You are on page 1of 35

Tiểu luận môn KTCC: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU

Vào thế kỉ 19, ở một số nước Châu âu như Đức, Ý, Thụy Điển, một loại hình
bảo hiểm mới đã được triển khai nhằm bảo vệ, hỗ trợ những đối tượng lao động
thất nghiệp. Đó là bảo hiểm thất nghiệp ( BHTN ). Cho đến nay, loại hình bảo
hiểm này đã được thực hiện rộng rãi ở các nước phát triển với những điều luật
quy định hết sức chặt chẽ; đem lại nhiều ý nghĩa to lớn cũng như tác dụng tích
cực về mặt kinh tế xã hội.
Tại Việt nam, loại hình bảo hiểm này là vô cùng mới mẻ. Luật BHTN Việt nam
mới bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1.1.2009 và theo quy định, chính sách BHTN
thực sự đi vào thực hiện từ ngày 1.1.2010. Sự ra đời của loại hình bảo hiểm này
thực sự là một bước tiến lớn trong con đường phát triển của ngành bảo hiểm
Việt nam nói riêng và nỗ lực đảm bảo an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta
nói chung. Nhất là khi, sự ra đời này lại gắn trong giai đoạn đầy khó khăn, tồi tệ
của nền kinh tế Việt nam cũng như kinh tế thế giới; giai đoạn mà chúng ta phải
chứng kiến nhiều doanh nghiệp phá sản, hàng nghìn lao động rơi vào cảnh thất
nghiệp. Vậy trong một năm qua, chúng ta đã làm được những gì, vấp phải
những khó khăn gì; người dân, nhất là đối tượng lao động, họ phản ứng thế nào
với chính sách mới này của Chính phủ ? Mong muốn tìm hiểu rõ hơn những vấn
đề mới mẻ này chính là lí do nhóm chúng em lựa chọn đề tài “ Tìm hiểu về Bảo
hiểm thất nghiệp VN”. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy giáo!

Trung 2 – K46F trang 1


Tiểu luận môn KTCC: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Vấn đề thất nghiệp
1.1 Khái niệm
Thất nghiệp là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm
được việc làm
1.2 Phân loại
- Thất nghiệp tự nhiên: tỷ lệ thất nghiệp đương nhiên bởi luôn có một số người
trong giai đoạn chuyển từ chỗ làm này sang chỗ khác.
- Thất nghiệp cơ cấu: do sự không tương thích của phân bố lao động và phân
bố chỗ làm việc (khác biệt địa lý hoặc khác biệt kỹ năng). Người thất nghiệp
không muốn hoặc không thể thay đổi nơi ở hoặc chuyển đổi kỹ năng.
- Thất nghiệp chu kỳ: khi tổng cầu lao động thấp hơn tổng cung lao động ở giai
đoạn suy thoái của chu kỳ kinh tế.
- Thất nghiệp kỹ thuật: do việc thay thế công nhân bằng máy móc hoặc công
nghệ tiên tiến hơn.
1.3 Ảnh hưởng
- Thất nghiệp có ảnh hưởng quan trọng không những đến các cá nhân mà còn
ảnh hưởng đến toàn bộ xã hội và nền kinh tế.Các cá nhân khi không có việc làm
sẽ gây ra chán nản ,không có tiền, không có khả năng chi trả gây ra trộm cắp và
các tệ nạn xã hội.

- Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp –
các nguồn lực con người không được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản
phẩm và dịch vụ.

- Thất nghiệp còn có nghĩa là sản xuất ít hơn. Giảm tính hiệu quả của sản xuất
theo quy mô.

Trung 2 – K46F trang 2


Tiểu luận môn KTCC: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

- Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm. Hàng hóa và dịch vụ không có
người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm.
Hơn nữa, tình trạng thất nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi
nhiều việc làm, do đó mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn.

Do đó tình trạng thất nghiệp là một trong những vấn đề nan giải và hết sức
bức xúc và cần có những chính sách để giúp mọi người tìm được việc làm cũng
như những biên pháp hỗ trợ khi bị thất nghiệp để giúp cân bằng kinh tế xã hội.

2. Bảo hiểm thất nghiệp


2.1 Khái niệm :
Bảo hiểm thất nghiệp là một biện pháp hỗ trợ người lao động trong nền kinh
tế thị trường. Bên cạnh việc hỗ trợ một khoản tài chính đảm bảo ổn định cuộc
sống cho người lao động trong thời gian mất việc thì mục đích chính của bảo
hiểm thất nghiệp là thông qua các hoạt động đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc
làm, sớm đưa những lao động thất nghiệp tìm được một việc làm mới thích hợp
và ổn định.
2.2 Đối tượng
Đối tượng được nhận bảo hiểm thất nghiệp là những người bị mất việc không
do lỗi của cá nhân họ. Họ vẫn đang cố gắng tìm kiếm việc làm, sẵn sàng nhận
công việc mới và luôn nỗ lực nhằm chấm dứt tình trạng thất nghiệp. Những
người này sẽ được hỗ trợ một khoản tiền theo tỉ lệ nhất định so với khoản thu
nhập cũ nhận trong những thời kì cụ thể.
Bảo hiểm thất nghiệp không áp dụng cho những người thất nghiệp vì tự ý bỏ
việc hay những ngưòi vừa mới ra trường và chưa tìm được công ăn vịêc
làm,những người thuộc vào diện thất nghiệp tự nhiên
2.3 Lợi ích
Nhân thức được tầm ảnh hưởng của thất nghiệp trong kinh tế xã hội thí các
hệ thống bảo hiểm thất nghiệp đã được ra đời và đã có tác dụng nhằm:

Trung 2 – K46F trang 3


Tiểu luận môn KTCC: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

- Giúp ổn định thu nhập đời sống cho những người thất nghiệp không tự
nguyện, đáp ứng cho họ những chi tiêu ccàn thiết mà kong gây ra tình trạng nợ
nần
- Giúp những người thất nghiệp sớm có cơ ội tìm được việc làm, những người
có kĩ năng sẽ tìm đựơc công việc pù hợp thay vì phải làm những công việc khác
với mức lương không tương xứng
- Giúp ổn định nền kinh tế, góp phần duy trì sức tiêu dùng ở cả góc độ cá thể
và kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tìm việc làm hiệu quả - tạo điều kiện kết nối tốt hơn
giữa cung và cầu trong thị trường lao động.
- Giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước và doanh nghiệp

II. BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở CÁC NƯỚC


PHÁT TRIỂN
Nỗ lực đầu tiên trong việc đưa ra 1 kế hoạch về bảo hiểm thất nghiệp bắt
đầu từ TK 19 tại Đức, Italia,Thuỵ điển, sau đó đã lan rộng ra các nước như Pháp
(1905) Anh (1911) Hà lan (1916), Mỹ (1935).
Hiện nay Bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện rộng rãi ở các nước phát
triển với những bộ luật qui định khá toàn vẹn và chặt chẽ.Mỗi nước đều có qui
định riêng và thực hiện dựa trên những nguyên tác của mình.
- Hệ thống bảo hiểm được thực hiện rộng rãi khắp cả nước và được quản lý
linh hoạt phù hợp với điều kiện từng quốc gia.Ngoài công đoàn ,quĩ bảo hiểm
nhà nước còn có sự tham gia của các nghiệp đoàn các khu vực tư nhân tạo nên 1
thị trường vô cùng sôi động và có tính cạnh tranh.
- Loại hình bảo hiểm được áp dụng phong phú , đa dạng , đáp ứng đầy đủ
nhu cầu của con người
*Tại Mỹ có 7 loại hình:

Trung 2 – K46F trang 4


Tiểu luận môn KTCC: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

• Bảo hiểm thất nghiệp trên diện rộng (Unemployment Insurance Fact Sheet):
là chương trình hỗ trợ tài chính của Liên bang đối với hầu hết người lao động bị
thất nghiệp
• Bảo hiểm thất nghiệp dành cho nhân viên liên bang (Unemployment
Compensation for Federal Employees): là chương trình hỗ trợ cho những nhân
viên của bang bị mất việc có đủ điều kiện do chính quyền từng bang quản lý.
• Bảo hiểm thất nghiệp dành cho các cựu quân nhân (Unemployment
Compensation for Ex-Servicemembers): là chương trình hỗ trợ dành cho các cựu
quân nhân đủ điều kiện và cả những cựu nhân viên của Ban NOAA .
• Khoản lợi ích mở rộng (Extended Benefits): là chương trình của chính quyền
bang/liên bang dành cho các khu vực có tỉ lệ thất nghiệp cao
• Hỗ trợ thất nghiệp do thiên tai (Disaster Unemployment Assistance): là
chương trình đặc biệt dành cho những người lao động bị mất việc làm hoặc đột
ngột phải ngừng công việc do hậu quả của thiên tai.
• Phụ cấp ảnh hưởng thương mại (Trade Readjustment Allowances): là khoản
phụ cấp thu nhập dành cho những người lao động đã hết hưởng bồi thường thất
nghiệp và công việc của họ bị ảnh hưởng bởi hoạt động nhập khẩu.
• Hỗ trợ cho hoạt động tự kinh doanh (Self Employment Assistance): là chương
trình tự nguyện đặc biệt của nhà nước ở một số vùng dành cho những người lao
động tự tổ chức hoạt động kinh doanh.
*Tại UK có 6 loại hình
• Bảo hiểm bảo vệ thu nhập (Income protection insurance): dành cho hầu hết
các đối tượng lao động làm ở doanh nghiệp
• Bảo hiểm đảm bảo trả nợ ( Payment protection insurance); dành cho việc
đảm bảo cho những người lao động có thời gian để trả nợ khi bị mất việc
• Bảo hiểm bị sa thải (Redundancy insurance): dành cho người lao đọng mất
việt vi công ty bị phá sản hay do kinh tế suy thoái mà phải cắt giảm
• Bảo hiểm chống thất nghiệp (Unemployment protectin insurance):dành cho
những người tự kinh doanh riêng

Trung 2 – K46F trang 5


Tiểu luận môn KTCC: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

- Đối tượng bảo hiểm bao quát và đày đủ, mức độ hưởng trung bình giúp
những người mất việc vẫn có thể chi tiêu trung bình trong thời gian tìm việc mới

*Hệ thống nghiệp đoàn ở Thuy điển hết sức linh hoạt:

Người lao động không nhất thiết phải là công dân Thụy điển – người lao
động chỉ cần có giấy phép nhập cư và có thẻ cư trú là đủ điều kiện để tham gia
Bảo hiểm thất nghiệp. Lương thất nghiệp được chi bằng 60% lương thực tế sau
khi đã trừ đi các khoản đóng góp bắt buộc (thuế thu nhập, đóng góp BHXH,
BHYT). Trong trường hợp người lao động có ít nhất một trẻ em phụ thuộc sẽ
được nhận mức lương thất nghiệp là 67%lương thực tế. Thu nhập từ chế độ bảo
hiểm thất nghiệp không phải chịu thuế. Trong thời gian thất nghiệp, đối tượng
hưởng chế độ vẫn được tiếp tục tham gia BHYT trong một quỹ y tế công. Cơ
quan việc làm cũng đóng bảo hiểm hưu trí bắt buộc cho người hưởng chế độ thất
nghiệp.

Theo quy định của Liên minh châu Âu, người thất nghiệp có thể tìm việc
trong các nước Liên minh châu Âu khoảng 3 tháng và có thể lưu tại đó trong
thời gian này và sẽ tiếp tục nhận được lương thất nghiệp.

Hệ thống bảo hiểm thất nghiệp ở các nước phát triển dã được áp dụng từ lâu
đời và có vai trò to lớn trong việc đam bảo an sinh xã hội cũng như cân bằng
kinh tế nước đó.Bên cạnh sự ưu việt về hệ thống luật, sự phong phú về hình thức
là một cơ chế hợp lý giúp những người thất nghiệp nhanh chóng tìm được việc
làm. Đây là những ưu điểm mà Việt nam ta cần khéo léo học tập để vận dụng

Trung 2 – K46F trang 6


Tiểu luận môn KTCC: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

III. BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM


1. Khái quát về bảo hiểm xã hội Việt Nam
1.1 Các loại hình của BHXH
Theo quy định tại điều lệ BHXH ban hành theo quy định số 12/CP ngày
26/1/1995 của Chính phủ quy định ở nước ta bao gồm 2 loại hình BHXH bắt
buộc và BHXH tự nguyện. Đặc điểm của đối tượng của BHXH tự nguyện có
công việc nơi làm việc và thu nhập không ổn định, không có người sử dụng lao
động cụ thể hoặc ổn định để đóng thêm phí BHXH ngoài phần đóng góp của bản
thân họ. CHính vì thế mặc dù đã có trong bộ luật lao động Việt Nam nhưng mới
chỉ có điểu lệ về BHXH bắt buộc còn BHXH tự nguyện hiện nay mới mang tính
chất áp dụng thử nghiệm.
Một quy định khác hoàn toàn mới của luật BHXH là việc hình thành quỹ
BHTN từ năm 2009. Khi đó người thất nghiệp đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở
lên trong thời gian 24 tháng trước khi thất nghiệp sẽ được hưởng BHTN.
1.2 Các chế độ BHXH

Hiện nay ở nước ta có 5 chế dộ BHXH áp dụng cho các đối tượng bắt buộc, đó

▪ Trợ cấp ốm đau
▪ Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
▪ Trợ cấp thai sản
▪ Chế độ hưu trí
▪ Tiền mai tang, chế độ tuất
BHXH tự nguyện gồm các chế độ sau đây
▪ Chế độ hưu trí
▪ Trợ cấp tử tuất
1.3 Tình hình thực hiện

Trung 2 – K46F trang 7


Tiểu luận môn KTCC: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

BHXH mang lại sự đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân đặc biệt là
người làm công ăn lương. Cơ quan BHXH đã từng bước thực hiện cải cách thủ
tục hành chính trong quản lí và giải quyết chế độ chính sách cho người lao động
thông qua việc áp dụng công nghệ thông tn và cơ chế một cửa liên thông. Với
những nỗ lực trong việc triển khai thực hiện công tac thu BHXH theo luật
BHXH, số người tham gia BHXH bắt buộc được mở rộng. Trên 3 triệu lượt đối
tượng đang hưởng các chế độ, chính sách BHXH được giải quyết hưởng trợ cấp
kịp thời, đúng quy định của pháp luật.
Luật BHXH được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006,
với 3 thời điểm hiệu lực khác nhau: từ 1.1.2007 cho các quy định của luật nói
chung, từ 1.1.2008 cho chế độ BH tự nguyện và từ 1.1.2009 cho chế độ bảo
hiểm thất nghiệp.
Chỉ một năm sau khi đạo luật có hiệu lực, số đối tượng theo quy định tại
khoản 1 điều 2 của Luật tăng từ 6.759.723 người năm 2006 lên 8.148.123 người
năm 2007 ( tăng 20,7%). Trong đó lao động ở các cơ quan hành chính sự
nghiệp tăng 4%, doanh nghiệp dân doanh tăng 25,7%, doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài tăng 17,3%, doanh nghiệp nhà nước tăng 2. Tính chung lại đến
nay đã có khoảng 9,35 triệu người tham gia BHXH. Các tỉnh thành phố trong cả
nước đã thực hiện chi trả các chế độ BHXH với kinh phí lên tới 33.951 tỉ đồng,
trong đó chế độ hưu trí là 27.702 tỉ đồng chiếm 81,5% tổng chi. Trong năm này,
có thêm 120.315 người hưởng chế độ hàng tháng, 208.710 người hưởng chế độ
một lần. Hơn 2 triệu người hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp, 75000 người hưởng trợ cấp dưỡng sức, và 35000 người qua
đời được mai tang phí. Nhìn chung, các chế độ bảo hiểm đã được cải tiến, hoàn
thiện và được quy định rõ rang hơn. BHXH các tỉnh thành phố đã xử lí kịp thời
các chế độ chính sách theo quy định.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc:
■BHXH bắt buộc

Trung 2 – K46F trang 8


Tiểu luận môn KTCC: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

Tình trạng đối tượng tham gia BHXh không đóng, đóng không đúng thời
gian, không đúng mức quy định, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia
bắt buộc còn tồn tại ở nhiều nơi. Tình trạng nợ đọng, nợ dây dưa kéo dài BHXH
còn diễn ra, có doanh nghiệp nợ lên đến hàng tỷ đồng. Cơ quan quản lí thanh tra
xử phạt nhưng cũng chưa được giả quyết dứt điểm, khởi kiện doanh nghiệp ra
tòa thì chậm được xủ lý. Điều này đặt ra yêu cầu phải có sự thay đổi trong hình
thức và mức độ xử phạt với doanh nghiệp
Ngoài ra tồn tồn tại khó khăn do cơ quan quản lí không nắm được tình hình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tình hình sử dụng lao động.
Đặc biệt với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không thực hiện nghiêm túc
việc kí hợp đồng lao động, gây khó khăn trong khâu quản lí.Nhận thức của đối
tượng tham gia BHXH cũng cần phải quan tâm. Mới chỉ có 70% số người có
quan hệ lao động tham gia BHXH. 30% còn lại chỉ yếu nằm trong khu vực ngoài
quốc doanh và hợp tác xã. Nguyên nhân nằm từ cả hai phía người lao động và
người sử dụng lao động. Nhiều người lao động chỉ lo cho cuộc sống hiện tại mà
chưa tính đến cuộc sống mai sau, thu nhập lại không cao nên họ ưu tiên cho các
khoản chi trước mắt mà không đóng BHXH. Bên cạnh đó, nhiều chủ doanh
nghiệp cũng có tâm lí trốn tránh đóng BHXH cho người lao động bằng cách chỉ
kí hợp đồng dưới 3 tháng.
Sự phối hợp quản lí giữa các cơ quan Nhà nước trong việc kiểm tra xử lí vi
phạm BHXH còn thiếu đồng bộ.
■ BHXH tự nguyện
Các khó khăn gặp phải chủ yếu là: thu nhập của người lao động rất khác
nhau nên khó triển khai; Không thể thu tại các cơ quan xí nghiệp mà phải thu
từng người một nên chi phí hoạt động của bộ máy sẽ lớn. Thứ đến là nhận thức
của người dân với BHXH khi họ không bị bắt buộc phải tham gia. Về mặt Nhà
nước, khi cần thiết sẽ phải hỗ trợ quỹ BHXH tự nguyện. Do đặc thù khác với
các loại hình bảo hiểm kinh doanh khác nên quỹ BHXH tự nguyện phải đảm bảo

Trung 2 – K46F trang 9


Tiểu luận môn KTCC: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

không bao giờ bị phá sản, điều này cần có Nhà nước đứng ra đảm bảo cho hoạt
động của quỹ.

2. Luật và chính sách điều chỉnh vấn đề bảo hiểm thất nghiệp:

Vấn đề bảo hiểm thất nghiệp hiện đang được điều chỉnh cơ bản bởi Nghị định số
127/2008 NĐ – CP được Chính phủ ban hành ngày 12/12/2008 quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất
nghiệp. Theo nghị định này:

2.1 Về người lao động tham gia BHTN ( Điều 2,Chương 1)

Là công dân Việt Nam giao kết các loại hợp đồng lao động / làm việc không xác
định thời hạn hoặc hợp đồng lao động / làm việc xác định thời hạn đủ từ mười
hai tháng đến ba mươi sáu tháng.

Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng có giao kết
hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động quy định tại
Điều 3 Nghị định này theo các loại hợp đồng quy định tại khoản 1 điều này
không thuộc đối tượng tham gia BHTN.

2.2 Về người sử dụng lao động tham gia BHTN ( Điều 3, Chương 1 )

Là người sử dụng lao động có sử dụng từ mười 10 người lao động trở lên tại các
cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp : đơn vị Nhà nước; doanh nghiệp thành
lập theo luật Doanh nghiệp, luật Đầu tư; các hợp tác xã thành lập theo luật Hợp
tác xã; các hộ kinh doanh cá thể; các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trển
lãnh thổ Việt nam có sử dụng lao động là người Việt nam.

2.3. Điều kiện hưởng BHTN ( Điều 15, Chương 3 )

Người lao động thất nghiệp được hưởng BHTN khi đã đóng tiền BHTN đủ mười
hai tháng trở lên trong vòng hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc
chấm dứt hợp đồng lao động / làm việc theo quy định của pháp luật ; đã đăng ký
với cơ quan lao động khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động /

Trung 2 – K46F trang 10


Tiểu luận môn KTCC: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

làm việc và chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký với
cơ quan lao động

2.4. Mức trợ cấp thất nghiệp và thời gian hưởng trợ cấp ( Điều 16,
Chương 3 )

Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền
công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi bị mất
việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động / làm việc.Thời gian hưởng trợ cấp
thất nghiệp hằng tháng phụ thuộc vào thời gian làm việc có đóng bảo hiểm thất
nghiệp của người lao động và tổng thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp
hằng tháng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật Bảo hiểm
xã hội : 03 tháng, nếu có từ đủ 12 đến dưới 36 tháng đóng BHTN; 06 tháng, nếu
có từ đủ 36 đến dưới 72 tháng đóng BHTN; 09 tháng, nếu có từ đủ 72 đến dưới
144 tháng đóng BHTN; 12 tháng, nếu có từ đủ một 144 tháng đóng BHTN trở
lên.

2.5. Vấn đề hỗ trợ học nghề ( Điều 17, Chương 3 )

Việc tổ chức thực hiện hỗ trợ học nghề cho người lao động đang hưởng trợ cấp
thất nghiệp do cơ quan lao động thực hiện thông qua các cơ sở dạy nghề. Mức
hỗ trợ học nghề bằng mức chi phí học nghề ngắn hạn theo quy định của pháp
luật về dạy nghề. Thời gian được hỗ trợ học nghề không quá 6 tháng tính từ
ngày người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.

2.6. Vấn đề hỗ trợ việc làm ( Điều 18, Chương 3 )

Việc tổ chức thực hiện hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí cho người lao
động được hưởng trợ cấp thất nghiệp do cơ quan lao động thực hiện thông qua
các trung tâm giới thiệu việc làm. Thời gian được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc
làm tính từ ngày người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng và
không quá tổng thời gian mà người lao động đó được hưởng trợ cấp theo quy
định tại khoản 2 Điều 82 của Luật BHXH.

Trung 2 – K46F trang 11


Tiểu luận môn KTCC: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

2.7. Thời điểm hưởng bảo hiểm thất nghiệp ( Điều 20, Chương 3 )

Người lao động khi có đủ điều kiện hưởng BHTN thì được hưởng các chế độ
bảo BHTN tính từ ngày thứ 16 kể từ ngày đăng ký

2.8. Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp ( Điều 22, Chương 3 )

Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng sẽ bị tạm dừng
hưởng trợ cấp thất nghiệp khi không thông báo hằng tháng với cơ quan lao động
về việc tìm kiếm việc làm hoặc đang bị tạm giam.

Việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng sẽ được thực hiện vào tháng
tiếp theo khi người lao động vẫn trong khoảng thời gian hưởng trợ cấp thất
nghiệp và tiếp tục thực hiện thông báo hằng tháng với cơ quan lao động về việc
tìm kiếm việc làm hoặc sau thời gian tạm giam, người lao động vẫn trong
khoảng thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.

2.9. Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp ( Điều 23, Chương 3 )

Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
trong các trường hợp sau: hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp; có việc làm;
thực hiện nghĩa vụ quân sự; hưởng lương hưu; sau hai lần từ chối nhận việc làm
do tổ chức bảo hiểm xã hội giới thiệu mà không có lý do chính đáng; không
thông báo về tình hình việc làm với tổ chức BHXH trong ba tháng liên tục; ra
nước ngoài để định cư; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành
chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc chấp hành
hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo; bị chết.

2.10. Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm thất nghiệp ( Điều 25, Chương
4)

Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN, người
sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN
của những người lao động tham gia BHTN, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng

Trung 2 – K46F trang 12


Tiểu luận môn KTCC: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của những người lao động tham
gia BHTN và mỗi năm chuyển một lần.

Ngoài ra quỹ BHTN còn từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư quỹ và các nguồn
thu hợp pháp khác.

2.11. Việc đăng ký và thông báo về tìm việc làm với cơ quan lao động

( Điều 34, Chương 5 )

Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp
đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động phải đến cơ quan lao
động để đăng ký. Trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng,
người thất nghiệp phải đến thông báo với cơ quan lao động về việc tìm kiếm
việc làm.

3. Tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp:

3.1. Tình hình thu tiền BHTN:

Theo quy định của nghị định 127/2008 NĐ-CP thì việc tiếp nhận hồ sơ giải
quyết hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp do cơ quan lao động chịu trách nhiệm;
việc thu chi các chế độ thất nghiệp do bên Bảo hiểm xã hội Việt nam chịu trách
nhiệm.

Quy định về BHTN bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1.1.2009, nhưng khi triển
khai tại các địa phương thì còn gặp nhiều bất cập, khó khăn cần phải điều chỉnh
bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, nên Chính phủ đã cho phép các doanh nghiệp
được lùi thời hạn thực hiện bảo hiểm thất nghiệp đến tháng 6/2009. Theo thông
tin từ BHXHVN, tính đến khoảng giữa tháng 1/2010, đã có 5,4 triệu người đăng
kí đóng BHTN; cơ quan BHXH đã thu được 3.066 tỉ đồng (bao gồm 1% hỗ trợ
của Nhà nước) cho quỹ BHTN.

Tuy nhiên thực tế, việc thực hiện đóng bảo hiểm thất nghiệp vẫn còn
nhiều khó khăn, phát sinh nhiều bất cập, chưa thu hút được nhiều đối tượng
tham gia.
Trung 2 – K46F trang 13
Tiểu luận môn KTCC: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

 Các chủ doanh nghiệp né tránh đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao
động:

Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp cũng là đối tượng tham gia Bảo
hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế bắt buộc. Do đó, ngoài BHXH và BHYT đã được
triển khai thực hiện từ lâu, các doanh nghiệp giờ phải tiếp tục trích một khoản
chi phí để đóng BHTN cho người lao động. Tuy khoản chi phí này chỉ chiếm
1% quỹ tiền công, tiền lương tháng nhưng đối với các doanh nghiệp còn khó
khăn, nợ đọng BHXH kéo dài thì đây lại là một gánh nặng không nhỏ. Điều này
đã gây ra tình trạng né tránh đóng BHTN của các chủ doanh nghiệp.

Một cuộc khảo sát mới đây của Trung tâm hợp tác phát triển nguồn nhân
lực (C&D) và Tổ chức ActionAid tại một số địa phương công nghiệp về lao
động nhập cư cho kết quả: có trên 70% lao động nhập cư là nữ, trong đó chỉ có
28% nữ công nhân nhập cư có hợp đồng không xác định thời hạn, trong đó Hà
Nội chỉ đạt 15%, Đà Nẵng 17%.

Có 10% công nhân nữ nhập cư đang ký hợp đồng “miệng” hoặc không ký
hợp đồng lao động, 24% đang ký hợp đồng với thời hạn dưới 12 tháng ngay cả
khi đang làm những công việc thường xuyên, không có tính chất thời vụ, thậm
chí có 2% lao động nữ không biết mặt mũi hợp đồng ra sao. Tính chất bấp bênh
còn thể hiện ở chỗ có tới 36% công nhân nữ nhập cư đã từng chuyển nơi làm
việc 1-5 lần trong 5 năm qua.

“Chiêu” của các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp có sử dụng
nhiều lao động, để trốn tránh các khoản đóng góp thuộc về trách nhiệm xã hội
cho người lao động là ban hành quy định về việc ký hợp đồng cho lao động,
trong đó phần lớn lao động phổ thông sẽ ký hợp đồng theo trình tự: Hợp đồng
lao động lần thứ nhất (có thể có thêm hợp đồng lao động gia hạn lần 1), Hợp
đồng lao động xác định thời hạn lần 2, Hợp đồng lao động gia hạn (lần 2) rồi
mới ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Trung 2 – K46F trang 14


Tiểu luận môn KTCC: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

Với quy định như vậy, số lao động gắn bó với công ty đến khi được ký
hợp đồng lao động không xác định thời hạn là không nhiều.

Điều 27, Bộ luật Lao động quy định không được ký quá 2 lần hợp đồng xác định
thời hạn. Tuy nhiên, Điều 33 Luật này lại cho phép trong quá trình thực hiện
hợp đồng các bên có quyền thay đổi nội dung hợp đồng lao động (bao gồm cả
thay đổi thời hạn hợp đồng).

Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã vận dụng quy định này để gia hạn
hợp đồng, tránh ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao
động, mục đích “né” nộp bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp. Đặc biệt, với
quy định hợp đồng lao động trên 12 tháng mới bắt buộc đóng về bảo hiểm thất
nghiệp đã tạo ra kẽ hở lớn cho doanh nghiệp trốn đóng về bảo hiểm thất nghiệp.

 Người lao động thiếu thông tin và thói quen chỉ lo mưu sinh trước mắt:

Lao động Việt nam phần lớn là lao động trình độ trung bình thấp, đại trà.
Họ ít có điều kiện được tiếp cận với thông tin nên không biết sự xuất hiện của
các chính sách của Chính phủ, không biết những quyền lợi và nghĩa vụ của
mình. Điều này càng tạo điều kiện cho các chủ doanh nghiệp có những hành vi
bóc lột, lách luật, không đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Mặt khác, thói quen chỉ lo mưu sinh trước mắt đã khiến cho phần lớn
người lao động không ý thức được vai trò của việc đóng Bảo hiểm thất nghiệp.
Những lí do này dẫn đến tình trạng không quan tâm, không thực hiện đóng bảo
hiểm thất nghiệp của người lao động.

3.2. Tình hình chi tiền BHTN:

Từ ngày 1.1.2010, người lao động chính thức được đăng kí BHTN và
được chi trả nếu đủ điều kiện theo Luật Bảo hiểm.

Trung 2 – K46F trang 15


Tiểu luận môn KTCC: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

Theo báo cáo về tình hình thực hiện BHTN trong tháng 1 (từ ngày 04/01/2010
đến ngày 29/01/2010) của Sở Lao động – thương binh và xã hội, tình hình thực
hiện BHTN trên toàn quốc như sau:

Trung 2 – K46F trang 16


Tiểu luận môn KTCC: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

- Tổng số người đến đăng ký thất nghiệp : 5866 người

- Số người thất nghiệp đã nộp hồ sơ hưởng BHTN : 3221 người

- Số người thất nghiệp đã được xét duyệt hưởng : 1270 người


BHTN

- Số người thất nghiệp đề nghị chuyển hưởng : 929 người


BHTN

- Số người thất nghiệp có quyết định hưởng BHTN : 583 người

Một số địa phương có số lao động lớn đến đăng ký thất nghiệp, nộp hồ sơ hưởng
BHTN, đề nghị chuyển hưởng BHTN và được ký quyết định hưởng BHTN:

Số Số người
người thất Số người
Số người
Số thất nghiệp cóthất
S thất
người nghiệp quyết nghiệp đề
nghiệp đã
T Đơn vị báo cáo đến đã đượcđịnh nghị
nộp hồ sơ
T đăng xét hưởng chuyển
hưởng
ký TN duyệt BHTN hưởng
BHTN
hưởng BHTN
BHTN

1 TTGTVL TP.Hồ Chí Minh 2809 1451 39 39 557

2 TTGTVL Bình Dương 1213 644 565 223 296

3 TTGTVL Đồng Nai 276 161 122 72 39

4 TTGTVL Khánh Hoà 136 56 20 20 1

TTGTVL Bà Rịa – Vũng


5
Tàu 117 50 30 30 5

6 TTGTVL Hà Nội 1 107 46 24 10 2

Trung 2 – K46F trang 17


Tiểu luận môn KTCC: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

Như vậy, tính đến hết tháng 1.2009, cả nước chưa có trường hợp nào
được nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp.

Ông Nguyễn Đại Đồng - Cục truởng Cục việc làm cho biết sở dĩ chưa có
trường hợp nào nhận được tiền trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp là do việc thực làm
các thủ tục chứng thực thất nghiệp có thời hạn bắt đầu thực hiện mới chỉ 10
ngày, trong khi thời gian hoàn tất thủ tục lên tới 22 ngày nên việc chi trả chưa có
truờng hợp nào nhận tiền cũng là điều dễ hiểu. Theo quy định của luật BHTN,
trong vòng 7 ngày kể từ ngày mất việc, chấm dứt hợp đồng lao động, người lao
động phải đi đăng ký thất nghiệp. Trong vòng 15 ngày sau đó, người lao động
phải nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tổng cộng người lao động chỉ có
22 ngày để hoàn tất hồ sơ, nếu không đăng ký kịp, người lao động sẽ bị xem như
từ chối hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Một vấn đề nữa đã gây ra khó khăn rất lớn cho người lao động đi đăng kí
hưởng BHTN trong thời gian qua là vấn đề chốt sổ BHXH. Tính đến ngày
13.1.2010, tại các địa điểm đăng kí thất nghiệp trên địa bàn Hà nội, có 61 người
đến đăng kí. Trong đó, chỉ có 1 người đủ giấy tờ để nộp hồ sơ đề nghị hưởng
BHTN, 60 người còn lại đều không đạt điều kiện do thiếu sổ BHXH vốn bị chủ
cũ lần khuất. Theo quy định, 15 ngày sau khi ĐKTN, người lao động phải nộp
sổ BHXH. Nhưng thực tế, rất nhiều doanh nghiệp tìm cách kéo dài thời gian
chốt sổ BHXH vì trước đó doanh nghiệp thường trốn, chây ì đóng BHXH,
BHTN. Và theo quy định, sau 15 ngày đăng kí mà người lao động không nộp sổ
BHTN thì không hợp lệ và không được hưởng BHTN.

Năm 2009 là năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế Việt nam
cũng chịu những ảnh hưởng lớn. Nhiều doanh nghiệp phá sản, lao động thất
nghiệp gia tăng. Với mức thu và chi BHTN theo quy định như hiện nay, nhiều

Trung 2 – K46F trang 18


Tiểu luận môn KTCC: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

người lo lắng đến vấn đề không đủ chi. Tuy nhiên với mức 3.066 tỉ đồng đã thu
được, ông Nguyễn Đại Đồng cũng khẳng định sẽ không thiếu tiền chi trả. Lí do
là vì gói kích cầu và các giải pháp đồng bộ của Chính phủ đã có hiệu quả tích
cực khi năm 2009, nền kinh tế vẫn có mức tăng trưởng 5%, vì vậy số lượng lao
động thất nghiệp đã không cao như kịch bản mà Bộ LĐ – TB và XH đưa ra khi
bắt đầu triển khai BHTN. Thêm nữa, trong số 5,4 triệu lao động tham gia
BHTN, có tới 1 triệu lao động đang làm việc trong các cơ quan khối sự nghiệp.
Đây là những người “ không có nguy cơ thất nghiệp”, vì vậy có thể coi khoản
thu từ số người này như một khoản “ bảo hiểm” cho quỹ BHTN không vỡ.

3.3. Vấn đề xác định lao động thất nghiệp:

Thất nghiệp là tình trạng không có việc làm, không được thuê mướn. Lao
động thất nghiệp chỉ được hưởng BHTN khi có đầy đủ các điều kiện theo điều
15 của Nghị định 127/2008 của chính phủ về BHTN.

Thực tế tồn tại không ít bất cập xung quanh vấn đề xác định thất nghiệp
để nhận hưởng BHTN. Nhiều người lao động đã mất việc làm tại doanh nghiệp
này, đi đăng kí hưởng BHTN nhưng sau một thời gian lại tìm được công việc
mới nhưng không thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội . Vấn đề này đã gây ra
khó khăn không nhỏ cho các cơ quan bảo hiểm trong vấn đề xác định tình trạng
việc làm thực tế của người lao động, làm méo mó ý nghĩa tích cực của khoản chi
BHTN. Thậm chí có trường hợp người lao động chủ động xin thôi việc để
hưởng BHTN.

3.4.Tình hình giới thiệu việc làm cho người lao động thất nghiệp được
hưởng BHTN:

Theo thống kê đến tháng 12.2009 của Tổng cục thống kê Việt nam cả
nước có 1,3 triệu lao động trong độ tuổi thất nghiệp, tỉ lệ thất nghiệp là 2.9%

Trung 2 – K46F trang 19


Tiểu luận môn KTCC: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

( cao hơn mức 2.38% của năm 2008 ), trong đó tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành
thị là 4.64% , xấp xỉ năm 2008; khu vực nông thôn là 2.25%, cao hơn mức
1.53% của năm 2008.

Theo Luật Bảo hiểm xã hội, lao động thất nghiệp được hưởng BHTN
ngoài số tiền trợ cấp sẽ được cơ quan lao động thông qua các trung tâm hỗ trợ
việc làm tư vấn, giới thiệu và học nghề miễn phí ( không quá 6 tháng kể từ khi
hưởng BHTN hàng tháng ). Theo ông Lê Quang Trung, Phó cục trưởng Cục việc
làm, giới thiệu chỗ làm mới được tiến hành theo 3 cách: giới thiệu công việc phù
hợp với ngành đào tạo, phù hợp với chuyên môn đã làm từ trước tới nay và giới
thiệu việc làm tương tự cho lao động phổ thông.

Tuy nhiên theo quy định của Luật BHXH, nếu người lao động từ chối 2
lần công việc do BHXH giới thiệu mà không có lí do chính đáng thì sẽ bị cắt trợ
cấp thất nghiệp. Câu hỏi đặt ra là “ thế nào là lí do chính đáng và không chính
đáng” ? Điều này đã gây ra không ít khó khăn cho người lao động thất nghiệp.
Nhiều trường hợp phải chấp nhận công việc giới thiệu không phù hợp với khả
năng, hoàn cảnh hoặc phải từ chối quá 2 lần thì sẽ không được hưởng trợ cấp
thất nghiệp nữa.

3.5. Tình hình hỗ trợ đào tạo học nghề cho người lao động hưởng
BHTN:

Chính sách hưởng BHTN mới bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1.1.2010 nên
công việc tổ chức các lớp học nghề miễn phí theo quy định của Luật Bảo hiểm
cho người lao động thất nghiệp vẫn chưa được triển khai sâu rộng. Mặc dù vậy,
một thực trạng vẫn tồn tại từ nhiều năm nay khiến các tổ chức bảo hiểm cần phải
quan tâm là các trung tâm dạy nghề thì xuất hiện ồ ạt mà chất lượng đào tạo cho
người lao động lại thấp, không phù hợp thực tế.

Trung 2 – K46F trang 20


Tiểu luận môn KTCC: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

Hiện nước ta có khoảng 300 trường dạy nghề và hơn 1000 trung tâm dạy
nghề của các bộ và tỉnh ; đề án đào tạo nghề đến hết năm 2010 được phép chi tới
24 nghìn tỉ đồng kinh phí, nhưng thực trạng chung là đào tạo không khớp với
nhu cầu, và các doanh nghiệp vẫn phải đào tạo lại. Ví dụ như theo thống kê tại 3
thành phố Đồng Nai, Bình Dương, tp Hồ Chí Minh, năm 2009 có trên 100 nghìn
việc làm cần tuyển lao động nhưng số người lao động đến đăng kí tuyển dụng
chỉ chiếm 17% nhu cầu và chỉ có 6% trong số đó là đạt yêu cầu.

Như vậy việc đào tạo nghề như thế nào cho chất lượng và phù hợp với
nhu cầu của các doanh nghiệp luôn là vấn đề rất cần quan tâm, nhất là đối với
các đối tượng lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, để họ sẵn sàng tìm được
công việc mới mà không bị áp lực tái thất nghiệp.

4. Phân tích nguyên nhân, giải pháp cho các vướng mắc gặp phải

4.1.1 Văn bản hướng dẫn chưa đầy đủ.

- Vướng mắc trong tính thời gian đóng và hưởng trợ cấp
- Vướng mắc khi so sánh với Bộ luật lao độn trước đó.
- Vướng mắc trong quy định quyền từ chối việc làm được giới thiệu

Theo Công văn số 3496/LĐTBXH-VL: Sau ngày 1-1-2009, NLĐ bị mất


việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động thì được hưởng các chế độ BHTN
đối với thời gian tham gia BHTN (sau ngày 1-1-2009) và được hưởng trợ cấp
thôi việc đối với thời gian đã làm việc cho DN trước ngày 1-1-2009 mà chưa
nhận được trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc.Tổng LĐLĐ Việt Nam
cho rằng, nội dung trả lời như trên vẫn chưa giải thích đầy đủ những băn khoăn,
thắc mắc của NLĐ, đồng thời cũng đã đặt ra một số vấn đề mới liên quan đến
trợ cấp thôi việc trong luật BHTN.Cụ thể là NLĐ có thâm niên làm việc ở DN từ
đủ 12 tháng trở lên kể từ trước ngày 1-1-2009 nhưng thời gian đóng BHTN chưa
đủ 12 tháng mà bị thất nghiệp thì có được trả trợ cấp mất việc theo Điều 17

Trung 2 – K46F trang 21


Tiểu luận môn KTCC: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

BLLĐ hay không? NLĐ có thâm niên làm việc tại DN từ 12 tháng trở lên trước
ngày 1-1-2009 sau đó thôi việc theo điều 36, 37, 38 bộ luật Lao động thì khoảng
thời gian từ 1-1-2009 trở về trước có được trả trợ cấp thôi việc theo Điều 42
không?NLĐ có thâm niên làm việc ở DN, sau khi đủ điều kiện hưởng BHTN mà
DN chấm dứt hoạt động hoặc giải thể một bộ phận thì NLĐ có được hưởng trợ
cấp mất việc hoặc thôi việc đối với thời gian làm việc từ ngày 1-1-2009 trở về
trước không?

Theo quy định của bộ luật Lao động, NLĐ được hưởng trợ cấp mất việc
làm (Điều 17) mỗi năm làm việc được trả một tháng lương, nhưng thấp nhất
cũng bằng hai tháng lương; trong khi NLĐ được hưởng trợ cấp thôi việc (Điều
42) mỗi năm làm việc là nửa tháng lương. Ngoài ra, để được hưởng trợ cấp thất
nghiệp, người thất nghiệp phải đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong thời gian
24 tháng trước khi thất nghiệp. Như vậy, việc định mốc thời gian sẽ không tính
được vì nếu tính từ 1-1-2009 thì phải đến hết ngày 31-12-2009, NLĐ mới được
hưởng BHTN. Như vậy, những trường hợp bị thôi việc, mất việc trong năm
2009 sẽ không nằm trong khung điều chỉnh của luật, gây thiệt thòi cho người lao
động về các khoản trợ cấp thôi việc hoặc rơi vào tình trạng thất nghiệp.

Ngoài ra không ít người băn khoăn: theo quy định, người lao động sẽ
được giới thiệu việc làm sau khi đăng ký mất việc, nhưng họ hoàn toàn có quyền
từ chối việc làm nếu có lý do chính đáng. Tuy nhiên, nghị định số 127 lẫn thông
tư 04 của Bộ Lao động - thương binh & xã hội đều chưa nêu rõ được thế nào là
lý do chính đáng để từ chối việc làm mà các trung tâm việc làm giới thiệu mà m
ới ch ỉ h ư ớng d ẫn từ chối việc làm không có lý do chính đáng nằm trong ba
trường hợp: không chịu làm công việc theo ngành nghề đã được đào tạo, không
chịu làm công việc đã làm trước khi thất nghiệp, là lao động phổ thông nhưng
lại từ chối những công việc dành cho lao động phổ thông. Đây là một vấn đề mà
trong quá trình thực tiễn thực hiện luật BHTN có thể sẽ xảy ra. Bởi, nhiều người
lao động nghỉ việc vì lý do mức thu nhập thấp, nếu giới thiệu cho họ một công
Trung 2 – K46F trang 22
Tiểu luận môn KTCC: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

việc phù hợp với khả năng nhưng thu nhập thấp hơn công ty cũ thì họ cũng
không làm.

Về vấn đề thiếu văn bản hướng dẫn ta thấy Nhằm hướng dẫn thực hiện
một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về
bảo hiểm thất nghiệp, ngày 22 tháng 01 năm 2009, Bộ Lao động Thương binh
và Xã hội đã ban hành Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH. Tuy nhi ên cần
phải có thêm nhiều văn bản hướngdẫn cụ thể khác cho từng trường hợp vướng
mắc cụ thể nảy sinh trong thực tế. Ngoài ra phải liên tục tổ chức các cuộc hội
thảo lấy ý kiến của doanh nghiệp cũng như hướng dẫn thực hiện luật bảo hiểm
thất nghiệp nếu có điều kiện. Từng thành phố, tỉnh phải công khai số đi ện thoại
, địa chỉ liên hệ thực hiện và giải quết các vướng mắc của luật bảo hiểm thất
nghiệp để cả người lao động và ngươì sử dụng lao động có điều kiện tìm hi ểu. S
ớm đưa luật vào cuộc sống.

Những lúng túng, vướng mắc ban đầu cũng đã xuất hiện và cơ bản đã
được các địa phương chủ động giải quyết. Chẳng hạn ở TP.HCM, theo quy định,
người lao động phải trực tiếp đến đăng ký thất nghiệp trong vòng bảy ngày kể từ
khi mất việc khiến cả hai phía người lao động và trung tâm giới thiệu việc làm
gặp khó. Sở LĐ-TB&XH TP.HCM xử lý rất nhanh là cho phép người lao động
được ủy quyền đăng ký, làm hồ sơ. Đ ể g ỉải quyết các vướng mắc trên rất cần
đến sự linh hoạt trong việc xử lý của các cơ quan chức năng khi mà văn bản ban
hành hướng dẫn thực hiện vẫn còn chưa nắm bắt được hết các vướng mắc.

4.2 Ý thức của người lao động cũng như người sử dụng lao động chưa cao.

Trước hết tâm lý của người lao động là không muốn bỏ tiền ra đóng góp
bất kỳ khoản gì, không muốn tham gia vì ngại những thủ tục phiền hà...
Hiện tượng còn rất nhiều doanh nghiệp cũng như người lao động không chịu
đóng bảo hiểm thất nghiệp là do h ọ rất băn khoăn về 3 câu hỏi;

Trung 2 – K46F trang 23


Tiểu luận môn KTCC: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

Thứ 1 : Họ không biết khi thất nghiệp sẽ phải đến đâu để nhận tiền trợ cấp.
Thứ 2 : Thủ tục đăng kí khá phiền hà
Thứ 3 : Nhiều lao động còn tỏ ra chủ quan khi nh ận định rằng nh ững gì họ
nhận được từ bảo hiểm thất nghiệp là quá phiền phúc và từ đó có tâm lý là thà
tranh thủ đi kiếm việc khác tốt h ơn,
Đó là ngừoi lao động còn ngừoi sử dụng lao động thì ta thấy rằng trong
điều kiện cạnh tranh rất gay gắt, trong điều kiện hội nhập mà nước ta hầu hết
trên 90% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thì bất kỳ một sự gia tăng chi phí đầu vào
nào dù là nhỏ cũng sẽ gây ảnh hướng sống còn đến hoạt động, sự sống của
doanh nghiệp. Vì thế xảy ra hiện tượng chây ỳ trong việc đóng bảo hiểm thất
nghiệp ở c ác doanh nghi ệp đ ặc bi ệt l à doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Gỉải pháp đưa ra là cần nâng cao nhận thức cho người sử dụng lao động
về trách nhiệm của họ. Đồng thời cũng phải tuyên truyền để người lao động
được biết tự bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách yêu cầu chủ sử dụng lao động
phải thực hiện đúng theo quy định. Hơn nữa, bên cạnh người lao động bao giờ
cũng có tổ chức công đoàn bảo vệ quyền lợi và cũng phải kể tới các hoạt động
thanh tra, kiểm tra, giám sát để các bên thực hiện các quy định này.
Để khắc phục tình trạng trên, trong kế hoạch tổng thể về triển khai bảo
hiểm thất nghiệp, ngày 05/12/2008 Bộ trưởng Bộ LĐTBXH đã có công văn số
4562/LĐTBXH-CVL gửi Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương đề nghị triển khai tuyên truyền và phổ biến các quy định của Luật Bảo
hiểm xã hội về chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, Bộ LĐTBXH đề nghị
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo cơ quan lao động và các
cơ quan có liên quan triển khai tuyên truyền, phổ biến với nhiều hình thức phù
hợp về chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội
đối với người sử dụng lao động, người lao động và các doanh nghiệp, tổ chức
trên địa bàn. Trong đó cần tập trung tuyên truyền và phổ biến về đối tượng thực
hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

Trung 2 – K46F trang 24


Tiểu luận môn KTCC: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

Ngoài biện pháp tuyên truyền thì cũng cần có những chính sách cụ thể và thi
ết th ực như để giảm bớt khó khăn của doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế toàn
cầu suy thoái, Chính phủ vừa cho phép doanh nghiệp được chậm nộp 1% quỹ
tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người tham gia bảo
hiểm thất nghiệp và 1% phí công đoàn của 6 tháng đầu năm 2009.
4.3 Các cơ quan hữu quan đùn đẩy trách nhiệm cho nhau
Theo quy định trong luật, sau 15 ngày đăng ký mất việc, người lao động
phải chốt được sổ bảo hiểm xã hội để hoàn thiện hồ sơ. Tuy nhiên, nhiều người
lao động cho hay nơi họ làm việc cố tình gây khó khăn trong việc chốt sổ bảo
hiểm xã hội.việc chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người thất nghiệp đã gặp nhiều
vướng mắc. Nhiều người dù đã đăng ký từ sớm nhưng chưa được chốt sổ là do
các doanh nghiệp làm thủ tục chốt sổ không đúng quy trình, nhầm lẫn thông tin
của họ. Hồ sơ được gửi lên, Bảo hiểm xã hội rà soát thấy sai phải gửi trở lại để
doanh nghiệp làm lại. Việc này sẽ khiến nhiều người lao động thất nghiệp không
thể nhận được trợ cấp đúng hạn.
Cơ quan chức năng lúng túng thừa nhận có nhiều vướng mắc phát sinh từ
thực tế mà họ chưa lường hết được. Đơn cử, trong trường hợp doanh nghiệp nợ
bảo hiểm thất nghiệp từ 3 tháng trở lên thì người lao động không được chốt sổ
bảo hiểm xã hội, và như vậy sẽ không được nhận trợ cấp thất nghiệp. Lỗi ở đây
là của chủ doanh nghiệp, nhưng thiệt hại lại thuộc về người lao động. Và cơ
quan chức năng thì chưa biết tính sao.
Tương tự, ở doanh nghiệp có chủ bỏ trốn cũng không biết phải giải quyết
quyền lợi cho người lao động ra sao. Nếu doanh nghiệp không hợp tác trong
việc chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động đúng hạn thì cơ quan chức
năng cũng chưa biết phải áp dụng biện pháp hữu hiệu nào?... Và còn nhiều
vướng mắc khác nữa.
Để giải quyết tình trạng trên bảo hiểm xã hội nên "linh động" cho doanh
nghiệp chậm đóng 1 tháng vẫn có thể chốt sổ. Còn doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã

Trung 2 – K46F trang 25


Tiểu luận môn KTCC: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

hội từ 1 đến 3 tháng thì người sử dụng lao động phải cam kết với bảo hiểm xã
hội một tháng sau phải hoàn trả.
Các tỉnh nên học tập cách làm của Bình Dương trong việc thực hiện bảo
hiểm thất nghiệp cho người lao động. Cụ thể, tỉnh này đã có sáng tạo trong việc
rút ngắn thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội bằng cách cấp sổ bảo hiểm xã hội dạng
tờ rời cho người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội. Cách làm này vừa đúng
quy định, đầy đủ thông tin vừa giúp giảm bớt thời gian chờ đợi chốt sổ bảo hiểm

Cách làm nói trên cũng đã giúp Bình Dương có tỷ lệ người lao động hoàn
thành hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp lớn nhất nước: 655 người đến đăng ký
thất nghiệp, trong đó có 306 người đã hòan thành hồ sơ hưởng – chiếm tỷ lệ gần
50%.
Hoặc cứng rắn hơn nên kiến nghị để có chế tài xử lý đối với những doanh
nghiệp chậm chốt sổ. Vì doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng, doanh
nghiệp có chốt sổ thì mới trả về cho người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng.
Về nguyên tắc, sẽ bảo lưu cùng lúc cả ba loại bảo hiểm của người lao động đó là
BHXH, BHYT, BHTN nên khi người lao động nghỉ việc, nếu có đủ điều kiện
được hưởng BHTN, sẽ can thiệp để doanh nghiệp nhanh chóng chốt sổ đảm bảo
thời gian cho người lao động đăng ký hồ sơ. Những doanh nghiệp còn nợ
BHXH của người lao động tại cơ quan BHXH tỉnh, khi doanh nghiệp nộp tổng
tiền phát sinh, BHXH tỉnh sẽ ưu tiên cho BHYT và BHTN. Doanh nghiệp nào
đóng trả đầy đủ thì mới tiếp tục cho đăng ký lần sau
4.4. Tính đa dạng của thị trường lao động nảy sinh các trường hợp dễ
giải quyết
Một trong những nguyên nhân gây ra thất nghiệp còn do những người lao
động làm những công việc mang tính chất mùa chất mùa vụ ,những làng nghề
truyền thống.Tiền lương của họ cũng phụ thuộc vào sản lượng đặt hàng cũng
như thời vụ trong năm do đó việc tính toán tièn lương chính xác để tính phí bảo
hiẻm cũng không thể rõ ràng được.Đó là chưa kể, mức độ luân chuyển, di dời

Trung 2 – K46F trang 26


Tiểu luận môn KTCC: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

lao động ở nhiều công ty phải đến 50% mỗi năm khiến việc theo dõi, chốt sổ
bảo hiểm rất phức tạp.
Giải pháp cho vấn đề này một lần nữa lại yêu cầu các cơ quan hữu quan phải
tổ chức nhiều cuộc hội thảo lấy ý kiến của da dạng các loại hình doanh nghiệp
hơn nữa. Có như vậy luật mới chặt chẽ và g ần với thực tế như mong đợi . Ngoài
ra thì nên chăng có những hướng dẫn thực hiện riêng cho nhưng trường hợp bất
cập của luật bảo hiểm thất nghiệp như đã đề cập ở trên.
5. Phản ứng của người lao động và người sử dụng lao động sau một năm
thực hiện BHTN
Theo các DN, nếu thực hiện BHTN và bỏ đi quy định về trợ cấp mất việc
làm thì sẽ rất tốt, và có lợi cho cả người lao động và DN. Từ trước đến nay DN
gặp rất nhiều khó khăn, gây ra tranh chấp lao động trong quá trình thực hiện trợ
cấp thôi việc. Một thực tế của chính sách này là nếu người lao động càng di
chuyển nhiều DN thì lại càng được thêm chế độ về trợ cấp này. Chính sách
BHTN này là phù hợp, chính xác, trả đúng người, đúng việc cho những lao động
không may bị thất nghiệp. Nếu có sự điều chỉnh và quy định chặt chẽ sẽ có tác
động tốt về mặt XH. Nếu như thực hiện được chính sách này thì DN cũng đỡ tốn
một khoản quỹ phải lưu lại tại DN.
Tuy nhiên nhiều lao động lại cho rằng cứ theo luật Bảo hiểm thất nghiệp
này, các doanh nghiệp tha hồ cho thôi việc, đuổi việc vì giờ họ không phải trả
trợ cấp nữa, mà có bảo hiểm xã hội lo. Người lao động ngày trước làm đủ 12
tháng mà thôi việc thì doanh nghiệp phải trả trợ cấp 50% lương, nay một
năm doanh nghiệp chỉ đóng có 12% lương cơ bản. Rõ ràng, Luật bảo hiểm thất
nghiệp nghe tưởng như bảo vệ quyền lợi người lao động nhưng nội dung thì
không phải vậy.

Về một phương diện khác, có ý kiến cho rằng, trước rất nhiều loại loại
bảo hiểm hiện nay, chính sách bảo hiểm thất nghiệp ra đời cũng chỉ là việc
khoác thêm "gánh nặng" về chi nộp đối với giới chủ và NLĐ.

Trung 2 – K46F trang 27


Tiểu luận môn KTCC: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

Ngược lại cũng có ý kiến cho rằng sự tham gia của 3 bên khiến mức đóng
góp của DN ít đi, trong khi họ lại không phải giải quyết các trợ cấp vốn đã phức
tạp theo điều 17 và 42 của Luật lao động, mà NLĐ lại được hưởng mức trợ cấp
thất nghiệp tốt, khiến đại diện các DN đều nhận xét, đây là những ưu điểm nổi
bật của bảo hiểm thất nghiệp.

Nhiều người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp mang tính làng
nghề hay các ngành sản xuất chịu ảnh hưởng của yếu tố thời vụ như: dệt may, da
giầy, chế biến thủy hải sản… cũng nhận định việc thực hiện BHTN là gây khó
cho họ do họ không tự chủ được. Do yếu tố công việc bấp bênh, họ khó kí hợp
đồng lao động, mặt khác thu nhập của người lao động vào mùa vụ khác nhau
cũng khác nhau nên khó xác đinh để tính phí BHTN.

Ngoài ra, các vấn đề về tư vấn, dạy nghề và giới thiệu việc làm tại các
trường, các trung tâm cũng được các DN rất quan tâm. Các DN cho rằng, các
trung tâm cần nâng cao hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với DN để đào tạo được
những lao động đáp ứng được cả chất lượng và số lượng, chứ không phải đào
tạo ra những người thất nghiệp rồi để họ lại thất nghiệp.

Một vấn đề nữa được nhiều DN quan tâm theo quy định của nghị định
này, số lượng lao động phải tham gia BHTN trong một DN phải có tối thiểu từ
10 lao động trở lên. Theo nhiều DN, vấn đề chênh lệch về lao động là rất lớn, từ
lao động giản đơn cho đến lai động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Nếu để
số lương này sẽ rất bất hợp lý bởi có những DN chỉ dưới 10 lao động nhưng lại
có doanh thu lớn, đóng góp nhiều cho XH thì lại không thuộc đối tượng điều
chỉnh của dự thảo. Bên cạnh đó lại có những DN rất đông lao động nhưng gặp
nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nếu phải đóng BHTN cũng rất khó
khăn.Trên đây là những ý kiến điển hình của dư luận cũng như các đối tượng
tham gia BHTN về việc tiến hành thực hiện BHTN ở Việt Nam. Để có được cái

Trung 2 – K46F trang 28


Tiểu luận môn KTCC: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

nhìn thực tế khách quan, nhóm đã tiến hành một cuộc thăm dò ý kiến với quy
mô nhỏ về vấn đề này

Kết quả từ cuộc thăm dò ý kiến người lao động do nhóm thực hiện:

Dựa trên 75 người tham gia điều tra, nhóm nhận thấy chưa có nhiều người lao
động biết đến và tham gia BHTN. Theo kết quả điều tra được mới có 50% người
lao động tham gia BHTN ( bị ảnh hưởng bởi yếu tố mẫu điều tra do hầu hết là
người lao động ở thành phố). Thông tin người lao động nhận được: báo chí 26%,
văn bản 5%, công ty 26% ngoài ra 20% đến từ nguốn khác. Từ đó nhận thấy
mức độ phổ cập thông tin của BHTN là chưa cao.

Khi đưa ra các câu hỏi kiểm tra về thông tin trong luật, thì chỉ có 10% là
nắm chắc về luật bảo hiểm thất nghiệp còn lại đến 90 % là không nắm chắc về
các qui định về luật này

Sau gần 1 năm ban hành nhưng những lợi ích mà bảo hiểm thất nghiệp đem
lại vẫn chưa được nhiều người lao động biết đến và hiểu rõ nên có đến 46/75
phiếu được thu thập thấy việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp này không cần thiết
lắm.Nguyên nhân chính ở đây là văn bản hướng dẫn chưa đầy đủ (với nhận định
của 62% người được hỏi) .Trong số 37 người tham gia đóng bảo hiểm chỉ có 5%
nhận thấy mức phí là cao còn lại mọi người đềư nhận thấy là có thể chấp nhận
được.

Với 75 phiếu thu được thì đa số đều mong muốn sẽ có được các lợi ich mà
BHTN đem lại(98%) xong họ đều có mong muốn là cần phải có thêm nhiều
thông tin để nắm bắt hơn nữa.

Phiếu điều tra của nhóm tuy chưa thể khái quát hết thực trạng và phản ứng
của người dân với BHTN nhưng phần nào đã cho ta thấy việc tham gia bảo hiểm
mang tính chất bắt buộc nhưng thực tế lại không được mọi người biết đến

Trung 2 – K46F trang 29


Tiểu luận môn KTCC: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

mấy.Việc thiếu thông tin về lợi ích, quyền lợi khi tham gia BHTN là vấn đề mà
chúng ta cần phải lưư ý

IV. Nhìn nhận về tính ưu việt của việc thực hiện


BHTN ở Việt Nam và hướng phát triển trong thời gian tới

Như đã nói ở phần I, Bảo hiểm thất nghiệp là một biện pháp hỗ trợ người
lao động (NLĐ) trong thị trường lao động. Thông qua các hoạt động đào tạo
nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm, sớm đưa những lao động thất nghiệp trở lại
làm việc. Đồng thời, nó cũng hỗ trợ một khoản tiền đảm bảo ổn định cuộc sống
cho NLĐ trong thời gian mất việc. Bảo hiểm thất nghiệp là một loại hình bảo
hiểm tiến bộ không chỉ có ý nghĩa hỗ trợ người lao động khi mất việc làm mà
còn có giá trị ổn định kinh tế - xã hội đối với xã hội, đất nước.

Về bề ngoài, nghị định có hiệu lực sẽ buộc DN phải đóng thêm một khoản
chi phí vào quỹ BHTN (1% quỹ lương). Tuy nhiên, trên thực tế nghị định lại
tháo gỡ cho DN. Nếu như trước đây, DN phải chi trả trợ cấp thôi việc và mất
việc làm cho người lao động từ nguồn quỹ hoàn toàn thuộc về DN. Hàng năm
DN phải dành từ 1-3% ngân sách cho quỹ phòng chống rủi ro này.
Nay mức đóng góp đã được chia sẻ, DN đóng 1%, người lao động 1% và
1% từ phía Chính phủ. Như vậy sẽ tốt hơn và công bằng hơn cho DN. BHTN
ngoài ý nghĩa an sinh xã hội còn góp phần giảm bớt gánh nặng cho các DN. Đặc
biệt, trong giai đoạn nền kinh tế thế giới nói chung, kinh tế Việt Nam nói riêng
đang gặp nhiều khó khăn từ ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu. Nguy cơ mất
việc làm đối với người lao động trong thời gian tới sẽ tăng cao hơn. BHTN thực
sự là một công cụ an sinh xã hội ưu việt
▪ Bảo hiểm thất nghiệp là một loại hình bảo hiểm tiến bộ không chỉ có ý
nghĩa hỗ trợ người lao động khi mất việc làm mà còn có giá trị ổn định kinh tế -
xã hội đối với xã hội, đất nước. Trên thế giới, bảo hiểm thất nghiệp phát triển
khi kinh tế thị trường phát triển. Khi đó, thị trường lao động phát triển mạnh thì
Trung 2 – K46F trang 30
Tiểu luận môn KTCC: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

khả năng rủi ro thất nghiệp lớn. Bảo hiểm thất nghiệp chỉ có ý nghĩa trợ cấp cho
người lao động mang tính ngắn hạn
Ở những nước giàu, ngoài bảo hiểm thất nghiệp còn có chế độ trợ cấp xã
hội cho những người lao động thất nghiệp tuyệt đối, thất nghiệp dài hạn. Đối
tượng của bảo hiểm thất nghiệp tương đối hẹp, là những người đã có việc làm,
có quan hệ lao động (có hợp đồng lao động với người sử dụng lao động) và
đóng bảo hiểm thất nghiệp thì khi mất việc làm sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm
thất nghiệp. Thị trường lao động ở Việt Nam hiện mới hình thành và còn trong
giai đoạn phát triển thấp nên nếu áp dụng bảo hiểm thất nghiệp mà không có
tính khả thi thì mất đi ý nghĩa xã hội của loại hình bảo hiểm này.

Trong trường hợp xảy ra thất nghiệp hàng loạt do biến động về chiến
tranh, khủng hoảng kinh tế, thiên tai…thì cần phải có thêm giá đỡ của Nhà nước
vì lúc đó quỹ bảo hiểm thất nghiệp sẽ không kham nổi. Không chỉ có nhà nước
bản thân chi phí đầu vào của các doanh nghiệp hiện nay cũng tăng do giá hàng
hoá trên thị trường đã hình thành một mặt bằng giá cao. Trong khi đó, trong bối
cảnh cạnh tranh và hội nhập thì cần phải có giải pháp giảm chi phí đầu vào nên
nhiều doanh nghiệp vẫn lo ngại nếu áp dụng chính sách bảo hiểm thất nghiệp,
đây là bài toán của bảo hiểm thất nghiệp mà hiện chưa có bài giải nào thấu đáo.
Nên chăng các cơ quan hữu quan nên đặc biệt chú trọng vào mảng đào tạo nghề
và giới thiệu việc làm mới cho người thất nghiệp hơn là tính toán đến số tiền
đóng và hưởng . Để phát triền được việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp ở Việt
Nam rất cần chú ý đến Trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm. Trung tâm này có
chức năng đăng ký, chi trả, tổ chức thị trường tích cực (hỗ trợ đào tạo nghề giúp
người lao động nâng cao tay nghề để quay trở lại thị trường lao động, mở rộng
thị trường thứ cấp), Nếu chúng ta giao cho Bảo hiểm xã hội thì họ chỉ có chức
năng thu – chi chứ không có chức năng thị truờng tích cực. Nhưng nếu giao cho
Trung tâm dịch vụ việc làm có chức năng thị trường tích cực nhưng việc thu bảo
hiểm thất nghiệp thì lại là vấn đề không đơn giản. cho Trung tâm dịch vụ giới

Trung 2 – K46F trang 31


Tiểu luận môn KTCC: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

thiệu việc làm. Trung tâm này có chức năng đăng ký, chi trả, tổ chức thị trường
tích cực (hỗ trợ đào tạo nghề giúp người lao động nâng cao tay nghề để quay trở
lại thị trường lao động, mở rộng thị trường thứ cấp), Nếu chúng ta giao cho Bảo
hiểm xã hội thì họ chỉ có chức năng thu – chi chứ không có chức năng thị truờng
tích cực. Nhưng nếu giao cho Trung tâm dịch vụ việc làm có chức năng thị
trường tích cực nhưng việc thu bảo hiểm thất nghiệp thì lại là vấn đề không đơn
giản. Về lý thuyết nên giao hệ thống bảo hiểm thất nghiệp cho Trung tâm giới
thiệu việc làm nhưng cùng phải cân nhắc đến năng lực của Trung tâm.Không
những vậy cũng cần phải chú ý tới nguồn vốn hỗ trợ cho các trung tâm giới
thiệu việc làm này để có thêm kinh phí nâng cao chất lượng gi ới thiệu việc làm.
Ví dụ theo thông tư 04 do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa ban hành,
mức hỗ trợ học nghề cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng mức chi
phí học nghề ngắn hạn theo quy định của pháp luật về dạy nghề. Trường hợp có
nhu cầu học nghề với chi phí cao hơn mức quy định của pháp luật thì phần vượt
quá do lao động chi trả. Đó sẽ lời giải cho sự phát triển về lâu về dài của Bảo
hiểm thất nghiệp. Để chinh sách với ý nghĩa hết sức đúng đắn này được hiện
thực hoá.

Trung 2 – K46F trang 32


Tiểu luận môn KTCC: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

KẾT LUẬN

Đến nay kinh tế xã hội nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ, hội nhập sâu
rộng với kinh tế khu vực và thế giới. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp được thực
hiện, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về bảo đảm an sinh xã hội, đời
sống việc của người lao động. Vấn đề lao động, việc làm, thất nghiệp, vấn đề
bảo đảm xã hội và an sinh xã hội cũng dần phải tuân thủ theo những thông lệ
chung của thế giới. Vì vậy chế độ trợ cấp thôi việc và mất việc trở lên không còn
phù hợp, do đó việc xây dựng và ban hành chế độ bảo hiểm thất nghiệp là rất
cần thiết, phù hợp với thông lệ quốc tế và sự phát triển của nền kinh tế thị
trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên do mới được ban hành và đi vào cuộc sống không lâu, BHTN đã và
đang gặp phải khá nhiều vướng mắc. Có những nguyên nhân khách quan và
cũng có những nguyên nhân do chủ quan. Điều này đòi hỏi cần có sự phối hợp
đồng bộ của các cơ quan hữu trách, sự thay đổi trong nhận thức của người lao
động và người sử dụng lao động. Hi vọng rằng trong tương lai không xa, BHTN
sẽ thực sự trở thành biện pháp hữu hiệu bảo vệ cho người lao động, thực sự nhận
được sự đón nhận nhiệt tình của nhân dân.

Trung 2 – K46F trang 33


Tiểu luận môn KTCC: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO

http://www.molisa.gov.vn/others/baohiemtn/tabid/203/language/vi-
VN/Default.aspx
http://vneconomy.vn/201001151253019P0C5/go-vuong-cho-bao-hiem-that-
nghiep.htm
http://www.baoviet.com.vn/newsdetail.asp?
websiteId=1&newsId=967&catId=199&lang=VN
http://www.thuvienphapluat.vn/default.aspx?CT=NW&NID=20922
http://www.ctu.edu.vn/departments/dra/journal/vol03/13.pdf
http://www.vieclamvietnam.gov.vn/Qu%E1%BA%A3ntr%E1%BB%8B/Th
%C3%B4ngtinti%E1%BB%87n%C3%ADch/Tint%E1%BB
%A9c/tabid/82/CatID/43/ContentID/1522/Default.aspx
http://www.maivoo.com/Xa_hoi/Chi-tra-Bao-hiem-that-nghiep-Hang-loat-rac-
roi-can-thao-go/124771.html
http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/bao-hiem-xa-hoi.71450.html
http:// www.nelp.org/docUploads/changing workforce%2Epdf

Trung 2 – K46F trang 34


Tiểu luận môn KTCC: Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

Trung 2 – K46F trang 35

You might also like