You are on page 1of 15

NGÂN HÀNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊA 10 CƠ BẢN

HỌC KÌ II
TUẦN 19 – TIẾT 36
CHƯƠNG VIII: ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP
BÀI 31: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN
VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
1/ Cơ sở hạ tầng thiết yếu của một khu công nghiệp là các yếu tố:
A. Lương thực- Thực phẩm B. Vốn và nguồn lao động
C. Điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc D. Trật tự và ATGT
2/ Yếu tố đóng vai trò quyết định sự hình thành một cơ cấu công nghiệp linh hoạt chính là do:
A. Sự thiếu hụt về năng lượng B.Sự tiêu thụ của thị trường
C. Sự nghèo nàn về vốn D. Dư thừa lao động
3/ Dựa vào công dụng kinh tế các sản phẩm thì sản xuất công nghiệp được chia thành mấy nhóm?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
4/ Đặc điểm đặc trưng nhất của sản xuất công nghiệp là:
A. Khai thác nguyên liệu B. Chế biến nguyên liệu
C. Sử dụng máy móc D. Tận dụng nhiên liệu
5/ Ngành công nghiệp nhóm A là:
A. Công nghiệp nặng B. Công nghiệp nhẹ
C. Công nghiệp chế biến D. Công nghiệp năng lượng
6/ Ngành công nghiệp nhóm B là:
A. Công nghiệp nặng B. Công nghiệp nhẹ
C. Công nghiệp chế biến D. Công nghiệp năng lượng
7/ Sản xuất công nghiệp thường được chia thành mấy giai đoạn?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Tự luận
1) Ở Việt Nam, nhân tố nào đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp?
(1đ)
Trả lời
- Vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội.(0,5đ)
- Nhân tố quan trọng nhất là đường lối chính sách của Đảng, Nhà Nước.(0,5đ)
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 20+21 – TIẾT 37+38
BÀI 32: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP
1/ Ngành công nghiệp điện lực phân bố chủ yếu ở các nước:
A. Phát triển và đang phát triển
B. Phát triển
C. Đang phát triển
D. Công nghiệp phát triển và công nghiệp hóa
2/ Điện được sản xuất từ:
A. Thủy điện, nhiệt điện B. Điện nguyên tử
C. Tua bin khí D. Thủy điện, nhiệt điện, điện nguyên tử, tua bin khí
3/ Ngành công nghiệp khai thác dầu phân bố chủ yếu ở các nước:
A. Phát triển B. Đang phát triển
C. Phát triển và đang phát triển D. Công nghiệp phát triển và công nghiệp mới
4/ Hiện nay ngành công nghiệp năng lượng gồm có:
A. Khai thác than B. Khai thác dầu khí C. Công nghiệp điện lực
D. Khai thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực
5/ Chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu sử dụng năng lượng hiện nay trên thế giới là:
A. Than B. Dầu mỏ C. Khí đốt D. Điện
6/ Trữ lượng than, dầu mỏ, khí đốt tập trung chủ yếu ở Bắc bán cầu.
Đ S
7/ “Quả tim của ngành công nghiệp nặng” là ngành công nghiệp:
A. Điện lực B. Năng lượngC. Điện tử - tin học D. Cơ khí
8/ Trong ngành công nghiệp năng lượng, ngành xuất hiện sớm nhất là:
A. Khai thác dầu mỏ B. Khai thác than
C. Công nghiệp điện lực D. Khai thác khí đốt
9/ Cơ sở để phát triển ngành công nghiệp chế tạo máy móc là ngành:
A. Luyện kim đen B. Điện lực C. Khai thác than D. Hóa chất
10/ Việc phát triển ngành công nghiệp chế tạo máy ở các nước đang phát triển hiện nay là:
A. Sản xuất phụ tùng thay thế B. Sữa chữa, lắp ráp, sản xuất theo mẫu
C. Cung cấp nguyên liệu D. Sản xuất hòan chỉnh máy móc đơn giản
11/ Những nước sản xuất nhiều điện nhất thế giới là:
A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc B. Địa hình dốc, hiểm trở
C. Nền kinh tế phát triển D. Có trữ lượng than lớn
12/ Phát hiện dầu mỏ đầu tiên vào năm nào?
A. 1880 B. 1859 C. 1900 D. 1910
13/ Ngành luyện kim màu sản xuất ra:
A. Gang – thép B. Đồng, nhôm, thiếc C. Vàng, chì, kẽm
D. Gang – thép, đồng, nhôm, thiếc, vàng, chì, kẽm
14/ Công nghiệp luyện kim gồm mấy ngành?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
15/ Những nước sản xuất nhiều kim loại màu nhất thế giới là các nước:
A. Công nghiệp phát triển B. Công nghiệp mới
C. Trữ lượng quặng kim loại màu lớn D. Có nhu cầu về kim loại màu
16/ Ngành công nghiệp cơ khí đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện:
A. Cách mạng khoa học – học kĩ thuật B. Nâng cao năng suất lao động
C. Cải thiện đời sống
D. Cách mạng khoa học – kĩ thuật, nâng caol năng suất lao động, cải thiện đòi sống
17/ Sản phẩm của ngành công nghiệp điện tử – tin học có thể phân thành mấy nhóm?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
18/ Đứng đầu thế giới trong lĩnh vực điện tử – tin học là:
A. Hoa Kì, Nhật Bản, EU B. Anh, Pháp, CHLB Đức
C. Liên Bang Nga, Ấn Độ, Trung Quốc D. Italia, Brazin, Hàn Quốc
19/ Trong ngành công nghiệp cơ khí thì các nước đang phát triển:
A. Đạt đỉnh cao về trình dộ công nghệ B. Sữa chữa, lắp ráp
C. Sản xuất theo mẫu có sẵn D. Sữa chữa, lắp ráp, sản xuất theo mẫu
20/ Công nghiệp hóa chất được chia thành mấy nhóm ngành chính?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
21/ Hóa chất cơ bản và chất dẻo phát triển mạnh ở Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc.
Đ S
22/ Công nghiệp thực phẩm đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu và giá trị sản xuất công nghiệp ở các
nước:

A. Phát triển B. Đang phát triển


C. Công nghiệp mới D. Phát triển và đang phát triển
23/ Nhà máy nhiệt điện của Việt Nam là:
A. Hòa Bình B. Phả Lại C. Trị An D. Yali
24/ Loại nhiên liệu được gọi là “vàng đen” là:
A. Than đá B. Dầu mỏ C. Than cốc D. Điện
25/ Hiện nay đập thủy điện nào lớn nhất Việt Nam?
A. Trị An B. Hòa Bình C. Thác Bà D. Sơn La
26/ Sản phẩm của ngành luyện kim đen là:
A. Nhôm, thiếc, chì B. Gang, thép C. Vàng, bạc D. Sắt, đồng
II. Tự luận
1) Tại sao ngành dệt may lại được phân bố rộng rãi ở nhiều nước, kể cả các nước đang phát triển?
(2đ)
- Là ngành sử dụng nhiều lao động (nhất là nữ). (0,5đ)
- Ít gây ô nhiễm môi trường. (0,5đ)
- Sử dụng điện nước ở mức độ vừ phải. (0,5đ)
- Ít vốn đầu tư, khả năng thu hồi vốn nhanh. (0,5đ)
3) Hãy nêu vai trò của ngành công nghiệp thực phẩm? (2đ)
- Phục vụ nhu cầu ăn uống của con người. (0,5đ)
- Tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển. (0,5đ)
- Làm tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp. (0,5đ)
- Tạo nguồn hàng xuất khẩu, tích lũy vốn. (0,5đ)
4) Hãy nêu vai trò, trữ lượng, sản lượng, phân bố của ngành công nghiệp khai thác dầu? Kể tên một
số mỏ dầu hoặc mỏ khí ở Việt Nam mà em biết (ít nhất 4 mỏ). (2,5đ)
- Vai trò: nhiên liệu quan trọng “vàng đen”, nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất. (0,5đ)
- Trữ lượng: ước tính 400 – 500 tỉ tấn. (0,5đ)
- Sản lượng: 3,8 tỉ tấn/năm. (0,5đ)
- Phân bố: Chủ yếu ở các nước đang phát triển. (0,5đ)
+ Các mỏ dầu, khí ở Việt Nam:Mỏ dầu (Đại Hùng, Bạch Hổ, Rồng, Hồng Ngọc, Rạng Đông…);
mỏ khí (Lan Tây, Lan Đỏ). (0,5đ)
5) Hãy nêu vai trò, trữ lượng, sản lượng, phân bố của ngành công nghiệp điện lực? Kể tên một số
nhà máy thủy điện hoặc nhiệt điện ở Việt Nam mà em biết (ít nhất 4 tên).(2,5đ)
- Vai trò: Cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại, nâng cao đời sống , văn minh. (0,5đ)
- Trữ lượng: nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử, tuabin khí…(0,5đ)
- Sản lượng: 15.000 tỉ kWh. (0,5đ)
- Phân bố: Chủ yếu ở các nước phát triển. (0,5đ)
+ Các nhà máy thủy điện ở Việt Nam: Yali, Thác Mơ, Trị An, Hòa Bình, Thác Bà, Sông Hinh…
(0,5đ)
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 22 – TIẾT 39
BÀI 33: MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA
TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
1/ Điểm công nghiệp đồng nhất với điểm dân cư có xí nghiệp công nghiệp:
Đ S
2/ Các trung tâm công nghiệp thường phân bố ở:
A. Nguồn nguyên liệu phong phú B. Thị trường lao động rẻ
C. Những thành phố đông dân D. Giao thông thuận lợi
3/ KCX Tân Thuận, KCN Lê Minh Xuân, KCN Tây Bắc Củ Chi, KCN Sóng Thần thuộc tỉnh nào
của nước ta?
A. Tp HCM B. Đồng Nai C. Bình Dương D. Tp HCM và Bình Dương
4/ Khu công nghiệp Sóng Thần, Khu công nghiệp VSIP thuộc tỉnh nào của nước ta?
A. Tp HCM B. Đồng Nai C. Bình Dương D. Tp HCM và Bình Dương
5/ Hình thức tổ chức công nghiệp ở trình độ cao, gắn với khu đô thị vừa và lớn là:
A. Điểm công nghiệp B. Khu công nghiệp tập trung
C. Trung tâm công nghiệp D. Vùng công nghiệp
6/ Hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp là:
A. Điểm công nghiệp B. Khu công nghiệp tập trung
C. Trung tâm công nghiệp D. Vùng công nghiệp
7/ Ranh giới rõ ràng, vị trí thuận lợi. Tập trung nhiều xí nghiệp, khả năng hợp tác sản xuất cao là:
A. Điểm công nghiệp B. Khu công nghiệp tập trung
C. Trung tâm công nghiệp D. Vùng công nghiệp
8/ Một hoặc 2 xí nghiệp gần vùng nguyên liệu, không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp là:
A. Điểm công nghiệp B. Khu công nghiệp tập trung
C. Trung tâm công nghiệp D. Vùng công nghiệp
9/ Có các xí nghiệp nòng cốt (hay hạt nhân) là đặc điểm của trung tâm công nghiệp:
A. Đúng B. Sai
10/ Sắp xếp các ý ở 2 cột sao cho hợp lí.
1) Điểm công nghiệp a) Một hoặc 2 xí nghiệp gần vùng nguyên liệu, không có mối liên hệ
giữa các xí nghiệp.
2) Khu công nghiệp b) Hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
3) Trung tâm công nghiệp c) Ranh giới rõ ràng, vị trí thuận lợi. Tập trung nhiều xí nghiệp, khả
năng hợp tác sản xuất cao.
4) Vùng công nghiệp d) Hình thức tổ chức công nghiệp ở trình độ cao, gắn với khu đô thị
vừa và lớn.
1/a, 2/c, 3/d, 4/b
Tự luận
1) Tại sao các nước đang phát triển ở Châu Á, trong đó có Việt Nam, phổ biến hình thức khu công
nghiệp tập trung? (1,5đ)
- Quá trình công nghiệp hóa với chiến lược công nghiệp hướng ra xuất khẩu. (0,5đ)
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài. (0,5đ)
- Thu hút công nghệ và kinh nghiệm quản lí của các nước công nghiệp phát triển. (0,5đ)
2) Dựa vào bảng số liệu sau:
Sản phẩm/ Năm 1990 2003
Than (triệu tấn) 3387 5300
Điện (tỉ kWh) 11832 14851
a) Hãy vẽ biểu đồ đồ thị thể hiện tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm nói trên.(2đ)
⇒ Lấy năm 1990 làm năm gốc = 100% để tính năm tiếp theo
b) Nhận xét biểu đồ và giải thích nguyên nhân?(1đ)
 Hết chương XIII 
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 26 – TIẾT 43
BÀI 35: VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ
1) “Ngành công nghiệp không khói” chính kà ngành dịch vụ:
Đ S
2) Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất Việt Nam là:
A. thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội B. Đà Nẵng và Hà Nội
C. Hải Phòng và Đà Nãng D. Đồng Nai và Bình Dương
3) Đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất Việt Nam tập trung ở đâu?
A. Quãng Ninh và thành phố Hồ Chí Minh B. Đà Nẵng và Biên Hòa
C. thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội D. Vũng Tàu và Đồng Nai
4) Tại sao hiện nay ngành dịch vụ Việt Nam phát triển khá nhanh?
A. thu nhập nhân dân ngày càng tăng B. nền kinh tế Việt Nam đang mở cửa
C. cơ cấu kinh tế Việt Nam đang chuyển dịch D. câu B và và C đúng
5) Những nước nào ở Châu Á có ngành dịch vụ phát triển mạnh?
A. Ấn Độ, Nhật Bản, Singapo B. Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam
C. Nhật Bản, Singapo, Hàn Quốc D. Triều Tiên, Hàn Quốc, Việt Nam
Tự luận:
1) Tại sao lao động trong các ngành dịch vụ ở các nước đang phát triển còn ít?(2đ)
Trả lời:
- Trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động xã hội thấp.(0,5đ)
- Ảnh hưởng của cuộc cách mạng – khoa học kĩ thuật tới các nước này còn yếu.(0,5đ)
- Trình độ đô thị hóa thấp, mạng lưới thành phố kém phát triển.(0,5đ)
- Tỉ lệ dân thành thị và mức sống người dân nói chung còn thấp. (0,5đ)
2) Hãy nêu các điều kiện để phát triển ngành du lịch? (1đ)
Trả lời
- Nhu cầu xã hội về du lịch, nghỉ dưỡng. (0,25đ)
- Tài nguyên du lịch phong phú. (0,25đ)
- Hệ thống các cơ sở phục vụ du lịch. (0,25đ)
-Chính sách thích hợp phát triển du lịch. (0,25đ)
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 27 – TIẾT 44
BÀI 36: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
1) Tại sao giao thông đường thủy lại phổ biến ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A. nền đất yếu nên không làm đường sắt được
B. chưa đầu tư đầy đủ cho đường bộ
C. hệ thống kênh rạch chằng chịt
D. chưa đầu tư đầy đủ cho đường bộ, hệ thống kênh rạch chằng chịt
2) Ở các vùng hoang mạc, sa mạc, phương tiện giao thông vận tải nào phổ biến nhất?
A. xe kéo chó B. đường sắt C. lạc đà D. đường ô tô
3) Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là?
A. hệ thống đường giao thông các loại B. sự chuyên chở người và hàng hóa
C. thú vật và hàng hóa D. các loại xe, tàu thuyền
4) Giao thông vận tải là ngành sản xuất vật chất đặc biệt.
Đ S
5) Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới……………………của ngành giao thông vận tải.
A. sự có mặt và vai trò của các loại hình
B. hoạt động
C. công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải
D. tất cả các yếu tố trên đúng
6) Giao thông vận tải là một ngành sản xuất vật chất độc đáo vì:
A. phục vụ nhu cầu ăn ở, đi lại của con người
B. không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất
C. thị trường rộng rãi
D. mắt xích của quá trình sản xuất
Tự luận
1) Để phát triển kinh tế - xã hội miền núi, tại sao giao thông vận tải phải đ i trước một bước? (2,5đ)
Trả lời:
- Thúc đẩy giao lưu các địa phương ở miền núi, giữa miền núi và đồng bằng. (0,5đ)
- Tạo điều kiện khai thác thế mạnh ở các miền núi như khoáng sản, lâm sản, cây công nghiệp…
(0,5đ)
- Thúc đẩy phát triển công nghiệp, đô thị ở miền núi.(0,5đ)
- Thu hút dân cư, thúc đẩy phân công theo lãnh thổ.(0,5đ)
- Hình thành cơ cấu kinh tế miền núi, phát triển các ngành dịch vụ.(0,5đ)
2) Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận
tải? Hãy kể một số loại phương tiện đặc trưng của vùng hoang mạc và vùng băng giá gần cực?
(2,5đ)
Trả lời
- Quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải.(0,5đ)
- Ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải.(0,5đ)
- Khí hậu và thời tiết ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải.(0,5đ)
- Kể tên: + Ở vùng hoang mạc: thô sơ (lạc đà), hiện đại (xe ô tô, trực thăng…) (0, 5đ)
+ Ở vùng băng giá gần cực: thô sơ (xe quệt), hiện đại (tàu phá băng nguyên tử, trực
thăng) (0, 5đ)
_________________________________________________________________________________
TUẦN 28 – TIẾT 45
BÀI 37: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
1) Kênh đào Panama nối liền 2 đại dương nào?
A. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương B. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương
C. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương D. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương
2) Kênh đào Xuyê nối 2 biển nào với nhau?
A. Địa Trung Hải và biển Đỏ B. Hắc Hải và Địa Trung Hải
C. Biển Đen và biển Caxpi D. Hồng Hải và biển Ả rập
3) Quốc lộ 1A nối liền từ tỉnh nào đến tỉnh nào?
A. Lạng Sơn đến Cà Mau B. Việt Bắc đến Tiền Giang
C. Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh D. Cao Bằng đến Trà Vinh
4) Cầu dây văng nào dài nhất Việt Nam?
A. cầu Tràng Tiền B. cầu Rạch Miễu
C. cầu Mĩ Thuận D. cầu Thăng Long
5) Đường hầm xuyên núi đầu tiên ở Việt Nam là:
A. đường hầm qu a đèo Tam Hiệp B. đường hầm qu a đèo Ngang
C. đường hầm qu a đèo Hải Vân D. đường hầm qu a đèo Cả
6) Loại hình vận tải nào là cách hiệu quả nhất để vận chuyển dầu khí?
A. đường biển B. đường ống C. đường bộ D. đường sắt
7) Khách hàng chủ yếu của ngành giao thông vận tải đường ống?
A. thư và rau quả B. dầu mỏ và khí đốt C. thông tin D. nước
8) Nối câu cho thích hợp (0,75đ)
1) Xuy-ê a) Ban tích và Địa Trung Hải
2) Pa-na-ma b) Đại Tây Dương và Thái Bình Dương
3) Ki-en c) Địa Trung Hải và Biển Đỏ
d) Ban tích và biển Bắc
1/b. 2/ c. 3/d
Tự luận:
1) So sánh ưu điểm và nhược đểm của ngành giao thông vận tải đường biển và đường hàng không?
(2đ)
Trả lời:
1/ Đường biển
* Ưu điểm:
- Giá rẻ, khối lượng vận chuyển lớn. (0,25đ)
- Đảm đương chủ yếu việc giao thông vận tải trên các tuyến đường quốc tế. (0,25đ)
* Nhược điểm:
- Tốc độ chậm, dễ gây ô nhiễm môi trường biển. (0,25đ)
- Sản phẩm chủ yếu là dầu thô và các sản phẩm từ dầu mỏ. (0,25đ)
2/ Đường hàng không
* Ưu điểm:
- Đảm bảo mối giao lưu quốc tế, sử dụng hiệu quả thành tựu mới nhất của khoa học kĩ thuật.(0,25đ)
- Tốc độ nhanh, không phụ thuộc địa hình bên dưới.(0,25đ)
* Nhược điểm:
- Trọng tải thấp. (0,25đ)
- Giá thành rất đắt. (0,25đ)
2) Hãy nêu các vấn đề nghiêm trọng về liên quan đến sự phát triển ồ ạt công nghiệp ô tô trên thế
giới?(2đ)
Trả lời:
- Sử dụng nhiều nguyên liệu kim loại và nhiên liệu dầu mỏ. (0,5đ)
- Chiếm nhiều diện tích. (0,5đ)
- Ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường. (0,5đ)
- Tai nạn giao thông ngày càng tăng. (0,5đ)
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 30 – TIẾT 47
BÀI 39: NGÀNH THÔNG TIN LIÊN LẠC
1) Vào thời kì sơ khai con người đã chuyển thông tin bằng cách nao?
A. Điện thoại, đánh trống, thổi tù và, chạy bộ
B. Đốt lửa, đánh trống, thổi tù và, chạy bộ
C. Đốt lửa, đánh trống, thổi tù và, chạy xe
D. Đốt lửa, đánh moócxơ, chạy xe
2) Ngày nay thông tin liên lạc được thực hiện bằng cách nào?
A. Điện thoại, điện báo, telex, fax, internet, rađiô, tivi…
B. Đốt lửa, đánh trống, thổi tù và, chạy xe…
C. Rađiô, tivi
D. Internet, fax, thư điện tử
3) Ai đã phát minh ra máy điện thoại?
A. Giêm Oát B. Tômát Êđixơn C. Graham Ben D. Gutliênmô Máccôni
4) Máy điện thoại ra đời vào năm nào?
A. 1876 B. 1976 C. 1936 D. 1916
5) Việt Nam hòa mạng iternet vào năm nào?
A. cuối năm 2000 B. đầu năm 1990 C. cuối năm 1997 D. cuối năm 1985
6) Mạng iternet ra đời vào năm nào?
A. 2000 B. 1980 C. 1985 D. 1989
7) Thông tin liên lạc được xem là thước đo của nền văn minh.
Đ S
Tự luận
1) Tại sao có thể coi sự phát triển của thông tin liên lạc như là thước đo của nên văn minh?(1đ)
Trả lời:
- Những tiến bộ vượt bậc của khoa – học kĩ thuật.(0,5đ)
- Quá trình phát triển công nghiệp đã làm sản sinh và phát triển nhanh ngành thông tin liên lạc hiện
đại. (0,5đ)
2) Trình bày vai trò của ngành thông tin liên lạc?(2đ)
Trả lời:
- Vận chuyển tin tức nhanh chóng và kịp thời. (0,5đ)
- Góp phần thực hiện các mối giao lưu giữa các địa phương và các nước. (0,5đ)
- Tác động sâu sắc đến việc tổ chức đời sống xã hội, tổ chức lãnh thổ các hoạt động kinh tế. (0,5đ)
- Thước đo của nền văn minh. (0,5đ)
_________________________________________________________________________________
TUẦN 31 – TIẾT 48
BÀI 40: ĐỊA LÍ NGÀNH THƯƠNG MẠI
1) Thị trường hoạt động theo quy luật nào?
A. quy luật cung – cầu B. quy luật tiền tệ C. quy luật cung cấp D. quy luật trao đổi
2) Khi nào thì giá cả một mặt hàng ổn định?
A. khi người bán không có nhu cầu bán B. khi người mua không có nhu cầu mua
C. khi cung và cầu cân bằng D. khi cung lớn hơn cầu
3) Khi cung lớn hơn cầu thì giá cả trên thị trường sẽ thay đổi như thế nào?
A. giá tăng B. giá thay đổi theo hình sin C. giá giảm D. giá ổn định
4) Hà Nội có một chợ nổi tiếng là;
A. Bến Thành B. Cần Thơ C. Đồng Xuân D. Hòa Bình
5) Thành phố Hồ chí Minh có một chợ nổi tiếng là:
A. chợ Gạo B. chợ Lớn C. chợ Bà Chiểu D. chợ Bến Thành
6) Hãy kể tên một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thuộc nhóm khoáng sản.
A. dầu thô, vàng B. dầu thô, than đá C. than đá, kim cươngD. dầu khí, nhôm
7) Hãy kể tên mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thuộc nhóm nông sản, thủy sản.
A. mực, rong biển, bắp, hồ tiêu, khoai mì, lúa mạch
B. cao lương, tôm, hồ tiêu, cá
C. gạo, cà phê, tôm, cá, mực đông lạnh
D. đậu nành, bắp, ngọc trai, gạo
8) Thị trường được hiểu là nơi gạp gỡ giữa người bán và người mua.
Đ S
Tự luận
1) Trình bày vai trò của ngành thương mại? (2đ)
- Là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. (0,5đ)
- Điều tiết sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng. (0,5đ)
- Nôi thương: trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong nước. (0,5đ)
- Ngoại thương: trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia. (0,5đ)
2) So sánh các sản phẩm xuất nhập khẩu giữa nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển?
(2đ)
Trả lời:
* Nhóm nước kinh tế kém phát triển:
- Xuất khẩu: Nông sản, sản phẩm cây công nghiệp, lâm sản, nguyên liệu và khoáng sản.(0,5đ)
- Nhập khẩu: Sản phẩm công nghiệp chế biến, máy móc, lương thực, thực phẩm.(0,5đ)
* Nhóm nước kinh tế phát triển:
- Xuất khẩu: sản phẩm công nghiệp chế biến, máy móc, thiết bị…(0,5đ)
- Nhập khẩu: nguyên liệu, nhiên liệu, đặc biệt là dầu mỏ, nông phẩm.(0,5đ)
Hết chương IX
_________________________________________________________________________________
CHƯƠNG X: MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TUẦN 32 – TIẾT 49
BÀI 41: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1) Sự phát triển của môi trường xã hội bao giờ cũng diễn ra nhanh hơn môi trường tự nhiên:
Đ S
2) Môi trường địa lí có mấy chức năng chính?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
3) Tài nguyên khoáng sản là loại tài nguyên:
A. có thể phục hồi B. không thể phục hồi
C. phục hồi lại được D. các ý trên sai
4) Tại sao nói con người là sinh vật đặc biệt?
A. con người chế tạo được các công cụ lao động
B. con người đi được bằng 2 chân
C. con người chỉ ăn thức ăn nấu chín
D. con người biết nói
5) Nhà ở, nhà máy, thành phố… thuộc loại môi trường nào?
A. môi trường xã hội B. môi trường tự nhiên
C. môi trường nhân tạo D. môi trường khí hậu
Tự luận
1) Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo khác nhau như thế nào?(1đ)
Trả lời:
- Môi trường tự nhiên:
+ Xuất hiện trên bề mặt Trái Đất.(0,25đ)
+ Không phụ thuộc vào con người. (0,25đ)
- Môi trường nhân tạo:
+ Là kết quả lao động của con người. (0,25đ)
+ Tồn tại hoàn toàn phụ thuộc vào con người. (0,25đ)
2) Hãy vẽ sơ đồ tài nguyên thiên nhiên? (2đ)
Trả lời
Tài nguyên thiên (0,5đ)
nhiên

Tài nguyên có thể bị hao Tài nguyên không bị hao


(0,5đ) (0,5đ)
kiệt kiệt

Tài Tài
nguyên nguyên
không khôi phục
phục hồi
(0,25đ) được
(0,25đ)
_________________________________________________________________________________
TUẦN 33 – TIẾT 50
BÀI 42: MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1) Sự hạn chế của các nguồn tài nguyên thể hiện rõ nhất ở tài nguyên:
A. nước B. khoáng sản C. đất D. khí hậu
2) Hội nghị thượng đỉnh Trái đất diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu?
A. 6/1992 – Riô đê Gianêrô (Braxin) B. 10/1945 – Pari (Pháp)
C. 1/1973 – Luân Đôn (Anh) D. 7/1954 – Giơnevơ (Thụy Sĩ)
3) Biện pháp hữu hiệu nhất để cứu tầng ôzôn là:
A. sớm ngừng sản xuất và sử dụng các hóa chất dạng feron
B.vá tầng ôzôn
C. bơm thêm chất ozôn vào khí quyển
D. xây dựng nhiều nhà máy chế tạo ôzôn
4) Bùng nổ dân số, khai thác triệt để tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nông – lâm nghiệp dẫn đến
sự hủy hoại môi trường của các nước đang phát triển.
Đ S
5) Quốc gia phát thải lớn nhất các loại khí gây hiệu ứng nhà kính là:
A. Nhật Bản B. Anh C. Hoa Kì D. Pháp
Tự luận
1) Để giải quyết vấn đề môi trường cần phải làm gì? Là học sinh em cần phải làm gì để bảo vệ môi
trường?(2,5đ)
Trả lời:
- Chấm dứt chạy đua vũ trang, chấm dứt chiến tranh. (0,5đ)
- Giúp các nước đang phát triển thoát khỏi cảnh đói nghèo. (0,5đ)
- Áp dụng các tiến bộ khoa học - kĩ thuật để kiểm soát tình trạng môi trường.(0,5đ)
- Sử dụng hợp lí tài nguyên, giảm bớt tác động xấu đến môi trường. (0,5đ)
- Là học sinh em cần phải: trồng cây xanh, không xả rác bừa bãi, tuyên truyền để mọi người xung
quanh cùng bảo vệ môi trường… (0,5đ)
2) Tại sao việc giải quyết vấn đề môi trường đòi hỏi sự nỗ lực chung của các quốc gia và thể loài
người? (2đ)
Trả lời:
- Hậu quả của sự tác động không hợp lí của con người tới môi trường. (0,5đ)
- Môi trường không thể chia cắt và có thể gây ra phản ứng dây chuyền. (0,5đ)
- Quy luật về sự tuần hoàn vật chất năng lượng trong lớp vỏ địa líliên quan tới toàn cầu. (0,5đ)
- Vì vậy vấn đề môi trường đòi hỏi sựnỗ lực lớn về chính trị, kinh tế và khoa học- kĩ thuật của các
nước trên toàn thế giới. (0,5đ)
Hết học kì II
dựng xí nghiệp cũng như phân bố các ngành công nghiệp và các hình thức tổ chức lãnh thổ
công nghiệp.

- Nhìn chung, vị trí địa lí có ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành cơ cấu ngành công nghiệp
và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trong điều kiện tăng cường mở rộng các mối quan
hệ kinh tế quốc tế và hội nhập vào đời sống kinh tế khu vực và thế giới.

Sự hình thành và phát triển của các xí nghiệp, các ngành công nghiệp phụ thuộc rất nhiều
vào vị trí địa lí. Có thể thấy rõ hầu hết các cơ sở công nghiệp ở các quốc gia trên thế giới
đều được bố trí ở những khu vực có vị trí thuận lợi như gần các trục đường giao thông huyết
mạch, gần sân bay, bến cảng, gần nguồn nước, khu vực tập trung đông dân cư.

- Vị trí địa lí thuận lợi hay không thuận lợi tác động mạnh tới việc tổ chức lãnh thổ
công nghiệp, bố trí không gian các khu vực tập trung công nghiệp. Vị trí địa lí càng
thuận lợi thì mức độ tập trung công nghiệp càng cao, các hình thức tổ chức lãnh thổ
công nghiệp càng đa dạng và phức tạp. Ngược lại, những khu vực có vị trí địa lí kém
thuận lợi sẽ gây trở ngại cho việc xây dựng và phát triển công nghiệp cũng như việc
kêu gọi vốn đầu tư ở trong và ngoài nước.

Thực tiễn chỉ ra rằng, sự thành công của các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất trên
thế giới thường gắn liền với sự thuận lợi về vị trí địa lí. Khu chế xuất Cao Hùng (Đài Loan),
một trong các khu chế xuất đạt được kết quả tốt nhất, có vị trí địa lí lí tưởng, gần cả đường
bộ, đường biển và đường hàng không. Nó nằm trên cầu cảng Cao Hùng, cách sân bay quốc
tế khoảng 20 phút đi bằng ô tô và thông ra đường cao tốc. Hàng hoá ra vào khu chế xuất rất
thuận lợi và nhanh chóng, vừa đỡ tốn thời gian, vừa giảm được chi phí vận tải.

Ở nước ta, trên số hơn 100 địa điểm có thể xây dựng được các khu công nghiệp tập trung thì
có trên dưới 40 nơi thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước do có thuận lợi về vị
trí địa lí.

b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên


Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên được coi là tiền đề vật chất không thể thiếu
được để phát triển và phân bố công nghiệp. Nó ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành và xác
định cơ cấu ngành công nghiệp. Một số ngành công nghiệp như khai khoáng, luyện kim, vật
liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông- lâm- thuỷ hải sản phụ thuộc nhiều vào tài
nguyên thiên nhiên. Số lượng, chất lượng, phân bố và sự kết hợp của chúng trên lãnh thổ có
ảnh hưởng rõ rệt đến tình hình phát triển và phân bố của nhiều ngành công nghiệp.

- Khoáng sản

Khoáng sản là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa hàng đầu đối
với việc phát triển và phân bố công nghiệp. Khoáng sản được coi là “bánh mì” cho các
ngành công nghiệp. Số lượng, chủng loại, trữ lượng, chất lượng khoáng sản và sự kết
hợp các loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối qui mô, cơ cấu và tổ chức các xí
nghiệp công nghiệp.

Sự phân bố khoáng sản trên thế giới là không đồng đều. Có những nước giàu tài nguyên
khoáng sản như Hoa Kỳ, Canađa, Ôxtrâylia, LB Nga, Trung Quốc, ấn Độ, Braxin, Nam Phi,
Inđônêxia… Có những nước chỉ nổi tiếng với một vài loại khoáng sản như Chi Lê (đồng);
Cô oét, Arập Xêút, Irắc (dầu mỏ); Ghinê (bôxít)…. Nhiều nước Tây Âu và Nhật Bản nghèo
khoáng sản. Do nhu cầu phát triển công nghiệp mà nhiều nước phải nhập khẩu khoáng sản.
Chẳng hạn như ở Nhật Bản, giá trị nhập khẩu khoáng sản chiếm 50% tổng giá trị nhập khẩu.
Ngược lại, ở nhiều nước khoáng sản chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng giá trị xuất khẩu. Ví
dụ như ở Inđônêxia, khoáng sản xuất khẩu chiếm gần 70% tổng kim ngạch xuất khẩu, là
nước xuất khẩu đứng hàng thứ 3 thế giới về thiếc, thứ 5 về niken và thứ 10 về dầu khí…

Nước ta có một số khoáng sản có giá trị như than, dầu khí, bôxit, thiếc, sắt, apatit, vật liệu
xây dựng. Đây là cơ sở quan trọng để phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, khoáng sản là tài
nguyên không thể tái tạo được. Do vậy cần phải có chiến lược đúng đắn cho việc khai thác
và sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên khoáng sản để đảm bảo sự phát triển bền vững.

- Khí hậu và nguồn nước

+ Nguồn nước có ý nghĩa rất lớn đối với các ngành công nghiệp. Mức độ thuận lợi hay
khó khăn về nguồn cung cấp hoặc thoát nước là điều kiện quan trọng để định vị các xí
nghiệp công nghiệp. Nhiều ngành công nghiệp thường được phân bố gần nguồn nước
như công nghiệp luyện kim (đen và màu), công nghiệp dệt, công nghiệp giấy, hoá chất
và chế biến thực phẩm… Những vùng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, lại chảy trên
những địa hình khác nhau tạo nên nhiều tiềm năng cho công nghiệp thuỷ điện. Tuy
nhiên, do sự phân bố không đồng đều của nguồn nước theo thời gian và không gian đã gây
nên tình trạng mất cân đối giữa nguồn cung cấp và nhu cầu về nước để phát triển công
nghiệp.

+ Khí hậu cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự phân bố công nghiệp. Đặc điểm của
khí hậu và thời tiết tác động không nhỏ đến hoạt động của các ngành công nghiệp khai
khoáng. Trong một số trường hợp, nó chi phối cả việc lựa chọn kỹ thuật và công nghệ
sản xuất. Chẳng hạn, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho máy móc dễ bị hư hỏng. Điều
đó đòi hỏi lại phải nhiệt đới hoá trang thiết bị sản xuất. Ngoài ra, khí hậu đa dạng và phức
tạp làm xuất hiện những tập đoàn cây trồng vật nuôi đặc thù. Đó là cơ sở để phát triển các
ngành công nghiệp chế biến lương thực- thực phẩm.

- Các nhân tố tự nhiên khác có tác động tới sự phát triển và phân bố công nghiệp như đất
đai, tài nguyên sinh vật biển.

+ Về mặt tự nhiên, đất ít có giá trị đối với công nghiệp. Suy cho cùng, đây chỉ là nơi để xây
dựng các xí nghiệp công nghiệp, các khu vực tập trung công nghiệp. Quỹ đất dành cho công
nghiệp và các điều kiện về địa chất công trình ít nhiều có ảnh hưởng tới qui mô hoạt
động và vốn kiến thiết cơ bản.

+ Tài nguyên sinh vật và tài nguyên biển cũng có tác động tới sản xuất công nghiệp. Rừng
và hoạt động lâm nghiệp là cơ sở cung cấp vật liệu xây dựng (gỗ, tre, nứa…), nguyên liệu
cho các ngành công nghiệp giấy, chế biến gỗ và các ngành tiểu thủ công nghiệp (tre, song,
mây, giang, trúc…), dược liệu cho công nghiệp dược phẩm. Sự phong phú của nguồn thuỷ,
hải sản với nhiều loại động, thực vật dưới nước có giá trị kinh tế là cơ sở để phát triển ngành
công nghiệp chế biến thuỷ hải sản.

c) Các nhân tố kinh tế- xã hội

- Dân cư và nguồn lao động

Dân cư và nguồn lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển và phân
bố công nghiệp, được xem xét dưới hai góc độ sản xuất và tiêu thụ.
+ Nơi nào có nguồn lao động dồi dào thì ở đó có khả năng để phân bố và phát triển các
ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt- may, giày- da, công nghiệp thực
phẩm. Những nơi có đội ngũ lao động kỹ thuật cao và đông đảo công nhân lành nghề
thường gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và chất
xám cao trong sản phẩm như kỹ thuật điện, điện tử- tin học, cơ khí chính xác… Nguồn
lao động với trình độ chuyên môn kỹ thuật và khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật
mới là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành công nghệ cao và nâng cao hiệu quả
sản xuất trong các ngành công nghiệp khác. Ngoài ra, ở những địa phương có truyền
thống về tiểu thủ công nghiệp với sự hiện diện của nhiều nghệ nhân thì sự phát triển ngành
nghề này không chỉ thu hút lao động, mà còn tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo, mang bản sắc
dân tộc, được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước.

+ Quy mô, cơ cấu và thu nhập của dân cư có ảnh hưởng lớn đến quy mô và cơ cấu của
nhu cầu tiêu dùng. Đó cũng là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp. Khi tập quán
và nhu cầu tiêu dùng thay đổi sẽ làm biến đổi về quy mô và hướng chuyên môn hoá
của các ngành và xí nghiệp công nghiệp. Từ đó dẫn đến sự mở rộng hay thu hẹp của
không gian công nghiệp cũng như cơ cấu ngành của nó.

- Tiến bộ khoa học- công nghệ

Tiến bộ khoa học- công nghệ không chỉ tạo ra những khả năng mới về sản xuất, đẩy
nhanh tốc độ phát triển một số ngành, làm tăng tỉ trọng của chúng trong tổng thể toàn
ngành công nghiệp, làm cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố các ngành
công nghiệp trở nên hợp lý, có hiệu quả và kéo theo những thay đổi về quy luật phân
bố sản xuất, mà còn làm nảy sinh những nhu cầu mới, đòi hỏi xuất hiện một số ngành
công nghiệp với công nghệ tiên tiến và mở ra triển vọng phát triển của công nghiệp
trong tương lai.

Có thể dẫn ra nhiều ví dụ về vai trò quan trọng của tiến bộ khoa học- công nghệ đối với việc
phát triển và phân bố công nghiệp. Nhờ phương pháp khí hoá than, người ta đã khai thác
được những mỏ than nằm ở sâu trong lòng đất mà trước đây chưa thể khai thác được. Với
việc áp dụng phương pháp điện luyện hoặc lò thổi ôxi, vấn đề phân bố các xí nghiệp luyện
kim đen đã được thay đổi và không nhất thiết phải gắn với vùng than...

- Thị trường
Thị trường (bao gồm thị trường trong nước và quốc tế) đóng vai trò như chiếc đòn bẩy đối
với sự phát triển, phân bố và cả sự thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp. Nó có tác động
mạnh mẽ tới việc lựa chọn vị trí xí nghiệp, hướng chuyên môn hoá sản xuất. Sự phát
triển công nghiệp ở bất kỳ quốc gia nào cũng đều nhằm thoả mãn nhu cầu trong nước
và hội nhập với thị trường thế giới. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, sự
cạnh tranh quyết liệt trên thị trường trong nước và quốc tế giữa các sản phẩm đòi hỏi
các nhà sản xuất phải có chiến lược thị trường. Đó là việc cải tiến mẫu mã, nâng cao
chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, đổi mới công nghệ và cả thay đổi cơ cấu sản
phẩm.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công nghiệp

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất- kỹ thuật phục vụ công nghiệp có ý nghĩa nhất định đối
với sự phân bố công nghiệp. Nó có thể là tiền đề thuận lợi hoặc cản trở sự phát triển
công nghiệp. Số lượng và chất lượng của cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin
liên lạc, cung cấp điện, nước…) góp phần đảm bảo các mối liên hệ sản xuất, kinh tế, kỹ
thuật giữa vùng nguyên liệu với nơi sản xuất, giữa các nơi sản xuất với nhau và giữa
nơi sản xuất với địa bàn tiêu thụ sản phẩm.

Hiện nay trong quá trình công nghiệp hoá ở các nước đang phát triển, việc tập trung đầu tư
cơ sở hạ tầng trên một lãnh thổ đã tạo tiền đề cho sự hình thành các khu công nghiệp tập
trung và khu chế xuất.

- Đường lối phát triển công nghiệp

Đường lối phát triển công nghiệp ở mỗi quốc gia qua các thời kỳ lịch sử có ảnh hưởng
to lớn và lâu dài tới sự phát triển và phân bố công nghiệp, tới định hướng đầu tư và
xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp. ở nước ta, Đại hội Đảng lần thứ IV (1976) chủ
trương ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lí… Sau đó Đại hội VII (1991) đã
xác định rõ phải đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước…

Phù hợp với xu thế mở cửa và hội nhập, chúng ta đã xây dựng các ngành công nghiệp mũi
nhọn dựa vào lợi thế so sánh như công nghiệp năng lượng (dầu khí, điện năng), công nghiệp
chế biến nông lâm thủy sản (dựa trên thế mạnh về nguyên liệu), công nghiệp nhẹ gia công
xuất khẩu sử dụng nhiều lao động, công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin và một
số ngành sản xuất nguyên liệu cơ bản... Cơ cấu công nghiệp theo ngành và theo lãnh thổ đã
có những chuyển biến rõ rệt theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

You might also like