You are on page 1of 6

Phân tích lợi ích - chi phí khi sử dụng lò nung hộp Cải tiến trong làng nghề

sản xuất
gốm sứ
Nhóm tác giả: Trương Quang Hải(1), Ngô Trà Mai(2), Nguyễn Hồng Trang(2)
(1): Đại học Quốc gia Hà Nội
(2): Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
.
1. Mở đầu
Phân tích lợi ích – chi phí là công cụ hữu hiệu giúp cho việc đánh giá hiệu quả kinh tế và
môi trường của các dự án theo quan điểm xã hội, tạo cơ sở khoa học cho việc lựa chọn
phương án đầu tư [4].
Phân tích lợi ích - chi phí được thực hiện đối với lò nung hộp cải tiến trong cụm làng nghề
sản xuất gốm sứ Bát Tràng - Kim Lan - Đa Tốn thuộc huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội.
Sản xuất gốm sứ bằng lò nung hộp truyền thống đã đem lại hiệu quả thiết thực cho các doanh
nghiệp và cộng đồng dân cư, nhưng lại là nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường
trong khu vực. Từ năm 1998 đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu nhằm mục đích cải thiện
chất lượng môi trường sống tại cụm làng nghề, nhưng đến nay hầu hết các giải pháp đưa ra
đều chưa được thực hiện đầy đủ, chưa xem xét về mặt kinh tế và tất yếu vấn đề ô nhiễm môi
trường càng trở nên bức xúc hơn.
Quy trình sản xuất gốm sứ gồm nhiều công đoạn như: phối liệu, tạo hình, phủ men, nung...
[2,3]. Trong đó, nung là công đoạn đóng vai trò quyết định đến chất lượng và giá thành sản
phẩm, song đây lại là công đoạn gây ô nhiễm môi trường lớn nhất, do cấu tạo của lò hộp và
tình trạng sử dụng than làm nhiên liệu đốt. Số lò nung theo thống kê năm 2003 ở cụm làng
nghề có trên 2000 lò, với dung lượng khí thải bình quân cho 1 lần đốt khoảng 3,6 m 3 [2], đã
ảnh hưởng xấu đến môi trường sống trong khu vực.
Bài báo đưa ra hướng cải tiến lò nung gốm sứ và dùng phương pháp phân tích lợi ích - chi
phí so sánh hiệu quả đầu tư giữa lò hộp cũ và lò hộp cải tiến, trợ giúp việc lựa chọn giải pháp
kỹ thuật có hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi trường.

2. Phương án cải tiến lò nung gốm sứ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường cụm
làng nghề
Hiện nay phục vụ cho công đoạn nung gốm sứ chủ yếu là loại lò hộp truyền thống, cấu tạo
đơn giản (hình 1), giá thành rẻ. Mỗi lần đốt lò phải sử dụng khoảng 1 tấn than, thải ra bụi,
các loại khí thải độc hại: CO2, CO, SO2, NOx, gây ô nhiễm nhiệt. Việc cải tạo lò hộp cũ và
dùng công cụ kinh tế thuyết phục người dân sử dụng lò hộp cải tiến (hình 2) là giải pháp thiết
thực ngăn ngừa ô nhiễm môi trường khu vực.
Cải tạo bộ phận thoát khói từ phân tán thành tập trung và nâng mặt bằng thoát khí lên thêm
từ 30 – 50% [2]:
Loại lò Chiều cao Thoát khói
Lò hộp cũ 6m 6,5m
Lò cải tạo 6m 9-10m
Cải tạo hệ thống cấp không khí để vừa đảm nhận chức năng cấp không khí khi đốt vừa đảm
nhận chức năng thu gom và khử bụi khi dỡ lò nhờ hệ thống quạt và bộ khử bụi.
Lắp đặt hệ thống thu bắt, hút lọc bụi 2 cấp (xiclon - túi vải có hiệu suất lọc 90%). Đây là loại
thiết bị lọc tinh, có hiệu quả tương đối cao, dải lọc 2 - 10mm, năng suất khoảng 150 -
180m3/h trên 1m2 diện tích bề mặt lọc.
Lắp đặt thiết bị lọc bụi tĩnh điện với những ưu điểm: hiệu suất lọc cao 99%, lọc được những
hạt mịn, tổn thất áp lực nhỏ, năng suất lọc lớn. Tuy nhiên nhược điểm là yêu cầu nghiêm ngặt
về nồng độ bụi, vốn đầu tư cao nên chỉ thích hợp cho các doanh nghiệp lớn.
Lắp đặt hệ thống thu nhiệt, các tấm cách nhiệt: Không khí bề mặt ngoài bị nung nóng và bốc
lên cao thành luồng, cuốn theo một phần không khí xung quanh, do đó luồng sẽ nở rộng ra và
lưu lượng sẽ lớn dần, nhiệt độ giảm dần.

3. Phân tích lợi ích - chi phí giữa sử dụng lò hộp truyền thống và lò hộp cải tiến
Trong phân tích lợi ích - chi phí thường sử dụng 3 chỉ số kinh tế là giá trị hiện ròng, hệ số
lợi ích - chi phí và hệ số hoàn vốn nội tại [1]:
Giá trị hiện ròng (NPV- Net Present Value): tổng giá trị lợi nhuận trong chu kỳ dự án được
tính với hệ số chiết khấu về năm bắt đầu đầu tư.
(1) hoặc (2)
Tỷ suất lợi ích - chi phí (BCR - Benefit to Cost Ratio): là tỷ lệ của tổng giá trị hiện thời của
lợi ích so với tổng giá trị hiện thời của chi phí.
(3)
Trong kinh tế môi trường, lợi ích và chi phí bao gồm cả các nguồn lợi và tổn thất về môi
trường được lượng hoá bằng tiền.
Hệ số hoàn vốn nội tại (IRR - Internal rate of return) là hệ số chiết khấu k mà qua đó giá trị
hiện ròng bằng không, được xác định từ biểu thức sau:
(4) hoặc (5)
Trong các công thức (1) - (5) trên: Bt là lợi ích thu được năm thứ t; Ct là chi phí năm thứ t; r
là hệ số chiết khấu hoặc lãi suất (%); n là số năm tính toán.
Kỹ thuật sử dụng giá trị phi thị trường để phân tích lợi ích - chi phí tác động đến môi
trường: Trong thực tế sản xuất gốm sứ có nhiều chi phí và lợi ích khó xác định được thành
tiền. Ví dụ như lợi ích về tinh thần; sự suy giảm sức khoẻ do ô nhiễm môi trường khó định
giá được. Những lợi ích - chi phí này được đưa vào phân tích thông qua mô hình: Lợi ích xã
hội ròng = Giá sẵn lòng chi trả - Chi phí cơ hội
Lợi ích của lò nung gốm sứ:
Sản xuất gốm sứ tạo ra nhiều loại sản phẩm với mẫu mã đẹp, chất lượng cao, góp phần tạo
công ăn việc làm cho người lao động và giảm thời gian nông nhàn, tăng thu nhập bình quân
đầu người 7 - 10% năm, năm 1990 là 182 USD/người, năm 1995 là 256 USD/người và năm
2003 là 433 USD/người.
Góp phần tăng doanh thu cho cụm làng nghề từ 5 - 10% năm, 1995 là 189 tỷ, 2000 là 267 tỷ
và năm 2003 là 320 tỷ; tạo điều kiện để tăng đầu tư cho cơ sở hạ tầng: phát triển hệ thống
giao thông, xây trường học, trạm y tế, mạng lưới thông tin,
Đem lại các lợi ích xã hội khác như du lịch, giao thương hàng hoá...
Chi phí của sản xuất gốm sứ:
Nguồn vốn đầu tư cho xây dựng lò nung: mặt bằng, nhân công, gạch, xi măng...; mua nhiên
nguyên liệu: than, củi,...
Tiền mua trang thiết bị môi trường: máy lọc bụi, quạt hút, ống khói...
Chi phí do ô nhiễm môi trường sống: chi phí khám bệnh, thuốc, chi phí xử lý nước thải, khí
thải…Chi phí cơ hội do sản xuất thủ công nghiệp thay thế sản xuất nông nghiệp.
Tính toán: đơn vị tiền tệ được sử dụng để tính toán là USD có làm tròn số, loại tiền này ít
biến động giá trị trên thị trường so với các loại tiền khác. Giá cả được tính theo khung giá
của Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính, lợi ích - chi phí của hai loại lò này được liệt kê trong
Bảng 3.1, thời gian tính lợi ích - chi phí t = 10 năm.
Bảng 3.1. Liệt kê lợi ích - chi phí của lò hộp cũ và lò hộp cải tiến

Lợi ích Năm0 Năm1 Năm2 Năm3 Năm4 Năm5 Năm6 Năm7 Năm 8 Năm9 Năm10
hoặc
chi phí
Chi phí 4000 1000 700 500 500 500 800 700 700 1000 1000
của lò
hộp cũ
(Ct1)
Chi phí 6000 1200 1000 700 700 800 1200 1000 1200 1300 1500
của lò
hộp cải
tiến
(Ct2)
Lợi ích 0 1500 1600 1400 1400 1300 1300 1500 1500 1600 1600
của lò
hộp cũ
(Bt1)
Lợi ích 0 1700 2400 2200 2200 2100 2000 2300 2500 2800 3000
của lò
hộp cải
tiến
(Bt2)
Bảng 3.2. Tính toán giá trị hiện ròng với r1 = 1% năm (Đơn vị tính: USD)

Năm thứ Lò hộp cũ Lò hộp cải tiến


Bt1/(1+r1)t Ct1/(1+ r1)t NPV11 Bt2/(1+ r1)t Ct2/(1+ r1)t NPV21
0 0 4.000 -4.000 0 6.000 -6.000
1 1485.149 990.099 495.05 1683.17 1188.12 495.05
2 1568.474 686.2072 882.266 2352.71 980.296 1372.41
3 1358.826 485.2951 873.531 2135.3 679.413 1455.89
4 1345.372 480.4902 864.882 2114.16 672.686 1441.47
5 1236.905 475.7328 761.173 1998.08 761.173 1236.91
6 1224.659 753.6362 471.023 1884.09 1130.45 753.636
7 1399.077 652.9026 746.174 2145.25 932.718 1212.53
8 1385.225 646.4383 738.787 2308.71 1108.18 1200.53
9 1462.944 914.3398 548.604 2560.15 1188.64 1371.51
10 1448.459 905.287 543.172 2715.86 1357.93 1357.93
S 13915.1 11990.4 2924.66 21897.5 16999.6 4897.86

Bảng 3.3 Tính toán giá trị hiện ròng với r2 = 7% năm (Đơn vị tính: USD)
Năm Lò hộp cũ Lò hộp cải tiến
thứ
Bt1/(1+r2)t Ct1/(1+ r2)t NPV12 Bt2/(1+ r2)t Ct2/(1+ r2)t NPV22
0 0 4.000 -4.000 0 6.000 -6.000
1 1401.87 934.579 467.29 1588.79 1121.5 467.29
2 1397.5 611.407 786.095 2096.25 873.439 1222.81
3 1142.82 408.149 734.668 1795.86 571.409 1224.45
4 1068.05 381.448 686.606 1678.37 534.027 1144.34
5 926.882 356.493 570.389 1497.27 570.389 926.882
6 866.245 533.074 333.171 1332.68 799.611 533.074
7 934.125 435.925 498.2 1432.32 622.75 809.575
8 873.014 407.406 465.607 1455.02 698.411 756.612
9 870.294 543.934 326.36 1523.01 707.114 815.901
10 813.359 508.349 305.01 1525.05 762.524 762.524
S 10294.2 10120.8 1173.4 15924.6 14261.2 1663.46

Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả tính toán


Chỉ số Phương án 1 – lò hộp cũ Phương án 2 – lò hộp cải tiến
r1 = 1 NPV11 = 2924.66 USD NPV21 = 4897.86 USD
BCR11 = 1,16 BCR21 = 1,29
r2 = 7 NPV12 = 1173.4 USD NPV22 = 1663.46 USD
BCR12 = 1,02 BCR22 = 1,12
IRR IRR1 » 15,2 IRR2 » 13,1
PV11: Giá trị hiện ròng của lò hộp cũ với r1 = 1%; NPV21: Giá trị hiện thời ròng của lò
hộp cải tiến với r1 = 1%; NPV12: Giá trị hiện ròng của lò hộp cũ với r2 = 7%; NPV22:
Giá trị hiện ròng của lò hộp cải tiến với r2 = 7%.
Từ các kết quả tính toán có thể rút ra một số nhận xét sau:
Phân tích lợi ích - chi phí cho lò hộp cũ và lò hộp cải tiến với mức chiết khấu ưu tiên (1%
năm) hoặc mức chiết khấu phổ biến (7% năm) giúp cho việc đánh giá khách quan ưu thế
của lò nung cải tiến.
Lợi ích của lò hộp cải tiến cao hơn lợi ích của lò hộp cũ ở cùng hệ số chiết khấu: r1 = 1%
năm là NPV21 - NPV11 = 1973.2 USD và r2 = 7% năm là NPV22 – NPV12 = 490.065 USD.
Với r1 = 1% năm lợi nhuận ròng thu được cao hơn r 2 = 7% năm ở hai loại lò tương đương
là NPV11 - NPV12 = 1751.26 USD và NPV21 - NPV22 = 3324.4 USD. Như vậy sản xuất
chịu lãi suất càng thấp thì lợi nhuận ròng thu được càng cao và Nhà nước nên hỗ trợ lãi
suất thấp cho các dự án đầu tư thân thiện hơn với môi trường.
Với mức r ổn định, sản xuất gốm sứ từ năm thứ 2 trở đi sẽ có lãi, đạt mức cao nhất vào
năm thứ 3. Sau 6 năm sản xuất lợi nhuận bắt đầu giảm do nhiều yếu tố như: thiết bị lạc
hậu, tính cạnh tranh ngày càng cao... cần thiết người sản xuất phải tự tìm cách thích ứng
để kinh doanh hiệu quả.
Tỷ suất lợi ích - chi phí tính với cả hệ số chiết khấu ưu tiên và hệ số chiết khấu phổ biến
đối với lò hộp cải tiến đều cao hơn so với lò hộp truyền thống.
Hệ số hoàn vốn nội tại đối với lò hộp truyền thống và lò hộp cải tiến đều cao (15,2 và
13,1), thể hiện mức an toàn về kinh tế trong sản xuất bằng cả hai loại lò nung này.
4. Kết luận
1. Lò nung hộp cải tiến với việc cải tạo hệ thống cấp không khí, bộ phận thoát khí và
nâng cao ống khói làm tăng hiệu suất lọc bụi và làm giảm nhiệt độ khí thải so với lò nung
gốm sứ truyền thống.
2. Phân tích lợi ích - chi phí là một phương pháp kinh tế cơ bản để so sánh lợi ích và chi
phí về kinh tế và môi trường của các dự án. Khi tiến hành cần tập trung phân tích ba chỉ
tiêu cơ bản là giá trị hiện ròng (NPV), tỷ suất lợi ích - chi phí (BCR) và hệ số hoàn vốn
nội tại (IRR).
So sánh lợi ích – chi phí tính toán cho lò nung hộp hiện đang được sử dụng phổ biến ở
cụm làng nghề và lò nung cải tiến theo hướng bảo vệ môi trường với mức chiết khấu ưu
tiên r1 = 1% và mức chiết khấu phổ biến r2 = 7% cho thấy lợi nhuận thu được từ lò hộp
cải tiến cao hơn từ lò hộp truyền thống là 1751.26 USD và 3324.4 USD. Hiệu quả kinh
tế và lợi ích về môi trường của lò nung cải tiến so với lò hộp nung truyền thống là căn cứ
trợ giúp các nhà quản lý và người sản xuất lựa chọn đúng đắn giải pháp kỹ thuật thúc đẩy
sản xuất và ngăn ngừa ô nhiễm trong các làng nghề sản xuất gốm sứ.

You might also like