự sáng tạo so với các dòng khác chăng ?) có thể gồm đoạn 1, 2 và thậm chí
cả bridge rồi lead - sau đó lại quay lại đoạn 1 , thậm chí cả 2 - điều rất ít gặp. Hay giai điệu có thể
khống lặp lại mà đi từ đầu tới cuối đã có sự cải biến lớn. Band nhạc đưa Progressive lên đỉnh cao là
DreamTheater - đặt dấu ấn của mình vào đầu những năm 90.
Các đại diện chủ chốt: DreamTheater, Ivory Tower, Symphony X

Symphonic Metal
Metal giao hưởng rất khó gọi là một thể loại Metal riêng biệt, bởi sự pha trộn của nó với các dòng
nhạc khác. Symphonic rthường được trộn với Gothic hay Power Metal. Metal giao hưởng có thể
chơi tầm "vĩ mô" đại hoành tráng như chơi với dàn nhạc giao hưởng cổ điền hay bán cổ điển hoặc
đơn giản chỉ là lấy keyboard thay cho dàn nhạc. Ví dụ dễ thấy nhất là Rhapsody, một band
Symphonic của Italia thường hay bị nhầm lẫn sang dòng Power metal. Chính bởi sự kết hợp khéo
léo các chất liệu Gothic, hay Power thậm chí cả Black hay Progessive ngay trong dòng nhạc này
Đại diện chủ chốt: Symphony X (cần nói thêm về Symphony X: lại một điển hình nữa cho minh
chứng Symphonic là sự kết hợp đậm đà, hài hoà của các dòng Power, Gothic và cả Progressive) và
Rhapsody. Chất Gothic thì nhẹ nhàng, nhạc mềm mại mà lại sống động

Các dòng Death tiêu biểu:


Grindcore Death metal: Dòng nhạc thường đánh hỗn loạn, các câu guitar thường đứt đoạn và bị
ngắt đột ngột và bài hát khá ngắn và nhạc thì luôn bị đẩy lên với cường độ rất cao. Khi nghe thể loại
này có lẽ bạn nên chuẩn bị một thần kinh vững chắc.
Những ban nhạc tiêu biểu: Brutal Truth(Mỹ), Sepultura(Brazil), Napalm Death(Anh), General
Surgery(Thuỵ điển), Cryptopsy(Canada)
- Hardcore Death metal: đây là sự kết hợp tuyệt vời của thể loại nhạc Hardcore và Death metal. Các
ban nhạc chơi thể loại này thường chơi guitar khá trau truốt ngược hẳn với Grincore.
Những ban nhạc tiêu biểu: Carcass(Anh), Satariel (Thuỵ điển)

- Satanic Death metal: Thể loại này có đặc trưng là ca từ chỉ duy nhất một mục đích là báng bổ tôn
giáo và tôn thờ quỷ Satan.
Những ban nhạc tiêu biểu: Deicide(Mỹ), Immolation(Mỹ), Blood of Christ(Mỹ)

- Melodic Death metal: Đặc trưng của dòng nhạc này là những giai điệu guitar mạnh mẽ kết hợp với
tiếng Keyboards hay violon, cello... du dương trên nền nhạc dữ dội của Death metal, ca từ cũng
được trau truốt kĩ và biểu cảm hơn. Cái nôi của Melodic Death metal chính là ở Bắc Âu đặc biệt là
Thuỵ điển. Nhóm tiên phong đầu tiên cho thể loại này là Ceremonial Oath(Thuỵ điển) với album
đầu tay "The book of truth" năm 1992. Hiện nay nhiều nước trên thế giới có nhiều ban nhạc ra đời
và chịu nh hưởng rõ nét của Swedish Melodic Death metal (Nước Nga có nhóm Absurd, Đức có
Mourning Caress)
Những ban nhạc tiêu biểu: Gardenian(Thuỵ điển), Dark Tranquility(Thụy điển), In Flames(Thuỵ
điển), Ebony Tears(Thuỵ điển), Sentenced(Phần lan), Children of Bodom(Phần lan),
Caledonian(Phần lan)

- Gothic Death metal: Đây cũng là một dòng nhạc không kém phần du dương so với Melodic Death
metal. Có thể nói 95% các ban nhạc Gothic sử dụng giọng nữ cao trong âm nhạc của mình. Lời ca
của thể loại này khá là sâu xa, huyền bí. Nhạc của Gothic Death metal thường chậm và buồn hơn
dòng Melodic và một điểm khác nữa là không như Melodic, Gothic luôn sử dụng nhạc cụ chủ đạo
là Keyboards. Nó rất hay bị nhầm lẫn với thể loại Doom một phần nguyên nhân là có rất nhiều
nhóm kết hợp gothic với doom metal (Trail of Tears của Nauy, Godgory...)
Những ban nhạc tiêu biểu: Crematory(Đức), Paradise Lost(Anh), Dark, Tristiana(Nauy)

- Industrial/Techno Death metal: Dòng này mang đậm chất công nghiệp kết hợp với một chút nhạc
điện tử. Thể loại này bắt ng*ồn từ Mỹ, nơi mà nền công nghiệp rất phát triển và cũng đầy sự áp bức
bóc lột. Thể loại nhạc này tôi rất thích Fear Factory nhưng chỉ tiếc là sau này ban nhạc chuyển
sang chi Nu metal.
Những ban nhạc tiêu biểu: Fear Factory(Mỹ), Distant Sun(Canada), Deathstars(Thuỵ điển),
Godflesh(Anh)

- Progressive Death metal: Thể loại nhạc này rất khó nhận biết rõ được, có lẽ đặc điểm của
Progressive Death metal là bài hát thường rất dài, vượt ra khỏi khuôn mẫu truyền thống, phá bỏ cấu
trúc âm nhạc truyền thống. Nhạc cụ của họ cũng không bị bó buộc bởi những nhạc cụ chủ chốt,
thậm chí tư tưởng của họ còn chịu ảnh hưởng của thể loại nhạc cổ điển. Lời nhạc thường có cốt
truyện với một ý tưởng to lớn, đầy trí tuệ và nghệ thuật. Với dòng nhạc này tôi cực khoái Haggard,
bạn nên mua ngay nhóm này về khi có thể và sẽ mê mệt ngay nhóm này cho dù bạn không phải là
fan của Death metal.
Những ban nhạc tiêu biểu: Opeth(Thuỵ điển), Cynic(Mỹ), Haggard(Đức)

- Death/Black metal: Những nhóm chơi dòng nhạc này thường thể hiện loại nhạc là death nhưng
mang tư tưởng của Black metal hoặc là lúc thì chi Death lúc chuyển sang chi Black (Vd như
Hypocrisy). Đây là bằng chứng cho thấy Death và Black rất gần gũi với nhau và càng ngày càng kết
hợp với nhau.
Những ban nhạc tiêu biểu: Behemoth(Balan), Hypocrisy(Thuỵ điển), Daemusinem(Italia),
Dissection(Thuỵ điển), Mortal Intention(Đức), Miasma(áo), Angel Corpse(Mỹ)

- Thrash/Death metal: Luôn thể hiện một lối đánh cực nhanh, tiếng trống "giã" rất dồn dập và dữ
dội. Còn vocals thì hát nhanh như gió cuốn. Đó là phẩm chất dễ thấy nhất của thể loại
Thrash/Death, một sự kết hợp có từ thủa sơ khai của Death metal.

Những ban nhạc tiêu biểu: Opprobrium(Brazil), Massacra(Pháp), Evil Dead(Mỹ), At the
Gates(Thuỵ điển), Agressor(Pháp), Carnal Forge(Thuỵ điển), Enter My Silence, Destruction(Đức)
- Dark metal: Một thể loại rất khó phân biệt nó thuộc Death hay Black nữa (Tạm xếp vào Death
metal vậy, vì tôi trót lấy lời của Rotting Christ làm minh hoạ mất rồi). Lời ca của Dark metal rất u
ám nhưng cũng rất lãng mạn và đậm nét sử thi và triết học. Không chỉ như thế nó còn nói đến cái
chết, những mối tình tội lỗi và ca ngợi những vị chúa tể của bóng đêm (Nói chung là ca từ khó hiểu
lắm). Rất nhiều người đánh đồng dòng này với Black metal. Nhưng tôi thiết nghĩ nó chưa chắc đó là
Black metal bởi vì tư tưởng của họ cũng không có gì đen tối cho lắm.
Những ban nhạc tiêu biểu: Rotting Christ(Hy lạp), Ancient Ceremony(Đức), Autumn Tears(Mỹ),
Decameron(Thuỵ điển với các thành viên của Dissection)

- Doom/Death metal: Lại một sự kết hợp nữa, lần này là Death metal với Doom metal. Với âm nhạc
nặng nề , tâm trạng u sầu cộng với giai điệu chậm rãi, tiếng trống lê nhịp không hung hãn như vốn
có của phong cách Death metal.
Những ban nhạc tiêu biểu: Carpathian Full Moon(Nauy), Dies Irae(Mexico), Diabolique(Thuỵ điển
với các thành viên của nhóm At the Gates), Gardens Of Gehenna(Đức), Nightfall(Hy lạp),
Thalarion(Slovakia)

- Brutal Death metal: Trong các dòng nhạc của Death metal, Brutal Death metal được xem là dòng
nhạc nặng nhất, tàn khốc nhất, điên loạn nhất hành tinh đúng như cái tên gọi của nó. Với đặc trưng
là Drummer chi cực kì tốc độ nghe như tiếng súng máy cùng với giọng additional vocals thỉnh
thong lại gào thét rùng rợn. Hiện nay nhiều rockfan nhầm lẫn Brutal với Grindcore, có lẽ là do 2
dòng nhạc này cùng đưa âm thanh lên cực điểm và có một số nhóm chi kết hợp cả hai dòng nhạc
này(Brutal/Grincore Death metal) như Obliterate (Slovakia), Abaddon Incarnate(Ailen). Nhóm tiên
phong thử nghiệm Brutal là ban nhạc Mind Snare(Italia) với bản Demo đầu tiên: "Satan''s
Slaughter"(1990), đội hình nguyên thuỷ lúc đó gồm hai thành viên là Gigi Casini(bass/vocals) và
Chris Benso(Guitar). Tuy nhiên không hiểu lý do gì mà nhóm này mãi tới năm 2000 mới ra album
đầu tiên. Nhưng người đặt dấu ấn lớn nhất cho Brutal Death metal đó là nhóm Broken Hope(Mỹ)
với album đầu tiên năm 1992: "Swamped in Gore" làm cả thế giới phải kinh ngạc vì cường độ âm
thanh khủng khiếp của nó.

Những ban nhạc tiêu biểu:Broken Hope(Mỹ), Hate Enternal(Mỹ), Sinister(Mỹ), Vile(Mỹ),
Goratory(Mỹ), Origin(Mỹ), Impurity(Mỹ), God Dethroned(Hà Lan), T666, War Corpse(Mỹ),
Krisiun(Barzil)

__Black Metal : Tuy đứng riêng ở 1 nhánh, nhưng Black vẫn hay được các rockfan gọi là người anh
em song sinh của Death. Theo nghĩa rộng, có thể hiểu Black là hình ảnh của Satan. Đặc điểm của
thể loại này : Nhịp phách của trống như “điên loạn” và “hoang dại”, lời nhạc ma quái, tiếng hát của
vocalist như tiếng than vang lên từ lòng đất, tiếng keyboard thánh thót đi kèm với tiếng guitar điện
hay bị “ méo mó” và vô cùng “ngược tông” khiến người nghe luôn có cảm giác bị kìm nén như
không có lối thoát. Ca từ đề cập đến hình tượng huyền bí của quỷ Satan, những cuộc chém giết đẫm
máu, phỉ báng thần thánh, đập phá nhà thờ., tán dương những học thuyết hư vô kì bí hay những câu
truyện thần thoại ở bán đảo Scandinavi....
Dòng nhạc này bắt đầu vào những năm đầu thập kỉ 80 với band Bathory và 1 phần nào đó là
Venom, Samael . Cuối những năm 80, Mayhem đã đánh bóng hình ảnh của Black Metal, kéo theo 1
loạt các band của Nauy như Dark Throne, Immortal, Burzum.... Thập kỉ 90 đã đánh dấu 1 phong
cách mới cho Black như việc mang theo âm hưởng của dân ca xứ Scandinavi và tiếng keyboard
điện tử hoà âm đầy nghệ thuật của các band Cradle Of Filth , Dark Funeral, Satyricon,
Borkanagar, Emperor...

__Doom Metal và Gothic Metal : lối đánh chậm chạp, nặng nề, nền nhạc u buồn tang tóc là đặc
trưng cơ bản nói chung của 2 thể loại này (nếu như Death đánh càng nhanh càng tốt thì
Doom/Gothic ngược lại, càng chậm càng hay). Doom chú trọng nhiều đến guitar và trống, còn
Gothic quan tâm đến giọng nữ soprano với tiếng keyboard .

Band nhạc vốn chơi Heavy Metal những năm 70 Black Sabbath đã đặt nền móng cho Doom ngày
nay với những âm thanh u sầu ảm đạm trong các album “"Paranoid" và "Master of Reality".
Trouble, Angel Witch, Saint Vitus, Candelmass... là các band mở đầu và mở đường cho Doom.
Vào đầu thập niên 80, Christian Death là band nhạc tiên phong của dòng Gothic. Thể loại này có
vào tiếng keyboard réo rắt trải dài, tổng hợp các loại âm thanh tuôn tràn ào ạt như sóng dữ . Giọng
nam trầm khàn đục, thỉnh thoảng gào thét chói tai như Death kết hợp với giọng nữ cao lanh lảnh
như Opera nghe u ám và kì dị.

Gần đây, Doom ngày càng mang đậm chất Gothic và ngược lại. Thể loại Doom/Gothic (hay là
Doom-Death) ngày càng được nhiều band đánh: Trail Of Tears, Moonspell, Dawn Of Dreams
,Tristania , Theatre Of Tragedy, Crematory, Tiamat, Lake of Tears, Katatonia , Opthalama , 3
band nổi tiếng của Anh Paradise Lost , Anathema và My Dying BrideDamn

Thuyết tương đối của Albert Einstein không chỉ đúng với vận tốc và thời gian. Nó còn đúng với
Rock nữa
Mọi định nghĩa và tính chất của các dòng Rock chỉ mang tính tương đối. Chính những band nhạc
huyền thoại, bằng thiên tài của mình, đã sáng tạo, định hình và phát triển các thể loại của Rock chứ
hoàn toàn không phải ngược lại. Vì vậy, đừng nên quá cố gắng tìm hiểu và phân biệt band này
thuộc dòng gì, bài kia chơi với phong cách nào....

Gothic Metal 4 Months, 2 Weeks ago Karma: 2


Nói đến Gothic, người ta thường nghĩ ngay đến một nền văn hóa Gothic, khởi nguồn từ Châu Âu
vào khoảng hơn 800 năm trước. Phong cách Gothic này đạt được đến đỉnh cao rực rỡ trong khoảng
300 năm trước khi nhường chỗ cho chủ nghĩa Phục Hưng. Thành tựu to lớn của chủ nghĩa Gothic
phải kể đến đó là những công trình kiến trúc như nhà thờ và các thánh đường tại Pháp và Ý. Đại
diện nổi tiếng nhất đó chính là nhà thờ Đức bà tại Paris tráng lệ, đặc trưng là những mái vòm nhọn
và những trụ tường liên tiếp nhau gây cho người ta cảm giác thật tăm tối,rùng rợn thậm chí ma quái;
và những bức tranh tường nhuốm màu tang thương phẫn uất... Trong hội họa cũng vậy, những tác
phẩm trường phái Gothic đều u ám, lạnh lẽo, đầy cảm xúc...

Không chỉ đậm dấu ấn lên kiến trúc, hội họa, theo quy luật nó cũng tác động lên cả những lĩnh vực
khác như văn học, thời trang. Khi người ta đã chán với những triết lý quá hoàn mỹ, những giả tạo
của chủ nghĩa phục Hưng, người ta có xu hướng tìm về những góc tối nhưng tồn tại rất thực trong
tâm hồn, không hề giả dối. Đó cũng chính là tiền đề cho xu thế quay trở lại văn hóa Gothic những
năm thế kỉ 18-19.

Xu hướng thời trang với những trang phục tưởng chừng lập dị với những bộ váy dài tối màu, đeo
găng tay dài, những mái tóc thật dày, thật dài, mắt môi kẻ đậm tối màu, sơn móng tay đen...Đến bây
giờ ta vẫn dễ dàng bắt gặp những tác phẩm mà thường được gọi dưới cái tên Dark Art hay Gothic
Art.

Còn với văn học, Gothic chính là thể loại kinh dị với những tác phẩm rùng rợn của Edgar Allan
Poe, Bram Stoker. Văn học Gothic dường như vượt qua hết ngưỡng cửa của tôn giáo, thời đại, xã
hội đặt ra để mang tới những cảm xúc chân thực nhất.

Đến những năm 70 của thế kỉ 20, một lần nữa Gothic lại quay lại và gây ảnh hưởng lớn, lần này là
tới âm nhạc. Âm nhạc Gothic với những tâm trạng tuyệt vọng chán nản, những nỗi đau, sự cô đơn,
nỗi mất mát của con người...tạo nên những cảm giác u tối, buồn thảm. Chính vì điều này nên sau
này rất nhiều người nhầm lẫn giữa Gothic và Doom; một phần cũng vì nhiều khi giữa hai dòng nhạc
này không có giới hạn, hay đúng hơn giới hạn quá mong manh.

Thời kì đầu Gothic còn chịu ảnh hưởng khá nặng của punk và nhiều thể loại khác. Sau đó Gothic đã
vượt qua trở thành một dòng chính thống và phát triển mạnh mẽ, bao gồm hai nhánh nhỏ là Gothic
rock và Gothic metal.

Tuy là hai nhánh nhỏ nhưng có một điểm chung và cũng là đặc trưng của Gothic: âm nhạc hướng về
thế giới nội tâm, những góc khuất trong tâm hồn với những cảm hứng đầy lãng mạn, các truyền
thuyết, huyền thoại.....

1.Gothic rock

Bắt nguồn từ cuối những năm 70 với ảnh hưởng nặng nề của dòng nhạc Punk, đến đầu những năm
80, Gothic rock đã vươn mình đứng dậy, phát triển thành một thể loại riêng. Với đề tài lấy từ cảm
hứng từ văn học kinh dị, chủ nghĩa lãng mạn... nói trên.

Người ta chia ra thành ba giai đoạn phát triển của Gothic rock. Mỗi thời kì đều có những đại diện
nhưng đặc điểm chung vẫn không hề thay đổi. Âm thanh ảnh hưởng của punk dần được loại bỏ với
những tiếng bass nặng nề tạo nên một không khí ảm đạm.

- Tiên phong cho Gothic rock chính là Joy Divison và Siouxsies & The Banshees tại Anh quốc.
Xuất phát từ những band post-punk, trong cuối những năm 70 họ đã cho ra đời những album ảnh
hưởng bởi goth với lời hát u uất, âm thanh ảm đạm, trang phục Gothic...Sau đó là những band
Bauhaus, Sister of Mercy, Echo and the Bunny Men, The Damned... xuất hiện với phong cách
Gothic. Trong khi đó ở các nước khác bắt đầu nhen nhóm những thử nghiệm với Gothic như ở Mỹ,
Úc...

- Đến những năm 1985, Gothic đã phát triển rất mạnh tại Anh và Mỹ với sự kết hợp với industrial
music. Lúc này Gothic thực sự đã trở thành một trào lưu mới trên toàn thế giới, với sự ra đời của
hàng loạt các tạp chí và club về Gothic.

- Vào những nam 1995, do sự kết hợp và bị chi phối lớn của industrial music, Gothic bắt đầu đi
xuống. Những âm thanh điện tử lúc này được sử dụng tối đa khiến cho giọng ca và guitar quá mờ
nhạt, bị bóp méo. Gothic lúc này đã trở thành một mớ âm thanh điện tử tạo ra từ những phòng thu.
Những club Gothic dần trở thành những vũ trường, lúc này những người yêu mến Gothic chỉ còn
cách tìm về Gothic nguyên thủy xa xưa hoặc chờ một đột biến để đưa Gothic lên một tầm mới...

2.Gothic metal

Xuất phát từ Doom metal và đã từng được coi là một nhánh của Doom. Tuy bị ảnh hưởng từ Doom
nhưng âm nhạc của Goth metal rất đa dạng với những nhạc cụ cổ điển như Violon, Cello, những
nhạc cụ thuộc bộ hơi.....Nói chung là chịu ảnh hưởng từ nhạc cổ điển.

Như những dòng metal khác, Gothic metal cũng không có vị trí chính thức trong làng âm nhạc hiện
đại với đặc điểm là số đĩa bán ra và khả năng đại chúng, nhưng giống như các dòng metal khác,
Gothic metal vẫn là một cơn sóng underground mạnh mẽ đánh vào những rockfan.

Gothic metal cũng giống Gothic rock, đều chịu ảnh hưởng lớn từ văn hóa Gothic, ca từ nói về
những câu chuyện lãng mạn, nhưng đượm buồn, kết thúc trong bi ai.... Rất nhiều album Gothic
metal sáng tác theo dạng concept liền mạch giống như Power Metal, tạo một cảm hứng vô tận cho
người sáng tác cũng như một câu chuyện dài kì cho người nghe...

Có nhiều ý kiến cho rằng Christian Death hay Celtic Frost tuy là những band death nhưng họ lại
góp phần lớn trong việc mở đường cho những band Gothic metal sau này vào những năm 90 như
My Dying Bride, Moonspell, Theatre of Tragedy........Đây chính là một cột mốc đánh dấu sự thoát
khỏi ảnh hưởng của Death metal hay Gothic rock của Gothic metal.

Sau này với sự sáng tạo vô bờ, Gothic còn dẫn đến sự hình thành một thể loại mới đó là symphonic
metal. Với những dàn giao hưởng hoành tráng, những giọng hát Opera truyền cảm và những câu
guitar tuyệt đẹp đã mang đến đầy cảm xúc cho người nghe. Với band nhạc Within Temptation , họ
đã tái hiện được một không khí thời Trung Cổ hoành tráng, xúc động... Không chỉ vậy có người con
cho rằng Gothic metal đã lập nên một kì tích đó là khai sinh ra dòng Black metal?????

Năm 1995, một mốc son đáng nhớ đó là band nhạc Theatre of Tragedy đã lần đầu tiên có mặt một
giọng nữ trong allbum đầu tiên của họ mang tên nhóm. Raymond F.Rohonyl - vocal của Theatre of
Tragedy muốn band có một chút gì đó thay đổi. Đó là sự có mặt của Liv Kristine với chất giọng
soprano tuyệt vời của cô không những mang lại thành công của album đầu mà còn cho cả album thứ
hai: Velvet Darkness They Fear (1996), album này đã mang đến 1 phong cách mới cho Gothic
Metal. Theatre Of Tragedy trở thành 1 ban nhạc Gothic tiêu biểu, đi đầu trong việc khởi xướng cách
sử dụng hai vocal: giọng nam trầm trái ngược với giọng nữ cao. Và nó trở thành một mô típ, gây
ảnh hưởng và được áp dụng bởi nhiều band sau này như: The Sins Of Thy Beloved, Tristania,
Sirenia, Trail Of Tears, Green Carnation...

Tuy vậy cũng có nhiều band nhạc thích trở về với thời kì đầu của Gothic hơn là chạy theo mô típ
mới mà Theatre of Tragedy đặt ra, đó là band nhạc chỉ toàn là nam, hát giọng nam trầm khàn đục
ngầu của death , khiến ta liên tưởng đến những tòa lâu đài ma quái và tăm tối, tiếng kêu, tiếng gào
thét, tiếng gió rít từ keyborad đã tạo ra tiếng âm thanh rùng rợn đến lạnh người... (như On Thorns I
Lay của Hy Lạp)

Chung quy lại, Gothic metal có thể chia thành ba nhánh: Beauty, Beast, Beauty and the Beast.
http://www.youtube.com/watch?v=NN_5db5tRIU&feature=related

+ Beauty: Là những band với giọng nữ cao (soprano) làm chủ đạo, như After Forever , Within
Temptation, Lacuna Coil, Flowing Tears, The Gathering, epica....
http://www.youtube.com/watch?v=KPKPwe_UXWw&feature=related
http://www.youtube.com/watch?v=KPKPwe_UXWw&feature=related

+ Beast: những band chỉ sử dụng giọng nam trầm, có thể ấm áp nhưng cũng có thể khàn đục của
giọng death như Reflexion, Sentenced, Charon(album The Dying Daylights) hoặc cũng có đôi khi
sử dụng giọng nữ làm nền, hát bè, hát phụ họa . Như Crematory , Type O Negative, Paradise Lost,
To/Die/For, Tiamat, Katatonia, Nightingale, Cemetary, Crematory, On Thorns I Lay, Septic
Flesh.........

+ Beauty and the Beast: Với hình thức hai vocal đối chọi trái ngược nhau: giọng ca gầm gừ khàn
khàn của Death metal cùng với một giọng nữ cao, đẹp như một thiên thần....Tiêu biểu : Theatre of
Tragedy, Christian Death, Trail of Tears, The Sins of Thy Beloved, Tristania (album Beyond The
Veil, Widow''''s Weeds, World Of Glass) ,Within Temptation , Nemesea , Lacuna Coil , For my
pain, Lacrimosa (album Satura và Inferno) , Penumbra, Avernus (album Where The Sleeping
Shadow Lie), Em Synfonia (album Intimate Portrait), Beseech (album From The Bleeding
Heart ),......

Tóm lại, tuy phát triển underground như các dòng metal khác, thậm chí chưa từng một lần được
chính thức công nhận tại làng âm nhạc thế giới. Nhưng chẳng ai có thể phủ định được ảnh hưởng
của Gothic trên rất nhiều lĩnh vực, chẳng ai có thể ngăn cản được dòng chảy mạnh mẽ của Gothic...

Một số band Gothic nổi bật:

* BEAUTY AND THE BEAST :

Các ban "Beauty And The Beast" thì dường như ban nào tôi cũng thích , nhưng thích hơn cả vẫn là
Tristania và the Sins Of Thy Beloved

. THEATRE OF TRAGEDY :

Có lẽ nhắc đến Gothic Metal thì phải nhắc ngay đến Theatre Of Tragedy . Cho dù trong mắt chúng
ta có thể họ không phải là 1 tên tuổi nổi tiếng lắm nhưng nếu không có họ thì đã không có Gothic
Metal như bây giờ . Bởi vì Theatre Of Tragedy là ban nhạc đầu tiên sử dụng hình thức 2 vocal đối
chọi , trái ngược nhau , giữa 1 giọng nam gầm gừ , khàn đục của Death Metal và 1 giọng nữ cao ,
trong vắt , hát như 1 thiên thần của Opera . Sức ảnh hưởng mạnh mẽ và lan rộng của Theatre Of
Tragedy không chỉ thể hiện rõ rệt đối với các nhóm ở Na Uy như The Sins Of Thy Beloved ,
Tristania , Sirenia , Trail Of Tears , Green Carnation ... mà còn lan sang các quốc gia khác như là
một hình mẫu để học tập theo . Album đầu tiên của Theatre Of Tragedy mang tên nhóm phát hành
vào năm 1995 và mọi chuyện chỉ thực sự thay đổi khi tay vocal của nhóm là Raymond F.Rohonyl
muốn nhóm nhạc của anh có 1 diện mạo mới mẻ hơn , tươi trẻ hơn , anh tỏ ý cần 1 giọng nữ cho vài
bài hát mà anh viết lời và với sự có mặt của Liv Kristine với chất giọng soprano tuyệt vời của cô đã
mang lại thành công cho album thứ 2 : Velvet Darkness They Fear (1996) , album này đã mang đến
1 phong cách mới cho Gothic Metal . Theatre Of Tragedy trở thành 1 ban nhạc Gothic mẫu mực ,
đầu đàn , sáng chế ra hình thức sử dụng cùng lúc 2 vocal đối chọi , trái ngược nhau mà hiện nay
đang nở rộ vì đa số các nhóm Gothic đều áp dụng hình thức này . Cũng trong năm 1996 , ca khúc
Der Tanz Der Schatter trích trong album Velvet Darkness They Fear còn được phát hành dưới dạng
single và đây cũng là 1 trong những ca khúc ghi dấu ấn trong lòng người hâm mộ và đưa Theatre Of
Tragedy vươn tới đỉnh cao trong sự nghiệp . 1 ca khúc khác trong album này mà tôi cũng rất thích
là Black As The Devil Painteth và "Velvet Darkness They Fear" là 1 trong những chọn lựa đầu tiên
của bất cứ người nghe Gothic Metal nào .

===

Người dẫn đường đã có , nhiệm vụ của nhóm lữ hành trên con đường đó là kế thừa , phát huy và
từng bước mở rộng , phát quang ...

. TRAIL OF TEARS :

Nhóm nhạc ảnh hưởng mạnh mẽ phong cách của Theatre Of Tragedy là Trail Of Tears . Tuy nhiên ,
dù trung thành với mô hình mà Theatre Of Tragedy đưa ra nhưng Trail Of Tears không tuân thủ
theo 1 cách quá cứng nhắc . Họ vẫn cho thấy được nét đặc sắc riêng của mình , họ dữ dội , mạnh mẽ
và rực lửa hơn . Trail Of Tears chứng tỏ được rằng họ không chỉ mô phỏng theo những gì sẵn có mà
họ vẫn biết sáng tạo , phát triển trên nền tảng mà Theatre Of Tragedy đã gầy dựng nên . Thành lập
vào năm 1994 , nhưng mãi cho đến 3 năm sau đó , 1997 , nhóm mới thực sự ra mắt với khán giả sau
1 loạt những thay đổi quan trọng : đó là cô ca sĩ Helena Iren Michaelsen vào thay anh chàng Ales
Vik , Jonathan Perez thế chỗ tay trống Vidar Uleberg . Thêm vào đó là sự gia nhập của tay
keyboard Rank Roald Hagen - là anh em sinh đôi cùng với tay bass của nhóm là Kjell Rune Hagen .
Không chỉ thay đổi nhân sự , Trail Of Tears còn thay đổi luôn phong cách . Nhưng vừa cho ra
album demo 1997 thì chỉ 1 thời gian rất ngắn sau đó , guitar lead Michael Krumins ra đi và Runar
Hansen lấp vào chỗ trống đó . Đây chính là đội hình trọn vẹn và chính thức đã trình làng album
Disclosure In Red phát hành vào năm 1998 . Tôi rất thích ca khúc When Silent Cries ... mở đầu
trong album này . Sau chuyến lưu diễn ở Châu Âu cùng với Tristania , The Sins Of Thy Beloved ,
Siebenburgen ... thì cô ca sĩ Helena Iren Michaelsen nảy sinh xung đột với ban nhạc và cả hãng đĩa .
Cô ra đi như 1 kết quả tất yếu , nhưng trước khi rời nhóm Helena Iren Michaelsen vẫn còn kịp tham
gia thực hiện album Profoundemonium 2000 . Catherine Paulsen thế vào vị trí của Helena và Trail
Of Tears vừa cho ra mắt album mới A New Dimension Of Might 2002 , xem ra Cathrine Paulsen tỏ
ra không hề kém cạnh so với Helena Iren Michaelsen . Và ở thời Helena hay thời Cathrine , Trail Of
Tears vẫn chứng tỏ được phong độ là 1 nhóm Gothic Metal nổi bật và tiêu biểu của Na Uy . Nếu
bạn thích Gothic Metal , thì hãy an tâm là cả 3 album Disclosure In Red , Profoundemonium và A
New Dimension Of Might đều rất xứng đáng được bạn rinh về .

===

. the SINS OF THY BELOVED :

Không bàn cãi gì nhiều về nhóm nhạc này bởi họ là chọn lựa hàng đầu cho những người thích
Gothic Metal . Cực chú trọng cây keyboard , violon và giọng nữ , những đặc trưng tối quan trọng
của dòng Gothic . Tôi có 2 album của the Sins Of Thy Beloved là Lake Of Sorrow 1997 và
Perpetual Desolation 2000 . Cá nhân tôi vẫn thấy thích cái Perpetual Desolation hơn . Bạn muốn
nghe con gái "thở" ra sao và con gái "cười" như thế nào thì cứ nghe track số 1 , bài The Flame Of
Wrath trong album này xong rồi cùng "kinh hãi" với tôi nhá . Hì hì ...

===

. TRISTANIA :

Cùng so kè với the Sins Of Thy Beloved là Tristania - 1 trong những đại diện xuất sắc của Na Uy .

Thành viên hiện tại gồm 7 người :


Vibeke Stene : vocal lead
Osten Bergoy : vocal ( clean )
Kjetil Ingebrethsen : vocal (extreme )
Einar Moen : syntherizer
Kenneth Olsson : drums
Anders Hoyvik Hidle : guitars
Rune Osterhus : bass

Cá nhân tôi cho rằng Beyond The Veil 1999 là album hay nhất trong 3 album phát hành chính thức
của nhóm . Các ca khúc đáng nghe trong album này là : A Sequel Of Decay , Angina ... Nếu chỉ
nghe album này và World Of Glass 2001 thì khi nghe Widow's Weeds 1998 có thể bạn sẽ thất
vọng . Tuy nhiên , nếu đứng riêng một mình không so sánh với Beyond The Veil và World Of
Glass thì Widow's Weeds cũng không đến nỗi nào .

===

. SIRENIA :

1 trong những thành viên đầu tiên của Tristania là Morten Veland sau khi rời khỏi nhóm đã có dự
án riêng cho mình . Anh lập ra Sirenia và vừa cho ra mắt album At Sixes And Seven 2001 được
đánh giá rất cao . Nhưng dường như trong album này Sirenia vẫn còn ảnh hưởng nhiều từ Tristania .
Và giọng nữ của Sirenia là Fabienne Gondamin xem ra cũng chưa thật nổi bật bằng Vibeke Stene .
Ca khúc mà tôi thích nhất trong album này là A Shadow Of Your Ownself .

==

Những ban thuộc nhóm BEAUTY AND THE BEAST này còn có nhiều ban rất đáng nghe như :

- Lacrimosa : 2 album Satura và Inferno ( ở nước Đức - quê hương của Lacrimosa thì ban nhạc này
được mệnh danh là founder band của thể loại Gothic Metal , giống như "founder" trong #chatroom
nhỉ ? )
- Em Synfonia : album Intimate Portrait
- Beseech : album ... From The Bleeding Heart
- : album The Last Bewitchment
- Avernus : album Where The Sleeping Shadow Lie ( trong album này có bài Godlessness khá hay )

* BEAUTY :

Cũng như tất cả các thể loại âm nhạc khác , Gothic Metal cũng phát triển dưới nhiều hình thức khác
nhau . Ngoài hình thức 2 giọng nam nữ phối hợp , vẫn có những nhóm lấy giọng nữ làm vocal lead
thật sự chứ không còn là hát bè , hát phụ họa đơn thuần nữa , sức nặng của nhóm tập trung chủ đạo
vào giọng nữ , đó là trường hợp của các nhóm như :

- After Forever và Within Temptation của Hà Lan


- As Divine Grace của Phần Lan
- Lacuna Coil của Italia
- Flowing Tears của Đức
...

Dạng "Beauty" này thì tôi chưa thấy có ấn tượng đặc biệt với nhóm nào cả . Đúng là chị em nhà ta
mỗi người mỗi vẻ khó mà so sánh ai hơn ai được . Thôi thì chờ thêm một thời gian sau xem có "siêu
nhóm" nào dạng "Beauty" xuất hiện không ? Hì hì ...

==

. AFTER FOREVER :

Một trong số những nhóm Gothic Metal chú trọng vào giọng nữ là After Forever của Hà Lan . Tên
nhóm nhạc trùng tên với 1 bài hát của Black Sabbath , lúc đầu thì nhóm lấy tên Apocalypse , sau
mới đổi lại thành After Forever . Do vừa mới thành lập vào năm 1999 nên After Forever hiện chỉ có
2 album . Album đầu tiên là Prison Of Desire . Nhưng Prison Of Desire không bằng album thứ 2
mang tên Decipher phát hành vào năm 2001 có ca khúc The Key khá hay . Cô ca sĩ của After
Forever là Floor Jansen còn tham gia vào album The Dream Sequencer Part 1 của AYREON .
====

Chắc hẳn sẽ có 1 số người thắc mắc về chuyện vì sao Gothic Metal khi thì có giọng nữ , khi thì
không ? Như chúng ta đã biết , đặc trưng chủ chốt làm nên Gothic là giọng nam của Death Metal và
giọng nữ của Opera . Nhưng đây chưa phải đã là tất cả . Không có bất cứ 1 giá trị rạch ròi tuyệt đối
nào trong việc phân biệt thể loại và Gothic Metal cũng thế . Từ những nền tảng ban đầu mà các ban
nhạc phát triển , sáng tạo thêm các yếu tố khác . Theatre Of Tragedy đã khai sáng 1 hình thức kiểu
mẫu cho Gothic Metal mà hiện nay có rất nhiều nhóm áp dụng . Tuy nhiên , không phải đợi đến khi
Theatre Of Tragedy xuất hiện rồi mới có Gothic Metal mà thể loại này vốn đã có mặt từ đầu thập
niên 80 , và Theatre Of Tragedy chỉ làm nhiệm vụ 1 nhóm lãnh ấn tiên phong trong việc sử dụng
cùng lúc 2 vocal đối chọi và trái ngược nhau . Còn với những nhóm ra đời trước Theatre Of
Tragedy thì dĩ nhiên là chưa có để tâm vào giọng nữ , hoặc là , sinh sau đẻ muộn so với Theatre Of
Tragedy nhưng những nhóm sau này trung thành với phong cách thời kỳ đầu chứ không đi theo con
đường mà Theatre Of Tragedy đã có công khai phá , vạch ra . Có khá nhiều tên tuổi lừng danh cho
trường hợp này với 1 loạt các đại diện không thèm quan tâm gì mấy đến giọng nữ hoặc nếu có
giọng nữ đi chăng nữa thì cũng chỉ là tham gia hát bè , hát phụ họa vài bài và tầm quan trọng , sự
ảnh hưởng của giọng nữ đối với ban nhạc không đáng kể ...

Ví dụ như :

- To/Die/For chỉ cho một giọng nữ "ké" vài câu phụ họa trong bài In The Heat Of The Night (album
All Eternity)
- Entwine thì cho em gái song ca có vỏn vẹn mỗi bài Until The End trong album Time Of Despair
- Moonspell thì cũng chỉ mời Birgit Zacher góp mặt trong album Irreligious 1996 bài Raven Claws
cho vui
- the Blood Divine cho cô em phụ họa vài câu "đỡ buồn" trong track số 5 These Deepest Feelings
( bài này có tiếng Acoutics Guitar khá hay ) và "góp vui" trong track cuối cùng War Summer Rain
của album Awaken
- Tương tự , Crematory cũng hát hò với phụ nữ được mỗi bài Waiting trong album Act Seven
...

Vài ban nhạc nổi tiếng thuộc vào nhóm trung lập kể trên như :

- Type O Negative của Mỹ


- the Blood Divine , Anathema , Paradise Lost và My Dying Bride của Anh
- Tiamat , Katatonia , Lake Of Tears , Nightingale , Cemetary và Sundown của Thụy Điển
- To/Die/For và Entwine của Phần Lan
- Daeonia của Hà Lan
- On Thorns I Lay và Septic Flesh của Hy Lạp
- Moonspell của Bồ Đào Nha
- Crematory , Darkseed , Dawn Of Dream và Ever Eve của Đức
...

* THE BEAST :

. CREMATORY :

1 tên tuổi mà tôi rất yêu thích . Có thể nói đây là nhóm nhạc Gothic Metal nổi bật nhất ở Đức cùng
với những Darkseed , Ever Eve , Flowing Tears , Lacrimosa ... Các ca khúc trong các album của
Crematory đều trở thành Hit lớn như Shadows Of Mine và In My Hands trong album "... Just
Dreaming" 1994 , Tears Of Time trong album "Illusion" 1995 . Ra album đều đặn mỗi năm và đều
để lại ấn tượng đẹp . Album thứ 7 mang tên "Act Seven" có ca khúc Waiting mà tôi rất thích có sự
tham gia của giọng nữ . Nhưng thật đáng tiếc , sau album thứ 9 "Believe" phát hành 2000 ,
Crematory đã tuyên bố tan rã . Các ca khúc hay trong album này như The Fallen , Time For Tears .
Tuy nhiên , họ vẫn có thông điệp gởi gắm trong album này đến với những người từng yêu mến họ
và nghe nhạc của họ : Believe in yourself and especially in Crematory .
Và nếu có xem các Video Clip của Crematory như bài Tears Of Time , The Fallen hay In My
Hand , hẳn chúng ta cũng thấy Crematory dàn dựng Clip khá công phu và rất hấp dẫn .

===

. TYPE O NEGATIVE :

1 tên tuổi sừng sỏ đến từ Mỹ mang lại 1 phong cách cực kỳ ấn tượng và táo bạo cho Doom/Gothic .
Sau 2 album đầu tiên là Slow , Deep And Hard 1991 và Origin Of The Feces 1992 , với album thứ 3
Bloody Kisses 1993 , Type O Negative đã thực sự ghi 1 dấu son cho Gothic Metal và tuyệt phẩm
trong album này là bài Christian Woman và Black No.1 thể hiện khá rõ nét phong cách và ý tưởng
về SEX của Type O Negative rất độc đáo và hấp dẫn . Nếu như có xem các Video Clip của nhóm
như : Christian Woman , Black No.1 , Love You To Death , Everything Dies ... thì hẳn là cũng thấy
rất ấn tượng với phong cách của Type O Negative cũng như là vẻ điển trai rất manly của anh chàng
ca sĩ Peter Steele ( thế này mới gọi là đẹp giai chứ nhỉ , eh heh ... ) .

===

. PARADISE LOST :

Và nếu như Type O Negative là 1 đại diện cho Doom/Gothic đến từ Mỹ thì ở Anh không ai khác
chính là Paradise Lost . Album thứ 3 "Shades Of God" 1992 có ca khúc As I Die mà tôi rất thích
như là 1 lời tự vấn của chính bản thân với những trăn trở băn khoăn về cuộc sống . Ngoài "Shades
Of God" (1992) thì SG còn 2 album khác nữa cũng rất đáng nghe của Paradise Lost là "Draconian
Times" (1995) và "One Second" (1997) .
- Có một điểm đáng lưu ý đó là do tính chất và đặc trưng của Gothic Metal mà hình bìa album của
các nhóm luôn dành sự ưu ái cho phái đẹp , như bìa album của Trail Of Tears , Sirenia , Evenfall ,
Vampiria , Ancient Ceremony , Flowing Tears ... hay thậm chí ưu ái đến mức "đặc tả" vẻ đẹp của
người phụ nữ như bìa album Satura của Lacrimosa , Velvet Darkness They Fear của Theatre Of
Tragedy , Perpetual Desolation của the Sins Of Thy Beloved , Beyond The Veil của Tristania ,
Soria Moria Slott của Dismal Euphony ...

- Một điểm nữa là các ban nhóm Gothic có vẻ yêu chuộng việc hát COVER :

- the Sins Of Thy Beloved trong album Perputual Desolation cover The Thing That Should Not Be
của Metallica
- Trail Of Tears trong album A New Dimension cover Caffein của Faith No More
- Ever Eve trong album Regret cover The House Of The Rising Sun của The Animals
- Therion trong album The Secret Of The Runes cover Summer Night City của ABBA
- To/Die/For trong album All Eternity cover In The Heat Of The Night của Sandra và trong album
Epilogue cover Passion Rules The Game của Scorpions
- Entwine trong album Time Of Despair cover Tears Are Falling của Paul Stanley (KISS)
...

Gothic có 2 dòng nhạc chính là Gothic Rock & Gothic Metal. Các bài Gothic chủ yếu miêu tả tâm
trạng thất vọng, chán nản, những nỗi đau , sự buồn chán , cô đơn , mất mát , sự sợ hãi của con
người ... Tuy thế đừng lầm lẫn Gothic khiến người ta trở nên sợ hãi cuộc sống hơn. Ngược lại,
chính những ca khúc như thế sẽ giúp bạn trải qua những giây phút đen tối của mình nhanh hơn, vì
như bạn thấy đấy, không phải chỉ có mình bạn mới trải qua những giây phút này mà còn nhiều
người khác nữa. Trải lòng ra , cảm thấy đau đớn từ vấp ngã mới khiến bạn vững tin hơn để mỉm
cười đứng dậy đi tiếp !

-Gothic rock (hay còn gọi là goth) là nhánh rock dựa trên cổ ca châu Âu, khai sinh ở nước Anh vào
cuối thập kỷ 1970. Giữa thập kỷ 1980 goth lớn mạnh thành một trào lưu của nhạc đại chúng. Goth
hướng về thế giới nội tâm, những góc khuất trong tâm hồn. Ca từ và cảm hứng dựa nhiều vào văn
học lãng mạn, các truyền thuyết, huyền thoại Hi Lạp.
Các đại diện sáng giá của goth ngày nay: Marilyn Manson, The Prids, Evanescence... -
Gothic Metal :một rẽ nhánh của Doom metal , đặc điểm của dòng gần giống với Doom nhưng đa số
có sử dụng thêm Violon , lối nhạc ko u tối bằng Doom nhưng Gothic metal chịu 1 ảnh hưởng lớn từ
nhạc cổ điển , và đặc bịêt là kiểu nhạc phim ( nhạc nền ). Kỳ tích của Gothic Metal đó là khai sinh
ra dòng Black Metal.Có thể chia thành 3 nhóm chính là Beauty, Beast, Beauty and the Best
Beauty and Beast : Band nhạc sử dụng hình thức 2 vocal đối chọi , trái ngược nhau : giọng nam
gầm gừ , khàn đục của Death Metal và 1 giọng nữ cao cùng với keyboard đánh nền , trong vắt , hát
như 1 thiên thần của Opera.Tuy nhiên hiện tại ko cứ gì Gothic là phải giọng nữ , và có nhiều người
nhầm lẫn giữa Gothic và Doom . Các band tiêu biểu khác bạn nên nghe : Ban nhạc tiên phong của
thể loại này là Christian Death,Theatre of Tragedy ( ban nhạc đầu tiên đặt nền móng), Trail of
Tears, The Sins of Thy Beloved, Tristania,Within Temptation , Nemesea , Lacuna Coil , For my
pain (gothic/doom - chơi cả hai ) ,Paradise Lost (Gothic/Doom) .........
Beauty : Band sử dụng giọng ca chính là nữ cao ( soprano ). Các band tiêu biểu trong dòng này là
After Forever , Within Temptation ( Hà Lan ), Lacuna Coil ( Italia ), Flowing Tears ( Đức )
Beast : Ngược lại với Beauty sử dụng giọng nữ cao, Beast tập trung khai thác vào giọng của vocal
nam. Tuy nhiên vocal nam ở đây không phải giọng khàn đục gào của Death mà là một giọng ấm áp
đầy nam tính. Các band nên nghe : Reflexion , Charon ( voi' album The Dying Daylights tuyệt
vời ) , Sentenced , ... >:D< -Progressive Metal : cái tên progressive chắc cũng gợi cho bạn chút ý
tưởng về thể loại "khó chơi " này , nó như 1 quá trình , cứ đi mãi đi mãi . .... Vì thế đặc điểm của
Prog metal đó là lối chơi ko gò bó , sáng tạo, đồng thời biểu diễn kỹ thụât , ... những bài hát thuộc
thể loại Prog metal thường khá dài , và cực khó nghe . Do vậy Prog metal ít người nghe hơn hẳn so
với các dòng khác vì không thể nghe cái thấm ngay được , chất Prog luôn luôn được tôn trọng ,
những band nào có chất Prog đều được coi là "khá" và khi Prog được pha với các dòng khác thì tạo
nên 1 chất nhạc vô cùng tuỵêt vời. Chú ý : prog khó nghe là vì lối chơi "quá sáng tạo" của nó chứ
ko phải quá mạnh nên khó nghe ..... Các band tiêu biểu : Dream Theater , Pain of Salvation ,
Evergrey , .....

You might also like