You are on page 1of 10

Thực phẩm chế biến từ trái gấc

Thứ sáu, 10/12/2010, 05:39 GMT+7

Biết được thành phần dinh dưỡng “kỳ diệu” của trái gấc, Phạm Kiều Phương (chủ cơ sở Gấc
tươi Kiều Phương, Q. Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) bỏ việc ở Sài Gòn lặn lội về các tỉnh tìm hiểu rồi
quyết tâm chế biến trái gấc thành sản phẩm phục vụ đời sống hàng ngày. Là cô gái tiên phong
đưa sản phẩm gấc tươi (chế biến dạng bơ) vào khắp các hệ thống siêu thị trên toàn quốc, giúp bà
nội trợ thay thế phẩm màu hóa chất trong chế biến thức ăn, Kiều Phương còn đầu tư sản xuất
thức uống dinh dưỡng cao cấp từ trái gấc tươi đang dược thị trường ưa chuộng.

Gian nan với trái gấc

Sau khi tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, cô gái trẻ đất Tây Đô đã có việc làm ổn định ở Sài Gòn.
Nhưng tình cờ đọc được tài liệu về trái gấc, loại trái mà ở quê cô người ta chỉ dùng để nấu xôi chứ không
biết làm gì khác, Kiều Phương thấy thật kỳ diệu. Trong dầu gấc, vitamin A cao gấp 1,8 lần so với dầu gan
cá thu, gấp 15 lần so với củ cà rốt và gấp 68 lần so với cà chua. Dầu gấc còn chứa hàm lượng lycopen
rất cao nên có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư, chống lão hóa… Sau nhiều đêm trăn trở, cô quyết
định khăn gói về lại quê nhà, lặn lội tìm trái gấc đem đi phân tích “kiểm chứng”, vừa khám phá loài trái
đặc biệt này. Kiều Phương nhớ lại, cách đây bảy năm, muốn tìm mua trái gấc khó vô cùng, hiếm khi bán
ngoài chợ nên lặn lội vô xóm hỏi thăm từng người. Có hôm đi suốt ngày không có, khi may mắn lượm
được vài trái gấc sắp thối đem về lấy hột ươm cây. Không nản lòng, Kiều Phương vừa tìm nguồn gấc
tươi, cung cấp hạt cho người dân trồng rồi bao tiêu. Vừa kết hợp với các nhà khoa học thử nghiệm tạo ra
sản phẩm từ trái gấc.

Suốt hai năm xuôi ngược, túi tiền ít ỏi nên Kiều Phương tranh thủ chạy đi làm thêm đủ nghề để lấy
tiền về nghiên cứu gấc. Niềm vui đến với Kiều Phương khi sản phẩm mong đợi đã thành công. Nhưng
gấc tươi Kiều Phương ban đầu đưa ra thị trường lại không dễ dàng. Quá ít người dân biết công dụng trái
gấc ngoài việc dùng nấu xôi. Mặt khác, đây là sản phẩm gấc tươi chế biến đầu tiên đưa ra thị trường nên
nhiều người bỡ ngỡ. Cô gái trẻ không nản lòng, cô đăng ký tham gia các hội chợ, vừa giới thiệu công
dụng “tuyệt vời” của trái gấc, vừa tặng khách về dùng thử. Chẳng bao lâu, thương hiệu “Gấc tươi Kiều
Phương” thu hút sự chú ý của nhiều người. Sản phẩm nhận được Huy chương vàng, cúp vàng hàng Việt
Nam chất lượng cao. Cục sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu độc quyền cho cơ sở Kiều Phương.

Nguồn dinh dưỡng quý giá từ gấc tươi


Bây giờ sản phẩm gấc tươi Kiều Phương không những có mặt hầu hết các siêu thị trên toàn quốc mà
còn hướng đến thị trường thế giới. Việt kiều Mỹ, Canada, Pháp, Úc… đến tận cơ sở Kiều Phương tìm
hiểu và đặt hàng giới thiệu ra thị trường các nước. Kiều Phương cho biết, sản phẩm gấc tươi thương
hiệu Kiều Phương được chế biến từ lớp màng đỏ bao quanh hạt gấc chín, chứa nhiều dầu gấc có vị béo,
mùi thơm đặc biệt. Sản phẩm gấc tươi dùng trong tất cả lĩnh vực chế biến thực phẩm công nghiệp, các
ngành ẩm thực chay, mặn và ở mọi gia đình.

Mới đây cơ sở Kiều Phương còn đầu tư nghiên cứu và cung cấp thêm cho thị trường sản phẩm mới
từ trái gấc, đó là nước giải khát gấc tươi. Nghiên cứu cho biết, nếu sử dụng thường xuyên sản phẩm
nguyên chất từ gấc tươi sẽ giúp cơ thể thải bớt cholesterol, làm bền thành mạch máu, chống viêm loét
dạ dày, làm cho vết thương mau lành, bảo vệ da (kích thích sinh ra lớp mô mới và làm cho da mặt, đặc
biệt là phụ nữ luôn tươi sáng hồng hào), và đáng chú ý nhất là giúp chống ung thư, đặc biệt ung thư vú
(nhiều công trình nghiên cứu gần đây cho rằng beta caroten, lycopen và alpha cotopheral trong dầu gấc
có khả năng làm mất tác dụng của 75% những chất gây bệnh ung thư nói chung).

Gấc - một loại trái rất gần gũi với người dân Việt Nam vì dễ trồng, ăn ngon và cho bóng mát.
Ruột gấc có màu đỏ rất đẹp nên thường được dùng để nấu xôi trong các dịp lễ, Tết, cưới
hỏi... Mặc dù vậy, có lẽ ít người biết rằng trái gấc chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng cho
cơ thể: Màng của hạt gấc giúp tạo sữa nên được dùng cho phụ nữ mang thai, thịt gấc chứa
nhiều vitamin A nên dùng điều trị bệnh “khô mắt” cho trẻ em. Theo y học cổ truyền Trung
Quốc, hạt gấc có đặc tính “làm mát” nên được sử dụng trong các bệnh lý gan, lách, vết
thương, máu tụ, sưng tấy, mụn mủ... Và gần đây nhất người ta đã phát hiện thêm đặc tính
chống ung thư của gấc...

Thành phần dinh dưỡng của gấc


Gấc là nguồn thực phẩm rất giàu carotenoids (gồm chủ yếu những chất như: beta-caroten,
lycopen...).

Beta-caroten có tác dụng giúp tăng cường thị lực, tăng sức đề kháng, làm giảm LDL cholesterol
và phòng ngừa các bệng lý tim mạch...

Lycopen có tác dụng phòng chống ung thư, các bệnh tim mạch, lão hóa...

Màng của hạt gấc có hàm lượng lycopen 380 mg/g, gấp mười lần so với trái cây giàu lycopen đã
được biết như trái ổi.

Hàm lượng lycopen trong thịt gấc là 2.227 mg/g gấc tươi. Phần thịt gấc cũng có hàm lượng fatty
acid rất cao, từ 17 - 22% (trọng lượng). Tinh dầu gấc có chứa nồng độ carotenoids là 5.700
mg/ml với 2.710 mg/ml là beta-caroten. Nhu cầu dầu gấc hàng ngày của một người khoảng 2 ml.
Lượng beta-caroten hấp thu (từ dầu gấc) khoảng 5 mg/người.

Trong tinh dầu gấc hàm lượng vitamin E cũng rất cao. Vì vậy, gấc là nguồn thực phẩm cung cấp
các chất chống oxy hóa có giá trị sinh học cao.

Gấc và tác dụng phòng chống ung thư

Ung thư tiền liệt tuyến

Các nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh rằng ăn nhiều cà chua hoặc các sản phẩm cà chua,
cũng như có nồng độ lycopen trong máu cao giúp làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư tiền liệt
tuyến. Trong khi đó, gấc có hàm lượng lycopen cao hơn cà chua 12 lần. Điều này cho thấy gấc
có thể có tác dụng phòng ngừa ung thư tiền liệt tuyến. Thử nghiệm trên 26 bệnh nhân mới được
chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến được cho uống 15 mg lycopen/ngày trong ba tuần trước phẫu
thuật. Kết quả cho thấy kích thước của khối bướu giảm rõ rệt.

Ung thư gan và xơ gan

Trường Đại học Y Hà Nội và Viện Quân y 108 nghiên cứu tác dụng của thuốc làm từ tinh dầu
gấc trong phòng ngừa và điều trị các bệnh lý gan như viêm gan, xơ gan và ung thư gan. Bệnh
nhân ung thư gan sau một thời gian điều trị kích thước khối u thu nhỏ và nồng độ a feto -
protein/huyết thanh trở về mức bình thường. Ngoài ra, thuốc còn có hiệu quả sửa chữa các tổn
thương DNA ở chuột bị gây nhiễm chất độc dioxin thực nghiệm.

Gấc có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, do đó có hiệu quả phòng chống các ung thư liên
quan đến các gốc tự do như ung thư gan, ung thư đại tràng, ung thư tiền liệt tuyến và ung thư
vú...

Gấc nên được xem như là thực phẩm chức năng và nguồn dược liệu dùng trong phòng ngừa và
điều trị các bệnh lý ung thư, bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh lý viêm mãn tính...
Để tiện sử dụng và bảo quản, trong nước đã sản xuất một số sản phẩm từ gấc như dầu gấc, viên
gấc. Ở nước ngoài còn có thêm mứt gấc, nước giải khát từ gấc với giá bán rất cao.

Gấc tươi Kiều Phương

Sản phẩm Gấc tươi Kiều Phương là một sản phẩm cao cấp, có thành phần chính là lớp màng đỏ
bao quanh hạt Gấc chín, chứa nhiều dầu gấc có vị béo, mùi thơm đặc biệt.

Theo các tài liệu khoa học 100gr dầu gấc có từ 150 – 175mg beta-caroten, khoảng 4 gram
lycopen và 12 mg alphatocopherol (Vitamin E tự nhiên), 33,4% acid palmitic, 7,9% acid stearic,
đặc biệt có 44% acid oleic và 14,7% acid linoleic là 02 acid béo rất cần thiết cho cơ thể. Khi vào
cơ thể, một phần tử Beta-caroten, (chất tiền sinh tố A) sẽ được các EnZyim của gan và tủy thủy
phân thành hai phân tử Vitamin A tùy theo nhu cầu

Từ những tư liệu thống kê trên trong quá trình nghiên cứu sản phẩm Gấc tươi Kiều Phương đã
được trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm (Sở khoa học công nghệ TP HCM) kiểm nghiệm và
xác nhận: hàm lượng beta-caroten đạt 3,42mg/100g vitamin A đạt từ: 55,22mg đến
105,9mg/100g sản phẩm

Với thành quả này chúng tôi tin rằng sản phẩm Gấc tươi Kiều Phương giúp cho các bà nội trợ từ
bỏ thói quen sử dụng phẩm màu công nghiệp và tăng cường thêm lượng vitamin A, đồng thời
hạn chế việc sử dụng thuốc khi chưa được sự hướng dẫn của bác sĩ, qua chế biến thức ăn hàng
ngày và không sợ dư thừa lượng vitamin A khi sử dụng sản phẩm

Hiện nay sản phẩm Gấc tươi Kiều Phương được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng sản
phẩm và họ xem đây là”Đặc sản của Miền Tây” dùng để thay thế phẩm màu công nghiệp có màu
đỏ và dinh dưỡng thực vật tự nhiên, hương vị thơm ngon, có vị béo ngậy, vệ sinh an toàn, giá trị
dinh dưỡng cao, có giá trị lợi ích và hiệu quả cao trong công việc dùng để chế biến các món ăn
hàng ngày trong gia đình hay trong tổ chức tiệc tại gia đình, rất tiện lợi cho quý khách sử dụng
sản phẩm dùng để chế biến thức ăn như: Xôi gấc, cơm dương châu, Ragout, banh bông lan nước
hoặc hấp, đổ rau câu, yaourt, sinh tố, thịt nướng, heo quay, nấu súp.v.v.Ngoài ra, nếu dùng sản
phẩm thường xuyên giúp cho người tiêu loại bỏ những chất độc hại cho người làm việc tiếp xúc
với môi trường độc, và giúp cho cơ thể thải bớt Cholesterol chống ung thư đặc biệt chống ung
thư vú, chông oxi hóa, kéo dài tuổi thanh xuân, chống nhiễm mỡ làm vững bền thành mạch máu,
chống viêm loét dạ dày làm cho vết thương mau lành. Ngoài ra nó còn có tác dụng tăng sức
chống đỡ của cơ thể, bảo vệ da, kích thích sinh ra lớp mô mới và làm cho da mặt luôn tươi sáng
hồng hào…

Từ những giá trị lợi ích thực tiễn của sản phẩm chúng tôi hy vọng sản phẩm Gấc tươi Kiều
Phương sẽ giúp cho quý khách luôn hài lòng khi sử dụng sản phẩm để chế biến nhiều món ăn
mới lạ, hấp dẫn hơn mà chúng tôi chưa biết, cho gia đình hay cho bữa tiệc hợp mặt người thân,
bạn bè. Cở sở Kiều Phương sẳn sàng trả lời mọi chi tiết thắc mắc khi quý khách cần và cũng rất
mong được sự phản hồi, đóng góp ý kiến của quý khách hàng.
Cơ sở Kiều Phương rất chân thành cảm ơn đến tất cả quý doanh nghiệp và quý khách hàng đã có
sự quan tâm và hỗ trợ cho doanh nghiệp chúng tôi trong thời gian qua. Kính chúc quý doanh
nghiệp và quý khách luôn vui khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.

Nước giải khát gấc tươi

Sản phẩm mới:

Nước giải khát Gấc tươi uống liền.


Thành phần:

Đường 20%, nước 70%, Gấc tươi Kiều Phương 10%

Hướng dẫn sử dụng:

Sản phẩm Gấc tươi Kiều Phương dùng để giải khát có hương vị gấc tươi, ngọt thanh chua nhẹ,
sảng khoái tinh thần, sẽ ngon hơn khi dùng ướp lạnh

Bảo quản:

Bảo quản để nơi khô mát, tránh ánh sáng trực tiếp, ở nhiệt độ bình thường hoặc nhiệt độ tủ lạnh
sẽ tốt hơn


Thành phần hoá học cơm màng hạt gấc

Trong bản kê của Bộ Y Tế - Viện dinh dưỡng, trái gấc cho kết quả:

Chất thải bỏ 80.0; nước 77.0; proteic 2.1; lipid 7.9; gluxit 10.5; cellulose 1.8; tro 0.7; calocho
100g được 12.5; muối khoáng (mg); Ca : 56; P : 6.4; Vitamin Caroten 91.6mg.

Tác giả: Guichard và Bùi Đình Sang năm 1941 đã chiết được 8% màu đỏ nâu. Nếu tính từ hiệu
quả 1.9 lít dầu đối với 100kg quả tươi. Dầu gấc có chỉ số axit 2, chỉ số Iốt 72, gồm 44.4% axit
Oleic, 7.69% axit stearic, 33.8% axit panmitic, 14.7% axit linoleic và một loại vitamin F.

Tác giả Nguyễn Văn Đan – Phan Kim Mân Thông (báo Dược Liệu tháng 2/1969). Dầu này sau
khi ép hay chiết bằng ete dầu hoả để yên, sẽ để lắng và kết tinh chừng 1.03% chất màu đỏ, sau đó
nếu xà phòng hoá bằng rượu KOH rồi chiết bằng toluen sẽ thu được thêm chừng 1.12% tinh thể
nữa (tổng cộng là 2.15% chất màu có tinh thể). Nếu tính trên quả tươi thì mỗi quả cho chừng
0.228g tinh thể có màu đỏ máu.

Tinh thể này có dộ chảy 167o – 168o không có tác dụng trên ánh sáng phân cực, pha thành dãi
dung dịch 1mg trong 1 lít cacbonsunfua, cho 2 dãi hấp quang: một dãi giữa 5.406Ao và 5.544Ao
(tinh thể tan trong cacbonsunfua cho dung dịch màu đỏ máu). Trong Clorofor và ete dầu hoả cho
dung dịch màu vàng đỏ. Trong Benzen cho dung dịch màu vàng cam, trong cồn Etylic cho dung
dịch màu vàng, trọng lượng phân tử 568 cho với axit Sunfuaric đặc màu xanh chàm phản ứng
với thuốc thử carr và pirice (Stibum Clorur). Các tác giả F.Guichard và Bùi Đình Sang cho rằng
tinh chất của những tinh thể đó rất gần với caroten.

Nguyễn Văn Đan theo sự phân tích (Nachveis voa B Caroten Momordica Cochindinne năm 1959
Helf is 18) thì trong 1mg có 4.000 đơn vị Caroten B tương ứng với 6.666 đơn vị quốc tế vitamin
A.

Tuy nhiên cũng nên biết rằng một tác giả Hà Lan (Bockênongn 1949 the caroten content of the
fruit of Momordica Cochindinne is Spering Philips Sei 78: 299 – 300), nghiên cứu gấc của
Philipin đã kết luận rằng: trong quả gấc chỉ có một lượng Caroten không đáng kể.

Năm 1942 trong điều kiện phòng thí nghiệm của P.Bommet và Bùi Đình Sang đã chiết được từ
2.017 kg trái gấc, 38l dầu gấc và 0.300kg tinh thể caroten nữa (1g\l), tinh thể trọng 100g dầu lạc
trung tính, các tác giả này tính rằng trong 1ml dầu gấc có tới 30mg Caroten tương ứng với
30.000 đơn vị caroten hay 50.000 đơn vị quốc tế vitamin A.

Theo bài viết của PGS.TSKH Trần Công Khánh trên báo Thuốc Và Sức Khỏe: màng đỏ bao hạt
gấc chứa đựng một lượng dầu gấc màu đỏ sẫm. chất sánh, béo, có mùi thơm đặc trưng, 100g dầu
gấc này có 150 – 175mg Alfatocophenrol (vitamin E thiên nhiên), Acid Palmitic (33.4%) Acid
Stearic 7.9%, đặc biệt Acid Oleic 44% và acid Linoleic 4.7% hai loại acid béo này rất cần thiết
cho cơ thể.

Tiếp tục theo công trình của các tác giả đi trước, cơ sở chế biến Gấc Tươi Kiều Phương đã tiến
hành kiểm nghiệm qua sản phẩm chế biến như sau:

Ngày 2 tháng 11 năm 2004 tại trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm của cơ sở khoa học và
công nghệ Tp.HCM bằng phương pháp HLPC/A Nalysedes Constitunts Alimenttair Chapter
HLPC Fat Soluble Vitamin, P17 Dosagedes Vitaminnes ( Analysedes Constituants Alimentaire
Chapter) cho kết quả:
+ Betacaroten mg/100g = 33.26
+ Vitamin A IU/100g = 33.26

Ngày 12 tháng 7 năm 2005 cuộc thí nghiệm phân tích sản phẩm Gấc Tươi Kiều Phương lần thứ 2
cùn phòng thí nghiệm và phân tích theo phương pháp như trên đúng y số lượng kết quả như sau:
+ Betacaroten mg/100g = 3.42
+ Vitamin A IU/100g = 105.9

Đối chiếu lại con số kết quả Betacaroten và Vitamin A giữa sự chứng minh của cơ sở Kiều
Phương và các tác giả đi trước có những đặc điểm mới: trong bản kê của Bộ Y Tế - viện Dinh
Dưỡng có 91.6 Betecaroten, trong bản phân tích của Guichard và Bùi Đình Sang năm 1941, của
Nguyễn Văn Đan – Phạm Kim Mân Thông 1969; tác giả Hà Lan Bockenoogen 1949, tác giả
Bommet và Bùi Đình Sang 1942, tác giả PGS. TSKH Trần Công Khánh đều chứng minh trong
dầu trái gấc có hàm lượng Betacaroten, còn tùy thuộc chuyển hóa của cơ thể thành Vitamin A.

Nhưng cơ sơ Gấc Tươi Kiều Phương qua 2 năm kinh nghiệm theo quy trình chế biến đã thấy rõ
ràng tỷ lệ vitamin A đã xuất hiện hơn hẳn Betacoroten trong gấc, tuy rằng 2 lần thí nghiêm cho
chỉ số khác nhau, lần sau cao hơn lần trước. Điều ấy chứng tỏ việc nghiên cứu, phân chất, chế
biến, sử dụng trái gấc còn tiềm năng rất lớn.

Tính chất dược lý và hữu dụng của cơm màng bao hạt gấc

Trong thị trường đã xuất hiện viên nang dầu Vina Gấc với tác dụng bồi dưỡng, phòng và chữa
bệnh.

Cơ sở Gấc Tươi Kiều Phương đóng gói và gấc bột được vô chai với ý đồ khao khát là đưa
vitamin thực phẩm màu của trái gấc thay thế phẩm màu hóa học trong chế biến phụ gia thức ăn
đại chúng.
Tác dụng dược lý của gấc đã được đưa vào lâm sàng ở Hà Nội 1942 có kết quả tốt đã đươc ghi
chép “thí nghiêm trên lâm sàng đã chứng minh dầu gấc có tác dụng như những thuốc có vitamin
A, đặc biệt khi bôi trên các vết thương, vết loét, dầu gấc làm vết thương chóng lành và chóng lên
da. Uống dầu gấc, bệnh nhân chóng lên cân (Huaro Rivoalen Gerinierboley và Rion, Hà Nội
1942”.

Một đoạn trong bài báo đăng trên tạp chí Thuốc và Sức Khỏe, PGS.TSKH Trần Công Khánh có
viết rằng: “khi vào cơ thể, một phân tử Betacaroten, chất tiền vitamin A sẽ được Enzim của gan
và tụy thủy phân thành 2 phân tử vitamin A. Tùy theo nhu cầu, vì vậy khi dùng dầu gấc không có
hiện tượng thừa vitamin A. Trong dầu gấc vitamin A cao gấp 1.8 lần so với dầu gan cá thu, gấp
15 lần so với củ cà rốt và gấp 68 lần so với cà chua”.

Đây là nguồn vitamin A thiên nhiên rất quý giá, có tác dụng phòng ngừa cà chữa bệnh thiếu
vitamin A, là nguyên nhân gây khô giác mạc mắt, bệnh quáng gà, suy dinh dưỡng và chậm lớn ở
tre em. Các thuốc vitamin A trên thị trường là chất tổng hợp, nếu uống nhiều quá sẽ có hại cho
sức khỏe, đặc biệt gây nguy cơ gẫy xương háng ở phụ nữ. Nếu không có chỉ định ở thầy thuốc
thì không nên uống trực tiếp vitamin A mà cần thay thế bằng các loại thức ăn có chất
Betacaroten thiên nhiên là cung cấp vitamin A giúp cơ thể dễ hấp thụ an toàn và không đọc hại
cho gan. Dầu gấc còn chứ hàm lượng Lycopen rất cao nên có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư
nhất là ung thư tiền liệt và ung thư dạ dày.

Betacaroten và Lycopen là các chất Caroten, loại chất chống oxy hóa của thực vật, có tác dụng
dọn sạch các gọc tự do (các nguyên tử và phân tử ở trạng thái không ổn định, có hoạt tính hóa
học rất cao) và các sản phẩm oxy hóa độc hại do các gốc tự do sinh ra, giúp cơ thể khỏe mạnh
kéo dài tuổi thanh xuân và tuổi thọ, có thể nói chất Caroten như cái chổi quét rác trong cơ thể, có
nhiệm vụ “quét dọn” thường xuyên các sản phẩm oxy hóa không những làm cho cơ thể bị già
nhanh mà nó còn tham gia gây nhiều bệnh hiểm nghèo như xơ vữa động mạch, thoái hóa thần
kinh, đục thủy tinh thể mắt, bệnh Alzheimer viêm nhiễm, ung thư. . .Dầu gấc có tác dụng phòng
ngừa và điều trị bệnh viêm gan, xơ gan hoặc nguy cơ phát triển ung thư gan, loại trừ độc hại cho
người làm việc trong môi trường có chất độc.

Gần đây nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng Betacaroten, Lycopen và Alpha Cotopheral
trong dầu gấc có khả năng làm mất tác dụng của 75% những chất gây bệnh ung thư nói chung,
đặc biệt ung thư vú, dùng cho bệnh nhân bị ung thư sau khi cắt bỏ khối u, sau hóa trị và xạ trị.
Acid Limoleic trong dầu gấc là một vitamin F có ảnh hưởng đến việc chuyển hóa các Lipid,
Phospholipid, giúp cơ thể thải hợp Cholesterol chống nhiễm mỡ và làm vững bền thành mạch
máu. Nó cũng có tác dụng bảo vệ da và tăng sức chống đỡ của cơ thể. Dầu gác còn kích thích
sinh ra lớp mỡ mới làm cho vết thương mau lành để chữa các vết bỏng, loét và nút nẻ kẽ vú . . .

You might also like