You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHƯƠNG NITƠ - PHOTPHO

A. LÝ THUYẾT
1. Viết phản ứng chứng minh:
a. Nitơ có tính oxi hóa; Nitơ có tính khử
b. NH3 có tính khử; dd NH3 có tính bazơ yếu
c. HNO3 có tính axit mạnh; HNO3 có tính oxi hóa mạnh
d. Photpho có tính oxi hóa; Photpho có tính khử
2. Viết phản ứng nhiệt phân của NH4Cl; NH4NO2; NH4NO3; (NH4)2CO3; NaNO3; KNO3; Mg(NO3)2;
Hg(NO3)2; Cu(NO3)2; AgNO3; Fe(NO3)3
3. Giải thích các hiện tượng sau:
3.1. Cho miếng kim loại đồng vào dd HNO3đặc
3.2. Cho miếng kim loại đồng vào dd HNO3 loãng, sau đó đun nóng nhẹ
3.3. Cho dd NaOH vào ống no đựng muối (NH4)2SO4, đun nóng nhẹ và để tờ giấy quỳ tím ẩm lên
miệng ống nghiệm.
3.4. Cho 2 đầu đũa thủy tinh lần lượt nhúng vào dd HCl đặc, và dd amoniac đặc, đưa 2 đẩu đũa thủy
tinh lại gần nhau.
3.5. Nung một ống nghiệm chứa ít tinh thể muối KNO3, sau đó đưa nhanh tàn đóm đỏ lại gần miệng
ống nghiệm.
3.6. Cho AgNO3 vào ống nghiệm chứa Na3PO4. Sau đó cho thêm HNO3 vào sản phẩm mới thu được
3.7. Sục khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong dư
3.8. Cho dung dịch canxi hidrocacacbonat vào dung dịch Canxi hidroxit
3.9. Đun nóng dung dịch Canxi hidrocacbonat (phản ứng giải thích sự tạo thành thạch nhũ có trong
các hang động ở vịnh Hạ Long, động Phong Nha)
3.10. Cho vài giọt quỳ tím vào dung dịch axit clohidric, sau đó cho tiếp dung dịch NaOH vào từ từ cho
đến dư.

B. BÀI TẬP
DẠNG 1: CHUỖI PHẢN ỨNG
a. N2  NH3  NO  NO2  HNO3  H3PO4  Ca3(PO4)2
Mg(NO3)2  O2  NO
b. NH4NO3  N2  NH3  NO  NO2  HNO3  AgNO3  O2  P2O5  H3PO4  Na3PO4 
Ag3PO4
H3PO4  (NH4)3PO4  NH4NO3  N2O
c. HNO3 NH3  N2
NH4NO3  NaNO3  NaNO2

d. NH4NO2  N2  NH3  Cu(OH)2  Cu(NO3)2  NO2


NO  NO2  HNO3  NaNO3  NaNO2
to + O2 + H 2O
e. NH4NO2  → (A) → (B) → (A) → (C) → (D)  → (E) → Fe(NO3)3 → (D)
(A), (B), (C): khí không màu; (B): khí mùi khai; (D) khí màu nâu đỏ

DẠNG 2: BỔ TÚC PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG


Viết các phương trình phản ứng sau (nếu có)
a. Cu + HNO3 loãng b. Fe + HNO3 đặc nguội c.KOH+Na3(PO4)2
d. Fe + HNO3 đặc nóng e. Fe2O3 + HNO3 loãng f. Na2CO3 + HNO3
g. C + HNO3 loãng h. P + HNO3 đặc i. HNO3 + Ba(OH)2
k. KOH + H3PO4 (1:1) l. NaOH + H3PO4 (2:1) m. Ba(OH)2 + (NH4)3PO4
1
n. natri photphat + bari nitrat o. kali photphat + magie clorua p. amoni clorua+ canxi hidroxit
q. dd amoniac + dd sắt (III)clorua r. nhiệt phân muối magie nitrat t. Nhiệt phân muối bạc nitrat

DẠNG 3: NHẬN BIẾT


Không dùng quỳ tím bằng phương pháp hóa học nhận biết các dd sau:
(NH4)2SO4, NH4Cl, Na2SO4 b. (NH4)2SO4, NH4Cl, Na2SO4, NaCl
KCl, BaCl2, (NH4)2CO3, (NH4)2SO4 d. NH4Cl, (NH4)3PO4, (NH4)2CO3, NH4NO3
e. NH4Cl, Ba(NO3)2, Na2CO3, NaNO3 f. (NH4)2SO4, NH4Cl, Na2SO4, NaCl

DẠNG 4: TOÁN HỖN HỢP KIM LOẠI/ OXIT KIM LOẠI + HNO3
Bài 1: Một lượng 60g hỗn hợp Cu và CuO tan hết trong 3 lít dung dịch HNO 3 ,cho 13,44 lít khí NO (đktc) bay
ra.
Tính % khối lượng của Cu và CuO trong hỗn hợp.
Tính CM muối trong dung dịch thu được. Cho rằng thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
Bài 2: Để hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp X gồm Al và Ag 2O phải dùng hết 400ml dd HNO3 0,1M, đun nóng
thu được 4,48 lít khí NO (đkc) và dung dịch Y.
Tính khối lượng hỗn hợp X
Cô cạn dung dịch Y sau đó nhiệt phân. Tính khối lượng chất rắn thu được.
Bài 3: Cho 2,316g hh X gồm Al và Fe vào 250ml dd HNO 3 1,6M thấy tan hoàn toàn, đồng thời thoát ra 8,28g
khí nâu đỏ và dd Y.
a. Tính khối lượng mỗi Kl trong hh X
b. Tính thể tích dd NaOH 0,8M phản ứng vừa đủ với các chất trong dd Y để tạo kết tủa lớn nhất. Tính
khối lượng kết tủa
Bài 4: Hòa tan hoàn toàn 7,92g hỗn hợp A gồm bột Al và Cu vào lượng vừa đủ dung dịch HNO3 thì thu được
dung dịch B và chỉ thoát ra khí NO duy nhất có thể tích 3,136 lít (đkc).
a) Tính khối lượng mỗi chất trong A.
b) cô cạn ddịch B, nung muối thu được đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn. Tìm m?
Bài 5: Hoà tan 11,52g hh X gồm Zn & ZnO trọng lượng vừa đủ 380ml dd HNO3 1M cho dd A & khí B không
màu dể hoá nâu trong không khí.
a)Tính khối lượng từng chất trong hhX.
b) Cô cạn dd A, đem nung ở nhiệt độ cao, thu được chất rắn B. Tính khối lượng của B
Bài 6: Cho 3,39 gam hh gồm Zn và Mg tác dụng với dd HNO3 loãng thu được 1,344 lít khí NO (ĐKC).
a/ Tính % về khối lượng của mỗi kim loại trong hh ban đầu.
b/ Cô cạn dd sau phản ứng, rồi nung đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu gam chất rắn?
Bài 7: Cho 22g hh gồm Al và Fe tác dụng vừa đủ với dd HNO3 2M thấy sinh ra 13,44 lít khí (đkc) không màu,
gặp không khí hóa nâu và dd A
a. Tính thành phần % mỗi kim loại trong hh
b. Tính thể tích dd HNO3 2M cần dùng
Bài 8: Một hỗn hợp X gồm Fe và bột MgO hòa tan vừa đủ trong dd HNO 3 tạo ra 1,344lít khí NO2 (đo ở đkc).
Hỗn hợp dd muối thu được đem cô cạn nặng 6,32g
a. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp
b. Tính thể tích dd HNO3 0,8M tham gia phản ứng
Bài 9: Hoà tan 2,48g hỗn hợp ( Fe,Cu ) tác dụng vừa đủ dd HNO3 40% thu được 2,016(l) khí màu nâu đỏ (đkc)
và dd A.
a- Tính thành phần % khối lượng kim loại trong hỗn hợp.
b- Tính khối lượng dd HNO3 40% cần dùng biết d=1,2 g/ml
Bài 10: Cho 34 g hỗn hợp Zn và CuO tác dụng vừa hết với V lít dung dịch HNO3 2M thu được 2,24 lít N2 duy
nhất (đktc) và dung dịch A.
a) Tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp đầu.
b) Thể tích dung dịch HNO3 cần dùng.
c) Tính nồng độ mol/l dung dịch muối thu được.

2
3

You might also like