You are on page 1of 8

QUY ĐỊNH AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số: …./2011/QĐ-VMPT ngày … / …./2011
của Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh Khoáng sản Việt – Phú Thọ)

A. QUY ĐỊNH CHUNG


Điều 1. Mục đích
1. Đảm bảo sức khỏe, an toàn cho Người lao động, là cơ sở để phòng ngừa, khắc phục kịp
thời, chính xác các sự cố, rủi ro có thể xảy ra đối với Công ty và Người lao động trong quá
trình làm việc;
2. Ngăn chặn những nguy cơ gây ra tai nạn lao động, các bệnh nghề nghiệp cho Người lao
động, phòng ngừa các thiệt hại cho Công ty.
3. Phân cấp tổ chức và quản lý công tác an toàn vệ sinh lao động tại công ty.

Điều 2. Phạm vi áp dụng


1. Áp dụng đối với tất cả CBCNV – Người lao động của công ty, hiện đang công tác và
làm việc tại công ty.

Điều 3. Giải thích từ ngữ


1. Công ty: Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh Khoáng sản Việt – Phú Thọ;
2. CBCNV: Cán bộ, công nhân viên trực thuộc Công ty;
3. ATVSLĐ: An toàn, vệ sinh lao động;
4. BHLĐ: Bảo hộ lao động;
5. HCNS: Hành chính nhân sự;
6. PCCC: Phòng cháy, chữa cháy;
7.

B. QUY ĐỊNH CHI TIẾT

Điều 4. Trách nhiệm và nghĩa vụ của Công ty trong công tác ATVSLĐ
1. Xây dựng, ban hành, hướng dẫn, đào tạo Người lao động thực hiện các quy định về
ATVSLĐ, quy trình tác nghiệp, quy trình quy chuẩn vận hành sử dụng máy móc, thiết bị
khi tham gia lao động tại công ty;
2. Xây dựng các tiêu chuẩn vè người lao động theo đặc thù từng vị trí công việc. Đảm bảo
việc tuyển dụng, sắp xếp Người lao động có đủ điều kiện về sức khỏe, khả năng làm việc
phù hợp với yêu cầu của từng vị trí công việc đó. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ để đánh
giá và sắp xếp lại lao động;
3. Trang cấp BHLĐ phù hợp theo yêu cầu công việc của Người lao động tại mỗi vị trí công
việc;
4. Đảm bảo các phương án tổ chức, kỹ thuật trong hoạt động khai thác, sản xuất, kinh
doanh khoa học, hợp lý, tuân thủ các yêu cầu về biện pháp ATVSLĐ;
5. Thực hiện nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật về công tác lưu trữ, bảo quản, sử
dụng một số loại nguyên vật liệu phục vụ khai thác, sản xuất, kinh doanh như: thuốc nổ,
kíp nổ, các loại hóa chất có ảnh hưởng nguy hiểm đến Người lao động;
6. Quy định chi tiết tại nơi làm việc về các biện pháp phòng ngừa tai nạn, rủi ro, khuyến
cáo về các hành vi có thể gây mất ATVSLĐ đối với Người lao động theo đặc điểm, tính
chất công việc của từng bộ phận: bộ phận văn phòng, bộ phận phụ trách về điện, bộ phận
phụ trách vận hành dây truyền, thiết bị…
7. Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm kỹ thuật an, quy
dịnh của pháp luật về ATVSLĐ cho Người lao động;
8. Tổ chức giám sát, kiểm soát thường xuyên việc thực hiện công tác ATVSLĐ của Người
lao động.
9. Xây dựng các chế tài khen thưởng, xử lý vi phạm về ATVSLĐ đối với Người lao động;

10. Tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm, đưa ra các biện pháp cải tiến trong công tác
ATVSLĐ theo định kỳ.
11. Giám đốc mỏ, trưởng các bộ phận chịu trách nhiệm báo cáo hàng tuần với Ban
giám đốc về công tác ATVSLĐ trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn được giao.

Điều 5. Quyền hạn của Công ty trong công tác ATVSLĐ


1. Quyết định các phương án tổ chức, các biện pháp về ATVSLĐ;

2. Yêu cầu Người lao động phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về ATVSLĐ do
công ty ban hành và các quy định khác của pháp luật hiện hành.
3. Quyết định tạm dừng hoạt động khai thác, sản xuất, kinh doanh khi các tiêu chí về
ATVSLĐ không đảm bảo theo mục tiêu về ATVSLĐ;
4. Khen thưởng, kỷ luật đối với Người lao động có hành vi vi phạm các quy định về
ATVSLĐ;
5. Điều chuyển hoặc chấm dứt hợp đồng lao động với Người lao động khi bản thân Người
lao động đó không đảm bảo các yêu cầu về sức khỏe, năng lực làm việc, tư cách đạo đức
cần thiết để làm việc tại vị trí công việc đó.

Điều 6. Trách nhiệm và nghĩa vụ của Người lao động trong công tác ATVSLĐ
1. Khai báo trung thực về tình trạng sức khỏe của ban thân, trình độ, năng lực chuyên môn
khi tham gia lao động tại công ty;
2. Nghiên cứu, hiểu rõ và nắm được các nội dung quy định về ATVSLĐ do công ty ban
hành và một số quy định khác của pháp luật có liên quan;
3. Tham gia đầy đủ các khóa, chương trình huấn luyện, phổ biến, hướng dẫn về ATVSLĐ
do công ty tổ chức hoặc công ty liên kết với các đơn vị, cơ quan khác để tổ chức;
4. Chấp hành đầy đủ, vận dụng chính xác các quy định của công ty, pháp luật về
ATVSLĐ;
5. Khi vận hành máy móc thiết bị, Người lao động phải tuyệt đối chấp hành các thao tác kỹ
thuật, quy định, quy trình trong vận hành máy móc thiết bị đó đã được phổ biến;
6. Tuyệt đối không ra, vào những nơi cấm người không có nhiệm vụ ra vào, những nơi có
biển cấm ra vào, biển cảnh báo về sự không an toàn của Công ty;
7. Nghiêm túc trong quá trình làm việc, không mang các vật dễ cháy nổ, hóa chất độc hại,
chất gây nổ, gây cháy vào khu vực làm việc hoặc có những hành động gây hại đến sức
khỏe và sự an toàn của người khác;
8. Không tự ý di chuyển, thay đổi vị trí máy móc thiết bị của công ty (trừ các máy móc có
thể mang theo người thường xuyên để giải quyết công việc như máy tính xách tay, máy đo
đạc trên hiện trường,…) và các thiết bị dung để phòng chống về cháy, nổ, sự cố về điện;
9. Gọn gang, sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh chung và nơi làm việc;
10. Thông báo, báo cáo kịp thời cho CBNV làm công tác ATVSLĐ của bộ phận, của
công ty được biết về các nguy cơ, các sự cố xảy ra ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động khai
thác, sản xuất, kinh doanh của công ty;
11. Tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi vi phạm các quy định, quy
chế… về ATVSLĐ trong quá trình làm việc tại Công ty.

Điều 7. Quyền hạn của Người lao động trong công tác ATVSLĐ
1. Người lao động được yêu cầu Công ty phổ biến, hướng dẫn thực hiện các biện pháp
nhằm đảm bảo ATVSLĐ trong quá trình làm việc;
2. Đề nghị Công ty các trang thiết bị, công cụ dụng bảo hộ cần thiết khi tham gia lao động
tại vị trí công việc công ty sắp xếp;
3. Từ chối làm việc trong các điều kiện không đảm bảo về an toàn, vệ sinh và/hoặc rời bỏ
các vị trí mà ở đó các tiêu chuẩn về ATVSLĐ không đảm bảo.

Điều 8. Tổ chức quản lý trong công tác ATVSLĐ


1. Giám đốc công ty thống nhất và quyết định về các chính sách, các quy định và phương
án tổ chức về công tác ATVSLĐ của công ty;
2. Căn cứ theo khối lượng công việc và yêu cầu công việc thực tế, Giám đốc phân công và
ủy quyền cho Phó giám đốc phụ trách việc chỉ đạo, đôn đốc, giám sát, đánh giá hoạt động
ATVSLĐ của Công ty;
3. Giám đốc Mỏ chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo xây dựng và thực hiện các phương án
ATVSLĐ trong hoạt động khai thác mỏ. Trực tiếp chỉ đạo tổ chức công tác ATVSLĐ đối
với bộ phận phụ trách kho chứa vật liệu nổ, bộ phận quản lý các nguyên, nhiên, vật liệu
phục vụ công tác khai thác mỏ.
4. Trưởng bộ phận HCNS chịu trách nhiệm tổ chức giám sát, nhắc nhở, phối hợp chung
với các bộ phận thực hiện các biện pháp, các nội dung về ATVSLĐ theo quy định của
Công ty và pháp luật;
5. Trong mỗi ca làm việc, từ phạm vi các tổ, đội trở lên trưởng bộ phận (tương đương cấp
phòng) thì trưởng ca, tổ trưởng, đội trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, nhắc nhở
Người lao động trong phạm vi quản lý thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về ATVSLĐ
của Công ty.
6. Giám đốc Mỏ, Trưởng bộ phận HCNS chịu trách nhiệm phối hợp với các trưởng bộ
phận khác, tổ, đội xây dựng các quy định nội dung ATVSLĐ, quy trình làm việc chi tiết
cho từng bộ phận, ví dụ như: quy trình làm việc và quy định về ATVSLĐ đối với kho bảo
quản thuốc nổ và hóa chất công nghiệp, quy trình làm việc và quy định về ATVSLĐ đối
với bộ phận vận hành dây truyền tuyển quặng…
7. Người lao động, khi làm việc phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm và tuyệt đối
tuân thủ các quy định về ATVSLĐ của công ty. Người lao động khi không đảm bảo đúng
và đầy đủ các quy định về ATVSLĐ của Công ty thì tuyệt đối không được tham gia làm
việc.

Điều 9. Quy định về Vệ sinh lao động


Vệ sinh lao động được hiểu là việc bảo vệ môi trường xung quanh được trong lành nhằm
đảm bảo sức khỏe cho Người lao động đồng thời hạn chế các nguy cơ, các rủi ro ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khỏe, sự an toàn của công động xung quanh. Để đảm bảo môi trường làm
việc và sinh hoạt của mỗi người, CBCNV phải thực hiện các yêu cầu cơ bản sau:
1. Giữ gìn vệ sinh chung sạch sẽ;
2. Giữ gìn, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, phòng ngừa bệnh tật đặc biệt là các bệnh có nguy cơ
truyền nhiễm cao;
3. Gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ nơi sinh hoạt và làm việc của bản thân: ăn uống, xả thải đúng
nơi quy định,…;
4. Không mang, giữ các loại hóa chất, các chất kích thích… mà Công ty và pháp luật nghiêm
cấm sử dụng do có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của bản thân Người lao động
và môi trường xung quanh;
5. Tham gia các hoạt động nhằm cải thiện môi trường làm việc, môi trường sống do Công ty
tổ chức;
6. Tham gia các chương trình phòng chống dịch bệnh, cải thiện sức khỏe do Công ty tổ chức.

Điều 10. Quy định về An toàn điện


1. Chỉ những Người lao động đã được huấn luyện về kỹ thuật và kỹ thuật an toàn về điện mới
được tham gia sửa chữa, lắp đặt, bảo dưỡng, bảo trì, đóng, mở các thiết bị điện;
2. Sử dụng đúng, đầy đủ về BHLĐ, các công cụ, dụng cụ chuyên dụng phù hợp theo yêu cầu
của việc sử dụng, sửa chữa, bảo hành, bảo trì… về điện khi làm việc;
3. Các thao tác sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì, lắp đặt… thiết bị điện phải tuyệt đối tuân thủ
theo quy trình hướng dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất hoặc đơn vị tư vấn;
4. Trong điều kiện làm việc bình thường, việc cắt và đóng điện phải có kế hoạch cụ thể và
thông báo tới các bộ phận, CBCNV có liên quan được biết để phối hợp;
5. Với trường hợp xuất hiện sự cố về điện, lập tức tìm biện pháp ngắt dòng điện đối với điểm,
khu vực xảy ra sự cố;
6. Tắt các thiết bị điện không cần duy trì điện ngoài giờ làm việc;
7. Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện: tình trạng đường dây, vệ sinh máy móc, thiết bị
điện, lập kế hoạch bảo dưỡng, bảo trì định kỳ;
8. Tuyệt đối không tiếp xúc, làm việc với điện khi Người lao động chưa đảm bảo các yêu cầu
cần thiết về an toàn điện.

Điều 11. Quy định về Phòng cháy chữa cháy


1. Sử dụng các phần không gian của công ty theo đúng công năng và chức năng khi thiết kế;
2. Không để các loại vật tư, nguyên vật liệu dễ cháy nổ gần các điểm dễ phát lửa, phát nhiệt
độ cao;
3. Không sử dụng lửa tại nơi cấm lửa;
4. Tránh sự tiếp xúc giữa các loại hóa chất, vật tư, nguyên vật liệu có khả năng tác dụng với
nhau sinh ra nhiệt;
5. Sử dụng các thiết bị điện an toàn, đảm bảo đúng các chỉ dẫn kỹ thuật;
6. Di chuyển các loại hóa chất, thiết bị,… dễ gây ra cháy nổ do cọ sát, va đập phải đảm bảo
tuyệt đối theo chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất;
7. Các dụng cụ chữa cháy phải để đúng nơi quy định, đảm bảo dễ thấy, dễ lấy để sử dụng kịp
thời khi có sự cố sảy ra;
8. Tham gia các khóa huấn luyện về PCCC do công ty tổ chức, CBCNV được giao phụ trách
công tác PCCC phải thường xuyên kiểm tra công tác an toàn cháy nổ, khả năng sẵn sàng sử
dụng của các phương tiện chữa cháy của Công ty.

Điều 12. Quy định về an toàn trong sử dụng máy móc thiết bị
1. CBCNV được hướng dẫn sử dụng, vận hành máy móc thiết bị trước khi trực tiếp tham gia
vận hành máy;
2. CBCNV phải sử dụng BHLĐ đầy đủ, đúng chức năng và phù hợp theo loại BHLĐ đã được
Công ty cấp trong suốt thời gian làm việc;
3. Kiểm tra, vệ sinh máy móc thiết bị trước và sau khi vận hành;
4. Vận hành máy theo đúng quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn hoặc theo các chỉ dẫn kỹ
thuật sử dụng của nhà sản xuất;
5. Người lao động khi chưa được hướng dẫn hoặc được đào tạo, huấn luyện về cách vận hành
máy móc thiết bị thì tuyệt đối không vận hành sử dụng máy;
6. Trong quá trình vẫn hành máy móc, thiết bị, CBCNV phải theo dõi và báo cáo người phụ
trách trực tiếp về những sự cố và/hoặc những dấu hiệu không bình thường của máy móc
thiết bị để có phương án xử lý kịp thời nhằm phòng ngừa thiệt hại về người và máy móc,
thiết bị;
7. CBCNV không thuộc phạm vi sử dụng, vận hành máy móc thiết bị tuyệt đối không vào
gần, tiếp xúc, điều khiển máy;
8. Trưởng bộ phận trực tiếp quản lý, sử dụng máy phải tổ chức ghi chép nhật ký sử dụng máy
hàng ngày để kịp thời phát hiện trước các lỗi có thể xảy ra nhằm phòng ngừa và khắc phục
kịp thời.

Điều 13. Quy định về sử dụng bảo quản hóa chất, vật liệu nổ
1. Kho chứa hóa chất, vật liệu nổ phải được bố trí ở khoảng cách xa, đủ an toàn đối với khu
vực sinh hoạt và làm việc khác của Công ty;
2. Môi trường kho, địa điểm lưu trữ hóa chất, vật liệu nổ… phải đảm bảo các điều kiện về độ
ẩm, ánh sáng ngoài trời, nhiệt độ môi trường…;
3. Các loại hóa chất, vật liệu nổ… phải được ghi chú rõ ràng, đánh dấu riêng, phân loại thành
từng nhóm cụ thể, để cách xa nhau đảm bảo không có sự tương tác về vật lý, hóa học trong
không gian lưu trữ;
4. Tuân thủ các chỉ dẫn sử dụng tại mỗi vị trí lưu trữ hóa chất, vật liệu nổ…;

5. Sử dụng hóa chất, vật liệu nổ theo đúng kế hoạch và phương án kỹ thuật được Công ty phê
duyệt;
6. CBCNV tuyệt đối không mang các dụng cụ, các chất dễ tạo ra nguồn nhiệt, nguồn lửa vào
các kho chứa hóa chất, vật liệu nổ.

Điều 14. Quy định về thoát hiểm và giải quyết, khắc phục các sự cố
1. Theo điều kiện cụ thể, Công ty tổ chức các khóa tập huấn về công tác cứu hộ, cứu nạn
nhằm trang bị cho CBCNV kiến thức, kinh nghiệm để chủ động trong công tác cứu hộ, cứu
nạn.
2. Trong mọi trường hợp xảy ra sự cố cháy nổ,… CBCNV phải tuyệt đối bình tĩnh để tìm
phương án thoát hiểm, tránh chen lấn lên nhau và chạy ra khu vực an toàn gần nhất;
3. Các trường hợp bị thất lạc trong khi thoát hiểm phải được thông báo cho những người có
mặt tại hiện trường được biết để tìm cách xử lý, cứu hộ, cứu nạn kịp thời;
4. Nhanh chóng phối hợp cùng các bộ phận khác sử dụng các phương tiện cần thiết, phù hợp
để khắc phục sự cố;
5. Thông báo cơ quan chức năng phối hợp xử lý, khắc phục hậu quả.

Điều 15. Tổng kết, khen thưởng, kỷ luật trong công tác ATVSLĐ
1. Hàng năm, cứ sau 06 tháng hoặc 1 năm công ty sẽ tiến hành tổng kết, đánh giá về kết quả,
hiệu quả của công tác ATVSLĐ để rút ra kinh nghiệm thực tiễn để điều chỉnh lại hoạt động
của công tác an toàn đồng thời khen thưởng những CBCNV có thành tích xuất sắc trong
công tác ATVSLĐ;
2. Đối với các bộ phận, tổ đội công tác tổng kết rút kinh nghiệm về ATVSLĐ phải được thực
hiện hàng tuần, thậm trí hàng ngày (đối với các khu vực và công việc nhạy cảm như khu
vực kho hóa chất, vật liệu nổ, khu vực khai thác mỏ).
3. Đối với CBCNV không chấp hành đúng, đầy đủ các quy định, hướng dẫn của Công ty thì
cán bộ phụ trách phải cương quyết kỷ luật, đề nghị kỷ luật theo phạm vi thẩm quyền được
giao.

C. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH


Điều 16. Điều khoản thi hành
1. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký Quyết định ban hành và áp dụng thống nhất trong
toàn Công ty.
2. Giám đốc mỏ, trưởng các bộ phận, tổ, đội chịu tránh nhiệm phổ biến Quy định này đến
toàn thể CBCNV và tổ chức thực hiện những nội dung của quy định.
3. Bộ phận HCNS của Công ty chịu trách nhiệm phối hợp với các bộ phận chuyên môn
nghiệp vụ, các tổ, đội trưởng hướng dẫn triển khai và theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy
định này.
4. Trong qúa trình thực hiện Quy định, nếu có điểm nào chưa phù hợp với thực tế hoặc cần bổ
sung, sửa đổi, các bộ phận báo cáo bằng văn bản về Công ty, bộ phận HCNS tiếp nhận các
báo cáo, tổng hợp để hướng dẫn hoặc đề xuất phương án sửa đổi bổ sung, trình Ban giám
đốc để xem xét, phê duyệt sửa đổi, bổ sung.

Phú Thọ, ngày … tháng … năm 2011


GIÁM ĐỐC

Bùi Ngọc Hùng

You might also like