You are on page 1of 1

Trục:

Chú ý hệ trục chứ không phải trục, khi đó một trục của khối ôvan sẽ đi qua tâm cùa khối
vuông, trùng với đường chéo (Sơn sửa trực tiếp lên file ppt)

Trên tổng mặt bằng chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy có một góc của vuông chĩa thẳng
về phía vòng xoay sau lưng nhà thờ Đức Bà. Điều này có được do khối vuông được thiết
kế ăn theo các trục đường Lê Duẩn và Phạm Ngọc Thạch.. Tuy nhiên do quảng trường
khá rộng nên ảnh hưởng của nó hầu không đáng kể.

Với khối vuông lồi ra như vậy, tác giả đã không quên hóa giải nó bằng khối âm khoét
lõm vào trong khối kính. Đây là một điểm rất tinh tế trong xử lý khối, mặc dù nó đã gây
nên tranh cãi vì sự tốn kém do việc xử lý các tấm kính cong với bán kính không giống
nhau.

Việc xử lý khối cong để liên kết hai khối hộp là một thao tác xử lý khéo léo của tác giả,
làm cho các góc tạo ra ra giữa hai khối trở nên mềm mại hơn và soi bóng khối cong vào
khối hộp tương đối có duyên.

Điều đáng tiếc là công trình chưa thật sự hài hòa về mặt tỷ lệ và thiếu đi sự thanh thoát.
Hai khối công trình dường như tách biệt do quá tương phản về vật liệu và đang tranh
chấp nhau. Giá như khối vuông phía dưới được thiết kế khoảng 2 tầng thay cho 4 tầng
như hiện nay, khối kính hình ôvan cao hơn vả khối hộp sau cùng cao hơn nữa thì sẽ hài
hòa hơn. Tuy nhiên, vì lý do tận dụng diện tích sử dụng ở mặt tiền, tác giả đã thiết kế 4
tầng đế, với việc xử lý “chữa cháy” bằng các phân vị ngang cho cản giác như hai tầng.
Mặt khác, do bị khống chế chiều cao tầng nên chiếu cao hai khối phía sau bị hạn chế và
phải miễn cưỡng chấp nhận hình dáng công trình hơi “mập” như hiện nay.

You might also like