You are on page 1of 19

Copyright © Võ Ngoc Bình, Dạy và học Hóa học

1. Trước đây, người ta thường dùng những tấm gương soi bằng Cu vì Cu là kim loại
A. có tính dẻo B. có tính dẫn nhiệt tốt
C. có khả năng phản xạ tốt ánh sáng D. kém hoạt động, có tính khử yếu
2. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất dùng làm dây tóc bóng đèn là
A. Au B. Pt
C. Cr D. W
3. Kim loại W (Vonfam) được dùng làm dây tóc bóng đèn vì nguyên nhân chính nào
sau đây?
A. Là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao.
B. Là kim loại có khả năng dẫn điện tốt.
C. Là kim loại có khả năng dẫn nhiệt tốt.
D. Là kim loại rất dẻo.
4. Bóng đèn điện mới dùng thường trong sáng nhưng dùng lâu thì trên bề mặt thủy
tinh bị ám đen. Vì sao bóng đèn điện dùng lâu lại bị đen?
A. Sợi wonfram bị bay hơi bám vào bóng đèn.
B. Bóng đèn cháy sinh ra muội than có màu đen.
C. Sợi wonfram cháy trong bầu khí quyển lưu huỳnh tạo sunfua màu đen.
D. Sợi wonfram cháy tạo oxit có màu đen.
5. Trong khí quyển có các khí sau: O2, Ar, CO2, H2O, N2. Những khí nào là nguyên
nhân gây ra sự ăn mòn kim loại phổ biến?
A. O2 và H2O B. CO2 và H2O
C. O2 và N2 D. A hoặc B
6. Kim loại nào sau đây có khả năng tự tạo ra màng oxit bảo vệ khi đểngoài không khí
ẩm?
A. Zn B. Fe
C. Ca D. Na
7. Trong cùng một điều kiện bình thường như nhau nhưng khi cầm tay vào thanh kim
loại lại lạnh hơn khi cầm tay vào thanh gỗ do
A. kim loại hấp thụ nhiệt và dẫn nhiệt tốt hơn rất nhiều so với gỗ.
B. bản chất kim loại là mát lạnh
C. bản chất của gỗ là nóng, ẩm
D. gỗ hấp thụ nhiệt từ môi trường nhanh hơn kim loại.

Copyright © Võ Ngoc Bình, Dạy và học Hóa học


8. Kim loại nào trong các kim loại sau đây dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhất?
A. Ag. B. Cu. C. Al. D. Mg.
9. Một trong những chất liệu làm nên vẻ đẹp kì ảo của tranh sơn mài là những mảnh
màu vàng lấp lánh cực mỏng. Đó chính là những lá vàng có chiều dày 1.10 -4 mm.
Người ta đã ứng dụng tính chất vật lí gì của vàng khi làm tranh sơn mài?
A. Dễ dát mỏng, có ánh kim. B. Có tính dẻo, dẫn nhiệt tốt.
C. Có khả năng khúc xạ ánh sáng. D. Mềm, có tỉ khối lớn.
10. Tôn lợp nhà thường là kim loại nào dưới đây?
A. Sắt tráng kẽm. B. Sắt tráng thiếc.
C. Sắt tráng magie. D. Sắt nguyên chất.
11. Khi để lâu trong không khí ẩm một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát sâu
tới lớp sắt bên trong, sẽ xảy ra quá trình
A. Sn bị ăn mòn điện hóa B. Fe bị ăn mòn điện hóa
C. Fe bị ăn mòn hóa học D. Sn bị ăn mòn hóa học
12. Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm
dưới nước) những tấm kim loại nào sau đây?
A. Sn B. Pb
C. Zn D. Cu
13. Có một thuỷ thủ làm rơi một đồng 50 xu làm bằng Zn xuống đáy tàu và vô tình
quên không nhặt lại đồng xu đó. Hiện tượng gì sẽ xảy ra sau một thời gian dài?
A. Đồng xu rơi ở chỗ nào vẫn còn nguyên ở đó
B. Đồng xu biến mất
C. Đáy tàu bị thủng dần làm con tàu bị đắm
D. Đồng xu nặng hơn trước nhiều lần
14. Người ta có thể bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép bằng cách gắn những tấm kẽm vào
vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển (nước biển là dung dịch chất điện li) vì:
A. thép là cực dương, không bị ăn mòn. Kẽm là cực âm, bị ăn mòn.
B. thép là cực âm, không bị ăn mòn. Kẽm là cực dương, bị ăn mòn.
C. kẽm ngăn thép tiếp xúc với nước biển nên thép không tác dụng được với nước.
D. kẽm ngăn thép tiếp xúc với nước nên thép không tác dụng được với các chất
có trong nước biển.

Copyright © Võ Ngoc Bình, Dạy và học Hóa học


15. Muốn đinh đóng lâu ngày vẫn không bị long khi đóng, người ta thường nhúng đầu
đinh vào nước muối trước khi đóng. Điều này được giải thích là do:
A. xung quanh đinh có một lớp dung dịch nước muối, là môi trường chất điện ly.
Đinh bị ăn mòn điện hóa, tạo thành lớp oxit sần sùi, lớp oxit này giúp đinh
bám chắc vào tường.
B. xung quanh đinh có một lớp dung dịch nước muối, là môi trường chất điện ly.
Đinh bị ăn mòn hóa học, tạo thành lớp oxit sần sùi, lớp oxit này giúp đinh bám
chắc vào tường.
C. xung quanh đinh có một lớp dung dịch nước muối, là môi trường chất điện ly
giúp đinh cố định, khó bị rơi ra.
D. một nguyên nhân khác.
16. Kim loại nào sau đây được dùng chế tạo tế bào quang điện?
A. Cs. B. Na. C. Rb. D. Li.
17. Trong công nghiệp sản xuất điện nguyên tử, kim loại này được dùng làm chất trao
đổi nhiệt do nó có nhiệt độ nóng chảy thấp (tnc < 200oC) và nhiệt độ sôi cao hơn nhiệt
độ sôi của nước rất nhiều. Đó là kim loại nào trong các kim loại sau đây?
A. Na. B. Al. C. Mg. D. Li.
18. Một sợi dây phơi quần áo bằng Cu nối với một đoạn dây Al để trong không khí.
Hiện tượng và kết luận nào sau đây không đúng?
A. Chỗ nối của 2 kim loại Cu-Al trong tự nhiên xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa.
B. Al là cực âm bị ăn mòn nhanh.
C. Không nên nối bằng những kim loại khác nhau, nên nối bằng đoạn dây Cu.
D. Cu là cực âm bị ăn mòn nhanh.
19. Ứng dụng nào sau đây không phải của Ca(OH) 2
A. Chế tạo vữa xây nhà
B. Khử chua đất trồng trọt
C. Bó bột khi gãy xương
D. Chế tạo clorua vôi là chất tẩy trắng và khử trùng
20. Phản ứng nào dưới đây đồng thời giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong hang
động và sự sâm thực của nước mưa với đá vôi.
A. CaCO3 + H2O + CO2 Ca(HCO3)2
B. Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O

Copyright © Võ Ngoc Bình, Dạy và học Hóa học


C. Ca(OH)2 + 2CO2 Ca(HCO3)2
D. CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2O
21. Có thể dùng loại thạch cao nào để bó bột khi bị gãy xương hoặc để đúc khuôn?
A. CaSO2.2H2O B. CaSO4 khan
C. CaSO4.H2O hoặc 2CaSO4.H2O D. CaSO4.2H2O hoặc CaSO4 khan
22. Nước cứng không gây tác hại nào sau đây?
A. Làm giảm khả năng tẩy rửa của xà phòng, làm cho quần áo mau mục nát.
B. Gây lãng phí nhiên liệu và mất an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống
nước nóng.
C. Gây ngộ độc cho nước uống
D. Làm hỏng dung dịch pha chế, làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị của thực
phẩm
23. Hợp chất nào của canxi nào sau đây không gặp trong tự nhiên?
A. CaCO3 B. CaSO4
C. Ca(HCO3)2 D. CaO
24. Phèn chua (K2SO4. Al2(SO4)3.24H2O) không được dùng
A. để làm trong nước
B. trong công nghiệp giấy (làm giấy không thấm nước), thuộc da
C. làm chất cầm màu trong công nghiệp nhuộm vải
D. khử trùng nước
25. Người ta thường cho phèn chua vào nước nhằm mục đích
A. làm trong nước. B. làm mềm nước.
C. khử mùi. D. diệt trùng trong nước.
26. Phèn chua có công thức K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O, có tác dụng làm trong nước vì:
A. khi tan trong nước, phèn chua tạo nhôm hidroxit kéo các hạt bụi lơ lửng lắng
xuống.
B. khi tan trong nước, phèn chua tạo môi trường axit kéo các hạt bụi lơ lửng lắng
xuống.
C. khi tan trong nước, phèn chua tạo sắt (III) hidroxit kéo các hạt bụi lơ lửng lắng xuống.
D. khi tan trong nước, phèn chua làm cho các hạt kết dính lại với nhau và lắng xuống.

Copyright © Võ Ngoc Bình, Dạy và học Hóa học


27. Để bảo vệ tàu biển làm bằng thép (phần chìm dưới nước biển), ống thép dẫn nước,
dẫn dầu, dẫn khí đốt ngầm dưới đất người ta gắn vào mặt ngoài của thép những tấm
kẽm. Người ta đã bảo vệ thép khỏi sự ăn mòn bằng cách nào?
A. Cách li kim loại với môi trường B. Dùng phương pháp điện hóa
C. Dùng Zn là chất chống ăn mòn D. Dùng Zn là kim loại không gỉ
28. Quặng giàu sắt nhất trong tự nhiên nhưng hiếm là
A. hematit B. xiđerit
C. manhetit D. pirit
29. Trong không khí ẩm (có chứa CO2), kim loại Cu thường bị bao phủ bởi một lớp
màng màu xanh là
A. CuCO3 B. CuSO4
C. Cu(OH)2 D. CuCO3.Cu(OH)2
30. Người Mông cổ rất thích dùng bình bằng Ag để đựng sữa ngựa. Bình bằng Ag bảo
quản được sữa ngựa lâu không bị hỏng là do
A.bình bằng Ag bền trong không khí
B. Ag là kim loại có tính khử rất yếu
C. ion Ag+ có khả năng diệt trùng, diệt khuẩn (dù có nồng độ rất nhỏ)
D. bình làm bằng Ag, chứa các ion Ag+ có tính oxi hóa mạnh
31. Những đồ vật bằng Ag để trong không khí lâu ngày bị xám đen là do
A. oxi không khí oxi hóa
B. không khí có nhiều CO2
C. không khí bị nhiễm bẩn khí H2S

D. Ag tác dụng với H2O và O2 có trong không khí

32. Tác nhân nào sau đây không gây ô nhiễm môi trường nước?

A. Các ion kim loại nặng: Hg, Pb, Sb,…

B. Các ion: NO3-, SO42-, PO43-,…

C. thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học

D. Các cation: Na+, Ca2+, Mg2+.

Copyright © Võ Ngoc Bình, Dạy và học Hóa học


33. Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta tiến hành như

sau: lấy 2 lít không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được 0,3585 mg

chất kết tủa màu đen. Hiện tượng đó chứng tỏ trong không khí đã có khí nào trong các

khí sau đây?

A. H2S B. CO2

C. SO2 D. NH3

34. Không nên xây dựng nhà máy đất đèn (CaC2) gần khu vực dân cư đông đúc vì

A. CaC2 là chất độc

B. CaC2 + 2H2O Ca(OH)2 + C2H2. Khí C2H2 tạo ra rất độc


t0cao
C. 2CaO + 5C 2CaC2 + CO2. Khí CO2 tạo ra rất độc.
0
D. CaO + 3C 2000 C C CaC2 + CO. Khí CO tạo ra rất độc.

35. Theo tổ chức WTO (tổ chức y tế thế giới) nồng độ tối đa của Pb 2+ trong nước sinh

hoạt là 0,05 mg/l. Nguồn nước nào sau đây bị ô nhiễm nặng bở Pb 2+?

A. Có 0,02 mg/l Pb2+ trong 0,5 lít nước.

B. Có 0,04 mg/l Pb2+ trong 0,75 lít nước.


C. Có 0,2 mg/l Pb 2+ trong 2 lít nước.
D. Có 0,5 mg/l Pb 2+ trong 4 lít nước.
36. Người ta có thể sát trùng bằng dung dịch muối ăn NaCl, chẳng hạn như hóa quả
tươi, rau sống được ngâm trong dung dịch NaCl từ 10 – 15 phút. Khả năng diệt trùng
của dung dịch NaCl do
A. dung dịch NaCl có thể tạo ra ion Na+ độc.
B. dung dịch NaCl có thể tạo ra ion Cl- có tính khử
C. dung dịch NaCl độc
D. vi khuẩn chết vì mất nước do thẩm thấu

Copyright © Võ Ngoc Bình, Dạy và học Hóa học


37. Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng mau nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì có
thể dùng chất nào sau đây để khử độc thủy ngân?
A. bột sắt B. bột lưu huỳnh
C. Natri D. nước
38. Sắt tồn tại trong tự nhiên có pH khoảng 6 – 7 (nguồn nước ngầm cung cấp cho các
nhà máy nước sinh hoạt) chủ yếu dưới dạng Fe(HCO3)2. Hãy chọn cách hiệu quả nhất
(kinh tế nhất) để loại sắt khỏi nguồn nước dưới dạng hiđroxit?
A. Dùng dung dịch nước vôi trong
B. Sục khí Cl2
C. Làm giàn mưa phun nước vào không khí, để nước tiếp xúc với O2 không khí
D. Dùng nước vôi trong hoặc khí Cl2
39. Br2 lỏng hay hơi đều rất độc. Hóa chất thông thường, dễ kiếm để hủy hết lượng
brom lỏng, chẳng may bị đổ, để bảo vệ môi trường là
A. dung dịch HCl B. giấm ăn
C. dung dịch NaCl D. dung dịch Ca(OH)2
40. Phương pháp nào sau đây dùng để diệt rêu và là cho lúa được tốt hơn?
A. bón vôi bột trước một lát rồi bón đạm
B. bón đạm trước một lát rồi bón vôi bột
C. trộn đều vôi bột với đạm rồi bón cùng một lúc
D. bón vôi bột trước, vài ngày say mới bón đạm
41. Cột sắt ở Newdheli (Ấn Đô) đã tồn tại trên 1500 năm tuổi. Cột sắt này không bị
oxi hóa trong môi trương, điều lí giải nào sau đây đúng?
A. Cột sắt được phủ một lớp oxit mỏng bền vững.
B. Cấu hình electron của sắt là cấu hình bền nên sắt không bị ăn mòn.
C. Cột sắt được là từ sắt hoàn toàn tinh khiết.
D. Cột sắt là hợp kim của sắt với lượng đồng nhỏ.
42. Giữ cho bề mặt kim loại luôn sạch, không có bùn đất bám vào là một biện pháp để bảo vệ
kim loại không bị ăn mòn. Như vậy là đã áp dụng phương pháp chống ăn mòn nào sau đây?
A. Cách li kim loại với môi trường
B. Dùng phương pháp điện hoá
C. Dùng phương pháp biến đổi hoá học lớp bề mặt
D. Dùng phương pháp phủ

Copyright © Võ Ngoc Bình, Dạy và học Hóa học


43. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Gỉ sắt có công thức hoá học là Fe3O4.xH2O
B. Gỉ đồng có công thức hoá học là Cu (OH)2.CuCO3
C. Các đồ dùng bằng sắt thường bị ăn mòn do không được chế tạo từ Fe tinh khiết mà
thường có lẫn các tạp chất khác
D. Trong quá trình tạo thành gỉ Fe, anôt xảy ra quá trình
O2 + 2H2O + 4e  4OH-
44. Hồi đầu thế kỉ XIX, người ta sản xuất Na2SO4 bằng cách cho axit sunfuric đặc tác
dụng với muối ăn. Khi đó, xung quanh các nhà máy sản xuất bằng cách nào, dụng cụ
của thợ thủ công rất chóng hỏng và cây cối bị chết rất nhiều. Người ta đã cố gắng cho
khí thải thoát ra bằng những ống cao tới 300 mét nhưng tác hại của khí thải vẫn tiếp
diễn, đặc biệt là khi khí hậu ẩm. Nguyên nhân chính của hiện tượng trên là
A. trong khí thải có H2SO4 B. trong khí thải có HCl
C. trong khí thải có NaCl D. trong khí thải có Na2SO4
45. Hợp kim của magie và sắt được dùng để bảo vệ mặt trong của các tháp chưng cất
và crackinh dầu mỏ. Vai trò của magie trong hợp kim này là:
A. anot hy sinh để bảo vệ kim loại.
B. tăng tuổi thọ của tháp chưng cất và crackinh dầu mỏ.
C. tăng độ bền của hợp kim so với sắt nguyên chất.
D. A, B, C đều đúng.
46. Loại đá và khoáng chất nào sau đây không chứa canxi cacbonat?
A. Đá vôi. B. Thạch cao.
C. Đá hoa cương. D. Đá phấn.
47. Chất nào sau đây được sử dụng trong y học, bó bột khi xương bị gãy?
A. CaSO4.2H2O. B. MgSO4.7H2O.
C. CaSO4. D. 2CaSO4.H2O
48. Hợp kim nào sau đây không phải là của nhôm?
A. Silumin. B. Đuyara.
C. Electron D. Inox.
49. Loại quặng và đá quý nào sau đây có chứa nhôm oxit trong thành phần hoá học?
A. Boxit. B. Hồng ngọc.
C. Ngọc bích. D. A, B, C đúng.

Copyright © Võ Ngoc Bình, Dạy và học Hóa học


50. Chất lỏng Boocđo (là hỗn hợp đồng (II) sunfat và vôi tôi trong nước theo một tỉ lệ
nhất định, chất lỏng này phải hơi có tính kiềm (vì nếu đồng (II) sunfat dư sẽ thấm vào
mô thực vật gây hại lớn cho cây). Boocđo là một chất diệt nấm cho cây rất có hiệu
quả nên được các nhà làm vườn ưa dùng, hơn nữa việc pha chế nó cũng rất đơn giản.
Để phát hiện đồng (II) sunfat dư nhanh, có thể dùng phản ứng hoá học nào sau đây?
A. Glixerol tác dụng với đồng (II) sunfat trong môi trường kiềm.
B. Sắt tác dụng với đồng (II) sunfat.
C. Amoniac tác dụng với đồng (II) sunfat.
D. Phản ứng khác.
51. Hiện tượng thép, một hợp kim có nhiều ứng dụng nhất của sắt bị ăn mòn trong
không khí ẩm, có tác hại to lớn cho nền kinh tế. Thép bị oxi hoá trong không khí ẩm
có bản chất là quá trình ăn mòn điện hoá học. Người ta bảo vệ thép bằng cách:
A. Gắn thêm một mẩu Zn hoặc Mg vào thép.
B. Mạ một lớp kim loại như Zn, Sn, Cr lên bề mặt của thép.
C. Bôi một lớp dầu, mỡ (parafin) lên bề mặt của thép.
D. A, B. C đúng.
52. Có những đồ vật được chế tạo từ sắt như: chảo, dao, dây thép gai. Vì sao chảo lại
giòn, dao lại sắc và dây thép lại dẻo? Lí do nào sau đây là đúng?
A. Gang và thép là những hợp kim khác nhau của Fe, C và một số nguyên tố khác.
B. Gang giòn vì tỷ lệ % của cacbon cao ~ 2%.
C. Thép dẻo vì tỷ lệ cacbon ~ 0,01%. Một số tính chất đặc biệt của thép do các
nguyên tố vi lượng trong thép gây ra như thép crom không gỉ, …
D. A, B, C đúng.
53. Contantan là hợp kim của đồng với 40% Ni. Vật liệu này được ứng dụng rộng rãi
trong các dụng cụ đốt nóng bằng điện như: bàn là, dây may so của bếp điẹn … Tính
chất nào của contantan làm cho nó được ứng dụng rộng rãi như vây?
A. Contantan có điện trở lớn. B. Contantan có điện trở nhỏ.
C. Contantan có giá thành rẻ. D. Một nguyên nhân khác.
54. Trong số các cặp kim loại sau đây, cặp nào có tính chất bền vững trong không
khí, nước, nhờ có lớp màng oxit rất mỏng, rất bền vững bảo vệ?
A. Fe và Al. B. Fe và Cr.
C. Al và Cr. D. Mn và Al.
55. Khi đồ dùng bằng đồng bị oxi hoá, bạn có thể dùng hoá chất nào sau đây để đồ
dùng của bạn sẽ sáng đẹp như mới?
A. Dung dịch NH3. B. Dung dịch HCl.
C. Dung dịch C2 H5OH, đun nóng. D. Dung dịch HNO3.

Copyright © Võ Ngoc Bình, Dạy và học Hóa học


56. Kim loại có thể điều chế được từ quặng boxit là kim loại nào?
A. Nhôm B. Sắt C. Magie D. Đồng
57. Kim loại có thể điều chế được từ quặng hematit là kim loại nào?
A. Nhôm B. Sắt C. Magie D. Đồng
58. Có 2 chiếc thìa sắt như nhau, một chiếc giữ nguyên còn một chiếc bị vặn cong
cùng đặt trong điều kiện không khí ẩm như nhau. Hiện tượng xảy ra là gì?
A. Cả 2 chiếc thìa đều không bị ăn mòn
B. Cả 2 chiếc thìa đều bị ăn mòn với tốc độ như nhau
C. Chiếc thìa cong bị ăn mòn ít hơn
D. Chiếc thìa cong bị ăn mòn nhiều hơn
59. Trên cửa của các đập nước bằng thép thường thấy có gắn những lá Zn mỏng. Làm như
vậy là để chống ăn mòn cửa đập theo phương pháp nào trong các phương pháp sau đây?
A. Dùng hợp kim chống gỉ
B. Phương pháp hủ
C. Phương pháp biến đổi hoá học lớp bề mặt
D. Phương pháp điện hoá
60. Để bảo vệ nồi hơi (Supde) bằng thép khỏi bị ăn mòn, người ta có thể lót những
kim loại nào sau đây vào mặt trong của nồi hơi?
A. Zn hoặc Mg B. Zn hoặc Cr
C. Ag hoặc Mg D. Pb hoặc Pt
61. Một chiếc chìa khoá làm bằng hợp kim Cu - Fe bị rơi xuống đáy giếng. Sau một
thời gian chiếc chìa khoá sẽ:
A. Bị ăn mòn hoá học
B. Bị ăn mòn điện hoá
C. Khôn bị ăn mòn
D. Ăn mòn điện hoá hoặc hoá học tuỳ theo lượng Cu-Fe có trong chìa khoá đó
Hãy chọn đáp án đúng
62. Dung dịch NaHCO3 có môi trường bazơ yếu, thường được dùng để:
A. làm thuốc tiêu mặn, trung hòa bớt axit trong dạ dày.
B. làm bột nở trong quá trình chế biến một số loại bánh.
C. tẩy vết gỉ sét trên bề mặt kim loại.
D. làm chất tạo gas trong nước ngọt, bia.

Copyright © Võ Ngoc Bình, Dạy và học Hóa học


63. Nước mắt có vị mặn vì có chứa
A. NaCl. B. KCl. C. Na2SO4 . D. K2SO4
64. Để tăng độ giòn và trong của bánh, dưa chua, làm mềm nhanh các loại đậu trắng,
đậu đỏ, đậu đen..người ta thường dùng nước tro tàu. Thành phần của nước tro tàu là
A. hỗn hợp K2CO3 và Na2CO3 B. hỗn hợp MgCO3 và CaCO3.
C. nước vôi. D. hỗn hợp K2CO3 và CaCO3.
65. Nước tro tàu là hỗn hợp của cacbonat kali và natri thường được dùng trong chế
biến thực phẩm từ bột để làm tăng độ giòn, trong. Tuy nhiên, cách làm này sẽ làm hao
hụt lượng lớn vitamin B1 (90% – 99%) nếu pH = 8.5–9.0. Vì vậy, trong chế biến nên
A. hạn chế dùng các chất có tính kiềm để bổ sung vào bột.
B. thêm vào bột một lượng axit để trung hòa bớt kiềm.
C. đun nóng nước tro tàu khoảng 15 phút trước khi sử dụng.
D. làm lạnh nước tro tàu một đêm trước khi sử dụng.
66. Khi làm kem que người ta thường làm như sau: Cắm que tre vào ô đựng nước trái
cây rồi đặt cả vào khay đá có đựng nước đá hòa tan nhiều muối ăn. Tất cả cho vào làm
lạnh. Nước trái cây sẽ nhanh chóng đông lại thành kem que.
Người ta đã lợi dụng tính chất gì khi dùng muối làm kem que?
A. Nhiệt độ của nước đá là 0oC, nếu cho muối ăn, nhiệt độ sẽ giảm xuống dưới 0oC.
B. Nhiệt độ phòng là 25oC, nếu cho muối ăn vào nước đá, nhiệt độ phòng sẽ giảm
xuống giúp kem chóng đông.
C. Muối ăn thu nhiệt cùng với độ lạnh của nước đá tác động làm trái cây nhanh
chóng đông.
D. Muối ăn giúp duy trì nhiệt độ của nước đá ở 0oC giúp kem chóng đông.
67. Quần áo bằng vải màu giặt hay bị phai. Để tránh tình trạng này người ta thường
ngâm quần áo với nước muối trước khi giặt. Điều này được giải thích là do:
A. muối làm giảm bớt độ hòa tan của thuốc nhuộm trong nước, làm tăng sự kết
hợp của thuốc nhuộm với sợi vải.
B. muối làm tăng độ hòa tan của thuốc nhuộm trong nước, làm giảm sự kết hợp
của thuốc nhuộm với sợi vải.
C. trong nước muối có ion Na+ và K+ làm tăng sự kết hợp của thuốc nhuộm với
sợi vải, do đó làm cho thuốc nhuộm vải khó bị trôi.
D. một nguyên nhân khác.

Copyright © Võ Ngoc Bình, Dạy và học Hóa học


68. Tại sao khi ngâm thóc giống người ta thường rắc muối?
A. Để tăng tỷ trọng của nước, từ đó biết và điều chỉnh lượng thóc ngâm cũng như
loại bỏ thóc lép.
B. Để thóc giống dễ nảy mầm khi gieo.
C. Để bảo quản thóc giống không bị hư, không nảy mầm quá sớm ảnh hưởng đến
việc gieo trồng.
D. Để giảm tỷ trọng của nước, từ đó biết và điều chỉnh lượng thóc ngâm cũng
như loại bỏ thóc lép.
69. Tên gọi khoáng chất nào sau đây chứa CaCO3 trong thành phần hóa học?
A. Đôlômit. B.Cacnalit. C.Sinvinit. D.Hematit.
70. Nguyên nhân nào sau đây gây bệnh loãng xương ở người cao tuổi?
A. Do thiếu hụt canxi. B. Do thừa canxi.
C. Do thiếu hụt sắt. D. Do thiếu photpho.
71. Mg là chất chiếm khối lượng đáng kể trong cơ thể. Đối với việc chuyển hóa của
xương, Mg cũng quan trọng không kém Ca. Ca và Mg có quan hệ qua lại hữu cơ với
nhau. Nếu sử dụng quá nhiều Ca sẽ làm giảm hấp thu Mg và ngược lại nếu sử dụng
quá nhiều Mg sẽ gây giảm hấp thu Ca. Tỉ lệ tối ưu cho hai chất này là 2Ca:1Mg.
Trong bữa ăn hàng ngày, người ta thường nấu canh cua đồng với rau đay.
Cơ sở khoa học của việc làm này là:
A. cân đối được nguồn Ca (rất giàu trong cua đồng) – Mg (chứa nhiều trong rau
đay) đưa vào cơ thể.
B. canh sẽ thơm ngon hơn khi nấu cua đồng với rau đay.
C. khi có mặt Mg (trong rau đay), lượng Ca (trong cua đồng) không bị thất thoát
trong quá trình nấu.
D. cân đối được nguồn Ca (rất giàu trong rau đay) – Mg (chứa nhiều trong cua
đồng) đưa vào cơ thể.
72. Khi bị bỏng vôi bột nên sơ cứu bằng cách:
A. lau khô sạch bột rồi rửa bằng dung dịch amoniclorua 10%.
B. dùng nước rửa sạch vôi bột rồi rửa lại bằng dung dịch amoniclorua 10%.
C. dùng nước rửa sạch vôi bột rồi lau khô.
D. dùng nước xà phòng để rửa.

Copyright © Võ Ngoc Bình, Dạy và học Hóa học


73. Ấm đun nước lâu ngày thường có một lớp cặn vôi dưới đáy. Để khử cặn, có thể
dùng giấm pha vào nước trong ấm ngâm vài tiếng rồi súc sạch. Tại sao muốn khử cặn
phải làm như vậy?
A. Cặn vôi là canxi cacbonat. Muốn khử cặn phải chuyển canxi cacbonat thành
hợp chất tan.
B. Cặn vôi là canxi cacbonat. Muốn khử cặn phải chuyển canxi cacbonat thành
hợp chất không tan.
C. Cặn vôi là canxi sunfat. Giấm giúp cho cặn vôi không bám được vào ấm.
D. Cặn vôi là canxi sunfat. Muốn khử cặn phải chuyển canxi cacbonat thành hợp
chất không tan.
74. Tại sao người ta không dùng nồi nhôm để nấu bánh đúc?
A. Khi nấu bánh đúc có nước vôi nên làm nồi bị hỏng.
B. Nấu bằng nồi nhôm thì bánh không ngon.
C. Nấu bánh đúc bằng nồi nhôm sẽ làm mất độ bóng, sáng của nồi.
D. Ion nhôm đi vào bánh làm ảnh hưởng sức khỏe người sử dụng
75. Giấy nhôm thường được dùng để bao gói thực phẩm, các loại bánh kẹo, không
gây độc hại cho sức khỏe con người vì nguyên nhân chính nào sau đây?
A. Dẻo, dễ dát mỏng. B. Nhẹ, màu trắng bạc.
C. Dẫn nhiệt tốt. D. Một nguyên nhân khác.
76. Hợp kim quan trọng nhất của nhôm là duyra, gồm 94%Al, 4%Cu, còn lại là Mn,
Mg, Si… Hợp kim này nhẹ, bền hơn nhôm 4 lần (gần bằng độ bền của thép), chịu
được nhiệt độ cao và áp suất lớn nên được dùng nhiều trong công nghiệp chế tạo
A. máy bay, ô tô, tên lửa. B. đúc một số bộ phận của máy móc.
C. dây cáp dẫn điện cao thế. D. tàu vũ trụ, vệ tinh nhân tạo.
77. Rubi (hồng ngọc), bích ngọc đều là Al2O3 có lẫn tạp chất. Nếu tạp chất là Cr2O3
thì ta có hồng ngọc, còn nếu tạp chất là Ti3+ thì ta có bích ngọc.
Vì sao hồng ngọc, bích ngọc, muối ăn đều là những tinh thể ion nhưng muối ăn dễ bị
tán nhỏ còn hồng ngọc, bích ngọc rất cứng nên được dùng làm chân kính đồng hồ?
A. Vì Al3+ có điện tích lớn, bán kính nhỏ làm phân cực hóa O2- làm cho liên kết
giữa Al3+ và O2- mang một phần liên kết cộng hóa trị.
B. Vì liên kết ion trong muối ăn kém bền hơn liên kết ion trong hồng ngọc, bích ngọc.

Copyright © Võ Ngoc Bình, Dạy và học Hóa học


C. Vì hồng ngọc, bích ngọc có lẫn tạp chất nên cứng hơn rất nhiều so với muối ăn.
D. Cùng là tinh thể ion nhưng muối ăn dễ hòa tan trong không khí ẩm.
78. Để rót nước sôi vào cốc thủy tinh mà cốc không bị nứt người ta thường bỏ thêm
chiếc thìa nhôm vào cốc trước khi rót nước vì nguyên nhân chính nào sau đây?
A. Nhôm là chất thu nhiệt và giữ nhiệt tốt, vì vậy sẽ thu một lượng nhiệt lớn của
nước làm cốc không bị thay đổi nhiệt độ nhiều.
B. Nhôm làm cho nước sôi nguội nhanh nên cốc khó bị nứt.
C. Nhôm là kim loại lạnh, tỏa hơi lạnh làm mát nước nên cốc khó bị nứt.
D. Đó là theo kinh nghiệm chưa giải thích được.
79. Chọn câu sai: Đồ ăn uống có chất chua không nên nấu hoặc đựng trong các đồ
dùng bằng kim loại như nhôm hoặc gang vì nguyên nhân nào sau đây?
A. Thức ăn bị nhiễm kim loại gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người sử dụng.
B. Các dụng cụ nấu ăn bị hỏng do kim loại bị ăn mòn.
C. Thức ăn có chất chua sẽ có vị chát nếu nấu trong nồi bằng nhôm hoặc gang
D. Cả A và B đều đúng
80. Hàn the (borac), đông y gọi là bàng sa hoặc nguyệt thạch, là tinh thể trong suốt,
tan nhiều trong nước nóng, không tan trong cồn 90 o. Hàn the thường được dùng làm
chất phụ gia trong thực phẩm để tạo độ dai và giòn. Công thức hóa học của hàn the là
A. Na4B4O7.10H2O. B.MgCO3.CaCO3.
C. CuSO4.5H2O. D. MgSO4.7H2O.
81. Khi luộc rau muống, ta thường vắt chanh vào nước rau để làm canh. Lợi ích khoa
học của việc làm này là:
A. tăng hấp thu canxi có trong nước rau muống.
B. nước rau trở nên ngon hơn, không cần nấu thêm canh.
C. tăng hấp thu magie có trong nước rau muống.
D. tăng hấp thu sắt có trong nước rau muống.

Copyright © Võ Ngoc Bình, Dạy và học Hóa học


82. Canh nấu bằng củ dền thường có màu đỏ tươi như màu máu. Nhiều bà mẹ thường
nấu canh củ dền cho trẻ ăn vì nghĩ rằng bổ máu, không dám cho trẻ ăn rau xanh vì sợ
trẻ lạnh bụng. Tuy nhiên, bác sĩ lại khuyến cáo không nên cho trẻ, đặc biệt là trẻ nhũ
nhi dùng nước củ dền. Điều này được giải thích là do:
A. màu đỏ của nước củ dền là do chất nitrat, chất này khi vào ruột chuyển thành
nitrit, có tác dụng biến hemoglobin thành methemoglobin, không vận chuyển oxi.
B. màu đỏ của máu là do hồng cầu. Màu đỏ của nước củ dền là do chất nitrat. Vì
vậy, dùng nước củ dền tốn nhiều thời gian và công sức mà cũng không bổ
máu.
C. màu đỏ của nước củ dền là do chất nitrat, chất này khi vào ruột chuyển thành
nitrit, có tính oxi hóa mạnh, có thể làm lủng ruột.
D. màu đỏ của nước củ dền là do chất nitrat. Khi dùng nhiều nước củ dền, vào
ruột, chất này dễ chuyển hóa thành các chất độc, gây tử vong.
83. Thép không gỉ dùng để chế tạo dụng cụ y tế, dụng cụ nhà bếp…Thành phần của
thép không gỉ là:
A. 74% Fe, 18% Cr, 8% Ni. B. 74% Fe, 8% Cr, 18% Ni.
C. 47% Fe, 18% Cr, 35% Ni. D. 87% Fe, 8% Cr, 5% Ni.
84. Tại sao đất sét có màu nâu xám nhưng khi nung thành gạch lại có màu đỏ?
A. Khi nung nóng, sắt trong đất sét chuyển thành sắt (III) hidroxit có màu nâu đỏ.
B. Khi nung nóng, sắt (III) oxit trong đất sét chuyển thành sắt (II) oxit có màu
nâu đỏ.
C. Khi nung nóng, sắt (II) oxit trong đất sét chuyển thành oxit sắt từ có màu nâu đỏ.
D. Khi nung nóng, sắt (II) oxit trong đất sét chuyển thành sắt (III) oxit có màu
nâu đỏ.
85. Có thể phát hiện ra sự có mặt của nước trong dầu hỏa bằng cách dùng
A. MgSO4.. B. CaSO4 khan. C. H2SO4 đặc. D. CuSO4 khan
86. Người ta thường sử dụng đồng tinh khiết làm dây dẫn điện, mà không dùng các
hợp kim của đồng như đồng thau, đồng thiếc… vì nguyên nhân nào sau đây?
A. Hợp kim của đồng dẫn điện kém hơn đồng tinh khiết.
B. Hợp kim của đồng quá cứng, khó khăn trong việc sản xuất dây dẫn điện.
C. Hợp kim của đồng quá đắt tiền.
D. Đồng có màu đỏ, đẹp, mềm nên được ưa chuộng.

Copyright © Võ Ngoc Bình, Dạy và học Hóa học


87. Đồng bạch có tính bền vững cao, không bị nước biển ăn mòn, dùng để chế tạo
chân vịt tàu biển. Đồng bạch là hợp kim của đồng với
A. kẽm. B. coban. C. niken. D. nhôm.
88. Đồng thau có tính cứng và bền hơn đồng, dùng chế tạo các chi tiết máy, chế tạo các
thiết bị dùng trong công nghiệp đóng tàu biển. Đồng thau là hợp kim của đồng với
A. kẽm. B. niken. C. thiếc. D. vàng.
89. Vàng 9 cara thường dùng để đúc các đồng tiền vàng, vật trang trí… là hợp kim
của vàng với
A. kẽm B. đồng.. C. thiếc. D. niken.
90. Nguyên tố nào có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh đái tháo đường, có nhiều
trong giá sống, gan động vật, nghêu, sò, ốc, hến, hạt ngũ cốc chưa chế biến?
A. Kẽm B. Đồng. C. Crom.. D. Ca.
91. Kim loại nào sau đây có tác dụng hấp thụ tia gama, ngăn cản chất phóng xạ?
A. Pt. B. Pd. C. Au. D. Pb
92. Thiếc dùng làm que hàn có nhiệt độ nóng chảy thấp (khoảng 180oC). Đó là
A. hợp kim Sn – Pb. B. hợp kim Sn – Ni.
C. hợp kim Sn – Zn. D. hợp kim Sn – Fe.
93. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả
năng bị ăn mòn hóa học.
B. Nối thanh kẽm với vỏ tàu thủy bằng thép thì vỏ tàu thủy sẽ được bảo vệ.
C. Để đồ vật bằng thép ra ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó sẽ bị ăn mòn điện hóa.
D. Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát tận bên trong, để
trong không khí ẩm thì Sn sẽ bị ăn mòn trước.
94. Có những vật bằng sắt được mạ bằng những kim loại khác nhau dưới đây. Nếu các
vật này đều bị sây sát đến lớp sắt, thì vật nào bị gỉ chậm nhất?
A. Sắt tráng kẽm B. Sắt tráng thiếc
C. Sắt tráng niken C. Sắt tráng đồng
95. Mô tả ứng dụng nào của nhôm dưới đây là chưa chính xác?
A. Làm vật liệu chế tạo ôtô, máy bay tên lửa, tàu vũ trụ
B. Làm khung cửa, trang trí nội thất và mạ đồ trang sức

Copyright © Võ Ngoc Bình, Dạy và học Hóa học


C. Làm dây dẫn điện, thiết bị trao đổi nhiệt, công cụ nấu ăn trong gia đình
D. Chế tạo hỗn hợp tecmit, được dùng để hàn gắn đường ray
96. Gang và thép là những hợp kim của sắt, có rất nhiều ứng dụng trong công nghiệp
và trong đời sống. Gang và thép có những điểm khác biệt nào sau đây?
A. Hàm lượng cacbon trong gang cao hơn trong thép.
B. Thép dẻo và bền hơn gang.
C. Gang giòn và cứng hơn thép.
D. A, B, C đúng.
97. Công thức hoá học nào sau đây là của nước Svâyde, dùng để hoà tan xenlulozơ,
trong quá trình sản xuất tơ nhân tạo?
A. CuCl2. B. Cu(NH3)4(OH)2.
C. Cu(NO3)2. D. CuSO4.
98. Hợp kim nào sau đây không phải là của đồng?
A. Đồng thau. B. Đồng thiếc.
C. Contantan. D. Electron.
99. Một loại quặng chứa sắt trong tự nhiên đã được loại bỏ tạp chất. Hoà tan quặng này
trong dung dịch axit nitric thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác
dụng với dung dịch bari clorua thấy có kết tủa trắng (không tan trong axit). Hãy cho
biết tên, thành phần hoá học của quặng?
A. Xiđerit FeCO3. B. Manhetit Fe3O4.
C. Hematit Fe2O3. D. Pirit FeS2.
100. Chì thường được dùng làm các tấm điện cực trong acqui, dây cáp điện, đầu đạn
và các ống dẫn trong công nghiệp hóa học. Tường của phòng thí nghiệm phóng xạ
được lót bằng gạch chì, mỗi một viên gạch đó thường nặng hơn 10 kg.
Khi làm việc với tia phóng xạ và tia Rơnghen, chì được dùng làm những tấm bảo vệ
vì lý do nào sau đây?
A. Chì hấp thụ tốt tia phóng xạ và tia Rơnghen.
B. Chì hấp phụ tốt tia phóng xạ và tia Rơnghen.
C. Chì giúp người làm việc không bị đột quị bởi tia phóng xạ.
D. Một lý do khác.

Copyright © Võ Ngoc Bình, Dạy và học Hóa học


ĐÁP ÁN
1C 2D 3A 4A 5D 6A 7A 8A 9A 10A
11B 12C 13B 14A 15A 16A 17A 18D 19C 20B
21C 22C 23D 24D 25A 26A 27B 28C 29D 30C
31C 32D 33A 34D 35A 36D 37B 38C 39D 40D
41C 42A 43B 44B 45D 46B 47D 48D 49D 50B
51D 52D 53A 54C 55C 56A 57B 58D 59D 60A
61B 62A 63A 64A 65A 66A 67A 68A 69A 70A
71A 72A 73A 74A 75A 76A 77A 78A 79C 80A
81D 82A 83A 84D 85D 86A 87C 88A 89B 90C
91D 92A 93D 94A 95A 96D 97B 98D 99D 100A

Copyright © Võ Ngoc Bình, Dạy và học Hóa học

You might also like