You are on page 1of 8

TOÀN CẦU HÓA

A/ Động lực
I. Nhân tố khách quan
1) Các cuộc phát kiến địa lý lớn
• Những cuộc phát kiến nổi bật
• Năm 1497, Vasco da Gama đã cầm đầu đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha tới được Ấn Độ.
• Người Tây Ban Nha lại đi tìm Ấn Độ theo hướng Mặt Trời lặn. Năm 1492, một đoàn
thám hiểm do Cristoforo Colombo chỉ huy đã tới được quần đảo miền trung châu Mĩ, nhưng ông lại
tưởng là đã tới được Ấn Độ.
• Năm 1519-1522, Ferdinand Magellan đã cầm đầu đoàn thám hiểm Tây Ban Nha lần đầu
tiên đi vòng quanh thế giới.
Tác động đến TCH:
-Các nhà thám hiểm bằng những chuyến đi thực tế đầy dũng cảm của mình đã chứng minh cho
giả thuyết Trái Đất hình cầu. Họ còn cung cấp cho các nhà khoa học rất nhiều hiểu biết mới về địa lí,
thiên văn, hàng hải, sinh vật học...
-Sau những cuộc phát kiến này, một sự tiếp xúc giữa các nền văn hóa trên thế giới diễn ra do
các cá nhân có nguồn gốc văn hóa khác nhau như các giáo sĩ, nhà buôn, những người khai phá vùng đất
mới, những quân nhân...
-Một làn sóng di cư lớn trên thế giới trong thế kỉ 16-18 với những dòng người châu Âu di
chuyển sang châu Mĩ, châu Úc. Nhiều nô lệ da đen cũng bị cưỡng bức rời khỏi quê hương xứ sở sang
châu Mĩ.
-Hoạt đông buôn bán trên thế giới trở nên sôi nổi, nhiều công ty buôn bán tầm cỡ quốc tế được
thành lập.

2) Sự phát triển của KHCN


a) Cuộc cách mạng công nghiệp (CM KH – KT lần 1, chủ yếu về kỹ thuật)
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2

Thời gian cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ nửa sau thế kỷ 19 đến đầu
19, bắt đầu từ Anh. thế kỷ 20. (khoảng năm 1850 đến
năm 1914)
Thành tựu - Ngành dệt: thoi bay, xa - 1897 một kĩ sư người
chủ yếu kéo sợi, máy dệt vải, Đức là Rudolf Diesel đã chế ra một
- Máy móc: động cơ hơi loại động cơ đốt trong không cần bugi,
nước sử dụng dầu cặn nhẹ. Động cơ Diesel
- Năm 1800, Alessandro chính là mang tên ông.
Volta (Ý) đã chế tạo ra pin - Đầu thế kỉ 19 khí đốt và
- Các loại la bàn cải tiến gas đã được người Anh và Pháp đưa
vào phục vụ cuộc sống
Tác động đến TCH: là cơ sỏ cho hai làn sóng TCH thứ nhất và thứ hai, Năng suất lao động tăng
cao mở ra cơ hôi cho con người phát triển, giao lưu với nhau.
b) Cách mạng khoa học – kỹ thuật lần thứ 2
Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai của nhân loại (từ sau Chiến tranh thế giới thứ
hai đến năm 1991) là sự kết hợp chặt chẽ cách mạng khoa học và cách mạng kỹ thuật thành một thể
thống nhất, tạo ra một sức mạnh tổng hợp thúc đẩy cách mạng khoa học - kỹ thuật cùng phát triển với
tốc độ nhanh chóng, quy mô rộng lớn và đạt được những thành tựu kì diệu chưa từng thấy trong lịch sử
nhân loại.
Thành tựu chủ yếu:
- các nhà khoa học đã có những phát minh lớn về những công cụ sản xuất mới: máy tính,
máy tự động và hệ thống máy tự động, "người máy" (rôbốt), hệ điều khiển tự động
tìm ra và sử dụng những nguồn năng lượng mới hết sức phong phú, vô tận: năng lượng nguyên
tử, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều, năng lượng gió...
- sáng chế ra những vật liệu mới thay thế cho nguyên vật liệu tự nhiên đang cạn kiệt dần
trong thiên nhiên, quan trọng nhất là chế tạo ra vật liệu tổ hợp (composit) có đặc tính mong muốn, ưu
việt hơn vật liệu tự nhiên.

- cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp


Tác động tới làn sóng TCH: làm cho sự giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật ngày
càng quốc tế hóa cao, thế giới đã trở thành một cộng đồng hình thành một thị trường toàn thế giới, làm
cho tất cả các vấn đề đều mang tính quốc tế. Sự hợp tác giữa các quốc gia ngày càng cao
2) Động lực về giao thông – vận tải
 Đường bộ:
 Con đường tơ lụa bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh (Trung Quốc) qua Mông
Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, xung quanh vùng Địa Trung Hải
và đến tận châu Âu. Con đường cũng còn đi đến cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Nó có chiều dài khoảng 7
ngàn cây số .

 Thế kỷ 19, Henry Ford chế tạo hàng loạt ô tô với động cơ đốt trong, tạo
nên tác động to lớn với xã hội.
 Đường sắt: Năm 1804, chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước đã ra đời. Đến
năm 1829, vận tốc xe lửa đã lên tới 14 dặm/giờ. Thành công này đã làm bùng nổ hệ thống đường sắt ở
châu Âu và châu Mĩ.
 Đường thủy: Năm 1807, Robert Fulton đã chế ra tàu thủy chạy bằng hơi nước thay thế
cho những mái chèo hay những cánh buồm
Kênh đào Suez (thuộc Ai Cập) là kênh giao thông nhân tạo chạy từ phía Bắc tới phía Nam đi
ngang qua eo Suez tại phía Đông Bắc Ai Cập, nó nối Địa Trung Hải với Vịnh Suez, một nhánh của
Biển Đỏ.
Kênh đào cung cấp một lối đi tắt cho những con tàu đi qua cảng Châu Âu-Châu Mỹ đến những
cảng phía Nam Châu Á, cảng phía Đông Châu Phi và Châu Đại Dương

Kênh đào Pa na ma (tiếng Tây Ban Nha: Canal de Panamá) là kênh đào chính cho tàu thuyền
đi qua, cắt ngang eo đất Panama tại Trung Mỹ, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương. Nó có ảnh
hưởng to lớn đến vận tải thủy giữa hai đại dương, xóa bỏ hành trình dài và nguy hiểm thông qua eo
biển Drake và Mũi Sừng (Cape Horn) ở điểm cực nam của Nam Mỹ.

Tác động: Những tiến bộ về hệ thống giao thông vận tại tạo điều kiện để cho quá trình giao lưu,
trao đổi và buôn bán giữa các nước được diễn ra thuận tiện hơn….
3) Động lực về thông tin – truyền thông.
 năm 1876 Alexander Graham Bell đã phát minh ra máy điện thoại đầu tiên. 1879
Thomas A. Edison đã làm cho điện phát sáng để phục vụ cuộc sống.

 Thời kỳ phôi thai của Internet bắt nguồn từ việc năm 1969 Bộ Quốc phòng Mĩ xây
dựng dự án ARPANET (Advanced Research Projects Agency- ARPA). Trải qua rất nhiều giai đoạn
phát triển, đến nay Internet đã trở thành 1 phần không thể thiếu của đời sống con người.
Một số ứng dụng của Internet.
 Kết nối mọi người, mọi công ty, mọi quốc gia trên toàn thế giới;thúc đẩy quá trình liên
kết,hợp tác và tìm hiểu lẫn nhau diễn ra mạnh mẽ, là phương tiện giao tiếp,truyền thông,giao dich…
trong mọi hoạt động kinh tế chính trị xã hội tạo động lưc cho quá trình toàn cầu hóa phát triển nhanh
chóng, sâu rộng
Tất cả các yếu trên là các yếu tố khách quan góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình toàn cầu
hóa, bên cạnh đó còn có những nhân tố chủ quan
II. Nhân tố chủ quan
Toàn cầu hóa còn được thúc đẩy bởi các nhân tố chủ quan chính là con người mà tác nhân chính
là mỗi quốc gia và thế giới. Mà động lực được xuất phát từ các mặt chính đó là: thị trường, chi phí,
công nghệ, cạnh tranh và chính phủ.
1. Thị trường
Đi cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ đó là sự tăng vọt của năng suất lao
động. Một số quốc gia lớn sản xuất được ngày càng nhiều của cải vật chất mà nhu cầu tiêu dùng trong
nước không thể đáp ứng được hết được. Tài nguyên càng ngày càng khan hiếm. Điều mà các quốc gia
này cần đó là mở rộng thị trường về cả đầu ra và vào….
2. Chi phí
3. Công nghệ
4. Cạnh tranh
5. Chính phủ
B/ Hệ quả
1. Tích cực
a. Kinh tế
- Thúc đẩy tự do hóa thương mại
Về hàng hoá: giảm hoặc bỏ hẳn các loại thuế quan
Từ năm 2007, Việt Nam là thành viên của WTO, và sẽ phải thực hiện đúng lộ trình cắt giảm
thuế theo như cam kết giữa Việt Nam và EU. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, mức cam kết bình quân là
25,2% vào thời điểm gia nhập và 21,0% sẽ là mức cắt giảm cuối cùng. Đối với lĩnh vực công nghiệp,
mức cam kết bình quân vào thời điểm gia nhập là 16,1%, và mức cắt giảm cuối cùng sẽ là 12,6%
- Các mức cắt giảm này có thể so sánh tương ứng với các mức cắt giảm trung bình của các
nước nước đang phát triển và đã phát triển trong vòng đàm phán Uruguay ( 1994 ) như sau: trong lĩnh
vực nông nghiệp các nước đang phát triển và đã phát triển cam kết cắt giảm là 30% và 46%; với hàng
công nghiệp tương ứng là 37% và 24%; Trung quốc trong đàm phán gia nhập của mình cam kết cắt
giảm khoảng 45% thuế nhập khẩu (từ 17,5% xuống 10%).
Xây dựng các khu mậu dịch tự do với thuế quan thấp hoặc không có
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (viết tắt là AFTA từ các chữ cái đầu của ASEAN Free
Trade Area) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa các nước trong khối ASEAN.
Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào phi thuế
quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước.
VD: gia tăng mậu dịch
Từ năm 2004, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Mức tăng
trưởng kim ngạch mậu dịch hai nước từ năm 2001-2008 bình quân trên 25%. Năm 2004 kim ngạch
mậu dịch hai nước đạt xấp xỉ 7,2 tỷ USD, lần thứ hai vượt mục tiêu Chính phủ hai nước đề ra là hoàn
thành mục tiêu 5 tỷ USD vào năm 2005.
Năm 2008, kim ngạch thương mại Việt-Trung đạt trên 20,18 tỷ USD tăng 535 lần so với kim
ngạch năm 1991 và là lần thứ ba hoàn thành trước hai năm mục tiêu hai nước đề ra là đưa kim ngạch
mậu dịch hai nước lên 20 tỷ USD vào năm 2010.
- Gia tăng dòng vốn đầu tư nước ngoài
Các rào cản về đầu tư, các hình thức kiểm soát tư bản ngày càng được hạn chế hoặc xóa bỏ.
Dẫn chứng ???
Toàn cầu hoá làm gia tăng các hoạt động đầu tư quốc tế, chủ yếu là FDI, với những đặc điểm
chính là nguồn vốn đầu tư ngày càng tăng; chủ thể đầu tư và chủ thể thu hút đầu tư ngày càng đa dạng;
lượng lưu động vốn cho vay tăng rất nhanh; tự do hoá đầu tư trở thành mục tiêu, chính sách đầu tư
quốc tế của tất cả các nước.
Điều đó tạo cơ hội cho các nước Đang phát triển có thể thu hút được nguồn vốn bên ngoài cho
phát triển trong nước. Thiết lập một cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư nội địa hợp lý là cơ sở để định
hướng thu hút đầu tư nước ngoài. Theo Báo cáo đầu tư thế giới của UNCTAD, năm 1996 các nước
ĐPT tiếp nhận 129 tỷ USD FDI, đến năm 1999 FDI vào các nước ĐPT tăng lên 198 tỷ USD, trong đó
97 tỷ USD vào Mỹ Latinh (Braxin chiếm 31 tỷ), 91 tỷ USD vào Châu Á (riêng Trung Quốc chiếm 40
tỷ).
TCH đã tạo ra sự biến đổi và gia tăng cả về lượng và chất dòng luân chuyển vốn vào các nước
đang phát triển, nhất là trong khi các nước ĐPT đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn đầu tư cho phát
triển. Chẳng hạn, lượng vốn đầu tư vào các nước ĐPT tăng khá nhanh: 1980: 30 tỷ USD; 1990: 60 tỷ
USD; 1996: gần 200 tỷ USD; năm 1997 các nước ĐPT thu hút tới 37% lượng vốn FDI toàn thế giới.
Trong dòng vốn đầu tư vào các nước ĐPT thì dòng vốn tư nhân ngày càng lớn.
- Thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực
Các quốc gia tận dụng được thế mạnh của mình trên thị trường quốc tế
Thế giới sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả hơn
TCH đòi hỏi nền kinh tế của các quốc gia, trong đó có các nước ĐPT phải tổ chức lại với cơ cấu hợp
lý. Kinh tế thế giới đang chuyển mạnh từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Nhưng ở
các nước phát triển những ngành có hàm lượng chất xám, hàm lượng công nghệ cao, hàm lượng vốn
lớn... đang chiếm ưu thế, còn ở những nước ĐPT chỉ có thể đảm nhận những ngành có hàm lượng cao
về lao động, nguyên liệu và hàm lượng thấp về công nghệ, vốn.
Tăng trưởng kinh tế
Toàn cầu hóa mang đến cơ hội cho các nước được tiếp xúc với nền kinh tế toàn cầu, học hỏi các nước
đi trước, tận dụng được các dòng vốn và công nghệ, gia tăng thị trường. Tất cả góp phần thúc đẩy nền
kinh tế các nước cũng như toàn thế giới phát triển.
Trường hợp rõ nhất là Trung Quốc, một quốc gia có dân số chiếm 20% dân số thế giới, nhưng tổng sản
phẩm quốc gia tính theo đầu người của nước này đã tăng lên 8 lần kể từ khi mở cửa nền kinh tế vào
năm 1978.

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh sự phát triển và xã hội hoá các
lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng kinh tế cao (nửa đầu thế kỷ XX, GDP thế giới tăng 2,7 lần,
nửa cuối thế kỷ tăng 5,2 lần).
b. Khoa học kĩ thuật

Đây cũng là xu hướng tích cực nhất trong số những lợi ích mà toàn cầu hoá đem lại. Chúng ta đang tiếp
tục tăng nhanh khả năng biến các tri thức khoa học thành các công nghệ hữu ích. Có bằng chứng rõ
ràng cho thấy các công nghệ đang được phổ biến rộng ở trên toàn thế giới.

Các nước đang phát triển được thừa hưởng thành quả từ các nước phát triển thông qua quá trình chuyển
giao công nghệ.

Công ty Cenergy Power, một trong những công ty năng lượng hàng đầu tại Mỹ, đã đưa ra kế
hoạch sẽ chuyển giao công nghệ năng lượng mặt trời vào Việt Nam, nâng cao năng lực và
nguồn nhân lực của Việt Nam và đưa Việt Nam trở thành nước dẫn đầu trong khu vực
ASEAN về nguồn lực và các dự án năng lượng mặt trời.

c. Văn hóa xã hội


Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy sự xích lại gần nhau của các dân tộc, kích thích các
luồng và các dạng giao lưu, làm cho con người ở mọi châu lục ngày càng hiểu biết nhau hơn, nắm được
tình hình cập nhật ở mọi nơi, và có thể góp phần tác động nhanh chóng đến mọi sự kiện.
Thế giới như một xã hội lớn mà mỗi quốc gia là một dân tộc. Có sự giao lưu văn hóa lớn giữa các nước
Lượt khách du lịch thế giới:????
Đời sống của người dân được nâng cao

-Thương mại tự do hơn giúp giảm chi phí cuộc sống

Hệ thống toàn cầu WTO đã giảm bớt các hàng rào mậu dịch thông qua thương lượng và áp
dụng nguyên tắc không phân biệt đối xử. Kết quả là chi phí sản xuất giảm, giá hàng hoá thành phẩm và
dịch vụ giảm và cuối cùng là chi phí cuộc sống thấp hơn.

Cho đến nay, các hàng rào mậu dịch đã giảm đi rất nhiều so với trước đây. Các hàng rào này
còn tiếp tục được giảm và tất cả chúng ta đều có lợi.

-Đem đến cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn hơn, và phạm vi chất lượng rộng hơn để
lựa chọn

Hiện nay chúng ta có thể có được tất cả các hàng hoá bởi chúng ta có thể nhập khẩu chúng.
Nhập khẩu cho phép chúng ta có nhiều lựa chọn hơn - cả hàng hoá và dịch vụ lẫn phạm vi chất lượng.
Thậm chí chất lượng của hàng sản xuất nội địa có thể nâng lên do chính sự cạnh tranh từ hàng nhập
khẩu. Nhiều lựa chọn hơn không đơn giản là vấn đề người tiêu dùng mua hàng thành phẩm của nước
ngoài. Hàng nhập khẩu còn được sử dụng làm nguyên liệu, linh kiện và thiết bị cho sản xuất trong
nước.

Điều này mở rộng phạm vi của các thành phẩm và dịch vụ do các nhà sản xuất trong nước làm
và nó làm tăng phạm vi những công nghệ mà họ có thể sử dụng. Chẳng hạn, khi thiết bị điện thoại di
động trở nên phổ biến, các dịch vụ phát triển mạnh, thậm chí ngay tại nước không hề sản xuất thiết bị.
Đôi khi, sự thành công của một sản phẩm hay dịch vụ nhập khẩu tại thị trường trong nước cũng có thể
khuyến khích các nhà sản xuất trong nước cạnh tranh, làm gia tăng lựa chọn nhãn hàng hoá sẵn có cho
người tiêu dùng cũng như tăng phạm vi hàng hoá và dịch vụ sản xuất trong nước. Nếu thương mại cho
hép chung ta nhập khẩu nhiều hơn, nó cũng cho hép những người khác mua nhiều hàng sản xấut của
chúng ta hơn. Nó làm tăng thu nhập của chúng ta, cung cấp cho cũng ta những phương tiện dể hưởng
sự lựa chọn gia tăng đó.

- Thương mại làm tăng thu nhập

Giảm bớt hàng rào thương mại cho phép thương mại tăng trưởng, điều này làm tăng thu nhập -
cả thu nhập quốc dân và thu nhập cá nhân.

Dự tính của WTO về tác động của các thoả thuận thương mại tại vòng đàm phán Uruguay 1994
là thu nhập của thế giới có thêm từ 109 tỷ USD đến 510 tỷ USD.

Thương mại cũng làm nảy sinh những thách thức khi các nhà sản xuất trong nước phải đối mặt
với sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu. Nhưng thực tế rằng có nguồn thu nhập bổ sung có nghĩa là sẵn
có nhiều nguồn lực để các chính phủ tái phân phối lợi nhuận từ những người được lợi nhiều nhất,
chẳng hạn để giúp các công ty và công nhân thích ứng bằng cách trở nên năng suất và có khả năng
cạnh tranh hơn trong lĩnh vực mà họ đã và đang làm, hoặc bằng cách chuyển sang các hoạt động mới.

d. Chính trị, an ninh quốc phòng

e. Môi trường

2. Tiêu cực
a. Kinh tế
- Nền kinh tế có nhiều bất ổn
+ khủng hoảng tài chính
Thế giới như một thị trường lớn, các quốc gia có sự lien kết chặt chẽ đối với nhau, quyết định của quốc
gia này có thể ảnh hưởng lớn đến quốc gia khác. Cùng với nó là sự bất ổn định về kinh tế đối với mỗi
quốc gia cũng như toàn thế giới được biểu hiện bằng những cuộc khủng hoảng tài chính lan truyền:
+ Tình trạng nền kinh tế quá nóng
- Nhà nước khó định hướng phát triển cho nền kinh tế

b. Văn hóa xã hôi


- Bất bình đẳng thu nhập, gia tăng khoảng cách giàu nghèo
Thể hiện qua thu nhập giữa dân cư thành thị và nông thôn, dân cư làm trong lĩnh vực nông nghiệp với
công nghiệp và dịch vụ,.. Có những khu vực, những nước và doanh nghiệp giàu lên nhanh chóng nhờ
toàn cầu hóa; nhưng có những khu vực, những nước và doanh nghiệp bị thua thiệt hoặc thậm chí bị đẩy
ra khỏi dòng chảy sôi động của thương mại và đầu tư quốc tế -> làm khoét sâu hố ngăn cách giàu
nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Tàng lớp giàu càng giàu lên và tầng lớp nghèo càng nghèo
đi, sưu phân hóa giữa thành thị và nông thôn ngày càng rõ rết.

- Mất bản sắc dân tộc

Vấn đề gìn giữ văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc ngày càng trở thành mối quan tâm của các
nước và có xu hướng được coi là một nội dung của khái niệm an ninh quốc gia. Bởi quá trình toàn cầu
hóa và hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng giao lưu quốc tế và tính đồng nhất trên nhiều lĩnh vực đời
sống xã hội. Các nền kinh tế mạnh ảnh hưởng nhiều đến các nước khác. Nhiều giá trị vốn dĩ xuất phát
từ một nước, thông thường là những nước lớn, có nền kinh tế mạnh, được thừa nhận và trở thành những
giá trị gần như chung của các xã hội khác nhau. Nhiều giá trị riêng của dân tộc bị xói mòn và mất dần
ảnh hưởng. Do vậy, cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập, cũng đồng thời diễn ra quá trình các
nước bị mất dần phong tục tập quán, làm xói mòn dần bản sắc văn hóa dân tộc Những giá trị chung của
con người với khuynh hướng đồng nhất ở góc độ nào đó hay có thể lai tạp nhiều giá trị của các nền văn
hóa khác nhau đã và đang diễn ra ngày càng rõ. Cụ thể hơn cùng với sự du nhập lối sống và sản phẩm
công nghệ hiện đại từ các nước phát triển, đã dần dần làm không ít các bạn trẻ xa rời các giá trị đạo đức
truyền thống tất đẹp vốn vẫn đang phù hợp với thời kỳ hiện đại. Hình thành tư tưởng hưởng thụ, ăn
chơi, đua đòi, chịu tác động của tệ nạn xã hội, dễ bị dao động về mặt định hướng đạo đức và lối sống
trong bối cảnh một nền kinh tế, xã hội mở cửa. Các quan niệm đạo đức trong một bộ phận giới trẻ đang
bị lệch chuẩn do ảnh hưởng của lối sống phương Tây.

Sự phát triển của toàn cầu hóa và hội nhập tạo điều kiện cho sự phát triển và lan truyền
của nhiều tệ nạn, như mại dâm, buôn bán và sử dụng ma túy, tội phạm quốc tế, khủng bố
quốc tế, làm tăng mối đe dọa tới sự ổn định và trật tự xã hội và cuộc sống yên bình, an
toàn của con người.

c. An ninh, quốc phòng


Các quốc gia mất dần chủ quyền. Các tổ chức quốc tế và các nước lớn dùng những biện pháp can
thiệp và nội bộ các nước
VD:
d. Môi trường

Sự phát triển toàn cầu hóa đã và đang tác động đến môi trường, nhất là các nước đang
phát triển. Sự phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa ở các nước làm cho nguồn
tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, rừng bị tàn phá, không khí và các nguồn nước
bị ô nhiễm. Từ đó trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến lũ lụt lớn thường diễn ra ở nhiều nơi,
hiện tượng thiếu nước sinh hoạt, sa mạc hóa đất đai... đe dọa an toàn cuộc sống con
người và ảnh hướng xấu đến các hoạt động kinh tế-xã hội. Từ đó an ninh môi trường là
vấn đề cấp thiết cần được quan tâm hàng đầu.

You might also like