You are on page 1of 18

Tóm tắt: 1. Dòng SLOW : Gồm những bài nhịp chẵn (2/2, 2/4, 4/4, 6/8 …) .

Tùy tốc độ
nhanh chậm, người ta sẽ có các nhịp điệu sau đây: Slow, Slow Fox, Blues, Swing,
March , Fox trot, One Step, Two Step, Swing Fox, Boogie Woogie (Jive) 2. Dòng
VALSE : Gồm những bài nhịp lẻ (3/4 v…) . Tùy đàn nhanh chậm mà ta sẽ có Boston,
Valse Lente, Valse Musette, Serenade.... 3. Dòng Rumba: Gồm có những điệu như :
Rumba, Bolero, Chachacha... 4. Các điệu khác Còn cụ thể từng điệu nhạc nó ra làm sao
ấy à, từ từ đã nào . Phần sau: Điệu Rumba

Phần 6 - Điệu Rumba


Tuesday, 23. September 2008, 06:29

Guitar đệm hát

Còn đây là
clip, bạn nghe để cảm nhận giai điệu và nhịp, trong clip này người nghệ sỹ đánh theo lối
Flamenco chứ không theo tiết tấu phía trên, hãy nhớ là trong tất cả các ví dụ, tiết tấu và
clip mẫu không đi với nhau, nha:

Phần 7 - Điệu Bolero


Tuesday, 23. September 2008, 06:33

Guitar đệm hát

Phần 8 - Điệu Waltz (Valse)


Tuesday, 23. September 2008, 06:45

Guitar đệm hát

Điệu Waltz, dễ đọc dễ viết hơn và người việt biết đến nhiều hơn bởi chữ Valse, là một
điệu nhạc rất hay bởi âm điệu du dương ngọt ngào, các bài hát đệm theo điệu Valse rất dễ
đi vào "trái tim con gái" , tuyệt vời hơn nữa là dễ đánh dễ học, quá good .

Nói vậy thôi, chứ hồi mình còn học với thầy Cường - GV Guitar trường Cao Đẳng Nghệ
Thuật Vinh, ổng bắt mình quạt chả Valse từ 19h- 22h trong hai hôm liền, đến hôm thứ ba
ổng mới bớt cau mặt: " hơi hơi ra nhạc rồi đá" . Nói vậy để các bạn hiểu một điều: học
nhạc là phải tinh tế ^ ^, bạn biết Hotel California chứ ? Nếu chỉ nghe không thôi, không
nhìn hình bạn có thể phân biệt được tiếng của từng cây guitar khác nhau không ? Sau đó
xem hình bạn thử để ý xem người ta đã thu âm như thế nào ? Tiếng cây đàn nào cho vào
kênh trái, cây nào cho vào kênh phải... Đấy, đấy là tinh tế đấy ^ ^ Còn đây là điệu Valse:

Phần 10 - Điệu Slow. Chơi theo kiểu rải hợp âm


Arpeggio
Tuesday, 23. September 2008, 06:47

Guitar đệm hát

Điệu Slow:

Phần 15 - Tìm hợp âm cho bài hát


Tuesday, 23. September 2008, 07:16

Guitar đệm hát

Điều này hơi khó, cần kinh nghiệm, và sự kiên trì học hỏi. Nhưng muốn đệm hát được,
dù là tự hát hay đệm cho người khác hát thì bạn cũng phải biết các hợp âm của bài hát đó.
Nếu có sẵn thì coi như bạn chỉ cần theo đúng nhịp điệu, cứ chiếu theo hợp âm có sẵn mà
chuyển thôi. Nhưng nếu không có sẵn, mà cái này mới là chính vì bạn khó có thể nhớ hết
hợp âm cho mọi bản nhạc. Hơn nữa mỗi người lại có một giọng khác nhau, bạn không thể
bắt người hát phải theo một giọng duy nhất. Nếu người hát biết và nói cho bạn biết giọng
của họ thì như phần dưới sẽ bàn, bạn chỉ việc theo đúng giọng đó mà đệm thôi. Còn nếu
nguời hát không biết giọng của họ là gì thì bạn một là dạo vài vòng những hợp âm quen
thuộc và họ sẽ theo đó mà hát, hai là họ cứ thế mà hát, hát sai hát đúng gì cũng hát trước
và bạn sẽ phải dò tìm giọng, tìm hợp âm để đệm. Nói nôm na là DÒ GAM. Một lần nữa
xin nhắc lại là chúng ta cố gắng tiếp cận âm nhạc nói chung và Đệm hát Bằng Guitar một
cách đơn giản và dễ hiểu.Gam tức là hợp âm, rõ hơn thì Gam là tập hợp của 7 nốt nhạc và
chia ra thành trưởng và thứ. Khi đặt 3 nốt Đồ, Mi, Sol lại với nhau chẳng hạn, ta được
một tổ hợp gam Đô trưởng, hoặc đặt 3 nốt Mi, La, Đô lại với nhau, ta được một gam La
thứ. Như hình vẽ bên dưới...
Hợp âm Đô trưởng (C):

Hợp âm La thứ (Am):

Tuy nhiên, bạn sẽ thắc mắc là tại sao trên hình vẽ thấy 6 nốt cho một hợp âm sao ở trên
lại chỉ nói 3 nốt? Đó là hợp âm 3, ba nốt chính cần thiết cho một Gam mà bạn sẽ dùng để
đệm hát.

Trên cây đàn Guitar, muốn bấm được một tổ hợp gam mà ta cần, chỉ việc dò tìm các nốt
thuộc gam đó và bấm cho đủ các nốt đó trên cần đàn.

Nhắc lại một chút về nhạc lý: Ta đã biết có 7 nốt nhạc cơ bản: Đồ Rê Mi Fa Sol La Si..
Viết theo ký hiệu là C, D, E, F, G, A, H. Nhưng thực ra để đầy đủ các nốt từ nốt Đồ - đến
nốt Đố tức là một quãng 8 ta có đến 12 nốt:
C - C# - D - D# - E - F - F# - G - G# - A - A# - H.

Qui luật hoà âm 1-6-8: Để có 3 hợp âm chính cho một bản nhạc, chiếu theo thứ tự 12 nốt
nhạc như quãng 8 trên, nếu Hợp âm chủ đạo là thứ nhất thì các hợp âm còn lại sẽ là thứ 6
và thứ 8. Và theo qui luật là 1 thứ - 6 thứ - 8 trưởng. Ví dụ ta lấy gam A làm gam chủ
đạo, tiến lên 6 nốt ta có được D, tiến thêm đến nốt thứ 8 ta được E, vậy là với gam chủ
Am, ta có tổ hợp Am - Dm - E. Cứ theo cách đấy, nếu lấy gam E (mi) làm chủ đạo, ta
được Em - Am - H. Trong thời gian đầu, với những nhạc phẩm của Việt Nam, nắm vững
qui luật này bạn đã có thể đệm hát được rất nhiều. Đương nhiên sẽ có thêm nhiều hợp âm
phụ nữa, hơn nữa không phải mọi bản nhạc đều theo qui luật này. Ngoài ra còn có qui
luật 1-4-5, sẽ bàn ở dưới, tuy vậy mình khuyên bạn dùng qui luật 1-6-8 trong thời gian
đầu.

Bây giừ, xét một cách toàn diện, bạn cần tìm hợp âm chủ đạo, từ đó theo qui luật 1-6-8 để
tìm các hợp âm còn lại, và cuối cùng là đặt các hợp âm đó vào bản nhạc.

1. Tìm chủ âm
2. Tìm các hợp âm
3. Đặt các hợp âm vào bài nhạc.

Đến đây sẽ nảy sinh ra mấy trường hợp:


* Người hát biết chủ âm và nói cho bạn biết, ví dụ Am, khi đó nhiệm vụ của bạn là chơi
đúng điệu và chuyển qua lại giữa Am-Dm-E
* Theo bản nhạc có sẵn nhưng chưa có hợp âm mà chỉ có nốt nhạc. Nhiệm vụ của bạn là
dựa vào bản nhạc, tìm ra chủ âm.
* Không có bản nhạc, người hát cũng không biết chủ âm. Bạn phải dựa vào tai nghe, kinh
nghiệm để tìm chủ âm.

Trường hợp thứ nhất: Việc tìm Chủ âm với trường hợp đầu coi như xong, tạm thời không
bàn nữa.

Trường hợp thứ hai: Hãy nhìn vào bộ khóa ở đầu bài nhạc, ta sẽ thấy có 3 trường hợp xảy
ra:

* Bộ khóa không có dấu thăng giảm : Chủ âm của bài có thể là Do trưởng (C) hay La thứ
(Am)
* Bộ khóa có dấu thăng : Từ dấu thăng cuối cùng, cọng thêm nửa cung thì sẽ có tên chủ
âm trưởng, rồi từ đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên âm giai tương ứng là chủ âm thứ.
* Bộ khóa có dấu giảm : Nếu có 1 dấu giảm (Bb) thì chủ âm của bài có thể là Fa trưởng
(F) hay Re thứ (Dm) . Nếu có hơn 1 dấu giảm, thì dấu giảm ngay trước dấu giảm cuối sẽ
là tên của chủ âm trưởng và sau đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên của chủ âm ở cung thứ

Với bộ khoá có dấu thăng hay giảm, như trên ta sẽ xác định được hai chủ âm trưởng và
thứ, nhưng chưa biết đích xác sẽ dùng cái nào. Muốn biết thì bạn phải coi nốt nhạc cuối
cùng của bản nhạc.

Ví dụ bản nhạc có hai dấu thăng là F# và C#. Theo trên bạn sẽ xác định được hai chủ âm
là D và Bm. Nhìn vào nốt cuối nếu là nốt Si (B) thì bạn sẽ biết bài này có chủ âm là Bm

Trường hợp thứ ba:Chủ yếu là kinh nghiệm, chúng ta sẽ bàn tới ở phần sau.

Giờ tới qui luật hoà âm 1-4-5, mời bạn đọc lại về quãng.

Qui luật hoà âm 1-4-5: Nhằm tìm ra 6 hợp âm dựa vào hai chủ âm như bàn ở trên (một
trưởng, một thứ). Nói chung cũng tương tự như qui luật 1-6-8, để có 3 hợp âm chính cho
một bản nhạc, chiếu theo thứ tự 12 nốt nhạc như quãng 8 trên, nếu Hợp âm chủ đạo là thứ
nhất thì các hợp âm còn lại sẽ là thứ 4 và thứ 5, không tính tới những nốt thăng. Ví dụ
như bài nhạc thuộc cung Sol trưởng (G) nghĩa là âm giai tương ứng là Mi thứ (Em).
Dùng luật 1-4-5 theo nhánh G sẽ có 3 hợp âm G, C, D. Dùng luật 1-4-5 theo nhánh Em sẽ
có Em, Am, B. Vậy 6 hợp âm này là G – C – D – Em –Am – B

Lý do mình muốn bạn coi lại về quãng chính là ở hợp âm B trong nhánh Em. Tại sao lại
là B mà không phải là Bm?

Ví dụ trong âm giai Am thì các nốt là A-B-C-D-E-F-G#-A, nên hợp âm thứ hai là D (theo
qui luật 1-4-5). Hợp âm D co 3 nốt chồng lên nhau là Re Fa La ( D F A) và nốt Fa không
có dấu thăng . Quãng D-F là quãng 3 thứ , nên hợp âm thứ hai là Re thứ ( Dm ) . Trong
khi đó tên của hợp âm thứ ba bắt đầu ở bậc 5. Chồng 3 nốt lên nhau ở Mi (E) sẽ có E –
G# - B (để ý G# trong âm giai La thứ) và vì quãng E G# là quãng 3 trưởng, nên hợp âm
thứ ba sẽ là Mi trưởng (E )

Sau khi giải quyết ba trường hợp trên, chúng ta đã biết các hợp âm trong một bản nhạc.
Vấn đề tiếp theo là đặt các hợp âm đã tìm ra vào bản nhạc. Chúng ta sẽ xét trong phần
sau.

Chúc bạn một ngày vui vẻ. .


Sau khi đã tìm ra hợp âm chủ, các hợp âm khác, hay nói nôm na là dò xong Gam, việc
tiếp theo của bạn là đặt các hợp âm vào bản nhạc tại chỗ thích hợp.

Có mấy luật căn bản sau đây :

1. Thông thường với các bài nhạc Việt Nam thì mỗi ô nhịp dùng một hợp âm. Đây là nói
về thông thường, vậy thì cứ mỗi khi hết một ô nhịp là bạn phải nghĩ đến việc đổi hợp âm.
2. Bài nhạc bắt đầu bằng chủ âm và kết ở ô nhịp cuối bằng chủ âm
3. Tùy theo chủ âm nào ( trưởng hay thứ) mà những hợp âm của hợp âm chủ nhiều hơn.
Một bài bắt đầu ở cung La thứ (Am) thì hầu như là Dm và E7 sẽ theo sau. Ba hợp âm này
hát đã đời (Am-Dm-E7) sau đó thỉnh thoảng sẽ có C- F-G7. Tuy nhiên vì chủ âm là La
thứ nên sau đó thì phải trở về cụm Am-Dm-E7 để chấm dứt ở Am
4. Để việc chuyển hợp âm này sang hợp âm khác nghe mượt mà thì giữa các hợp âm này
phải có một nốt giống nhau .
Thí dụ: từ G chuyển về Dm: hợp âm G = GBD và hợp âm Dm = DFA

Nếu nắm vững lý thuyết căn bản âm nhạc thì chỉ cần nhìn vào các nốt trong mỗi ô nhịp là
cũng biết ngay ô nhịp ấy thuộc hợp âm gì? Với những bạn mới làm quen thì chỉ còn cách
là phải tập như sau :

1) Tìm một bản ghi các hợp âm căn bản cho guitar.
2) Dùng cây guitar đánh trải các tổ hợp hợp âm trên(3 hoặc 6) cho thật nhuyễn và quen
tai
3) Bắt đầu với chủ âm ở ô nhịp đầu tiên, hát ô nhịp kế tiếp và so với 3 hoặc 6 hợp âm trên
nghe xem hợp âm nào thuận tai nhất
4) Nên nhớ theo đúng 4 lời khuyên trên và tránh đừng chuyển đổi hợp âm lung tung.

Đây là nói về lý thuyết, khi bạn có sẵn một bản nhạc. Tuy nhiên trên thực tế không phải
lúc nào bạn cũng có sẵn một bản nhạc với đầy đủ nốt nhạc. Khi đó chỉ hoàn toàn dựa vào
kinh nghiệm, chúng ta sẽ bàn sau.

Khi đã thuần thục về tìm hợp âm chủ, tìm các hợp âm liên quan, và chuyển qua lại giữa
các hợp âm, bạn có thể bắt đầu tìm hiểu về các điệu trong đệm hát và các kiểu đệm hát
thông dụng.
Phần 17 - Hợp âm 7
Tuesday, 23. September 2008, 07:19

Guitar đệm hát

Trước khi đọc phần này bạn nhớ xem lại về hợp âm. Sở dĩ có thêm phần hợp âm 7 này vì
trong rất nhiều bài nhạc mà chúng ta thường nghe đệm hát, ngoài các hợp âm trưởng, thứ
ra còn có hợp âm 7.

Thật ra thì từ những hợp âm trưởng và thứ, người ta biến đổi và tạo thành hàng ngàn hợp
âm khác. Một trong những biến thể đó là loại hợp âm 7, được thành lập bằng cách đặt
thêm một nốt thứ tư trên 3 nốt của hợp âm căn bản (tức là sẽ có 4 nốt ở bậc1-3-5-7) .

Ví dụ:

Hợp âm E: E-G#-B thêm nốt Rê (là bậc 7 của Mi) là E-G#-B-D sẽ là hợp âm E7
Hợp âm Am: A-C-E thêm nốt Son (bậc 7 của A) là A-C-E-G là hợp âm Am7

Tạm thời bạn chỉ cần nhớ là nếu có thay đổi thì chuyển hợp âm cuối cùng (bậc 5 theo qui
luật 1-4-5) trong từng nhánh(trưởng hay thứ, nếu quên bạn vào đây coi lại) từ trưởng hay
thứ thành hợp âm 7, mục đích là để nghe êm tai hơn. Ví dụ: G – C – D7 – Em – Am –B7

Xin bạn lưu ý là để nghe êm tai, sau khi chơi hợp âm 7, bạn cần phải chuyển về chủ âm.

Cuối cùng cũng xin bạn lưu ý luôn đổi hợp âm ở phách đầu tiên, nghĩa là nốt đầu tiên
ngay sau vạch nhịp.

Tóm lại, khoan bàn tới vấn đề nhịp điệu như slow, boston hay rumba...Để đàn đúng hợp
âm bạn cần:

* Tìm chủ âm bằng cách nghe người hát nói, phân tích từ bản nhạc, hay dựa vào tai nghe
và kinh nghiệm.
* Từ chủ âm, dùng một trong hai qui luật 1-6-8 hay 1-4-5 đê tìm ra những hợp âm còn
lại. Thêm một vài hợp âm 7 nếu có thể.
* Đặt chủ âm vào đầu bản nhạc. Mỗi ô nhịp thông thường là một hợp âm, luôn đổi hợp
âm ở phách đầu tiên, nghĩa là nốt đầu tiên ngay sau vạch nhịp.

Phần 19 - Phách
Tuesday, 23. September 2008, 07:27

Guitar đệm hát


Có lẽ một trong những khái niệm nhìn có vẻ đơn giản nhưng lại dễ gây bối rối nhất là
nhịp và số nhịp. Trong âm nhạc, một ô nhịp là khoảng cách giữa hai vạch nhịp. Muốn
biết mỗi ô nhịp có trường độ bao nhiêu ta căn cứ vào số loại nhịp viết ở đầu bài nhạc, gọi
tắt là số nhịp.

Các nhịp thường thấy là 2/4,3/4 và 4/4. Số trên cùng (tỉ số) cho ta biết có bao nhiêu
phách trong một ô nhịp nói nôm na là bao nhiêu nhịp trong một ô nhịp. Số bên dưới (mẫu
số) cho ta biết loại nốt nào được tính là một phách.

Có Phách nặng và Phách nhẹ. Phách nặng phách nhẹ khiến cho ta phân biệt được điệu
nhạc.

Ví dụ điệu Valse có nhịp là 3/4. Có nghĩa là trong một khuôn có 3 phách. Ở đây có một
phách NẶNG và hai phách NHẸ. Được xếp theo: 1 nặng, 2 nhẹ, 3 nhẹ.
Ta nghe thì sẽ thấy như sau: Xình chát chát - xình chát chát - xình chát chát.

Điệu Tango có nhịp 4/4. Có 4 phách. Xếp theo: 1 nhẹ, 2 nhẹ, 3 nhẹ, 4 nặng. Giữa phách 3
và phách 4 có thêm một phách phụ.
Ta nghe thấy như sau: CHÁT CHÁT CHÁT xình XÌNH - CHÁT CHÁT CHÁT xình
XÌNH

Chúng ta nhắc về phách ở đây vì khi đệm hát và đặc biệt là đệm cho người khác nhảy
phách rất quan trọng. Nhớ lại về hợp âm, để hiểu rõ về hợp âm 3 và công thức 1-3-5.

Coi lại phần 16, bạn sẽ thấy là bài nhạc bắt đầu bằng chủ âm và kết ở ô nhịp cuối bằng
chủ âm. Đây chính là liên quan đến Phách. Bởi vì khi một chủ âm có 3 nốt chính (như
gam La thứ - Am là: La, Đô, Mí) thì những phách mạnh của những nốt đầu bài hát hay
cuối bài hát thường rơi vào đúng 3 nốt chính của chủ âm đấy.

Ta có hai trường hợp:

Chủ âm là thứ: Nhiều bài hát Việt Nam, nốt đầu lại rơi vào đúng nốt 1 của chủ âm. Có
nghĩa là nếu chủ âm là La thứ Am (A-C-E) thì nốt đầu tiên của bản nhạc rất có thể là A.

Một số it bài khác rơi vào nốt thứ 5. Nếu vậy, như trên nốt đầu có thể sẽ là E. Thông
thường những bài trong trường hợp nốt thứ 5 là những đoạn mở đầu cao rồi rơi xuống
thấp. Nói chung chỗ này bạn cần kinh nghiệm và có một chút chú ý.

Chủ âm là trưởng: Nhiều bài hát Việt Nam, nốt đầu lại rơi vào đúng nốt 5 của chủ âm. Có
nghĩa là nếu chủ âm là Do (C-E-G) thì nốt đầu tiên của bản nhạc rất có thể là G.

Phần 21 - Ôn tập
Tuesday, 23. September 2008, 07:33
Guitar đệm hát

Thật sự thì mình không khoái dùng từ Ôn tập. Lý do là ngay từ đầu chúng ta đã xác định
đây là chia sẻ, không phải là những bài học âm nhạc hay guitar. Chính vì vậy bạn có thể
thấy mình sử dụng từ Phần cho mỗi vấn đề mà chúng ta phân tích. Nhưng thôi, tạm cứ
coi như sau một hồi dạo vòng vòng, chúng ta cùng nhau nhớ lại những gì đã qua.

Có hai điều mà bạn cần nắm vững để đệm hát được là hợp âm và các điệu nhạc. Kết hợp
hai cái đó nhuần nhuyễn thì bạn đã thành công 80% rồi.

Dù có học chơi cho vui hay học nghiêm túc thì hai cái đầu tiên bạn phải thuộc là Các nốt
nhạc trên khuông nhạc và Các nốt nhạc trên cần đàn

Khi đã nhuần nhuyễn, bạn có thể tự bấm được bất cứ hợp âm nào, tuy nhiên trong thời
gian đầu bạn cần phải học thuộc vài hợp âm quen thuộc.

Có 3 trường hợp cơ bản: Một là bạn học thuộc hợp âm và dù là bạn hay ai hát thì cũng
"sống và làm việc theo pháp luật", cứ theo đúng những hợp âm đó mà hát, không có kiện
cáo gì cả! Hai là người ta hát cho bạn đệm, và người hát tự biết giọng của mình, sẽ báo
trước cho bạn, căn cứ vào đó bạn sẽ đêm theo đúng giọng của ca sĩ. Ba là ca sĩ bất đắc dĩ
sẽ không biết giọng của mình và sẽ hát ca-ca hát trước, bạn theo đó mà mò, nôm na là dò
gam.

Thật ra còn có trường hợp thứ tư đó là ca sĩ bất đắc dĩ không những không biết giọng của
mình mà còn lên trầm xuống bổng tuỳ tiện, cái này đòi hỏi nội công của bạn phải tương
đối thâm hậu! Chúng ta sẽ bàn sau.

Trường hợp đầu yêu cầu bạn phải thuộc. Có sự áp đặt, dù là giọng nào thì cũng theo
"chuẩn" do ta đặt ra! Đùng ngại, theo chúng tôi đay là trường hợp phổ biến trong thời
gian đầu. Bạn học thuộc vài bài, nghêu ngao tự đệm hát, thấy hay, một vài người hát
theo. Cũng thơ mộng lắm!

Trường hợp hai yêu cầu bạn phải thuộc hết các hợp âm chủ yếu, tối thiểu là trưởng, thứ
và 7. Hiểu rõ về chuyển đổi hợp âm. Có sự uyển chuyển trong việc thay đổi hợp âm.

Trường hợp ba, và cả bốn, bạn phải dò hợp âm. Ngay câu hát đầu tiên bạn phải nhanh
chóng dò ra nốt thích hợp. Từ đó tìm ra các hợp âm thích hợp. Đây là phần rất quan
trọng, tuỳ thuộc vào tai nghe và kinh nghiệm của bạn. Nắm bắt đúng nốt nhạc đầu tiên
cùng với sự hiểu biết hợp âm, chuyển hợp âm, kể như bạn đã thành công!

Ngắn gọn là bạn phải: Tìm chủ âm dựa vào nốt nhạc đầu - quyết định chủ âm là
trưởng hay thứ - tìm ra các hợp âm còn lại theo một qui luật hoà âm- ráp vào bản
nhạc.
Có nhiều qui luật hoà âm, tuy nhiên thời gian đầu, theo chúng tôi bạn nên theo qui luật 1-
6-8.

Bạn nên ghi ra hay nhớ quãng 8 với 12 nốt sau:

C - C# - D - D# - E - F - F# - G - G# - A - A# - H.

Ví dụ bạn nghe và dò ra nốt đầu tiên là A, giai điệu bài hát hơi chậm, da diết...bạn có thể
suy ra chủ âm là Am, từ đó theo qui luật 1-6-8, bạn sẽ tìm ra các hợp âm cho bài hát là
Am-Dm-E. Quyết định chủ âm là trưởng hay thứ rất quan trọng. Nói chung thì cứ thấy
giai điệu vui vẻ thì nghĩ tới trưởng, ngược lại thì nghĩ đến thứ. Tuy nhiên,cần đặc biệt cẩn
thận lưu ý rằng những phách mạnh của những nốt nhạc đầu tiên thường rơi vào 3 nốt của
chủ âm. Kinh nghiệm: Giả sử nốt đàu là A và thấy bài hát có vẻ vui tươi, bạn sẽ nghĩ chủ
âm là A. Hãy bấm ngay hợp âm A, lướt hết các nốt trong hợp âm, nghe xem có thuận tai
không so với những câu hát đầu. Nếu thuận tai thì coi như quyết định chủ âm là A. Nếu
không, ngay lập tức đổi qua Am.

Nhiệm vụ tiếp theo là ráp các hợp âm đó vào bản nhạc, nói cách khác là bạn phải xếp đặt
các hợp âm đúng vị trí. Lưu ý rằng thông thường chủ âm sẽ bắt đầu và kết thúc bản nhạc,
tránh đổi hợp âm lung tung.

Cuối cùng, có lẽ là vấn đề gây bối rối nhất với nhiều bạn mới làm quen với âm nhạc nói
chung và cây guitar nói riêng là điệu nhạc. Bản nhạc đó sẽ đàn điệu gì? Điệu nhạc đó
chơi ra sao?

Chúng ta sẽ tìm hiểu sau.

Chúc bạn một ngày vui vẻ. .

Phần 22 - Nhịp điệu


Tuesday, 23. September 2008, 07:36

Guitar đệm hát

Một lần nữa xin các bạn lưu ý là chúng ta đang đơn giản hoá việc tiếp cận âm nhạc nói
chung và guitar nói riêng. Tất cả các ví dụ là dùng để tham khảo.

Chúng ta hay nói đàn bài này bằng điệu Rumba, đàn bài kia theo điệu Bolero.. Và trong
rất nhiều tài liệu hướng dẫn chúng ta đệm theo các nhịp điệu như Slow, Chachacha,
Rumba.. Tài liệu khác lại sử dụng từ tiết điệu. Có lẽ chúng ta không nên đi sâu vào phân
tích thế nào là tiết tấu, thế nào là nhịp điệu, thế nào là tiết điệu, gọi thế nào là đúng, thế
nào là sai... Có lẽ các bạn sẽ dễ tẩu hoả nhập ma nếu đọc những lý luận, phân tích chi tiết
về vấn đề này. Cứ đơn giản tìm hiểu nên đàn bản nhạc này theo điệu nào thôi.
Xem lại phần nói về phách, bạn sẽ thấy rằng các bản nhạc thông thường chơi theo các
nhịp 2/4, 3/4 và 4/4. Số trên cùng (tử số) cho ta biết có bao nhiêu phách trong một
khuông hay ô nhịp, nôm na là bao nhiêu nhịp trong một ô nhịp. Số bên dưới (mẫu số) cho
ta biết loại nốt nào được tính là một phách, hay mỗi nhip dài bao lâu, lưu ý ở đây đơn vị
chính là nốt tròn, lấy nốt tròn làm đơn vị và mang ra chia 2, 4, 8 sẽ thấy 1 tròn = 2 trắng =
4 đen = 8 móc đơn. Số 4 có nghĩa là nốt đen, và 8 là nốt móc đơn... Nếu mỗi nhịp bạn
nhịp chân một lần thì: Tử số càng lớn thì bạn nhịp chân càng nhiều cho mỗi ô nhịp, mẫu
số càng lớn thì khoảng cách giữa các lần bạn nhịp chân càng nhanh. Giả sử một nốt đen
dài 1 giây(đây chỉ là ví dụ cho dễ hiểu) thì 2/4 có nghĩa là mỗi ô nhịp sẽ lâu 2 giây và bạn
sẽ nhịp chân 2 lần( có thể là gồm 2 nốt đen hay 2 nốt móc đen và một nốt đen chẳng hạn),
3/4 có nghĩa là mỗi ô nhịp sẽ lâu 3 giây...Nếu thay đổi mẫu số, ta thay đổi thời gian của
mỗi nhịp, 2/2 có nghĩa là mỗi nhịp có giá trị bằng 1 nốt trắng, tức là bằng 2 giây, tức là
bây giờ mỗi ô nhịp sẽ lâu bằng 2 nhịp x 2 giây = 4 giây và bạn cũng nhịp chân 2 lần
nhưng khoảng cách giữa hai lần nhịp sẽ lâu hơn (gấp đôi).

Tóm lại: 2/4 thì mỗi ô nhịp bạn sẽ nhịp chân 2 lần, 3/4 bạn sẽ nhịp chân 3 lần và 4/4 bạn
sẽ nhịp chân 4 lần.

Có thể phân loại các điệu bằng nhiều cách, ví dụ. Bạn cũng có thể đơn giản phân ra 2
loại: chẵn và lẻ.

Trong những phần trước, khi phân tích chúng ta tạm thời không đề cập đến nhịp điệu.
Giờ đây, chúng ta có thể tạm chia ra những trường hợp:

1. Bạn có sẵn bản nhạc với đầy đủ nốt nhạc, hợp âm và điệu nhạc.
2. Bạn có bản nhạc có nốt nhạc, hợp âm nhưng không có điệu nhạc.
3. Bạn có bản nhạc chỉ có các nốt nhạc, không có hợp âm và điệu nhạc.
4. Bạn chỉ có lời bài hát.
5. Bạn chưa hề biết bài hát trước đây và đệm cho người khác hát. Người hát biết giọng
của mình.
6. Bạn chưa hề biết bài hát trước đây và đệm cho người khác hát. Người hát không biết
giọng của mình.

Nhiệm vụ của chúng ta là tìm ra các hợp âm và đàn đúng nhịp điệu của bài hát (tương
đối).

Trường hợp 1: Coi như bạn chỉ còn việc theo các mẫu về điệu nhạc, theo đúng hợp âm
mà đệm hát mà thôi.

Trường hợp 2 và 3: Về hợp âm thì bạn tham khảo phần trước. Việc tiếp theo là chúng ta
phải tìm ra nhịp điệu cho bản nhạc một cách tương đối dựa vào bản nhạc sẵn có.

Trường hợp 4: Đây là trường hợp hay gặp, bạn nghe qua một bản nhạc, thích và tìm cách
ghi lại. Có thể bạn bè sẽ ghi hộ bạn, có thể bạn tìm thấy trong thư viện lời bài hát, có thể
bạn tạm dừng nhiều lần máy CD, Video... để chép lời bài hát. Nói chung, trường hợp này
thường là bạn một là biết rõ điệu của bản nhạc và chỉ muốn tìm hợp âm để đệm hát, khi
đó bạn tham khảo ở đây. Hai là bạn chỉ nghe "quen quen" điệu nhạc, bạn cần tìm ra cả
hợp âm và điệu nhạc thích hợp. Về hợp âm thì cũng như trước, còn về điệu nhạc, bạn
phải tìm điệu nhạc khi không có bản nhạc.

Trường hợp 5 và 6: Bạn phải dò hợp âm và tìm điệu nhạc khi không có bản nhạc.

Tìm điệu dựa vào bản nhạc: Nếu bạn chưa từng nghe bản nhạc này thì việc đầu tiên bạn
phải làm là tập đàn theo đúng từng nốt nhạc, đúng trường độ của từng nốt nhạc. Mục đích
là để bạn quen với giai điệu, vì dẫu có bản nhạc mà chưa hề nghe bao giờ thì có lẽ không
thể có phương pháp nào khả dĩ có thể tìm ra điệu nhạc cả. Việc tìm ra điệu nhạc chủ yếu
dựa vào nhịp. Nếu là nhịp 3, ví dụ bạn thấy nhịp của bản nhạc là 3/4 thì gần như bạn có
thể đệm bài này theo dòng điệu Waltz (Valse). Cứ thử với các nhịp nhanh hay chậm khác
nhau để tìm ra điệu thích hợp nhất Valse, Boston... Nếu là nhịp 2, đa phần bạn chỉ cần
thử với Fox hoặc Tango, nếu tiết tấu nhanh và có dạng như hành khúc thì thì bạn thử với
Fox nếu không thử với Tango. Nhịp 4 thì rất đa dạng. Với các bản nhạc Việt Nam thông
thường, bạn nên thử với Slow và Rumba,Bolero. Chúng ta sẽ xét kỹ hơn trong phần áp
dụng.

Tìm điệu khi không có bản nhạc: Có hai yếu tố cơ bản bạn cần nắm rõ: Thông thường với
các bài nhạc Việt Nam thì mỗi ô nhịp dùng một hợp âm, tử số trong số nhịp cho ta biết có
bao nhiêu nhịp trong một ô nhịp. Mục tiêu của chúng ta ở đây là tìm ra nhịp, rồi từ đó dò
tìm điệu của bản nhạc. Tạm coi như chỉ có 3 nhịp chính 2/4, 3/4 và 4/4. Dựa vào hai yếu
tố vừa nói chúng ta sẽ thử tìm xem nhịp của bản nhạc. Như bạn biết, nếu trong một ô
nhịp ta nhịp chân 2 lần có nghĩa là nhịp của bản nhạc là 2/4, nếu ta nhịp chân 3 lần thì
nhịp của bản nhạc là 3/4 và nếu ta nhịp chân 4 lần thì nhịp của bản nhạc là 4/4. Làm sao
chỉ nghe mà biết được bản nhạc vừa hết một ô nhịp? Chính là dựa vào yếu tố đầu tiên.
Mỗi khi bạn "cảm thấy" cần phải chuyển hợp âm thì đó là lúc bắt đầu một ô nhịp. Hơn
nữa cần lưu ý đến phách mạnh nhẹ, nôm na là nhịp mạnh, nhẹ. Ở đây cần một chút kinh
nghiệm, một chút quen thuộc với các nốt trong một hợp âm. Tuy nhiên qua thời gian,
chắc chắn bạn sẽ làm được. Khi đã biết nhịp, áp dụng như trên để tìm điệu cho bản nhạc.

Chúng ta sẽ thử áp dụng trong phần sau.

Chúc bạn một ngày vui vẻ. .

Phần 23 - Các điệu thông dụng


Tuesday, 23. September 2008, 07:39

Guitar đệm hát

Một số điệu thông dụng để bạn tham khảo, xin lưu ý đừng quá máy móc khi áp dụng,
những video tham khảo chỉ để bạn dễ hình dung, có rất nhiều cách khác nhau. Ví dụ như
phần trước với nhịp 4 ta sẽ thử điệu Slow, tuy nhiên như bạn thấy dưới đây, Slow cũng áp
dụng cho nhịp 2/4
Những tab bên dưới chỉ có tính cách tham khảo.

Slow: Chậm, dìu dặt, êm ái. Có thể áp dụng cho nhịp 2/4 và 4/4.

E-----0-------0-------0-------0---
B-----1-------1-------1-------1---
G-----2-------2-------2-------2---
D-----2-------2-------2-------2---
A-----0-------0-------0-------0---
E--- -----------------------------

Blue: Chậm, buông lơi. Gần giống Slow. Áp dụng cho nhịp 4/4

E--------0-----------0-------|-------------------------
B--------3-----------3-------|--------1-----------1----
G-----1-----1-----1-----1--|--------2-----------2------
D--2-----------2-------------|-----2-----2-----2-----2-
A-----------------------------|--0-----------0---------
E-----------------------------|------------------------

Slow Rock: Chậm, gần như Slow nhưng chơi theo khuynh hướng nhịp lẻ 6/8, 12/8.

E-----------0--------|-----------1--------|-----------1--------
B--------1-----1-----|--------3-----3-----|--------0-----0-----
G-----0-----------0--|-----2-----------2--|-----0-----------0--
D--------------------|--0-----------------|--------------------
A--3-----------------|--------------------|--------------------
E--------------------|--------------------|--3-----------------

Valse: Nhanh, linh hoạt. Nhip 3/4 điển hình.

E-------------0-------0-----
B-------------1-------1-----
G-------------2-------2-----
D----------- ---------------
A-----0---------------------
E------------------------- -

Boston: Chậm rãi, nhịp 3/4, giống như Valse nhưng có thêm một nốt lấy đà ở phần yếu
của mỗi phách.

E------------------0-------0--------
B------------------1-------1--------
G-------------2-------2-------2-----
D-----------------------------------
A-----0----------------------------0
E-----------------------------------

Slow Fox: Giống Slow nhưng linh hoạt hơn. Nhịp 2/2.

E-----0-------0---------------
B-----1-------1---------------
G-----2-------2---------------
D-----2-------2---------------
A-----0-------0---------------
E--- -------------------------

Fox: Nhanh, nhịp 2/4.

E-----------0-------0--------
B-----------1-------1--------
G-----------2-------2-------
D-----2----------------------
A---------------0------------
E--- ------------------------

Fox trot: Nhanh và nhịp nhàng hơn Fox, nhịp 2/4

March: Gần như Fox nhưng Rắn rỏi, nặng nề, nhịp 2/4
E-------------0---------------0---
B-------------1---------------1---
G-------------0---------------0---
D-------------2---------------2---
A-----3---------------3------------
E---------------------------------

Swing: Cũng thuộc họ Fox, dồn dập hơn Fox trot, nhịp 4/4

Boogie Wooogie: Giống Swing nhưng có phần bè trầm, nhịp 4/4

Tango: Thanh lịch và có nhiều biến thể, nhịp 2/4

E---------0-------0-----0--------0--
B---------1-------1-----1--------1--
G---------2-------2-----2-------2---
D-----------------------------------
A-----------------------------0-----
E-----------------------------------
Rumba: Có rất nhiều loại như Rumba Lente, Rumba Melodie...đa số là nhịp 4/4

E----------0-----0----0------0-----0-------------------
B----------1-----1----1------1-----1-------------------
G----------2-----2----2------2-----2-------------------
D---------------------------------2---- ---------------
A-----0-------------------------------------0---------
E--------------------------0---------------------------

Bolero: Tương đồng với Rumba, nhịp 4/4

E----------0-----------0--------------0-----------0-------
B----------1-----------1--------------1-----------1-------
G----------2-----------2-------- ------2----------2-------
D------------------------------2------------------- ------
A-----0---------------------------------------------------
E-- - -----------------------------------------0----------

Chachacha: Cũng thuộc dòng Rum ba, nhanh sôi nổi, nhịp 4/4

Phần 23 - Các điệu thông dụng


Tuesday, 23. September 2008, 07:39

Guitar đệm hát

Một số điệu thông dụng để bạn tham khảo, xin lưu ý đừng quá máy móc khi áp dụng,
những video tham khảo chỉ để bạn dễ hình dung, có rất nhiều cách khác nhau. Ví dụ như
phần trước với nhịp 4 ta sẽ thử điệu Slow, tuy nhiên như bạn thấy dưới đây, Slow cũng áp
dụng cho nhịp 2/4

Những tab bên dưới chỉ có tính cách tham khảo.

Slow: Chậm, dìu dặt, êm ái. Có thể áp dụng cho nhịp 2/4 và 4/4.

E-----0-------0-------0-------0---
B-----1-------1-------1-------1---
G-----2-------2-------2-------2---
D-----2-------2-------2-------2---
A-----0-------0-------0-------0---
E--- -----------------------------

Blue: Chậm, buông lơi. Gần giống Slow. Áp dụng cho nhịp 4/4
E--------0-----------0-------|-------------------------
B--------3-----------3-------|--------1-----------1----
G-----1-----1-----1-----1--|--------2-----------2------
D--2-----------2-------------|-----2-----2-----2-----2-
A-----------------------------|--0-----------0---------
E-----------------------------|------------------------

Slow Rock: Chậm, gần như Slow nhưng chơi theo khuynh hướng nhịp lẻ 6/8, 12/8.

E-----------0--------|-----------1--------|-----------1--------
B--------1-----1-----|--------3-----3-----|--------0-----0-----
G-----0-----------0--|-----2-----------2--|-----0-----------0--
D--------------------|--0-----------------|--------------------
A--3-----------------|--------------------|--------------------
E--------------------|--------------------|--3-----------------

Valse: Nhanh, linh hoạt. Nhip 3/4 điển hình.

E-------------0-------0-----
B-------------1-------1-----
G-------------2-------2-----
D----------- ---------------
A-----0---------------------
E------------------------- -

Boston: Chậm rãi, nhịp 3/4, giống như Valse nhưng có thêm một nốt lấy đà ở phần yếu
của mỗi phách.

E------------------0-------0--------
B------------------1-------1--------
G-------------2-------2-------2-----
D-----------------------------------
A-----0----------------------------0
E-----------------------------------

Slow Fox: Giống Slow nhưng linh hoạt hơn. Nhịp 2/2.

E-----0-------0---------------
B-----1-------1---------------
G-----2-------2---------------
D-----2-------2---------------
A-----0-------0---------------
E--- -------------------------

Fox: Nhanh, nhịp 2/4.


E-----------0-------0--------
B-----------1-------1--------
G-----------2-------2-------
D-----2----------------------
A---------------0------------
E--- ------------------------

Fox trot: Nhanh và nhịp nhàng hơn Fox, nhịp 2/4

March: Gần như Fox nhưng Rắn rỏi, nặng nề, nhịp 2/4
E-------------0---------------0---
B-------------1---------------1---
G-------------0---------------0---
D-------------2---------------2---
A-----3---------------3------------
E---------------------------------

Swing: Cũng thuộc họ Fox, dồn dập hơn Fox trot, nhịp 4/4

Boogie Wooogie: Giống Swing nhưng có phần bè trầm, nhịp 4/4

Tango: Thanh lịch và có nhiều biến thể, nhịp 2/4

E---------0-------0-----0--------0--
B---------1-------1-----1--------1--
G---------2-------2-----2-------2---
D-----------------------------------
A-----------------------------0-----
E-----------------------------------

Rumba: Có rất nhiều loại như Rumba Lente, Rumba Melodie...đa số là nhịp 4/4

E----------0-----0----0------0-----0-------------------
B----------1-----1----1------1-----1-------------------
G----------2-----2----2------2-----2-------------------
D---------------------------------2---- ---------------
A-----0-------------------------------------0---------
E--------------------------0---------------------------

Bolero: Tương đồng với Rumba, nhịp 4/4

E----------0-----------0--------------0-----------0-------
B----------1-----------1--------------1-----------1-------
G----------2-----------2-------- ------2----------2-------
D------------------------------2------------------- ------
A-----0---------------------------------------------------
E-- - -----------------------------------------0----------

Chachacha: Cũng thuộc dòng Rum ba, nhanh sôi nổi, nhịp 4/4

Phần 27 - Điệu Slow Rock


Tuesday, 23. September 2008, 07:55

Guitar đệm hát

Điệu Slow Rock

Bản
GodFather chơi theo Slow Rock

Phần 28 - Điệu Slow Surf


Tuesday, 23. September 2008, 07:56

Guitar đệm hát

Điệu Slow Surf:

Phần 29 - Điệu Ballade


Tuesday, 23. September 2008, 07:58

Guitar đệm hát


Điệu Ballade

Bal
lade viết theo nhịp 2/4 hoặc 4/4. Cùng sắc thái như Slow Surf. Là hai điệu bình dị, dùng
nhiều trong âm nhạc phổ thông.

You might also like