You are on page 1of 27

co mot tap tai lieu viet ve cach do van toc anh sang

phylearn2005: trong bai thi Apho cung co mot bai do anh sang
phylearn2005: bang nguyet thuc
phylearn2005: phuong phap Michelson
phylearn2005: giao thoa
phylearn2005 is typing...
phylearn2005: phuong phap cua Fizoeu
Vào khoảng năm 1670, nhà thiên văn người đan mạch Ole Roemer đã tiến hành quan sát
mặt trăng IO của Sao Mộ
phylearn2005 is typing...
phylearn2005: day la trong bai thi Apho

ừa đọc được một phương pháp đo vận tốc ánh sáng trong
môi trường chất lỏng. Phương pháp này được Fizeau
sử dụng vào năm 1951, chính xác là đo vận tốc ánh
sáng trong môi trường chuyển động.
Mô tả: Một tia sáng đơn sắc đi từ nguồn sáng laser A
đến một bản nửa phản xạ B chia làm 2 tia. Hệ tia phản
xạ BKDEB sau khi phản xạ trên B một lần nữa rồi
đi vào máy giao thoa F. Hệ tia truyền qua BEDKB
sau khi truyền qua B một lần nữa rồi cùng đi vào
máy giao thoa F. Hai tia sáng kể trên đi qua một
quãng đường như nhau nhưng các tia sáng KD và
BE thì truyền qua chất lỏng. Nếu môi trường chất
lỏng đứng yên thì hiệu quang trình của hai tia sáng
vào F là như nhau. Tuy nhiên trong thí nghiệm thì
môi trường là đang chuyển động với vận tốc u. Điều
này làm cho hiệu quang trình của hai tia sáng vào F
là thay đổi, dẫn đến sự lệch của vân sáng trung tâm.
Đo độ lệch của vân sáng trung tâm, ta có thể tính lại
hiệu quang trình của hai tia. Nếu đo chính xác các
khoảng cách KD và BE ta sẽ xác định được vận tốc
truyền ánh sáng trong chất lỏng đối với hệ quy
chiếu đứng yên.
Chú ý rằng vận tốc ánh sáng trong chất lỏng chuyển
động tính theo v = c ± ku với:

Các nhà khoa học đã đo vận tốc ánh


sáng như thế nào?
Phan Thanh Hiền

Đó là một câu hỏi rất hay. Vào đầu thế kỉ 17, rất nhiều nhà khoa học đã tin rằng không có
cái gì gọi là “vận tốc ánh sáng”; họ nghĩ ánh sáng có thể di chuyển tức thời, không cần
thời gian. Nhưng Galileo không đồng ý, và ông ta bắt đầu tiến hành thí nghiệm đo vận
tốc ánh sáng. Ông và người trợ lý mỗi người cầm một cái đèn, đứng trên đỉnh đồi cách
nhau một dặm. Galileo bật đèn, và người trợ lý được dặn là sẽ bật đèn của anh ta ngay khi
thấy ánh sáng từ đèn của Galileo. Galileo muốn đo xem mất bao lâu ông ta mới thấy ánh
đèn từ bên kia đồi.
Và ông ta có thể chia cho khoảng cách để tính vận tốc ánh sáng. Việc đó có thực
hiện được không?

Vấn đề là vận tốc ánh sáng thường quá lớn để đo được bằng cách này; ánh sáng đi 1 dặm
trong 1 thời gian cực ngắn (khoảng 0.000005s) mà khoảng đó thì ko có dụng cụ nào thời
của Galileo đo được. (khoảng 300.000 km/s).

Vậy cái mà ta cần là một khoảng cách rất lớn để ánh sáng di chuyển, cỡ vài triệu
dặm. Người ta làm như thế nào?

À... Vào khoảng năm 1670, nhà thiên văn người đan mạch Ole Roemer đã tiến hành quan
sát rất cẩn thận mặt trăng IO của Sao Mộc. Đốm đen là bóng của IO. IO mất 1.76 ngày để
quay 1 vòng quanh Sao Mộc, và theo lý thuyết thì chu kỳ quay này phải luôn có thời gian
như vậy. Thế nên Roemer hy vọng là ông có thể dự đoán chính xác chuyển động này.
Trước sự ngạc nhiên của ông, ông thấy rằng vệ tinh này không xuất hiện đúng ở chỗ mà
nó được dự đoán. Vào một thời điểm chính xác của năm, nó có hơi chậm hơn ngày giờ đã
định một chút, còn ở thời điểm khác thì nó sớm hơn một chút.

Thật khó hiểu. Tại sao quĩ đạo của nó đôi khi nhanh hơn và đôi lúc chậm hơn ?

Đó cũng là điều mà Roemer thắc mắc, và không ai có thể nghĩ ra một


cách trả lời xác đáng. Tuy nhiên, Roemer ghi nhận rằng IO tới sớm hơn
vị trí dự đoán trrên quĩ đạo của nó khi Trái Đất ở gần Sao Mộc hơn. Và
nó tới chậm khi Trái Đất ở xa Sao Mộc hơn.

Hãy nghĩ thế này: nếu ánh sáng không di chuyển nhanh tức thời, nghĩa là nó sẽ cần 1
khoảng thời gian để đi từ Sao Mộc tới Trái Đất. Cứ cho rằng nó mất 1 tiếng đi. Vậy là khi
nhìn Sao Mộc qua kính thiên văn, cái mà bạn nhìn thấy hiện nay là ánh sáng được truyền
đi từ 1 tiếng trước, nghĩa là bạn nhìn thấy Sao Mộc và mặt trăng của nó 1 giờ trong quá
khứ.

A! tôi biết vì sao lại như vậy rồi. Khi Sao Mộc ở xa hơn, thì ánh ánh sáng sẽ mất
thời gian lâu hơn để đi từ đây tới đó. Vậy là Roemer đã nhìn thấy IO sớm hơn bình
thường, có lẽ là 1 tiếng 15 phút trước thay vì 1 tiếng. Và điều ngược lại sẽ xảy ra nếu
Sao Mộc và Trái Đất ở gần nhau hơn. Thật ra IO đã không thay đổi quĩ đạo của nó;
nó chỉ xuất hiện ở vị trí khác nhau phụ thuộc vào thời gian ánh sáng cần để đi thôi.

Đúng rồi đó! Bây giờ, biết được thời gian di chuyển của Io và
sự thay đổi khoảng cách giữa Trái Đất và Sao Mộc như thế
nào, Roemer có thể tính được vận tốc ánh sáng. Ông ta tính ra
là 186,000 dặm/s hay 300,000km/s

Nhiều năm sau, dụng cụ thiết bị đã phát triển, nhiều người đã


đo vận tốc ánh sáng một cách chính xác hơn. Với công nghệ kỹ
thuật ngày nay, ta có thể đo nó với độ chính xác không ngờ.
Trong chuyến lên Mặt Trăng của tàu Apollo 11,các nhà du
hành đã gắn gương phẳng vào 1 hòn đá trên mặt Trăng. Nhà khoa học ở Trái Đất có thể
dùng laser chiếu vào guơng đó và đo ánh sáng phản chiếu lại, khoảng 2.5 s cho 1 chu kỳ
(Ý tưởng này không khác mấy so với Galileo) Và bất cứ ai dùng cách này để đo vận tốc
ánh sáng, vào bất kỳ thời điểm nào cũng đạt được cùng 1 kết quả: gần bằng 300,000
km/s.

Những loại sóng điện từ khác, như sóng radio và vi sóng, được cho là di chuyển trên
cùng 1 vận tốc như ánh sáng. Vận tốc của chúng có được đo cùng cách như vậy
không?

Có. vào năm 1888, hơn 200 năm sau những quan sát của Roemer. Heinrich Hertz đã phát
sóng điện từ phòng thí nghiệm của ông. Ông đã đo vận tốc với số đo như thế:
300,000km/s và đó là bằng chứng hùng hồn rằng ánh sáng và sóng điện từ có vận tốc như
nhau.

Ảnh. Tấm gương phản chiếu tàu Apollo 11 đã để lại trên Mặt Trăng

Simon Newcomb, nhà thiên văn học vĩ đại của nước Mĩ


Tuesday, 17 March 2009 11:57

Vào cuối thế kỉ 19, Newcomb đã xác định kích thước của hệ mặt trời với độ chính
xác vô địch mãi cho đến tận hàng thập niên sau khi ông qua đời.

Năm 1854, ở tuổi 19, Simon Newcomb đứng bên ngoài những cánh cổng của Đài quan
sát Hải quân Mĩ ở thủ đô Washington khát khao được vào bên trong để xem những chiếc
kính thiên văn và có lẽ còn gặp mặt một trong các nhà thiên văn ở đó. Nhưng ông chẳng
biết làm sao mình được nhận vào; ông không phải là công dân Mĩ và chỉ có chút kiến
thức thiên văn học mà ông có thể khẳng định rằng là do ông tự lượm lặt từ một vài cuốn
sách đã cũ rích. Ông không thể mạo hiểm chịu nhục bị người ta đuổi ra, ông quyết định,
và ông đã rời bước không tham gia cuộc thẩm vấn.
Bảy năm sau, mùa thu năm 1861,
Newcomb trở lại Đài quan sát Hải quân
nhận vai trò giáo sư toán học. Sinh ra ở
Canada, ông vẫn không phải là công dân
Mĩ, nhưng quyết định bổ nhiệm ông làm
sĩ quan hải quân do chính tay tổng thống
Abraham Lincoln kí. Trong những năm
tháng giữa hai lần đó, ông đã bỏ ra không
biết bao nhiêu thời gian một mình nghiên
cứu toán học và thiên văn học; làm việc
như một ‘máy tính’ tại Văn phòng Niên
giám Hàng hải ở Cambridge,
Massachusetts; tốt nghiệp Khoa Khoa học
Lawrence ở trường Đại học Harvard; và
đã thực hiện một chuyến hành trình gian
khổ dài 4000km từ Cambridge đến các miền hoang dã ở miền trung Canada với tư cách là
thành viên của đội khoa học người Mĩ tổ chức quan sát nhật thực toàn phần của Mặt trời.

Chẳng phải Newcomb muốn tìm một chỗ đứng nào đó tại Đài quan sát Hải quân sau
chuyến viếng thăm hụt của ông. Ông xem Cambridge là trung tâm trí tuệ của quốc gia và
thích có một chỗ đứng ở Harvard hơn, hay có lẽ còn là một nhà toán học tại Văn phòng
Niên giám Hàng hải nữa; nhưng cả hai điều đó đã không xảy ra. Là một giáo sư tại Đài
quan sát Hải quân sẽ mang lại cho ông sự an toàn và một địa vị tôn kính trong cộng đồng
khoa học, với thu nhập đủ để kết hôn và xây dựng gia đình. Và với đất nước ở vào những
ngày đầu của một cuộc nội chiến, có nhiều lí do để người ta làm việc cho một cơ quan
thiết yếu phục vụ cho chiến tranh.

Một thế kỉ sau khi ông qua đời, thật khó mà tưởng tượng làm thế nào Newcomb có thể
tìm được một vị trí phù hợp tốt hơn với những tài năng ngoại hạng và các tham vọng của
ông. Thủ đô Washington không phải là trung tâm trí tuệ của quốc gia, nhưng nó là trung
tâm quyền lực, nơi những mối giao tiếp thích hợp có thể mang lại sự ủng hộ cho nghiên
cứu khoa học vượt xa những phương tiện mà đa số các viện học thuật có được.

Chỉ vài tháng sau chuyến trở lại Washington của ông, Newcomb đã có đủ vận may gặp
được người anh hùng thời Nội chiến General James Abram Garfield. Sau đó, Garfield
thắng cử chương trình Sao Kim đi qua Mặt trời của người Mĩ và phụ trách việc mua sắm
chiếc kính thiên văn khúc xạ có độ mở ống kính lớn nhất thế giới cho Đài quan sát Hải
quân.
Vào cuối thế kỉ 19, người ta cho rằng Newcomb là thiên văn học lừng danh nhất thế giới.
Các học viện và hiệp hội khoa học châu Âu liên tục trao cho ông các vinh dự cao nhất
của họ, trong đó có Huy chương Copley 1890, do Hội Hoàng gia London trao tặng.
Những người bạn Mĩ thì tôn vinh những thành tựu của ông với những mức độ danh dự,
và khi trao cho ông Huy chương vàng Catherine Wolfe Brune đầu tiên, Hội Thiên văn
học Thái Bình Dương đã tuyên bố trong phần biểu dương của mình rằng “ông đã đóng
góp nhiều hơn bất kì người Mĩ nào khác kể từ thời [Benjamin] Franklin để làm cho nền
khoa học Mĩ được tôn vinh và trọng vọng trên toàn khắp thế giới”.

Một bản kê đầy đủ nhiều thành tựu của Newcomb về thiên văn học, toán học, vật lí học
và kinh tế học nằm ngoài phạm vi của bài báo này. Thật vậy, bộ sưu tập các công trình
nghiên cứu của ông lưu giữ ở Thư viện Quốc hội chứa hơn 46.000 đề mục. Chúng ta tập
trung vào những đóng góp của Newcomb cho một trong những vấn đề thiên văn học
trọng điểm của thời kì ông: đó là xác định chính xác đơn vị thiên văn, khoảng cách từ
Trái đất đến Mặt trời. Newcomb đã làm mọi thứ ông có thể để đảm bảo cho sự thành
công của những chiến dịch to lớn của người Mĩ nhằm xác định chính xác hơn đơn vị
thiên văn bằng cách quan sát sự đi qua của Kim tinh vào năm 1874 và 1882. Tuy vậy,
ông cũng đã sắp đặt một cách độc lập một con đường khác để đi đến cùng mục tiêu đó.
Cuối cùng, ông đã thành công trong việc suy luận ra một giá trị chính xác hơn sớm hơn,
với chi phí rất thấp, và không phải rời khỏi Washington.

Sự đi qua của Kim tinh

Trong số những cuốn sách Newcomb đọc và tìm ra lối đi cho mình là cuốn Những
nguyên lí toán học của Triết học tự nhiên của Isaac Newton, thường được gọi gọn là cuốn
Principia. Ông bị gây ấn tượng sâu sắc bởi phát triển của Newton về các phương trình của
chuyển động đối với các vật thể trong hệ mặt trời (xem phần chữ trong bảng bên dưới),
nhưng ông đã thất vọng, giống như những người khác trước ông từng như thế, nhận thấy
giá trị của hằng số hấp dẫn vũ trụ G và khối lượng M của Mặt trời – hay ít nhất là tích
của chúng, GM – là cần thiết để tính toán rõ ràng bán trục lớn của quỹ đạo Trái đất, hoặc
bán trục lớn của bất kì hành tinh nào khác. Mặt trời vẫn là một bí ẩn, và cho đến khi cơ sở
vật lí của phần bên trong của nó được hiểu tốt hơn, vẫn có một chút hi vọng cho người ta
ước tính chính xác khối lượng của nó.

Trong cuốn sách năm 1663 của ông, Optica Promota, nhà toán học và thiên văn học
người Scotland, James Gregory, đề xuất rằng người ta sẽ có thể xác định chính xác
khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời, bằng cách so sánh các quan sát, thực hiện ở các
trạm phân bố rộng rãi có kinh độ và vĩ độ đã biết, khi Kim tinh đi qua giữa hai vật thể đó.
Những lần đi qua đó của Kim tinh hiếm gặp trong vòng tuổi thọ của một người. Chúng
xảy ra thành cặp, một lần đi qua cách lần kia tám năm, nhưng bản thân các cặp cách nhau
hơn một thế kỉ. Năm 1716, Edmond Halley đã đệ trình lên Hội Hoàng gia London một đề
xuất gồm một kế hoạch chi tiết nhằm thu thập các quan sát đi qua đó, mặc dù ông biết
rằng ông không có khả năng sống để mà thấy cặp đi qua tiếp theo vào năm 1761 và 1769.
Halley mất năm 1742, nhưng phần nhiều chương trình quan sát do ông đề xuất đã được
thực hiện.

Newcomb có lí do để cho rằng ông sẽ sống để nhìn thấy những lần đi qua năm 1784 và
1882 của Kim tinh và ông sẽ có khả năng tham gia vào bất kì chiến dịch quan sát nào do
người Mĩ thực hiện. Thập niên đầu tiên của ông tại Đài quan sát Hải quân đã trôi qua. Về
mặt nhân cách của cuộc đời ông, ông đã trở thành một công dân Mĩ, đã lấy vợ, hoan hỉ
với sự ra đời của ba cô con gái và thương tiếc tiễn đưa người con trai mới sinh đã qua
đời. Về phương diện sự nghiệp, ông đã bắt đầu các quan sát cho một catalog sao sáng cơ
bản mới, hoàn thành một nghiên cứu về quỹ đạo của Thiên vương tinh và Hải vương tinh,
và đã đến Iowa để quan sát một lần nhật thực. Năm 1869, ông được bầu làm viện sĩ Viện
Hàn lâm Khoa học quốc gia, và năm 1870, ông đã thực hiện chuyến hành trình xuyên Đại
Tây Dương đầu tiên của mình sang châu Âu để quan sát một kì nhật thực và gặp gỡ các
nhà thiên văn học hàng đầu của nước Anh, Pháp, Đức, và Nga.

Mặc dù bị bao vây bởi công việc, nhưng Newcomb vẫn tìm được thời gian nghĩ tới sự
tiếp cận nhanh chóng lần đi qua năm 1874 của Kim tinh. Ông biết rằng các quốc gia châu
Âu sẽ tổ chức những chương trình đặc biệt nhằm quan sát sự kiện đó. Nếu Quốc hội có
thể phê chuẩn tài trợ cho một chương trình của người Mĩ, Newcomb muốn làm mọi thứ
ông có thể để đảm bảo rằng các kết quả ít nhất là có chất lượng ngang bằng, nếu không
tốt hơn, kết quả của người châu Âu.

Các phương pháp truyền thống quan sát một lần đi qua là ghi lại những khoảng thời gian
chính xác khi rìa của hành tinh và Mặt trời dường như đi vào tiếp xúc nhau – hai lần khi
hành tinh đi lên bề mặt Mặt trời và hai lần khi nó đi ra khỏi4. Chuyển động tương đối
giữa Kim tinh và Mặt trời, khi nhìn từ Trái đất, thật chậm. Thông thường, mất khoảng 20
phút giữa lần tiếp xúc thứ nhất và thứ hai, và 20 phút giữa lần tiếp xúc thứ ba và thứ tư,
xảy ra vài giờ sau đó. Newcomb biết rằng các nhà quan sát khác nhau ở cùng một nơi
thường không đồng ý với nhau về thời gian của mỗi lần tiếp xúc. Sự khác biệt đủ lớn cho
thuyền trưởng James Cook ghi lại mối quan ngại của ông về độ chính xác của các quan
sát do các thành viên của đội thám hiểm của ông thu nhặt ở Papeete, Tahiti, năm 1769.
Các ước tính của đơn vị thiên văn do các nhà quan sát khác nhau suy luận ra bằng các
quan sát của lần đi qua năm 1769 chênh lệch nhau đến 5% - xấp xỉ 7,5 triệu kilomet.

Một trở ngại trong việc quan sát các lần đi qua bằng mắt là không có cách nào cho các
quan sát thực hành cả. Bốn lần tiếp xúc hành tinh-Mặt trời xảy ra một lượt, hay nhiều
nhất là hai lượt, trong một đời người khó mà mang lại cơ hội để rèn kĩ năng. Nhưng có
một trở ngại còn cơ bản hơn nữa: Mặt trời không có biên ngoài rõ nét, cố định. Mỗi
người quan sát phải vạch ra một rìa bằng mắt riêng của mình. Newcomb kết luận rằng hi
vọng duy nhất của việc thu thập quan sát của những lần đi qua sắp tới sẽ mang lại một
ước tính của đơn vị thiên văn tốt hơn 1%, khoảng 1,5 triệu kilomet, là sử dụng công nghệ
chụp ảnh đang ra đời.

Newcomb được bổ nhiệm làm thư kí của Ủy ban về Sự đi qua của Kim tinh của người Mĩ
vào năm 1871 (hình 1). Trách nhiệm của ông là chuẩn bị thông tin mang tính chương
trình và dự toán ngân quỹ để đệ trình với Quốc hội. Garfield, chủ tịch Ủy ban phân bổ
ngân sách của Thượng viện Mĩ, đã mời Newcomb đến nhà riêng của ông để thảo luận
công việc trong buổi ăn tối. Không có chuyện các chính khách tra hỏi các nhà khoa học
về từng đồng tiền đầu tư. Bản thân Garfield sẽ lái hướng các yêu cầu ngân sách trước
Quốc hội, với Newcomb cung cấp bất kì thông tin nào cần thiết khi quá trình được triển
khai. Trong quãng thời gian tồn tại của chương trình tám năm, chỉ riêng các phân bổ đặc
biệt, không bao gồm tài trợ chung, đã cộng lên tới 375000 đô la, tức hơn 7 triệu đô la
theo mệnh giá năm 2009.

Dựa trên lời khuyên từ các chuyên gia có kinh nghiệp chụp ảnh Mặt trời, Newcomb đã
thiết kế ra một chiếc camera mới và độc nhất vô nhị gồm một kính thiên văn định nhật
tiêu cự dài, và một tấm phim lắp ráp5 (xem hình 2 và 3). Trong khi camera đang được
chế tạo thì ông chuẩn bị những tài liệu chi tiết để đảm bảo rằng các quan sát do những đội
người Mĩ thực hiện sẽ có độ chính xác cao nhất khả dĩ.

Việc xác định kinh độ ở những nơi xa xôi vẫn là một thách thức. Ngay cả những chiếc
đồng hồ tốt nhất có sẵn khi đó cũng sẽ bị lệch hàng giây trong hàng tuần mà các đội quan
sát di chuyển đến những nơi xa xôi hơn. Các so sánh thời gian điện báo thì không tiện lợi
cho lắm và thường không xác thực, hoặc không thể thực hiện, đặc biệt khi chúng hoạt
động trên các tuyến cáp xuyên đại dương hỏng hóc thường xuyên. Bằng cách quan sát
những lần che khuất Mặt trăng khi những ngôi sao đã biết đi phía sau rìa của Mặt trăng,
các nhà quan sát có thể xác định chính xác kinh độ, sử dụng một đồng hồ vẫn giữ ổn định
trong những khoảng thời gian ngắn cỡ vài giờ. Newcomb đã khổ sở nhận thấy các bảng
số liệu Mặt trăng tốt nhất sẵn có khác đáng kể với những quan sát gần đó, nên ông đã
sáng tạo ra những bảng đặc biệt cho các đội quan sát sự đi qua sử dụng.

Newcomb không hề tham gia bất kì đội nào gửi đi quan sát sự đi qua năm 1874. Ông
cũng không tiến hành các quan sát ước tính đơn vị thiên văn – nhiệm vụ đó giao cho
William Harkness, một giáo sư toán học khác tại Đài quan sát Hải quân. Newcomb thật
sự có đi Nam Phi để quan sát sự đi qua năm 1882, nhưng chủ yếu là để gặp David Gill,
giám đốc Đài quan sát Hoàng gia tại Mũi Hảo Vọng, người chia sẻ niềm say mê của
Newcomb tìm kiếm kết quả tốt hơn cho kích thước của hệ mặt trời. Newcomb cũng muốn
đi khỏi Washington và thư giãn đầu óc của ông sau cái chết của Garfield.

Garfield được bầu làm tổng thống năm 1880. Ngày 02/07/1881, ông bị một kẻ ám sát bắn
trúng. Newcomb đã hỗ trợ sáng chế ra một đơn vị điều hòa không khí cho phòng bệnh ở
Nhà Trắng và sắp xếp cho Alexander Bell chế tạo một cái cân cảm ứng để giúp các bác sĩ
tìm kiếm viên đạn nằm trong bụng của vị tổng thống. Thật thảm thương, Garfield đã chịu
đựng hơn 10 tuần trước khi qua đời vì bị nhiễm trùng bụng quá nặng. Newcomb hết sức
đau lòng trước cái chết của vị chính khách “duy nhất thật sự đáng kính” mà ông từng
biết.

Các thí nghiệm vận tốc ánh sáng

Bắt đầu với những ý tưởng rất sớm của ông về việc suy luận ra đơn vị thiên văn từ các
quan sát những lần đi qua của Kim tinh, Newcomb đã nghi ngờ sâu sắc về độ chính xác
mà phương pháp đó có thể thu được. Ông đã khảo sát những cách tiếp cận khác nhằm
giải quyết vấn đề và dừng lại ở một phương pháp khác.

Năm 1725, nhà thiên văn học người Anh James Bradley phát hiện thấy toàn bộ các sao
mà ông quan sát dường như chuyển động trong những elip nhỏ có chu kì hàng năm và
bán trục lớn khoảng 20,5 giây cung. Ông kết luận rằng hướng biểu kiến của ánh sáng sao
đi đến Trái đất bị biến đổi bởi vận tốc của Trái đất trên quỹ đạo quay của nó, tương đối so
với vận tốc hữu hạn của ánh sáng. Bradley gọi hiệu ứng đó là sự quang sai của ánh sáng,
và ông đã sử dụng một giá trị gần đúng cho vận tốc của Trái đất để ước tính vận tốc ánh
sáng.

Newcomb thì đưa ra thủ tục ngược lại, kết hợp một giá trị chính xác hơn cho vận tốc của
ánh sáng với những phép đo mới cải tiến gần đó của sự quang sai ánh sáng để ước tính
chính xác hơn vận tốc của Trái đất trên quỹ đạo của nó. Việc kết hợp vận tốc ánh sáng
với chu kì quỹ đạo sẽ mang lại chu vi và bán trục lớn của quỹ đạo.

Chẳng có quyền lực gì để buông lơi nhiệm vụ được phân công của ông tại Đài quan sát
Hải quân, cũng chẳng có thiết bị cần thiết để kiểm tra các thí nghiệm vận tốc ánh sáng,
Newcomb đành cố gắng khuấy động niềm say mê trong cộng đồng vật lí học. Thật không
may, một thập niên trôi qua và chẳng ai dừng bước đoái hoài gì tới nhiệm vụ đó. Năm
1877, khi Newcomb trở thành sĩ quan thuộc Văn phòng Niên giám Hải quân, cơ quan đã
chuyển từ Cambridge về thủ đô Washington, ông lập tức bắt đầu đi tìm tài trợ để tự ông
tiến hành các thí nghiệm.

Newcomb thật ngạc nhiên khi ông nhận được một bức thư, đề ngày 26 tháng 4 năm 1878,
gửi từ Albert Michelson, một viên sĩ quan hải quân trẻ được phân công đến giảng dạy vật
lí tại Học viện Hải quân Mĩ. Michelson lưu ý rằng ông đã đọc các kế hoạch của
Newcomb nhằm đo chính xác hơn vận tốc của ánh sáng và sau đó mô tả các thí nghiệm
ông đang thẩm tra. Newcomb đã đi thăm Michelson ở Annapolis, Maryland, và hết sức
có ấn tượng. Khi Thượng viện cuối cùng đã phê chuẩn đề xuất của Newcomb về số tiền
tài trợ 5000 đô la, Michelson đã được điều động đến Washington để hỗ trợ cho các thí
nghiệm.

Mùa hè năm 1880, Newcomb và Michelson đã làm việc cùng nhau để lắp đặt thiết bị của
Newcomb trong một đài quan sát tạm thời, nhỏ, nằm cao trên thượng nguồn con sông
Potomac, trên nền đất Fort Whipple (được đặt tên lại là Fort Myer vào năm 1881), cách
Nghĩa trang quốc gia Arlington không xa lắm6. Các thí nghiệm đã sử dụng gương quay
bốn mặt như trong hình 4 để gửi các xung ánh sáng đến một kính phản xạ đặt tại Đài
quan sát Hải quân cũ ở Foggy Bottom, hoặc đến một kính phản xạ ở xa hơn nằm cách
góc phía tây bắc của Đài tưởng niệm Washington chỉ vài mét. Các đoạn đường thẳng
được xác định chính xác bởi Cục khảo sát đo đạc và miền duyên hải, sử dụng một vạch
ranh giới thiết lập trên đảo Analostan (nay là đảo Theodore Roosevelt), và phép đo tam
giác đạc. Bản đồ chi tiết xem ở hình 5.

Cách thức Newcomb làm chủ để đo chính xác những khoảng thời gian một vài chục
micro giây – cho đến chưa đầy một micro giây – cần giải thích một chút. Vào nửa cuối
thế kỉ 19, sự kết hợp các tiếp xúc điện, hay các điểm ngắt, và rơle hay solenoid được định
lượng như công nghệ gờ trước cánh máy bay. Nó cho phép tắt mở nhanh chóng, xác thực,
và tự động các dụng cụ điện trước khi có phát triển bóng chân không hay transistor.

Newcomb đã sử dụng một đồng hồ cơ có các kim lắp đặt trong trạng thái hoạt động của
nó. Các kim được sử dụng để kích hoạt một solenoid trong bộ phận bút ghi của một trống
thì kế và tạo những dấu tíc ở những thời điểm đã biết trên trục thời gian do thì kế vẽ nên.
Tín hiệu từ các kim trên bộ phận gương quay cũng được nối với thì kế, và những dấu tíc
chúng tạo ra được ghi lại trên cùng trục đó. Sau khi hoàn thành một bộ quan sát,
Newcomb đã có thể xác định thời điểm của những dấu tíc tạo ra bởi gương quay bằng
cách đo vị trí tương đối của chúng so với những thời điểm đã biết của các dấu tíc đồng
hồ. Bằng cách lấy trung bình trên nhiều nghìn sự kiện như vậy, Newcomb có thể xác định
vận tốc góc trung bình của gương quay và thu được độ phân giải thời gian cần thiết cho
các thí nghiệm vận tốc ánh sáng của ông.

Newcomb và Michelson đã phối hợp chặt chẽ với nhau chỉ trong vài tháng, nhưng sự hợp
tác chính của họ tỏ ra là một điểm mốc quan trọng trong cuộc đời của Michelson. Sau khi
nhận được tài trợ rời khỏi cơ quan hải quân đến theo đuổi nghiên cứu tiến sĩ ở châu Âu,
Michelson đã rời bỏ trọng trách của ông vào năm 1881 và chấp nhận một vị trí làm giáo
sư tại Khoa Khoa học ứng dụng ở Cleveland, Ohio. Newcomb đã khuyến khích ông tiếp
tục các thí nghiệm vận tốc ánh sáng – thậm chí còn giúp tìm tài trợ và cho ông mượn thiết
bị. Cuối cùng, Newcomb và Michelson đã thống nhất với nhau kết hợp các giá trị thu
được từ Annapolis, Washington, và các thí nghiệm Cleveland. Giá trị thu được được chấp
nhận rộng rãi và vẫn được xem là chuẩn trong hơn bốn thập kỉ.

Ước tính đơn vị thiên văn

Khi Newcomb trở lại từ Nam Phi vào năm 1883, ông đã hoàn thành phân tích của ông về
các thí nghiệm vận tốc ánh sáng Washington và đã công bố một báo cáo chi tiết8. Sau khi
xem xét những ước tính mới được công bố về quang sai ánh sáng, ông đã chọn giá trị mà
nhà thiên văn học người Thụy Điển Magnus Nyren tìm ra, người có các quan sát được
thu thập tại Đài quan sát Pulkovo ở Saint Peterburg, Nga. Kết hợp các giá trị vận tốc ánh
sáng của ông và quang sai ánh sáng của Nyren, Newcomb đã ước tính đơn vị thiên văn
vào khoảng 149,59 triệu km, nằm trong khoảng 0,005% giá trị được sử dụng ngày nay.

Năm năm sau đó, vào tháng 10 năm 1888, Harkness đã công bố những kết quả ban đầu
của những phân tích của ông về các quan sát sự đi qua; ông ước tính đơn vị thiên văn là
148,572 triệu km, nhỏ hơn tới 1 triệu km9. Mặc dù Harkness và các đồng sự của ông đã
trau chuốt các tính toán của họ vào năm sau đó, nhưng độ chính xác của giá trị mới của
họ vẫn không đạt tới giá trị mà Newcomb thu được với chi phí thấp hơn nhiều.

Sự sụp đổ chính trị

Một người tài năng như Simon Newcomb, phần nhiều sự thăng tiến nhanh chóng của ông
trong cộng đồng khoa học quốc gia và quốc tế là nhờ sự ủng hộ của những người bạn đầy
quyền lực và những người cố vấn, trong đó có Josseph Henry (thư kí của Viện
Smithsonian), Benjamin Peirce (sĩ quan Cục đo đạc và Miền duyên hải), George Airy
(nhà thiên văn học hoàng gia ở nước Anh), và đặc biệt là James Garfield. Cuối năm 1881,
Henry, Peirce, và Garfield đều qua đời, còn Airy thì nghỉ hưu. Những khinh suất trước
đây, cho dù tưởng tượng hay thực sự, không dễ gì được tha thứ ở thủ đô của quốc gia, và
Newcomb nhận thấy nguồn quỹ của ông bị đe dọa.
Thay vì dành thời gian của ông để tranh giành chính trị, Newcomb quyết định làm khoa
học tốt nhất mà ông có thể với các tài nguyên ông tranh thủ được. Với sự chấp thuận của
thư kí hải quân, ông đảm nhận vị trí giáo sư toán học và thiên văn học tại trường Đại học
Johns Hopkins ở Baltimore, Maryland, đồng thời vẫn giữ vai trò sĩ quan thuộc Văn
phòng Niên giám Hàng hải. Với tư cách là giáo sư, Newcomb đã thuyết giảng, phục vụ
trong các ủy ban cố vấn cho sinh viên, viết một cuốn sách vi tích phân, lấy lại niềm say
mê của ông với kinh tế học, và giữ vai trò biên tập viên của Tập san Toán học Hoa Kì.

Năm 1893, Đài quan sát Hải quân chuyển đến những cơ sở mới ở tây bắc thủ đô
Washington, nơi nó tồn tại cho đến ngày nay; năm sau đó, thư kí hải quân đã thực hiện
một điều chỉnh đưa Văn phòng Niên giám Hàng hải thành một cơ sở của Đài quan sát Hải
quân. Newcomb khinh khỉnh trước cấu trúc quan liêu mới đó, dẫu vậy, ông vẫn tiếp tục
theo đuổi kế hoạch riêng của mình, thường trao đổi trực tiếp với thư kí hải quân. Tập
trung vào những mục tiêu mà ông đặt ra cho bản thân mình trước đó hàng thập kỉ, ông đã
làm việc không biết mệt mỏi để suy ra một bộ hằng số thiên văn thích hợp và hoàn thành
một bản phân loại sao sáng cơ bản hầu như sử dụng hết các quan sát thu thập tại các đài
quan sát hàng đầu của thế giới kể từ năm 1750.

Năm 1896, tại Hội nghị quốc tế Paris về các hằng số cơ bản, các đại biểu đến từ các quốc
gia hàng đầu châu Âu đã phê chuẩn, về nguyên tắc, hệ thống Newcomb – tức là bảng các
thông số hệ mặt trời của ông (khối lượng các hành tinh, chu kì quay, và đơn vị thiên văn)
và các vị trí sao. Newcomb bị buộc nghỉ hưu khỏi lực lượng hải quân vào năm sau đó,
nhưng Thượng viện tài trợ thích đáng cho ông để triển khai tiếp tục những phần việc còn
lại của công trình nghiên cứu của ông. Hệ thống của ông trở thành chuẩn quốc tế vào năm
1901 – trừ ở Mĩ. Những oán thù cũ, phát sinh bởi việc Newcomb tham gia với các nhà
thiên văn khác thúc đẩy việc đưa Đài quan sát Hải quân dưới sự lãnh đạo của một nhà
thiên văn danh tiếng và có lẽ còn chuyển nó sang một bộ khác thuộc chính phủ, khiến
ông không còn được hoan nghênh ở đó nữa. Ông chắc chắn không thể toại nguyện nhìn
thấy hệ thống của ông được sử dụng ở Phòng Niên giám Hàng hải Mĩ. Mãi cho đến năm
1912, sau khi ông qua đời, thì hệ thống của Newcom mới thật sự trở thành chuẩn tại
phòng Niên giám Hàng hải.

Newcomb đã bỏ ra thập kỉ cuối cùng của cuộc đời ông nghiên cứu về cái ông xem là
thách thức tối hậu – tiên đoán chính xác các chuyển động của Mặt trăng. Không có tài trợ
để thuê một đội máy tính, ông buộc phải từ bỏ phương pháp mới mà ông đã thiết lập ba
thập kỉ trước đó và theo đuổi một phương pháp đã được chứng minh và ít tính toán hơn.
Năm 1903, Học viện Carnege ở Washington bắt đầu tài trợ cho nghiên cứu của ông.
Ngày 11 tháng 7 năm 1909, chỉ vài ngày sau khi hoàn thành các tính toán mặt trăng của
ông, Newcomb đã không thể kháng nổi sự tàn phá đau đớn của chứng ung thư bàng
quang. Ba ngày sau, tổng thống William Howard Taft, thư kí hải quân George Meyer, các
đại sứ và bộ trưởng của một số nước, cùng với gia đình của ông, các đồng nghiệp trong
lĩnh vực khoa học, và bạn bè, đã dành cho một phút mặc niệm sau khi an táng ông với
đầy đủ nghi thức quân sự tại Nghĩa trang quốc gia Arlington. Thật hợp lí, mộ táng của
Newcomb nằm cao phía trên dòng sông Potomac trên cùng dải đất nơi ông đã dựng lên
một đài quan sát tạm thời để tiến hành các thí nghiệm cho phép ông xác định kích cỡ của
hệ mặt trời tốt hơn bất kì ai có thể làm trước đó – thật vậy, tốt hơn cả bất kì ai sẽ làm
được trong hàng thập kỉ sau khi ông qua đời.

HiepKhachQuay dịch (theo Physics Today, số tháng 2/2009)

TTO - Aristote cho rằng thị giác bắt nguồn từ một thay đổi tức thời môi trường do ánh sáng xung quanh
gây ra. Ngoại trừ Alhazen và một số rất ít các nhà bác học khác, cho tới thế kỷ XVII tất cả các nhà tư tưởng
vẫn đinh ninh rằng sự lan truyền ánh sáng là tức thời và vận tốc của ánh sáng là vô hạn.

Xét cho cùng, mỗi buổi sáng khi tỉnh dậy và mở mắt ra, chúng ta có cảm giác rằng các hình ảnh của thế
giới xung quanh xâm chiếm tức thì ý thức của chúng ta. Địa vị siêu hình học của ánh sáng thời Trung Cổ
vẫn còn tiếp tục củng cố niềm tin này: bởi vì ánh sáng là biểu hiện của Chúa mà Chúa thì hiện diện khắp
nơi, nên sự lan truyền của ánh sáng phải là tức thời. Ngay cả Kepler và Descartes, những người đã khai mở
kỷ nguyên khoa học hiện đại, cũng khư khư giữ chặt quan điểm cho rằng ánh sáng đến với chúng ta mà
không cần mất một khoảng thời gian nào.

Trung thành với danh tiếng là người quan sát tự nhiên, Galileo là người đầu tiên tiến hành thí nghiệm để
kiểm tra giả thiết này. Ông đặt hai người ở hai vị trí khác nhau, mỗi người cầm một cái đèn lồng. Ông yêu
cầu họ gửi cho nhau các chớp sáng bằng cách đưa tay che trước đèn, rồi sau đó rút tay lại. Mỗi người phải
trả lời cho người kia bằng một chớp sáng ngay khi nhận được chớp sáng do người kia phát ra. Galileo nhận
xét một cách đúng đắn rằng nếu ánh sáng phải mất thời gian để lan truyền, thì các khoảng thời gian giữa hai
chớp sáng kế tiếp nhau xuất phát từ cùng một người phải càng dài nếu khoảng cách giữa hai người càng xa.
Nhưng, khi tách hai người ra xa hơn, ông không phát hiện ra bất kỳ khác biệt nào. Từ đó Galileo kết luận
rằng hoặc là sự lan truyền ánh sáng là tức thời, hoặc là vận tốc của ánh sáng là cực lớn.

Phải mãi tới sau này, nhà thiên văn học người Đan Mạch là Ole Römer (1644-1710) mới chứng minh được
rằng kết luận thứ hai của Galileo là đúng. Năm 1671, vua Louis XIV mời Römer đến làm việc tại Đài thiên
văn hoàng gia Paris mà ông vừa thành lập. Tại đây, Römer chuyên nghiên cứu vấn đề quỹ đạo của một
trong các mặt trăng của Mộc tinh, tên là Io, được Galileo phát hiện năm 1610 ngay sau khi phát minh ra
kính thiên văn. Römer xác định thời gian để Io đi hết một vòng quỹ đạo của nó quanh Mộc tinh bằng cách
đo khoảng thời gian giữa hai lần nguyệt thực liên tiếp của mặt trăng Mộc tinh, nguyệt thực này xảy ra trong
mỗi vòng quay khi Io đi qua phía sau Mộc tinh. Ông phát hiện ra một hiện tượng lạ: thời gian để Io thực
hiện được một vòng quay quanh Mộc tinh không cố định, mà thay đổi theo chu kỳ (trung bình là 42 giờ
rưỡi). Thời gian này tăng khoảng 20 phút khi Trái Đất, trong chuyến chu du hằng năm quanh Mặt Trời, ở
xa Mộc tinh nhất, và giảm cũng chừng ấy thời gian khi Trái Đất gần Mộc tinh nhất (H. 7). Mà thời gian Io
quay một vòng quanh Mộc tinh không thể thăng giáng, cũng giống như Mặt Trăng luôn quay quanh Trái
Đất một vòng hết đúng một tháng.

Hình 7. Ole Römer (1644-1710) đo vận tốc ánh sáng năm 1676. Nhà thiên văn học Đan Mạch đo khoảng
thời gian giữa hai lần nguyệt thực liên tiếp của mặt trăng Io của Mộc tinh, từ hai vị trí khác nhau của Trái
Đất trên quỹ đạo của nó quanh Mặt Trời: 1) khi Trái Đất gần Mộc tinh và Io nhất, và 2) khi Trái Đất cách
xa chúng nhất. Kết quả của hai phép đo chênh nhau khoảng hai mươi phút: đó là thời gian cần thiết để ánh
sáng đi qua khoảng cách bằng đường kính của quỹ đạo Trái Đất. Chỉ cần chia khoảng cách này (tính bằng
các kỹ thuật khác) cho thời gian 20 phút là biết vận tốc của ánh sáng.

Römer đã giải thích chính xác độ lệch biểu kiến của chu kỳ quỹ đạo của Io là bằng chứng cho thấy ánh
sáng từ Io phải mất một khoảng thời gian nhất định để đến được Trái Đất, và khoảng thời gian gần 20 phút
(giá trị chính xác đo được bằng các máy đo hiện đại là 16 phút 36 giây) là ứng với thời gian bổ sung cần
thiết để ánh sáng đi từ Io tới vị trí xa nhất của Trái Đất . Sở dĩ Römer thành công ở chỗ mà Galileo đã thất
bại, đó là vì khoảng cách Mộc tinh - Trái Đất là khoảng 600 triệu kilômét, trong khi hai người truyền cho
nhau các chớp sáng trong thí nghiệm của Galileo chỉ cách nhau vài trăm mét ! Bởi vì vận tốc của ánh sáng
là cực lớn (7,5 lần vòng quanh trái đất trong một giây), nên phải dùng các khoảng cách thiên văn mới có
thể làm sáng tỏ được sự chênh lệch thời gian mà ánh sáng phải mất để đến được chúng ta. Như vậy quan
niệm của Descartes về một plenum truyền tức thời các thay đổi cơ học do ánh sáng gây ra là hoàn toàn sai
lầm.

TRỊNH XUÂN THUẬN

Ở một nơi đó trong không gian ngoài kia, cách Trái Đất hàng tỉ năm ánh sáng, ánh sáng
nguyên thủy liên quan tới Vụ nổ Lớn của vũ trụ đang chiếu sáng những vùng đất mới khi
nó tiếp tục truyền đi ra xa. Trái ngược lại hoàn toàn, một dạng khác của bức xạ điện từ
phát sinh trên Trái Đất, các sóng vô tuyến phát đi từ một chương trình truyền hình nào đó
cũng đang lan truyền ra không gian sâu thẳm ngoài kia, mặc dù cường độ của nó yếu hơn
nhiều.
Khái niệm cơ bản ẩn sau cả hai sự kiện trên có liên quan tới tốc độ của ánh sáng (và tất cả
những dạng khác của bức xạ điện từ), đã được các nhà khoa học xác định một cách kĩ
lưỡng, và ngày nay được biểu diễn dưới dạng một giá trị không đổi có mặt trong các
phương trình với kí hiệu c. Không hẳn là một hằng số, đúng hơn là tốc độ cực đại trong
chân không, tốc độ của ánh sáng, gần 300.000 km/giây, có thể điều chỉnh bằng cách làm
thay đổi môi trường hoặc với sự giao thoa lượng tử.

Ánh sáng truyền trong một chất, hay môi trường, đồng chất theo đường thẳng, với tốc độ
gần như không đổi, trừ khi nó bị khúc xạ, phản xạ, nhiễu xạ hoặc bị nhiễu loạn theo một
số cách khác. Thực tế khoa học đã được hiểu rõ này không phải là sản phẩm của kỉ
nguyên Nguyên tử hay thời kì Phục hưng, mà đã được xúc tiến khởi đầu bởi nhà bác học
Hi Lạp cổ đại, Euclid, khoảng 350 năm trước Công nguyên, trong chuyên luận mang tính
bước ngoặc của ông, Optica. Tuy nhiên, cường độ của ánh sáng (và các bức xạ điện từ
khác) tỉ lệ nghịch với bình phương của khoảng cách truyền đi. Như vậy, sau khi ánh sáng
truyền đi được hai lần một khoảng cách cho trước thì cường độ của nó giảm đi bốn lần.

Khi ánh sáng truyền trong không khí đi vào một môi trường khác, chẳng hạn như thủy
tinh hoặc nước, tốc độ và bước sóng của ánh sáng giảm đi (xem hình 2), mặc dù tần số
vẫn giữ nguyên không đổi. Ánh sáng truyền đi xấp xỉ 300.000 km trên giây trong chân
không, môi trường có chiết suất bằng 1,0, nhưng vận tốc sẽ giảm xuống còn 225.000
km/giây trong nước (chiết suất 1,3, xem hình 2), và 200.000 km/giây trong thủy tinh
(chiết suất 1,5). Trong kim cương, với chiết hơi cao 2,4, tốc độ của ánh sáng giảm đi khá
nhiều (125.000 km/giây), chỉ còn khoảng 60% tốc độ của nó trong chân không.

Do hành trình khổng lồ mà ánh sáng truyền đi trong không gian bên ngoài giữa các thiên
hà (xem hình 1) và bên trong Dải Ngân hà, nên sự giãn nở của các sao có thể đo được
không chỉ bằng km, mà còn bằng năm ánh sáng, quãng đường mà ánh sáng đi được trong
một năm. Một năm ánh sáng bằng 9,5 nghìn tỉ km, hoặc khoảng 5,9 nghìn tỉ dặm.
Khoảng cách từ Trái Đất tới ngôi sao gần nhất ngoài hệ mặt trời của chúng ta, Proxima
Centauri, xấp xỉ 4,24 năm ánh sáng. Có thể so sánh như thế này, Dải Ngân hà có đường
kính ước tính chừng 150.000 năm ánh sáng, và khoảng cách đến thiên hà Andromeda là
chừng 2,21 triệu năm ánh sáng. Điều này có nghĩa là ánh sáng rời thiên hà Andromeda
2,21 triệu năm về trước mới tới được Trái Đất, trừ khi trên đường đi nó đã chạm phải các
thiên thể phản xạ hoặc các mảnh vỡ khúc xạ.

Khi các nhà thiên văn ngắm nhìn bầu trời đêm là lúc họ đang quan sát một hỗn hợp thời
gian thực, quá khứ đã qua, và lịch sử thời cổ đại. Ví dụ, trong thời kì mà các nhà tiên
phong người Babilon, các nhà chiêm tinh người A Rập, các nhà thiên văn Hi Lạp mô tả
các chòm sao, thì Scorpius (Scorpio đối với các nhà chiêm tinh học) vẫn có hình dạng
con bọ cạp. Sao đuôi và các sao khác trong chòm sao này đã xuất hiện dưới dạng sao siêu
mới trên bầu trời khoảng giữa năm 500 và 1000 trước Công nguyên, nhưng không còn
nhìn thấy nữa đối với các nhà nghiên cứu ngày nay. Mặc dù một số sao quan sát thấy trên
bầu trời đêm trên Trái Đất đã chết từ lâu, nhưng sóng ánh sáng mang hình ảnh của chúng
vẫn còn chạm tới mắt người và kính viễn vọng. Trong thực tế, ánh sáng từ sự hủy diệt
của chúng (và bóng tối của sự vắng mặt của chúng) chưa đi hết khoảng cách khổng lồ
trong không gian sâu thẳm vì chưa đủ thời gian.

Empedocles thuộc vùng Acragas, người sống vào khoảng năm 450 trước Công nguyên, là
một trong những triết gia đầu tiên được ghi nhận đã nhận định rằng ánh sáng truyền đi
với một vận tốc giới hạn. Gần một thiên niên kỉ sau này, khoảng chừng năm 525 sau
Công nguyên, nhà bác học và nhà toán học người La Mã Anicius Boethius đã thử dẫn
chứng bằng tài liệu tốc độ của ánh sáng, nhưng sau khi bị buộc tội phản quốc và làm ma
thuật, ông đã bị chém đầu vì nỗ lực mang tính khoa học của mình. Kể từ những ứng dụng
sớm nhất của loại bột đen dùng làm pháo hoa và tín hiệu bởi người Trung Hoa, người ta
đã tự hỏi về tốc độ của ánh sáng. Với lóe sáng và màu sắc trước khi có tiếng nổ chừng vài
giây, nó không đòi hỏi phải có một tính toán gì ghê gớm để nhận ra rằng tốc độ của ánh
sáng hiển nhiên vượt quá tốc độ của âm thanh.

Bí mật ẩn sau các vụ nổ của người Trung Hoa đã dẫn đường cho họ tới phương Tây trong
giữa thế kỉ 19, và cùng với họ, đã mang theo những nghi vấn về tốc độ của ánh sáng.
Trước thời gian này, các nhà nghiên cứu phải xem lóe sáng của tia chớp theo sau là tiếng
sấm rền, thường xuất hiện trong những đám mưa to sấm dữ, nhưng không đưa ra được
bất cứ lời giải thích khoa học nào hợp lí về sự chậm trễ đó. Nhà bác học người A Rập
Alhazen là nhà khoa học nghiên cứu quang học nghiêm túc đầu tiên cho rằng (vào
khoảng năm 1000 sau Công nguyên) ánh sáng có một tốc độ hữu hạn, và vào năm 1250,
nhà quang học tiên phong người Anh Roger Bacon đã viết rằng tốc độ của ánh sáng là
hữu hạn, mặc dù rất nhanh. Tuy nhiên, đa số các nhà khoa học trong thời kì này vẫn giữ
quan điểm cho rằng tốc độ của ánh sáng là vô hạn và không thể nào đo được.

Năm 1572, nhà thiên văn học nổi tiếng người Đan Mạch Tycho Brahe là người đầu tiên
mô tả sao siêu mới, xuất hiện trong chòm sao Cassiopeia. Sau khi quan sát một “ngôi sao
mới” đột ngột xuất hiện trên nền trời, cường độ sáng của nó giảm dần, và rồi biến mất
dần khỏi tầm nhìn trong thời gian 18 tháng, nhà thiên văn cảm thấy bối rối, nhưng lại
kích thích trí tò mò. Những quan trắc các thiên thể mới lạ này khiến cho Brahe và những
người đương thời với ông đi tới chỗ nghi vấn về khái niệm phổ biến cho rằng vũ trụ hoàn
hảo và không thay đổi có tốc độ ánh sáng vô hạn. Niềm tin cho rằng ánh sáng có tốc độ
vô hạn khó bị thay thế, mặc dù một vài nhà khoa học đã bắt đầu nghi vấn về tốc độ của
ánh sáng vào thế kỉ thứ 16. Mãi tới năm 1604, nhà vật lí người Đức Johannes Kepler
chứng minh rằng tốc độ của ánh sáng là tức thời. Ông bổ sung thêm ghi chú cho công
trình công bố của ông rằng khoảng chân không trống rỗng không hề làm chậm tốc độ của
ánh sáng, làm cản trở, với một mức độ hữu hạn, cuộc truy tìm của những người đương
thời của ông tìm kiếm chất ête được cho là lấp đầy không gian và đã mang ánh sáng đi.
Không lâu sau khi phát minh và một số cải tiến tương đối thô đối với kính thiên văn, nhà
thiên văn người Đan Mạch Ole Roemer (năm 1676) là nhà khoa học đầu tiên thực hiện
một cố gắng nghiêm khắc để ước tính tốc độ của ánh sáng. Bằng cách nghiên cứu vệ tinh
Io của sao Mộc và những che khuất thường xuyên của nó, Roemer có thể tiên đoán được
tính tuần hoàn của chu kì che khuất đối với vệ tinh này (hình 3). Tuy nhiên, sau một vài
tháng, ông lưu ý rằng những tiên đoán của ông trở nên kém chính xác trước những
khoảng thời gian tương đối lâu, tiến tới sai số cực đại khoảng 22 phút (một sự chênh lệch
tương đối lớn, nhất là khi xem xét quãng đường mà ánh sáng đi được trong khoảng thời
gian này). Rồi sau đó, đúng là kì quặc, những tiên đoán của ông lại trở nên chính xác hơn
trong một vài tháng, với chu kì tự lặp lại. Làm việc tại Đài quan sát Paris, Roemer sớm
nhận ra rằng những sai lệch quan sát thấy là do sự thay đổi khoảng cách giữa Trái Đất và
sao Mộc, do quỹ đạo của các hành tinh này. Khi sao Mộc đi xa khỏi Trái Đất, ánh sáng
phải truyền một khoảng cách xa hơn, nên cần nhiều thời gian hơn để tới được Trái Đất.
Áp dụng những tính toán tương đối không chính xác cho khoảng cách giữa Trái Đất và
sao Mộc được biết vào thời kì đó, Roemer có thể ước tính tốc độ của ánh sáng chừng
137.000 nghìn dặm (hoặc 220.000 km) trên giây. Hình 3 minh họa mô phỏng hình vẽ
nguyên thủy của Roemer phác họa phương pháp của ông dùng để xác định tốc độ ánh
sáng.

Công trình của Roemer làm xôn xao cộng đồng khoa học, và nhiều nhà nghiên cứu bắt
đầu xem xét lại các luận cứ của họ về tốc độ vô hạn của ánh sáng. Chẳng hạn, ngài Isaac
Newton đã viết trong một chuyên luận mang tính bước ngoặc của ông vào năm 1687,
Philosophiae Naturalis Prinicipia Mathematica (Các nguyên lí toán học của triết học
tự nhiên), “Bây giờ có thể khẳng định từ hiện tượng các vệ tinh của Mộc tinh, được xác
nhận bởi quan trắc của các nhà thiên văn khác, rằng ánh sáng truyền đi liên tục và cần
khoảng 7 hoặc 8 phút để truyền từ Mặt Trời tới Trái Đất”, đây thật sự là một ước tính rất
gần với tốc độ chính xác của ánh sáng. Quan điểm đáng kính và danh tiếng rộng rãi của
Newton là phương tiện để khởi động cuộc cách mạng khoa học, và giúp khởi xướng các
nghiên cứu mới bởi các nhà khoa học tán thành rằng tốc độ của ánh sáng là hữu hạn.
Người tiếp theo mang tới một ước tính hữu ích cho tốc độ của ánh sáng là nhà vật lí
người Anh James Bradley. Năm 1728, một năm sau khi Newton qua đời, Bradley đã ước
tính tốc độ ánh sáng trong chân không xấp xỉ 301.000 km/giây, sử dụng phương pháp
quang sai của các sao. Những hiện tượng này là hiển nhiên bởi các thay đổi biểu kiến vị
trí của các sao do chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời. Mức độ quang sai của
các sao có thể xác định từ tỉ số của tốc độ quỹ đạo của Trái Đất và tốc độ của ánh sáng.
Bằng cách đo góc quang sai sao và áp dụng dữ liệu về tốc độ quỹ đạo của Trái Đất,
Bradley có thể đi tới một ước tính đặc biệt chính xác.

Năm 1834, Charles Wheatstones, nhà nghiên cứu kính vạn hoa và là nhà tiên phong trong
khoa âm học, đã thử đo tốc độ của dòng điện. Wheatstones phát minh ra một dụng cụ sử
dụng gương xoay và sự phóng điện qua chai Leyden để làm phát ra và đo thời gian
chuyển động của tia lửa điện qua gần như tám dặm dây dẫn. Thật không may, các tính
toán của ông (và có lẽ là do dụng cụ của ông) có sai sót nên Wheatstones đã ước tính vận
tốc của dòng điện là 288.000 dặm/giây, một sai lầm dẫn ông tới chỗ tin rằng dòng điện
truyền nhanh hơn ánh sáng. Nghiên cứu của Wheatstones sau này được mở rộng bởi nhà
khoa học người Pháp Dominique Francis Jean Arago. Mặc dù thất bại khi cố gắng hoàn
thành công trình của mình trước khi bị hỏng thị lực vào năm 1850, nhưng Arago đã nhận
định đúng đắn rằng ánh sáng truyền trong nước chậm hơn so với trong không khí.

Trong khi đó, ở Pháp, các nhà khoa học kình địch nhau là Armand Fizeau và Jean-
Bernard-Leon Foucault độc lập nhau đã cố gắng đo tốc độ ánh sáng, không dựa trên các
sự kiện thiên thể, mà khai thác những thuận lợi của khám phá của Arago và mở rộng thiết
kế gương xoay của Wheatstones. Năm 1849, Fizeau chế tạo được một dụng cụ làm lóe ra
một chùm ánh sáng qua một bánh xe răng cưa (thay cho gương xoay) và rồi đi tới một
gương cố định đặt cách đấy 5,5 dặm. Bằng cách quay bánh xe ở tốc độ nhanh, ông có thể
lái chùm tia qua khe nằm giữa hai răng cưa trên hành trình đi ra xa và bắt lấy tia phản xạ
trong khe lân cận trên hành trình quay trở lại. Với tốc độ quay của bánh xe và khoảng
cách truyền bởi xung ánh sáng đã biết, Fizeau có thể tính được tốc độ ánh sáng. Ông cũng
phát hiện thấy ánh sáng truyền trong không khí nhanh hơn trong nước (xác nhận giả
thuyết của Arago), một thực tế mà người đồng hương là Foucault sau đó đã xác minh
được bằng thực nghiệm.
Foucault dùng một gương xoay nhanh điều khiển bằng tuabin khí nén để đo tốc độ ánh
sáng. Trong thiết bị của ông (xem hình 4), một chùm ánh sáng hẹp truyền qua một kẽ hở
và rồi truyền qua một cửa sổ thủy tinh (đóng vai trò bộ tách chùm tia) có mặt chia độ tinh
vi trước khi chạm tới gương đang xoay nhanh. Ánh sáng phản xạ từ gương xoay hướng
qua một bộ gương cố định theo đường zigzag để tăng chiều dài đường đi của thiết bị lên
khoảng 20m mà không phải tăng tương ứng kích thước của dụng cụ. Trong khoảng thời
gian cần thiết để ánh sáng phản xạ qua dãy gương và quay trở lại gương xoay, một sự
lệch nhỏ của vị trí gương xoay đã xảy ra. Rồi sau đó, ánh sáng phản xạ từ vị trí bị lệch
của gương xoay đi theo một hành trình mới trở lại nguồn phát và đi vào kính hiển vi gắn
trên thiết bị. Sự lệch nhỏ của ánh sáng có thể nhìn thấy qua kính hiển vi và ghi lại. Bằng
việc phân tích dữ liệu thu thập từ thí nghiệm của ông, Foucault có thể tính được tốc độ
ánh sáng là 298.000 km/giây (xấp xỉ 185.000 dặm/giây).

Đường đi của ánh sáng trong dụng cụ của Foucault đủ ngắn để dùng trong các phép đo
tốc độ ánh sáng trong các môi trường khác ngoài không khí. Ông phát hiện thấy tốc độ
ánh sáng trong nước hoặc trong thủy tinh chỉ khoảng 2/3 giá trị của nó trong không khí,
và ông cũng kết luận rằng tốc độ ánh sáng qua một môi trường cho trước tỉ lệ nghịch với
chiết suất. Kết quả đáng chú ý này phù hợp với những tiên đoán về hành trạng ánh sáng
đã được phát triển hàng trăm năm trước đó từ lí thuyết sóng của sự truyền ánh sáng.

Dưới sự chỉ dẫn của Foucault, nhà vật lí người Mĩ gốc Ba Lan tên là Albert M.
Michelson đã nỗ lực gia tăng độ chính xác của phương pháp đó, và đã thành công trong
việc đo tốc độ ánh sáng vào năm 1878 với mẫu thiết bị phức tạp hơn đặt dọc theo bức
tường dài 2000 foot nằm trên đôi bờ sông Severn ở Maryland. Đầu tư các thấu kính và
gương chất lượng cao để hội tụ và phản xạ chùm ánh sáng trên quãng đường dài hơn
nhiều so với trong thí nghiệm của Foucault, Michelson tính được kết quả cuối cùng là
186.355 dặm/giây (299.909 km/giây), cho phép sai số trong khoảng 30 dặm/giây. Do độ
phức tạp tăng lên trong thiết kế thí nghiệm của ông, nên độ chính xác của phương pháp
Michelson cũng cao gấp hơn 20 lần so với phương pháp của Foucault.
Vào cuối những năm 1800, đa số các nhà khoa học vẫn tin rằng ánh sáng truyền qua
không gian bằng một môi trường trung chuyển gọi là ête. Michelson đã hợp sức với nhà
khoa học Edward Morley vào năm 1887 nghĩ ra một phương pháp thực nghiệm tìm kiếm
ête bằng cách quan sát sự thay đổi tương đối tốc độ của ánh sáng khi Trái Đất hoàn thành
vòng quay của nó xung quanh Mặt Trời. Để thực hiện mục tiêu này, họ đã thiết kế một
chiếc giao thoa kế tách một chùm ánh sáng và lại gửi mỗi chùm tia đi theo hai đường
khác nhau, mỗi đường dài 10m, bằng một dãy gương bố trí phức tạp. Michelson và
Morley giải thích rằng nếu như Trái Đất chuyển động qua môi trường ête thì chùm tia
phản xạ tới lui vuông góc với dòng ête sẽ phải truyền đi xa hơn so với chùm tia phản xạ
song song với dòng ête. Kết quả sẽ là sự trễ ở một trong hai chùm tia có thể phát hiện khi
hai chùm tia tái kết hợp qua hiện tượng giao thoa.

Thiết bị thí nghiệm do Michelson và Morley xây dựng thật khổng lồ (hình 5). Đặt trên
một phiến đá đang quay từ từ rộng khoảng 5 feet vuông và dày 14 inch, thiết bị được bảo
vệ thêm bởi một hồ thủy ngân bên dưới đóng vai trò bộ giảm sốc không có ma sát để loại
bỏ các dao động ảnh hưởng từ phía Trái Đất. Một khi phiến đá được đưa vào chuyển
động, thu được tốc độ lớn nhất là 10 vòng/giờ, mất tới hàng giờ mới có tạm dừng lần nữa.
Ánh sáng truyền qua bộ tách chùm, và phản xạ bởi hệ thống gương, được xác định với
một chiếc kính hiển vi quan sát vân giao thoa, nhưng cả hai nhà khoa học đều không
quan sát thấy gì. Tuy nhiên, Michelson đã sử dụng giao thoa kế của ông để xác định
chính xác tốc độ của ánh sáng là 186.320 dặm/giây (299.853 km/giây), một giá trị vẫn
được xem là chuẩn trong vòng 25 năm tiếp sau đó. Thất bại trong việc phát hiện sự thay
đổi tốc độ ánh sáng bởi thí nghiệm Michelson-Morley đã đặt dấu chấm hết cho cuộc
tranh luận về ête, cuối cùng đã đưa tới lí thuyết của Albert Einstein vào đầu thế kỉ 20.

Năm 1905, Einstein công bố thuyết tương đối đặc biệt của ông, sau đó là thuyết tương đối
tổng quát vào năm 1915. Lí thuyết thứ nhất đề cập tới sự chuyển động của các vật thể ở
vận tốc không đổi tương đối với nhau, còn lí thuyết thứ hai tập trung vào gia tốc và mối
liên hệ của nó với hấp dẫn. Do chúng thách thức những giả thuyết đã tồn tại từ lâu, ví dụ
như các định luật chuyển động của Isaac Newton, nên lí thuyết của Einstein là một lực
lượng cách mạng trong vật lí học. Ý tưởng về tính tương đối thể hiện qua khái niệm cho
rằng vận tốc của một vật chỉ có thể được xác định tương đối với vị trí của nhà quan sát.
Lấy ví dụ, một người đàn ông đang đi bên trong một chiếc máy bay dân dụng cỡ lớn có
vẻ đang đi ở tốc độ khoảng 1 dặm/giờ đối với hệ quy chiếu là chiếc máy bay (còn chính
chiếc máy bay đang chuyển động với vận tốc 600 dặm/giờ). Tuy nhiên, đối với một nhà
quan sát ở mặt đất, người đàn ông đó đang chuyển động ở vận tốc 601 dặm/giờ.

Einstein đã giả sử trong các tính toán của ông rằng tốc độ của ánh sáng truyền giữa hai hệ
quy chiếu vẫn giữ nguyên không đổi đối với các nhà quan sát ở cả hai nơi. Do nhà quan
sát ở hệ quy chiếu này sử dụng ánh sáng để xác định vị trí và vận tốc của các vật trong hệ
quy chiếu kia, nên điều này làm thay đổi cách mà nhà quan sát có thể liên hệ vị trí và vận
tốc của các vật. Einstein sử dụng khái niệm này để tìm ra một vài công thức quan trọng
mô tả cách các vật thể trong một hệ quy chiếu xuất hiện khi nhìn từ hệ quy chiếu kia đang
chuyển động đều tương đối với hệ quy chiếu thứ nhất. Kết quả của ông đưa tới một số kết
quả khác thường, mặc dù hiệu ứng chỉ trở nên đáng kể khi vận tốc tương đối của vật đạt
gần tới tốc độ ánh sáng. Tóm lại, hàm ý chính của những lí thuyết cơ bản của Einstein và
phương trình tương đối tính thường được trích dẫn của ông

E = mc2

có thể tóm tắt như sau:

• Chiều dài của một vật giảm, tương đối đối với nhà quan sát, khi vận tốc của vật
tăng.
• Khi một hệ quy chiếu đang chuyển động, các khoảng thời gian trở nên ngắn hơn.
Nói cách khác, một nhà du hành vũ trụ chuyển động với tốc độ ánh sáng hoặc gần
tốc độ ánh sáng có thể rời Trái Đất trong nhiều năm và quay trở lại trải qua
khoảng thời gian mất có vài ba tháng.
• Khối lượng của một vật đang chuyển động tăng theo vận tốc của nó, và khi vận
tốc đạt tới tốc độ ánh sáng thì khối lượng tiến tới vô cùng. Vì lí do này nên người
ta giữ niềm tin rằng chuyển động nhanh hơn tốc độ ánh sáng là không thể có
được, bởi vì để gia tốc đến khối lượng vô hạn cần một lượng năng lượng vô hạn.

Mặc dù lí thuyết của Einstein ảnh hưởng đến toàn bộ thế giới vật lí, nhưng nó có những
quan hệ đặc biệt quan trọng đối với những nhà khoa học đang nghiên cứu ánh sáng. Lí
thuyết giải thích được tại sao thí nghiệm Michelson-Morley thất bại trong việc tạo ra
những kết quả như mong đợi, thúc đẩy các nghiên cứu khoa học nghiêm túc hơn về bản
chất của ête xem là môi trường trung chuyển ánh sáng. Nó cũng chứng minh được rằng
không gì có thể chuyển động nhanh hơn tốc độ ánh sáng trong chân không, và tốc độ này
là một hằng số và có giá trị không thay đổi. Trong khi đó, các nhà khoa học thực nghiệm
tiếp tục sử dụng các thiết bị ngày càng phức tạp để đo giá trị chính xác của tốc độ ánh
sáng và giảm sai số trong các phép đo này.

Các phép đo vận tốc ánh sáng

Giá trị ước


Năm Nhà nghiên cứu Phương pháp tính
km/giây
Đèn lồng có mái
1667 galileo Galilei 333,5
che
Vệ tinh của sao
1676 Ole Roemer 220.000
Mộc
Hiện tượng quang
1726 James Bradley 301.000
sai
1834 Charles Wheatstone Gương quay 402.336
1838 Francis Arago Gương quay
1849 Armand Fizeau Bánh xe quay 315.000
1862 Leon Foucault Gương quay 298.000
1868 James Clerk Maxwell Tính toán lí thuyết 284.000
1875 Marie-Alfred Cornu Gương quay 299.990
1879 Albert Michelson Gương quay 299.910
1888 Heinrich Rudolf Hertz Bức xạ điện từ 300.000
1889 Edward Bennett Rosa Phép đo điện 300.000
1890s Henry Rowland Quang phổ kế 301.800
Edward Bennett Rosa và
1907 Phép đo điện 299.788
Noah Dorsey
1923 Andre Mercier Phép đo điện 299.795
Gương quay (giao
1926 Albert Michelson 299.798
thoa kế)
August Karolus và Otto
1928 Lá chắn Kerr 299.778
Mittelstaedt
1932 - Gương quay (giao
Michelson và Pease 299.774
1935 thoa kế)
1947 Louis Essen Hộp cộng hưởng 299.792
1949 Carl I. Aslakson Radar Shoran 299.792,4
Giao thoa kế vô
1951 Keith Davy Froome 299.792,75
tuyến
1973 Kenneth M. Evenson laser 299.792,457
1978 Peter Woods và Colleagues laser 299.792,4588

Vào cuối thế kỉ 19, những tiến bộ đạt được trong công nghệ vô tuyến và vi sóng đã mang
lại phương pháp mới lạ cho việc đo tốc độ ánh sáng. Năm 1888, hơn 200 năm sau những
quan trắc thiên thể tiên phong của Roemer, nhà vật lí người Đức Heinrich Rudolf Hertz
đo được tốc độ của sóng vô tuyến. Hertz thu được giá trị gần 300.000 km/giây, xác nhận
lí thuyết của James Clerk Maxwell cho rằng sóng vô tuyến và ánh sáng đều là các dạng
của bức xạ điện từ. Một bằng chứng nữa thu thập trong những năm 1940 và 1950, khi nhà
vật lí người Anh Keith Davy Froome sử dụng sóng vô tuyến và Louis Essen sử dụng vi
sóng tiến hành đo đạc chính xác hơn tốc độ của bức xạ điện từ.

Maxwell cũng được ghi nhận với việc định nghĩa tốc độ ánh sáng và các dạng khác của
bức xạ điện từ, không phải bằng phép đo, mà bằng suy luận toán học. Trong nghiên cứu
của ông cố gắng tìm kiếm mối liên hệ giữa điện và từ, Maxwell đã lí thuyết hóa rằng một
điện trường biến thiên sẽ tạo ra từ trường biến thiên, một điều ngược lại với định luật
Faraday. Ông đề xuất rằng sóng điện từ bao gồm các sóng dao động điện và từ kết hợp,
và tính được vận tốc của những sóng này truyền trong không gian như sau:

Vận tốc (v) = 1/ (ε . μ)1/2

trong đó ε là hằng số điện môi, và μ là độ từ thẩm của không gian tự do, hai hằng số này
có thể đo được với mức độ chính xác tương đối cao. Kết quả là một giá trị rất gần với tốc
độ ánh sáng đo được.

Năm 1891, tiếp tục những nghiên cứu của ông về tốc độ ánh sáng và thiên văn học,
Michelson chế tạo một giao thoa kế cỡ lớn sử dụng kính thiên văn khúc xạ tại Đài quan
sát Lick ở California. Những quan trắc của ông dựa trên sự trễ thời gian tới của ánh sáng
khi quan sát các vật thể ở xa, ví dụ như các sao, có thể phân tích định lượng để đo được
cả kích thước của thiên thể và tốc độ ánh sáng. Gần 30 năm sau, Michelson di chuyển thí
nghiệm của ông tới Đài quan sát núi Wilson, và áp dụng cùng kĩ thuật trên với kính thiên
văn 100 inch, kính thiên văn lớn nhất thế giới lúc bấy giờ.

Bằng cách hợp nhất thêm một gương xoay hình bát giác vào thiết kế thí nghiệm của ông,
Michelson đạt tới giá trị 299.845 km/giây cho tốc độ ánh sáng. Mặc dù Michelson chết
trước khi hoàn tất thí nghiệm của ông, nhưng người cộng sự của ông tại núi Wilson,
Francis G. Pease, tiếp tục sử dụng kĩ thuật có tính sáng kiến chỉ đạo nghiên cứu trong
những năm 1930. Sử dụng một giao thoa kế cải tiến, Pease thực hiện hàng loạt phép đo
trong vài năm và cuối cùng đã xác định được giá trị chính xác cho tốc độ ánh sáng là
299.774 km/giây, phép đo chính xác nhất thu được tính đến thời điểm đó. Vài năm sau,
vào năm 1941, cộng đồng khoa học đã đặt ra một chuẩn cho tốc độ ánh sáng. Giá trị này,
299.773 km/giây, dựa trên một tài liệu biên soạn từ những phép đo chính xác nhất của
thời kì đó. Hình 6 biểu diễn những phép đo tốc độ ánh sáng trong vòng 200 năm qua.
Vào cuối thập niên 1960, laser trở thành công cụ nghiên cứu ổn định với tần số và bước
sóng có tính xác định cao. Một điều nhanh chóng trở nên hiển nhiên là một phép đo đồng
thời cả tần số và bước sóng sẽ mang lại giá trị rất chính xác cho tốc độ ánh sáng, tương tự
như phương pháp thực nghiệm đã được tiến hành bởi Keith Davy Froome bằng vi sóng
vào năm 1958. Một vài nhóm nghiên cứu ở Mĩ và một số nước khác đã đo tần số của
vạch 633 nanomét từ laser helium-neon và thu được kết quả chính xác cao. Năm 1972,
Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ quốc gia (Mĩ) đã dùng kĩ thuật laser đo được tốc độ
299.792.458 m/s (186.282 dặm/giây), kết quả cuối cùng trong việc định nghĩa lại đơn vị
mét qua một ước tính chính xác cao cho tốc độ ánh sáng.

Khởi đầu với những cố gắng mang tính đột phá vào năm 1676 của Roemer, tốc độ ánh
sáng đã được đo ít nhất là 163 lần bằng nhiều kĩ thuật đa dạng bởi hơn 100 nhà nghiên
cứu (xem bảng ở trên). Khi các phương pháp và dụng cụ khoa học được cải tiến, giới hạn
sai số của sự ước tính được thu hẹp, mặc dù tốc độ ánh sáng không thay đổi đáng kể kể từ
những tính toán hồi thế kỉ thứ 17 của Roemer. Cuối cùng, vào năm 1983, hơn 300 năm
sau cố gắng đo đạc nghiêm túc đầu tiên, tốc độ ánh sáng được định nghĩa là 299.792,458
km/s bởi Đại hội toàn thể lần thứ 17 về Cân nặng và Đo lường. Như vậy, mét được định
nghĩa là khoảng cách mà ánh sáng truyền đi được trong chân không trong khoảng thời
gian 1/299.792.458 giây. Tuy nhiên, nói chung (cả trong nhiều tính toán khoa học), tốc
độ ánh sáng được làm tròn là 300.000 km (hoặc 186.000 dặm) trên giây. Việc đạt được
một giá trị chuẩn cho tốc độ ánh sáng có tầm quan trọng đối với việc thiết lập một hệ đơn
vị quốc tế cho phép các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới so sánh dữ liệu và tính
toán của họ với nhau.

Có một cuộc tranh luận ôn hòa về bằng chứng tồn tại cho thấy tốc độ ánh sáng đang giảm
đi kể từ thời Big Bang, lúc nó có thể di chuyển nhanh hơn nhiều, như một số nhà nghiên
cứu đã đề xuất. Mặc dù các luận cứ được đưa ra và phản đối kéo dài cuộc tranh luận này,
nhưng đa số các nhà khoa học vẫn đoan chắc rằng tốc độ ánh sáng là một hằng số. Các
nhà vật lí cho rằng tốc độ ánh sáng thực sự như đã đo được bởi Roemer và những người
tiếp sau ông không có sự thay đổi đáng kể, mà chỉ có một loạt cải tiến trong các thiết bị
khoa học liên quan tới việc làm tăng độ chính xác của phép đo dùng để thiết lập tốc độ
ánh sáng. Ngày nay, khoảng cách giữa Mộc tinh và Trái Đất được biết với độ chính xác
cao, cũng như đường kính của hệ mặt trời và đường đi quỹ đạo của các hành tinh. Khi
các nhà nghiên cứu áp dụng dữ liệu này để làm việc lại với những tính toán đã được thực
hiện trong vài thế kỉ qua, họ thu được giá trị cho tốc độ ánh sáng có thể so sánh được với
giá trị thu được với những thiết bị hiện đại và phức tạp hơn.

Tác giả: Kenneth R. Spring, Thomas J. Fellers, Lawrence D. Zuckerman, và Michael W.


Davidson

Luận bàn về sự vận động của vật thể”, phần này chia làm 14 chương. Chủ yếu nghiên cứu
mối quan hệ giữa lực và quỹ đạo của vật chuyển động dưới tác dụng của lực hấp dẫn.
Trong điểm thứ nhất là đưa ra điểm -quan trọng của tích phân và vi phân, lấy nó để xác
định những lượng nhỏ vô hạn. Trọng điểm thứ hai là dùng phương pháp cực hạn để vận
dụng những lượng nhỏ vô cùng để giải thích ý nghĩa đúng đắn định luật của Kepler. Ví
dụ, ông đã chứng minh được mối quan hệ giữa tác dụng của lực hấp dẫn với định luật
diện tích của Kepier, suy luận ra lực hấp dẫn tỷ lệ thuận vôi bình phương khoảng cách. Ở
phân một này Newton còn đưa ra bản tính lực học của quang học, nhưng ông lại đưa ra
một kết luận sai lầm: “Tốc độ của ánh sáng khi qua chất môi giới ánh sáng xuyên qua
chậm lớn hơn tốc độ của ánh sáng khi qua chất môi giới ánh sáng xuyên qua nhanh".

Quy luật một: "Ngoài những cái chân thực và đã đủ để thuyết minh hiện tượng của nó ra,
không cần phải tìm kiếm nguyên nhân khác trong sự vật của giới tự nhiên... bởi vì giới tự
nhiên thích đơn giản hóa, không thích dùng thừa nguyên nhân để khoe khoang mình".

Quy luật hai: "Đối với cùng một kết quả trong giới tự nhiên, cần phải làm hết khả năng
quy nó về cùng một nguyên nhân".

Quy luật ba: "Thuộc tính của vật thể, phàm là những cái vừa không thể tăng mạnh cũng
không thể giảm yếu, lại là những cái mà mọi vật thể đều có trong phạm vi thực nghiệm
của chúng ta có thể làm được thì được coi là thuộc tính phổ biến của mọi vật thể".

Quy luật bốn: "Trong triết học thực nghiệm, chúng ta phải coi những mệnh đề được dẫn
ra từ trong các hiện tượng vận dụng phép quy nạp bình thường là hoàn toàn chính xác,
hoặc là cực kỳ gần sát với chính xác. Tuy có thể tưởng tượng ra bất cứ giả thuyết nào
tương phản với nó nhưng trước khi không xuất hiện hiện tượng khác, đủ để khiến nó
chính xác hơn hoặc xuất hiện ngoại lệ thì vẫn phải xem xét như thế".
180 năm sau vận tốc ánh sáng mới được đo băng phương pháp thực nghiệm khá chính xác trên mặt đất với nhiều phương phap khác nhau.
Một trong các phương pháp đó là phương pháp dùng bánh xe quay 8hình vẽ)do nhà vât lí người Pháp : Fizeau đề xuất và thực hiện!

Ánh sáng được phát ra từ khe thứ nhất của một bánh xe quay rất nhanh, truyền đến một cái gương vf phản xạ trở lại. Thay đổi vận tốc quay của
bánh xe và khoảng cách từ báng xe đên gương sao cho khi ánh sáng phản xạ trở lại đi qua đúng khe tiếp theo của bánh xe
Như vậy thời gian truyền sáng là 2S/c chính bằng thời gian bánh xe quay được giữa hai khe liên tiếp.

về sau còn một số phương pháp nưa như phương pháp gương quay, phương pháp dùng giao thoa kế....
[marq=left]Chúc các bạn có những phút bổ ích với diễn đàn![/marq]

nvbien
Đại sứ

Bài viết: 256


Ngày tham gia: Thứ 5 Tháng 3 10, 2005 1:19 am
Giới tính:
Gửi: 1 Cảm ơn
Đã nhận: 11 Cảm ơn

• Gửi Email cho nvbien


• Website

You might also like