You are on page 1of 13

Họ tên: Nguyễn Hồng Tiến

Chi đoàn: Lớp 12 A1,Trường THPT Quỳnh Lưu 1

Bài dự thi
CUỘC THI TÌM HIỂU
“80 NĂM – VINH QUANG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH”
---------------------

Câu 1: Sự ra đời của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh? Bác Hồ đã trực tiếp bồi dưỡng, giáo dục và
rèn luyện 8 đoàn viên đầu tiên là những ai?
* Sự ra đời của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, trong cuộc vận động cách mạng sôi nổi ở cả 3 miền đã xuất hiện một
thế hệ các nhà cách mạng trẻ tuổi và các tổ chức của thanh niên như: “Thanh niên Cao Vọng” (1926) do Nguyễn
An Ninh phụ trách, “Đảng Thanh niên” của Trần Huy Liệu và một số thanh niên tri thức đã ra đời ở Nam Bộ... Các
tổ chức trên ban đầu đã thu hút được đông đảo giới trẻ tham gia nhưng cuối cùng các tổ chức đó đều đi vào bế tắc
hoặc tự giải thể hoặc tan rã. Trước hoàn cảnh này, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy cần vận động thanh niên, thức tỉnh
họ tham gia vào phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Chính vì vậy, đến giữa năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã
thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội), xuất bản báo
“Thanh niên”, mở trường để đào tạo, bồi dưỡng huấn luyện thanh niên yêu nước ở Quảng Châu.
- Từ năm 1926 – 1929, số hội viên tham gia Hội VNCMTN đã lên tới 1.700 người và góp một phần phát triển
phong trào đấu tranh của thanh niên lên một bước mới. Đến cuối năm 1929 và đầu năm 1930, phong trào cách
mạng ở trong nước đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ và hội nghị hợp nhất thành lập Đảng vào tháng 2/1930 do
Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã diễn ra tại Hương Cảng.
- Trong Hội nghị này, Người và các đại biểu đã đặc biệt quan tâm đến công tác vận động thanh niên. Đại hội
thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, Điều lệ Đảng... Trong Điều lệ Đảng đã ghi một nội dung rất quan
trọng: “Người dưới 21 tuổi phải vào TNCS Đoàn”. Tại Hội nghị TW Đảng họp lần thứ nhất tháng 10/1930 đã thảo
luận, thông qua một văn kiện có ý nghĩa lịch sử lớn lao, mở ra thời kỳ mới trong quá trình xây dựng tổ chức Đoàn.
Đó là “Án nghị quyết về cộng sản TN vận động”, văn kiện đã chỉ rõ nhiệm vụ cần kíp của tất cả các Đảng viên
Cộng sản: “ Phải làm cho hết thảy đảng viên hiểu rằng công việc TN cộng sản Đoàn là một việc cần kíp, quan trọng
như việc của Đảng vậy”. “Án Nghị quyết” đã cho thấy 2 tác dụng cơ bản của nó: một là, sự phát triển mạnh mẽ của
cơ sở Đoàn trên phạm vi cả nước; hai là, phát huy vai trò của Đoàn viên, thanh niên trong cao trào cách mạng mới
của quần chúng lao động.
- Vào đầu năm 1931, thực hiện “Án Nghị quyết” nhiều cơ sở Đoàn đã được xây dựng. tuy nhiên hệ thống tổ
chức Đoàn vẫn chưa được thống nhất và Đoàn chưa có sinh hoạt riêng. Chính vì vậy, tại Hội nghị lần 2 của
BCHTW Đảng (tháng 3/1931) đã kiểm điểm việc thực hiện “Án Nghị quyết”. Nghị quyết của Hội nghị Trung ương
lần thứ 2 đã vạch rõ: “lập tức các Đảng bộ địa phương phải mau tổ chức ra Đoàn, đốc xuất chi bộ tổ chức cơ quan
báo chương về việc vận động của Đoàn và phải chỉ đạo cho các chi bộ mới thành lập của Đoàn bắt đầu khẩu hiệu

1
của thanh niên mà hiệu triệu quần chúng...”. Trên tinh thần của hội nghị trung ương lẩn thứ 2, ở nước ta xuất hiện
nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng hơn 1500 đoàn viên. Đến cuối năm 1931, số lượng đoàn viên trong cả nước
đã lên khoảng 2500 đồng chí và vào thời điểm này, Quốc tế thanh niên Cộng sản Đông Dương đã được BCH quốc
tế thanh niên cộng sản công nhận là một bộ phận của Quốc tế Thanh niên Cộng sản.
- Được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Trung ương
Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 - 25/3/1961 đã quyết định lấy
ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn bạc và quyết
định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở
thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh.
* 8 đoàn viên đầu tiên:
- Đồng chí Lê Hữu Trọng mang bí danh Lý Tự Trọng;
- Đồng chí Đinh Chương Long mang bí danh Lý Văn Minh;
- Đồng chí Vương Thúc Thoại mang bí danh Lý Thúc Chất;
- Đồng chí Hoàng Tự mang bí danh Lý Anh Tự (có lúc đọc lệch là Tợ);
- Đồng chí Ngô Trí Thông mang bí danh Lý Trí Thông;
- Đồng chí Ngô Hậu Đức mang bí danh Lý Phương Đức (nữ);
- Đồng chí Nguyễn Thị Tích mang bí danh Lý Phương Thuận (nữ);
- Đồng chí Nguyễn Sinh Thản mang bí danh Lý Nam Thanh.

Câu 2: Bạn hãy cho biết Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã trải qua mấy kỳ Đại hội? Mỗi kỳ đại hội diễn ra
vào thời gian nào? ở đâu? Và tại đại hội đó ai được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh?
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã trải qua chín kỳ đại hội, cụ thể:
1. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ nhất
Đại hội được tổ chức tại xã Cao Vǎn, Đại Từ, Thái Nguyên thời gian từ ngày 7 đến ngày 14/2/1950.
- 400 đại biểu từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau đã về dự.
- Đồng chí Nguyễn Lam được bầu làm bí thư.
- Đồng chí Hoàng Quốc Việt đến dự và nói chuyện với Đại hội
- Đây là Đại hội thể hiện ý chí: "Tất cả cho Tiền tuyến, tất cả cho đánh thắng giặc Pháp xâm lược".
* Những phong trào tiêu biểu:
+ Phong trào chiến tranh du kích, tham gia lực lượng vũ trang
+ Phong trào sản xuất công nghiệp và nông nghiệp
+ Phong trào thi đua lập công trong các lực lượng vũ trang và dân quân du kích
2. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ hai
- Đại hội tổ chức tại Nhà hát Thành phố Hà Nội từ ngày 25-10 đến 4-11-1956
- 479 đại biểu thay mặt cho 50 vạn đoàn viên Miền Bắc đã về dự (Đoàn đại biểu Miền Nam dự họp bí mật)
- Bác Hồ và đồng chí Trường Chinh đến dự và huấn thị Đại hội.

2
- Đại hội bầu BCH Trung ương gồm 30 đồng chí.
- Đồng chí Nguyễn Lam là Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn
- Đây là Đại hội của thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc, làm cơ sở vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh thống
nhất nước nhà.
* Những phong trào tiêu biểu:
+ Những phong trào Đoàn tham gia công cuộc không phục và phát triển kinh tế nổi bật là phong trào "Lao
động kiến thiết Tổ quốc" nǎm 1956 và Phong trào: "Thi đua trở thành người lao động tiên tiến" nǎm 1960.
+ Phong trào đấu tranh chính trị của thanh niên miền Nam
3. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ ba
- Đại hội tổ chức tại Hà Nội, thời gian từ ngày 23 đến 25 tháng 3 nǎm 1961
- 677 đại biểu thay mặt gồm 14 triệu đoàn viên thanh niên (tính riêng ở miền Bắc) đã về dự.
- Đại hội quyết định lấy ngày 26/3/1931 làm ngày kỷ niệm thành lập Đoàn.
- Ban chấp hành Trung ương gồm 71 đồng chí, trong đó có 15 đồng chí uỷ viên thường vụ, 5 đồng chí là Bí
thư Trung ương Đoàn.
- Đồng chí Nguyễn Lam được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn. Sau Đại hội một thời gian đồng chí
Nguyễn Lam được Đảng phân công công tác khác. Đồng chí Vũ Quang được cử làm Bí thư thứ nhất Trung ương
Đoàn.
- Đây là Đại hội của Thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam.
* Những phong trào tiêu biểu:
+ Phong trào "Những người tình nguyện vượt mức kế hoạch 5 nǎm lần thứ nhất (1961-1965)"
+ Phong trào "3 sẵn sàng" ở miền Bắc
+ Phong trào "quyết thắng"
+ Phong trào "5 xung phong" ở miền Nam
+ Phong trào "Ba xung kích làm chủ tập thể"
4. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ tư
- Đại hội tổ chức tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội.
- Thời gian từ ngày 20 đến 22 tháng 11 nǎm 1980
- 630 đại biểu thay mặt cho 4 triệu 30 vạn đoàn viên cả nước đã về dự.
- Ban chấp hành Trung ương Đoàn gồm 113 đồng chí, trong đó bí thư có 13 đồng chí.
- Đồng chí Đặng Quốc Bảo được bầu làm bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn. Sau một thời gian, đồng chí Đặng
Quốc Bảo được Đảng điều động sang công tác khác, đồng chí Vũ Mão được bầu làm Bí thư thứ nhất trung ương
Đoàn.
- Đây là đại hội của thời kỳ xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
* Những phong trào tiêu biểu:
+ Giáo dục truyền thống cách mạng qua cuộc "Hành quân theo bước chân những người anh hùng" và vận
động xây dựng nếp sống mới trong thanh niên qua cuộc "Hành quân theo chân Bác"
+ Cuộc vận động "Xây dựng nếp sống xã hội chủ nghĩa"

3
5. Đại hội đoàn toàn quốc lần thứ nǎm
- Đại hội được tổ chức tại thủ đô Hà Nội.
- Thời gian từ ngày 27 đến 30 tháng 11 nǎm 1987.
- 741 đại biểu thay mặt cho 17 triệu đoàn viên, thanh niên cả nước đã về dự.
- Ban Chấp hành Trung ương Đoàn gồm 150 đồng chí, trong đó Ban Thường vụ có 25 đồng chí, Ban Bí thư
có 9 đồng chí.
- Đồng chí Hà Quang Dự được bầu làm Bí Thư thứ nhất Trung ương Đoàn.
* Những phong trào tiêu biểu:
+ Tuổi trẻ xung kích trên mặt trận quốc phòng an ninh, chính sách xã hội qua các phong trào "Xứng danh anh
bộ đội Cụ Hồ", "Thực hiện sáu điều Bác dạy", "Vì điểm tựa tiền tiêu", "Vì Trường Sa thân yêu"....
+ Phong trào thi đua làm theo lời Bác Hồ dạy
6. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ sáu
- Đại hội tổ chức tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội
- Thời gian từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 10 nǎm 1992
- 800 đại biểu thay mặt cho hơn 21 triệu đoàn viên thanh niên cả nước về dự Đại hội.
- Ban Chấp hành Trung ương Đoàn gồm 91 đồng chí, Ban Thường vụ 14 đồng chí.
- Đồng chí Hồ Đức Việt được bầu làm Bí Thư thứ nhất Trung ương Đoàn. Đến hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương Đoàn lần thứ 10 (khoá VI), đồng chí Hồ Đức Việt được Đảng phân công nhận nhiệm vụ mới, đồng chí
Vũ Trọng Kim được bầu làm Bí Thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.
* Các phong trào tiêu biểu:
+ Phong trào "Thanh niên lập lập nghiệp"
+ Phong trào "Tuổi trẻ giữ nước".
+ Đoàn với chương trình giải quyết việc làm cho thanh niên
+ Đoàn với phong trào "Chất lượng, kiểu dáng, tiết kiệm" và phong trào thanh niên công nhân
+ Đoàn với cuộc vận động thực hiện 3 mục tiêu: Dân số - sức khoẻ - môi trường, kết hợp giải quyết việc làm
nâng cao thu nhập.
7. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ bảy
- Đại hội tổ chức tại Thủ đô Hà Nội
- Thời gian từ ngày 26 đến ngày 29 tháng 11 nǎm 1997
- 899 đại biểu thay mặt cho hơn hàng triệu cán bộ, đoàn viên thanh niên và tuổi trẻ cả nước về dự Đại hội.
- Ban chấp hành trung ương Đoàn gồm 125 đồng chí, Ban thường vụ 23 đồng chí.
- Đồng chí Vũ Trọng Kim được bầu làm bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn.
* Những phong trào tiêu biểu
+ Công tác giáo dục chính trị, định hướng lý tưởng cho thanh niên
+ Phong trào "Học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng vǎn minh"
+ Phong trào thanh niên lập nghiệp ở nông thôn theo hướng CNH, HĐH đất nước
+ Tiếp tục phát triển các phong trào trước...

4
8. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ tám
- Đại hội tổ chức tại Thủ đô Hà Nội
- Thời gian từ ngày 8 đến ngày 11 tháng 12 nǎm 2002
- 898 đại biểu thay mặt cho hơn hàng triệu cán bộ, đoàn viên thanh niên và tuổi trẻ cả nước về dự Đại hội.
- Ban chấp hành trung ương Đoàn gồm 134 đồng chí.
- Đồng chí Hoàng Bình Quân được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn. Sau khi Hoàng Bình Quân
chuyển công tác, đồng chí Đào Ngọc Dung được bầu. Sau khi đồng chí Đào Ngọc Dung chuyển công tác, đồng chí
Võ Văn Thưởng được bầu.
* Những phong trào tiêu biểu
- Phong trào “thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ tổ quốc trên cơ sở kế thừa và phát huy hai phong trào
lớn trong nhiệm kỳ VII với những nội dung và giải pháp cơ bản là:
+ Thi đua học tập, tiến công vào khoa học công nghệ
+ Thi đua lập nghiệp, lao động sáng tạo
+ Tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng
+ Xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đồng thời đẩy mạnh các mặt
công tác của Đoàn
9. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ chín
- Đại hội tổ chức tại Thủ đô Hà Nội
- Thời gian từ ngày 17 đến ngày 21 tháng 12 nǎm 2007
- 1033 đại biểu ưu tú cho sức mạnh đoàn kết, trí tuệ, ý chí và nguyện vọng của tuổi trẻ Việt Nam.
- Ban chấp hành trung ương Đoàn gồm 145 đồng chí, Ban thường vụ 27 đồng chí.
- Đồng chí Võ Văn Thưởng được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn.
* Những phong trào tiêu biểu
- Phong trào “4 đồng hành với thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp”
- Phong trào “5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc”.

Câu 3: Từ khi thành lập đến nay Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã trải qua mấy lần đổi tên? Bạn hãy cho
biết hoàn cảnh và lý do của việc đổi tên gọi của Đoàn qua các thời kỳ?
Gợi ý trả lời:
Trong lịch sử 80 năm ra đời và phát triển, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã trải qua sáu lần đổi tên, cụ thể:
1. Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương
- Tháng 5/1935, Mặt trận Nhân dân Pháp được thành lập và sau đó giành được đa số phiếu trong cuộc bầu cử
Quốc hội tháng 6/1936. Chính phủ phái tả lên cầm quyền ở Pháp. Căn cứ diễn biến tình hình thế giới và trong nước,
tháng 7/1936, Hội nghị T.Ư Đảng đã định ra đường lối, phương pháp tổ chức và đấu tranh cách mạng trong thời kỳ
mới.
- Hội nghị BCH T.Ư Đảng họp tháng 7/1936 đã ra những quyết định quan trọng nhằm tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác vận động TN. Theo đó, trong thời kỳ cách mạng từ giữa năm 1936 đến mùa thu năm

5
1939, Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương mang tên Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương phù hợp với
nhiệm vụ chính trị qua các nghị quyết của Đảng.
- Được sự quan tâm của các Xứ ủy Đảng, phong trào TN và tổ chức Đoàn được củng cố, phát triển sâu rộng,
có hệ thống từ cơ sở lên đến tỉnh, thành và xứ.
- Tuy nhiên, đến tháng 9/1939, đại chiến thế giới lần thứ 2 bùng nổ. Thực dân Pháp thẳng tay thi hành chính
sách đàn áp, khủng bố phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân và TN ta. Tổ chức Đoàn phải trở lại hoạt
động bí mật.
2. Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương
- Tháng 11/1939, T.Ư Đảng họp Hội nghị lần thứ 6 tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định). NQ Hội nghị nhấn
mạnh giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của CMGP dân tộc, là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Đông
Dương. Hội nghị chủ trương lập Mặt trận Thống nhất Dân tộc Phản đế Đông Dương nhằm đoàn kết rộng rãi các
tầng lớp nhân dân, các giai cấp và dân tộc ở Đông Dương để đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai của chúng. Theo chủ
trương của Đảng, Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương mang tên mới là Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương
tiếp nối sự nghiệp vẻ vang của các tổ chức TNCS và TNDC trước đây.
- Các tổ chức Đoàn TN Dân chủ sau đó là Đoàn Thanh niên Phản đế đã vận động thanh niên đi đầu trong các
cuộc đấu tranh và khởi nghĩa vũ trang từng phần, báo hiệu một thời kỳ mới: chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa giành
chính quyền về tay nhân dân.
3. Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam
- Tháng 11/1940, Hội nghị TƯ Đảng lần thứ 7 họp tại Đình Bảng (Bắc Ninh) trong đó có phần nói về: “Vấn
đề tổ chức các đoàn thể quần chúng”. Nghị quyết hội nghị ghi: “Vì chính sách của Đảng ta hiện tại là chính sách
cứu quốc cho nên mục đích các hội quần chúng cũng xoay về việc cứu quốc là cốt yếu…… Việt Nam thanh niên
Cứu quốc từ nay là đoàn thể của tất thảy thanh niên từ 18 đến 22 tuổi muốn tranh đấu đánh Pháp, đuổi Nhật”.
- Ngày 28/1/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bí mật về nước để cùng Ban chấp hành TW Đảng trực tiếp lãnh
đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Đây là sự kiện hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển của cách mạng
nước ta…
- Tháng 5/1941, Hội nghị lần thứ 8 của TƯ Đảng họp tại Pắc Bó (Cao Bằng) do Nguyễn ái Quốc, đại diện của
Quốc tế cộng sản triệu tập và chủ trì. Hội nghị đã nêu một quyết tâm sắt đá: “Trong lúc này, nếu không giải quyết
được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc
gia dân tộc còn chịu mãi kiếp trâu ngựa, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”.
- Để tập hợp động viên các tầng lớp nhân dân đứng lên đánh đuổi phát xít Pháp - Nhật, Hội nghị quyết định
thành lập Việt Nam Độc lập đồng minh (Gọi tắt là Việt Minh) và các Hội cứu quốc, trong đó có: Đoàn Thanh niên
Cứu quốc - Việt Nam - một tổ chức của những thanh niên yêu nước tiếp nối sự nghiệp của các tổ chức thanh niên
do Đảng ta và lãnh tụ Nguyễn ái Quốc sáng lập và lãnh đạo trước đó.
4 - Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam
- Tháng 7/1954, hòa bình được lập lại trên miền Bắc, căn cứ vào tình hình và nhiệm vụ mới, Bộ Chính trị T.Ư
Đảng trong phiên họp tháng 9/1954 đã chủ trương đổi tên Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam thành Đoàn thanh

6
niên lao động Việt Nam và xây dựng Đoàn TNLĐ Việt Nam thành một tổ chức thực sự có tác dụng là lực lượng dự
trữ và cánh tay của Đảng.
Nhiệm vụ của Đoàn trong thời kỳ mới và đề ra kế hoạch xây dựng Đoàn là:
+ Đảm bảo tính chất tiên tiến của Đoàn… Không kết nạp ồ ạt và tập thể. Nơi nào chưa có đủ điều kiện đổi tên
Đoàn thì chưa đổi.
+ Làm cho ĐVTN có một nhận thức đúng đắn về Đoàn TNLĐ Việt Nam. Việc kết nạp đoàn viên hoặc đổi tên
Đoàn phải trên cơ sở tự nguyện, tự giác của TN.
+ Kết hợp chặt chẽ với việc thực hiện những nhiệm vụ công tác chính trước mắt do Đảng đề ra… Việc xây
dựng Đoàn TNLĐ Việt Nam cần làm một cách có lãnh đạo và có kế hoạch cụ thể cho từng vùng…”.
5 - Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh
- Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Đảng và nhân dân Việt Nam, Anh hùng giải phóng
dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, người sáng lập rèn luyện Đoàn ta qua đời.
- Thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác, đáp ứng nguyện vọng của thế hệ trẻ và theo đề nghị của Đoàn
TNLĐ Việt Nam, nhân dịp kỉ niệm lần thứ 40 ngày thành lập Đảng (3/2/1930 – 3/2/1970), BCH T.Ư Đảng đã ra
Nghị quyết cho Đoàn Thanh niên và Đội thiếu niên, Đội Nhi đồng được mang tên Bác.
- Nghị quyết nêu rõ: “… Thể theo nguyện vọng của thế hệ trẻ nước ta và đề nghị của Đoàn TNLĐ Việt Nam”.
BCH T.Ư Đảng Lao động Việt Nam Quyết định:
+ Đoàn TNLĐ Việt Nam nay là Đoàn TNLĐ Hồ Chí Minh
+ Đội TNTP Việt Nam nay là Đội TNTP Hồ Chí Minh
+ Đội Nhi đồng Việt Nam nay là Đội Nhi đồng Hồ Chí Minh
6. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
- Tháng 4-1975, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam.
- Ngày 26/3/1976, Lễ kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đoàn đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Tại Lễ
kỷ niệm này, tổ chức Đoàn trong cả nước đã thống nhất mang tên chung là Đoàn Thanh Niên Lao động Hồ Chí
Minh.
- Đại hội lần thứ IV của Đảng họp từ ngày 14 đến 20/12/1976 tại Thủ đô Hà Nội đã quyết định đổi tên Đảng
Lao động Việt Nam (2-1951) thành Đảng Cộng Sản Việt Nam và thể theo nguyện vọng của cán bộ, ĐVTN cả nước,
Đại hội Đảng lần thứ IV đã quyết định đổi tên Đoàn TNLĐ Hồ Chí Minh (1970) thành: Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh.

Câu 4: Những truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh?
Suốt 80 năm cống hiến và trưởng thành dưới ngọn cờ của Đảng quang vinh và Bác Hồ kính yêu, tổ chức Đoàn
và tuổi trẻ nước ta đã xây đắp nên những truyền thống vẻ vang.
Đó là:
- Truyền thống yêu nước nồng nàn, gắn bó thiết tha, trung thành tuyệt đối với Đảng, với nhân dân, với chế độ
XHCN.

7
- Truyền thống của đội quân xung kích cách mạng, dám đón lấy những nhiệm vụ nặng nề, dám đi đến những
nơi khó khăn, gian khổ, dám suy nghĩ sáng tạo… để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Truyền thống gắn bó đoàn kết trong lớp người cùng lứa tuổi, trong các tổ chức Đoàn và Hội; đoàn kết gắn
bó với nhân dân; thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn, đặc biệt là vào những thời điểm phải đối mặt với kẻ
thù hay thiên tai.
- Truyền thống hiếu học, ham hiểu biết để tự mình nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật,
quản lý và quân sự… say mê sáng tạo trong hoạt động thực tiễn, để cống hiến cho sự nghiệp của dân tộc và của
Đảng.

Câu 5: Câu nói “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào
khác” là của ai? Nói trong hoàn cảnh nào?
- Câu nói đó của đồng chí Lý Tự Trọng.
- Hoàn cảnh ra đời:
+ Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng, con ông Lê Hữu Ðạt và bà Lê Thị Sờm quê ở xã Việt Xuyên, nay là
Thạch Minh (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh). Năm 1911, ông bà sinh ra Lý Tự Trọng ở bản Mạy, tỉnh Na-khon thuộc
khu Ðông Bắc Thái-lan.
+ Cuối năm 1926, Lê Hữu Trọng được tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội chọn sang
Quảng Châu - Trung Quốc học tập và được Bác Hồ đưa vào nhóm “Thiếu niên tiền phong Việt Nam”.
+ Năm 1929, tình hình cách mạng đã có chuyển biến mới. Các tổ chức cộng sản ở Việt Nam lần lượt ra đời.
Lý Tự Trọng được cử về nước hoạt động tại Sài Gòn - Chợ Lớn đảm nhận nhiệm vụ liên lạc trong và ngoài nước
cho Xứ uỷ Nam Kỳ; đồng thời Lý Tự Trọng được giao một nhiệm vụ đặc biệt, vận động tập hợp thanh niên trong
các nhà máy, trường học để thành lập Đoàn thanh niên cộng sản.
+ Ngày 8/2/1931, lợi dụng lúc bà con đi xem bóng đá ở sân vận động Sài Gòn tập trung rất đông, các chiến sỹ
cách mạng đã tổ chức một cuộc mít tinh chớp nhoáng. Cờ đỏ búa liềm dương cao. Một đồng chí đứng lên diễn
thuyết kêu gọi quần chúng đánh đổ thực dân Pháp. Giữa lúc ấy, tên mật thám Pháp Lơ-gơ-răng và bọn cảnh sát đi
cùng đã ập tới. Không còn cách nào khác để cứu đồng chí mình, Lý Tự Trọng đã rút súng bắn chết tên mật thám
cứu thoát đồng chí diễn thuyết. Bị vây hãm ráo riết, Lý Tự Trọng đã bị bắt.
+ Tại phiên tòa xét xử Lý Tự Trong, khi luật sư bào chữa xin tòa mở lượng khoan hồng cho anh vì anh chưa
đến tuổi trưởng thành, hành động thiếu suy nghĩ, Lý Tự Trọng dõng dạc tuyên bố: “…Tôi chưa đến tuổi thành niên
thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể
là con đường nào khác…” Năm đó, anh mới 21 tuổi. Sau đó Lý Tự Trọng bị kết án tử hình.
Câu nói của Lý Tự Trọng đã trở thành lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Câu 6: Phong trào “Ba sẵn sàng” xuất hiện vào thời gian nào? ở đâu? Bạn hiểu gì về phong trào này?
Phong trào “Năm xung phong” được phát động từ thời gian nào và thu hút bao nhiêu đoàn viên, thanh niên
miền Nam tham gia?

8
I. Phong trào “ Ba sẵn sàng”:
Khởi đầu của phong trào thanh niên “Ba sẵn sàng” là ở Thủ đô Hà Nội. Ngày 9-8-1964, chỉ 4 ngày sau khi đế
quốc Mỹ dựng lên “Sự kiện vịnh Bắc Bộ”, cho không quân, hải quân đánh phá ác liệt một số điểm ở miền Bắc, Ban
Chấp hành Thành đoàn Hà Nội đã phát động phong trào “Ba sẵn sàng” trong đoàn viên, thanh niên Thủ đô, thu hút
được 26 vạn bạn trẻ tham gia. Nội dung phong trào là:
- Sẵn sàng chiến đấu.
- Sẵn sàng nhập ngũ.
- Sẵn sàng đi bất cứ nơi nào Tổ quốc cần đến.
Đáp ứng nguyện vọng tha thiết của tuổi trẻ miền Bắc, hưởng ứng lời kêu gọi chống Mỹ, cứu nước của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng và Bác Hồ, tháng 2-1965, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã phát động thế hệ trẻ
cả nước hưởng ứng phong trào “Ba sẵn sàng” của thanh niên Hà Nội, với các nội dung như sau:
1. Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu dũng cảm và sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Sẵn sàng khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, học tập trong bất kỳ tình huống nào.
3. Sẵn sàng đi bất cứ nơi nào, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần đến.
Chỉ trong một thời gian ngắn phát động, đến cuối tháng 5-1965, đã có 2,5 triệu đoàn viên và thanh niên ghi
tên tình nguyện tham gia phong trào “Ba sẵn sàng”. Đến tháng 7-1965, hàng vạn bạn trẻ đã hăng hái gia nhập lực
lượng Thanh niên xung phong chống Mỹ, cứu nước ở nhiều tỉnh trên miền Bắc, trở thành lực lượng chủ yếu trong
việc mở đường mới, đường tránh và bảo đảm giao thông vận tải thông suốt trong mọi tình huống, bất chấp mưa
bom bão đạn của máy bay Mỹ.
II. Phong trào “ Năm xung phong”:
Cùng với phong trào “Ba sẵn sàng” của tuổi trẻ miền Bắc, tháng 3-1965, dưới sự lãnh đạo của Trung ương
Cục miền Nam, Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Việt Nam đã phát động phong trào “Năm xung phong” để
tập hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên miền Nam tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tiến
tới thống nhất nước nhà. Nội dung của phong trào “Năm xung phong” là:
1. Xung phong tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch.
2. Xung phong tòng quân giết giặc.
3. Xung phong trong các cuộc đấu tranh chính trị ở nông thôn cũng như đô thị.
4. Xung phong phục vụ tiền tuyến, vào các đội thanh niên xung phong công tác phục vụ chiến trường.
5. Xung phong sản xuất nông nghiệp trong nông thôn.
Phong trào “Ba sẵn sàng” và phong trào “Năm xung phong” đã trở thành phong trào thi đua yêu nước, cuốn
hút trên 4 triệu đoàn viên và thanh niên miền Nam tham gia bằng những hoạt động cách mạng cụ thể, góp phần đưa
sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước phát triển mạnh mẽ, giành được những thắng lợi to lớn.

Câu 7: 4 câu thơ:


“Không có việc gì khó;
Chỉ sợ lòng không bền;
Đào núi và lấp biển;

9
Quyết chí ắt làm nên”
Được Bác Hồ kính yêu viết tặng cho ai? Trong hoàn cảnh nào?
- Bài thơ trên được Bác Hồ làm để tặng Đội TNXP 312 khi đang làm nhiệm vụ ở Nà Tu thuộc chiến khu Việt
Bắc cạnh chiếc cầu Nà Cù vào đêm 30-3-1951(tháng 9.1950)
- Hoàn cảnh ra đời:
Trong thời gian chiến dịch, máy bay giặc đánh phá ác liệt các khu vực trọng điểm hòng cắt đứt tuyến vận tải
bằng đường ô tô của ta trên QL 3 từ ngã ba Bờ Đậu (nối liền thị xã Thái Nguyên tới Đại Từ qua Sơn Dương tới thị
xã Tuyên Quang và đi Bắc Kạn, Cao Bằng) con đường huyết mạch nằm không xa khu vực ATK. Phân đội TNXP
312 được phân công bảo vệ cầu Nà Cù phía trên thị xã Bắc Kạn.
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, suốt tuyến đường này thuộc về ta kiểm soát, ngày 19-3-1951, Bác Hồ
từ ATK Định Hóa đi kiểm tra việc sửa chữa cầu, đường từ Thái Nguyên đi Bắc Kạn, Cao Bằng đồng thời tới thăm
TNXP, các đơn vị vận tải và kho tàng nằm dọc tuyến đường QL3. Tới chiều ngày 30-3-1951 phân đội TNXP 312
vẫn còn bám trụ bảo vệ cầu Nà Cù, nên tổ chức đêm lửa trại ở rừng Nà Tu gần đó để đón Chủ nhiệm Tổng cục
Cung cấp Trần Đăng Ninh đến thăm nhưng không ngờ có Bác Hồ tới nữa. Trong lúc giao lưu với đội TNXP, Bác
hỏi một số anh chị về công tác, như “Đào núi có khó không ?”, “Có ai lấp biển không ?”... Ai cũng đều trả lời là
có, khó nhưng phải có quyết tâm cao, cần kiên gan, bền chí để vượt khó, vượt khổ. Bác Hồ vui vẻ động viên và sau
đó đọc tặng bài thơ có 4 câu ở trên.

Câu 8: Bạn hãy cho biết sự ra đời của tổ chức Đoàn Thanh niên huyện Quỳnh Lưu? Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh huyện Quỳnh Lưu Đại hội lần thứ nhất vào năm nào? ở đâu?
I. Sự ra đời tổ chức Đoàn thanh niên huyện Quỳnh Lưu:
Ngày 20-4-1930, tại làng Thanh Sơn (Sơn Hải), đã diễn ra Hội nghị thành lập Đảng bộ huyện trên cơ sở hợp
nhất hai tổ chức cách mạng là Thanh niên và Tân Việt. Hội nghị đã bầu 5 đồng chí vào Ban chấp hành, đồng chí
Nguyễn Đức Mậu1 được bầu làm Bí thư.
Hội nghị cũng tán thành tuyển chọn những người ưu tú của hai tổ chức Thanh niên và Tân Việt để kết nạp vào
Đảng cộng sản Việt Nam. Hội nghị nhất trí ra tờ báo "Lao động", để tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin cho đảng
viên và nhân dân, nhất là các tầng lớp thanh niên, hướng dẫn quần chúng đấu tranh chống chế độ thực dân phong
kiến.
Sự ra đời của Đảng bộ huyện ngày 20-4-1930 và sự phát triển của các chi bộ sau đó có ý nghĩa quan trọng,
đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với phong trào cách mạng của huyện. Từ đây, các phong trào đấu tranh đi đúng
hướng, theo con đường mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn. Phong trào cách mạng huyện nhà được hoà chung
vào khí thế cách mạng cả nước.
Năm 1930-1931, ở Nghệ An, diễn ra phong trào đấu tranh mạnh mẽ ở Vinh - Bến Thuỷ, Hưng Nguyên, Nghi
Lộc, Thanh Chương nhằm phản đối chiến dịch khủng bố tàn sát dã man đối với những người tham gia cuộc khởi
nghĩa Yên Bái (ngày 9-2-1930).

10
Trước tình hình đó, đầu tháng 5-1930, Huyện uỷ lâm thời Quỳnh Lưu họp dưới sự chủ trì của đồng chí Bí thư
Nguyễn Đức Mậu. Hội nghị quyết định xây dựng củng cố và mở rộng tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng ra toàn
huyện.
Trung tuần tháng 6-1930, Huyện uỷ Quỳnh Lưu họp tại Quỳnh Thuận để thành lập, củng cố các tổ chức đoàn
thể như Công hội đỏ, Nông hội đỏ, Thanh niên, Phụ nữ… và chuẩn bị kế hoạch cho các cuộc đấu tranh. Trong giai
đoạn 1930 – 1931 đồng chí Dương Vũ Bản (Quỳnh Đôi) là cấp uỷ đảng phụ trách thanh niên.
Năm 1937, Đoàn Thanh niên Dân chủ huyện Quỳnh Lưu được thành lập tại Thanh Sơn (Sơn Hải), do đồng
chí Hồ Hữu Lợi - Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện làm Bí thư. Trong giai đoạn này, Quỳnh Lưu có hai đồng
chí Hồ Mỹ Xuyên, Hồ Mậu Đường (người Quỳnh Đôi) là Uỷ viên Ban Chấp hành Tỉnh đoàn.
Bộ máy cấp huyện được kiện toàn, tổ chức thanh niên dân chủ ở cơ sở được thành lập, gồm 6 tổ chức ở các
làng: Thanh Sơn (Sơn Hải), Thượng Yên (Quỳnh Yên), Quỳnh Đôi, Phú Thanh, Phương Cần, Hải Lệ (Quỳnh Lộc).
Trong 6 tổ chức, có hơn 100 hội viên, trở thành lực lượng nòng cốt trong phong trào quần chúng dưới sự lãnh đạo
của Đảng.
Đoàn thanh niên Dân chủ có nhiệm vụ: vận động thanh niên chống đế quốc, phong kiến, chống áp bức bóc
lột, đòi thực hiện dân chủ, đòi tự do, cơm áo, hoà bình, vận động thanh niên đọc sách báo tiến bộ. Hoà chung không
khí cách mạng đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp cả nước, Đoàn thanh niên Dân chủ đã cùng nhân dân tham gia các
phong trào đấu tranh do Đảng bộ huyện phát động.
II. Đại hội lần thứ nhất Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Quỳnh Lưu:
Ngày 19-10-1955, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Nghị quyết đổi tên Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam
thành Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam. Việc đổi tên Đoàn có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu bước trưởng thành
và nhiệm vụ của Đoàn và phong trào thanh niên trong giai đoạn mới.
Từ ngày 25/10 đến 4/11/1956, Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ II đã đề ra nhiệm vụ cho Đoàn trong
giai đoạn cách mạng mới: Động viên mọi tầng lớp thanh niên đem hết sức lực, trí tụê của mình vào công cuộc khôi
phục kinh tế, phát triển văn hoá, củng cố quốc phòng, tham gia tích cực vào công cuộc củng cố miền Bắc, tiến lên
chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà.
Đại hội ra Nghị quyết về công tác thiếu niên, nhi đồng và quyết định đổi tên Đội Thiếu nhi Tháng Tám thành
Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam, bao gồm hai lứa tuổi Thiếu niên và Nhi đồng.
Năm 1956, Đại hội huyện Đoàn Quỳnh Lưu lần thứ I đã long trọng diễn ra. Theo tinh thần chung trong toàn
tỉnh, Đại hội đề ra mục tiêu chung của thanh niên là cùng nhân dân khôi phục và phát triển kinh tế, hàn gắn vết
thương chiến tranh. Đại hội kết thúc trong niềm vui phấn khởi của đông đảo thanh niên toàn huyện, đồng chí
Nguyễn Ngọc Quang được bầu làm Bí thư.

Câu 9: Phong trào “Thanh niên năm nhất” của Quỳnh Lưu được phát động vào thời gian nào? nội
dung gì? Bạn hãy kể một số công trình tiêu biểu về “ Làm thuỷ lợi nhiều nhất”?
I. Phong trào “Thanh niên năm nhất” của Quỳnh Lưu được phát động:
- Năm 1963, Đoàn thanh niên huyện Quỳnh Lưu tổ chức Đại hội lần thứ V tại Cầu Giát với 200 đại biểu tham
dự. Đại hội đã bầu đồng chí Hồ Đình Tư làm Bí thư Huyện đoàn, bầu đồng chí Hồ Đăng Dần làm Phó Bí thư.

11
- Sau Đại hội V, thanh niên Quỳnh Lưu thực sự là lực lượng tiên phong trong công cuộc cải tiến hợp tác xã,
tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện, vững chắc. Trong đó nêu lên phong trào “Thanh niên năm nhất”. Nội
dung của phong trào là:
+ Làm thuỷ lợi nhiều nhất
+ Cải tiến công cụ lao động nhiều nhất
+ Chăn nuôi giỏi nhất
+ Khai hoang tăng vụ và trồng cây đạt chỉ tiêu cao nhất
+ Làm nhiều phân bón nhất
II. Một số công trình tiêu biểu về “Làm thuỷ lợi nhiều nhất”?
1. Công trình kênh tiêu úng Bình Sơn
Trong phong trào làm thuỷ lợi, các chi đoàn thanh niên đã phối hợp với nhân dân tiến hành đắp bờ vùng, bờ
thửa. Năm 1963 được xem là năm điển hình về phong trào làm thuỷ lợi toàn diện, liên tục, rộng khắp, tập trung giải
quyết cả hai khâu tưới và tiêu. Thanh niên đi đầu, cùng với nhân dân đào đắp được 1.448.053 m 3 đất, hoàn thành
hàng chục công trình mới, tu sửa nhiều công trình cũ, đào hơn 20 ao chứa nước, hơn 30 giếng nước ở vùng Bãi
Ngang. Công trình trọng điểm được hoàn thành đào đắp kênh tiêu úng Bình Sơn (2) nối từ xi- phông sông 17 chảy
qua các xã Quỳnh Hoa, Quỳnh Hậu, Quỳnh Hồng, Quỳnh Bá, Quỳnh Hưng đổ ra sông Thái đã cho thấy sức mạnh
phi thường của sức trẻ. Họ làm việc với tinh thần “thanh niên Bình Sơn giết giặc lập công, thanh niên Quỳnh Lưu
lao động quên mình xây dựng quê hương, hướng về miền Nam ruột thịt”. Hàng chục ngàn thanh niên, học sinh
được huy động đã lao động quên mình không quản nắng mưa, vất vả, làm việc cả ngày lẫn đêm. Chỉ trong 16 ngày,
với 16.000 dân công tham gia, công trình đã hoàn thành trong sự phấn khởi chung của toàn huyện. Khi đua vào sử
dụng, con kênh có tác dụng, tiêu úng cho 1.666 ha của 5 xã Quỳnh Hoa, Quỳnh Hậu, Quỳnh Hồng, Quỳnh Bá,
Quỳnh Hưng, đưa 215 ha hoang hoá vào sản xuất và 550 ha trước đây làm một vụ lên hai vụ, đồng thời tưới tiêu
chủ động cho 1.815 ha.
2. Công trình hồ An Ngãi:
Bước sang năm 1964, phát huy khí thế cách mạng từ công trình trên, Huyện uỷ chủ trương xây dựng công
trình hồ An Ngãi(3) (thuộc xã Quỳnh Văn cũ, nay là xã Quỳnh Tân). Với sự tham gia của thanh niên toàn huyện, đã
ngăn 11 con suối lớn tạo thành hồ mà trước đây là đồng cỏ, đồi sim hoang vắng. Công trình vừa có khối lượng đào
đắp lớn, vừa đòi hỏi kỷ thuật cao, dự định sẽ thi công trong hai năm. Nhưng với tinh thần nhiệt tình lao động, làm
việc không biết mệt mỏi của các nam nữ thanh niên cùng nhân dân, chỉ trong 9 tháng (từ tháng 1/1964 đến tháng
9/1964), hồ đã được làm xong cùng với 29 km kênh mương dẫn nước về các xã Quỳnh Trang, Quỳnh Hợp, Quỳnh
Kim (Mai Hùng)... Hồ An Ngãi đưa vào sử dụng đã làm biến đổi một vùng quê phía tây bắc huyện, cung cấp nước
tưới cho 950 ha đồng ruộng, tạo khả năng lớn để nuôi cá và có thể làm thuỷ điện nhỏ. Trong năm 1964, toàn huyện
đào đắp được 2.2 triệu m3 đất, gấp đôi năm 1963 và bằng cả ba năm 1960, 1961, 1962 cộng lại. Ngoài ra còn làm
nhiều công trình khác như đào kênh Vạn Tường (Bãi Ngang), Khe Bung, Đồi Tương, hồ 3/2, hồ Tây Nguyên…

12
13

You might also like