You are on page 1of 11

Nếu muốn thành đạt, đừng bao giờ nên nói…

Điều gì là cần thiết để có thể thành công trong sự nghiệp? Đối với các chuyên gia chẳng hạn, yêu cầu đầu tiên phải có là kinh
nghiệm chuyên môn và khả năng làm việc trong tập thể. Tất nhiên bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều yếu tố nữa cần chú ý. Còn trong
lĩnh vực kinh doanh, con đường ngắn nhất đưa đến thành công là xóa bỏ tất cả mọi yếu tố tiêu cực đang cản trở bạn.

Luôn có những cách hữu hiệu để “dẹp vật cản”, nhưng bằng cách chú ý đến các quy định được mã hóa sau đây với tên gọi “Đừng bao
giờ nên nói…”, bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

1. Đừng bao giờ nói: “Họ vẫn chưa gọi điện lại cho tôi” hay “Họ nói sẽ gọi điện lại sau”. Cả hai câu nói này giống nhau ở chỗ
đều… dở như nhau, bởi chúng cùng thể hiện rằng bạn chưa có được xác nhận của đối tác, rằng mọi việc vẫn giậm chân tại
chỗ. Hãy suy nghĩ và tìm cách giải quyết sáng tạo hơn chứ không nên đợi chuông điện thoại. Bạn hãy tự mình nhấc ống nghe
để gọi cho họ.

2. Đừng bao giờ nói: “Tôi cho rằng đã có người lo việc này rồi”. Lời biện hộ kiểu này chỉ làm cho công việc thêm chậm trễ. Hãy
cố tránh cách lập luận rằng chỉ cần có người làm việc này là tốt rồi. Nếu trước mặt bạn là nhiệm vụ, bạn nên thử tìm cách
giải quyết. Nếu bạn không hiểu điều gì đó, cứ mạnh dạn đặt câu hỏi.

3. Đừng bao giờ nói: “Không ai nói việc này với tôi cả”. Một khi cấp trên của bạn biết được bạn thường lặp lại câu nói đó, có lẽ
ông ta sẽ có ấn tượng không mấy tốt đẹp về thái độ của bạn đối với các hoạt động của công ty. Có vẻ như bạn mù mờ về
những sự việc đang diễn ra xung quanh, thậm chí bạn không biết sắp xếp công việc và thời gian theo mức độ ưu tiên cần
thiết.

4. Đừng bao giờ nói: “Tôi đã có lúc nghĩ rằng…”. Câu nói như vậy sẽ làm cho cộng sự, cấp trên, đối tác… mất hẳn mọi sự quan
tâm đến bạn, và đó cũng là con đường ngắn nhất dẫn đến việc bạn bị sa thải.

5. Đừng bao giờ nói: “Tôi đã nhờ cô ấy chuyển lời rằng…”. Thế thì sao chứ? Dù bạn đã nhờ ai đó truyền đạt lại điều gì đó, thì
việc này vẫn không thể hiện được rằng bạn hoàn tất nhiệm vụ được giao, đồng thời không có nghĩa là hiện tại trách nhiệm
thực thi công việc sẽ được chuyển cho người mà bạn nhờ chuyển lời. Một nhân viên kinh nghiệm thậm chí trong những tình
huống khó khăn nhất cũng không đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.

6. Đừng bao giờ nói: “Tôi không biết rằng ông không muốn tôi làm điều đó”. Nếu bạn nói những câu đại loại như vậy, thì có
nghĩa là bạn chỉ có thể hành động khi có người nhắc nhở và khi các hành động của bạn bị cấp trên giám sát chặt chẽ.

7. Đừng bao giờ nói: “Tôi không có thời gian” hay “Tôi bận lắm”. Khi nói câu này, bạn đã vô tình để lộ tính không chuyên
nghiệp của mình. Kỹ năng hoàn tất nhiệm vụ đúng thời hạn là một đặc tính quan trọng của nhà quản lý thành công. Nếu bạn
thanh minh cho việc không hoàn thành công việc là do không đủ thời gian, thì bạn đang ký vào “bài điếu văn sự nghiệp” của
mình đấy. Và trên tấm bia ở nơi chôn vùi sự nghiệp đó sẽ được viết lên dòng chữ: “Không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ
được giao”.

8. Đừng bao giờ nói: “Tôi không biết rằng phải hỏi về chuyện này”. Điều quan trọng nhất trong công việc là tiên liệu trước tất cả
những việc cần làm. Yếu kém trong việc dự đoán và hoạch định tương lai cũng đồng nghĩa với việc bạn không nắm giữ được
các đầu mối công việc trong tay mình. Nhà quản lý thành công cần thấy trước và tính trước được những bước hành động tiếp
theo của công ty mình.

9. Đừng bao giờ nói: “Nhưng đến kỳ hạn đó chúng ta vẫn còn thời gian”. Chẳng có ai thích tình trạng “nước đến chân mới nhảy”.
Nhà lãnh đạo biết rõ rằng việc hoàn tất kế hoạch vào phút chót sẽ không còn thời gian để đánh giá, kiểm tra hay sửa chữa sai
sót nếu có. Hoạt động kinh doanh hiện đại không chấp nhận những sản phẩm thứ cấp.

10. Đừng bao giờ nói: “Nhưng đối tác nói là việc này sẽ được thực hiện đúng thời hạn”. Vấn đề là việc này sẽ không xảy ra. Tại
sao vậy? Bởi vì bạn không thể kiểm tra toàn bộ quá trình, không thể nhìn thấy hết những rắc rối phát sinh cũng như cách
khắc phục chúng.

11. Đừng bao giờ nói: “Việc này phải được kết thúc vào lúc … và không cần bàn thảo gì thêm nữa”. Thời hạn chỉ quan trọng khi
mọi việc được hoàn thành và bạn cần theo dõi, cũng như điều tiết thời hạn đó theo đòi hỏi của tình hình thực tế.

12. Đừng bao giờ nói: “Theo tôi hiểu thì…”. Đây là câu trả lời láu cá, bởi vì bạn đang cố tình lảng tránh sự thật. Khi nói câu đó,
bạn đã thể hiện rằng bạn không phải là thành viên tham gia tích cực vào quá trình công việc, mà chỉ là người quan sát từ bên
ngoài. Mà khán giả thì không được trả công bao giờ.

13. Đừng bao giờ nói: “Tôi sẽ làm việc này ngay khi nhận được trả lời từ…”. Trong cuộc cạnh tranh ngày nay thì đây không phải
là câu trả lời tốt nhất. Một khi bạn cảm thấy mình chỉ là cái đinh ốc nhỏ trong cả chiếc xe lớn, thì bạn cũng sẽ không trụ được
lâu với công việc. Điều khẳng định này cũng đúng trong trường hợp thời hạn thực thi công việc bị kéo dài ra không phải do
lỗi của bạn. Bắt tay vào việc đúng lúc, dành cho nó sự quan tâm thích đáng và nhận trách nhiệm về mình- đó chính là chương
trình hành động của nhà quản lý thực sự.

14. Đừng bao giờ nói: “Tôi hứa rằng tôi sẽ làm việc này không chậm trễ”. Tất nhiên là bạn sẽ làm thôi, chỉ có điều sau khi đã có
ai đó buộc phải nhắc bạn. Như thế bạn đã chứng minh với mọi người rằng bạn là người không biết tổ chức công việc, và chỉ
thực hiện khi được chú ý, nhắc nhở. Nếu bạn luôn hành động như vậy thì sự nghiệp của bạn sẽ có thể là 2 khả năng: thời gian
của bạn dành cho công việc này sắp kết thúc, hoặc bạn sẽ không bao giờ được thăng chức.

15. Đừng bao giờ nói: “Tôi đã cố gắng liên lạc trong suốt thời gian này, nhưng…”. Câu nói đó bây giờ không thể làm giảm bớt
những lời phê bình, cảnh cáo. Người ta có thể hiểu là bạn không thể tự mình hoàn thành nghĩa vụ và chịu trách nhiệm về
những công việc được giao, hoặc đồng nghiệp đã không còn muốn hợp tác với bạn nữa. Trong trường hợp nào thì điều này
cũng có thể mang đến những chuyện không vui.

16. Đừng bao giờ nói: “Tôi không thể nào gặp được ông ta qua điện thoại”. Đây là câu không bao giờ nên nói. Có lẽ bạn nghĩ
rằng như vậy là bạn đang tỏ ra mình bận rộn với công việc chăng? Nhưng không đúng. Nếu bạn cho rằng bạn “không thể gặp
qua điện thoại” thì nghĩa là bạn đang ở …trên mây. Cần phải làm mọi việc để điều này không xảy ra, như sử dụng máy di
động, máy nhắn tin, để lại số điện thoại…, và việc liên lạc với đối tác sẽ không trở thành quá khó khăn đối với bạn. Còn nếu
chỉ ngồi nghĩ ra lời giải thích thì bạn sẽ bất lực mà thôi.

Trong kinh doanh hiện đại, mọi thứ nói chung đã quá rõ ràng. Hành động tích cực - đó chính là chìa khóa đưa đến thành công. Còn
những cản trở trên con đường đi của bạn thì bạn phải tự mình giải quyết lấy. Nếu bạn không thể tự mình làm được điều đó, thì vật cản
lại chính là bản thân bạn.

Xem kinh doanh như là nghệ thuật sống, các tỷ phú Hoa kiều có triết lý kinh doanh riêng của họ, dựa vào nền
tảng triết học Nho giáo tồn tại từ bao thế kỷ qua.

Được xem là những nhà tư bản năng động nhất, khoảng 55 triệu Hoa kiều đang sinh sống khắp nơi trên thế giới ngày
càng chứng tỏ khả năng kinh doanh của mình.

Bình tĩnh, quyết đoán, cần cù, thận trọng nhưng cũng rất liều lĩnh... là các yếu tố chính trong số rất nhiều yếu tố đem lại
thành đạt cho các cự phú Hoa kiều.

Bí quyết gia truyền

Không như giới thương gia phương Tây, thường thích phô trương thanh thế qua việc công bố các con số liên quan đến
doanh thu hay lợi nhuận, các cự phú Hoa kiều gần như luôn ém nhẹm tất cả thông tin dính dáng đến việc kinh doanh của
họ.

Lẩn tránh mọi tiếp xúc không cần thiết từ bên ngoài, họ cùng các thành viên gia đình hoạch định chiến lược và đối sách
trên thương trường. Bí quyết cũng như kinh nghiệm chỉ được truyền thụ trong nội bộ gia tộc.

Patrick Wang - Giám đốc điều hành hãng Johnson Electric - đã tiếp thu những bài học kinh doanh đầu đời khi nghe bố
mẹ bàn chuyện trong bữa ăn gia đình.

Cũng cần nhắc lại rằng khi thiết lập doanh nghiệp Johnson Electric, Wang Seng Liang - Cha của Patrick - chỉ giao chức
Phó chủ tịch cho chính vợ ông.

Cơ nghiệp đồ sộ của vua bất động sản Li Ka Shing hiện nay cũng đang được chuyển giao cho người con út Richard Li.
Còn “vương quốc” hàng nhựa của Y.C. Wang hiện được cai quản bởi 8 người con, chưa kể người em trai của Wang...

Thông thường, mọi quyết định cuối cùng do gia trưởng ban ra và được thực hiện rất nhanh, có khi chỉ trong vài giờ (so
với hằng tháng trong các Cty phương Tây bởi các phiên họp hội đồng).

Kinh doanh là niềm đam mê dữ dội và cũng là niềm vui đối với họ. Kao Chin - yen, 68 tuổi, Phó chủ tịch Cty President
Enterprises có doanh thu 905 triệu USD/năm, từng nói: “Nếu doanh nghiệp chúng tôi sụp đổ, tôi sẽ tự tử!".

Chẳng cần được đào tạo bài bản từ trường dạy kinh thương. Y.C. Wang - Vua ngành nhựa người gốc Đài Loan - đã nghỉ
học từ năm lớp 6, rồi sau đó lăn lộn ngoài trường đời để tự học phương pháp làm giàu.

Bắt đầu làm ăn với khoản vay 670.000 USD vào năm 1957, Wang đã tạo dựng “đế quốc” hàng nhựa với doanh số bán 7
tỷ USD, tỷ lệ lợi nhuận trung bình hiện nay là 12%/năm.

Tự học làm giàu


Triết lý cơ bản của Wang: “Làm việc siêng năng và đừng bao giờ lãng phí tiền”. Với quan niệm tương tự, vua bất động
sản Hồng Công Li Ka Shing hiện đang ngồi trên đống vàng nhưng vẫn đeo chiếc đồng hồ cũ kỹ giá chưa đến 100 USD.

Sự làm việc cần cù, liên tục học hỏi và niềm tin không lay chuyển vào mối ràng buộc gia đình là những nguyên tắc luôn
được tôn trọng.

Một điều rất khác biệt so với giới thương nhân phương Tây là các tỷ phú Hoa kiều rất tôn trọng lẫn nhau và luôn giang
tay trợ giúp khi đồng nghiệp lâm vào cảnh khốn cùng.

Họ tạo thành một cộng đồng chặt chẽ gồm những người chung ngôn ngữ, cùng nếp sống văn hóa và tinh thần say mê
kinh doanh. Những buổi lễ hội truyền thống luôn được tổ chức đại quy mô. Đó cũng là dịp để cộng đồng Hoa kiều hâm
nóng dòng máu dân tộc ở quê người.

Kết nối và thắt chặt quan hệ kinh doanh bằng mối ràng buộc thông gia cũng là một trong những tập tục nổi bật trong cộng
đồng Hoa kiều.

Ông trùm Peter Woo của tập đoàn Wheelock chỉ thật sự tạo dựng cơ đồ từ sau khi cưới con gái vua hàng hải Y.K. Pao -
Người có đội tàu cho thuê lớn nhất thế giới trong thập niên 70.

Quyền lực chỉ nằm trong tay kẻ có tiền hoặc có thế lực chính trị. Các tỷ phú Hoa kiều biết rõ điều này và luôn tìm mọi
cách vận dụng.

Peter Woo hiện đóng vai trò cố vấn kinh tế cho chính phủ Bắc Kinh lẫn chính quyền Hồng Công. Woo còn quan hệ thân
thiết với cựu Tổng thống Mỹ George Bush, hoàng tử xứ Wales của Vương quốc Anh và là ủy viên quản trị gốc Á đầu tiên
của Đại học Columbia (Mỹ), nơi ông đã lấy bằng MBA.

Như những ông vua thời xưa

Các tỷ phú Hoa kiều luôn nghĩ đến việc giao cơ nghiệp mà họ đã suốt đời tạo dựng lại cho con trưởng. Nhưng không chỉ
tin vào lời đề nghị của đám cận thần (hội đồng quản trị), các ông vua không ngai thời nay thích thử thách khả năng kẻ nối
ngôi bằng cách giao công việc cụ thể.

“Đó là phương pháp kiểm nghiệm chính xác nhất” - Ông trùm bất động sản của Cty Henderson Land ở Hồng Công Lee
Shau Kee nói, khi chuẩn bị thử thách người con trưởng Peter K.K. Lee.

Sứ mạng đầu tiên mà Peter được giao là tìm bất động sản tại Texas (Mỹ). Thay vì tìm khu đất nào đó, Peter lại mua và
nâng cấp vài ngàn căn hộ rải rác tại Houston, Dallas và San Antonio.

Với số tiền đầu tư ban đầu 230 triệu USD, hiện nay Peter thu được 13 - 14% tiền lãi mỗi năm từ việc cho thuê. Khi thân
chinh sang Mỹ kiểm nghiệm, ông vua Lee rất hài lòng với thành tích mà kẻ nối ngôi mình đạt được.

Phối hợp nhịp nhàng giữa các kỹ thuật kinh doanh phương Tây và sức mạnh truyền thống gia đình phương Đông cũng là
một trong những triết lý mà giới cự phú Hoa kiều đang áp dụng.

Đại gia đình họ Fung là một ví dụ. Phát triển rộng lớn, có mặt tại châu Âu và Mỹ, với các ngành kinh doanh chủ yếu là đồ
chơi, quần áo và hàng tiêu dùng, doanh nghiệp nhà họ Fung hoàn toàn nằm trong tay hàng chục thành viên gia tộc
(được ông nội sáng lập năm 1905).

Bất cứ ai trong gia tộc Fung muốn làm việc trong hệ thống doanh nghiệp đại gia này đều được chấp thuận, nhưng hoàn
toàn không nhận được kế hoạch hỗ trợ tài chính cũng như không được chia bất cứ tiền lãi cổ phần nào. Tự thân mỗi
người phải cố gắng!

Những nét văn hoá cần chú ý của doanh nghiệp Nhật

08:20' 18/04/2003 (GMT+7)

(VietNamNet) - Nhật Bản là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch buôn bán 5 tỷ USD/năm, đứng thứ ba
trong số các nước đầu tư vào Việt Nam với 369 dự án, số vốn đăng ký 4,385 tỷ USD và đứng đầu về tỷ lệ vốn thực hiện
73%. Tại một hội thảo tổ chức ở TP.HCM, Thạc sĩ Nguyễn Tất Thịnh - giảng viên khoa Kinh tế (Học viện Hành chính
quốc gia) đã trình bày về những đặc trưng văn hoá doanh nghiệp (VHDN) Nhật Bản tác động đến kinh doanh.

DN Nhật Bản - hợp sức phát triển kinh tế.


Hầu hết DN Nhật Bản đều mang triết lý kinh doanh riêng cho mình. Điều này có ý nghĩa như mục tiêu xuyên suốt, định
hướng cho DN trong một thời kỳ dài hoạt động. Thông qua triết lý kinh doanh, DN đã xác định nền tảng phát triển, gắn
kết mọi người và làm cho khách hàng biết đến DN. Sony - tập đoàn sản xuất hàng điện tử lớn nhất thế giới có phương
châm: "Sáng tạo là lý do tồn tại của chúng ta". Còn Matsushita Electric, hãng kinh doanh nhất nhì Nhật Bản với hàng điện
tử gia dụng mang nhãn hiệu như National, Panasonic... thì khẳng định: "Cần phải sản xuất con người trước khi sản xuất
sản phẩm. Con người chất lượng mới mong sản phẩm có chất lượng". Tập đoàn đa quốc gia này có khoảng 240.000
nhân viên, tổng doanh thu hàng năm lên tới 56 tỷ USD (tương đương 85% GDP của Singapore 1992).

Lựa chọn giải pháp tối ưu giúp các DN Nhật Bản tranh gây xung đột giữa DN - Xã hội, DN - khách hàng, DN - DN đối tác,
Cấp trên - cấp dưới. Các quy định Pháp luật hay quy chế của DN thường soạn thảo khá "lỏng lẻo" linh hoạt nhưng ít
trường hợp lạm dụng bởi một bên. Yoichi Suminokura, doanh thương nổi tiếng vượt hẳn so với đồng sự cùng thời bởi có
tầm nhìn xa và không suy nghĩ dập khuôn về thương nghiệp. Ông đã thảo ra "Quy ước trên thuyền" nhằm quy định
những nguyên tắc mà khách thương, thuỷ thủ và những người trên tàu phải tuân theo. Chữ Tín và ''lợi mình lợi người"
trong quan hệ giao dịch được đặt lên hàng đầu.

Người Nhật Bản quan niệm rằng: trong bất cứ ai cũng tồn tại cả mặt xấu và mặt tốt, tài năng dù ít hay nhiều cũng đều
nằm ở mỗi bàn tay. Vì vậy, hầu hết DN Nhật Bản đều coi con người là tài nguyên quý giá nhất tạo nên giá trị gia tăng và
phát triển bền vững của DN. Mazda là công ty xe hơi lớn thứ ba ở Nhật, một trong 10 công ty xe hơi hàng đầu thế giới,
mỗi năm xuất xưởng chừng 10 triệu xe các loại. Sự thành công của Mazda là tôn trọng tính sáng tạo và tinh thần dám
nghĩ dám làm của nhân viên. Công ty đã triển khai hoạt động kiến nghị hợp lý hoá, bình quân mõi người một năm đưa
chừng 30 kiến nghị. Từ cán bộ quản lý, nhân viên kỹ thuật hay người bán hàng đều rút ra bài học cho mình từ việc làm
này.

Tổ chức sản xuất kinh doanh năng động độc đáo. Các DN lớn ở Nhật Bản chỉ chiếm không đến 2% trong tổng số DN,
còn lại là DN vừa và nhỏ. Nhưng sự liên kết giữa chúng thì rất đa dạng và hiệu quả. Đó là liên kết hàng ngang giữa
những công ty mẹ nhằm phát huy lợi thế tuyệt đối của công ty thành viên, tăng sức cạnh tranh vào thị trường lớn và đối
thủ quốc tế. Dưới mỗi công ty mẹ là vô số công ty con liên kết theo chiều dọc phát huy lợi thế tương đối của mọi thành
viên, khai thác thị trường tại chỗ, thích nghi nếu kinh tế biến động. DN Nhật Bản luôn đề cao chất lượng thoả mãn nhu
cầu khách hàng, đi trước thị trường và kết hợp hài hoà các lợi ích...

Nét độc đáo của VHDN Nhật Bản là một yếu tố quan trọng để DN gặt hái nhiều thành tựu trong kinh doanh. Một nước
nghèo tài nguyên, ngôn ngữ có nhiều hạn chế, từng thất bại trong thế chiến II với nhiều ràng buộc bất lợi đã vươn lên
thành cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới cũng từ sự gắn kết hết sức mình của DN Nhật Bản trong sự nghiệp phát
triển kinh tế.

Với dân số 127 triệu người (tháng 1/2001), GDP đạt xấp xỉ 4.417.060 triệu USD (512,2 nghìn tỷ yên) vào năm 2000, Nhật
Bản là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ, đồng thời cũng là nước nhập khẩu lớn với kim ngạch
nhập khẩu hàng năm lên tới 300-400 tỷ USD.

VĂN HOÁ DOANH NHÂN


Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, Nhật Bản gần như chỉ còn lại đống tro tàn, nhưng chỉ sau vài thập niên, quốc gia này đã
trở thành một trong hai nền kinh tế mạnh nhất thế giới. Trước thập kỷ 60 của thế kỷ XX, thế giới chỉ biết đến Hàn Quốc là một
bán đảo nghèo nàn, lạc hậu với cuộc nội chiến đẫm máu 1950-1953. Tuy nhiên, mấy chục năm sau đó, họ nhận được sự ngợi
ca: “Kỳ tích sông Hàn” và trở thành một trong những “con rồng” của nền kinh tế châu á. Có thể khẳng định rằng, một trong
những yếu tố tạo nên sự thành công của hai quốc gia này chính là văn hoá doanh nhân (VHDN). Giới thiệu bài viết này, hy
vọng sẽ cung cấp thêm cho các nhà quản lý, các doanh nhân của chúng ta một vài bài học bổ ích.
Hàn Quốc
Coi trọng và xây dựng thương hiệu: Ngay từ đầu, các doanh nghiệp của Hàn Quốc đã bỏ không ít công để chọn cho mình một cái tên
vừa có ý nghĩa, vừa như một khát vọng hay triết lý kinh doanh của mình. Chính vì vậy, khi tên của doanh nghiệp đã được xác lập thì
rất ít khi thay đổi. Ngày nay, khi nghe nói đến DAEWOO hay SAMSUNG, nhiều người biết đến đó là tên của 2 tập đoàn lớn của Hàn
Quốc và khi nhắm mắt lại, họ cũng có thể hình dung ra được biểu tượng của nó.
Xây dựng tác phong công nghiệp, khuyến khích sự sáng tạo: Điều này được thể hiện qua trang phục, cách xưng hô và kỷ luật lao
động. Thông thường mỗi doanh nghiệp của Hàn Quốc đều có trang phục và/hoặc biểu tượng riêng để phân biệt với các doanh nghiệp
khác. Về xưng hô, chào hỏi, khác với Việt Nam (lấy cách xưng hô của quan hệ huyết thống áp dụng cho cách xưng hô tại công sở),
người Hàn Quốc có cách xưng hô riêng trong quan hệ công việc. Có 3 cách xưng hô trong ngôn ngữ của Hàn Quốc là: Tôn kính, lịch
sự; thân mật; thông thường, trong đó cách nói tôn kính, lịch sự được sử dụng để giao tiếp trong quan hệ công việc nói chung và trong
các doanh nghiệp của Hàn Quốc nói riêng. Khi cấp dưới gặp cấp trên thì bắt buộc phải chào (theo chức danh như Tổng Giám đốc,
Giám đốc, Trưởng phòng…), hai tay buông thẳng và cúi người. Kỷ luật lao động được thể hiện qua việc chấp hành nghiêm chỉnh nội
quy và giờ giấc làm việc của doanh nghiệp. Tại các phòng, ban, nhân viên thường phải đến sớm 10-15 phút để chuẩn bị bắt tay vào
làm việc và họ cũng thường ra về muộn hơn khoảng chừng đó thời gian. Bên cạnh đó, chế độ dân chủ, tính sáng tạo cũng được phát
huy rộng rãi, mọi người có thể nêu sáng kiến hay kiến nghị của mình, nếu chính đáng mà chậm hoặc không được giải quyết thì họ có
thể biểu tình hay đình công. Tuy nhiên, khi quy định đã được nêu ra, cấp dưới phải phục tùng cấp trên và trong bất kỳ hoàn cảnh nào,
cách nói của cấp dưới vẫn phải sử dụng cách nói kính ngữ - đó là nét văn hoá truyền thống của dân tộc Hàn. Có thể nói, tác phong
công nghiệp, tinh thần dân chủ, phát huy tính sáng tạo là những yếu tố quan trọng tác động đến năng lực cạnh tranh trong các doanh
nghiệp của Hàn Quốc.
Truyền bá và giảng dạy truyền thống của doanh nghiệp: Tại Hàn Quốc, ngoài tên gọi, biểu tượng, các doanh nghiệp còn có bài hát
truyết thống. Nội dung của bài hát thường là khích lệ tinh thần làm việc, khắc phục khó khăn để vươn lên của nhân viên, khơi gợi lòng
tự hào về doanh nghiệp của mình. Bài hát truyền thống đó được hát lên trong những dịp có sự kiện liên quan đến doanh nghiệp, đầu
buổi họp hoặc lúc liên hoan. Những nhân viên mới vào thường được tham quan, nghe giới thiệu về doanh nghiệp để phần nào hình
dung ra ngôi nhà chung của mình. Sau mỗi lần như vậy, nhân viên phải viết bài nêu lên cảm nghĩ của mình một cách thẳng thắn về
những điều mà họ đã nghe và thấy.
Nhật Bản
Triết lý kinh doanh và giải pháp tối ưu: Rất hiếm doanh nghiệp Nhật Bản không có triết lý kinh doanh. Triết lý kinh doanh đối với doanh
nghiệp Nhật Bản có vai trò như sứ mệnh kinh doanh; là hình ảnh của doanh nghiệp trong ngành và trong xã hội; là mục tiêu định
hướng cho một thời kỳ phát triển dài. Mặt khác, các doanh nghiệp Nhật Bản coi triết lý kinh doanh như một yếu tố cấu thành thương
hiệu khi mà họ sớm ý thức được rằng, kinh doanh sẽ được xã hội hoá với mức độ ngày càng gia tăng. Nói đến Honda là nói đến triết
lý “Không mô phỏng, kiên trì sáng tạo, độc đáo”; “Dùng con mắt của thế giới mà nhìn vào vấn đề”. Hay như Sony thì “Sáng tạo là lý do
tồn tại của chúng ta”… Các mối quan hệ kinh doanh thường hay nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn, nhất là về lợi ích. Để giải quyết vấn đề
này, doanh nhân Nhật Bản thường tìm cách mở rộng tham khảo giữa các bên, tránh gây ra những xung đột có tính đối đầu. Các bên
đều có thể đưa ra quyết định trên tinh thần giữ chữ “tình” và hợp lý đa phương. Doanh nhân Nhật Bản luôn tìm giải pháp tối ưu theo
cách đó.
Phát huy tinh thần trách nhiệm, tính tích cực của nhân viên, coi đào tạo nguồn nhân lực là khâu trung tâm: Trong công việc, người
Nhật chấp nhận người khác có thể mắc sai lầm, nhưng luôn mong muốn sự sai lầm đó không được lặp lại và người mắc sai lầm phải
có tinh thần sửa chữa, thể hiện ở kết quả cuối cùng. Mặc dù sự sai lầm của nhân viên không buộc phải đưa ra cam kết cụ thể để sửa
chữa nhưng chính chuẩn mực và đạo đức doanh nhân đã tạo nên một sức ép vô hình khiến cho nhân viên thấy được trách nhiệm của
mình. Người Nhật Bản có quy tắc bất thành văn trong khiển trách và phê bình: Người khiển trách là người có uy tín, được mọi người
kính trọng. Đối với khả năng và đạo đức của mỗi con người, người Nhật quan niệm rằng: Trong bất cứ ai cũng đồng thời tồn tại cả
mặt tốt lẫn mặt xấu, tài năng dù ít nhưng đều ở đâu đó trong mỗi cái đầu, khả năng dù nhỏ nhưng đều nằm trong mỗi bàn tay, cái tâm
có thể còn hạn hẹp nhưng đều ẩn trong mỗi trái tim. Những mặt tích cực ấy nhiều khi còn ở dạng tiềm ẩn, hoặc do những cản trở
khách quan hay chủ quan mà chưa phát huy được. Vấn đề là gọi thành tên, định vị nó bằng các chuẩn mực của tổ chức, tạo điều kiện,
môi trường làm việc thuận lợi, thúc đẩy bằng đào tạo, sẵn sàng cho mọi người tham gia vào việc ra quyết định theo nhóm hoặc từ
dưới lên. Nhật Bản coi con người là tài nguyên quý giá nhất, nguồn động lực quan trọng nhất làm nên giá trị gia tăng và sự phát triển
bền vững của doanh nghiệp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp của Nhật Bản khi hoạch định chiến lược kinh doanh luôn coi đào tạo
nhân lực và sử dụng tốt con người là khâu trung tâm. Các doanh nghiệp thường có hiệp hội và quỹ học bổng dành cho sinh viên học
những ngành nghề mà họ quan tâm. Họ không đẩy nhân viên vào tình trạng bị thách đố do không theo kịp sự cải cách quản lý hay tiến
bộ khoa học và công nghệ mà chủ động có kế hoạch ngay từ đầu khi tuyển dụng và thường kỳ nâng cấp trình độ chuyên môn nghiệp
vụ cho nhân viên.
Năng động, độc đáo trong tổ chức sản xuất, kinh doanh: Các doanh nghiệp của Nhật Bản nhận thức được rằng, phải coi thị trường là
trung tâm, mọi hoạt động đều phải hướng tới khách hàng. Giữa các doanh nghiệp của Nhật Bản có sự liên kết rất đa dạng và hiệu
quả. Đó là sự liên kết ngang giữa các công ty trong một công ty mẹ nhằm phát huy lợi thế tuyệt đối của các công ty thành viên, tăng
khả năng cạnh tranh với các đối thủ quốc tế trên thị trường; đó cũng là sự liên kết dọc nhằm phát huy lợi thế tương đối của các công
ty thành viên, khai thác lợi thế tiềm năng của thị trường tại chỗ, tăng lợi thế tuyệt đối cho công ty mẹ và uyển chuyển thích nghi khi có
biến động kinh tế. Những sự liên kết này thấy rất rõ qua hình thức cổ phần chéo, gắn kết về tài chính, nghiên cứu phát triển, hệ thống
kênh phân phối, cung ứng đầu vào, hỗ trợ nhân sự...
Công ty là nhà: Mọi thành viên gắn kết với nhau trên tinh thần chia sẻ trách nhiệm hơn là bởi hệ thống quyền lực. Tổ chức như một
con thuyền vận mệnh, một mái nhà chung. Anh làm được gì cho tổ chức quan trọng hơn anh là ai. Sự nghiệp và lộ trình công danh
của mỗi nhân viên gắn với các chặng đường thành công của doanh nghiệp. Mọi người sống vì doanh nghiệp, nghĩ về doanh nghiệp.
Triết lý kinh doanh luôn được hình thành trên cơ sở đề cao ý nghĩa cộng đồng và phù hợp với các chuẩn mực xã hội, hướng tới
những giá trị mà xã hội tôn vinh. ở Nhật, đã có thời người ta hỏi nhau làm ở đâu hơn là hỏi gia đình như thế nào. Sự dìu dắt của lớp
trước đối với lớp sau, sự gương mẫu của những người lãnh đạo làm cho tinh thần cộng đồng ấy càng bền chặt. Trong nhiều chục
năm, chế độ tuyển dụng chung thân suốt đời và thăng tiến nội bộ ở Nhật đã làm sâu sắc thêm điều này.

Triết lý kinh doanh

Tiên phong, đột phá trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ hiện đại, sáng tạo đưa ra các giải pháp nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới,
chất lượng cao, với giá cước phù hợp đáp ứng nhu cầu và quyền được lựa chọn của khách hàng.

Luôn quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ và đáp ứng nhanh nhất mọi nhu cầu của khách hàng.

Gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động nhân đạo, hoạt động xã hội.

Sẵn sàng hợp tác, chia sẻ với các đối tác kinh doanh để cùng phát triển.

Chân thành với đồng nghiệp, cùng góp sức xây dựng ngôi nhà chung Viettel

Ingvar Kamprad - Ông chủ của đế chế IKEA

Đầu năm 2004, cái tên Ingvar Kamprad, người sáng lập hãng IKEA, được nhắc đến không ngớt trên các
phương tiện truyền thông, sau khi tờ tạp chí chuyên về kinh doanh của Thụy Điển, Veckans Affarer, đăng bài
nói rằng ông đã “qua mặt” Bill Gates và được coi là người giàu nhất thế giới. Dù cơ cấu sở hữu “khác người”
của IKEA biến bài báo trên thành chủ đề của những cuộc tranh luận, với lý do khi đó Kamprad đã không còn là
chủ của IKEA, thì vẫn không ai nghi ngờ rằng IKEA là một trong những công ty tư nhân lớn nhất và thành
công nhất thế giới, với hơn 200 cửa hàng ở 31 quốc gia, hơn 75 ngàn nhân viên và tạo ra lợi nhuận hơn 12 tỷ
EUR hàng năm từ việc bán hàng.

Sự ra đời của một doanh nhân

Kamprad sinh năm 1926 ở miền Nam Thụy Điển và lớn lên ở một trang trại có tên là Elmtaryd cạnh ngôi làng
nhỏ ở Agunnaryd. Từ khi còn ít tuổi, ông đã học được cách mua sỉ diêm ở Stockholm rồi bán lại với giá cao
hơn chút ít. Khoản chênh lệch không nhiều, nhưng đây quả là món tiền lời đáng mơ ước của một người dân
nông thôn. Ông dùng khoản tiền này để tái đầu tư và mở rộng kinh doanh sang mặt hàng cá biển, lúa mạch, đồ
trang trí cây thông Noel, bút chì…Năm 17 tuổi, cha Kamprad tặng ông một số tiền khá lớn để thưởng cho thành
tích học tập ở trường phổ thông. Bạn có biết ông dùng khoản tiền đó vào việc gì không? Ông lập công ty IKEA.

Sự ra đời của IKEA

Cái tên IKEA được hình thành từ những chữ viết tắt của Ingvar Kamprad (I.K.) cộng với chữ cái đầu tiên của
Elmtaryd và Agunnaryd, trang trại và làng quê nơi ông lớn lên. Ông tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh
sang một loạt các mặt hàng khác, kể cả ví da, đồng hồ, đồ kim hoàn và tất chân. Khi phát triển năng lực kinh
doanh để đáp ứng những đòi hỏi khác nhau của khách hàng, ông tạm thời ngưng sử dụng thư đặt hàng mà thuê
luôn những chiếc xe chuyên dùng chở sữa ở địa phương vận chuyển hàng cho mình.

Hướng đến đồ gỗ nội thất

Năm 1947, lần đầu tiên Kamprad đưa đồ gỗ và nhóm sản phẩm chính của hệ thống cửa hàng của IKEA. Việc
khai thác nguồn hàng từ các nhà sản xuất địa phương cho phép ông giữ được mức giá bán thấp so với các đối
thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này. Đồ gỗ nội thất dần dần trở nên “hút khách”, và vào năm 1951, Kamprad
quyết định không theo đuổi những mặt hàng khác mà chỉ dồn hết sự tập trung vào đồ gỗ. Năm 1953, IKEA mở
phòng trưng bày đồ gỗ đầu tiên dưới áp lực rất lớn của đối thủ cạnh tranh. Lúc này, công ty đang ở trong cuộc
chiến về giá với đối thủ chính, vì thế, phòng trưng bày này giúp cho người tiêu dùng tiếp xúc gần hơn với sản
phẩm đồ gỗ của công ty, bởi họ nhìn thấy được, chạm vào được, cảm thấy và tin tưởng được vào chất lượng
trước khi quyết định mua hàng.

Cuộc đua dẫn đến sự đổi mới

IKEA giờ đây đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới nhờ vào yếu tố luôn đổi mới và phong cách đặc trưng trong
thiết kế kiểu dáng. Hầu hết sản phẩm đồ gỗ nội thất của IKEA đều có thể xếp gọn lại được, nhờ đó tiết kiệm
được chi phí vận tải, hạn chế tối đa sự hư hỏng trong quá trình di chuyển, tăng dung lượng hàng trên cùng diện
tích kho bãi, đồng thời giúp khách hàng dễ dàng hơn trong vận chuyển, nếu họ không muốn sử dụng dịch vụ
này của công ty. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa của việc này là áp lực cạnh tranh từ phía những đối thủ của
IKEA đối với các nhà cung cấp của IKEA, đến độ họ đã gần như tẩy chay IKEA, buộc IKEA phải tự mình xoay
sở.

Kiểu dáng đẹp, nhiều chức năng, chất lượng cao cộng với giá bán thấp

Tầm nhìn của Kamprad chính là động lực thúc đẩy thành công của IKEA. Công ty đã tuyển dụng và tổ chức
đào tạo các nhà thiết kế của riêng mình. Kamprad tin rằng công ty tồn tại không chỉ để cải tiến, phát triển cuộc
sống, mà phải hướng đến sự phát triển chính những con người ở đây. Việc thiết kế cửa hàng theo nguyên tắc tự
phục vụ và tính đa dụng, dễ kết hợp của các bộ phận đồ gỗ nội thất không hoàn toàn vì mục đích kiểm soát hay
tiết kiệm chi phí, mà đó còn là cơ hội để nhân viên công ty thể hiện sự sáng tạo. Ý tưởng này lại được củng cố
thêm trong các chiến dịch quảng bá sản phẩm cũng như trong các cuốn catalog giới thiệu của IKEA.

Tất cả đều ở trong gia đình


Kamprad đã tỏ ra cực kỳ sắc sảo, khôn ngoan, thậm chí có đôi phần láu cá, trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức
của IKEA. Về thực chất, công ty thuộc quyền sở hữu và điều hành của gia đình Kamprad theo phong cách Thụy
Điển, với hàng loạt công ty con kiểm soát những bộ phận khác nhau trong các hoạt động của IKEA, như
nhượng quyền kinh doanh, sản xuất, phân phối. IKEA thậm chí không chỉ một lần từ chối việc chiếm lĩnh thị
trường, bởi theo Kamprad, việc này có thể làm chậm lại quá trình ra quyết định của công ty mỗi khi tung ra đợt
sản phẩm mới- điều chủ yếu tạo nên đà tăng trưởng ấn tượng của IKEA.

Tính tiết kiệm và lòng nhân hậu

Một mặt, Kamprad đại diện cho cuộc sống, sự sung túc với “giá cả phải chăng”. Ông luôn sử dụng tàu điện
ngầm để đi làm, còn khi ông lái xe thì đó là chiếc Volvo cũ kỹ. Mọi người còn đồn đại rằng, ông từ chối không
uống soda với cái giá đắt đỏ ở trong quầy bar khách sạn, nơi ông đang ở, mà ra ngoài đi tìm cửa hàng gần nhất
để mua. Thế nhưng ai cũng biết IKEA là công ty có truyền thống làm từ thiện, luôn tài trợ các hoạt động ở địa
phương, cũng như ủng hộ cho quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc và nhiều tổ chức khác.

Bạn hãy nghe ông chủ của IKEA tự nói về mình:

- Trong lĩnh vực kinh doanh, tôi nghĩ rằng tôi không khác biệt lắm so với mọi người, bởi vì cũng như họ, tôi bắt
đầu kinh doanh từ rất sớm. Đến giờ tôi vẫn còn nhớ như in cảm giác sung sướng khi được cầm những đồng tiền
lãi đầu tiên do chính mình làm ra. Lúc đó, tôi mới hơn 5 tuổi một chút.

- Có lẽ tâm trí tôi không hoàn toàn dành cho công việc trang trại, đồng áng… Nhưng tôi luôn tự hào rằng tôi
biết vắt sữa bò và biết đánh cỏ thành đống như một nông dân thực thụ.

- Tôi cảm thấy vui thích trong mọi hoạt động kinh doanh. Nhưng tôi còn sung sướng hơn nhiều mỗi khi nắm
bắt được ý tưởng mới, và tôi biết cách thuyết phục người khác rằng những ý tưởng đó có thể trở thành hiện
thực. Việc này giúp tôi không ngừng tìm kiếm những khả năng mới và suy nghĩ về tất cả những gì có thể sinh
lợi nhuận.

- Thành công hoàn hảo nhất là những thành công không gắn liền với mất mát. Đáng tiếc rằng tôi đã nhiều lần
thất bại.

- Tôi phải bỏ rất nhiều thời gian để học cách không tin vào người khác. Giờ đây khi lớn tuổi, tôi đã trở nên thận
trọng và biết đánh giá con người hơn, nhưng với các cộng sự của mình, tôi vẫn tin tưởng tuyệt đối.

- Triết lý kinh doanh của IKEA được xác định bằng một nguyên tắc vàng: bất cứ vấn đề gì cũng phải được nhìn
nhận như một khả năng mới. Chính các vấn đề mang lại cho chúng ta những cơ hội bất ngờ.

- Đã từ lâu tôi luôn tuân theo một quy tắc cũ kỹ: giảm lượng hàng bán ra 1% sẽ kéo theo giảm doanh thu 10%.
Vì thế, tổng lượng hàng hóa bao giờ cũng đóng vai trò quan trọng đối với IKEA. Vì thế, kiểm soát chặt chẽ
được chi phí ở tất cả các phân đoạn trong hoạt động kinh doanh gần như là sở thích của chúng tôi.

- Đến bây giờ tôi vẫn giữ nguyên thói quen trả giá khi mua hàng. Vợ tôi rất khó chịu về chuyện đó.

- Các nhà kinh tế của chúng ta thường khẳng định rằng cần phải tăng tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận ròng. Tôi đã
hỏi một nhà kinh tế: “Thế thì tỷ lệ đó là bao nhiêu?”. Tỷ lệ phần trăm cũng khó đoán như một câu đó vậy. Điều
duy nhất làm chúng tôi quan tâm ở IKEA là trong túi chúng tôi còn lại bao nhiêu tiền sau kết thúc đợt bán hàng.

- Triết lý của tôi có thể tóm tắt như sau: để quản lý tốt thì phải hiểu biết mọi việc đến từng chân tơ kẽ tóc.

- IKEA không bao giờ mua hàng của IKEA, mà người ta phải sản xuất thứ hàng khác dành cho chúng tôi.

- Tôi vẫn thường hay nhắc nhân viên của mình rằng, mặt hàng tốt nhất ở IKEA chính là việc cả người mua lẫn
người bán đều không thiệt thòi, mà cả hai đều nhận được điều gì đó.
- Nếu chúng tôi có tạo ra cái gì đó mới mẻ, thì đó là mời khách hàng uống cà phê và ăn bánh ngọt. Ngày nay,
sáng kiến này đã được biến thành chuỗi cửa hàng tiện ích hàng năm mang về cho công ty hơn 2 tỷ cron. Công
việc buôn bán không thể thực hiện được với cái dạ dày rỗng.

- “Điều gì là chính yếu trong quản lý?”- người ta vẫn hỏi tôi như vậy. Tôi nói, đó là tình cảm. Nếu anh không
chiếm được cảm tình của người khác, anh không bao giờ có thể bán được thứ gì cho họ. Tình cảm và kinh
doanh không hề loại trừ nhau.

- Với vị thế và quyền uy của mình, tôi có thể nói bất cứ chuyện vớ vẩn, ngu ngốc nào mà không ai dám ngắt lời.
Đây chính là rắc rối đáng sợ của nhà lãnh đạo.

- Tôi không bao giờ thỏa mãn cả. Có điều gì đó nhắc nhở tôi rằng những gì tôi đã làm được hôm nay đến mai
phải được làm tốt hơn.

Đạo đức doanh nhân Việt Nam hiện nay


Trong bài viết này chúng tôi không đề cập vấn đề đạo đức Doanh nhân là gì? Nội dung
đạo đức Doanh nhân gồm những phẩm chất nào? Các vấn đề đó đã được trình bày trong
giáo trình của khoa học Quản trị kinh doanh. ở đây, chúng tôi xin nêu một số vấn đề cơ
bản về đạo đức Doanh nhân Việt Nam đặt ra hiện nay.
PGS.TS Phạm Duy Đức
I. Cần nhận thức Doanh nhân như một giá trị văn hóa – giá trị đạo đức.
Khi xã hội gọi một nhà doanh nghiệp (kinh doanh, buôn bán) là một Doanh nhân tức là đã tôn vinh
một giá trị xã hội. Người đó không chỉ thành công trong sự nghiệp kinh doanh mà còn có một uy tín xã
hội cao. Họ là người đại diện cho một trong sáu giá trị của xã hội tổng thể: giá trị chính trị, giá trị kinh
tế, giá trị khoa học, giá trị đạo đức, giá trị nghệ thuật, giá trị tôn giáo. Nếu trong một xã hội, các giá trị
trên đều được thừa nhận và đều được phát triển thì đó là một xã hội thịnh vượng và bền vững.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ý thức được điều đó, Người đã tôn vinh Doanh nhân ngay sau khi nước Việt
Nam mới ra đời. Bốn mươi ngày sau Tuyên ngôn độc lập, Người đã gửi thư cho giới Công – Thương Việt
Nam với một sự tôn xưng rất trọng thị “Cùng các ngài trong giới Công – Thương” (ngày 13/10/1945).
Không một người nào ngoài các chính khách, vị nhân sỹ, tướng lĩnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng từ tôn
xưng “các ngài” như thư gửi giới Công - Thương Việt Nam.
Văn hóa doanh nhân là một giá trị xã hội cao quí không phải xuất phát từ ý muốn chủ quan của một
người nào đó, mà xuất phát từ vai trò xã hội của Doanh nhân. Vai trò đó là vô cùng quan trọng trong
việc xây dựng đời sống vật chất, kinh tế cho sự tồn tại và phát triển của một quốc gia dân tộc, một chế
độ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: “Giới Công – Thương phải hoạt động để xây dựng nền kinh tế
và tài chính vững vàng và thịnh vượng”. Sự nghiệp chấn hưng nền kinh tế của đất nước, Doanh nhân
phải là đầu tầu, là động lực to lớn “Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các
nhà công nghiệp thương nghiệp thịnh vượng”. Cha ông ta từng nói: Phi trí bất hưng, phi thương bất phú,
phi công bất hoạt. Giầu có và năng động là những giá trị xã hội mà Doanh nhân là những người tiêu
biểu.
Sự cao quý của Doanh nhân cần nhìn nhận từ phương diện đạo đức thì mới thấy hết được. Ngay
trong những ngày đầu dựng nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và giữ độc lập dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã sớm nhận thấy ý nghĩa đạo đức của Doanh nhân Việt Nam. Người mong giới công thương “nỗ
lực” đem tài năng và của cải “vào những việc ích quốc lợi dân” - đó cũng là một nhiệm vụ cứu nước
(Người kêu gọi các Doanh nhân tham gia “Công – Thương cứu quốc đoàn”). Những tấm gương Doanh
nhân tiêu biểu vì nước, vì dân trở thành ân nhân của cách mạng như ông bà Trịnh Văn Bô ở Hà Nội và
nhiều người khác đã chứng tỏ giá trị đạo đức Doanh nhân.
Đạo đức là đem lại lợi ích cho con người và xã hội, C. Mác nói rằng: “Lợi ích hiểu một cách đúng đắn là
cơ sở của toàn bộ đạo đức”. Ngày nay, trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục
tiêu: dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh giá trị đạo đức của Doanh nhân càng
được chú ý hơn. Lợi ích của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam hôm nay không chỉ là độc lập tự
do mà còn là dân giàu, nước mạnh, cuộc sống phồn vinh và có chất lượng. Phải xây dựng và phát triển
kinh tế thì dân mới giàu và nước mới mạnh (và mới giữ vững được độc lập, tự do). Trong sự nghiệp
phát triển kinh tế ấy, Doanh nhân phải là nhân vật trọng tâm, là đầu tầu thúc đẩy, tạp chí Forbes nổi
tiếng của Mỹ cho rằng, mỗi một quốc gia phải có ít nhất một tỷ phú (đô la Mỹ) thì mới có động lực để đi
tới phồn vinh được. Sự phát triển kinh tế mang lại lợi ích cho con người, là tiền đề thực hiện những lý
tưởng đạo đức cao quý, V. I. Lênin từng khẳng định: “Những lý tưởng cao cả không đáng giá một đồng
xu nhỏ nếu nó không mang lại lợi ích cho những người đang trực tiếp tham gia vào công cuộc đấu tranh
kinh tế”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cho rằng “Nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do
thì độc lập chẳng có nghĩa lý gì”.
Nếu kinh tế không phát triển, nếu không làm chủ được nền kinh tế của đất nước, liệu người dân có
được hưởng “hạnh phúc, tự do” hay không? Với ý nghĩa đó, có thể khẳng định Văn hóa Doanh nhân là
một giá trị đạo đức cao quý cần được tôn vinh. Người Nhật Bản cho rằng, nói đến nước Nhật Bản hiện
đại phải nhắc đến các Doanh nhân nổi tiếng như Toyota, Sony, Honđa... Đó là niềm tự hào của đất nước
Mặt trời mọc. Người ta lấy tên Toyota đặt tên cho cả một thành phố; ông chủ hãng Sony mất, nước Nhật
Bản để quốc tang. Xem vậy, mới thấy người ta tôn vinh Doanh nhân như thế nào! Tiếc rằng, ở nước ta
mãi sau 59 năm xây dựng chế độ mới chúng ta mới tổ chức tôn vinh ngày Doanh nhân Việt Nam (có lẽ
sự tôn vinh sau tất cả mọi sự tôn vinh).
Hơn nữa, Doanh nhân còn là một giá trị có tính tổng hợp, tích hợp các giá trị xã hội khác. Trong một
cuộc điều tra xã hội học về mẫu nhân cách lý tưởng mà tuổi trẻ vươn tới, câu hỏi đưa ra với bốn mẫu
người: 1. Quân nhân; 2. Bác học; 3. Nghệ sỹ; 4. Doanh nhân, bạn thích mẫu người nào? Nhiều bạn trẻ
chọn mẫu người Doanh nhân vì theo họ trong Doanh nhân đã hàm chứa cả tinh thần dũng cảm của
người lính, cả sự thông minh của nhà khoa học và cả tài năng bẩm sinh của người nghệ sỹ. Gần đây,
báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra một số liệu điều tra đáng quan tâm về mẫu người bạn trẻ
yêu thích, thì nhà Doanh nghiệp Mỹ nổi tiếng Bill Gate đứng đầu. Dù cuộc điều tra ấy có những ý kiến
khác nhau, song một sự thật không thể phủ nhận là trong thời đại ngày nay Doanh nhân là mẫu người lý
tưởng tiêu biểu của xã hội hiện đại.

II. Đặc trưng của đạo đức Doanh nhân Việt Nam hiện nay.
1. Nói đến đặc trưng đạo đức của Doanh nhân Việt Nam hiện nay là nói đến đạo lý, triết lý sống của
Doanh nhân và sự độc đáo riêng biệt mang bản sắc dân tộc. Cũng trong thư gửi giới Công – Thương Việt
Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói đến đạo lý, triết lý doanh thương của Doanh nhân Việt Nam: “Việc
nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau”, mục đích của Doanh nhân là “đem vốn (theo nghĩa
rộng: tài năng – vốn liếng – LQĐ) vào làm những công cuộc ích nước lợi dân”.
Đây chính là triết lý kinh doanh của mọi Doanh nhân chân chính. Đối với Doanh nhân Việt Nam thì
điều đó càng mang ý nghĩa nhân văn, nhân bản sâu sắc hơn. Bởi nước ta là một nước nghèo, chậm phát
triển, mức sống của nhân dân còn rất thấp, khát vọng vươn tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh” là khát
vọng thiêng liêng. Giới Doanh nhân đem tài năng, của cải ra để làm giầu cho mình đồng thời làm giầu
cho đất nước một cách tự nguyện, tự giác thì đó là một hành động đạo đức rất cao cả. Đây cũng là một
đạo lý bắt nguồn từ truyền thống cộng đồng đã được xây dựng từ hàng ngàn năm của dân tộc. Trong
quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã cố kết lại với nhau, đã đổ biết bao xương máu, mồ hôi
nước mắt để dựng nước và giữ nước. Quá trình đó đã tạo nên tình yêu Tổ quốc, nghĩa đồng bào như một
giá trị thiêng, nó chi phối mọi suy nghĩ, mọi hành động của mỗi người trong cuộc sống. Nó là cơ sở đánh
giá phẩm giá con người: tốt – xấu; nên – chăng; đúng – sai trong ứng xử giữa cá nhân với cá nhân, cá
nhân với cộng đồng. Đây cũng là truyền thống của những Doanh nhân Việt Nam: làm giầu để cứu nước,
làm giầu để rửa nỗi nhục nghèo hèn cho dân tộc. Tinh thần ấy được thể hiện ở đầu thế kỷ XX, trong lời
kêu gọi của những nhà sáng lập công ty Hồng – Tân – Hưng:
“Rủ nhau một họ Hồng Bàng
Hồng – Tân – Hưng thịnh mở ngôi hàng buôn chung”
Đặc biệt thể hiện trong tư tưởng Duy tân, một đường lối cứu nước rất mới mẻ lúc bấy giờ: phát triển
nền kinh tế nước ta giầu mạnh lên để rồi giành lại độc lập cho dân tộc:
“Suốt thân sỹ ba kỳ Nam Bắc,
Bỗng giật mình sực tỉnh cơn mê.
Học thương, xoay đủ mọi nghề,
Mau mau gọi được hồn về nước ta”
Trong thực tế đã có những Doanh nhân như vậy, đó là những Doanh nhân trong Công ty Liên Thành
(Phan Thiết), đã giúp đỡ anh thanh niên Nguyễn Tất Thành trên đường tìm đường cứu nước, đó là Doanh
nhân Bạch Thái Bưởi, Trịnh Văn Bô v.v... đã ý thức được điểm đó và đã đóng góp cho đất nước, cho cách
mạng.
Doanh nhân Việt Nam hôm nay tiếp tục thực hiện truyền thống yêu nước, tự tôn dân tộc là một ứng
xử đạo đức rất cao đẹp. Trong điều kiện mới hiện nay, cơ hội đang đặt ra cho Doanh nhân thực hiện
được lý tưởng đạo đức cao đẹp ấy.
2. Đạo đức của Doanh nhân Việt Nam hôm nay là “nỗ lực” vươn lên chứng tỏ bản thân, chiến thắng
chính mình và vượt qua những trở lực trên con đường làm cho “dân giàu, nước mạnh”.
Thời đại hiện nay là thời đại của Doanh nhân, cơ hội mở ra đối với Doanh nhân là hết sức to lớn, nhưng
thử thách đến với họ cũng hết sức lớn lao.
Về cơ hội, đó là sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là chủ trương phát triển nền kinh
tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, là quá trình mở cửa hội nhập với thế giới, trước
hết là hội nhập kinh tế quốc tế . Đây là cơ hội để cho Doanh nhân Việt Nam thể hiện tài năng, trí tuệ của
mình, thực hiện ước mơ của cha ông, của các thế hệ đi trước.
Song thách thức đối với họ thì hết sức lớn lao.
Tài năng và nhiệt huyết của họ không thua kém Doanh nhân các nước trên thế giới, nhưng vốn liếng
của Doanh nhân Việt Nam còn nhỏ hẹp, họ lại phải đi sau trên con đường đua tranh kinh tế. Bởi chúng
ta đã bỏ lỡ nhiều cơ hội, trong quá trình tích luỹ vốn liếng cho sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước,
bằng những cuộc cải tạo công thương nghiệp sau hoà bình ở miền Bắc và sau năm 1975 ở miền Nam.
Hiện nay thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn chưa thật rõ ràng, đưa đến sự băn
khoăn cho những nhà doanh nhân chân chính.
Truyền thống văn hóa, tâm lý xã hội cổ truyền còn đè nặng lên thái độ nhìn nhận, đánh giá Doanh
nhân Việt Nam. Chúng ta biết rằng, trước Đổi mới, nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế nông nghiệp,
tự cung, tự cấp sản xuất nhỏ là chủ yếu. Đó là một nền văn hóa và tâm lý của xã hội cổ truyền, nông
dân, nông thôn, nông nghiệp mang tính “trọng nông, ức thương”, coi thường, coi khinh kinh doanh,
buôn bán. Bảng giá trị của xã hội ấy là: Nhất sỹ, nhì nông, tam công, tứ cổ, người buôn bán, kinh doanh
không được tôn vinh, thậm chí còn bị khinh bỉ. Không những thế còn bị cản trở, ngăn cấm, kiểm tra
hành chính, thậm chí tịch thu tài sản, vốn liếng. Những người kinh doanh, buôn bán không được coi là
những người “tiến bộ” trong xã hội, nhiều khi bị nghi ngờ, bị theo dõi.
Do vậy, đến hôm nay trong xã hội vẫn có người cho rằng không nên giáo dục “lý tưởng làm giầu”,
coi “Doanh nhân” không phải là mẫu nhân cách tiêu biểu. Một tờ báo lập luận như sau: nói lý tưởng là
làm giàu thì đó là bước thụt lùi về lý tưởng của con người. Ông cha ta mấy nghìn năm nay luôn luôn trăn
trở làm giầu để cải thiện đời sống nhưng không ai nói lý tưởng là làm giầu. Chúng tôi nghĩ rằng nếu
không coi làm giàu như một giá trị có tính lý tưởng, nếu con người không có khát vọng làm giầu thì
không thể làm giầu được (có lẽ làm giầu không dễ dàng như người ta tưởng). Nếu không làm giầu thì
làm gì để thực hiện được lý tưởng cao cả của chúng ta “dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ,
văn minh” (Dân không giầu thì sao nước mạnh được - lời bài hát của nhạc sỹ Trần Tiến). Cha ông ta
mấy nghìn năm trăn trở làm giầu (chưa hẳn đã như vậy) hoặc có “trăn trở” nhưng chưa thể biến nó
thành khát vọng, hoặc chưa có điều kiện thực hiện khát vọng đó. Cho nên, đất nước chúng ta phải chịu
cảnh nghèo nàn, lạc hậu mấy trăm năm (!). Phải chăng khi xưa ông cha ta không coi làm giầu là một lý
tưởng thì ngày nay chúng ta cũng phải khuôn theo cha ông không coi làm giàu là một lý tưởng? Trong
thời đại ngày nay, theo chúng tôi, chúng ta phải coi “làm giầu” là một giá trị mới, cao cả (tất nhiên làm
giầu như thế nào, làm giầu cho ai cần được xác định) và “làm giầu” là yêu nước. Nếu không làm giầu thì
dân chẳng giầu, nước chẳng mạnh và chúng ta cũng không giữ được độc lập tự do. Và sẽ không thể có
“công bằng”, “dân chủ”, “văn minh”, quan trọng hơn là nhân dân không được hưởng “hạnh phúc, tự do”
mục tiêu cao nhất của con người.
Điều đó đòi hỏi các Doanh nhân Việt Nam hôm nay phải chứng tỏ chính mình và vượt qua những trở lực
để khẳng định giá trị xã hội mới, khẳng định vai trò của họ trong đời sống xã hội như là một hành vi văn
hóa đạo đức.
Một vấn đề đạo đức nữa đặt ra đối với Doanh nhân Việt Nam hôm nay là, cần phải giữ gìn được
phẩm giá cao đẹp bằng một sự khôn ngoan chân chính trước những tiêu cực của đời sống xã hội. Chúng
ta biết rằng, trong lực lượng lãnh đạo quản lý đất nước về chính trị, kinh tế, xã hội có một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức bị tha hóa biến chất: tham nhũng, tham ô, lợi dụng chức quyền
vì lợi ích cá nhân. Họ dùng quyền lực để nhũng nhiễu doanh nhân, lợi dụng doanh nhân và “câu kết” với
doanh nhân xấu để phục vụ cho lợi ích cá nhân. Câu hỏi lớn và rất khó trả lời đối với Doanh nhân Việt
Nam lúc này là làm thế nào để tránh xa những quan chức đó? Làm thế nào để góp phần chống tiêu cực
ở chính những người nắm vận mệnh của mình? Đây là một thách thức lớn về lương tâm và đạo đức đối
với Doanh nhân nước ta hiện nay(!).

III. Các điều kiện cần thiết cho đạo đức Doanh nhân Việt Nam phát triển.
Để cho đạo đức tốt đẹp của Doanh nhân Việt Nam hình thành và phát triển, chúng tôi nghĩ rằng phải
có một tổng thể các giải pháp, ở đây chúng tôi chỉ xin nêu một số giải pháp được cho là cơ bản nhất.
1. Giải pháp về chính trị: Muốn cho Doanh nhân Việt Nam chứng tỏ được tài năng, đạo đức của họ
cần phải xây dựng một chế độ dân chủ thực sự, một nhà nước pháp quyền đúng nghĩa của nó. Nhà nước
phải là người đại diện quyền lợi của toàn xã hội, là người điều chỉnh các lợi ích chính đáng của mọi cá
nhân, mọi thành phần kinh tế. Từ đó Nhà nước phải ban hành những văn bản pháp luật, có những chính
sách công bằng, hợp lý để giúp cho Doanh nhân được tự do “cạnh tranh lành mạnh”, “phát triển bình
đẳng”, “phục vụ trung thực”. Hiện nay chúng ta có đến ba bộ luật về doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhà
nước, Doang nghiệp nước ngoài, Doanh nghiệp tư nhân, chưa thật bình đẳng, chưa thật hợp lý. Pháp
luật cần chặt chẽ, chính xác, quy định những điểm Doanh nhân được làm tức là những điều pháp luật
không cấm. Vừa qua có những vụ án, các nhà kinh doanh, buôn bán bị quy vào tội danh “lợi dụng kẽ hở”
của pháp luật. Đồng thời cũng cần xác định vấn đề hình sự và hoạt động kinh doanh buôn bán, không
hình sự hóa những vấn đề phức tạp của hoạt động này.
Ban hành pháp luật là quan trọng, nhưng người thực thi pháp luật mang tính quyết định. Do vậy, cần
phải chống tiêu cực trong bộ máy quyền lực của Đảng và bộ máy Nhà nước, loại bỏ những phần tử thoái
hóa, biến chất ra khỏi bộ máy Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến các địa phương, các ngành, các
cấp. Doanh nhân Việt Nam cần phải tham gia vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiện nay, việc làm
này rất khó khăn nhưng có ý nghĩa rất to lớn.
2. Giải pháp kinh tế: Phải xác định rõ thể chế kinh tế và chế độ sở hữu ở nước ta trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là thế nào?
Trong đó lợi ích của Doanh nhân đến đâu? lợi ích xã hội đến đâu? Vấn đề chế độ sở hữu cần được làm
rõ, vấn đề sở hữu tư nhân có được thừa nhận và bảo vệ, bảo đảm tồn tại lâu dài trong xã hội xã hội chủ
nghĩa không? Vấn đề sở hữu như một động lực thúc đẩy hoạt động của Doanh nhân. Từ vấn đề này dẫn
đến xác lập quan hệ đạo đức và giá trị, chuẩn mực đạo đức trong xã hội, đây là những vấn đề có liên
quan đến đạo đức của Doanh nhân. Theo Forbes thì “Việc không có một nhà tỷ phú nào cho thấy quốc
gia đó còn nhiều hạn chế trong việc khuyến khích làm giầu. Tại đó còn tồn tại nhiều chính sách chưa hợp
lý, hệ thống tài chính – thuế khóa chưa minh bạch, cơ chế với sự phát triển của doanh nhân còn bó
buộc” (Báo Thanh niên ngày 5/9/2005). Môi trường đầu tư của Việt Nam hiện xếp 99/155 nước được xếp
hạng, đứng trong 60 nước có môi trường đầu tư rất khó khăn.
Đặc biệt những Doanh nhân hoạt động trong thành phần kinh tế Nhà nước (Doanh nghiệp Nhà nước) vai
trò, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của họ cần được xác định rõ. Nếu không sẽ có tình trạng làm tốt
chưa chắc đã được đánh giá cao, làm dở chưa chắc đã bị đánh giá thấp, thậm chí còn được tôn vinh
bằng những danh hiệu cao quý.
3. Vấn đề nhận thức và tư tưởng: Liên quan đến đạo đức xã hội và đạo đức Doanh nhân là vấn đề
“bóc lột” hiện nay. Cần hiểu rõ thế nào là “bóc lột” (hay là sử dụng sức lao động) và quan trọng hơn là
“bóc lột” trong điều kiện nước ta hiện nay còn có ý nghĩa nhân văn, nhân bản, ý nghĩa đạo đức không?
Bởi hiện nay có rất nhiều người lao động (ở nông thôn và thành thị), họ không có công ăn việc làm để
nuôi sống bản thân và gia đình, họ cần được “bán” sức lao động. Nếu các Doanh nhân tạo cho họ công
ăn việc làm, đem tài năng và vốn liếng vào việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội, cho bản thân thì đó
chính là hành vi đạo đức. Điều này cần được khẳng định, cần được làm rõ ý nghĩa đạo đức tích cực của
việc “bóc lột”, bởi do tính tất yếu kinh tế - xã hội hiện nay. Đồng thời cần phải khẳng định giá trị của
doanh nghiệp, Doanh nhân trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay. Nếu trước đây trong sự nghiệp
chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước vai trò của các quân đoàn, binh đoàn bộ đội, vai
trò của các tướng lĩnh quyết định thắng lợi trên chiến trường, thì ngày nay trong xây dựng kinh tế vai trò
của các doanh nghiệp (các tập đoàn kinh tế), vai trò của Doanh nhân quyết định chiến thắng trên các
thương trường... Do vậy, cần chuyển đổi các giá trị đạo đức cho phù hợp: nếu trước đây tinh thần yêu
nước thể hiện ở giá trị đạo đức cao cả là phấn đấu cho độc lập tự do của dân tộc (Không có gì quý hơn
độc lập tự do) thì ngày nay tinh thần yêu nước phải phấn đấu vì “dân giầu, nước mạnh” đó là một giá trị
đạo đức cao đẹp – Doanh nhân phải là người nêu cao giá trị đạo đức mới và là nhân vật tiêu biểu cho giá
trị đó.
4. Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức Doanh nhân.
Vấn đề giáo dục đạo đức cho Doanh nhân là vấn đề của toàn xã hội và là vấn đề tự ý thức của chính giới
Doanh nhân.
Đối với xã hội cần phải nâng cao nhận thức về vai trò của Doanh nhân, giá trị xã hội của Doanh nhân
bằng sự tôn vinh Doanh nhân. Cần khắc phục những mặc cảm sai lầm về doanh nhân. Chúng ta cần
nghiên cứu xây dựng văn hóa Doanh nhân Việt Nam với những đặc trưng, đặc điểm mang tính đặc thù
của Việt Nam như một thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế.
Chúng ta cần phải bồi dưỡng lý tưởng, đạo lý, triết lý làm giầu cho các thế hệ người Việt Nam, đặc
biệt thế hệ trẻ để họ trở thành những Doanh nhân Việt Nam sánh vai cùng Doanh nhân các cường quốc
năm châu theo tinh thần Hồ Chí Minh. Đồng thời, phải xây dựng truyền thống Doanh nhân Việt Nam với
sự tôn vinh Doanh nhân Việt Nam bên cạnh những giá trị cao đẹp khác của dân tộc.
Tóm lại: trên đây là một số vấn đề cơ bản đặt ra đối với đạo đức Doanh nhân Việt Nam hiện nay.
Vấn đề chúng tôi trình bày ở đây như là một yếu tố của văn hóa Doanh nhân, văn hóa kinh doanh hiện
nay. Chúng tôi nhận thức rằng đạo đức doanh nhân là yếu tố cốt lõi của văn hóa Doanh nhân.

You might also like