You are on page 1of 8

Trắc nghiệm kiểm toán (bộ 1).

1.Đối tượng được kiểm toán?


2.Chuẩn mực trong kiểm toán ?
3.Mục đích của báo cáo kiểm toán ?
4.Phạm vi của kiểm toán hoạt động ?
5.Phạm vi chủ yếu của kiểm toán nội bộ ?
6.Kiểm toán nhà nước ?
7.Phạm vi bao trùm của kiểm toán độc lập?
8.Nhiệm vụ chủ yếu của kiểm toán nhà nước?
9.Tính chất của cơ sở dẫn liệu?
10.Mục đích của hệ thống kiểm soát nội bộ?
11.Hệ thống kiểm soát nội bộ?
12.Các loại kiểm soát trực tiếp?
13.Các hành vi gian lận trong quản lý?
14.Các biểu hiện của sai sót trong quản lý?
15.Khi nghi ngờ nhà quản lý gian lận KTV...
16.Khi khẳng định nhà quản lý gian lận KTV....
17.Đánh giá báo cáo tài chính có sai phạm trọng yếu KTV thường căn cứ:
18.Nguyên nhân của rủi ro kiểm toán
19.Nguyên nhân của rủi ro tiềm tàng:
20.Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro kiểm soát là:
21.Nguyên nhân sâu xa của rủi ro phát hiện:
22.Mối quan hệ giữa các loại rủi ro trong kiểm toán
23.Bằng chứng kiểm toán?
24.Để sử dụng phương pháp phân tích ngang KTV
25.Khi phân tích khả năng thanh toán nhanh của DN KTV
26.Để phân tích khả năng sinh lời của DN KTV đã cộng thêm chi phí tiền lãi vào tổng lợi nhuận trước
thuế
27.Để đánh giá mức độ hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ KTV
28.Để phân tích bằng chứng vật chất trong kiểm toán báo cáo tài chính KTV
29.Để phân tích bằng chứng tài liệu khi kiểm toán tổng quát báo cáo tài chính KTV đã căn cứ vào:
30.Để biết số vòng thu hồi nợ KTV đã so sánh giữa tổng doanh thu thuần của kỳ báo cáo với kỳ gốc :

Trả lời
1. thông tin có thể định lượng, có thể kiểm tra và các chuẩn mực.
2. 37 chuẩn mực và 1 chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
3. đưa ra ý kiện nhận xét của KTV về mức độ phù hợp của thông tin dc kiểm toán so với tiêu chuẩn và
chuẩn mực.
4. kiểm tra tính hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động.
5. kiểm toán hoạt động để đánh giá tính hiệu lực, tính kinh tế và hiệu quả của các hoạt động trong đvi.
6. kiểm toán sự tuân thủ về thu chi ở các đvi có sử dụng vốn và kinh phí nhà nước.
7. chủ yếu là kiểm toán BCTC, nhưng cũng có thể kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động.
8. kiểm toán theo yêu cầu của QH, ủy ban thường vụ QH,chính phủ, thủ tướng chính phủ.
9. các giải trình của nhà quản lý về các thông tin dc trình bày trên BCTC trên cơ sở các chuẩn mực và chế
độ kế toán hiện hành.
10. bảo đảm dvi tuân thủ pháp luật và các quy định.
để lập BCTC trung thực hợp lý.
bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả TS của dvi.
11. là các quy định và các thủ tục kiểm soát do dvi dc kiểm toán xây dựng và áp dụng.
13.14. quyền lực tập trung ko có sự giám sát.
cơ cấu phức tạp ko cần thiết.
có sự bất lực trong việc sữa chữa những thiếu sót mà KTV nội bộ đưa ra.
có sự thay đổi thường xuyên về tu vấn và kiểm soát.
15. cần cân nhắc việc trao dổi phat giác với ai là tốt hơn. tiếp tục thu thập bằng chứng.
16. xin ý kiến tư vấn pháp lý đề có thể hành động phù hợp với thực tế.
17. mức trọng yếu đã dc xác định.
18. KTV đưa ra các ý kiến nhận xét ko thix hợp khi BCTC còn có những sai sót trọnh yếu.
19. sự vốn có trong từng khoản mục( tình hình kinh doanh, bản chất khoản mục và hệ thống kế toán).
20. hệ thống KSNB ko ngăn ngừa hết.
21. phương pháp kiểm toán của KTV.( nội dung, lich trình, phạm vi thử nghiệm cơ bản ko phù hợp ).
22. AR=IR*CR*DR
23. là toàn bộ tài liệu thông tin do KTV thu thập dc liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa vào các thông
tin này, KTV hình thành nên ý kiến của mình về BCTC.

Câu hỏi trắc nghiệm môn kiểm toán

1) Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) là để làm tăng độ tin cậy của BCTC được kiểm toán
?
2) Việc lập định khoản sai chỉ là do sự yếu kém về trình độ của nhân viên kế toán ?
3) Theo chuẩn mực kế toán quốc tế, nếu có sự mâu thuẩn trong khi vận dụng giữa cơ sở dồn tích và
nguyên tắc thận trọng, đơn vị sẽ phải ưu tiên áp dụng :
a) Cơ sở dồn tích.
b) Nguyên tắc thận trọng.
c) Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà quyết định.
d) Tùy theo quy định của từng quốc gia.
4) Sự khác biệt cơ bản giữa kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ là:
a) Kiểm toán độc lập do người bên ngoài đơn vị thực hiện, kiểm toán nội bộ do người của đơn vị tiến
hành.
b) Kiểm toán độc lập có thu phí, kiểm toán nội bộ không thu phí.
c) Kiểm toán độc lập phục vụ cho người bên ngoài đơn vị, kiểm toán nội bộ phục vụ cho đơn vị.
d) Kiểm toán độc lập tiến hành sau khi kết thúc niên độ, kiểm toán nội bộ tiến hành khi cần thiết.
5) Mục đích chính của kiểm toán hoạt động là :
a) Bảo đảm các thủ tục kiểm soát nội bộ được thực hiện đúng đắn.
b) Đánh giá một hoạt động xem có hữu hiệu và hiệu quả hay không ?
c) Cung cấp kết quả kiểm toán nội bộ về kế toán cho các nhà quản lý.
d) Trợ giúp cho việc kiểm toán của kiểm toán viên độc lập (KTV).
6) Chuẩn mực kiểm toán là :
a) Các thủ tục để thu thập bằng chứng kiểm toán.
b) Thước đo chất lượng công việc của KTV.
c) Các mục tiêu của kiểm toán phải tuân thủ.
d) 3 câu trên đều đúng.

7) Khi KTV chính yêu cầu các KTV phụ lập báo cáo về các công việc đã thực hiện trong tuần, đó là việc
thực hiện chuẩn mực kiểm toán liên quan đến :
a) Sự độc lập khách quan.
b) lập kế hoạch kiểm toán.
c) Sự giám sát đầy đủ.
d) 3 câu trên đều đúng.
8) Đạo đức nghề nghiệp là vấn đề :
a) Khuyến khích KTV thực hiện để được khen thưởng.
b) KTV cần tuân theo để giữ uy tín nghề nghiệp.
c) KTV cần chấp hành vì là đòi hỏi của luật pháp.
d) câu a và b đúng.
9) Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết lập tại đơn vị để :
a) thực hiện các mục tiêu của đơn vị.
b) Phục vụ cho bộ phận kiểm toán nội bộ.
c) Thực hiện chế độ tài chính kế toán của Nhà nước.
d) Giúp KTV độc lập xây dựng kế hoạch kiểm toán.
10) Nói chung, một yếu kém của kiểm soát nội bộ có thể định nghĩa là tình trạng khi mà sai phạm trọng
yếu không được phát hiện kịp thời do :
a) KTV độc lập trong quá trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị.
b) Kế toán trưởng của đơn vị khi kiểmtra kế toán.
c) Các nhân viên của đơn vị trong quá trình thực hiện chức năng của mình.
d) kiểm toán viên nội bộ khi tiến hành kiểm toán.
11) KTV độc lập xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ là nhằm :
a) Xác định nội dung, thời gian, phạm vi của công việc kiểm toán.
b) Đánh gá kết quả của công việc quản lý.
c) Duy trì một thái độ độc lập đối với các vấn đề liên quan đến việc kiểm toán.
d) Ba câu trên đều đúng.
12) KTV sẽ thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát khi :
a) Kiểm soát nội bộ của đơn vị yếu kém.
b) Cần thu thập bằng chứng về sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ.
c) Rủi ro kiểm soát được đánh giá là cao.
d) Ba câu trên đều đúng.
13) Thông tin về các yếu kém của kiểm soát nội do KTV gởi cho đơn vị :
a) Phải bao gồm mọi yếu kém trong kiểm soát nội bộ.
b) Là mục tiêu chính trong kiểm soát nội bộ.
c) Là vấn đề phụ trong việc tìm hiểu và đánh giá kiểm soát nội bộ.
d) Câu a và c đúng.
14) Một chương trình kiểm toán được xem là lý tưởng :
a) Tốn ít chi phí nhất.
b) Phù hợp với các đặc thù của đơn vị nhất.
c) Bảo đảm phát hiện mọi gian lận và sai sót.
d) Không thể tồn tại một chương trình lý tưởng trong thực tế.

15) Rủi ro kiểm toán là loại rủi ro :


a) Khi KTV nhận xét BCTC của đơn vị được trình bày trung thực.
b) Khi KTV không phát hiện được mọi sai phạm trong công tác kế toán ở đơn vị.
c) Khi KTV nhận xét không xác đáng về BCTC và gặp phải sai lầm nghiệm trọng.
d) 3 câu trên đều sai.
16) Việc không phát hiện được một sai lệch trọng yếu về số tiền trên BCTC đó là loại rủi ro mà KTV có
thể giảm bằng cách thực hiện :
a) Thử nghiệm cơ bản.
b) thử nghiệm kiểm soát.
c) Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ.
d) Yêu cầu đơn vị cung cấp thư giải trình của giám đốc.
17) Trong các bằng chứng kiểm toán sau đây thì loại nào có độ tin cậy cao nhất:
a) Hóa đơn bán hàng của đơn vị.
b) Thư xác nhận của đệ tam nhân gởi cho KTV.
c) Hóa đơn của nhà cung cấp cho đơn vị lưu trữ.
d) Thư giải trình của giám đốc.
18) Việc kiểm tra tài liệu về một loại nghiệp vụ từ khi phát sinh đến khi vào sổ sách sẽ cung cấp bằng
chứng về :
a) Sự chính xác của số liệu trên sổ sách kế toán.
b) Sổ sách ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh.
c) Các nghiệp vụ ghi chép trên sổ sách là có thực.
d) Cả ba câu trên đều đúng.
19) Việc kiểm kê tài sản cố định của đơn vị cung cấp bằng chứng về :
a) Sự hiện hữu trên thực tế của tài sản cố định.
b) Sự chính xác của giá trị tài sản cố định hiện có.
c) Các tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của đơn vị.
d) 3 câu trên đều đúng.
20) Doanh thu bán hàng ghi sổ không đúng niên độ là sai phạm do :
a) Sự thiếu sót.
b) Nhầm lẫn khi chuyển sổ.
c) Tính toán sai.
d) 3 câu trên đều sai.
21) Để xem các nghiệp vụ mua hàng có bị khai vượt hay không, KTV nên chọn mẫu để kiểm tra từ :
a) Các phiếu nhập kho.
b) Các thẻ kho.
c) Các đơn đặt mua hàng.
d) Sổ cái.
22) Thư xác nhận của khách hàng đồng ý về số nợ là bằng chứng về :
a) Khả năng thu hồi được món nợ.
b) Khoản phải thu đó là có thực.
c) Tuổi của món nợ đó được ghi chép đúng.
d) 3 câu trên đều đúng.
23) Dưới đây là các nghiệp vụ liên quan đến khoản mục Hàng tồn kho, bạn hãy điền các chữ đúng hay sai
vào các ô dưới đây :
Nghiệp vụ mua hàng Nghiệp vụ bán hàng
Ghi chép Kiểm kê Đúng / Sai Ghi chép Kiểm kê Đúng / Sai
a Không Không e Không Có
b Có Không f Có Có
c không Có g Không Không
d Có Có h Có Không

24) Thủ tục phân tích sẽ giúp cho KTV xác định được mọi trường hợp bất thường?
25) Kế hoạch kiểm toán cần trình bày nội dung, thời gian và phạm vi của các thủ tục kiểm toán sẽ thực
hiện, bao gồm cả mục tiêu kiểm toán, thời hạn thực hiện của từng thủ tục kiểm toán.
26) Ban giám đốc đơn vị có thể ngăn chặn hoàn toàn rủi ro tiềm tàng ?
27) Phân tích được xem là một thủ tục kiểm toán có hiệu quả cao nhất ?
28) Ước tính kế toán hình thành trong những điều kiện chưa rõ ràng và do đó không thể nào ước tính
được một cách hợp lý.
29) Nếu bằng chứng kiểm toán thu được từ nhiều nguồn khác nhau mà mâu thuẫn với nhau thì KTV dựa
trên các bằng chứng nào có kết quả giống nhau.
30) Tất cả ý kiến khác với ý kiến chấp nhận toàn phần đều phải kèm theo một đoạn giải thích lý do nằm
sau đoạn ý kiến của KTV.
BÀI TẬP KIỂM TOÁN
Bài 1 : Trong năm, Cty Thương mại Hoà bình mua hàng trị giá 21.567.345.654 đồng ; giá vốn hàng bán
trong năm là 22.543.234.678 đồng. Trị giá hàng tồn kho cuối năm là 4.567.657.777 đồng. T1nh số vòng
quay hàng tồn kho trong năm và cho nhận xét, biết rằng số vòng quay hàng tồn kho năm trước là 5,2
vòng (Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho bình quân).
Bài 2 : Tháng 10/2003, Cty An Lâm bị khách hàng kiện vì sản phẩm gây thiệt hại cho người tiêu dùng, số
tiền bị đòi bồi thường là 50 triệu USD và toà án sẽ xử vào tháng 8/2004. Sự kiện này nên phản ánh như
thế nào trên BCTC năm 2003 ?
Bài 3 : Mỗi tình huống sau đây có liên quan đến khái niệm kế toán nào ? Đơn vị có cần thay đổi chính
sách kế toán hay không ? Tại sao ?
a- Cty ABC ghi nhận 1 máy khoan giá 8.900.000 đ là chi phí trong kỳ dù rằng thời gian sử dụng của máy
là 5 năm.
b- Cty XYZ ghi nhận toàn bộ khoản tiền thuê nhà do 1 khách hàng trả giá trước 3 năm (bắt đầu từ
1/1/2003) vào doanh thu của năm 2003.
c- Dựa vào kết quả họp Hội đồng Quản trị của Cty Liên doanh An Bình – Kasati, dù chưa nhận được tiền
nhưng Cty An Bình đã ghi nhận khoản lãi được chia vào thu nhập tài chính.
Bài 4 :
Cty cổ phần Hồng Anh bị hoả hoạn vào tháng 2/2004 nên bị thiệt hại khoảng 5 tỷ đồng (khoảng 50% giá
trị tổng tài sản) nhưng đơn vị đã không mua bảo hiểm. Vào tháng 3/2004, khi ký BCTC năm 2003, Giám
đốc nhận thấy kế toán trưởng trích trước về khoản thiệt hại này cho năm 2003 và không đồng ý vì cho
rằng sự việc trên chỉ xảy ra năm 2004 nên không liên quan đến BCTC của 2003. Kế toán trưởng trả lời
rằng tuy sự việc xảy ra vào năm 2004 nhưng lại trước ngày ký BCTC, do đó nếu không BCTC 2003 sẽ
không trung thực.
Xét về phương diện trình bày trung thực và hợp lý BCTC, trong trường hợp trên theo bạn thì cách giải
quyết nào là đúng ? Tại sao ?
Bài 5 : Hãy trình bày ý kiến của bạn về vấn đề sau đây :
Hàng năm, Cty XYZ đều mời Cty kiểm toán độc lập ABC đến để kiểm toán BCTC. Năm nay, Ban Giám
đốc XYZ dự định sẽ tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ. Sau đây là hai ý kiến khác nhau :
a- Kế toán trưởng :”Hàng năm ABC đều gởi thư quản lý nên ta có thể dựa vào đó để chấn chỉnh hệ thống
kiểm soát nội bo, do đó không cần tổ chức thêm bộ phận kiểm toán nội bộ vì sẽ lãng phí. Hơn nữa việc
tiếp nhiều đoàn kiểm toán làm cho công việc của phòng kế toán trở nên quá tải”.
b- Phó giám đốc :”Việc tổ chức rất tốt vì giúp năng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị, phát hiện kịp thời
những hành vi sai phạm để sửa chửa trước khi gây hậu quả nghiêm trọng. Về lâu dài, kiểm toán nội bộ sẽ
giúp cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, và nhờ đó sẽ làm giảm chi phí kiểm toán. Thậm chí, khi mà
kiểm toán nội bộ tốt thì Cty sẽ không cần mời kiểm toán độc lập đến nữa”.

Bài 6 : Bạn hãy nhận xét về trường hợp sau đây :


Cty ABC yêu cầu KTV An thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. ABC giải thích với kiểm toán viên An
là cần phải nhanh chóng hoàn thành kiểm toán để họ có thể nhanh chóng nạp cho ngân hàng để xin vay
tiền. ABC đồng ý trả một khoản phí cố định cho KTV An và thưởng thêm nếu khoản vay được chấp
thuận. KTV An đã vui vẻ nhận nhiệm vụ và cam đoan sẽ hoàn thành công việc trong 15 ngày.
KTV An thuê hai sinh viên kế toán để thực hiện việc kiểm toán, và đã dành ra nhiều giờ để giải thích
chính xác về những công việc cần phải làm cho các sinh viên này. KTV An bảo là họ đừng mất thì giờ
tìm hiểu kiểm soát nội bộ, mà hãy tập trung để chứng minh tính chính xác của các số dư trên sổ cái và
trích dãn chúng đế chứng minh cho BCTC của ABC. Các sinh viên này đã làm đúng theo hướng dẫn và
sau 12 ngày đã giao các BCTC cho An. KTV An đã xem xét và nhanh chóng phát hành báo cáo kiểm
toán Chấp nhận toàn phần để gởi cho ABC.
Bài 7 : Hãy cho biết các thủ tục kiểm soát có thể áp dụng để ngăn chặn những sai phạm có thể xảy ra
như :
a- Trộm đánh cắp tài sản.
b- Sử dụng phiếu thu đánh số trùng để thu tiền.
c- Tái sử dụng chứng từ gốc để chi lần 2.
d- Mua hàng không đúng với nhu cầu của đơn vị.
Bài 8 : Thiết lập mối quan hệ giữa những khoản trong hai cột sau đây :
1. Kiểm soát chất lượng kiểm toán.
2. Kiểm toán hoạt động.
3. Đánh giá kiểm soát nội bộ.
4. Kiểm toán nhà nước.
5. Khai báo (Công bố).
6. Nguyên nhân chủ yếu tồn tại hoạt động kiểm toán độc lập.
7. Cơ quan thuế.
8. Uỷ ban giao dịch chứng khoán.
9. BCTC đã kiểm toán.
10. Đảm bảo hợp lý. a. Kiểm toán tuân thủ.
b. Chức năng xác nhận.
c. Các thông tin trọng yếu.
d. Sự tin cậy.
e. Kiểm tra chéo.
f. Hồ sơ đăng ký phát hành chứng khoán.
g. Cơ sở của việc chọn mẫu và kiểm tra.
h. Báo cáo cho Quốc hội
i. Sự xét đoán nghề nghiệp.
j. Đánh giá sự hữu hiệu và tính hiệu quả của một bộ phận trong tổ chức.
Bài 9 : Hãy cho biết những tình huống sau đây có liên quan đến bộ phận nào của hệ thống kiểm soát nội
bộ :
a) Kế toán kho kiêm nhiệm thủ kho.
b) Nhân viên thờ ơ với hiệu quả hoạt động của Cty vì chế độ khen thưởng bình quân.
c) Thiếu một sơ đồ hạch toán thống nhất nên nhiều nghiệp vụ tương tự lại được hạch toán khác nhau.
d) Không định kỳ đánh giá về hoạt động nên những yếu kém vẫn duy trì lâu dài.
e) Giám đốc thường tự quyết định tuyển dụng nhân viên trong khi quy định của Cty là mọi trường hợp
tuyển dụng phải thông qua Phòng nhân sự .
f) Không phân công người xét duyệt các nghiệp vụ mua hàng.
g) Các kiến nghị của kiểm toán nội bộ không được chú trọng.
h) Trưởng phòng kế toán trực thộc Giám đốc tài chính.
Bài 10 : Ta có các loại rủi ro sau đây a) Rủi ro kinh doanh, (b) Rủi ro tiềm tàng, (c)Rủi ro kiểm soát và
(d) Rủi ro phát hiện. Ở mỗi tình huống dưới đây, bạn hãy cho biết loại rủi ro tương ứng :
a) Đơn vị không phát hiện kịp thời gian lận của nhân viên vì không định kỳ đối chiếu công nợ với nhà
cung cấp.
b) Tiền dễ bị thất thoát hơn cát và đá.
c) Thư xác nhận các khoản phải thu không giúp phát hiện được các sai sót trọng yếu.
d) Các khoản chi quỹ không được xét duyệt.
e) Sản phẩm chính của đơn vị bị đối thủ cạnh tranh bán phá giá.
f) Đơn vị không thựïc hiện sự phân công phân nhiệm đầy đủ.
g) Khoa học kỹ thuật phát triển làm cho sản phẩm chính của doanh nghiệp bị lỗi thời.
h) Kiểm toán viên chọn mẫu không đại diện cho tổng thể nên đưa ra kết luận rằng khoản mục không có
sai sót trọng yếu trong khi thực tế là có.
Chú ý : Các rủi ro trên có thể sử dụng một lần hoặc nhiều lần hoặc không sử dụng ; riêng loại nào không
phải là thành phần của rủi ro kiểm toán thì không sử dụng.
Bài 11 : Sau khi kiểm kê, đơn vị căn cứ vào các biên bản kiểm kê để lập bản tổng hợp kiểm kê. Hãy cho
biết mục tiêu kiểm toán trong từng trường hợp sau đây :
a) KTV lấy mẫu biên bản kiểm kê đối chiếu với bản tổng hợp kiểm kê.
b) KTV lấy mẫu một số khoản trên bản tổng hợp kiểm kê đối chiếu vớ biên bản kiểm kê.
Bài 12 : Sau khi giao hàng, đơn vị căn cứ vào Phiếu giao hàng để lập Hóa đơn. Muốn phát hiện các
trường hợp không lập Hóa đơn, KTV sẽ chọn trình tự nào sau đây :
a) Chọn mẫu phiếu giao hàng để kiểm tra Hóa đơn.
b) Lấy mẫu Hóa đơn để đối chiếu với Phiếu giao hàng.
Bài 13 : Giả dịnh là chuẩn mực kế toán quốc tế cho phép tính giá hàng tồn kho theo các phương pháp
FIFO, bình quân gia quyền, LIFO & giá đích danh.
Nếu Cty ABC mua bán xe du lịch và chọn FIFO làm phương pháp tính giá hàng tòn kho, thì sự lựa chọn
của Cty ABC là đúng hay sai ? Tại sao ?
Bài 14 : Trong cuộc kiểm toán năm đầu tiên của bạn tại một Cty sản xuất với quy mô trung bình, Giám
đốc đã cho biết về cách thức thực hiện phân công tại Cty này như sau :
Một nhân viên đảm trách việc mua hàng, nhận hàng và giữ hàng. Người thứ hai có nhiệm vụ ghi chép các
sổ sách về nợ phải thu và thu tiền của khách hàng. Nhân viên thứ ba phụ trách theo dõi sổ sách về nhân
viên, thẻ bấm giờ, lập bản lương và phát lương.
Giám đốc Cty đã hỏi ý kiến về cách tổ chức trên và bạn hãy cho biết góp ý của mình.
Bài 15 : Bạn đang kiểm toán BCTC cho Cty ABC có niên độ kết thúc vào ngày 31/12/2003. Bạn đã gửi
thư xác nhận các khoản nợ phải thu vào ngày 31/12/2003. Trong các thư xác nhận có 02 thư có thêm
đoạn giải thích sau đây :
a) Ngày 01/12/2003, chúng tôi đã ứng trước 70.000.000đ, số tiền trên lớn hơn hoá đơn 22/12/2003 (số tiề
45.000.000đ), nên chúng tôi không hiểu vì sao quý ông lại đề nghị chúng tôi xác nhận số dư nợ là
45.000.000đ ?
b) Đồng ý tổng số tiền. Hàng hoá ký gởi đã nhận được và chúng tôi sẽ thanh toán khi nào bán được hàng.
Yêu cầu : Trong từng trường hợp trên, bạn sẽ cần phải thẩm tra về các vấn đề nào? Cách giải quyết và lý
do ?
Bài 16 : Bạn là KTV đang kiểm toán BCTC Cho ABC là một Cty chế biến thơm đóng hộp và biết tình
hình sau :
Cty thu mua thơm với giá 800.000 đ/tấn. Thơm được gọt vỏ, rửa sạch và xắt lát. Trọng lượng còn lại để
đóng hộp chiếm khoảng 60%.
Lá, vỏ, thơm dập chiếm khoảng 70% trọng lượng gọt bỏ được bán cho nhà máy Phân bón với giá 100
đ/Kg. Còn cùi thơm chiếm khoảng 30% trọng lượng gọt bỏ bán cho xí nghiệp Rượu với giá 300.000 đ/
tấn.
Tổng giá trị thơm mà ABC đã thu mua trong năm là 16.678.340.000 đ, và không có thơm tồn kho đầu
năm và cuối năm.
Trong năm 2003, số tiền ABC thu được từ bán lá, vỏ và thơm dập cho nhà máy Phân bón là 457.533.000
đ.
Yêu cầu :
a.Với mức trọng yếu là 30.000.000 đ, bạn hãy đánh giá về tính hợp lý của khoản doanh thu bán lá, vỏ và
thơm dập nêu trên.
b. Cũng ví dụ trên, nhưng lúc này lá, vỏ và thơm dập được bán với giá 80 đ/kg.
Bài 17 : Các thử nghiệm kiểm toán sau đây thuộc loại thủ tục nào và được thực hiện nhằm mục tiêu kiểm
toán gì ?
a) Kiểm tra lại phép nhân giữa đơn giá với số lượng hàng trên danh sách hàng tồn kho, tính toán lại số
tổng cộng và so sánh với số tổng cộng trên sổ cái.
b) So sánh số lượng và đơn giá của một số mặt hàng với nhau và so với niên độ trước, và giải thích
nguyên nhân nếu có chênh lệch bất thường.
c) Gửi thư xác nhận đến khách hàng.
d) Tính toán số vòng quay hàng tồn kho của năm hiện hành và so với năm trước.
e) Kiểm tra số tổng cộng trên bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu, đối chiếu với sổ chi tiết và sổ cái.
f) Kiểm tra việc lập dự phòng và hoàn nhập dự phòng xem có đúng chế độ kế toán không ?
g) Kiểm tra việc công bố các thông tin bổ sung về nợ phải thu trên bảng thuyết minh.
Bài 18 : Bảng dưới đây thể hiện mối quan hệ giữa mục tiêu kiểm toán và thủ tục kiểm toán và bạn hãy
xác định các giá trị X còn thiếu trong bảng :
Mục tiêu Thủ tục kiểm toán
Nợ phải thu khách hàng là có thực trong thực tế X1
X2 Chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho
Tất cả các trường hợp giao hàng đều được lập hoá đơn đầy đủ X3
X4 Kiểm tra các nghiệp vụ chi quỹ sau thời điểm khoá sổ
Hàng tồn kho phản ánh không vượt khỏi giá trị thuần có thể thực hiện được X5
Bài 19 : Hãy cho thí dụ về một thủ tục kiểm soát, sau đó hãy đưa ra thử nghiệm kiểm soát tương ứng để
xác minh về sự hữu hiệu của thủ tục kiểm soát này. Nếu kết quả của thử nghiệm kiểm soát cho thấy thủ
tục kiểm soát đó không hữu hiệu, hãy cho biết loại sai sót tiềm tàng (sai phạm có thể xảy ra) và thử
nghiệm cơ bản cần thiết để phát hiện sai phạm ?
Thí dụ :
Thủ tục KS Thử nghiệm KS Sai sót tiềm tàng Thử nghiệm cơ bản
Đánh dấu chứng từ gốc ngay sau khi ký séc

Lấy mẫu chứng từ gốc lưu trong kỳ để xem có được đánh dấu không ? Sử dụng chứng từ gốc đã chi đề
lập séc lần thứ hai. Chọn mẫu séc và đối chiếu với sổ sách, chứng từ có liên quan ( thẻ kho, sổ chi tiết...)
Bài 20 : Đối với các tình huống hoàn toàn độc lập sau đây, bạn sẽ phát hành loại báo cáo kiểm toán nào ?
Lý do ?
a) Bạn kết luận rằng hàng tồn kho có khả năng đã bị khai khống trọng yếu tại Cty Anh Minh, nhưng Cty
không cho phép bạn mở rộng phạm vi kiểm tra hàng tồn kho.
b) Do nhận lời kiểm toán sau ngày khoá sổ nên bạn không chứng kiến được việc kiểm kê hàng tồn kho tại
Cty Thành Tâm. Khi hoàn thành kiểm toán, bạn cho rằng BCTC của đơn vị đã trình bày trung thực và
hợp lý, kể cả khoản mục hàng tồn kho vì bạn đã áp dụng các thủ tục kiểm toán để thay thế.
c) Một tháng sau ngày kết thúc niên độ, một khách hàng của Cty ABC đã tuyên bố phá sản, nhưng Giám
đốc Cty ABC đã không cho phép tiết lộ thông tin này. Khoảng của khách hàng trên chiếm khoảng 10%
Nợ phải thu và 5% Lãi trước thuế của Cty ABC.
Bài 21:
Sau khi kiểm toán công ty A, KTV phát hiện một số sai sót như sau:
- Đơn vị chưa ghi nhận chi phí điện thoại tháng 12 là 1.760.000đ (đã có thuế GTGT) chưa thanh toán cho
bưu điện.
- Đơn vị ghi nhận toàn bộ doanh thu trả trước của khách hàng B cho 3 năm là 60.000.000đ vào doanh thu
năm 2007 mà thực tế công ty chỉ thực hiện cung cấp dịch vụ hàng hoá trong năm nay là 20.000.000đ.
- Kế toán đơn vị đã ghi GVHB cao hơn thực tế là 5.000.000đ.
Yêu cầu:
- Hãy cho biết ảnh hưởng của các sai sót trên đến lợi nhuận sau thuế của đơn vị (đơn vị đã ghi khống hay
ghi thiếu bao nhiêu lợi nhuận sau thuế? Biết thuế suất thuế TNDN là 28%).
- Doanh thu thuần đúng của đơn vị là bao nhiêu? Biết GVHB của đơn vị khai báo là 1.500.000.000đ. Tỷ
lệ lãi gộp của đơn vị là 30%.

You might also like